Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.1 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

PHẠM THỊ THƢ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ – KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP I

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Quý

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội, thúc đẩy sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc
thì chất lƣợng giáo dục là nhân tố quyết định. Nghị quyết Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nhấn mạnh “Tiếp tục nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống
trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hoá”. Điều 15 Luật Giáo Dục cũng khảng định: “Nhà giáo giữ vai
trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Nhà giáo không
ngừng học tập rèn luyện để nêu gƣơng tốt cho ngƣời học”.
Trong nhà trƣờng hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo. Để đào
tạo đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng, có tri thức hiện đại, có tay nghề


giỏi, năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của đất nƣớc trong thời kỳ
công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì ngành giáo dục và đào tạo nói chung,
giáo dục Cao đẳng và Đại học nói riêng phải nhanh chóng nâng cao chất
lƣợng giáo dục và đào tạo. Trong đó hoạt động đổi mới quá trình dạy học
giữ vai trò quyết định nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Bộ môn Toán có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong chƣơng trình
đào tạo của trƣờng Cao đẳng, Đại học về Kinh tế và Kỹ thuật. Nó cung cấp
kiến thức cơ bản, nền tảng cho sinh viên học các môn chuyên ngành. Nó
rèn luyện tƣ duy lô gíc, tƣ duy độc lập, sáng tạo và tính chính xác của
ngƣời cán bộ khoa học. Muốn cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành
và có khả năng tƣ duy tốt thì đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất
lƣợng dạy học bộ môn Toán là nhu cầu cấp thiết.
Hiện nay ở các trƣờng Cao đẳng và Đại học chủ yếu vẫn còn dạy học
theo hình thức ngƣời dạy truyền thụ kiến thức còn ngƣời học thụ động tiếp
thu kiến thức. Nhƣ vậy Việt Nam quá lạc hậu so với thế giới và thời đại. Sự
lạc hậu thể hiện rõ ở năng lực và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên,


phƣơng pháp tự học của sinh viên. Hoạt động ĐMPPDH nhằm nâng cao
chất lƣợng giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của
ngành giáo dục và đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng. Vậy
ngƣời cán bộ quản lý của trƣờng Cao đẳng và Đại học sẽ làm gì? có biện
pháp gì để chỉ đạo hoạt động ĐMPPDH ở đơn vị mình trong bối cảnh thực
tiễn đội ngũ giáo viên quá quen với phƣơng pháp dạy học truyền thống và
học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã trở thành lối mòn trong hoạt động
nhận thức. Phƣơng tiện dạy học nghèo nàn và lạc hậu, còn thiếu về số
lƣợng và không đồng bộ. Giảng viên còn yếu kém và thực sự lúng túng khi
sử dụng các phƣơng tiện hiện đại trong dạy học. Khả năng tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên còn yếu kém, sinh viên còn thiếu máy vi tính,
việc khai thác thông tin trên mạng Internet của sinh viên còn là hoạt động

mới lạ và hiếm hoi. Vì vậy việc QL ĐMPPDH ở các trƣờng Đại học và
Cao đẳng là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết để khảng định vị thế của mình
trong nƣớc, trong khu vực và quốc tế.
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I là trƣờng trọng
điểm của Bộ Công Thƣơng. Trƣờng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kinh tế, kỹ
thuật và công nhân đa ngành nghề phục vụ nền công nghiệp trong cả nƣớc.
Nhƣng trong bƣớc phát triển mới của nền kinh tế - kỹ thuật của đất nƣớc,
chúng tôi tự thấy đƣợc những hạn chế trong đào tạo của nhà trƣờng trong
đó có bộ môn Toán. Vì vậy, trƣờng chúng tôi phải đổi mới hình thức đào
tạo, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp và công nghệ dạy học. Sự đổi mới
này phải bắt đầu từ ngƣời cán bộ quản lý. Trong thực tế các tác động quản
lý làm thay đổi phƣơng pháp giảng dạy bộ môn Toán chƣa mạnh mẽ, kiên
quyết, chƣa phá vỡ đƣợc sức ỳ của phƣơng pháp dạy học theo lối cổ truyền.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp
dạy học bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
I”
2. Mục đích nghiên cứu.


Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học môn
Toán ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu “ Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I”.
3.2. Đối tượng nghiên cứu “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
toán” ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác quản lý đổi mới phương pháp
dạy học bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng và Đại học.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng họat động dạy học và quản lý dạy học

bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
Toán nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
5. Giả thuyết khoa học.
Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I sẽ đƣợc đổi mới và đạt hiệu quả cao nếu vận dụng
một cách sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy do chúng tôi đề xuất. Kết quả nghiên cứu có thể áp
dụng cho các trƣờng Cao đẳng và Đại học có ngành đào tạo tƣơng tự.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
*Về mặt lí luận: Đề tài sẽ cung cấp cơ sở lí luận cho công tác quản lý việc
đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán ở trƣờng Cao đẳng và Đại
học.
* Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ cung cấp một hệ thống biện pháp quản lí việc
đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn toán.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các PPNC sau:


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp các văn bản, chỉ thị của
Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới GD và QLGD, các tài liệu lý luận về khoa
học QLGD, về giáo dục học và phƣơng pháp dạy học môn Toán.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
- Tổ chức hội thảo khoa học.
- Phƣơng pháp chuyên gia.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.

7.3. Các nhóm phương pháp khác:
- Phƣơng pháp thống kê toán học.
- Phƣơng pháp ứng dụng phần mềm của tin học.
- Phƣơng pháp ngoại suy, so sánh,...
8. Giới hạn và phạm vi của đề tài.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng dạy
học, quản lý dạy học và quản lý ĐMPPDH môn Toán ở Trƣờng Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I trong 3 năm học gần đây (2004 - 2007) và
chỉ kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất bằng phƣơng pháp chuyên gia.
9. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn
Toán ở một trƣờng Cao đẳng.
Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học
và quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán ở Trƣờng Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.


Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn
Toán ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp I.


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN TOÁN Ở MỘT TRƢỜNG CAO ĐẲNG.
1.1. Tổng quan về việc nghiên cứu quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy
học môn toán ở trƣờng cao đẳng.
Vấn đề đổi mới phƣơng pháp ở các trƣờng Cao đẳng và Đại học đã
dấy lên phong trào khá rầm rộ, nhất là ở các trƣờng sƣ phạm. Song phong

trào thì mạnh nhƣng theo kiểu “lửa rơm”, thiếu kế hoạch chu đáo nên
không chỉ đạo, kiểm soát đƣợc việc thực hiện và cũng thiếu cơ chế hỗ trợ,
khuyến khích giảng viên thực hiện, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm của
giảng viên. Chính vì thế những nỗ lực trên mới chỉ dừng lại ở sự đơn lẻ,
mang tính thí điểm, thử nghiệm. Phần lớn sinh viên các trƣờng Cao đẳng và
Đại học đến nay vẫn đƣợc giảng dạy theo lối truyền thống: học trên giảng
đƣờng, thầy giảng, trò ghi và nghiên cứu giáo trình là chủ yếu. Có những
sáng kiến mang lại hiệu quả trong giảng dạy ở một vài lớp trong một vài
thời điểm nhất định sau đó chìm nghỉm vì không có chủ trƣơng, không có
nguồn tài chính, không có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy,
không có tài liệu hƣớng dẫn cụ thể để triển khai đại trà… Ở các trƣờng đại
học đã có một số đề tài thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề tƣơng tự nhƣ đề tài
này, nhƣ:
* “Những biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm đổi mới phƣơng
pháp dạy học ở các trƣờng Trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh thành
phố Hồ Chí Minh” của Lê Thành Hiếu, 2006.
* “Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng phƣơng pháp dạy học
tình huống của hiệu trƣởng trƣờng THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh” của
Nghiêm Thị Nga, 2006.
* “Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phƣơng pháp sử dụng
phƣơng tiện dạy học trong các trƣờng Tiểu học quận Hoàng Mai – Thành
phố Hà Nội”. Bùi Thị Thanh, 2004.


* “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học bộ môn toán đối
với các trƣờng THPT của Sở GD - ĐT tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Nhƣ Minh,
2005.
Lê Thành Hiếu chỉ ra những biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp
dạy học của các bộ môn nói chung ở các trƣờng THPT; Nghiêm Thị Nga
chỉ ra một số biện pháp quản lý việc ứng dụng phƣơng pháp dạy học tình

huống vào các môn học nói chung ở trƣờng THPT; Nguyễn Nhƣ Minh chỉ
ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học bộ môn toán đối với các
trƣờng THPT; Bùi Thị Thanh chỉ ra biện pháp quản lý nhằm đổi mới
phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện dạy học ở các trƣờng tiểu học.
Có một số tài liệu đã viết về vấn đề đổi mới giáo dục đại học và đổi
mới phƣơng pháp dạy học đại học nhƣ: Dạy học hƣớng vào phát huy khả
năng sáng tạo của sinh viên đại học/ TS Trần Thị Tuyết Oanh – tạp chí
Giáo dục – 2006 – Số 151 – Tr. 13-15; Diễn đàn quốc tế “Gia nhập WTO
và đổi mới GD đại học Việt Nam”: Giáo dục sẽ là lĩnh vực đầu tƣ có điều
kiện/ Chu Hồng Vân – Giáo dục & thời đại – 2006 – Số 149 – Tr. 13; Đổi
mới phƣơng pháp học tập ở đại học/ Trần Minh Đức – Khuyến học & Dân
trí – 2006 – Số 49 – Tr.3; Đổi mới phƣơng pháp dạy học từ trƣờng sƣ
phạm/ Chu Hồng Vân – Giáo dục & Thời đại – 2006 – Số 146 – Tr.4; Đổi
mới dạy học đại học/ GS Nguyễn Ngọc Quang. Có nhiều trƣờng đại học
nghiên cứu về vấn đề đổi mới PPDH, trƣờng đại học sƣ phạm TP Hồ Chí
Minh đã hội thảo với trƣờng đại học của Pháp về việc đổi mới phƣơng
pháp dạy học toán, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã có hội thảo và diễn
đàn về vấn đề dổi mới phƣơng pháp giảng dạy môn toán; Trƣờng Đại học
Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều cuộc hội thảo về
vấn đề này. GS TSKH Vũ Minh Giang, Trƣởng ban ĐH- Hội đồng Quốc
gia Giáo dục, bức xúc: “Bài toán cứ loanh quanh luẩn quẩn ở chỗ: Muốn
nâng cao chất lƣợng giáo dục thì trƣớc hết phải ở ngƣời thầy. Nhƣng ngƣời


thầy lại không tự mình sẵn sàng. Điều kiện cho ngƣời thầy nâng cao chất
lƣợng dạy học thì thiếu đủ mọi thứ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Để xây dựng đề cƣơng)
1. Các Văn kiện.
1.1. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ tư BCH TW

khoá VII. Nxb Chính trị QG HN, 1994.
1.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII. Nxb Chính trị QG HN, 1997.
1.3. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X. Nxb Chính trị QG HN, 2006.
1.4. Quốc hội Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Giáo
dục. Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, Năm 2005
2. Các loại tài liệu khoa học.
2.1. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005.
2.2. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương lý luận quản
lý. Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
2.3. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những cơ sở khoa học về
QLGD. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
2.4. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá giảng viên. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2003.
2.5. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
2.6. Nguyễn Đức Chính. Quản lý chất lượng trong giáo dục. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003.


2.7. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật,
2.8. Nguyễn Tiến Đạt. Giáo dục so sánh. Đại học Quốc Gia Hà Nội
2.9. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học. Nxb giáo dục, 1997
2.10. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2006.
2.11. Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn
Tảo. Từ điển giáo dục học. Nhà xuất bản từ điển bách khoa, 2001

2.12. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo. Quản lí giáo dục.
Nxb Đại học Sƣ phạm, 2006.
2.13. Nguyễn Bá Kim và Vũ Dƣơng Thuỵ. Phương pháp dạy học môn
toán. Nhà xuất bản Giáo dục.
2.14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản Lý nhân sự trong giáo dục. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005.
2.15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lí
giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
2.17. Nguyễn Gia Quý. Quản lý tác nghiệp giáo dục. Tập bài giảng cho
Cao học QLGD, Hà Nội 1999
2.18. Ngô Quang Sơn. Công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý
giáo dục – dạy học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
2.19. Nguyễn Cảnh Toàn. Học và dạy cách học. Nxb Đại học sƣ phạm,
năm 2004
2.20. Trung tâm biên soạn từ điển Hà Nội. Từ điển bách khoa Việt Nam.
Nxb văn hoá thông tin Hà Nội, năm 1995
2.21. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 1996



×