đại học quốc gia hà nội
khoa luật
tr-ơng thị ph-ơng lan
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
do chính quyền địa ph-ơng ban hành
ở n-ớc ta hiện nay
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2007
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
tr-ơng thị ph-ơng lan
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
do chính quyền địa ph-ơng ban hành
ở n-ớc ta hiện nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
Mã số
: 60 38 01
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Trần Minh H-ơng
Hà nội - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trương Thị Phương Lan
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1:
1
Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, xử lý văn bản quy
7
phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành
1.1.
Khái quát về văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền
địa phương ban hành
7
1.1.1.
Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật
7
1.1.2.
Thẩm quyền ban hành, hình thức và nội dung của văn bản
quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành
11
1.2.
Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành
14
1.2.1.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
14
1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật
14
1.2.1.2. Mục đích và nguyên tắc của kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật
20
1.2.1.3. Phương thức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
21
1.2.1.4. Chủ thể và phạm vi đối tượng của kiểm tra
23
1.2.1.5. Nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
25
1.2.2.
Hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xử lý văn bản quy phạm
27
27
pháp luật
1.2.2.2. Các nguyên tắc xử lý văn bản trái pháp luật
28
1.2.2.3. Thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính
quyền địa phương ban hành
29
1.2.2.4. Các hình thức xử lý
32
1.2.3.
Thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
34
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
39
pháp luật do chính quyền địa phương ban hành
2.1.
Thực tiễn soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương
39
2.2.
Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động kiểm tra và
xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa
phương ban hành
44
2.2.1.
Quy định pháp luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan
kiểm tra văn bản
48
2.2.2.
Quy định pháp luật về nghiệp vụ kiểm tra và xử lý văn bản
50
2.2.3.
Quy định của pháp luật về các điều kiện bảo đảm cho hoạt
động kiểm tra
51
2.3.
Thực trạng hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật do chính quyền địa phương ban hành
51
2.3.1.
Về tổ chức bộ máy
52
2.3.2.
Về mặt thể chế
53
2.3.3.
Về đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật
56
2.3.4.
Về chế độ chính sách
56
2.3.5.
Các điều kiện khác bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản
56
2.3.6.
Tình hình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
57
Chương 3:
74
Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành
3.1.
Phương hướng và quan điểm nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính
quyền địa phương ban hành
74
3.2.
Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động
kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền
địa phương ban hành
77
Kết luận
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta, điều đó đã được thể chế tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): "Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân" (Điều 2). Một trong những tiêu chí rất quan
trọng của nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện để
quản lý thống nhất nhà nước và xã hội, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Việt Nam
đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường và
phát huy dân chủ thì vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật càng trở nên
cần thiết. Những năm trở lại đây, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (QPPL) có những chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản QPPL
ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, trong thực tế, vẫn tồn tại tình trạng văn bản
mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không phù
hợp với các quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Luật ban hành văn bản QPPL năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Luật
Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân
(UBND) năm 2004 là những cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động soạn thảo,
ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương
nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng văn bản QPPL nói chung
và công tác kiểm tra nói riêng. Thực tế công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL
trong thời gian qua cho thấy, mặc dù đã phát hiện khá nhiều văn bản QPPL do
chính quyền địa phương ban hành trái luật, gây hậu quả nghiêm trọng về vật chất,
vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Tuy nhiên, công tác giám
sát, kiểm tra văn bản QPPL và xử lý văn bản trái pháp luật vẫn chưa thực sự được
chú trọng một cách đúng mức, công tác kiểm tra văn bản chưa được tiến hành
thường xuyên, thiếu quy định trong việc thực hiện, triển khai công việc; việc bố trí
đội ngũ cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy phục vụ cho kiểm tra văn bản chưa
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, dẫn đến tình trạng "thả lỏng" việc kiểm tra
văn bản trong một thời gian dài, khi Viện Kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm
sát chung. Ngày 25/12/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
51/2001/QH10, theo đó, Viện kiểm sát không còn thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật đối với văn bản QPPL của cấp Bộ và chính quyền địa
phương ban hành. Nhiệm vụ này đã được chuyển giao hoàn toàn cho các cơ quan
hành chính nhà nước. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 135/2003/NĐ-CP
ngày 14/11/2003 về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Đến nay, Nghị định này là
căn cứ pháp lý chủ yếu để kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do bộ, ngành và địa
phương ban hành. Đây là một bước chuyển trong công tác kiểm tra văn bản bởi
nếu không kịp thời đưa ra các quy định để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra,
xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành sẽ khó có thể hạn chế
những khiếm khuyết, thiệt hại do văn bản trái luật gây ra và mục đích đảm bảo tính
hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL, góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam cũng sẽ khó thực hiện hơn. Thực tế cho thấy, hệ thống
văn bản pháp luật của chúng ta chưa thực sự hoàn chỉnh, còn chồng chéo, mâu
thuẫn. Công tác lập quy nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện luật chưa nhanh
chóng, hiệu quả. Nghị định của Chính phủ chưa cụ thể để chấp hành, vẫn tồn tại hiện
tượng chờ văn bản hướng dẫn. Trước nhu cầu quản lý, số lượng văn bản QPPL của
chính quyền địa phương, nhất là cấp tỉnh ban hành ngày càng nhiều, do đó khả năng
tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, thậm chí vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi.
Từ những điểm đã phân tích trên đây, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề
tài: "Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương
ban hành ở nước ta hiện nay" trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm
đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL là hoàn toàn cần
thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, nghiên cứu về công tác văn bản nói chung thì có rất
nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp sở, các cuộc hội thảo khoa học và nhiều bài
viết trên các báo, tạp chí như: Đề tài "Đổi mới và nâng cao công tác văn bản ở Hà
Nội" - Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Tư pháp Hà Nội; bài của Thạc sĩ Trương
Thị Hồng Hà - Khoa Nhà nước - pháp luật, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh: "Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của vhính
quyền địa phương" đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2005; bài viết
của PGS.TS Vũ Thư: "Tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật và các biện
pháp xử lý các khiếm khuyết của nó"; hay như bài của ThS. Bùi Thị Đào: "Giám
sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 9, tháng 9/2002; Bài "Văn bản quy phạm pháp luật: Hiểu như thế nào
cho đúng" của TS. Nguyễn Anh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công nghiệp
và TS. Lê Thị Thu Thủy - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 5 (75), tháng 5/2006,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu
chuyên sâu về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trong thực tiễn hiện nay theo các quy
định hiện hành thì chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, toàn
diện về vấn đề này. Vì vậy, tác giả xin chọn đề tài "Kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay" làm
đề tài Luận văn cao học.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản và thực tiễn kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban
hành; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn có các nhiệm vụ sau
đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về văn bản QPPL nói chung và văn bản
QPPL do chính quyền địa phương ban hành nói riêng để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu đối tượng của hoạt động kiểm tra;
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản
thông qua phương thức tự kiểm tra văn bản do cơ quan mình ban hành và kiểm tra
văn bản QPPL của các cơ quan khác theo thẩm quyền để đưa ra đánh giá những
mặt đạt và chưa đạt trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL trên cơ sở đề xuất
những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử
lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành trên tinh thần Nghị định số
135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
và Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của
Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, nghĩa là đi sâu tìm hiểu nghiệp vụ của
các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL
do chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND) ban hành.
4. Nội dung nghiên cứu chính của luận văn
Trên cơ sở các nhiệm vụ đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu một số nội
dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm tra và cơ chế kiểm tra văn bản QPPL
như: khái niệm kiểm tra văn bản QPPL, phân biệt kiểm tra và một
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
4. Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ (2005), Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTBNV-VPCP ngày 06/5 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản,
Hà Nội.
5. Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (2004), Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLTBTC-BTP ngày 17/11 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo
đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6 về việc hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý
văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2005), Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTPBNV ngày 24/01 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
8. Chính phủ (1997), Nghị định số 94/CP ngày 06/9 về tổ chức pháp chế ở các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hà Nội.
9. Chính phủ (1997), Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 23/9 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, Hà Nội.
10. Chính phủ (2003), Quyết định số 909/2003/QĐ-TTg ngày 14/8 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban
hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11 về kiểm tra và xử
lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
12. Chính phủ (2004), Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3 về Công báo nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
13. Chính phủ (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4 về công tác văn
thư, Hà Nội.
14. Chính phủ (2004), Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước, Hà
Nội.
15. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật, Hà Nội.
16. Chính phủ (2005), Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006), Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
18. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
21. Quốc hội (2001), Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992, Hà Nội.
22. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội.
23. Quốc hội (2002), Luật số 02/2002/QH11 ngày 16/12 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
25. Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
26. Quốc hội (2005), Nghị quyết số 55/2005/QH11 ngày 29/11 về kết quả giám sát
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Hà Nội.
27. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết số 753/2005/NQ- UBTVQH11 ngày
02/4 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
28. Bộ Tư pháp (2006), Báo cáo số 372/BC-BTP ngày 20/02 về tình hình soạn
thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
29. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo số
152/BC-KTrVB ngày 30/11 về kết quả công tác năm 2005 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2006 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
Hà Nội.
30. Bùi Thị Đào (2002), "Giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật",
Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 47-51.
31. Trương Thị Hồng Hà (2005), "Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương", Nhà nước và pháp luật, (1),
tr. 10-15.
32. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1993), Nxb Thuận Hóa, Huế.
33. Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2001), Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
34. Hoàng Thị Ngân (2003), "Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật", Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 55-58.
35. Quốc triều hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
36. Sở Tư pháp - Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo số
145/BC-STP ngày 29/12 về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật năm 2006 của Ủy ban nhân dân các cấp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
37. Sở Tư pháp - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Báo cáo số 481/BCSTP ngày 20/12 về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật 10 tháng đầu năm 2006, Thanh Hóa.
38. Nguyễn Kim Thảm, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển tiếng
Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Nguyễn Văn Thâm (2001), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lưu Kiếm Thanh (2002), Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
41. Lê Minh Thông, Nguyễn Như Phát (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về Chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
42. Vũ Thư (2003), "Tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật và các biện
pháp xử lý các khiếm khuyết của nó", Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 8-15.
43. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
44. Đào Trí Úc (1997) Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong thời đại mới,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2003), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đào Trí Úc - Võ Khánh Vinh (Đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
47. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2006), Báo cáo số 78/BC-UBND ngày 29/12
về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật năm 2006, Bắc Giang.
48. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2006), Báo cáo số 78/BC-UBND ngày 23/12
về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật, Bình Định.
49. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Báo cáo về tình hình soạn thảo,
ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của thành phố
Hà Nội năm 2005, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, Hà Nội.
50. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007), Báo cáo số 02/BC-UB ngày
06/01 về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2006 tại
thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2007), Báo cáo số 08/UBND ngày 13/01 về
tình hình ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật năm
2006, Khánh Hòa.
52. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2006), Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 29/12 về
công tác ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2006, Sơn
La.
53. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm
1999, Hà Nội.
54. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm
2000, Hà Nội.
55. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm
2001, Hà Nội.
56. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm
2002, Hà Nội.
57. Võ Khánh Vinh (2004), Giáo trình Xây dựng pháp luật, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.