Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.64 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THIÊN THANH

ĐỐI CHIẾU TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á Học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THIÊN THANH

ĐỐI CHIẾU TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á Học
Mã số: 60 31 06 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Tuấn Anh

Hà Nội-2015



MỤC LỤC

Mục lục ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
Phần mở đầu ----------------------------------------------------------------------------------- 3
1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------- 3
2. Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 4
3. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu ----------------------------------------------- 5
4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ----------------------------------------------------------------- 6
5.1. Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc ------------------------------------------------- 6
5.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam ------------------------------------------------- 7
6. Cấu trúc của luận văn ----------------------------------------------------------------------- 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN--------------------------------------------------------------- 11
1.1. Về khái niệm từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt --------------------------------------- 11
1.2. Về cấu trúc âm tiết trong tiếng Hàn và tiếng Việt ------------------------------------ 14
1.3. Vấn đề từ tượng thanh, từ tượng hình và từ láy --------------------------------------- 17
1.4. Từ tượng thanh----------------------------------------------------------------------------- 20
1.5. Từ tượng hình ------------------------------------------------------------------------------ 24

Chương 2: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG
HÌNH -------------------------------------------------------------------------------------------- 30
2.1. Cấu tạo theo phương thức láy------------------------------------------------------------ 31
2.1.1. Láy hoàn toàn ---------------------------------------------------------------------------- 32
2.1.2. Láy bộ phận ------------------------------------------------------------------------------ 40
2.1.3. Láy gần âm ------------------------------------------------------------------------------- 45
2.2. Cấu tạo từ từ đơn -------------------------------------------------------------------------- 59
2.3. Khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình ----------------- 62
2.3.1. Từ ghép có yếu tố tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn ---------------------- 62
1



2.3.2. So sánh khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình
trong tiếng Hàn và tiếngViệt ------------------------------------------------------------------ 67
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CÚ PHÁP THEO TỪ LOẠI VÀ
ỨNG DỤNG CỦA TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÔN NGỮ -------------------------------------------------------------------------- 73
3.1. Đặc điểm về hoạt động cú pháp của từ tượng thanh, từ tượng hình theo từ loại - 73
3.1.1. Từ tượng thanh, từ tượng hình là danh từ -------------------------------------------- 73
3.1.2. Từ tượng thanh, từ tượng hình là động từ ------------------------------------------- 77
3.1.3. Từ tượng thanh, từ tượng hình là tính từ --------------------------------------------- 80
3.2. Đặc điểm về ứng dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình trong hoạt động ngôn
ngữ ----------------------------------------------------------------------------------------------- 85
3.2.1. Trong tiếng Hàn ------------------------------------------------------------------------- 85
3.2.2. Trong tiếng Việt ------------------------------------------------------------------------- 99

Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 112
Tài liệu tham khảo ---------------------------------------------------------------------------- 116
Phụlục-------------------------------------------------------------------------------------------- 119

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, mối quan hệ giữa Hàn
Quốc và Việt Nam đang ngày càng phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Trong xu thế đó, nhu cầu học ngôn ngữ của nhân dân hai quốc gia hiện
nay đang dần trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các chính sách hợp tác về giao lưu
văn hóa, dạy và học tiếng Hàn cho người Việt cũng như dạy và học tiếng Việt cho

người Hàn đã và đang được chính phủ hai bên quan tâm đầu tư.
Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, đặc biệt là dạy và học ngoại ngữ nói
riêng, có thể coi một trong những rào cản lớn nhất chính là những khác biệt về loại
hình ngôn ngữ, dẫn đến những khác biệt về tư duy ngôn ngữ. Hơn nữa, để đạt hiệu
quả giao tiếp, bên cạnh các kiến thức về ngữ pháp, người học cũng cần có những
kiến thức nhất định về từ vựng cũng như cách vận dụng từ sao cho linh hoạt và phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. Muốn vậy, người học cần trang bị
cho bản thân những biểu hiện ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi nhất với tiếng bản địa.
Trong đó, việc sử dụng thành thạo và hợp lý các từ tượng thanh, từ tượng hình được
đánh giá cao, bởi đây là lớp từ khó, mô tả một cách trực tiếp, gián tiếp hiện thực
khách quan thông qua tri nhận của con người. Từ tượng thanh, tượng hình phản ánh
ấn tượng về tri giác riêng của một dân tộc. Hầu như quốc gia nào, dân tộc nào cũng
có những đặc trưng ngôn ngữ riêng của mình, mà không bị lẫn với quốc gia, dân tộc
khác. Bởi vậy mới nói mỗi tộc người trên thế giới có ngôn ngữ khác nhau sẽ có
cách biểu hiện khác nhau. Ví dụ, cùng mô phỏng tiếng kêu của con chó, người Việt
có từ “gâu gâu”, người Anh có từ “bow-wow”, còn người Hàn thì lại là
“멍멍”[meong meong]. Có thể nói, các từ tượng thanh, từ tượng hình đóng vai trò
khá đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ, được coi là một trong những nét riêng biệt của
mỗi ngôn ngữ trên thế giới, thể hiện tư duy bản địa độc đáo, đặc sắc riêng. Như vậy,
nếu người học ngoại ngữ biết vận dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình một cách
phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

3


Mặt khác, từ tượng thanh, tượng hình là một mảng đề tài hết sức thú vị bởi
sự đa dạng về số lượng cũng như chủng loại của các từ, nhưng cũng tương đối phức
tạp. Từ trước tới nay, số lượng các bài nghiên cứu, so sánh từ tượng thanh, tượng
hình trong tiếng Hàn với một số ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung...
khá đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu về từ tượng thanh, tượng hình giữa tiếng Hàn

với tiếng Việt vẫn còn rất hạn chế.
Như đã nêu ở trên, từ tượng thanh, tượng hình là mảng đề tài khó, nhất là đối
với những người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay, các tài liệu nghiên cứu,
đối chiếu giữa từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt vẫn chưa có
nhiều, điều này đã trở thành khó khăn gây cản trở cho việc học và dạy ngoại ngữ.
Để góp phần khắc phục những khó khăn này, việc đi vào khám phá, tìm hiểu từ
tượng hình, tượng thanh trong tiếng Hàn có đối chiếu với tiếng Việt là vô cùng cần
thiết. Do vậy, đây cũng có thể coi là một đề tài mang tính thực tiễn cao và có khả
năng ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn.
Hy vọng rằng luận văn này có thể đóng góp phần nào nội dung cơ bản về cơ
sở lý luận, cung cấp các kiến thức chung về từ tượng thanh, từ tượng hình của tiếng
Hàn và đối chiếu với tiếng Việt về mặt ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ dụng, giúp ích
cho việc ứng dụng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn.
2. Mục đích nghiên cứu
Có thể cho rằng, từ tượng thanh, từ tượng hình không chỉ là một đề tài hay,
hấp dẫn trong nghiên cứu mà còn có tác dụng giúp tăng hiệu quả biểu đạt của ngôn
từ, bởi vậy lớp từ này giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống ngôn ngữ. Tuy nhiên,
để sử dụng một cách tự nhiên và phù hợp các từ tượng thanh, tượng hình thì không
phải là điều dễ dàng nên xưa nay, người nói (người viết) hay né tránh, khiến cho
hiệu quả biểu đạt bị giảm sút. Tương tự như vậy, trong công tác biên phiên dịch, vai
trò cũng như việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình chưa được đề cao đúng
tầm. Bên cạnh đó, số lượng các tài liệu có liên quan đến đề tài này chưa đáp ứng
được nhu cầu của những người muốn học và tìm hiểu về tiếng Hàn.
4


Trước tình hình như vậy, luận văn đề ra hai mục đích nghiên cứu rõ ràng.
Mục đích thứ nhất là miêu tả, giới thiệu về từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng
Hàn nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về từ tượng thanh, tượng hình, góp phần
làm sáng tỏ đặc điểm về phương thức cấu tạo, chức năng cú pháp cũng như hoạt

động của các từ tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ. Thông qua đó,
luận văn có thể trở thành tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu tiếng Hàn. Mục đích thứ hai, luận văn đối chiếu nhóm từ tượng thanh, tượng
hình trong tiếng Hàn với tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, chức năng cú pháp cũng
như về mặt ngữ dụng. Qua đó, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, làm cho
vấn đề trở nên sáng tỏ và khách quan. Điều này có giá trị trong công tác nghiên cứu
đối chiếu ngôn ngữ.
3. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu
Như tiêu đề của luận văn đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu là các từ tượng
thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt, tuy nhiên tập trung vào việc phân
tích các từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn là chính, nhóm từ tượng
thanh, từ tượng hình tiếng Việt là yếu tố đối chiếu nhằm làm rõ những tương đồng
và khác biệt của nhóm từ này trong cả hai ngôn ngữ.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn này tập trung vào các phương diện cơ bản,
như: cơ sở lý luận; các phương thức cấu tạo; chức năng cú pháp; hoạt động của từ
tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ Việt -Hàn. Do đó, phạm vi nghiên
cứu đối tượng xoay quanh mặt từ pháp học là chính.
Về cứ liệu, nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ: các
công trình nghiên cứu về Việt ngữ học và Hàn ngữ học, bao gồm các luận văn, luận
án tiếng Hàn về ngôn ngữ, trọng tâm là về mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng
hình và các nghiên cứu, ấn phầm về từ trong tiếng Việt; các tài liệu tiếng Hàn và
tiếng Việt trích dẫn từ báo chí, tác phẩm văn học Hàn Quốc và Việt Nam có nguồn
gốc rõ ràng, văn phong chuẩn mực; các nguồn tư liệu về thơ ca, văn học dân gian
Việt Nam và Hàn Quốc; các từ điển tiếng Hàn, tiếng Việt uy tín.
5


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu được tiến hành chủ yếu là tổng
hợp, phân tích, mô tả từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn về các phương

diện cơ bản, thông qua các nguồn tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được tiến hành
từ trước đến nay của các học giả trong và ngoài nước. Đồng thời, cùng với việc
phân tích, mô tả các khái niệm, đặc trưng về hình thái, cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa,
… liên quan đến từ tượng hình tượng thanh tiếng Hàn, luận văn cũng sử dụng
phương pháp đối chiếu các từ tượng hình, tượng thanh trong tiếng Hàn với nhóm từ
này ở tiếng Việt về các phương diện đã được đề cập đến ở trong tiếng Hàn, để rút ra
được những điểm tương đồng và dị biệt.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5.1. Nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc
Trong Hàn ngữ học, từ trước đến nay, các học giả đã dành nhiều sự quan tâm
đến mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình và đã tiến hành không ít những công
trình nghiên cứu cũng như xuất bản nhiều tác phẩm liên quan đến chủ đề này.
Koh Kyoung Tae1 đã tiến hành nghiên cứu về từ tượng thanh, từ tượng hình,
tập trung vào biên độ sử dụng từ láy tượng thanh, tượng hình phục vụ cho công việc
giảng dạy tiếng Hàn, thông qua công trình “ Nghiên cứu về tần số xuất hiện trong
ngữ liệu của phó từ tượng thanh, tượng hình là từ láy”2.
Chae Wan3 cũng đã dày công nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ, trong đó có
mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình. Trong nghiên cứu “시조와 판소리 사설의
4

의성어 연구”(2000) , tác giả không đi sâu vào định nghĩa và cách cấu tạo từ tượng

thanh, từ tượng hình mà chủ yếu tập trung phân tích đặc trưng nhạc tính, các chủng
loại cũng như chức năng của từ tượng thanh. Đặc biệt, Chae Wan đã tập trung vào
từ tượng thanh liên quan đến động vật, con người, âm thanh các loại nhạc khí...
1

Trường Đại học Korea
Koh Kyoung Tae (2009), Nghiên cứu về ngữ văn tiếng Hàn, tập 35, tr.137-160, Học hội ngữ văn Hàn Quốc
3

Giáo sư khoa Ngữ văn, trường đại học Dong Deok
4
Chae Wan (2000), Nghiên cứu về từ tượng thanh trong Sijo và Pansori, Nghiên cứu văn hóa dân tộc Hàn 7,
Học hội văn hóa dân tộc Hàn.
2

6


Cũng liên quan đến chủ đề từ tượng thanh, từ tượng hình, trong cuốn “한국어의
5

의성어와 의태어” , Chae Wan đã phân tích, nghiên cứu các khía cạnh đa dạng của từ

tượng thanh, từ tượng hình, như: khái niệm, đặc trưng cơ bản, điểm khác biệt cũng
như khuynh hướng sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình trong xã hội Hàn Quốc
ngày nay và trong các loại hình nghệ thuật truyền thống...,
Ngoài ra mảng đề tài từ tượng thanh, từ tượng hình còn được phân tích, tìm
hiểu ở nhiều khía cạnh đa dạng khác nữa. Ví dụ như, “백석 시에 나타난 청각 이미지
6

7

연구” của Park Soon Won đã chọn từ tượng thanh hay các biểu hiện gợi tả âm

thanh trong thơ ca để làm đề tài nghiên cứu. Còn Choi Young I thì so sánh từ láy
tiếng Nhật và từ láy tiếng Hàn trong nghiên cứu lên đến 100 trang, đưa ra rất nhiều
ví dụ về các từ tượng thanh, từ tượng hình.

5.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Không giống như trong tiếng Hàn, khái niệm từ tượng thanh và từ tượng
hình trong tiếng Việt rất ít khi được đề cập đến một cách chính thức, riêng biệt mà
chỉ được đưa ra khi nghiên cứu về từ láy, nếu có khảo sát thì các học giả cũng chỉ
đề cập đến nhóm từ tượng thanh [Hồ Lê(1976), Hoàng Văn Hành (1985)]. Đa số
các từ tượng thanh, từ tượng hình có dạng từ láy và được coi là một bộ phận, một
phạm trù đặc biệt thuộc từ láy. Vì lý do đó, nếu muốn khảo sát các nghiên cứu nói
về từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Việt thì lại cần phải tìm hiểu trong các
nghiên cứu liên quan đến từ láy.
Hoàng Văn Hành đã đề cập đến nhóm các từ tượng thanh trong một khảo sát
về từ láy và chỉ rõ đó là những từ mô phỏng âm thanh, như ào ào, lộp bộp,…” 8. Tuy
nhiên tác giả lại không hề đề cập đến mảng từ tượng hình mặc dù ông cũng có nói
đến các loại nghĩa của từ tượng hình nói chung, là miêu tả “phương thức của hành

5

Chae Wan (2003), Từ tựng thanh và từ tượng hình trong tiếng Hàn Quốc, NXB trường đại học Seoul
Park Soon Won (2009), Nghiên cứu biểu hiện tượng thanh trong thơ Baek Seok, Nghiên cứu ngữ văn tiếng
Hàn, tập 35, tr. 495-520, Học hội ngữ văn Hàn Quốc
7
Trường đại học Cheongju
8
Hoàng Văn Hành, (1985), Từ láy trong tiếng Việt , NXB Khoa học xã hội
6

7


động hay quá trình”, “mức độ khác nhau của phẩm chất, trạng thái như đo đỏ, xanh
xanh, buồn bã…”, “mức độ khái quái quát, tổng hợp của sự vật, hiện tượng”. Ông
đã dành nhiều công sức để nghiên cứu về mảng từ vựng có liên quan đến từ láy,

kèm theo đó có nhắc đến các từ tượng thanh trong một số tác phẩm đã công bố như
“Từ láy trong tiếng Việt”, “ Từ tiếng Việt: hình thái – cấu trúc-từ láy-từ ghépchuyển loại” 9 hay “Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt”10,…
Bên cạnh Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu cũng được coi là một trong những
học giả có nhiều đóng góp trong nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam. Ông đã tiến
hành rất nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ, trong số đó, có rất nhiều nghiên cứu đề cập
đến từ láy. Có thể kể đến một số ấn phẩm đã được xuất bản như “Từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt” 11 , “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”12,…Ở mỗi tác phẩm,
Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các phương diện liên quan đến từ
láy, như loại hình, ý nghĩa, các biểu hiện…nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến
thức từ khái quát đến cụ thể về chủ đề từ láy nói chung và về từ tượng thanh, từ
tượng hình nói riêng .
Tác giả Hồ Lê lại khảo sát kĩ lưỡng hơn với nhóm từ tượng thanh khi phân
nhóm từ này thành tượng thanh thực (là những từ mô phỏng tiếng động như: cách,
bụp, cúc cu,…) và tượng thanh giả (là từ sinh ra từ từ tượng thanh thực nhưng
không trực tiếp mô phỏng tiếng động, như líu lo, râm ran, thút thít…). Hồ Lê cũng
đã dành công sức lập ra bảng 170 từ tượng thanh thực và 312 từ tượng thanh giả.
Tuy nhiên, ông lại không hề khảo sát về nhóm từ tượng hình và cũng chưa có tác
giả nào đi sâu vào nghiên cứu mảng này cả.
Ngoài ra, đề tài về từ láy cũng là một trong số nhiều đề tài đã được các học
giả Việt Nam lựa chọn để làm luận văn, luận án. Ví dụ như: luận án PTS Ngữ văn

9

Hoàng Văn Hành (1988), NXB Văn hóa Sài Gòn
Hoàng Văn Hành (1979), Tạp chí ngôn ngữ số 2
11
Đố Hữu Châu (1981), NXB Giáo dục, Hà Nội
12
Đỗ Hữu Châu (1986), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
10


8



×