Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

TỘI LÀM, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ, NGÂN PHIẾU GIẢ, CÔNG TRÁI GIẢ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.78 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LỤC THẾ HƯNG

TỘI LÀM, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, LƯU HÀNH
TIỀN GIẢ, NGÂN PHIẾU GIẢ, CÔNG TRÁI GIẢ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ
THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LỤC THẾ HƯNG

TỘI LÀM, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, LƯU HÀNH
TIỀN GIẢ, NGÂN PHIẾU GIẢ, CÔNG TRÁI GIẢ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ
THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH QUỐC TOẢN



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lục Thế Hưng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy

và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
...........................................................................................................................3
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.......................................................................................................3
Tôi xin chân thành cảm ơn!...............................................................................3
NGƯỜI CAM ĐOAN......................................................................................3
Lục Thế Hưng..................................................................................................3


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
CA

: Bộ luật hình sự
: Công an

CQĐT

: Cơ quan điều tra

TA

: Tòa án

TAND
VKS
VKSND

: Tòa án nhân dân

: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số vụ/số bị can phạm tội tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011
đến năm 2015

46

Bảng 2.2: Kết quả khởi tố điều tra tội tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011
đến năm 2015

47

Bảng 2.3: Kết quả truy tố tội phạm tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011
đến năm 2015

50

Bảng 2.4: Số vụ án đã thụ lý, giải quyết từ năm 2011 đến năm

2015 của Tòa án tỉnh Hà Giang

53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) với quyết định chuyển
đổi phát triển kinh tế đất nước ta từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với phát triển nhiều thành phần kinh tế
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã làm cho nền kinh tế chuyển
dịch rõ rệt. Bộ mặt đất nước thay đổi từng ngày, kinh tế xã hội phát triển, đời
sống nhân dân được nâng cao, nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều nước
trên thế giới đây là lợi thế để phát triển đất nước nhưng mặt trái của sự phát
triển bao giờ cũng là những hiện tượng tiêu cực xã hội, tình hình tội phạm và
vi phạm pháp luật gia tăng. Tội phạm trong xã hội hiện đại là một hiện tượng
xã hội - pháp lý phức tạp với những biểu hiện khác nhau, công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm cũng gian khổ, khó khăn hơn. Tình hình tội phạm diễn
ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng đột biến, có
nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt
hơn, tính chất của tội phạm ngày càng manh động, đặc biệt là tội phạm làm,
tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản và các mục đích khác xuất hiện ngày càng nhiều.
Tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công
trái giả đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước, phá hoại
chính sách tiền tệ. Người phạm tội thuộc nhiều thành phần khác nhau và thậm
chí bao gồm cả người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Tội phạm
này không chỉ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn xâm phạm nhiều quan
hệ xã hội, nhiều trật tự quản lý khác, trong đó có trật tự quản lý hành chính.
Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã xã hội. Chính

vì vậy, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn,
phòng ngừa "hiểm họa" này và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên, cấp bách và lâu dài đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực
tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy
1


lùi tội phạm. Do vậy, yêu cầu đặt ra với công tác xây dựng pháp luật hình sự
là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, đảm bảo
tính khả thi với việc quy định tội phạm và hình phạt để đủ sức trừng trị và răn
đe cũng như thực tiễn công tác xét xử, áp dụng pháp luật nhằm đáp ứng yêu
cầu bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, yêu cầu xây dựng hệ thống lý luận, pháp
lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật quy định về tội phạm
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
cũng được đặt ra.
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật
số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009) đã dành một chương quy định các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế - Chương XVI, trong đó có tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được quy định tại
Điều 180.
Hà Giang là tỉnh biên giới, có vị trí chiến lược, trọng điểm về an ninh,
quốc phòng, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, có đường biên
giới giáp với Trung Quốc, 7/11 huyện biên giới với 34 xã biên giới, có cửa
khẩu Thanh Thủy giáp cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo (Trung Quốc). Đây là
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng
chính nơi đây là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động trong đó có
tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
Trước tình hình diễn biến tội phạm này ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh,
những năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
và sự nỗ lực của các ngành như Công an (CA), Viện kiểm sát (VKS), Toà án

(TA) trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên đã đạt những thành
tựu nhất định. Số vụ về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, công
trái giả tuy có giảm về số lượng, nhưng phương thức và thủ đoạn phạm tội
của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến,
gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

2


Để nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu
hiệu khắc phục tình trạng tội phạm này xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tác
giả chọn đề tài: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
phiếu giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn
tại địa bàn tỉnh Hà Giang) làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm đáp ứng yêu
cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
nói chung và tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả,
công trái giả nói riêng đã được quy định trong BLHS và được một số nhà Luật
học đề cập một cách khái quát trong các bài giảng như: Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc,
TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS.
Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm) của Thạc sĩ Đinh
Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Luận án tiến sĩ: “Công tác điều
tra vụ án tiền Việt Nam đồng giả - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Châu Nam Long, Học viện An ninh nhân dân, 2002; Đề tài khoa học cấp cơ sở:

“Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả”, Cục An
ninh điều tra, Bộ Công an, 1996; Đề tài "tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong Bộ luật hình sự năm 1999. Nghiên
cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" của tác giả Hà Ngọc Quang, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp
chí Kiểm sát, tạp chí Tòa án, tạp chí Công an nhân dân, tạp chí Luật học...
Tuy nhiên, các công trình, đề tài nói trên mới chỉ nghiên cứu về mặt lý
3


luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp khoa học ở những cấp độ khác
nhau nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự và nâng cao biện pháp đấu
tranh phòng chống tội phạm này.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học trước, tác giả mạnh dạn tiếp
cận và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đấu tranh,
phòng chống: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa
bàn tỉnh Hà Giang). Tác giả mong muốn tìm ra giải pháp, đề xuất một số
kiến nghị để nâng cao chất lượng trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm nhằm hạn chế mức thấp nhất về tội phạm này xảy ra trên địa bàn
tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn trong công tác xét xử tại địa
phương, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái
giả trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao

hiệu quả trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả hiện nay ở Việt Nam.
- Phân tích các quy định của BLHS về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
- Nghiên cứu tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả ở một số nước trên thế giới.
4


- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối
với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái
giả ở tỉnh Hà Giang, làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên
những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của BLHS về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận pháp lý
và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả ở Việt Nam hiện nay, trực tiếp là hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Tập trung nghiên cứu tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả theo Điều 180 Chương XVI BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009).

- Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam, về đấu tranh phòng chống các
loại tội phạm, các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm làm, tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo luật hình
sự Việt Nam. Bên cạnh đó, các quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về tình hình tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
5


phiếu giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam và công tác đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này của các tác giả đi trước cũng là cơ sở lý luận
quan trọng của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng các phương
pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích
và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương
pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri
thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu trong luận văn.

6. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối với
tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả,
tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập, trong thực tiễn điều tra, truy tố,
xét xử loại tội phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật
hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả,
công trái giả.
Những kết quả đạt được của luận văn, các cơ quan chức năng tỉnh Hà
Giang có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Thông qua kết quả
nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình
vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội làm, tàng
6


trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả nói riêng.
Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tội phạm làm,
tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả để các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có thể tham khảo, hoàn thiện pháp luật xây
dựng kế hoạch tổ chức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội
phạm này.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả
nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra
(CQĐT), VKS, TA và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và
thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Nhu cầu và một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử
tội phạm này.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI LÀM, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
LƯU HÀNH TIỀN GIẢ, NGÂN PHIẾU GIẢ, CÔNG TRÁI GIẢ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
1.1.1. Khái niệm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
Tiền là: “Vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng phát
hành, dùng làm đơn vị tiền tệ” [54, tr.950]. Hiện nay chưa có khái niệm nào
mang tính pháp lý về “tiền” mà chỉ có các khái niệm về “tiền tệ”. Tiền được
hiểu là một bộ phận của tiền tệ. Theo Mác, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc
biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, được dùng để đo lường và biểu hiện
giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội
và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Theo các

nhà kinh tế học hiện đại tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc
thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc để trả nợ.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tiền là một
loại tài sản phổ biến trong giao lưu dân sự, nó thực hiện các chức năng thanh
toán thông dụng nhất và tiền chỉ do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Hiện
nay, tiền được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam là tiền giấy, đơn vị tính là
Việt Nam đồng, được cấu tạo dưới dạng hợp chất polyme không thấm nước
và khó bị nhàu nát như tiền giấy trước đây [59, tr.24-25]
Ngân phiếu là: “Phiếu có ghi số tiền, dùng làm căn cứ nhận tiền tại ngân
hàng hoặc nhận tiền gửi qua bưu điện” [54, tr.65]. Đó là một dạng phiếu dùng
để thay thế tiền mặt, có in mệnh giá và thời hạn lưu hành. Trên thực tế thì
ngân phiếu, đặc biệt là ngân phiếu nhà nước có tác dụng tích cực. Nó làm
giảm khối lượng tiền mặt trong quá trình lưu thông tiền tệ, giúp đối phó với
một số thời điểm khó khăn do hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt tức thời

8


trong thanh toán. Ở Việt Nam thì ngân phiếu được giao cho Ngân hàng nhà
nước Việt Nam phát hành.
Công trái là: “Hình thức nhà nước vay vốn của các tầng lớp nhân dân,
người cho vay được quyền thu lại vốn và hưởng lãi theo quy định” [69]. Công
trái được Nhà nước phát hành bằng một giấy tờ gọi là phiếu công trái.
“Giả” theo từ điển tiếng Việt là “không phải là thật mà là được làm ra với
vẻ bề ngoài giống như cái thật” [54,tr.369]. Theo Nghị quyết số 02/2003/NQHĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì: “Tiền giả bao gồm tiền
Việt Nam đồng giả và ngoại tệ giả; ngân phiếu giả, công trái giả bao gồm
ngân phiếu, công trái giả ngân phiếu, công trái của Việt Nam hoặc của nước
ngoài phát hành nhưng có giá trị thanh toán tại Việt Nam”.
Đến nay vẫn chưa có một tài liệu khoa học nào đưa ra định nghĩa thế nào

là tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả mặc dù tiền giả có một lịch sử tồn tại
khá lâu đời, ngay từ khi xuất hiện một loại tài sản làm cơ sở để giao dịch
thông thương là tiền thì cũng có sự xuất hiện của tiền giả.
Theo định nghĩa tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Tiền giả là
tiền được sản xuất mà không có chế tài pháp lý của nhà nước hoặc chính
phủ”. Tại quyết định số 130/QĐ - TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về bảo vệ tiền Việt Nam thì tiền giả được hiểu là “tiền được làm giống
như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ
chức in, đúc, phát hành”. Đối với một số nước trên thế giới, tiền giả được giải
thích cụ thể hơn, đó là: tiền giả là bất cứ vật gì không phải là tiền thật (tiền
giấy, tiền xu) mà được làm giống hay cố tình làm giống hoặc làm cho được
chấp nhận như là một đồng tiền thật; hoặc tiền giả là tiền thật nhưng bị sửa
đổi bằng cách can dán, cạo sửa hoặc in lại.
Định nghĩa trên cũng chưa thể hiện được tính đầy đủ về bản chất của tiền
giả theo pháp luật hình sự Việt Nam bởi ngoài tiền của Nhà nước Việt Nam

9


phát hành thì còn có các đối tượng tiền giả là tiền của nước ngoài nhưng có
giá trị thanh toán tại Việt Nam.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về tiền
giả, ngân phiếu giả và công trái giả như sau:“Tiền giả” là vật đúc bằng kim
loại hay in bằng giấy không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành hoặc nước ngoài phát hành nhưng có giá trị thanh toán tại Việt Nam;
“Ngân phiếu giả” là phiếu có ghi số tiền dùng làm căn cứ nhận tiền tại ngân
hàng hoặc nhận tiền gửi qua bưu điện không phải do Ngân hàng nhà nước
Việt Nam phát hành mà là được làm giả với vẻ bề ngoài giống như cái thật;
“Công trái giả” là phiếu công trái không phải do các cơ quan chức năng
phát hành mà là được giả với vẻ bề ngoài giống như cái thật.

1.1.2. Đặc điểm của tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
Tiền giả: Về mặt hình thức có thể là tiền giấy hoặc kim loại tuỳ theo loại
mà đối tượng làm giả hướng tới, có hình dáng hoa văn tương đối giống với
loại tiền thật tương ứng, có khả năng làm cho người tiếp nhận, trao đổi nhầm
lẫn với tiền thật.
Về nguồn gốc tiền giả được làm ra từ những cơ sở bất hợp pháp, do đó
về bản chất nó không được phép lưu hành.
Một số đặc điểm nhận biết tiền Việt Nam giả:
Trước hết, với yếu tố giấy in tiền, tờ tiền giả được in bằng giấy in thông
thường, không phải là giấy Polymer. Có thể nhận biết điều này qua quan sát hoặc
xé nhẹ bằng tay ở mép tờ tiền; nếu thấy tờ tiền có các vết rách ở mép thì cần kiểm
tra cẩn thận vì hiện tượng này ít xảy ra đổi với tiền in trên giấy Polymer.
Trên tờ tiền giả có cắt dán các hình cửa sổ lớn và cửa sổ nhỏ bằng cách
khoét thủng hình hai cửa sổ và dùng màng mỏng nilon trong suốt dán lên.
Trong cửa sổ nhỏ không có hình bông hoa sen chìm và khi nhìn dưới ánh
sáng đèn đỏ sẽ không có ánh ngũ sắc như ở tiền thật. Trên cửa sổ lớn có dập
số 50.000, 100.000, 200.000 v.v những nét thô và không rõ như trên tờ tiền
thật. Nhìn bằng mắt thường có thể nhận ra vết dán quanh mép hình cửa sổ.
10


Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và chữ Việt Nam
(nằm dưới vị trí bóng chìm hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong tờ
tiền giả đậm hơn nền giấy, không tinh vi và rõ nét; không sáng trắng khi soi
tờ tiền trước nguồn sáng như trên tờ tiền thật.
Về màu sắc của tờ tiền giả, nhìn tổng thể có màu sắc gần giống như màu
của tờ tiền thật.
Các yếu tố phát quang, tờ tiền giả không có yếu tố mực phát quang khi
soi dưới ánh sáng đèn cực tím. Cụ thể: mặt trước tờ tiền giả không có cụm số
ghi mệnh giá, không màu phát quang dưới ánh sáng đèn cực tím; các chi tiết

màu vàng cam xung quanh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và
màu vàng cam ở hình định vị (mặt sau) của tờ tiền giả không phát quang màu
vàng dưới ánh sáng đèn cực tím; dòng số seri dọc màu đỏ (kiểu số đều nhau)
trên tờ tiền giả không phát quang màu da cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực
tím; dòng số seri ngang màu đen (kiểu số từ nhỏ đến lớn) trên tờ tiền giả
không phát quang màu xanh lơ khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.
Yếu tố in nét nổi và định vị: Mặt trước của tờ tiền giả không có yếu tố in
lõm nên không có độ nổi của nét in ở các vị trí: dòng chữ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam , chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá.
Có thể kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ tay lên các yếu tố này. Hình định vị trên
tờ tiền giả không khớp khít giữa hai mặt như tờ tiền thật.
Để phân biệt tiền giả khi không có điều kiện kiểm tra kỹ, thì cách đơn
giản nhất là: (1) xé nhẹ ở mép, nếu dễ bị rách thì có khả năng là tiền giả, nên
kiểm tra kỹ hơn; (2) soi cửa sổ nhỏ trước nguồn sáng đỏ (bóng đèn tròn, ngọn
nến, que diêm cháy sáng), nếu không xuất hiện chữ Việt Nam đối xứng màu
ngũ sắc thì đó là tiền giả.
Nhìn tổng thể các yếu tố giấy in, các kỹ thuật bảo an, nhất là các yếu tố
như cửa sổ trong suốt có hình dập nổi, hình bóng chìm, chữ Việt Nam sáng
trắng, các loại mực phát quang, hình ẩn nổi trên tờ tiền giả không giống hoặc
không có như trên tờ tiền thật; đặc biệt nếu quan sát kỹ 2 cửa sổ của tờ tiền thì
11


có thể nhận biết loại tiền giả này dễ dàng. Tuy nhiên, nếu sơ xuất do tâm lý
chủ quan là chưa có tiền giả loại Polymer nên tờ tiền giả này bị trà trộn trong
số lượng lớn tiền thật, nhất là trong điều kiện trời tối thì cũng có thể bị nhầm
lẫn [31, tr.12-14].
Đối với ngân phiếu giả, công trái giả có đặc điểm sau:
- Được làm giả giống có vẻ bề ngoài giống y cái thật, nhìn bằng mắt
thường rất khó phân biệt với ngân phiếu thật, công trái thật rất dễ bị nhầm lẫn.

- Không phải do cơ quan chức năng phát hành như: Chính Phủ, Ngân hàng.
- Cũng giống như tiền giả, ngân phiếu giả, công trái được làm giả từ những
cơ sở bất hợp pháp, do đó về bản chất nó cũng không được phép lưu hành.
1.2. Khái niệm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
phiếu giả, công trái giả trong Luật hình sự Việt Nam và tác hại của nó
đối với chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước
Tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 8, BLHS năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng an ninh, trật tự toàn xã hội, quyền lợi,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Định nghĩa tội phạm trên đây có tính khoa học thể hiện quan điểm của
Nhà nước ta về tội phạm. Định nghĩa này là cơ sở khoa học thống nhất cho
việc xác định những loại tội phạm cụ thể quy định trong BLHS. Đồng thời là
cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn điều luật quy định cho từng tội
phạm cụ thể.
Tiền giả xuất hiện từ rất lâu đời từ khi xuất hiện tiền trong lưu thông tiền
tệ. Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giành được độc lập năm
12


1945, song song với các vấn nạn, tệ nạn xã hội thì nạn tiền giả đã xuất hiện
nhiều và Chính phủ đã phải xây dựng chính sách hình sự về loại tội phạm
này.
Trong BLHS Việt Nam, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả được quy định tại Điều 180 BLHS năm 1999

(sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều đó nói lên rằng nó có hành vi nguy hiểm
cho xã hội mà luật hình sự Việt Nam đã quy định là tội phạm. Loại tội phạm
này xâm hại đến một trong số các khách thể mà BLHS Việt Nam bảo vệ. Tội
phạm quy định về tiền giả tại Điều 180 thuộc Chương XVI các tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm về làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả chưa có một văn bản
pháp lý nào đưa ra khái niệm về những hành vi này.
Theo từ điển tiếng Việt “làm” có nghĩa là: dùng công sức tạo ra cái trước
đó không có [54, tr.518]; “Tàng trữ” có nghĩa là: cất giữ một khối lượng
[54,tr.858]; “Vận chuyển” có nghĩa là: Mang chuyển đồ vật từ nơi này đến
nơi khác, bằng phương tiện hoặc bằng sức [54,tr.1067]; “Lưu hành” có nghĩa
là: Đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác
trong xã hội [54, tr.580]. Theo thạc sĩ Đinh Văn Quế thì: “Làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả là hành vi làm ra, cất
giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi, mua bán các loại tiền giả, ngân phiếu giả
và công trái giả” [38,tr.359].
Từ các khái niệm và quan điểm trên đây, có thể đưa ra một định nghĩa
khoa học về: "Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả” là hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi,
mua bán các loại tiền giả, ngân phiếu giả và công trái giả không phải do cơ
quan, Nhà nước Việt Nam phát hành hoặc nước ngoài phát hành có giá trị
thanh toán tại Việt Nam”.

13


Hiện nay, tình hình hoạt động của tội phạm về tiền giả và các giấy tờ có
giá trị thanh toán giả khác (các loại séc, thẻ tín dụng, ngân phiếu, công trái...
giả) đang diễn ra hết sức phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Trong 5 năm, từ năm 2010 - 2014 số lượng tiền giả mà Ngân hàng Nhà

nước thu được là hơn 10.000 tờ các loại mệnh giá tiền với trị giá gần 15 tỷ.
Trong đó, mệnh giá 200 nghìn đồng chiếm 50,36% về số lượng tờ, giá trị
chiếm 66%. Số liệu thống kê mới nhất trong năm 2014 của Ngân hàng Nhà
nước, mệnh giá 200 nghìn đồng làm giả chiếm 61% [66].
Tiền giả trong thực tế đã có một quá khứ tồn tại khá lâu đời. Nhiều
người nói: “Tiền là căn nguyên của mọi tội ác” và tất nhiên là tiền giả không
nằm ngoài điều ám chỉ ấy. Càng ngày thì bọn tội phạm càng biết áp dụng
những công nghệ hiện đại để làm ra tiền giả khiến cho Chính phủ các nước
phải vất vả ngăn chặn. Tiền giả làm giảm sút kinh tế, gây rối loạn thị trường
và rất nhiều thiệt hại khác không thể kể hết. Chính vì thế, tội phạm tiền giả
thường bị xử rất nặng khi bị bắt quả tang đang lưu hành, lưu trữ và buôn bán
tiền giả trên thị trường.
Ở nước ta, song song với việc làm giả tiền Việt Nam đồng, thì các loại
ngoại tệ, séc, thẻ tín dụng giả xuất hiện ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy,
tiền Việt Nam đồng giả được in chủ yếu ở nước ngoài. Tiền được làm giả chủ
yếu theo phương pháp thủ công như vẽ, khắc và in lưới. Chúng tách đôi tờ
tiền thật rồi dán từng mặt vào một tờ giấy khác. Tờ giấy này được phun màu
điện tử giống y chang tiền thật. Cách làm giả này chủ yếu được các đối tượng
trong nước sử dụng. Còn các tổ chức làm bạc giả ở nước ngoài lại “ưa thích”
phương pháp in offset hoặc photo màu. Sản phẩm được tạo ra từ cách làm này
có độ tinh xảo rất cao, mắt thường khó phát hiện được đâu là tiền giả. Đặc
biệt với loại mệnh giá 100.000 đồng, chúng đã vô hiệu hóa tác dụng của máy
kiểm tra tiền.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì số lượng tiền giả
ngày một tăng, mỗi năm ngân hàng thu vào hàng chục tỷ tiền Việt Nam đồng
14


giả, chủ yếu là các loại có mệnh giá cao. Đây là số tiền giả do các ngân hàng,
kho bạc phát hiện và thu giữ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì trên thực tế,

số lượng tiền giả đang lưu hành trên thị trường còn lớn hơn rất nhiều. Ngoài 2
loại tiền giả phổ biến có mệnh giá 50.000 đồng và 100.000 đồng, các đối
tượng buôn bán tiền giả đang “đầu tư” vào loại 20.000 đồng.
Tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả,
công trái giả (sau đây gọi tắt là “tội phạm về tiền giả”) là loại tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, tính chất mức độ của nó gây ra không những ảnh
hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước ta, trực tiếp phá hoại nền kinh tế
của đất nước mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân
dân. Thời gian qua, do có lợi nhuận cao, dễ thực hiện nên loại tội phạm này
không ngừng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn gây không
ít khó khăn cho công tác phòng chống tội phạm này. Tội phạm về tiền giả
không chỉ xảy ra ở khu vực thành phố, thị xã, mà bọn tội phạm còn lợi dụng
các địa bàn như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, các chợ buôn bán
tiền ở vùng biên giới để thực hiện tội phạm. Đặc biệt, bọn tội phạm đã lợi
dụng một số người không có công việc làm, những người nghèo, người già,
trẻ em tham gia vào hoạt động phạm tội để kiếm sống làm cho tình hình tội
phạm về tiền giả diễn biến ngày càng phức tạp. Trong khi đó, quan hệ phối
hợp phòng, chống tội phạm về tiền giả giữa các quốc gia còn nhiều hạn chế,
bất cập, cho nên cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này sẽ gặp nhiều
khó khăn [57].
Càng ngày thì bọn tội phạm càng biết áp dụng những công nghệ hiện đại
để làm ra tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (tội phạm về tiền giả) khiến
cho Chính phủ phải vất vả ngăn chặn. Hậu quả của việc đưa tiền giả lưu thông
ngoài thị trường làm cho nền kinh tế bị lũng đoạn, số lượng tiền giả lưu thông
trôi nổi nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, tạo ra số lượng ảo về giá trị
đồng tiền, gây tâm lý hoang mang cho người dân khi đang sử dụng và tích luỹ
vốn bằng tiền Việt Nam; tiền giả ảnh hưởng đến nền an ninh tài chính, tiền tệ
15



quốc gia, gây mất ổn định chính trị, gây thiệt hại trực tiếp cho chủ sở hữu. Nó
làm băng hoại đạo đức xã hội vì lợi nhuận của tiền giả mang lại mà kẻ buôn
nó, người tiêu thụ nó bất chấp tất cả.
1.3. Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định tội làm, tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1985
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đã mở ra thời kỳ mới cho đất nước Việt
Nam, xóa bỏ hoàn toàn chế độ nửa thuộc địa phong kiến, lập nên Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước của nhân dân lao động do Đảng lãnh
đạo. Cùng với việc củng cố, bảo vệ chính quyền non trẻ, Đảng và Nhà nước ta
đã quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và áp dụng pháp luật để bảo vệ Tổ
quốc. Do chưa thể có ngay các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội ở đất nước mới được giải phóng, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10 tháng 10 năm 1945 về việc tạm
thời sử dụng luật lệ cũ với điều kiện không được trái với nguyên tắc độc lập
của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh này là biện pháp
hết sức kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những xáo trộn trong cuộc
sống của nhân dân, đồng thời đảm bảo duy trì trật tự xã hội, không phương hại
đến nền độc lập và nền dân chủ cộng hòa của đất nước mới giành được chính
quyền. Do hoàn cảnh chiến tranh và sự thiếu kinh nghiệm xây dựng pháp luật,
trong suốt một thời gian dài, để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội,
các chế tài hình sự ở giai đoạn này, là một tập hợp các văn bản đơn hành với
nhiều hình thức tên gọi như sắc lệnh, thông tư, điều lệ... mà chưa thể cho ra
đời một chính sách Luật hình sự được pháp điển hoá.
Ngay khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng
chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do.
Để có thể quản lý được nền kinh tế trong tình hình chính quyền còn non
trẻ, ngày 20/12/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 180/SL – “sắc
lệnh ấn định những hình phạt đối với những hành vi phá hoại nền tài chính
16



quốc gia, làm thiệt hại đến giá trị hay khó dễ cho sự lưu hành giấy bạc Việt
Nam”. Theo điều 1 sắc lệnh đã quy định: “ Những người đầu cơ tiền tệ, làm
giấy bạc giả, lưu hành giấy bạc giả, tàng trữ hay lưu hành những giấy bạc
của địch hay đã có lệnh cấm, hoặc có những hành động có tính cách phá
hoại nền tài chính quốc gia sẽ bị truy tố trước Toà án quân sự”.
Như vậy, mặc dù đất nước mới được tái thiết, các quy định về hình sự
nhằm trấn áp tội phạm còn rất hạn chế nhưng Chính phủ đã quan tâm đặc biệt
hành vi làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả. Việc quy định hành vi làm, tàng
trữ, lưu hành giấy bạc giả đã đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về
tiền giả. Qua đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội
phạm này và thái độ của Nhà nước đối với loại tội phạm này là rất nghiêm
khắc. Có thể nói đây chính là những quy định đầu tiên của Nhà nước ta về tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Trong quy định này, các nhà làm
luật chưa xây dựng định mức trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, việc ban hành
văn bản này là cần thiết và kịp thời trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ.
Thời kỳ 1954 -1975, đất nước ta liên tục có chiến tranh, cả nước tập
trung toàn bộ sinh lực vào cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, các văn bản pháp
luật mang tính hình sự ra đời cũng chỉ tập trung vào quy định các tội có liên
quan đến cuộc chiến như: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa; các tội về kinh tế như tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm .. có ảnh
hưởng nhiều tới cuộc chiến tranh. Nhằm ổn định thị trường, thắt chặt sự quản
lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà
Miền nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 03.SL ngày 15/3/1976 quy định về
tội phạm và hình phạt. Tại Điều 6 - Tội kinh tế của sắc luật này đã quy định:
“Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã
hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản
xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội: Làm bạc giả, hoặc
tiêu thụ bạc giả;….


17


Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả nên trên tờ
bạc 200 còn ghi dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo
giấy bạc do ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành ra". Tuy nhiên các chế
định về hình sự để xử lý về loại tội phạm này còn rất hạn chế. Do hoàn cảnh
lịch sử mà những sắc lệnh này vẫn được áp dụng trong cả nước cho đến khi
có BLHS năm 1985 [39, tr.15].
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình
sự năm 1999
Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra
đời thay thế cho Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp này đã thể chế hóa đường
lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của cách
mạng, đã quy định "Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Trong hệ thống pháp luật của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vị trí rất quan trọng.
Trước khi có BLHS năm 1985, lĩnh vực Hình sự chỉ được điều chỉnh bằng
những văn bản đơn hành, lẻ tẻ. BLHS 1985 ra đời vào thời điểm đó là công cụ
sắc bén góp phần đấu tranh có hiệu quả chống tội phạm để giữ nghiêm pháp
luật và kỷ luật của Nhà nước. Việc ban hành BLHS đánh dấu bước tiến bộ
mới quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật vì đây là BLHS đầu
tiên của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như vậy tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
được quy định tại Điều 98 BLHS 1985. Tại Bộ luật này, tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được coi là tội xâm
phạm an ninh quốc gia với nội dung: Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền
giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì

bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong hơn mười năm có hiệu lực, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ
sung bốn lần vào các ngày 28/12/1989, ngày 12/08/1991, ngày 22/12/1992 và
18


ngày 10/05/1997. Trong mỗi lần sửa đổi, bổ sung thì BLHS đều có những
thay đổi liên quan trực tiếp đến tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả,
tội phá hủy tiền tệ được quy định ở Điều 98 BLHS năm 1985. Trong lần sửa
đổi thứ nhất vào ngày 28/12/1989, do Đất nước mới chuyển hướng nền kinh
tế theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên hướng
sửa đổi chủ yếu tập trung vào các tội có tính chất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh quốc gia như tội đầu cơ, tội
trốn thuế, tội buôn lậu, tội phạm về chức vụ… Đối với quy định về tội làm
tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ thì cả bốn lần sửa
đổi, bổ sung đều không có sự thay đổi về điều luật mà chỉ có sự thay đổi về
hình phạt bổ sung đối với loại tội này. Cụ thể lần sửa đổi, bổ sung năm 1991
quy định “Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều 88, 95, 96
và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng (300.000 đồng) đến ba
triệu đồng (3.000.000 đồng)”; lần sửa đổi, bổ sung năm 1992 quy định
“Người nào phạm một trong các tội quy định ở các điều 88, 95, 96, 98 và 99,
thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng (300.000 đồng) đến ba triệu
đồng (3.000.000 đồng)”; lần sửa đổi, bổ sung năm 1997 quy định “2. Công
dân Việt Nam phạm một trong các tội thuộc Mục A hoặc một trong các tội
quy định tại Điều 87, Điều 88, các Điều từ Điều 94 đến Điều 99, thì bị phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 3- Người nào phạm một
trong các tội quy định tại Điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ
ba trăm nghìn đồng đến ba triệu đồng; phạm tội quy định tại Điều 97, thì bị
phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp. 4- Người nào phạm một trong
các tội thuộc Mục A, thì bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; phạm một

trong các tội quy định tại Điều 88, các điều từ Điều 94 đến Điều 98, thì có
thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Như vậy, qua các lần sửa đổi, bổ sung thì người có hành vi phạm tội làm
tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ ngoài việc phải chấp
hành các hình phạt chính được quy định tại Điều 98 thì họ còn phải chịu hình
19


×