Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.1 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa
Tác giả luận văn:Đinh Thị Hồi
Khóa: 2014
Người hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Từ khóa (Keyword):Quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng chậm các ngân hàng lại chịu sức
ép về hiệu quả kinh doanh, thì công tác quản trị tín dụng sẽ “cởi mở hơn” nhằm
tăng trưởng dư nợ tín dụng, một phần để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, một phần để
giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng sẽ tạo nên rủi ro tiềm ẩn lớn cho ngân
hàng trong tương lai.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng và không thể loại bỏ
hoàn toàn.Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân
hàng thương mại nhưng cũng chính là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất và tiềm ẩn
trong nó nhiều rủi ro nhất. Nên tổ chức hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng là một
trong những nội dung quan trọng hàng đầu đối với Ngân hàng thương mại.
Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn nhưng rất bức
thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại, trong đó
cóBIDV Chi nhánh Bà Rịa, mà nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm
khoảng 60-80% thu nhập của ngân hàng.
Chính vì vậy, rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân
hàng đồng thời công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn giữ vị trí trung tâm trong hoạt
động quản trị rủi ro của ngân hàng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong
hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa ,


từ đó rút ra những mặt tích cực cũng như tồn tại của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

1


- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà
Rịa (BIDV Chi nhánh Bà Rịa).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động kinh doanh
tín dụng (đối với cho vay), phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng và
đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa .
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tổng quan thực trạng quản trị rủi ro
tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Bà Rịa trong 04 năm (2012-2015).
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp luận
Nhằm đáp ứng các nội dung, mục đích của đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu cũng như thống kê,
so sánh, phân tích để làm phong phú sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn
của đề tài
4.2. Phương pháp cụ thể
- Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập tại các nguồn như báo cáo hoạt động
kinh doanh của BIDV Hội Sở, BIDV Chi nhánh Bà Rịa.
- Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá và

phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh hoạ cho những
nội dung phân tích. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ
liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa .
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa .

2


Kết luận
Trước bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, với những diễn biến hết sức phức
tạp của thị trường gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đồng thời ảnh hưởng trực tiếp ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng sẽ
gặp nhiều rủi ro. Do vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng rất quan trọng và cần thiết
trong công tác quản trị của mình để có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
cho ngân hàng. Với công tác Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thành công thì
việc kiểm soát các rủi ro tín dụng cũng rất hiệu quả và hạn chế được những tổn thất
có thể xảy ra.
Nhận thấy tầm quan trọng trên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamChi
nhánh Bà Rịa cũng đã rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng
cao hiệu quả tín dụng với định hướng an toàn, hiệu quả trong môi trường cạnh tranh
gay gắt như hiện nay.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bà Rịa và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả
trong công tác tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do điều kiện còn hạn
chế về thời gian và năng lực, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định.

Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng Bảo vệ luận văn Thạc sĩ kinh tế để luận
văn thêm hoàn chỉnh hơn.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về cả nguồn tài liệu lẫn thời gian, tác
giả tự nhận thấy mình còn chưa có nhiều kinh nghiệm để đi sâu đi sát hơn nữa
những vấn đề bất cập của đề tài nêu ra, khả năng quan sát và tư duy khoa học còn
hạn chế, vậy nên kết quả nghiên cứu luận văn sẽ không thể tránh khỏi nhiều thiếu
sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
nhà hoạch định chính sách, quý Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp để công trình
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

3



×