Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.1 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG
QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG
QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:


60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THỊ KIM THOA

HÀ NỘI – 2015


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được toàn xã hội quan
tâm, đóng một vai trò quan trọng và góp phần trực tiếp trong việc bồi dưỡng
và đào tạo con người. Giáo dục đào tạo mang trong mình sứ mạng cao cả là
đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh chân lý: Ở quốc gia nào và ở giai đoạn nào giáo dục và đào tạo
được quan tâm đúng đắn thì khi đó xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là chiến lược, là quốc sách
hàng đầu. Lúc sinh thời Bác Hồ nói: “Nâng cao dân trí là nhiệm vụ hết sức
quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự thành bại của đất nước”. Quan
điểm giáo dục toàn diện được quán triệt xuyên suốt ngay từ khi nền giáo dục
cách mạng ra đời. Trong thời kì đổi mới, Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa VIII khẳng định: “Thực
hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học
(hết sức coi trọng giáo dục đạo đức)”. Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức; cơ
chế quản lý; nội dung; phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa chất lượng nền giáo dục Việt Nam”. Nghị quyết 29 của
Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI ngày
23/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho

giáo dục đạo đức hiện nay là: “ Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ
bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại,
giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

1


Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng
nghiệp”.
Trong những năm qua , đất nước ta chuyể n miǹ h trong công cuộc đổ i
mới sâu sắc và toàn diê ̣n , từ một nề n kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nề n kinh tế nhiề u thành phầ n vâ ̣n hành theo cơ chế thi ̣trường có sự quản lý
của Nhà nước. Với công cuộc đổ i mới , chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất
đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Song chúng ta
không thể không thừa nhận những nguy cơ và thách thức đối với lĩnh vực
giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Mặt trái kinh tế
thị trường, sự tác động xấu của văn hóa ngoại lai, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch. Chúng ta đang phải đối diện với tình trạng suy thoái,
xuống cấp về đạo đức, lối sống; sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm; đáng lo
ngại nhất là ở học sinh vấn đề tiêu cực trong học tập, thi cử; vấn đề bạo lực
học đường ngày càng gia tăng. Một số học sinh chạy theo lối sống thực dụng,
chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị
đảo lộn. Không ít học sinh thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện; không
chịu phấn đấu; thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Thực trạng học sinh mắc vào
các tệ nạn xã hội, đánh nhau, bạo lực học đường…đã và đang là mối lo lớn
của toàn xã hội.
Trước thực trạng trên, cả xã hội đang lo lắng, ngành giáo dục đang trăn
trở tìm giải pháp. Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Trong đó vai trò của giáo dục

phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục phổ thông là vườn ươm để có
những con người toàn thiện; là nơi khởi đầu của sự nghiệp đào tạo con người,
hình thành nhân cách. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là đòi hỏi chúng
ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và GDĐĐ cho học sinh, nhất
là học sinh THPT. Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp giữa thiếu niên và
thanh niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng nhân cách để trở thành sinh viên,
trí thức, người lao động trong tương lai.

2


Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy rằng hoạt động GDĐĐ ở các trường
THPT hiện nay nói chung vẫn còn tồn tại những hạn chế, và công tác quản lý
hoạt động GDĐĐ cũng chưa mang lại hiệu quả. Trường THPT Hùng Vương quận 5, thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài thực tế đó.
Với những lý do và thực trạng như trênmà tôi đã quyết định lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đứchọc sinh ở trường
trung học phổ thông Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

cho

học sinh trường THPT Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, để đề
xuấ t một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượ ng quản lý; nâng cao phẩm chất
đạo đức, góp phần hoàn thiện toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trườngTHPT.

3.2. Đối tương nghiên cứu
Quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Hùng Vương quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là:
-

Đạo đức học sinh ở trường THPT Hùng Vương - quận 5, Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào.
-

Công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường

THPT Hùng Vương - quận 5,thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế
nào.

3


-

Cần những biện pháp quản lý gì để nâng cao hiệu quả của những

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Hùng Vương - quận
5, thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Đạo đức học sinh trường THPT Hùng Vương - quận 5, thành phố


Hồ Chí Minh nhìn chung rất tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ còn thiếu
ý thức tự phấn đấu, chậm tiến, bị lôi kéo từ môi trường bên ngoài.
-

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Hùng Vương -

quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được thực hiện nhưng còn thiếu
hiệu quả. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thực sự chưa
đồng bộ, chưa có được nhiều sự quan tâm và định hướng chỉ đạo của đội ngũ
những nhà quản lý.
-

Nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho học sinh và áp dụng một

số biện pháp quản lý phù hợp từ chương trình, hình thức, phương pháp tổ
chức và kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh trường THPT Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và các trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT.
Khảo sát thực tra ̣ng hoạt động giáo dục đ ạo đức cho học sinh và thực
trạng quản lý hoạt động giáo du ̣c đạo đức cho ho ̣c sinh trường THPT Hùng
Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Hùng
Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.


4


7. Phạm vi nghiên cứu
Với mong muốn đề tài có thể mang đến những giải pháp hiệu quả ngay
tại cơ sở giáo dục nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Hùng Vương - quận
5,thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2014.
Thông qua khảo sát các đối tượng sau:
-

251 học sinh khối 10, 11, 12.

-

12 cán bộ quản lý gồm: 02 ban giám hiệu, 10 tổ trường và khối

trưởng chủ nhiệm.
-

59 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của trường THPT

Hùng Vương.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, nghị quyết; các tài liệu,
sách, báo; các thông tin trên mạng, tham khảo các vấn đề có liên quan đến nội
dung quản lí hoạt độnggiáo dục đạo đức học sinh để làm cơ sở lý luận.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường THPT Hùng Vương - quận 5 chúng tôi tiến hành sử
dụng các mẫu phiếu:
-

Phiếu dành cho GV, GVCN, CBQL nhằm tìm hiểu hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của
CBQL.
-

Phiếu dành cho học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng đạo đức học

sinh, các hoạt động giáo dục đạo đức của GVCN trong lớp, các hoạt động do
Đoàn thanh niên, nhà trường tổ chức…
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn

5


Phỏng vấn ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giám thị, học sinh, ban
đại diện hội phụ huynh học sinh. .. về các nội dung liên quan đến đề tài.
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
8.3.1. Phương pháp quan sát
Tham dự giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt tại lớp của
GVCN, tham dự các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hùng
Vương - quận 5 nhằm tìm hiểu hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục đạo đức.
8.3.2. Phương pháp thống kê số liệu
Để phân tích và xử lý các số liệu thu được, tôi tiến hành sử dụng phần

mềm thống kê xã hội SPSS.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa khoa học:
Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học
sinh ở trường THPT Hùng Vương - quận 5, TP. Hồ Chí Minh, chỉ ra những
thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số
phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này phù hợp với yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt
động GDĐĐcho học sinh trường THPT Hùng Vương và các trường THPT
khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trên tinh thần triển khai thực hiện các nội
dung của Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI
về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:

6


Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức.
Chương 2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và
quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Hùng Vương - quận 5, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trường THPT Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.


7


ÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương(2005), Tài liệu nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương(2002), Văn hoá với thanh niên,
thanh niên với văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh(1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề
đạo đức cách mạng, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.
4. Hoàng Chí Bảo và nhóm tác giả(2000), Danh nhân Hồ Chí Minh
tập 1+2, NXB lao động, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm- Nguyễn Lộc - Phạm Quang SángNguyễn Đức Thiệp(2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo(1999), Kế hoạch tổ chức và quản lý, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê.
7. Đặng Quốc Bảo (1997),Một số khái niệm về Quản lý giáo dục,
trường CBQL GDĐT Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2011), Chiến lược phát triển giáo dục
2011- 2020, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ GDĐT (2007),Điều lệ trường THPT. Nxb Giáo dục
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Giáo dục đạo đức học sinh, sinh
viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh
phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

13. Bộ GDĐT (2009),Luật giáo dục sửa đổi bổ sung. Nxb Giáo dục

8


14. Bộ GDĐT (2008),Quyết định số 16/2008/QĐ – BGDĐT ngày
22/10/2008 Ban hành quy định đạo đức nhà giáo.
15. Bộ GDĐT (2011),Thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT ngày
22/10/2011 Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và
trung học phổ thông.
16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2010), Những quan điểm
giáo dục hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Chính phủ,Chỉ thị của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông,
Số 14/2001/CT-TTg ngày 01/6/2001.
18. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Ban hành
kèm Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012.
19. Nguyễn Đức Chính(2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục,
Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, Trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.
20. Vũ Cao Đàm (2008),Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004),Văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban
chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),Nghị quyết số 29 - NQ/TW của
hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI.
25. Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả(2002), Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Minh Hạc(2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ
Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9


27. Nguyễn Thị Hồng (2013), Biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh
các trường THPT thuộc khu vực đô thị hoá huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội, luận văn chuyên ngành quản lý giáo dục ( Mã số: 6010114).
28. Phạm Thị Minh Huệ (2011),Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở
trường THPT Thành phố Thái Bình, Luận văn chuyên ngành Quản lý giáo
dục (Mã số: 601405).
29. Trần Hậu Kiểm (1997), Đạo đức học, Nxb Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012),Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính và Vũ
Phương Liên(2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
THPT, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Ngô Đình Qua (2013),Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB
Đại học Sư phạm TPHCM.
33. Nguyễn Thị Thái và nhiều tác giả(2009), Điều hành các hoạt động
trong trường học, Nxb Hà Nội.
34. Hà Nhật Thăng (1998),Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, Nxb Giáo
dục.
35. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính và Đặng Hoàng Minh
(2010),Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Phạm Viết Vượng(2010), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội.

10




×