Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải trong bể ương cá chim vây ngắn (trachinotus falcatus linnaeu, 1758) và đề xuất biện pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 115 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình của quý thầy cô và các anh, chị đã giúp em hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu, củng
cố kiến thức đã học và có cơ hội áp dụng vào thực tế công việc. Bên cạnh đó em đã
học hỏi thêm được nhiều kỹ năng, kiến thức mới cũng như thao tác phân tích và rèn
luyện bản lĩnh trong công việc.
Trong suốt 4 năm học tập ở trường Đại học Nha Trang em đã được quý thầy
cô Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường trang bị cho em rất nhiều kiến thức quý
báu giúp em vững bước trên con đường phía trước. Em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô đã hết lòng giảng dạy, dìu dắt em trong những năm tháng Đại học cũng như
động viên góp ý giúp em hoàn thành bài đồ án này.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa người
đã động viên, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án, cũng như tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Ngô Văn Mạnh và các anh em
ở Trại nuôi đường Đồng Đế, Ba Làng – Nha Trang – Khánh Hòa. Những người đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em được tìm hiểu và thực hiện đề tài này.
Trong quá tình thực hiện đề tài em cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô, anh chị và bạn bè đang làm việc, học tập ở trung tâm thí nghiệm thực hành
– khu công nghệ cao. Đặc biệt là anh Bùi Vĩnh Đại đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em
rất nhiều.
Cuối cùng là lời tri ân sâu sắc nhất đến những người thân của em những người đã
luôn ở bên lắng nghe và động viên em trong suốt nhưng năm tháng ngồi trên ghế giảng
đường, đặc biệt là ba mẹ những người đã lo lắng và hi sinh rất nhiều cho em.
Trong quá trình thực hiện bài đề tài, mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do
kiến thức, thời gian có hạn và đề tài có sự khái quát, liên kết rộng nên em không tránh
khỏi sai sót, kính mong toàn thể thầy cô giáo trong Viện và các anh chị em, bạn bè
đã giúp đỡ em trong thời gian qua bỏ qua, góp ý, hướng dẫn thêm cho em để bài đồ
án được hoàn thiện và có ích hơn.


Em xin chân thành cám ơn!
Nha trang, tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Dung


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 4
1.1 Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta........................................ 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 4
1.1.2 Tầm quan trọng của ngành NTTS hiện nay và trong tương lai ................ 6
1.1.3 Một số vấn đề tồn tại trong NTTS hiện nay ........................................... 8
1.2 Tác động của nuôi trồng thủy đến môi trường ............................................... 9
1.2.1 Một số vấn đề môi trường trong hoạt động NTTS .................................. 9
1.2.2 Nguồn gốc và dạng tồn tại của chất thải trong hoạt động NTTS............ 10
1.2.2.1 Chất thải rắn ................................................................................... 13
1.2.2.2 Chất thải hòa tan ............................................................................. 13
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải ...................................................................... 14
1.2.4 Các nguyên tắc giúp hạn chế ảnh hưởng của hoạt động NTTS lên
môi trường ...................................................................................................... 15
1.2.5 Công nghệ xử lý nước thải NTTS ........................................................ 16
1.2.5.1 Hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí .................................... 16

1.2.5.2 Các hệ thống làm sạch nước thải trong điều kiên tự nhiên .............. 17
1.3 Tổng quan về tình hình nuôi cá giống chim vây vàng .................................. 19
1.3.1 Tình hình nuôi cá giống chim vây vàng trên Thế Giới ......................... 19
1.3.2 Tổng quan về tình hình sản xuất cá chim vây vàng ở Việt Nam ............ 20
1.4 Tổng quan về cá giống cá chim vây vàng .................................................... 21
1.4.1 Hệ thống phân loại ............................................................................... 21


iii

1.4.2

Đặc điểm phân bố .............................................................................. 22

1.4.3 Đặc điểm hình thái ............................................................................... 23
1.4.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng .................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 27
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 27
2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu .......................................................................... 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
2.3.1 Phương pháp quan sát thực địa ............................................................. 28
2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 28
2.3.3 Phương pháp thu mẫu, bảo quản và xử lý mẫu ...................................... 28
2.3.3.1 Phương pháp thu mẫu ..................................................................... 28
2.3.3.2 Phương pháp bảo quản và chuẩn bị mẫu ......................................... 29
2.3.4 Phương pháp phân tích ở phòng thí nghiệm .......................................... 31
2.3.4.1 pH và nhiệt độ ................................................................................ 31
2.3.4.2 Độ ẩm (%) ...................................................................................... 32

2.3.4.3 Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) .......................................... 32
2.3.4.4 Hàm lượng COD ............................................................................ 32
2.3.4.5 Phương pháp xác định tổng Nitơ bằng phương pháp Kjeldahl ........ 33
2.3.4.6 Phương pháp xác định tổng Photpho bằng phương pháp Kjeldahl
34
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 35
3.1 Quy trình sản xuất cá giống cá chim vây ngắn ............................................. 35
3.1.1 Hệ thống công trình ương ..................................................................... 35
3.1.2 Kỹ thuật chuẩn bị bể ương và thức ăn tươi sống ................................... 37
3.1.2.1 Kỹ thuật chuẩn bị bể ương .............................................................. 37
3.1.2.2 Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn tươi sống ............................................... 38


iv

3.1.3 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý bể ương.................................................. 40
3.1.3.1 Thả giống và mật độ thả giống........................................................ 40
3.1.3.2 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn ............................................................. 41
3.1.4 Chế độ thay nước và siphon .................................................................. 47
3.1.4.1 Chế độ thay nước............................................................................ 47
3.1.4.2 Siphon ............................................................................................ 47
3.2 Số liệu thu được ở trại về tỷ lệ sống của ấu trùng ........................................ 48
3.3 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 49
3.3.1 Các thông số của thức ăn ...................................................................... 49
3.3.2 Các thông số của chất thải .................................................................... 49
3.3.3 Các thông số của nước biển cấp vào bể ương ........................................ 50
3.3.4 Các thông số của mẫu nước thải ........................................................... 53
3.4 Tính toán ô nhiễm ....................................................................................... 59
3.4.1 Tính toán dựa trên khối lượng chất thải (không tính xác cá ................... 59

3.4.2 Tính toán dựa trên khối lượng xác cá .................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68
Phụ lục 1: Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................. 71
Phụ lục 2: Kết quả phân tích .................................................................................. 87
Phụ lục 3: Hình ảnh phân tích ................................................................................ 99
Phụ lục 4: Một số hình ảnh của trại...................................................................... 105


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành thủy sản đến
năm 2020 và 2030 .................................................................................................. 5
Bảng 1.2: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản qua các năm 2010-2015 ...... 6
Bảng 1.3: Dự báo cung-cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 ..................... 7
Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2020 ....................... 7
Bảng 1.5: Dự báo lượng cung thủy sản toàn cầu đến năm 2020 .............................. 8
Bảng 1.6: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim vây vàng hương ................................ 25
Bảng 1.7: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim vây vàng giống .................................. 26
Bảng 3.1: Các thông số môi trường nước trong bể ương ấu trùng ......................... 38
Bảng 3.2: Khẩu phần thức ăn cho ấu trùng cá chim vây ngắn ................................ 42
Bảng 3.3: Hàm lượng chất dinh dưỡng của artemia .............................................. 44
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn NRD ................................................ 46
Bảng 3.5: Số liệu ương cá bột lên cá giống tại trại trong thời gian lấy mẫu

để

phân tích ................................................................................................................ 48
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu thức ăn NRD ..................................................... 49

Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu chất thải bể ........................................................ 49
Bảng 3.8 : Kết quả phân tích mẫu xác cá ............................................................... 50
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước biển........................................................... 50
Bảng 3.10: Chất lượng nước ven bờ tại một trạm quan trắc của tỉnh Khánh Hòa
năm 2015 .............................................................................................................. 51
Bảng 3.11: Giá trị giới hạn cho phép về nồng độ một số các chất ô nhiễm
trong nước biển vùng NTTS ven bờ....................................................................... 51
Bảng 3.12: Yêu cầu nước đầu vào trong ao nuôi ................................................... 52
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải ở 3 giai đoạn .................................... 53
Bảng 3.14: Khối lượng của chất thải (khối lượng khô)(đã tách riêng xác cá) (g) .... 59
Bảng 3.15: Khối lượng nitơ và photpho trong chất thải (không tính xác cá) trong
suốt 3 giai đoạn ..................................................................................................... 60
Bảng 3.16: Khối lượng của xác cá (g) .................................................................... 60
Bảng 3.17: Khối lượng nitơ và photpho trong xác cá trong suốt 3 giai đoạn .......... 62
Bảng 3.18: Lượng nitơ và photpho có trong chất thải (g) ....................................... 62


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam từ năm 1995 – 2005 .......... 4
Hình 1.2: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam từ 1995 – 2015 .................... 4
Hình 1.3: Hàm lượng photpho (A) và nitơ (B) của một lồng nuôi cá nước ngọt
theo lý thuyết. Các giá trị đã được thể hiện dưới dạng % của tổng photpho và
tổng nitơ đầu vào. .................................................................................................. 12
Hình 1.4: Mô hình tác động của lồng nuôi thủy sản lên môi trường ...................... 14
Hình 1.5: Quy trình xử lý bằng phương pháp hiếu khí .......................................... 16
Hình 1.6: Hệ thống hồ sinh học ............................................................................. 18
Hình 1.7: Hình dáng bên ngoài của cá chim vây ngắn (Trachinotus falcatus
Linnaeus, 1758). .................................................................................................... 22

Hình 1.8: Bản đồ phân bố cá chim vây ngắn trên Thế giới ..................................... 22
Hình 1.9: Hình dáng bên ngoài của cá chim vây ngắn giai đoạn cá giống .............. 24
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu..................................................................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ chuẩn bị mẫu nước ....................................................................... 30
Hình 2.3: Sơ đồ chuẩn bị mẫu chất thải ................................................................. 31
Hình 3.1: Hệ thống bể ương của trại ...................................................................... 35
Hình 3.2: Hệ thống cấp nước và xử lý nước đầu vào cho bể ương được xây dựng ......... 36
Hình 3.3: Hệ thống cấp nước và xử lý nước đầu vào cho bể ương được đang
được sử dụng ......................................................................................................... 36
Hình 3.4: Hoạt động vệ sinh bể ương của trại ........................................................ 37
Hình 3.5: Quá trình làm giàu luân trùng và artemia ............................................... 40
Hình 3.6: Giản đồ cung cấp thức ăn cho cá ............................................................ 41
Hình 3.7: Luân trùng B. plicatilis sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá chim......... 43
Hình 3.8: Artemia .................................................................................................. 45
Hình 3.9: Artemia bung dù (A), nau-artemia (B) và artemia trưởng thành (C) ....... 45
Hình 3.10: Thức ăn công nghiệp NRD loại 3/5 và 5/8 ........................................... 46
Hình 3.11: Hoạt động siphon ................................................................................. 48


vii

Hình 3.12: Sự thay đổi pH qua các giai đoạn ......................................................... 54
Hình 3.13: Sự thay đổi TSS qua các giai đoạn ....................................................... 55
Hình 3.14: Sự thay đổi của tCOD và sCOD qua các giai đoạn ............................... 56
Hình 3.15: Sự thay đổi TKN (l) và TKN qua các giai đoạn .................................... 57
Hình 3.16: Sự khác biệt giữa TP (l) và TP ............................................................. 58


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh

Tiếng việt

BAP

Best Aquaculture Practices Standards Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt
nhất

BOD

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

Ct

Cá thể

dd

Dung dịch


GD

Giai đoạn

h

Giờ

hh

Hỗn hợp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTN

Phòng thí nghiệm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

tb


Tế bào

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKN

Tổng nitơ kjeldahl

TKN (l)

Tổng nitơ kjeldahl của mẫu
nước sau khi lọc qua giấy lọc

TP

Tổng photpho

TP (l)

Tổng photpho của mẫu nước
sau khi lọc qua giấy lọc

TSS
VSV

Total Suspended Solids

Tổng chất rắn lơ lửng

Vi sinh vật


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, với nhiều eo, vũng vịnh kín gió,
nhiều đầm phá rộng lớn tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng
thủy sản (NTTS). Với chủ trương thúc đẩy phát triển của Chính Phủ, hoạt động NTTS
đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua với
mức tăng bình quân là 12,77%/năm đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng
thủy sản của cả nước. Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên
và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản
từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân
6,42%/năm.
Do đó, NTTS cần được quan tâm phát triển hơn để phát triền ngành thủy sản
một cách bền vững. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) hoạt động NTTS bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là đối với đối tượng tôm, nên
để ngành NTTS phát triển bền vừng thì cần có những hoạch định cụ thể và tìm đối
tượng thay thế. Theo đó đối tượng cá biển là một trong những đối tượng thay thế tôm
khi chịu tác động của BĐKH nhờ các ưu điểm của nó. Tuy nhiên, hiện trạng nghề
nuôi cá biển ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún và lạc hâu, tốc độ phát triển
chậm. Nguyên nhân là không tự làm ra con giống có chất lượng đủ cung cấp cho nhu
cầu trong nước, nguồn giống chủ yếu được thu từ tự nhiên và nhập ngoại với số lượng
và chất lượng không ổn định. Mặt khác, quá trình nuôi và sản xuất giống cá biển theo
mô hình nhỏ lẻ, tự phát mà không theo quy hoạch khiến nguồn nước ô nhiễm và lây
lan dịch bệnh.
Hiện nay, một số loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nuôi ở Việt Nam
như: cá Mú (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentro canadum), cá Chẽm (Lates sp),
cá Cam (Serola spp), cá Hồng (Lutijanus erythropteus) và cá Chim Vây Vàng

(Trachinotus blochii Lacepède) cá chim vây vàng gồm T.falcatus – cá chim vây ngắn
và T. blochii – cá chim vây dài.


2

Cá chim vây vàng là loài có phân bố tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới như
Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Ở
Việt Nam phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá chim vây vàng
là đối tượng có giá trị kinh tế cao, giá khoảng 6 – 7 USD/kg, khả năng tiêu thụ rất tốt
cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Loài này nuôi ít rủi ro, lợi nhuận lại cao. Trong
tương lai, cá chim vây vàng có thể là đối tượng nuôi chính tại một số địa phương có
tiềm năng phát triển nuôi cá lồng biển và là đối tượng nuôi thay thế tôm ở một số
vùng dịch. Vì vậy việc tạo ra giống của loài cá này là rất quan trọng.
Hoạt động sản xuất giống cá chim vây vàng ở Việt Nam đang trong quá trình
hoàn thiện, và cùng với tiềm năng phát triển do nhu cầu thị trường hiện nay thì trong
tương lai hoạt động nuôi cá giống chim vây vàng ngày càng phổ biến hơn.
Nhưng theo khảo sát, hiện nay hầu hết các trang trại ương loài cá giống này
chưa quan tâm đến vấn đề môi trường, chủ yếu xả chất thải và nước thải thẳng ra
biển, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển nên cần phải có đánh giá và đưa ra hướng
giải quyết cho vấn đề này. Trong đó, chất thải trong bể ương chứa phân của loài này,
các nguồn thức ăn dư thừa thối rửa bị phân hủy, lắng đọng lại trong bể, và khi thải ra
môi trường gây tác động đến môi trường. Hơn nữa hoạt động nuôi cá giống chim vây
vàng đang mới bắt đầu nên nếu có các nghiên cứu về ảnh hưởng đến môi trường do
hoạt động này mang lại thì sẽ dễ hơn cho các nhà quản lý trong việc áp dụng các biện
pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường ngay từ đầu hơn.
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên, em đề xuất thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu
ảnh hưởng của chất thải trong bể ương cá chim vây ngắn (Trachinotus falcatus
Linnaeus, 1758) và đề xuất biện pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng”.
Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải trong bể ương cá chim vây ngắn từ đó
giúp đánh giá và nhận thức được sơ bộ tình hình ô nhiễm do hoạt động ương giống
cá chim vây ngắn nói riêng và cá chim vây vàng nói chung, vì hoạt động ương cá
chim vây dài và vây ngắn tương đối giống nhau. Là nguồn tài liệu tham khảo giúp
các nhà quản lý có nhận định ban đầu trong quá trình đưa ra chiến lược phát triển


3

thích hợp đối với hoạt đông mới và tiềm năng này, và góp phần nâng cao nhận thức
của người nuôi, nhằm phát triển hoạt động NTTS bền vững và bảo vệ môi trường.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất cá giống cá chim vây ngắn.
- Thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu về nước thải (pH, nhiệt độ, COD, TSS, tổng
Nitơ Kjeldahl, tổng Photpho Kjeldahl), chất thải (tổng Nitơ Kjeldahl, tổng Photpho
Kjeldahl) và thức ăn (tổng Nitơ Kjeldahl, tổng Phôtpho Kjeldahl).
- Tìm hiểu và tính toán lượng chất thải và nước thải của trại giống, qua đó
có thể dự báo ảnh hưởng của hoạt động này đến môi trường.
Ý nghĩa của nghiên cứu:
Cung cấp kiến thức mới cho bản thân về hoạt động NTTS và nước thải cũng
như chất thải của hoạt động ương ấu trùng nhất là trong thời điểm hoạt động NTTS
đang gặp nhiều vấn đề như hiện nay đặc biệt là tác động qua lại giữa NTTS và môi
trường nhất là trong giai đoạn (GĐ) mà BĐKH đang có những ảnh hưởng bước đầu.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ở Việt Nam từ thập niên 90 đến nay, sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ
tăng trưởng cao, ngày càng chiếm vị trí quan trong so với sản lượng thủy sản khai thác.
Nghìn tấn

Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ năm 1995 - 2005

4000
3500
3000
2500
710

2000
1500
1000
500

415
929

375
963

492

517

615

845


1003 1150

1473
nuôi trồng

722

1078 1152 1213 1281

khai thác
1725 1803 1856 1924 1995

0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

năm

Hình 1.1:Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam từ năm 1995 – 2005 [8]

Nghìn tấn

Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ năm 1995 - 2015

7000
6000
5000
4000
3000


3112

3398

3538
nuôi
trồng

2240

2570

2706

3000

2100

2450

2060

2130

2280

2420

2200


2633

2710

2918

3026

2001
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1694


2000
1000
0

năm

Hình 1.2:Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam từ 1995 – 2015 [8]


5

Hoạt động NTTS ở nước ta thật sự khởi sắc từ năm 1990 và đến năm 20002002 thì bùng phát cả về diện tích lẫn đối tượng nuôi. Việc mở rộng diện tích NTTS
được tiến hành chủ yếu trên các vùng đất ngập nước ven biển, trong các thủy vực
nước mặn ven bờ, trên các vùng cát trũng thấp ven biển miền Trung và một phần diện
tích từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang NTTS. Diện tích
NTTS năm 2001 là 993.264 ha trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 425.000 ha, diện
tích nuôi nước mặn, lợ là 530.000 ha. Sản lượng thủy sản năm 2001 đạt 891.695 tấn,
năm 2002 đạt 976.100 tấn, tăng 9,47% so với năm 2001. Do thay đổi cơ cấu và đối
tượng NTTS đã dẫn đến tăng nhanh sản lượng NTTS và đóng góp đáng kể cho ngành
chế biến thủy sản xuất khẩu.[19]
Không chỉ hiện tại mà trong tương lại NTTS cũng chiếm một phần rất quan
trọng trong nền kinh tế của đất nước với các mục tiêu cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành thủy sản đến
năm 2020 và 2030 [16]
Đơn vị

Năm 2020

Năm 2030


Tổng sản lượng thủy sản

1.000 tấn

6.500-7.000

9.000

Đáng bắt thủy sản

1.000 tấn

1950-2450

2250

Nuôi trồng thủy sản

1.000 tấn

4.225-4.900

6750

2

Giá trị xuất khẩu

Tỷ USD


8–9

20

3

Đóng góp GDP trong khối nông
–lâm-ngư nghiệp

%

30 – 35

43,5

4

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
ngành thủy sản

%/ năm

8 – 10

6-7

5

Cơ sở sản xuất thủy sản đạt qui

chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường

%

70%

100%

STT
1

Mục tiêu

Xu hướng nuôi đang chuyển từ phương thức nuôi quảng sang canh bán thâm
canh. Nhiều vùng nuôi tập trung theo kiểu thâm canh nông nghiệp và sản xuất hàng
hóa lớn đã hình thành. Hình thức và đối tượng nuôi cũng khá phong phú, nhưng


6

những vùng nước lợ chủ yếu là tôm và một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu.
Hình thức nuôi lồng bè trên biển cũng đang là hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản,
với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá trap, trai ngọc,…[16] [19]
Đối với NTTS nước ngọt, hình thức nuôi lồng bè và kết hợp với khai thác cá
trên sông đang ngày càng phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt
nước, tạo được việc làm và tăng thu nhập.[16]
1.1.2 Tầm quan trọng của ngành NTTS hiện nay và trong tương lai
Do cơ cấu của ngành thủy sản từ trước đến nay chủ yếu phụ thuộc vào khai
thác thủy sản dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên và phá hoại nghiêm

trọng đến nguồn sinh vật ven biển cũng như nội địa. Hậu quả của những việc làm trên
đã dẫn đến sản lượng khai thác giảm sút và các loại thủy sản kinh tế ngày càng cạn
kiệt. Mặt khác nguồn tài nguyên thích hợp cho việc phát triển nghề NTTS như: các
vùng nước sông ngòi, hồ ao trong đất liền, các vùng ven biển, bãi bồi, cửa sông, rừng
ngập mặn, vũng vịnh và các vùng ven đảo chưa được khai thác một cách có hiệu quả.
Từ năm 1987 trở lại đây, do tình hình xã hội Việt Nam đang tiến hành cải cách
mở cửa mà ngành thủy sản Việt Nam đã áp dụng hàng loạt các phương án và chính
sách mới nhằm kích lệ phát triển nghề NTTS qua đó hoạt động NTTS đã có được
những sự phát triển vượt bậc và bước sang một thời kỳ lịch sử phát triển mới.
Bảng 1.2:Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản qua các năm 2010-2015 [9]
Khai thác

Nuôi trồng

Năm

Tổng sản lương
(nghìn tấn)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

2010

5126


2420

47,21

2706

52,79

2011

5200

2200

42,31

3000

57,69

2012

5745

2633

45,83

3112


54,17

2013

4950

2710

54,75

2240

45,25

2014

6316

2918

46,20

3398

53,80

2015

6564


3026

46,10

3538

53,90


7

Theo báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm
2020, tầm nhìn 2030” của Chính Phủ thì để phát triển ngành thủy sản bền vững thì
mức sản lượng khai thác là khoảng 2,53 triệu tấn mỗi năm ở vùng biển Việt Nam
trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu rất lớn nên để ngành
thủy sản phát triển bền vững thì cần chú trọng phát triển hoạt động NTTS.
Bảng 1.3: Dự báo cung-cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 [17]
(Đv: Nghìn tấn)
STT
1

2

3

Tỷ lệ (%)

Hạng mục
Tổng sản lượng thủy sản


6.900

Sản lượng thủy sản nuôi

4.500

65,22

Sản lượng thủy sản khai thác

2.400

34,78

Khả năng cung cấp trong nước

5.080

Từ NTTS

3.820

75,2

Từ KTTS

1.260

24,8


Nhập khẩu

1.000

Tiêu thụ thủy sản tươi sống nội địa

1.820

Từ NTTS

1.140

62,64

Từ KTTS

680

37,36

Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2020 [17]
(Đv: Triêu tấn)
STT

1
2

Hạng mục


Châu
Phi

Bắc
Mỹ

Caribê
Châu Âu
Châu Á
Nam Mỹ
+ Nga

Tổng nhu cầu

10,97

11,43

26,13

130,84

28,17

Tỷ trọng %

100,00 100,00

100,00


100,00

100,00

Châu
Đại
Dương

Toàn
cầu

9,64

217,19

100,00 100,00

Phi thực phẩm

1,07

1,86

18,69

10,83

8,71

0,15


41,31

Tỷ trọng %

9,72

16,27

71,53

8,28

30,91

1,6

19,02

Thực phẩm

9,90

9,57

7,44

120,01

19,46


9,49

175,88

Tỷ trọng %

90,28

83,73

28,47

91,72

69,09

98,4

80,98


8

Bảng 1.5: Dự báo lượng cung thủy sản toàn cầu đến năm 2020 [17]
(Đv: Triêu tấn)
STT

1
2


Hạng mục

2015

2020

Tổng cộng

184,01

201,50

Tỷ trọng %

100,00

100,00

NTTS

107,85

130,98

Tỷ trọng%

58,61

65,00


KTTS

76,16

70,53

Tỷ trọng %

41,39

35,00
.

Qua đó ta thấy được, nghề thủy sản muốn có sự phát triển tốt phải dựa trên
tiền đề của nghề nuôi, và vai trò quan trọng của NTTS trong tương lai. Cho nên cùng
với sự gia tăng nhu cầu về lượng các sản phẩm thủy sản, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển, nghề NTTS phải giữ vai trò
chủ đạo đối với ngành thủy sản.
1.1.3 Một số vấn đề tồn tại trong NTTS hiện nay [4]
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, ngành NTTS vẫn còn không ít những
bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa theo
kịp tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa
học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn
mang tính nhỏ lẻ, tự phát,…
NTTS nước ta cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường
và dịch bệnh. Dịch bệnh thủy sản có chiều hướng gia tăng và môi trường nuôi thủy
sản đang bị suy thoái, khó kiểm soát. Bệnh xảy ra với các đối tượng thủy sản nuôi đã
gây thiệt hại từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng trên mỗi vụ nuôi, nhất là đối
với tôm nuôi nước lợ. Đặc biệt, thống kê năm 2012 khoảng 100.776 ha, năm 2013 là

68.099 ha tôm nước lợ bị bệnh trên toàn quốc. Tháng 8 năm 2014 có 1.096 ha ngao
chết ở Thái Bình. Cá nuôi lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chết rải rác
và thường chết hàng loạt khi các yếu tố môi trường bất lợi ở Quảng Ninh, Hải Phòng,


9

Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh các đối tượng nuôi
mặn lợ, bệnh cá rô phi đã xuất hiện có tính chất dịch trên toàn miền Bắc do vi khuẩn
Streptococcus sp. gây ra vào thời kỳ nắng nóng kéo dài từ tháng 6 – 9.
Bên cạnh tình hình dịch bệnh trong NTTS, vấn đề ô nhiễm nguồn nước NTTS
do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như
hoạt động NTTS gây ra ô nhiễm và suy thoái đối với môi trường xung quanh cũng
đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần được giải quyết.
Không những vậy NTTS còn là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
của BĐKH, BĐKH tác động lên NTTS thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi
trường nuôi, con giống, dịch bệnh,… và qua đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi NTTS nói chung và NTTS ven bờ nói riêng.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lụt, hạn hán, nắng nóng hoặc hạn hán kéo
dài có thể tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức đề kháng của đối tượng nuôi,
bùng phát dịch bệnh.
1.2 Tác động của nuôi trồng thủy đến môi trường
1.2.1 Một số vấn đề môi trường trong hoạt động NTTS [2] [19]
Một số vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động NTTS ở nước ta:
- Do thiếu quy hoạch, NTTS ven biển phát triển khá tự phát và ồ ạt, quy mô
và phương thức nuôi cũng rất đa dạng, chủ yếu vẫn là quảng canh, tăng cường mở
rộng diện tích. Cho nên đã phá hủy phần lớn các nơi cư trú của các loài ở vùng ven
biển, thu hẹp không gian vùng ven biển và đẩy môi trường vào tình trạng khắc nghiệt
hơn về mặt sinh thái, tăng rủi ro bệnh dịch cho vật nuôi do thiếu các yếu tố có vai trò
điều hòa và điều chỉnh môi trường.

- NTTS ven biển tăng nhanh dẫn đến nguồn giống tự nhiên của một số loài
cá giống kinh tế cư trú ở các rạn san hô bị đối tượng nuôi lồng bè khai thác cạn kiệt.
Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng duy trì nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh
thái đặc hữu và ảnh hưởng tới khả năng khai thác hải sản tự nhiên của vùng biển.
- Việc thiết kế, xây dựng đầm ao NTTS ở vùng cửa sông ven biển dẫn đến
những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích,


10

và sói lở bờ biển. Một số hoạt động của nghề NTTS không dựa trên các căn cứ khoa
học đã tác động xấu đến nguồn giống thiên nhiên, làm giảm sức sản xuất tự nhiên và
mất đa dạng sinh học.
- Chỉ một phần chất dinh dưỡng bổ sung cho các trại nuôi thủy sản để làm
tăng năng suất được chuyển đổi thành mô động vật, phần còn lại sẽ trở thành chất
thải và có thể làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng
bên trong và xung quang các hệ thống nuôi.
- Tại một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung, do việc xả thải trong quá trình
thay nước hoặc trong quá trình làm sạch hay xả nước, tạo ra các chất hữu cơ gây phú
dưỡng, chất độc vi sinh vật (cả mầm bệnh) và các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho môi
trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh (bệnh tôm năm 1993-1994) và gây thiệt hại đáng
kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái.
- Lạm dụng nguồn nước ngầm để nuôi tôm trến cát, không tuân thủ luật tài
nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền Trung. Hậu
quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm biển và nước
ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng
hoạt động cát bay và bão cát.
1.2.2 Nguồn gốc và dạng tồn tại của chất thải trong hoạt động NTTS [6][7]
Tùy theo hình thức nuôi mà hoạt động NTTS tạo ra các loại chất thải khác
nhau, nhưng về tổng quát chất thải trong hoạt động NTTS có nguồn gốc như sau:

 Đất ao bị sói mòn do dòng chảy của nước.
 Đất từ bờ ao bị rửa trôi.
 Thức ăn dưa thừa.
 Phân của loài thủy sản.
 Xác chết của phêu sinh vật.
 Các loại vôi, khoáng chất.
 Chất lơ lửng từ nguồn nước cấp vào.


11

Trong đó, thức ăn dư thừa và phân của loài thủy sản là hai nguyên nhân chính
tạo ra chất thải trong hoạt động NTTS mà quan trọng và phổ biến nhất cho tất cả các
hình thức nuôi.
NTTS sử dụng thức ăn tổng hợp với liều lượng khá lớn, 100 – 120 kg/ngày/ha.
Thức ăn tổng hợp chứa 30 – 36% protein thô. Các kết quả đánh giá cho thấy, thủy
động vật nuôi chỉ hấp thu được khoảng 25 – 40% lượng nitơ, 17 – 25% lượng photpho
trong thức ăn tổng hợp. Hiệu quả nuôi tùy thuộc vào loài nuôi, nằm trong khoảng 1,8
– 2,9 kg thức ăn để thu được 1 kg sản phẩm tươi.
Đa số photpho thải mất vào môi trường ở dạng hạt, trong khi một ít nitơ thải
mất ở dạng hạt. Điều đó được dự đoán rằng trên 70% chất thải chứa đạm là ở dạng
amoni hòa tan trong mang cá và bài tiết từ nước tiểu.[26]
Hiệu quả hấp thu photpho, nitơ từ thức ăn không cao, phần lớn còn dư nằm trong
nước nuôi với hàm lượng khoảng 360 mg/m2/ngày. Phân tôm cá, thức ăn thừa và
chất bài tiết cũng đóng góp làm tăng nồng độ chất nitơ, photpho trong nước nuôi,
nhất là khi phân và thức ăn thừa không được thu gom và tách ra khỏi nguồn nước
thải.[5]
Tóm lại, các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải NTTS bao gồm:
 Cacbon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón, chế phẩm sinh học,…)
 Nitơ được phân hủy từ các protein

 Photpho được phân hủy từ các protein


12

Hình 1.3: Hàm lượng photpho (A) và nitơ (B) của một lồng nuôi cá nước ngọt
theo lý thuyết. Các giá trị đã được thể hiện dưới dạng % của tổng photpho và
tổng nitơ đầu vào.[26]


13

1.2.2.1

Chất thải rắn
Chất thải rắn dễ lắng đọng là thành phần chính của chất thải trong NTTS,

chúng phần lớn có nguồn gốc từ phân, nhưng một phần nhỏ cũng là từ thức ăn dư
thừa, cặn, chất nhớt, và những vật chất khác tùy vào hình thức nuôi và chế độ cho ăn.
Theo báo cáo khoa học về tác động của NTTS về trang trại nuôi cá hồi vân
thì sự tạo ra phân được dự đoán từ 10% - 30% của thức ăn, và bị ảnh hưởng bởi kích
thước cá, loài cá, và nhiệt độ nước, mật độ nuôi, và thành phần thức ăn. Thức ăn công
nghiệp bao gồm hàm lượng lớn photpho và nitơ, dự đoán lượng photpho và nitơ được
giữ lại trong cá lần lượt là từ 25% - 50% và 25% - 40%. Vì thế, một phần dinh dưỡng
sẽ mất vào môi trường. Có khoảng 150 đến 300 kg thức ăn thừa và 250 đến 300 kg
chất thải rắn (khối lượng khô) là được phát sinh trên mỗi tấn của sản phẩm từ cá tại
một trại lồng nuôi cá hồi vân. Sự tạo ra phân là được dự đoán từ 10% - 30% của thức
ăn, và bị ảnh hưởng bởi kích thước cá, loại cá, nhiệt độ nước, mật độ nuôi, và thành
phần thức ăn. Các dự đoán đã được công bố của tỷ lệ chất thải chăn nuôi giữa 3% và
40% của thức ăn chăn nuôi.[22][26]

Lượng chất thải chăn nuôi phụ thuộc vào kinh nghiệm nuôi ví dụ như loại thức
ăn và phương pháp nuôi.
Sự tích tụ vật chất phụ thuộc vào tốc độ phân hủy của vật, và sự tiêu thu vật
chất của vi sinh vật tại vùng thải. Phân và thức ăn dư thừa cũng có thể được ăn bởi
một số loài cá tự nhiên và sinh vật khác, đây cũng là cơ chế phân tán rộng rãi các vật
chất đó.[26]
1.2.2.2

Chất thải hòa tan
Cacbon, nitơ và photpho hòa tan trong nước thải được tạo ra thông qua mang

và hoạt động bài tiết nước tiểu từ các loài thủy sản và từ sự hòa tan của phân và thức
ăn. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng hòa tan phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh
dưỡng của thức ăn, giai đoạn phát triển của loài thủy sản, loài thủy sản nuôi, và nhiệt
độ nước.
Chất thải chứa đạm là thành phần chủ yếu của chất thải hòa tan. Amoni và ure
là chất thải chứa đạm cơ bản liên quan với NTTS. Chúng là sản phẩm chuyển hóa của


14

amoni axit thông qua mang và nước tiểu của loài thủy sản. Quá trình sản xuất amoni
từ loài thủy sản bị ảnh hưởng bởi thành phần thức ăn, nhiệt độ của nước, và kích cỡ
của nó. Amoni cũng là đạm cơ bản được giải phóng từ sự phân hủy các chất hữu cơ
do vi khuẩn di dưỡng. Sự giải phóng Amoni từ chất thải ban đầu là chậm, nhưng tăng
theo thời gian và phụ thuộc vào nhiệt độ.[26]
Nguồn gốc của photpho hòa tan bao gồm sự hòa tan từ thức ăn và phân, và bài
tiết nước tiểu của các loài thủy sản. Phân có một phần photpho không bền lớn hơn
trong thức ăn của cá; photpho không bền tăng từ 24% của tổng photpho trong thức
ăn đến 43% của tổng photpho trong phân. Phân lắng xuống chậm hơn thức ăn dạng

viên và phá vỡ một cách dễ dàng. Sự bài tiết photpho hòa tan bởi loài thủy sản thông
qua nước tiểu bị kiểm soát bởi nồng độ photpho trong huyết tương.[26]
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải [2][5]

Hình 1.4: Mô hình tác động của lồng nuôi thủy sản lên môi trường [26]


15

Hợp chất nitơ nhanh chóng bị thủy phân thành amoniac và được tảo hấp thu.
Tảo là nguồn thức ăn trực tiếp cho vật nuôi và của các loài động vật phù du (nhỏ),
động vật phù du là thức ăn của loài nuôi. Khi hệ sinh thái trên ổn định thì mức độ ô
nhiễm trong hồ nuôi không lớn, khi mất cân bằng thì gây ô nhiễm lớn, tạo ra sự cố
bất lợi. Ví dụ do sử dụng quá nhiều thức ăn dẫn đến mật độ tảo cao, một số loài tảo
lam phát triển ồ ạt (nước nở hoa) và chết hàng loạt. Khi tảo chết bị phân hủy sẽ thải
ra một lượng lớn amoniac đầu độc vật nuôi.
Hàm lượng phopho trong nước NTTS không cao do bị tảo hấp thu hoặc nằm
ở dạng sa lắng dưới lớp bùn ao. Chất thải lắng xuống đáy khu vực nuôi, bị phân hủy
kỵ khí tạo ra các khí độc như NH3, H2S gây độc cho chính loài vật nuôi.
Chỉ có một phần chất dinh dưỡng bổ sung cho các trại NTTS để làm tăng năng
suất được chuyển hóa thành mô động vật. Phần còn lại sẽ trở thành chất thải và có
thể làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng bên trong
và xung quang hệ thống nuôi.
Các trại nuôi xả thải trong quá trình thay nước hoặc trong quá trình làm sạch
hoặc xả nước trong các ao nuôi đủ tuổi để thu hoạch. Nước thải có thể bao gồm nitơ,
photpho, chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ khác với nồng độ cao hơn so với nồng
độ của chúng trong tự nhiên. Các chất trong nước thải có thể góp phần gây ra hiện
tượng phú dưỡng, sự lắng cặn và nhu cầu oxy tăng cao trong thủy vực nhận nước thải.
Nước thải với nồng độ oxy hòa tan thấp hoặc độ pH cao có thể gây ảnh hưởng xấu
đến các sinh vật thủy sinh trong thủy vực tiếp nhận nước thải.

1.2.4 Các nguyên tắc giúp hạn chế ảnh hưởng của hoạt động NTTS lên môi
trường [2]
Để tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý nước thải, các trại nuôi phải cải tiến việc
thực hành sản xuất của mình trong một số lĩnh vực. Các lĩnh vực này bao gồm các
hoạt động kiểm soát sói mòn, quản lý thức ăn, chất lượng nước và chất lượng nước
đáy ao, và việc thay nước có khả năng làm giảm và cải thiện nước thải của ao.
Các nguyên tắc vận hành chính để cải thiện chất lượng nước là áp dụng tỷ lệ
thả nuôi và cho ăn sao cho không vượt quá khả năng đồng hóa của ao nuôi, sử dụng


16

thức ăn chất lượng tốt và quản lý thức ăn có hiệu quả, lắp đặt máy sục khí, rải vôi cho
các ao có độ axit và kiểm soát sói mòn.
Các nguyên tắc quản lý để có thể giảm thiểu khối lượng nước thải bao gồm
thu hoạch bằng cách kéo thay vì xả nước ao, chừa lại một phần sức chứa để ao nuôi
tiếp nhận nước mưa tự nhiên và các dòng chảy tự nhiên từ bên ngoài, duy trì chất
lượng nước bằng máy sục khí thay vì phương pháp dội rửa ao bằng tia nước.
Nếu việc áp dụng các nguyên tắc thực hành kể trên không thể cải thiện chất
lượng nước, thì phải sử dụng các biện pháp để xử lý nước thải.
1.2.5 Công nghệ xử lý nước thải NTTS [20]
Với nồng độ ô nhiễm không cao, đa số chất thải có nguồn gốc hữu cơ, thêm
vào đó hầu như nước thải NTTS được xả ra vùng xung quanh khu vực nuôi, cũng là
vùng nước lấy vào để cung cấp cho họat động NTTS. Vì vậy, nên chọn các phương
pháp sinh học để xử lý nước thải NTTS. Sau đây là một số hệ thống xử lý nước thải
NTTS bằng các phương pháp sinh học có tiềm năng lớn trong xử lý ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là chất thải hữu cơ.
1.2.5.1 Hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí
Tác nhân tham gia vào hệ thống xử lý này bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn,
nấm và một số vi sinh bậc thấp. Các dụng cụ thường dùng là bể thông khí sinh học

(Aeroten) hoặc các bể lọc sinh học

Hình 1.5: Quy trình xử lý bằng phương pháp hiếu khí [20]


17

Quá trình diễn ra như sau:
- Bùn hoạt tính (VSV ở trạng thái huyền phù) có trong nước thải từ các đầm
nuôi tôm được đưa vào hệ thống xử lý.
- Tiến hành xục khí làm cho nước được bão hòa oxy và bùn hoạt tính ở trạng
thái lơ lửng.
- Bể lọc sinh học: là bể phản ứng sinh học trong đó VSV sinh trưởng và phát
triển cố định trên một lớp màng bám trên các giá thể và nước thải được phân bố đều
phía trên các giá thể.
- Đĩa lọc sinh học: gồm một loạt các đĩa tròn lắp trên cùng một trục cách
nhau một khoảng nhỏ. Khi trục quay, một phần đĩa ngập trong hồ/bể chứa nước thải,
phần còn lại tiếp xúc với không khí. Các vi khuẩn bám trên đĩa lọc phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải.
Ưu điểm của hệ thống: thời gian diễn ra nhanh, các chất ô nhiễm được phân
hủy triệt để, có thể xử lý được một lượng lớn nước thải với nồng độ chất ô nhiễm cao,
không cần sử dụng nhiều diện tích đất, kiểm soát vấn đề mùi một cách dễ dàng.
Nhược điểm của hệ thống: chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị cao.
1.2.5.2 Các hệ thống làm sạch nước thải trong điều kiên tự nhiên
a) Hồ sinh học
Được gọi là hồ oxy hóa hay hồ chứa lắng, bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ.
Trong hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là
tảo và vi khuẩn. Hồ sinh học bao gồm các loại hồ:
- Hồ hiếu khí tự nhiên (Aerobic pond): độ sâu từ 0,2 – 0,4 m, diện tích đất
rất lớn, chi phí vận hành gần như bằng 0. Tải lượng BOD5: 250 kg – 300 kg/ngày cho

một diện tích hồ rộng khoảng 1 ha.
- Hồ kỵ khí (Anaerobic pond – Metan pond): độ sâu nước 2,4 – 3,6 m, thời
gian lưu nước từ 2 – 5 ngày. Diện tích nhỏ hơn chỉ khoảng 10 – 20% diện tích hồ
hiếu khí. Nhiệt độ tối ưu: 30 – 35oC. pH: 6,5 – 7,5. Thời gian tối ưu là 5 ngày.
- Hồ hiếu khí – kỵ khí (Facultative pond): độ sâu từ 0,7 – 1,8 m.Thời gian
lưu nước có thể tính toán được, phụ thuộc vào hiệu suất xử lý, dao động từ 5 – 30


×