Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng dầu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HỒ ĐỨC TUẤN

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HỒ ĐỨC TUẤN

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:


Quản trị kinh doanh
60 34 01 02
624/QĐ-ĐHNT ngày 01/7/2014

TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch hội đồng:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng
dầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty xăng dầu Qn
đội” là cơng trình nghiên cứu của các nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ
cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Hồ Đức Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng dầu của Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty xăng dầu Quân đội”, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Nha Trang, khoa
Kinh tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực

hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cũng như các phịng ban của Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty xăng dầu Quân đội đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thu thập số liệu tại đơn vị.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Trâm
Anh, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt thời gian qua.

Khánh Hịa, ngày

tháng 5 năm 2016

Tác giả luận văn

Hồ Đức Tuấn

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DẠNH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..............................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU ... 5

1.1. Chuỗi cung ứng.....................................................................................................5
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng............................................................................5
1.1.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng .............................................................................7
1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng.........................................................................8
1.1.4. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng .............................................8
1.2. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và vai trò của cung ứng xăng dầu trong các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ..............................................................................9
1.2.1. Khái niệm kinh doanh xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .............9
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu ....................................................................9
1.2.3. Tầm quan trọng của cung ứng xăng dầu trong doanh nghiệp xăng dầu .............10
1.2.4. Nội dung của chuỗi cung ứng xăng dầu............................................................13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng..................................................................32
1.3.1. Nhân tố bên trong.............................................................................................33
1.3.2. Nhân tố bên ngồi ............................................................................................33
TĨM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY TNHH
MTV TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI................................................35
2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng cơng ty Xăng
dầu Qn đội .............................................................................................................35
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty .......................................35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Xăng dầu Quân đội ............................36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Xăng dầu Quân đội..........................37
v


2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2010-2014 .............38
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xăng dầu của Tổng Công ty................41
2.2.1. Nhân tố bên trong.............................................................................................41
2.2.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................................47
2.3. Phân tích tình hình cung ứng xăng dầu của Tổng cơng ty....................................47

2.3.1. Phân tích q trình xây dựng kế hoạch cung ứng..............................................47
2.3.2. Phân tích tình hình mua....................................................................................56
2.3.3. Phân tích tình hình dự trữ.................................................................................60
2.3.4. Phân tích tình hình phân phối...........................................................................62
2.4. Phân tích mối quan hệ mua - dự trữ - bán............................................................66
2.5. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân trong cơng tác cung ứng ..... 68
TĨM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG
DẦU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI............73
3.1. Dự báo tổng mức bán lẻ xăng dầu của cả nước trong thời gian tới.......................73
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty .......................................76
3.2.1. Mục tiêu phát triển ...........................................................................................76
3.2.2. Định hướng phát triển ......................................................................................77
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng xăng dầu của Tổng công ty xăng
dầu Quân đội .............................................................................................................79
3.3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý của Tổng Công ty .....................79
3.3.2. Lập kế hoạch cung ứng hàng hợp lý .................................................................80
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý cung ứng hiệu quả ...............................81
3.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tiếp nhận, bảo quản, dự trữ.............................84
3.3.5. Tổ chức vận chuyển .........................................................................................85
3.3.6. Giải pháp về nguồn lực ....................................................................................85
3.3.7. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối .................................................87
3.3.8. Kiến nghị .........................................................................................................90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................93
KẾT LUẬN ...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................95
vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng và doanh thu bán hàng nội địa 2010 - 2014 ...............................38
Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng của các khách hàng giai đoạn 2010-2014...................39
Bảng 2.3: Hệ thống mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu..........................................................................................................40
Bảng 2.4: Lợi nhuận Tổng công ty xăng dầu Quân đội giai đoạn 2010-2014 .............41
Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn nhân lực của Tổng công ty giai đoạn 2010 – 2014...........42
Bảng 2.6: Lao động phân theo đối tượng tại Tổng công ty xăng dầu Quân đội...........43
Bảng 2.7: Trình độ cán bộ quản lý của Tổng công ty xăng dầu Quân đội ...................44
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản nguồn vốn Tổng công ty xăng dầu Quân đội năm 2014.......45
Bảng 2.9: Phân loại tài sản khấu hao và giá trị còn lại tài sản năm 2014 ....................46
Bảng 2.10: So sánh về danh mục sản phẩm xăng dầu giữa các doanh nghiệp đầu mối.........59
Bảng 2.11: Bảng kê sức chứa kho của Tổng công ty xăng dầu Quân đội....................60
Bảng 2.12: Bảng kê hệ thống cầu cảng của Tổng công ty...........................................64
Bảng 2.13: Số lượng tàu vận tải của một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu .............65
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2025 .......................................74
Bảng 3.2: Dự báo sản lượng cung cấp của các nhà máy lọc dầu đến năm 2025 ..........75
Bảng 3.3: Cân đối cung cầu trong nước .....................................................................75

vii


DẠNH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quá trình mua xăng dầu ............................................................................20
Sơ đồ 1.2: Dạng kênh phân phối trực tiếp ..................................................................29
Sơ đồ 1.3: Dạng kênh phân phối dán tiếp...................................................................30
Sơ đồ 1.4: Dạng kênh phân phối hỗn hợp...................................................................30
Sơ đồ 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống phân phối..........................................31
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của Tổng cơng ty xăng dầu Qn đội .............................37
Sơ đồ 2.2: Mơ hình tổ chức cung ứng xăng dầu .........................................................48
Sơ đồ 2.3: Lưu đồ kế hoạch cung ứng xăng dầu.........................................................52


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Xăng dầu là huyết mạch của nền kinh tế, là mặt hàng chiến lược có tầm quan
trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế quốc dân. Các nhà máy lọc dầu trong nước
chưa thể đáp ứng được nhu cầu xăng dầu trong nước, chỉ đảm bảo khoảng 30-40% thị
phần nội địa. Như vậy có thể thấy là hoạt động cung ứng xăng dầu có một vị trí rất
quan trọng trong nền kinh tế. Đảm bảo cung ứng đủ hàng cho doanh nghiệp xăng dầu
kinh doanh cũng chính là đảm bảo đủ nguồn hàng hố cho nền kinh tế hoạt động bình
thường. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu chuỗi cung ứng
xăng dầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty xăng dầu
Quân đội” với mục tiêu là phân tích các q trình cung ứng tại Tổng Công ty, đưa ra
những đánh giá nhận xét của quá trình “mua – dự trữ – bán” từ đó đề ra những giải
pháp nhằm hồn thiện chuỗi cung ứng của đơn vị.
Tác giả đã thu thập đầy đủ các số liệu thứ cấp, đánh giá một cách khách quan
những ưu, nhược điểm và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chuỗi
cung ứng xăng dầu tại Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội. Những đánh giá đã mang lại
cái nhìn tổng quan nhất trong chuỗi cung ứng này, xác định được đâu là khâu yếu nhất
trong chuỗi, và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết được vấn đề đó.
Tác giả đã đưa ra 7 giải pháp trong đó “ứng dựng cơng nghệ thơng tin” với việc
ứng dựng phần mềm quản trị doanh nghiệp như là một giải pháp mang lại nhiều hiệu
quả, đáng tin cậy, tăng cường tính dự báo cho doanh nghiệp, đặc biệt hữu hiệu đối với
doanh nghiệp kinh doanh về xăng dầu như Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội.
Từ khóa: chuỗi cung ứng, cung ứng xăng dầu, xăng dầu quân đội, thị trường
xăng dầu, xăng dầu.

ix



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khởi xướng công cuộc “Đổi mới”, theo đó chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định
pháp luật được ban hành, tạo điều kiện cho việc hình thành đồng bộ thị trường, tạo ra
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển
kinh tế ở nước ta. Khả năng sản xuất, chế biến dầu thô trở thành xăng dầu thành phẩm
cung cấp cho thị trường trong nước của nước ta cịn thấp, chỉ có khoảng 30-40% của
thị trường nên phải mua từ nước ngồi. Có thể thấy một thực tế là, trong thời gian qua
khi có những biến động trên thị trường xăng dầu thế giới, (chiến tranh, chính sách
thương mại của những nước siêu cường…), đã có một số cơng ty kinh doanh xăng dầu
trong nước khơng có hàng để bán ra thị trường, ngay lập tức thị trường xăng dầu trong
nước có những biến động và đồng thời cũng làm giảm hiệu quả kinh doanh của công
ty. Như vậy có thể thấy là hoạt động cung ứng xăng dầu có một vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta chưa xây dựng
được nhà máy lọc hố dầu quy mơ đủ đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Đảm bảo
cung ứng đủ hàng cho doanh nghiệp xăng dầu kinh doanh cũng chính là đảm bảo đủ
nguồn hàng hoá cho nền kinh tế hoạt động bình thường, do đó cung ứng tốt cho doanh
nghiệp xăng dầu đã góp phần làm giảm nguy cơ “sốt” xăng dầu trên thị trường.
Những năm trước đây, cụm từ “chuỗi cung ứng” rất hiếm khi được các nhà quản
trị nói đến, họ thường quan tâm đến các khái niệm về “hậu cần” (logistics), vận tải để
nói về dịng chảy hàng hóa. Sự xuất hiện của khái niệm chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là
liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa và được gọi chung là q
trình thu mua hàng hóa.
Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý
logistics là một. Trong khi đó, quản lý logistic hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến

công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa.
1


Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường tồn cầu như hiện nay, chỉ riêng
một mắt xích trong chuỗi cung ứng như quản lý việc giao hàng đúng hẹn, hoặc nhanh
hơn đối thủ một vài phút cũng khiến doanh nghiệp tăng uy tín của mình trong mắt đối
tác. Đồng thời, theo tính tốn trong lĩnh vực quản lý kho bãi, quản lý tốt giúp nâng cao
năng suất lao động từ 15-40%, nâng thời gian giao hàng đúng giờ từ 2-5%, giảm 5-20%
lượng hàng tồn kho. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cịn giúp tìm kiếm các file lưu trữ
dễ dàng hơn, xúc tiến nhanh hơn các đơn hàng, thanh toán quản lý nhân viên làm việc
lưu động hiệu quả, đưa sản phẩm đến nhà phân phối và khách hàng nhanh hơn.
Có thể thấy, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả khơng những giúp “trơn tru hóa”
tất cả các mắt xích trong quy trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng, mà cịn có thể
tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những thông tin thu nhận được gần đây ở
các tập đoàn lớn cho thấy những doanh nghiệp làm tốt việc quản trị chuỗi cung ứng có
thể đạt được lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ.
Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ đều cho thấy rằng sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong chuỗi từ khâu hoạch
định, mua hàng, sản xuất, giao hàng đã góp phần giảm chi phí của tồn chuỗi xuống
mức tối thiểu, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp
khác. Nhưng đối với xăng dầu là một mặt hàng đặc thù, kinh doanh có tính chất và
điều kiện riêng, tính cạnh tranh chủ yếu ở trong các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu.
Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng dầu ở các doanh nghiệp này còn hạn chế, chỉ
dừng lại ở từng khâu. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng dầu sẽ bổ sung
thêm cho lý luận cũng như thực tiễn cho chuỗi cung ứng nói chung, nhất là đối với mặt
hàng xăng dầu có nhiều tác động đến thị trường.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Xăng dầu Quân đội
(Sau đây gọi là Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội hay Tổng Công ty) là doanh nghiệp
quốc phòng - an ninh theo Quyết định số 1778/QĐ - TTg ngày 9/12/2008 của Thủ

tướng Chính phủ và số 223/2008/QĐ - BQP ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ quân sự quốc
phòng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như các yếu tố xã hội, môi
trường kinh doanh đồng thời với vị thế của một Tổng công ty vừa thực hiện nhiệm vụ
chính trị vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát triển kinh doanh của Tổng công
ty gặp muôn vàn khó khăn, tạo ra những áp lực lớn cho Tổng Cơng ty trong việc cần
có những giải pháp nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hình ảnh và hiệu quả hoạt
động kinh doanh xăng dầu nội địa.
2


Nhận thức được đây là vấn đề cấp bách thiết thực và xuất phát từ thực tiễn, học viên
mạnh dạn chọn đề tài "Nghiên cứu chuỗi cung ứng xăng dầu của Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội" để thực hiện Luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chuỗi cung ứng xăng dầu của Tổng
Cơng ty, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo được
chất lượng xăng dầu đến người tiêu dùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng cung ứng xăng dầu ở Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, từ
đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân dẫn đến nhược điểm trong chuỗi
cung ứng đó.
- Đề ra những giải pháp cụ thể gắn liền với thực tiễn và bối cảnh, môi trường
kinh doanh mà Tổng Công ty đang hướng tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường, mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Tổng Công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội.

+ Về thời gian: các số liệu, kết quả giai đoạn hoạt động kinh doanh tại Tổng
Công ty Xăng dầu Quân đội lấy từ năm 2010 - 2014.
- Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi cung ứng xăng dầu tại Tổng Công ty Xăng dầu
Quân đội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính
đã được kiểm tốn qua các năm 2010 – 2014 từ phịng Tài chính kế tốn, số liệu kinh
doanh sản phẩm xăng dầu qua các năm 2010 – 2014 từ phòng Kinh doanh – Xuất nhập
khẩu, số liệu về lực lượng lao động qua phòng Tổ chức lao động. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu khảo sát tài liệu để thu thập thơng tin, phân tích, so sánh số
liệu được thu thập để đưa ra những đánh giá thực trạng về cung ứng xăng dầu ở Tổng
Cơng ty Xăng dầu Qn đội.
Ngồi ra luận văn cịn thu thập số liệu về sản lượng, thị phần của các doanh
nghiệp xăng dầu đầu mối qua các năm 2010 – 2014 và dự báo nhu cầu xăng dầu Việt
Nam đến năm 2025 từ Bộ Công thương.
3


5. Tổng quan nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp với các góc độ, đối tượng nghiên cứu và mức độ khác nhau, có thể khái
quát lại như sau:
- Dương Hoài Lan (2011), “Hoàn thiện hệ thống quản trị tiêu thụ sản phẩm xăng
dầu tại Công ty Xăng dầu khu vực I trên địa bàn Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
- Lê Thanh Mân (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng dầu tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp”,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Hồ Đức Đại (2008), “Giải pháp pháp triển doanh nghiệp xăng dầu Miền
Nam”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Các đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xăng dầu thì chỉ mới dừng lại ở việc
nghiên cứu một bộ phận cấu thành trong chuỗi cung ứng xăng dầu, như khâu nhập
khẩu xăng dầu, phân phối xăng dầu, hay nghiên cứu về các vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh nói chung của từng doanh nghiệp.
- Phạm Thị Phương (2011), “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định”, Trường
Đại học kinh tế Quốc dân.
Đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng xăng dầu đã đưa ra được các cơ sở lý luận
về chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng nói chung, đồng thời nghiên cứu thực
trạng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả cung ứng xăng
dầu của đơn vị. Tuy nhiên, vì phạm vi đề tài nghiên cứu ở đơn vị không phải là đơn vị
đầu mối nhập khẩu xăng dầu nên chưa đề cập đến tồn bộ chu trình cung ứng xăng
dầu, mới chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động vận tải, phân phối, quản lý bán hàng.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
chia thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng xăng dầu.
Chương 2: Thực trạng cung ứng xăng dầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng xăng dầu của Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội.
4


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU
1.1. Chuỗi cung ứng
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Ngày nay cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ mơi trường kinh doanh

nào đều địi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà
cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp
ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng
dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của
nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều
mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều
doanh nghiệp có thể khơng biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc
tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ
sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã
thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó.
Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thơng và vận tải (ví
dụ: truyền thơng di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát
triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.
Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng
chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi
cung ứng đã được đưa ra:
Ganeshan & Harrison (1995, Introduction to Supply Chain Management):
“Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ ngun liệu thơ cho tới khi
sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là
một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua
nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản
phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”.
Lee & Billington (1995, The evolution of Supply Chain Management Model and
Practice): “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa ngun liệu thơ từ bán
thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”.
5


“Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thơng qua các

mối liên kết phía trên và phía dưới trong các q trình và hoạt động khác nhau sản
sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng”
(Bài giảng của GS. Souviron về quản trị chuỗi cung cấp).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà cịn cơng ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát
triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó
được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà
bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến
lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau
trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao
gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và
các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong q trình sản xuất và sản
phẩm hồn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, của cơng nghệ thơng tin, thì dây chuyền
cung ứng này càng phức tạp, vai trị của cơng nghệ thông tin trong quản trị dây truyền
cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thơng qua một
vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất
nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một
nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho tồn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các
doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không
quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho
khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm
cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt
và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội
nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm

6


khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc
quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này khơng cịn
đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung
ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc.
1.1.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Mục tiêu của chuỗi cung ứng có 2 phần: 1) Loại bỏ hồn tồn những lãng phí tìm
thấy ở bất cứ đâu trong mạng lưới kênh cung ứng, và 2) Tối ưu hố dịng giá trị khách
hàng - từ những thiết kế sản phẩm cao nhất đến ưu việt nhất.
Thứ nhất, chuỗi cung ứng sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc.
Và như vậy sẽ đảm bảo cho công ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung
ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc với đối thủ của mình.
Thứ hai, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ
thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối
cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật
thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải
trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.
Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi
nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng
lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi
chứ khơng phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không chỉ
đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho
mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.
Những lợi ích chính của việc theo đuổi chuỗi cung ứng có thể được tóm lược như
sau: Một chuỗi cung ứng giúp cơng ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng tạo ra
những khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh trạnh. Lợi ích này cịn được phân chia trên
hai lĩnh vực cụ thể : hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh trạnh.

Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và
thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh
thu và lợi nhuận-chính là khách hàng.
7


Lợi thế cạnh tranh: Ngồi lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan hệ
mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các công ty ngày
nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản
xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô.
1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng
Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm:
1. Nhà cung cấp ngun vật liệu có vai trị quan trọng cung cấp nguyên vật liệu
cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới, các
vùng nông thôn hẻo lánh,..
2. Nhà sản xuất có vai trị chế biến thành những sản phẩm phục vụ nhu cầu của
cuộc sống.
3. Nhà bán sỉ (siêu thị lớn như Metro,…) có vai trị cung ứng hàng hóa ra thơng
qua người bán lẻ hoặc có thể bán trực tiếp ra thị trường nhưng với một số lượng lớn.
4. Nhà bán lẻ (Coopmark, các tiệm tạp hóa,…) đây là nơi trực tiếp cung ứng cho
người tiêu dùng, có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
5. Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm được làm ra và khách hàng cũng giữ vị
trí quan trọng trong sự tồn tại của chuỗi cung ứng sản phẩm.
6. Ngoài năm nhân tố trên thì một nhân tố khác khơng thể thiếu đối với chuỗi
cung ứng đó là hệ thống vận tải, chuyên chở,…đây là những nhân tố tạo nên sự thành
công của một chuỗi cung ứng.
1.1.4. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng
Từ các định nghĩa về chuỗi cung ứng ở trên dẫn đến một vài điểm then chốt.
Trước hết, chúng ta phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; những
tác động của nó đến chi phí và vai trị trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu

cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung
tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Trong các phân tích chuỗi cung ứng, ta
cần xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và của khách hàng bởi vì họ có tác
động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Thiết kế và vận hành một chuỗi cung ứng nhằm làm tối thiểu hóa chi phí tồn bộ
hệ thống trong khi vẫn duy trì một mức phục vụ của cả hệ thống thực sự là một thách
8


thức lớn. Điều khó khăn thường thấy là vận hành một cơ sở riêng lẻ để chi phí được tối
thiểu hóa và mức độ phục vụ được duy trì. Sự khó khăn gia tăng theo hàm mũ khi xem
xét tồn bộ hệ thống. Chúng ta cần tìm ra một chiến lược tồn cục được biết đến như
là tối ưu hóa tồn bộ.
Tính khơng chắc chắn là cố hữu trong mỗi chuỗi cung ứng; nhu cầu của khách
hàng có thể khơng bao giờ được dự báo chính xác, thời gian vận chuyển sẽ khơng bao
giờ chắc chắn; máy móc và phương tiện sẽ bị hỏng. Các chuỗi cung ứng cần phải được
thiết kế để giảm thiểu càng nhiều tính khơng chắc chắn khi có thể và xử lý một cách
hiệu quả những nhân tố khơng chắc chắn cịn lại.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành, các công ty cần chú ý đến một số
vấn đề sau: Cấu hình mạng lưới phân phối, Kiểm soát tồn kho, Các hợp đồng cung
ứng, Các chiến lược phân phối, Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược,….
1.2. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và vai trò của cung ứng xăng dầu trong
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
1.2.1. Khái niệm kinh doanh xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu:
- Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của q trình lọc dầu thơ, dùng làm
nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diezen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên
liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, khơng bao gồm các loại
khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
- Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản

xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng
dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận,
bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: là một doanh nghiệp được thành lập với
hoạt động thương mại chủ yếu thực hiện kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có điều kiện (Về con người, cơ
sở vật chất...) và kinh doanh sản phẩm đặc biệt đó là các sản phẩm xăng dầu;
9


+ Về con người kinh doanh xăng dầu, ngoài các yêu cầu chung khác như các loại
hình kinh doanh phổ biến khác cịn cần phải có chứng chỉ về nghiệp vụ kinh doanh
xăng dầu cũng như chứng chỉ đã qua huấn luyện phòng cháy chữa cháy;
+ Cơ sở vật chất phải được trang bị theo quy chẩn do nhà nước quy định đồng
thời trong quá trình hoạt động phải chịu sự kiểm tra cũng như quản lý của Nhà nước
đối với các trang thiết bị đó (thiết bị tồn chứa, thiết bị đo lường, trang bị phòng cháy
chữa cháy, phương tiện vận chuyển);
+ Sản phẩm chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước về giá bán lẻ tối đa và khối
lượng mua vào (hạn ngạch);
+ Là mặt hàng đặc biệt liên quan và ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề kinh tế
khác nên ngành hàng này còn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc điều
hành kinh doanh;
+ Sản phẩm có những yêu cầu đặc biệt trong việc vận chuyển, lưu trữ bảo quản
cũng như bán ra tới người sử dụng. Yêu cầu phải có phương tiện vận chuyển chuyên
dùng, bảo quản cũng như lưu trữ trong những bồn bể đặc biệt đồng thời khi bán hàng
cũng cần có những thiết bị bán hàng chuyên dùng và tất cả những thiết bị này đều
được nhà nước kiểm định.
1.2.3. Tầm quan trọng của cung ứng xăng dầu trong doanh nghiệp xăng dầu

1.2.3.1. Khái niệm và mục tiêu của cung ứng
* Khái niệm: Cung ứng xăng dầu là quá trình đảm bảo xăng dầu cho hoạt của tổ
chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả.
* Mục tiêu của cung ứng:Trong cung ứng cũng như đối với các hoạt động khác
của doanh nghiệp, cung ứng cũng đặt ra những mục tiêu để phấn đấu đạt được và các
mục tiêu này khơng đi ngồi mục tiêu hiệu quả cao nhất có thể được do cung ứng
mang lại. Mục tiêu này được đặt ra cho nhiều cấp khác nhau trong doanh nghiệp, mỗi
cấp sẽ có những mục tiêu cho cấp của mình.
- Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp: thì yêu cầu cung ứng phải đạt cho được
các mục tiêu sau: Đúng chất lượng; Đúng nhà cung cấp; Đúng số lượng; Đúng thời
điểm; Đúng giá.
10


Căn cứ vào các mục tiêu này mà nhà quản trị doanh nghiệp xem xét và đưa ra các
quyết định điều hành cung ứng.
- Đối với bộ phận chiến lược quản trị cung ứng
Bộ phận này trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về những vấn đề liên quan
tới hoạt động cung ứng, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu nhu cầu, nghiên cứu và đánh
giá thị trường cũng như các nhà cung cấp …
Để làm được điều này, bộ phận chiến lược này cũng đặt ra những mục tiêu sau:
+ Đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, ổn định: đây là mục
tiêu cơ bản và quan trọng nhất. Đây cũng chính là lý do tồn tại của bộ phận quản trị
cung ứng.
+ Mua hàng với giá cạnh tranh: Mua hàng ở giá tương ứng với cung cầu và mức
độ khan hiếm của hàng hoá đó trên thị trường. Mua hàng với giá cạnh tranh đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh các
mặt hàng có tính cạnh tranh cao.
+ Mua hàng một cách khơn ngoan: là việc luôn khéo léo thoả mãn một cách tốt
nhất các mặt chất lượng dịch vụ và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình. Để làm được

điều này thì phải thường xun có sự hợp tác giữa người mua và người sử dụng nhằm
làm rõ hơn nhu cầu để đáp ứng.
+ Dự trữ ở mức tối ưu: Việc duy trì một tỷ lệ tồn kho ở mức cao sẽ bảo đảm đạt
được mục tiêu thứ 1, tuy nhiên cũng đồng nghĩa với tốn kém. Do vậy, công việc quản
trị cung ứng chính là cân đối mức hàng hố tồn kho với chi phí tồn kho một cách hợp
lý để nhằm cung cấp vào lúc mong muốn, với số lượng và chất lượng cần thiết, chi phí
thấp nhất và trong những điều kiện tốt nhất những của cải dịch vụ cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp.
Việc dự trữ tối ưu cịn làm giảm chi phí do hao hụt tự nhiên, hao hụt do hàng tồn
kho kém phẩm chất, do hư hỏng… giảm chi phí cho doanh nghiệp.
+ Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy:
Lựa chọn những nhà cung cấp sẵn sàng hợp tác để cùng giải quyết những rắc rối
và giảm thiểu chi phí cho người mua hàng. Hiện nay một số doanh nghiệp đang có xu
hướng chuyển dần sang “mua nhà cung cấp “ chứ không đơn thuần là “mua hàng “,
điều này liên quan tới vấn đề thương hiệu.
11


Do đó việc điều tra, chọn lựa hay phát triển những nhà cung cấp nhanh nhạy đáp
ứng được yêu cầu đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng của người mua hàng.
+ Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện có:
Nhiều vấn đề sẽ nảy sinh sau khi ký hợp đồng mua bán, trong quá trình thực
hiện. Tuy nhiên mọi vấn đề này sẽ được giả quyết dễ dàng nếu hai bên tồn tại một mối
quan hệ tốt đảm bảo được lợi ích mỗi bên. Do vậy việc giữ được mối quan hệ tốt với
nhà cung cấp là điều hết sức cần thiết.
+ Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp:
Mục tiêu chính, cũng là mục tiêu xun suốt đó là đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp được liên tục, đều đặn. Muốn làm được điều này, thì bộ phận
cung ứng cần phải xác định được nhu cầu hàng hố mua vào cần phải có, như vậy bộ
phận cung ứng cần có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác, cung cấp kịp thời,

chính xác các thơng tin về giá cả, tình hình thị trường, tính năng của sản phẩm…để các
bộ phận có điều kiện chọn lựa, đồng thời xác định nhu cầu, thu thập thông tin phản hồi
từ các bộ phận sử dụng để yêu cầu các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu tốt hơn.
- Bộ phận nghiệp vụ cung ứng:
Đây là bộ phận thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến thuật, ở bộ phận này chủ
yếu là hoàn thành tốt các kế hoạch cung ứng đã được lập ra.
1.2.3.2. Tầm quan trọng của cung ứng xăng dầu
* Cung ứng xăng dầu là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu
Trong một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, muốn tồn tại và phát triển cần có
các hoạt động:
- Sáng tạo: phải có ý tưởng và khả năng sáng tạo khơng ngừng, ở đây cần có khả
năng sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ…mới.
- Tài chính: thu hút vốn và quản lý vốn;
- Nhân sự: quản lý nguồn nhân lực;
- Mua hàng: mua hàng hoá, trang thiết bị, dịch vụ…. để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp;
12


- Phân phối: tiếp nhận và bán các hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.
Do đó có thể thấy rằng, cung ứng là một khâu góp phần trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Cung ứng là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, cần có: Máy móc, nhân lực, hàng hố
đầu vào, tiền và quản lý.
Trong đó hoạt động cung ứng đảm nhiệm 2 yếu tố là máy móc thiết bị và hàng
hố đầu vào. Nếu hoạt động cung ứng tốt thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra mới liên tục và nhịp nhàng. Đặc biệt, hiện nay chi phí hàng hố mua vào chiếm

tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm thì cung ứng lại càng có vai trị quan trọng hơn.
* Cung ứng đóng vai trị người quản lý hoạt động sản xuất từ bên ngoài
Đáp ứng nhu cầu hàng hố đầu vào cho kinh doanh, có 2 nguồn:
Nguồn 1: doanh nghiệp tự sản xuất;
Nguồn 2: mua từ bên ngoài.
Nếu cung ứng làm tốt chức năng của mình: cung cấp hàng hoá đúng chủng loại,
đúng chất lượng, số lượng, đúng thời điểm và với chi phí thấp thì kinh doanh sẽ tiến
hành liên tục một cách nhịp nhàng, mang lại hiệu quả cao; ngược lại thì kinh doanh sẽ
bị gián đoạn hiệu quả thấp. Do vậy có thể thấy rằng, cung ứng chính là người điều
phối sản xuất từ bên ngoài.
1.2.4. Nội dung của chuỗi cung ứng xăng dầu
1.2.4.1. Xây dựng kế hoạch cung ứng xăng dầu
Nguyễn Thành Hiếu (2015, quản trị chuỗi cung ứng): “Mục tiêu chính của quản
trị chuỗi cung ứng là tích hợp được hoạt động trong toàn hệ thống bởi lẽ việc này sẽ
đem đến năng lực vận hành cao hơn không chỉ đối với riêng từng doanh nghiệp mà
còn cho các doanh nghiệp khác trong cùng hệ thống và khi đó một chuỗi cung ứng
thực sự trong phạm vi một quốc gia và quốc tế được hình thành”.
Xây dựng kế hoạch cung ứng bao gồm các nội dung như sau:
13


* Dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch sản lượng trong năm tới
Hàng năm, sau khi thực hiện kế hoạch năm đó gần hồn thành, các đơn vị tiến
hành đánh giá lại kết quả thực hiện kế hoạch năm đó, kết hợp với việc dự báo tình hình
kinh tế trong và ngoài nước cũng như sự phát triển của ngành để đưa ra một dự báo
cho sản lượng tiêu thụ trong năm tới. Các đơn vị thành viên phải tự xây dựng và bảo
vệ kế hoạch này trước đơn vị cấp trên.
Trong quá trình dự báo, cần chú ý tới các nhân tố tác động tới dự báo cũng như
nhu cầu tiêu dùng.
- Các nhân tố chủ quan:Cách thức phục vụ khách hàng; Chất lượng sản phẩm;

Giá bán.
- Các nhân tố khách quan: Cảm tình của người tiêu dùng; Quy mô dân cư; Sự
cạnh tranh; Chu kỳ kinh doanh; Các nhân tố ngẫu nhiên; Môi trường luật pháp; Thực
trạng nền kinh tế Việt Nam, thế giới; Chiến tranh, bạo động, thiên tai.
- Các bước tiến hành dự báo:Xác định mục tiêu dự báo; Chọn mặt hàng cần dự
báo; Xác định loại dự báo, thời đoạn cần dự báo; Chọn mơ hình dự báo; Thu thập các
số liệu cần thiết; Phê chuẩn mơ hình dự báo; Tiến hành tính toán dự báo; Áp dụng kết
quả dự báo.
- Các phương pháp dự báo:Dự báo theo thời gian; Dự báo theo khuynh hướng;
Dự báo theo các mối liên hệ tương quan.
* Xác định nhịp điệu cung ứng
Xuất phát từ việc bảo vệ thành công kế hoạch trong năm tới, đơn vị cấp trên sẽ
tiến hành xây dựng kế hoạch cung ứng cho tồn bộ các đơn vị thành viên.
Có hai nhóm chi phí chính trong q trình cung ứng: chi phí do dự trữ và chi phí
ký kết đơn hàng. Hai chi phí này thay đổi tỷ lệ nghịch với nhau, đơn hàng càng lớn thì
chi phí ký kết càng cao nhưng ngược lại số lượng đơn đặt hàng hàng lớn đưa đến kết
quả là, có một lượng dự trữ trung bình ít, lúc đó chi phí do dự trữ giảm đi và ngược lại
Mục tiêu của quản lý kinh tế dự trữ là làm giảm tối thiểu chi phí tồn bộ của dự
trữ (khơng tính đến những chi phí do thiếu hụt hàng).
Công thức xác định:
N=


14

Ct
2A


Trong đó:

A

: Chi phí ký kết đơn đặt hàng.

N

: Số lượng đơn đặt hàng hàng năm.

t : tỷ suất hàng năm do có dự trữ, tính theo % (ví dụ: tỷ suất 10% được hiểu là 1
đơn vị tiền hàng đang dự trữ có chi phí dự trữ là 0, 1 đơn vị tiền)
C

: tiêu dùng năm được tính bằng giá trị (số lượng được tiêu dùng x giá

đơn vị)
* Xác định số lượng đặt hàng và thời điểm giao hàng
- Khi lượng tiêu dùng hàng năm là đều đặn:
Đối với lượng tiêu dùng năm C và nhịp điệu cung ứng N, lô kinh tế là C/N, việc
giao hàng sẽ diễn ra cách nhau 12/N tháng.
- Khi lượng tiêu dùng khơng đều đặn, có thể lựa chọn 1 trong hai phương pháp sau:
+ Cung ứng số lượng ổn định và khoảng cách thời gian biến đổi (phương pháp
điểm đặt hàng).
+ Cung ứng bằng số lượng thay đổi ở những thời điểm cố định (phương pháp chu kỳ).
Trong tất cả các trường hợp cần phải tính đến, dự trữ tối thiểu và dự trữ bảo hiểm.
* Xác định mức dự trữ hợp lý
Trong thực tế, việc xác định một mức dự trữ hợp lý cho từng doanh nghiệp còn
phụ thuộc vào những điều kiện thực tế của doanh nghiệp: kho tàng, bến bãi, nhu cầu
sử dụng. . . và mức độ kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp đó. Do đó doanh nghiệp sẽ
tự mình đưa ra các tiêu chí ưu tiên nhằm áp dụng một mơ hình tồn kho hợp lý nhất dối
với doanh nghiệp.

Xác định các chỉ tiêu dự trữ hàng hoá:
- Xác định dự trữ thấp nhất:
Dự trữ thấp nhất (DTN) được hình thành từ các yếu tố sau:
+ Lượng hàng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch;
+ Lượng hàng cần thiết cho khâu chuẩn bị (lượng hàng nằm trong đường ống
công nghệ …)
+ Lượng hàng trưng bày;
+ Lượng hàng bảo hiểm (đề phòng hàng về chậm hoặc mức bán ra tăng đột biến)
Tổng các lượng hàng này đem chia cho mức bán ra bình quân một ngày theo kế
hoạch sẽ được dự trữ thấp nhất tính theo số ngày DTN (sn).
15


- Xác định dự trữ cao nhất:
DCN (sn)
Trong đó:

= DTN (sn) + KC

- DCN (sn):Dự trữ cao nhất theo ngày
- KC: số ngày giữa hai lần nhập hàng.

- Xác định dự trữ bình quân:
+ Dự trữ bình quân theo số ngày:
+ Lượng hàng hố dự trữ bình qn:
DBQ = DBQ (sn) x b = DTN + Q*/2
DBQ (sn) = [DTN (sn) + DCN (sn)]/2
Trong đó: b là lượng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch.
- Xác định lượng hàng nhập tối ưu nhờ mơ hình dự trữ với ràng buộc dung tích kho:
+ Điều kiện thực hiện:

 Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi.
 Phải biết trước thời gian đặt hàng kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng
và thời gian đó khơng đổi.
 Lượng hàng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở một
điểm thời gian đã định trước.
 Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng.
 Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ.
 Sự thiếu hụt trong kho hồn tồn khơng xảy ra nếu như đơn hàng được thực
hiện đúng thời gian.
- Xác định chi phí tồn kho:
Có hai loại chi phí biến đổi được xác định là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
cong chi phí mua hàng khơng đổi.
Chi phí đặt hàng = Số lần đặt hàng trong năm x Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Chi phí tồn trữ = Lượng tồn kho trung bình x Chi phí tồn trữ 1 đơn vị tồn kho
trong 1 năm
16


×