Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



LƢƠNG THỊ HỒNG HOA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



LƢƠNG THỊ HỒNG HOA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHỤNG

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:

TS. PhạmThị Phụng
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 3 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

PGS. TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

PGS. TS. Lê Quốc Hội


Phản biện 1

3

PGS. TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Trần Phúc

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS. TS. Phan Đình Nguyên


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LƢƠNG THỊ HỒNG HOA

Giới tính:Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 15/9/1973Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Kế toán

MSHV:1441850018

I. Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán,
xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến hiệu quả tổ chức công tác kế
toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
III. Ngày giao nhiệm vụ

: 20/8/ 2015


IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/ 2016
V. Cán bộ hƣớng dẫn
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Phạm Thị Phụng

: TS. PHẠM THỊ PHỤNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành
phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Lƣơng Thị Hồng Hoa



ii

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cô đang công tác, giảng dạy tại
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp tôi có điều
kiện tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về quản lýtài chính nhà nước,
phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của bản thân.
Đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học và tập thể
giảng viên đang công tác tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS.Phạm Thị
Phụng, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho tôi kinh
nghiệm, phương pháp nghiên cứu, tận tình hướng dẫn tôi với tinh thần trách
nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến
đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và các bạn học viên để luận văn có giá trị
thực tiễn hơn.
Trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Lƣơng Thị Hồng Hoa



iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hƣởng đếnhiệu quả tổ chức công tác kế
toántrong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiệu quả củatổ chức công
tác kế toán
kế toán theo thang đo Likert 5 cấp độ. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo
đều đạt độ tin cậy và giá trị hội tụ. Qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy 8 yếu
tố gồm: (1) Tổ chức bộ máy kế toán, (2) Ứng dụng công nghệthông tin trong
công tác kếtoán,(3) Hệ thống kiểm tra kế toán, (4) Hệ thống chứng từ kế toán,
(5) Hệ thống tài khoản kế toán, (6) Hệ thống báo cáo kế toán, (7) Hệ thống sổ
sách kế toán và (8) Vận dụng chính sách kế toán đều có ảnh hƣởng đến hiệu quả
của tổ chức công tác kế toán. Trong đó, yếu tốTổ chức bộ máy kế toán và Ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toáncó ảnh hƣởngnhiều nhất tới
Hiệu quả của tổ chức công tác kế toán.
Từ các kết quả nghiên cứu, một số ý kiến đƣợc đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả của tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.


iv

ABSTRACT

The study, "Factors affecting organizational effectiveness of
accountants in business administrative agencies in Ho Chi Minh City" focuses
on analyzing and identifying the factors affecting the efficiency of the
organization accounting works through factor analysis techniques on data

collected from 160 accounting under 5 level Likert scale. The test results
showed that the scales are reaching the reliability and value of converged.
Through multivariate regression analysis showed that 8 factors including: (1)
The organization of the accounting, (2) The application of information
technology in accounting work, (3) check the accounting system, ( 4) The
system of accounting vouchers, (5) The system of accounting accounts, (6)
the accounting reporting system, (7) accounting system and (8) Applying the
accounting policies are effectively influence organizations use accounting
work. In particular, the factors accounting Organizational structure and
application of information technology in accounting work have the most
impact to manipulate Efficient organization of accountants.
From the research results, some reviews are proposed to improve the
efficiency of the organization applying accounting work in the business and
administrative offices in Ho Chi Minh City in the near future.


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: .......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ...................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................3
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................3
1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................5
1.1. NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI ..................................................................5
1.2. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC .................................................................8
1.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ..............................................................................12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................14
2.1. KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ....................................14
2.1.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp .................................................14
2.1.2. Đặc điểm các đơn vị hành chính sự nghiệp .................................................14
2.1.3. Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp ...................................................16
2.1.4. Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp...............................................17
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ........18
2.2.1. Khái niệm về tổ chức công tác kế toán .......................................................18
2.2.2. Vai trò của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ............19
2.2.3. Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ...........20
2.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP .........................................................................................................20
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ..............................................................................20
2.3.2. Tổ chức quy trình kế toán ............................................................................23
2.3.3.Tổ chức trang bị các phƣơng tiện, thiết bị tính toán ....................................30
2.3.4. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán .......................32
2.3.5. Hiệu quả tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp…....…………....33
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ...........................................................33


vi

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................36
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................................36
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phƣơng pháp định tính) ...................................37

3.2.2. Nghiên cứu chính thức (sử dụng phƣơng pháp định lƣợng) .......................38
3.3. MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................................39
3.3.1. Xác định mẫu:..............................................................................................39
3.3.2. Hình thức khảo sát: ......................................................................................39
3.3.3. Kết quả khảo sát: .........................................................................................40
3.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU .....................................................41
3.5. XÂY DỰNG THANG ĐO ............................................................................42
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................49
4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................49
4.1.1 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định tính ...................................................49
4.1.2 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lƣợng ................................................51
4.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO (Cronbach’s Alpha) ...........56
4.2.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo các biến độc lập .....................................56
4.2.2. Phân tích độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc .......................................62
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ĐỐI VỚI THANG ĐO.................................63
4.3.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo các biến độc lập ..........................63
4.3.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo biến phụ thuộc ............................69
4.4. ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH ..............................................................................70
4.5. PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI ........................................................................71
4.5.1. Phân tích tƣơng quan ...................................................................................72
4.5.2. Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ..............74
4.5.3 Kiểm định giả thiết nghiên cứu ....................................................................82
4.5.4 Dò tìm sự vi phạm các giả thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính ............83
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ....................................................85
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................85
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN ...................................................................................................................86
5.3. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................91
5.4. HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94

PHỤ LỤC .................................................................................................................97


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NSNN:

Ngân sách Nhà nƣớc

HCSN:

Hành chính sự nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

TP:

Thành phố

HCM:

Hồ Chí Minh

SPSS:

Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm xử lý thống

kê dùng trong các ngành khoa học xã hội

OLS :

Ordinary Least Squares - Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất

KMO:

Hệ số Kaiser - Meyer - Olkin

EFA:

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

VIF:

Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phƣơng sai

ANOVA:

Analysis of Variance – Phân tích phƣơng sai

Sig.

Significance level – Mức ý nghĩa

BM:

Bộ máy tổ chức kế toán


CT:

Chứng từ kế toán

TK:

Tài khoản kế toán

SS:

Sổ sách kế toán

BC:

Báo cáo kế toán

KT:

Kiểm tra kế toán (Kiểm toán)

UD:

Trang thiết bị, phƣơng tiện tính toán phục vụ kế toán

CS:

Chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán

HQ:


Hiệu quả


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hìnhthu thập dữ liệu nghiên cứu
Bảng 3.2: Các biến quan sát“Hiệu quả tổ chức công tác kế toán”
Bảng 3.3: Các biến quan sát“Tổ chức bộ máy kế toán”
Bảng 3.4: Các biến quan sát“Hệ thống chứng từ kế toán”
Bảng 3.5: Các biến quan sát“Hệ thống tài khoản kế toán”
Bảng 3.6: Các biến quan sát“Hệ thống sổ sách kế toán”
Bảng 3.7: Các biến quan sát“Hệ thống báo cáo kế toán”
Bảng 3.8: Các biến quan sát“Hệ thống kiểm tra kế toán”
Bảng 3.9: Các biến quan sát“Tổ chức trang bị các phƣơng tiện, thiết bị tính
toán kế toán”
Bảng 3.10: Các biến quan sát“Tổ chức vận dụngchính sách, thể lệ kế toán”
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến định tính
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các biến độc lập
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Tổ chức bộ máy kế toán” sau
khi loại biến BM5
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's
Bảng 4.8: Hệ số Eigenvalue
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tố ảnh hƣởng



ix

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tố ảnh hƣởng
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả các biến đại diện
Bảng 4.12: Kết quả phân tích tƣơng quan
Bảng 4.13: Các hệ số xác định mô hình hồi quy
Bảng 4.14: Hệ số phƣơng sai ANOVAb của hồi quy tuyến tính
Bảng 4.15: Hệ số hồi quy Coefficientsa


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Dự kiến thiết kế mô hình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu của đề tài
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả EFA


1

MỞ ĐẦU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bộ máy chính quyền nhà nƣớc đƣợc tổ chức thành một hệ thống thống

nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm Chính phủ và chính quyền
các cấp địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền có quỹ ngân sách nhà nƣớc riêng để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các

khoản thu chi của nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc. Cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nƣớc có
trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc, các quỹ khác và tài sản của nhà
nƣớc ở các cấp ngân sách. Để quản lý ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả, cần
phải đƣợc cung cấp thông tin kinh tế kịp thời và đầy đủ. Các đơn vị dự toán
và các cấp chính quyền phải tổ chức bộ máy kế toán ngân sách phù hợp để
thực hiện chức năng cung cấp thông tin và chức năng kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động kinh tế.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dƣới sự
quản lý của Đảng và nhà nƣớc phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh
Luật Ngân sách nhà nƣớc, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp do nhà nƣớc ban hành. Chính vì vậy, công việc của
kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là phải tổ chức hệ thống thông
tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng
quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ tài sản công,
tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của
nhà nƣớc ở đơn vị. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng
thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách
nhà nƣớc tại đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc nhà nƣớc sử dụng nhƣ là một


2

công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách, góp phần đắc lực vào việc sử
dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
Qua thực tiễn vận hành cùng với sự thay đổi trong cơ chế quản lý tài
chính theo hƣớng hội nhập với nền tài chính và kế toán công quốc tế và đặc
biệt là xu hƣớng cải cách tài chính công đã và đang thực hiện chứng tỏ tổ
chức công tác kế toán chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao xét trên cả

hai góc độ hiệu quả công việc kế toán và hiệu quả quản lý tài chính. Cùng với
thời gian thực hiện Luật Ngân sách nhà nƣớc và hệ thống kế toán hiện hành,
nay cần thiết phải đánh giá lại thực trạng tổ chức kế toán hành chính sự
nghiệp.Việc sử dụng công cụ kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội tại Thành phố trong thời gian qua
chƣa phát huy đúng mức, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc còn nhiều hạn
chế. Từ đó, việc nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành
phố Hồ Chí Minh" là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán hành
chính sự nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công
tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh.


3

- Xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả tổ chức công
tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong
các cơ quan hành chính sự nghiệp?
- Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến hiệu quả tổ chức công tác kế
toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp?
- Kết quả nghiên cứu đƣợc vận dụng nhƣ thế nào trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và những năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh trong năm 2014 (cụ thể là các đơn vị hạch toán cấp I trực thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh; các đơn vị hạch toán cấp II trực thuộc Sở Y tế và Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh).
1.5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Trình bày hệ thống, toàn diện và làm rõ những vấn đề lý luận liên

quan đến tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.


4

- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ
sở đó, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố và đƣa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kếtoán trong các cơ quan hành

chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
1.6.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu của đề tài này, ngoài phần mở đầu dự kiến 5 chƣơng, các

chƣơng này có mối quan hệ logic để thực hiện mục tiêu nghiên cứu:
Mở đầu: Trình bày tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, xác định vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
đối tƣợng nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chƣơng 1: Phân tích, đánh giá các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề
tài nghiên cứu, đƣa ra nhận xét đánh giá.
Chƣơng 2: Cơ sơ lý thuyết về tổ chức công tác kế toán hành chính sự
nghiệp. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình lý thuyết
cùng các giả thuyết đề ra.
Chƣơng 4: Mô tả, phân tích thống kê dữ liệu, kết quả kiểm định mô
hình nghiên cứu, xác định yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế
toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 5: Kết luận và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tổ chức công tác kế toán nói
chung và tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nói riêng. Có thể tóm tắt các

vấn đề nổi bật đã đƣợc đề cập trong một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
1.1. NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI
Trong các nghiên cứu trƣớc đây về tổ chức công tác kế toán, các tác giả
chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức công tác kế
toán, đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong một số loại hình đơn vị đặc thù.
Riêng lĩnh vực tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính nghiệp,
trên thế giới chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu.
 Ba trong số các tác giả đó là Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan
C.Kattelus đã cùng tham gia một số công trình và viết cuốn sách nổi tiếng với
tiêu đề là “Kế toán Nhà nƣớc và các tổ chức phi lợi nhuận” (Accounting for
Governmental and Nonpofit Entities). Đây có thể coi là một công trình nghiên
cứu khá công phu về các khía cạnh khác nhau hoạt động của các cơ quan
hành chính sự nghiệp nói chung. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách
bao gồm các nguyên tắc kế toán chung đƣợc chấp nhận, hƣớng dẫn cách thức
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích hoạt độngcủa một số lĩnh vực sự nghiệp
đặc thù nhƣ tổ chức kế toán trong các trƣờng học, bệnh viện, các đơn vị lực
lƣợng vũ trang,…
 Trong lĩnh vực y tế, các tác giả Bruce R.Neumann, James D.Suver,
William N.Zelman đã tái bản nhiều lần nghiên cứu về “Quản lý tài chính Khái niệm và áp dụng vào cơ sở y tế” (Financial Management, Concepts and
Applications for Health Care Providers). Nội dung chính của công trình này là
môi trƣờng y tế và chức năng của quản lý tài chính; kế toán tài chính - ngôn


6

ngữ của quản lý tài chính; phân tích báo cáo tài chính; quản lý vốn, tài sản,
công nợ trong các đơn vị; các nội dung về kế toán quản trị nhƣ chi phí hành
vi, lập dự toán, phân bổ chi phí, định giá, ra quyết định đầu tƣ…
 Ngoài ra, tác giả Louis C.Gapenski đã viết cuốn sách “Tài chính y tế Giới thiệu về kế toán và quản lý tài chính” (Healthcare Finance - An

introduction of Accounting and Financial Management). Trong tài liệu này,
tác giả đã phân tích môi trƣờng tài chính của ngành y tế, hƣớng dẫn về tổ
chức kế toán trên cả hai nội dung kế toán tài chính và kế toán quản trị.
 Gần đây, trên thế giới có công trình nghiên cứu của các chuyên gia về
kế toán lĩnh vực công nhƣ: GS.TS. Jess W.Hughes - Trƣờng đại học Old
Dominition, Paul sutcliffe - Chuyên gia tƣ vấn cao cấp thuộc liên đoàn kế
toán quốc tế, Gillian Fawcett – Giám đốc lĩnh vực công ACCA toàn cầu, Reza
Ali – Giám đốc phát triển kinh doanh ACCA khu vực Asean và Úc... trong
các công trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công
quốc tế, tình hình xây dựng và áp dụng trong các quốc gia phát triển và đang
phát triển trên thế giới nhƣ Anh, Ấn Độ, Úc, Mỹ... dựa trên 2 cơ sở kế toán là
cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt đƣợc giới thiệu trong hội thảo
về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của các nƣớc trên thế
giới do ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tại Việt Nam từ
ngày 17/4/2007 đến 24/4/2007. Các công trình nghiên cứu này có điểm chung
là nghiên cứu các mô hình áp dụng và xây dựng chuẩn mực kế toán lĩnh vực
công, trên cơ sở đóđã làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ khâu chứng
từ cho đến lập các BCTC trên cơ sở dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt cũng
nhƣ tác dụng của mô hình này trong việc công khai và minh bạch hệ thống tài
chính của Chính phủ, đặc biệt các nghiên cứu này cũng chỉ ra các ích lợi từ
việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế và cơ sở kế toán dồn tích.


7

 Công trình nghiên cứu của ba tác giả Bernardino Benito, Vicente
Montesinos, Francisco Bastida về tài chính tƣ nhân trong việc xây dựng cơ sở
hạ tầng tại Tây Ban Nha đăng trên Critical Perspectives on Accounting
(2008), nghiên cứu đề cập đến nhân tố thứ ba ảnh hƣởng đến tài chính khu
vực công và nhấn mạnh đến những đóng góp của nhân tố này cũng nhƣ khoản

thanh toán của Chính phủ nói chung đối với bên thứ ba. Về cơ bản sợi dây
liên hệ giữa tổ chức hạch toán kế toán và hiệu quả quản lý tài chính chỉ đƣợc
các tác giả tập trung vào việc nghiên cứu sự ảnh hƣởng của thông tin kế toán
đến tính minh bạch trong chi tiêu ngân sách của Chính phủ nói chung.
 Nghiên cứu của các tác giả Nur Barizah Abu Bakar với tiêu đề “Public
Sector Accounting Research in Malaysia: Identifying Gaps and pportunities”
(tạm dịch là: Nghiên cứu kế toán công ở Malaysia: Xác định khoảng trống và
cơ hội) đãđƣợc tiến hành để xác định khoảng trống tồn tại trong nghiên cứu
kế toán công ở Malaysia. Hai tác giả này cho rằng các nghiên cứu về kế toán
trong lĩnh vực công mặc dù mang ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc
gia nhƣng hầu nhƣ nó chỉ đƣợc thực hiện chủ yếu ở các nƣớc có nền kinh tế
phát triển cao nhƣ Anh, Mỹ, Úc và các nƣớc Châu Âu.
 Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công là
nghiên cứu của Lasse Oulasvirta, trƣờng đại học Tampere ở Phần Lan với tiêu
đề “The ruluctance of a developed country to choose International Puplic
Sector Accounting Standards of the IFAC. A critical case study” (tạm dịch là:
Sự thờ ơ của các nƣớc phát triển trong việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kế
toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán Quốc tế - Nghiên cứu trƣờng hợp
điều chỉnh).
 Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi
Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh
giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” (“Government accounting: An


8

Assessment of Theory, Purposes and Standards”) đãđƣa ra sự tổng hợp các
vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập, trong đó bao gồm
công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế toán
dồn tích. Bài viết cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với

công tác kế toán; chƣơng trình đổi mới công tác quản lý tài chính công và các
vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để
thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan
đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu này.
 Theo Pham Quang Huy (2013), Vietnamese State Budget Accounting
With the Relationships Between the State Budget Law and International Public
Sector Accounting Standards (IPSAS) thì kế toán ngân sách rất quan trọng trong
quản lý tài chính tại Việt Nam. Cùng với những thành tựu, Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với một số hạn chế cần khắc phục để đảm bảo tính minh bạch trong
chi tiêu ngân sách. Bài viết đã cung cấp một bức tranh chung về hạch toán ngân
sách tại Việt Nam và những gì không thực hiện đƣợc thông qua quy định kế toán
ngân sách và chuẩn mực kế toán công quốc tế.
 Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tác giả, tìm hiểu về tổ
chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp cần phải tìm
hiểu các nguyên tắc kế toán chung đƣợc chấp nhận bởi Viện Kế toán viên
công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants AICPA).
1.2. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC
Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp, Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính đã ban hành chế độ cụ thể
hƣớng dẫn thực hành kế toán ở các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung.
Tuy nhiên cho đến nay, các quy định này đƣợc dùng chung cho mọi cơ quan
hành chính sự nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, không tính đến đặc thù của


9

từng ngành khác nhau. Trên thực tế, nhận thức đƣợc sự khác biệt trong tổ
chức hoạt động của các ngành, lĩnh vực mà đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
tổ chức công tác kế toán ở từng loại hình đơn vị cụ thể.
 Một trong số đó là tác giả Nguyễn Thị Minh Hƣờng (2004) “Tổ chức

kế toán ở các trƣờng Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” chỉ trình
bày những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nói chung áp
dụng cho mọi đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức công tác kế
toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Các kiến nghị và giải pháp chủ
yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán ở các trƣờng đại học.
 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2007),“Tổ chức công tác kế toán thu,
chi hoạt động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Quảng Ngãi” đã hệ
thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán thu, chi hoạt động
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập và đánh giá tình hình thực tế
về cơ chế quản lý tài chính cũng nhƣ công tác kế toán thu, chi hoạt động tại
các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đƣa ra những
giải pháp hoàn thiện khoa học, hợp lý và khả thi nhằm nâng cao công tác kế
toán thu, chi hoạt động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 Nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các trƣờng Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Nguyễn
Thông Danh (2010), cho thấy công tác tổ chức kế toán trong các cơ quan
hành chính sự nghiệp có thu cần chú ý đến vấn đề tổ chức hạch toán kế toán
phải phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý, hiệu quả hoạt động và chất
lƣợng đào tạo của các Trƣờng.
 Tác giả Trần Thị Hoa Thơm (2011), “Sử dụng công cụ kế toán và kiểm
toán để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trƣờng đại học công lập


10

Việt Nam” đã tập trung đi sâu nghiên cứu về thực trạng sử dụng công cụ kế
toán và kiểm toán vào công tác quản lý tài chính của các trƣờng đại học công
lập Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

tài chính của các trƣờng đại học công lập Việt Nam thông qua việc sử dụng
công cụ kế toán và kiểm toán trong điều kiện khoán chi và chế độ tự chủ về
tài chính.
 Tác giả Lê Thị Thanh Hƣơng (2012),“Hoàn thiện tổ chức kế toán trong
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” đã phân tích đặc điểm tổ chức
cơ quan hành chính sự nghiệp có thu công lập (so sánh với cơ quan hành
chính sự nghiệp có thu ngoài công lập, so sánh hoạt động dịch vụ trong cơ
quan hành chính sự nghiệp có thu công lập và trong đơn vị) chi phối đến cơ
chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán trong loại hình đơn vị này;
tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
tổ chức kế toán đối với loại hình cơ quan hành chính sự nghiệp có thu nói
chung và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng.
 Tác giả Phan Thị Thu Mai (2012), “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế
toán nhằm tăng cƣờng quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội”, Luận án đã điều tra 100
đơn vị và phỏng vấn sâu 25 đơn vị thuộc ngành Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội. Nghiên cứu đã nêu lên các nhân tố tác động đến tổ chức hạch toán kế
toán trong ngành nhƣ: Tổ chức bộ máy kế toán; Tổ chức kiểm tra kế toán; Tổ
chức hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài
chính đƣợc nghiên cứu trên góc độ xây dựng khuôn khổ pháp lý và trên góc
độ vận dụng tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình
tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán và tổ chức công tác kế
toán nhằm tăng cƣờng khả năng kiểm soát thu, chi và tính minh bạch công
khai trong thu chi ngân sách tại đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động
- Thƣơng binh và xã hội. Đồng thời, vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc


11

tế, cơ sở kế toán dồn tích xây dựng hệ thống báo cáo kế toán, nguyên tắc ghi

nhận các giao dịch và phƣơng pháp hạch toán trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp.
 Tác giả Hoàng Lê Uyên Thảo (2012), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại Trƣờng Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung” cho
rằng các yếu tố nhƣ: Tổ chức bộ máy kế toán, Tổ chức quy trình kế toán, Ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán có ảnh hƣởng lớn đến hiệu
quả tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Từ đó, đƣa ra nhận xét tổ chức công
tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý
thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hƣởng trực tiếp
đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm
vụ đƣợc giao của các đơn vịsựnghiệp.
 Theo tác giảVõ Minh Nhật Phƣơng (2012), "Hoàn thiện công tác kế
toán ngân sách xã, phƣờng trên địa bàn Thành phố Hội An", hệ thống chứng
từ kế toán trong kế toán ngân sách xã, phƣờng cần bổ sung thêm mục lục
ngân sách và tài khoản 332 và TK 333, đồng thời tăng cƣờng quản lý chi đầu
tƣ ngân sách xã, đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý ngân sách và tham mƣu cho
cấp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn hơn, góp phần định hƣớng công tác kế
toán ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách, làm lành mạnh hoá thu, chi ngân
sách nhà nƣớc tại cơ sở xã, phƣờng trên địa bàn Thành phố Hội An.
 Tác giả Nguyễn Thị Thắng (2013), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ”
đã phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp nhƣ: Hệ thống chứng từ kế toán; Hệ thống tài
khoản kế toán; Hệ thống sổ sách kế toán; Hệ thống báo cáo kế toán; Hệ
thống kiểm tra kế toán. Từ đó tác giả đã đƣa ra những nội dung, phƣơng
hƣớng, giải pháp cơ bản để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hoạt động sự


×