Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.67 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

HUỲNH VIẾT TIẾN BỘ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐỐI VỚI
HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

HUỲNH VIẾT TIẾN BỘ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐỐI VỚI
HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 27 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
TS. Nguyễn Quyết Thắng
TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
PGS.TS. Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1

Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

PGS.TS. Phan Đình Nguyên


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: HUỲNH VIẾT TIẾN BỘ

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh


:

29/5/1978

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành

:

Kế toán

MSHV: 1441850056

I-Tên đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐỐI VỚI HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”
II-Nhiệm vụ và nội dung:


Thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đối với hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP.HCM.



Nghiên cứu lý luận, đo lường, đưa ra giả thuyết và xây dựng mô hình các yếu
tố ảnh hưởng đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
tại TP.HCM.




Thu thập và xử lý số liệu của các yếu tố trong năm tài chính 2014. Từ đó rút ra
được kết quả những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế
của các doanh nghiệp tại TP.HCM.



Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng đối với cơ quan thuế
và giảm chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

III-Ngày giao nhiệm vụ

: Ngày 03 / 08 / 2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Ngày 15 / 01 / 2016
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Vương Đức Hoàng Quân

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện

Huỳnh Viết Tiến Bộ


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công
nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội được
học lớp Cao học kế toán niên khoá 2014 – 2015 tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô, những người
đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại trường Đại
học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi xin cám ơn các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin quý báu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp, đồng môn trong lớp học đã cùng
nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi, luôn cho tôi tinh thần làm việc và học tập trong suốt quá

trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện

Huỳnh Viết Tiến Bộ


iii

TÓM TẮT
Tuân thủ thuế là một đề tài phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác.
Tuân thủ thuế ngày càng trở thành bộ phận quan trọng hơn trong chính sách thuế.
Chính vì vậy, đề tài đã hướng đến mục tiêu phân tích và định lượng mức độ tác
động của từng yếu tố đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay tại TP.Hồ Chí Minh. Biết được các yếu tố ảnh hưởng và
tác động đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là rất cần thiết
để cơ quan thuế lựa chọn và đề ra những chiến lược quản lý thu thuế phù hợp, hiệu
quả và đầy đủ nhất.
Trên cơ sở lý thuyết được tìm hiểu từ các nghiên cứu trước và thực tiễn được
khảo sát thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến của người nộp thuế tại TP.Hồ Chí
Minh về chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế để phân tích và
đưa ra nhận định một cách khách quan và trung thực nhất. Dữ liệu được xử lý bằng
các phương pháp thống kê như phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố
khám phá, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình. Kết quả
phân tích, đề tài đã định danh và định lượng được mức độ tác động của 5 yếu tố đến
chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Kết quả đánh giá các yếu tố tác động đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế
của các doanh nghiệp kinh doanh tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được trình bày
ở nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giúp Cục thuế thành
phố Hồ Chí Minh tham khảo, có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp cải thiện

chất lượng quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ của NNT nói riêng và chi phí hành
chính của tổng thể ngành thuế nói chung, rút ngắn khoảng cách so với mục tiêu đề
ra theo chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.


iv

ABSTRACT
Tax compliance is a complex topic and is related to many other fields. Tax
compliance becomes more and more of an important part of tax policy. Therefore,
this study aims at analyzing and quantifying the impact of each factor to tax
compliance costs of business in the mean time in Ho Chi Minh City. Knowing the
factors that influence and impact on tax compliance costs for taxpayers are essential
to for the tax authorities too choose and provide appropriate and effective tax
collection management policies.
Based on previous studies and reality surveyed through questionaire of
taxpayers in Ho Chi Minh City on tax compliance costs for taxpayers. This is to
analyze and made the comment in a fair and honest way. Data were processed with
statistical methods such as analyzing the reliability scale, factor analysis discovery,
correlation analysis and linear regression models test. The results of analysis,
subjects were identified and quantified the level of impact of 5 factors to tax
compliance costs for taxpayers.
Results of evaluation of factors affecting tax compliance costs of business
enterprises in the city of Ho Chi Minh is presented in this study provide useful
information to help the city Tax Department Ho Chi Minh use as a reference, so that
they can have science-based solutions to deliver improved quality of tax
administration, reduce costs of compliance of taxpayers in particular and the
administrative costs of the overall industry in general field, reduced the distance
between reality and its objectives under the strategic reform the tax system in 20112020.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: .............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5
Chương 1 ......................................................................................................................6
TỔNG QUAN ..............................................................................................................6
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................6
1.2 Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................................8


vi

1.2.1 Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế ..........................................................8
1.2.2 Mối liên hệ giữa quy định thuế, quản lý thuế của cơ quan thuế tác động

đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế .............................................................9
1.3 Nhận xét .............................................................................................................9
Kết luận chương 1 .....................................................................................................10
Chương 2 ....................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ ĐỐI VỚI HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GÁNH NẶNG CHI PHÍ ĐỐI VỚI HÀNH VI TUÂN THỦ .....11
2.1 Cơ sở lý luận về chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế ....................................12
2.1.1 Chi phí hành chính thuế ............................................................................13
2.1.2 Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế ........................................................13
2.1.3 Thành phần của chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế ..............................13
2.1.4 Lợi ích tuân thủ thuế..................................................................................15
2.1.5 Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế ròng ...............................................16
2.1.6 Kết luận qua các nghiên cứu về chi phí đối với hành vi tuân thủ .............16
2.2 Ảnh hưởng của quy định thuế đến chi phí đối với hành vi tuân thủ ...............17
2.2.1 Tính đơn giản, dễ hiểu ...............................................................................19
2.2.2 Tính minh bạch, công bằng .......................................................................19
2.2.3. Tính rõ ràng, nhất quán ...........................................................................20
2.2.4. Tần suất thay đổi của Luật thuế, quy định thuế .......................................21
2.2.5. Tham khảo ý kiến doanh nghiệp ...............................................................21


vii

2.3 Ảnh hưởng của quản lý thuế đến chi phí đối với hành vi tuân thủ ..................22
2.3.1. Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế ........................................23
2.3.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ công của cơ quan thuế ..........................24
2.3.3. Tính rõ ràng, chính xác trong câu trả lời của công chức thuế ................24
2.3.4. Tính nhất quán, không có mâu thuẫn trong câu trả lời của các công chức
thuế .....................................................................................................................25
2.3.5. Tính công bằng, chuẩn xác trong quyết định hành chính của cơ quan thuế

............................................................................................................................26
Kết luận chương 2 .....................................................................................................26
Chương 3 ...................................................................................................................27
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHI PHÍ ĐỐI
VỚI HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .......................27
3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................................27
3.1.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................27
3.1.2 Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu ...........................................28
3.2. Quy trình khảo sát ...........................................................................................29
3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................................29
3.2.2. Xác định kích thước mẫu và thang đo............................................................31
3.2.2.1. Kích thước mẫu ...................................................................................31
3.2.2.2. Thang đo...............................................................................................31
3.2.3. Gởi phiếu khảo sát.....................................................................................33
3.2.4. Nhận kết quả trả lời .....................................................................................33


viii

3.3 Xử lý dữ liệu ......................................................................................................34
3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu................................................................................34
Kết luận chương 3 .....................................................................................................35
Chương 4 ...................................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................36
4.1. Phân tích thống kê ...........................................................................................37
4.1.1. Thống kê mô tả về hao phí thời gian trong chi phí đối với hành vi tuân
thủ thuế của DN ..................................................................................................37
4.1.1.1 Hao phí thời gian dùng để tuân thủ thuế theo quy mô DN .................37
4.1.1.2 Phân bố hao phí thời gian theo sắc thuế .............................................39
4.1.1.3 Phân bố hao phí thời gian theo loại hoạt động....................................39

4.1.2. Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với ngành nghề kinh doanh của
DN.......................................................................................................................40
4.1.3. Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với thời gian kinh doanh của DN
............................................................................................................................41
4.1.4. Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với quy mô của DN ..................41
4.2 Thống kê mô tả các biến ..................................................................................42
4.2.1 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định tính ................................................42
4.2.2 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng .............................................44
4.3 Phân tích độ tin cậy của các thang đo ..............................................................45
4.4 Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo ...................................................47


ix

4.4.1 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chi
phí đối với hành vi tuân thủ thuế ........................................................................48
4.4.3 Các yếu tố tác động đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế .................51
4.5 Phân tích tương quan và hồi quy .....................................................................52
4.5.1 Phân tích tương quan ................................................................................52
4.5.2. Phân tích hồi quy bội................................................................................53
4.5.2.1 Kiểm định mô hình .............................................................................55
Kết luận chương 4 .....................................................................................................58
Chương 5 ...................................................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................59
5.1 Kết luận ............................................................................................................59
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................60
5.2.1 Liên quan đến thành phần quy định thuế ..................................................60
5.2.2 Liên quan đến thành phần quản lý thuế ....................................................61
5.2.2.1 Quản lý thuế thông qua chức năng thanh tra kiểm tra ........................61
5.2.2.2 Quản lý thuế thông qua chức năng dịch vụ hỗ trợ NNT .....................62

5.2.3 Nâng cao mức đánh giá về quản lý thuế và quy định thuế từ cảm nhận của
NNT.....................................................................................................................63
5.3 Thành công và hạn chế của nghiên cứu ...........................................................64
5.3.1 Thành công của nghiên cứu ......................................................................64
5.3.2 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................65


x

5.4 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CPTT:

Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế.

DN:

Doanh nghiệp

ĐTNT:

Đối tượng nộp thuế

GTGT:


Giá trị gia tăng

KBNN:

Kho bạc Nhà nước

KKQM:

Kê khai qua mạng

MST:

Mã số thuế

NNT:

Người nộp thuế

QĐ:

Quy định

QĐT:

Quy định thuế

QL:

Quản lý


QLT:

Quản lý thuế

QPPL:

Quy phạm pháp luật

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TP.:

Thành phố

TTĐB:

Tiêu thụ đặc biệt

TTHT:

Tuyên truyền hỗ trợ

Tiếng Anh
(Organization for Economic Co-operation and Development) Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế
(International Tax Dialogue) Đối thoại thuế quốc tế
(World Bank) Ngân hàng thế giới



xii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam ...................8
Bảng 4.1: Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp (Đơn vị tính: triệu đồng).....................................................................40
Bảng 4.2: Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với thời gian kinh doanh của DN
(Đơn vị tính: triệu đồng) ...........................................................................................41
Bảng 4.3: Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với quy mô của DN (Đơn vị tính:
triệu đồng) .................................................................................................................41
Bảng 4.4: Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế so với doanh thu (quy đổi %) .......42
Bảng 4.5 : Cơ cấu dữ liệu về đặc điểm doanh nghiệp tại TP.HCM được mô tả theo
bảng 4.5 dưới đây: .....................................................................................................42
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến: ..........................................................................44
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Cronbach’sAlpha.........................................................46
Bảng 4. 8: Kết quả KMO and Bartlett’s Test .............................................................48
Bảng 4.9: Kết quả phương sai giải thích (Total Variance Explained) ......................48
Bảng 4.10 Kết quả xoay nhân tố ...............................................................................49
Bảng 4.11: Kết quả thống kê các yếu tố rút trích theo thứ tự quan trọng: ................50
Bảng 4.12: Ma trận hệ số tương quan (Correlations)................................................53
Bảng 4.13: Các hệ số xác định mô hình hồi quy.......................................................54
Bảng 4.14: Hệ số phương sai ANOVAb của hồi quy tuyến tính...............................54
Bảng 4.15: Hệ số hồi quy Coefficientsb ....................................................................54


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn
thu (Nguồn: Shukla và cộng sự, 2011)......................................................................17
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên nghiên cứu của
Eichfelder và Kegels (2012)......................................................................................28
Hình 4.1: Hao phí thời gian( trung bình năm) theo quy mô doanh nghiệp ...............38
Hình 4.2: So sánh thời gian hao phí dùng cho mục đích tuân thủ thuế của doanh
nghiệp có hoặc không sử dụng tư vấn, kế toán thuế ngoài. ......................................38
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả phân tích EFA .......................51


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan
trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để tạo nguồn thu ngân sách nhằm thực
thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc
gia, bất kể quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Để thu thuế, xã hội phải hao tốn khoản chi phí cho việc vận hành hệ thống
thuế. Khoản chi phí này được chia cho hai bên: chi phí hành chính thuế do Ngân
sách nhà nước chi trả và chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế do người nộp thuế
(NNT) gánh chịu. Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế không phải là bản thân số
thuế phải nộp, mà là khoản chi phí phát sinh của NNT trong nỗ lực tuân thủ các quy
định thuế. Do đó, chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế còn được coi là một loại chi
phí ẩn của thuế.
Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế không thể bị xóa bỏ hoàn toàn nếu thuế
vẫn tiếp tục tồn tại. Hay nói cách khác, chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế là một
khoản hao phí mà NNT bắt buộc phải trả trong quá trình hoạt động kinh doanh và
thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế của mình. Tuy nhiên, chi phí đối với hành vi tuân

thủ của NNT không cố định mà có xu hướng tăng cao hoặc giảm bớt giảm tùy thuộc
vào NNT, tùy thuộc vào pháp luật thuế và việc quản lý thuế của cơ quan thuế.
Về phía người nộp thuế, chi phí đối với hành vi tuân thủ sẽ cao hay thấp tùy
thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành
hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động và các loại thuế mà doanh nghiệp phải
nộp (ví dụ thuế trực thu so với thuế gián thu).
Về phía chính quyền, chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của người nộp
thuế sẽ tăng cao hoặc giảm bớt phụ thuộc vào quy định thuế và việc quản lý thuế
của cơ quan thuế. Một hệ thống thuế tốt cần phải đảm bảo duy trì chi phí đối với
hành vi tuân thủ thuế cần thiết ở mức tối thiểu nhằm đạt được sự tuân thủ của NNT
(OECD, 2001b).


2

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tiến hành các cải cách cơ bản
về hệ thống thuế trong nhiều năm qua. Song song với các cải cách chính sách thuế,
phương pháp quản lý thuế cũng được chuyển đổi từ “định hướng kiểm soát” sang
“định hướng khách hàng”, các dịch vụ và hỗ trợ người nộp thuế được chú trọng và
nâng chất lượng đã giúp tăng cường tuân thủ tự nguyện, giảm chi phí đối với hành
vi tuân thủ của người nộp thuế.
Vì quản lý thuế không chỉ ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ của NNT mà
còn ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí đối với hành vi tuân thủ, vấn đề đặt ra là việc
quản lý thuế theo “định hướng khách hàng" như nước ta thực hiện thời gian qua
được NNT đánh giá như thế nào? Việc cải cách hành chính về quản lý thuế thực sự
đã góp phần giảm chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của NNT hay chưa? Có thể
định lượng cụ thể là bao nhiêu?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, cùng với sự động viên, hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy cô, tác giả mạnh dạn nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí

Minh” làm đề tài để bảo vệ học vị Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
*Mục tiêu tổng quát
Trước thực trạng Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thuế rất nhiều
và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, trong khi khả năng thấu hiểu và tiếp cận văn
bản của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ - có giới hạn, thì các
dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ NNT thông qua “Trung tâm một cửa” tại các cơ quan
thuế phải được đảm bảo rằng luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào và bất cứ lúc nào
NNT cần, không chỉ tạo điều kiện thuận tiện và dễ dàng cho việc tuân thủ của NNT
mà còn làm giảm đáng kể gánh nặng chi phí của họ. Điều quan trọng nhất để góp
phần giảm gánh nặng tuân thủ thuế của NNT phải kể đến là sự phối hợp chặt chẽ và
giải quyết công việc một cách nhất quán của các Phòng thuế, các Đội thuế. Ngoài
ra, cần thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức


3

tổng hợp có liên quan cho công chức thuế và cán bộ lãnh đạo quản lý của cơ quan
thuế.
*Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của
NNT.
Định lượng cụ thể mức tác động của các yếu tố đến chi phí đối với hành vi
tuân thủ của NNT
Đề xuất một số kiến nghị cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản
lý thuế, nhằm nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của NNT, giảm chi phí đối với hành
vi tuân thủ của NNT nói riêng và của tổng thể ngành thuế nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện đề tài này, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của

Doanh nghiệp?
+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến chi phí đối với hành vi tuân thủ
thuế của Doanh nghiệp?
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức:
Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả xây dựng bộ
thang đo định lượng về chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của NNT và thang đo
Likert đánh giá quản lý thuế và quy định thuế. Tham khảo ý kiến chuyên gia và một
số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật thu
thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố


4

Hồ Chí Minh. Số lượng mẫu điều tra khoảng n = 300 và tiến hành các bước phân
tích sau:
+ Làm sạch dữ liệu, loại bỏ quan sát cá biệt trước khi tiến hành các bước
phân tích;
+ Thống kê mô tả một số biến quan sát liên quan đến chi phí đối với hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp;
+ Phân tích tác động từng phần của các biến quan sát, sau đó phân tích tác
động từng thành phần quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí đối với hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp; từ đó điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và chi phí nên tác giả chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu
thập liên quan đến DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thuộc
sự quản lý thuế của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh và các Chi cục thuế trực
thuộc, thời điểm nghiên cứu là năm 2015, dữ liệu thu thập được thuộc năm tài chính

2014.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chi phí đối với hành
vi tuân thủ thuế của DN dưới sự quản lý thuế của cơ quan thuế; không bao gồm các
khoản chi phí đối với hành vi tuân thủ dưới sự quản lý của cơ quan hải quan; không
bao gồm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các khoản phải nộp cho người
lao động như quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp,....
6. Ý nghĩa của đề tài
Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp là một khoản chi phí
ẩn của thuế. Chi phí đối với hành vi tuân thủ càng cao, doanh nghiệp càng có xu
hướng hoạt động phi chính thức, làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, giảm
nguồn thu vào Ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, đề tài này hướng đến mục tiêu


5

phân tích rõ vai trò của quản lý thuế tác động đến gánh nặng chi phí đối với hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Hiểu được gánh nặng chi phí đối với hành vi tuân
thủ thuế của DN có thể gia tăng hay giảm nhẹ tùy thuộc vào chất lượng quản lý thuế
là rất cần thiết để cơ quan thuế có thể lựa chọn điều chỉnh biện pháp quản lý thuế
phù hợp để khuyến khích tuân thủ tự nguyện..
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được hy vọng
đóng góp một phần nhỏ vào tài liệu tham khảo cho cơ quan thuế trong quá trình cải
cách hành chính và quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận về chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế và các yếu
tố tác động đến gánh nặng tuân thủ thuế.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Mặc dù chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế bao gồm chi phí bằng tiền và
hao phí về thời gian của NNT, nhưng những nghiên cứu về chi phí đối với hành vi
tuân thủ tại Việt Nam chỉ dừng lại ở hao phí về thời gian, chưa thấy các công bố đầy
đủ bao hàm cả chi phí bằng tiền. Bên cạnh đó, các công bố về hao phí thời gian
cũng có kết quả rất khác nhau.
Tổ chức Ngân hàng Thế giới (2008) đã tập hợp các số liệu nghiên cứu được
xem như hao phí về thời gian dùng cho mục đích thuế tại Việt Nam như sau:
Đánh giá môi trường đầu tư (2005): Với phương pháp khảo sát được thực
hiện ở một mẫu các công ty trong ngành sản xuất ở 25 tỉnh thành ở Việt Nam.
Trọng tâm của cuộc khảo sát không phải nhằm ước lượng gánh nặng về thuế, mà
nhằm đánh giá ở phạm vi rộng hơn về môi trường đầu tư. Tuy nhiên, một trong số
các câu hỏi đề cập đến thời gian dành để giải quyết việc kiểm tra thuế, bao gồm
chuẩn bị các văn bản tài liệu liên quan. Theo kết quả này, trung bình, các công ty
được kiểm tra thuế 2,5 lần/năm, mỗi lần kéo dài 9,5 giờ. Từ con số này, có thể suy
luận rằng các công ty cần dành khoảng 24 giờ làm việc để xử lý với các công việc
liên quan đến thuế. Tuy nhiên, cho dù có tạo thêm nhiều gánh nặng hơn đi nữa, thì
kiểm tra thuế chỉ là một phần của chi phí đối với hành vi tuân thủ tổng thể. Do đó,
đánh giá môi trường đầu tư chỉ đưa ra một ước lượng thấp hơn so với mức chi phí
thực tế tuân thủ với các quy định về thuế.
Báo cáo Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới: Mục tiêu là
định lượng các khía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh tổng thể giữa các

quốc gia. Một trong số các khía cạnh này là chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế.
Về khía cạnh này, Báo cáo Kinh doanh dựa chủ yếu vào đánh giá chuyên gia cho
một doanh nghiệp giả định với 60 nhân viên và doanh thu tương đương với 0.7 triệu


7

USD/năm (đối với trường hợp của Việt Nam). Từ năm 2005 đến 2007, thời gian cần
thiết cho doanh nghiệp này là 1.055 giờ/năm. Ước lượng này đề cập đến thuế
TNDN, thuế GTGT và thuế thu nhập từ tiền lương tiền công. Nó bao gồm thời gian
chuẩn bị cho hồ sơ khai thuế và thời gian cần thiết cho công việc làm sổ sách kế
toán. Tuy nhiên, cần phải nói rằng công việc sổ sách kế toán là việc làm bắt buộc
cho dù có phải nộp thuế hay không. Đồng thời, chỉ có một số doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam, và ước tính giả định rằng khai
thuế qua mạng không được sử dụng. Do đó, Báo cáo Kinh doanh có thể ước lượng
quá mức chi phí đối với hành vi tuân thủ thực tế.
Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra đánh giá năm 2007 sử dụng
mô hình “chi phí chuẩn”. Mô hình này dựa vào 360 phỏng vấn với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đối với Việt Nam, thời gian trung bình để tuân thủ với các quy
định về thuế được ước tính là 1.959 giờ. Phần lớn chi phí (1.733 giờ) có liên quan
đến thuế GTGT, điều mà dường như các đơn vị được phỏng vấn cho là điều gây
nhiều khó chịu. Tuy nhiên, đánh giá này không tách biệt giữa chi phí một lần để có
được mã số thuế với các chi phí thường xuyên liên quan đến hoạt động đóng thuế.
Ngoài ra, với phương pháp luận sử dụng trong đánh giá, khó có thể xác định hoạt
động là một phần trong hoạt động kinh doanh với các hoạt động cụ thể liên quan
đến chi trả thuế và “các chi phí gây khó chịu” mang nhiều yếu tố chủ quan hơn. Một
phân tích gần hơn cho thấy ước lượng về thời gian thanh tra là cao hơn 4 lần so với
ước lượng trong Đánh giá Môi trường đầu tư. Chi phí xử lý với hầu hết các loại thuế
cao hơn 2 lần so với mức của Báo cáo Làm kinh doanh, và chi phí xử lý thuế GTGT
là cao hơn khoảng 30 lần. Do đó, nghiên cứu của CIEM dường như đã ước lượng

mức chi phí đối với hành vi tuân thủ về thuế cao hơn rất nhiều lần.
Ấn phẩm Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng
Thế giới liên tục xếp Việt Nam là một trong 10 quốc gia hao phí thời gian nhiều
nhất ở quá trình khai nộp thuế; do đó, xếp hạng về thuế của Việt Nam cũng khá thấp
(bảng 1.1).


8

Bảng 1.1: Thống kê xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam
Năm
công bố

Năm
đánh giá

Xếp hạng chung
về môi trường
kinh doanh

Đánh giá về thuế

Xếp hạng về
Thời gian hao phí
thuế
(trung bình năm)
2011
2010
78/183
124

941 giờ
2012
2011
98/183
151
941 giờ
2013
2012
99/185
138
872 giờ
2014
2013
93/189
168
820 giờ
2015
2014
90/189
114
770 giờ
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ trang web />“Báo cáo Môi trường kinh doanh đo lường tất cả các khoản thuế và các
khoản đóng góp bắt buộc của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp cũng như đánh giá
gánh nặng về thủ tục hành chính đối với việc nộp thuế và các khoản đóng góp bắt
buộc này, trong đó bao gồm cả các khoản đóng góp bắt buộc và gánh nặng thủ tục
hành chính liên quan đến các khoản phải nộp cho người lao động như quỹ phúc lợi
xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ...
1.2 Nghiên cứu nước ngoài
1.2.1 Chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế
Mặc dù một vài nỗ lực ban đầu đã được thực hiện để đo lường chi phí đối với

hành vi tuân thủ thuế (Haig, 1935), nhưng người được coi là "cha đẻ" của các
nghiên cứu chi phí đối với hành vi tuân thủ hiện đại là Cedric Sandford, ông đã thực
hiện các nghiên cứu chi tiết đầu tiên của chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế GTGT
(Sandford và cộng sự, 1981), đồng thời cũng có nhiều tác phẩm khác về đề tài này
(Sandford, 1973; Sandford, 1994).
Năm 1973 Sandford đã nêu lên rằng chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế là
"chi phí ẩn của thuế". Kể từ đó chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế trở thành chủ
đề được nghiên cứu mạnh mẽ. Đã có hơn 100 nghiên cứu về chi phí đối với hành vi
tuân thủ hoặc chi phí hành chính được công bố (một hoặc đôi khi cả hai) từ nghiên


×