Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.2 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

NGUYỄN MINH QUANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

NGUYỄN MINH QUANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN



TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Ngọc Ảnh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

2

TS. Hà Văn Dũng

Phản biện 1


3

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản
iện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: NGUYỂN ĐẮC TẤN

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01-8-1974

Nơi sinh

: Thái Bình

Chuyên ngành

MSHV

: 1441850040

: Kế toán

I- Tên đề tài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán tp.hcm
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm

yết tren thị trường chứng khoán TP.HCM.. Dựa trên các khái niệm về giá trị doanh
nghiệp, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cũng như ở việt nam, tác
giả xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Với số liệu thu nhập của
128 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong thời gian 2010-2014.
Thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, tác giả đã tìm được các nhân tố ảnh
hưởng đến giá trị của doanh nghiệp và từ đó đưa ra một số giải pháp cho các công ty
niêm yết.
III- Ngày giao nhiệm vụ

:20/08/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2016
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

: PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên đã được ghi rõ
nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Minh Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2014 – 2015 tại
trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những
người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn trong lớp
học đã cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Minh Quang



iii

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
của các công ty trên thị trường chứng khoán ở TP.HCM. Mẫu gồm 640quan sát
nghiên cứu dữ liệu của 128 công ty trong giai đoạn 2010 - 2014. Mô hình nghiên
cứu được xây dựng bởi 10 nhân tố ảnh hưởng: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, dòng
tiền, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy tài chính, tài sản cố định trên tổng tài
sản, khả năng thanh toán, quy mô công ty, thời gian hoạt động, sở hữu nhà nước và
ngành nghề. Mô hình nghiên cứu được thực hiện hồi quy bằng phần mềm thống kê
SPSS 20.0.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằngbiến dòng tiền và quy mô công ty có mối
tương quan dương đến giá trị của doanh nghiệp. Biến đòn bẩy tài chính và tài sản cố
định trên tổng tài sản có mối tương quan âm đến giá trị doanh nghiệp của công ty.
Biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh
toán, sở hữu nhà nước và ngành nghề không có tác động đến giá trị của doanh
nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra các giải pháp tác động đến giá trị
doanh nghiệpcủa các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí
Minh như lập kế hoạch dòng tiền, tăng quy mô công ty, tài sản cố định, thời gian
hoạt động,..


iv

ABSTRACT
This paper examines factors affecting the firm’s value listed on TP.HCM
Stock Exchange. Sample of 640 observations of 128 companies for the period of

2010-2014. Research model was designed by 10 factors affecting include: return on
equity, cash flow, sales growth rate, financial leverage, fixed assets to total assets,
liquity, firm size,firm age, government ownership and firm kind. Research model
was done regression analysis by SPSS 20.0 statistical software.

The study results showed that variables cash flow and firm size have positive
relationship to firm’s value. Variables financial leverage and fixed assets to total
assets have negative relationship to firm’s value. Variables return on equity, sales
growth rate,

liquity, government ownership and firm kind non-significant

relationshipto firm’s value

From the results of this research, the authors offer a number of solutions
relating to firm’s value for firms listed on TP.HCM Stock Exchange as to plan cash
flow, increase firm size, assets, firm age.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3
1.7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................. 4
2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp của công ty .................................................... 4
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................................... 6
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ................................................. 6
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ................................................. 8
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp............................................ 21
2.3.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ................................................................ 21
2.3.2. Dòng tiền.................................................................................................. 21
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng................................................................................... 21
2.3.4. Đòn bẩy tài chính ..................................................................................... 22
2.3.5. Tài sản cố định ......................................................................................... 22
2.3.6. Khả năng thanh toán ................................................................................ 23
2.3.7. Quy mô công ty ....................................................................................... 23
2.3.8. Thời gian hoạt động ................................................................................. 24


vi

2.3.9. Sở hữu nhà nước ...................................................................................... 24
2.3.10. Ngành nghề ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 26

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 27
3.4. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường .............................. 29
3.5.1. Biến phụ thuộc – Giá trị doanh nghiệp .................................................... 29
3.5.2. Các Biến độc lập ...................................................................................... 30
3.5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Ký hiệu - ROE) .................. 30
3.5.2.2. Dòng tiền (Ký hiệu - CF) ................................................................. 30
3.5.2.3. Tốc độ tăng trưởng (Ký hiệu - SG) ................................................... 30
3.5.2.4. Đòn bẩy tài chính (Ký hiệu – LEV) .................................................. 31
3.5.2.5. Tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản (Ký hiệu - TAR) ................... 31
3.5.2.6. Khả năng thanh toán (Ký hiệu – CR) ................................................ 32
3.5.2.7. Quy mô Công ty (Ký hiệu - LnSIZE) ............................................... 32
3.5.2.8. Thời gian hoạt động (Ký hiệu - LnAGE) .......................................... 32
3.5.2.9. Sở hữu nhà nước (Ký hiệu - STATE) ............................................... 33
3.5.2.10. Đặc điểm Ngành nghề (Ký hiệu - KIND) ....................................... 33
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 36
4.1. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc ...................................... 36
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả chỉ số giá thị trường cổ phiếu trên giá trị sổ sách
cổ phiếu .............................................................................................................. 36
4.1.2. Phân tích thống kê chỉ số M/B của các công ty có sở hữu Nhà nước và
không có sở hữu Nhà nước ................................................................................ 37
4.1.3. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ........................ 37
4.2. Phân tích tương quan giữa các biến ............................................................... 40
4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................. 42
4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình.................................................... 42
4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................................... 44


vii


4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................ 45
4.4.3. Kiểm tra tự tương quan của mô hình hồi quy .......................................... 45
4.4.4. Phân tích các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu ........................ 46
4.4.4.1. Dòng tiền ........................................................................................... 46
4.4.4.2. Tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản ............................................... 47
4.4.4.3. Quy mô công ty ................................................................................. 48
4.4.4.4. Thời gian hoạt động .......................................................................... 49
4.4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa ....................................................... 50
4.4.5.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.......................................................... 50
4.4.5.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ........................................................... 51
4.4.5.3. Đòn bẩy tài chính .............................................................................. 51
4.4.5.4. Khả năng thanh toán .......................................................................... 52
4.4.5.5. Sở hữu nhà nước................................................................................ 52
4.4.5.6. Ngành nghề........................................................................................ 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................................ 54
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 54
5.2. Các kiến nghị gợi ý ........................................................................................ 55
5.3. Hạn chế........................................................................................................... 57
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 58
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 62


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Tiếng Anh


TP.HCM
SPSS

Tiếng Việt
Thành phố Hồ Chí Minh

Statistical Package for the

Phần mềm phân tích thống kê

Social Sciences

SIZE

Firm size

Quy mô công ty

ROE

Return on Equity

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

LEV

Leverage

Đòn bẩy tài chính


ROA

Return on Assets

Lợi nhuận trên tài sản

SG

Sales growth

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

IT

Inventory turnover

Vòng quay hàng tồn kho

TANG

Tangible assets ratio

Tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản

AGE

Firm age

Tuổi công ty


GOV

Government

Sở hữu Nhà nước
Đặc điểm ngành nghề công ty

KIND
RT

Receivable Turnover

Vòng quay nợ phải thu

LIQ

Liquity

Khả năng thanh toán

VIF

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai

OLS

Ordinary Least Squares


Bình phương tối thiểu

BCTC

Báo cáo tài chính

CĐKT

Cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây ................................................ 13
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập ................................. 34
Bảng 3.2. Tóm tắt cách thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết ............................................................................................................................. 35
Bảng 4.1. Thống kê chỉ số giá thị trường cổ phiếu trên giá trị sổ sách cổ phiếu ..... 36
Bảng 4.2. Bảng thống kê chỉ số M/B của các công ty có sở hữu Nhà nước và không
có sở hữu Nhà nước .................................................................................................. 37
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả giữ các biến độc lập trong mô hình ....................... 38
Bảng 4.4. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình .......................... 41
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ................. 42
Bảng 4.6. Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến trong mô hình ........................... 43

Bảng 4.7. Bảng kiểm tra tự tương quan mô hình ..................................................... 46


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 26
Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp ........ 28
Hình 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp ....................... 44


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt
Nam đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào tham gia kinh doanh
cũng như là thành lập các công ty ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt
bậc của nền kinh tế và sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán ở Việt
Nam đã dẫn đến các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty, chào bán cổ phiếu ra
công chúng được diễn ra mạnh mẽ và từ đó dẫn đến giá trị doanh nghiệp được các
nhà quản trị quan tâm nhiều hơn.
Giá trị doanh nghiệp là bức tranh tổng thể về doanh nghiệp, là cơ sở quan
trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Giá trị doanh nghiệp rất cần thiết cho nhà
quản trị khi đánh giá bản thân doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, lợi thế và tiềm năng của
doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp gia tăng góp phần nâng cao vị thế, năng lực tài
chính và khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá
trị của doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu đều định nghĩa và đưa ra
công thức tính toán giá trị doanh nghiệp khác nhau như nghiên cứu của Wei và cộng

sự (2005), Dushnitsky và Lenox (2006), Kodongo và cộng sự (2014) thì giá trị
doanh nghiệp được tính bằng chỉ số Tobin’s Q, trong khi đó nghiên cứu của Cristina
và cộng sự (2010) thì tính bằng giá thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ
sách của vốn chủ sở hữu. Một nghiên cứu khác của Karaca và Savsar (2012) thì giá
trị của doanh nghiệp được tính bằng cách lấy giá thị trường trừ đi tổng nợ và tiền và
các khoản tương đương tiền. Còn nghiên cứu ở Việt Nam như của Nguyễn Thị
Cành và Nguyễn Thanh Cường (2012), Nguyễn Thanh Cường (2014) thì giá trị
doanh nghiệp được tính bằng Lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ chủ sở hữu. Nghiên
cứu của Võ Xuân Vinh (2014) thì tính bằng vốn hóa thị trường chia cho giá trị sổ
sách của doanh nghiệp.
Mặt khác, đa số các nghiên cứu chỉ tập trung xem xét đến mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn với giá trị doanh nghiệp hay tỷ lệ sở hữu và giá trị của doanh nghiệp.
Vì vậy, để giúp cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư nhận định, đánh giá và biết
được các nhân tố nào tố nào ảnh hưởng đến giá trị của các doanh nghiệp, tác giả


2

chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các
công ty trên thị trường chứng khoán ở TP.HCM” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu có được, đưa ra một số giải pháp cho
các nhà quản trị công ty trong việc làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM?

- Các giải pháp nào cho nhà quản trị góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp
cho các công ty niêm yết?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: gồm các công ty được niêm yết trên thị trường chứng
khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài theo phương pháp định tính và
định lượng hồi quy OLS. Nghiên cứu sử dụng các khái niệm, các nghiên cứu trước
ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Sau đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua các bài nghiên cứu trước
đây và có một số điều chỉnh cho phù hợp với dữ liệu Việt Nam. Từ mô hình nghiên
cứu đã chọn, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm
toán của các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014. Cuối cùng dùng phần mềm SPSS để
xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu để nhằm trả lời cho các câu hỏi trên và rút ra kết
luận.


3

1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn
2010 – 2014 và thông qua những nhân tố này các nhà quản lý có thể đưa ra những
kiến nghị hữu hiệu nhằm làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương.

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và các nhân
tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty, từ đó hình thành mô hình
nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích, xử
lý số liệu và chạy hồi quy tuyến tính đa biến.
Chương 5: Ghi nhận kết luận nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giải pháp gợi
ý, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
Chương này sẽ trình bày các khái niệm về giá trị doanh nghiệp của công ty.
Mặt khác, chương này cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây của
các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp và các kết quả thu được từ các nghiên cứu đó. Từ các khái niệm và
nghiên cứu thực nghiệm được trình bày, tác giả tổng hợp lại rút ra các nhân tố có
thể ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của các công ty sau đó tác giả xây dựng giả
thuyết và mô hình nghiên cứu.

2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp của công ty
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02, Giá trị doanh nghiệp là
giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản cấu thành tổng
tài sản của doanh nghiệp không thể tách rời nhau và cũng không thể thẩm định trên

cơ sở giá trị thị trường.
Giá trị doanh nghiệp phải được xem xét trên tổng thể tài sản, không phải là
giá trị của từng tài sản riêng rẽ, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ
của doanh nghiệp.
Một tài sản nếu để riêng biệt có thể không phát huy được giá trị sử dụng
nhưng khi kết hợp với một tài sản khác lại có thể phát huy được giá trị sử dụng của
chính tài sản đó. Giá trị của từng tài sản riêng rẽ được xác định dựa trên phần đóng
góp của tài sản đó vào hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nên không liên quan đến
thị trường, không tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của tài sản đó cũng như
số tiền mà tài sản đó mang lại khi được mang ra bán.
Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp có xu hướng
cao hơn giá trị thị trường của tài sản khi doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả,
thu được lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm tương tự;
ngược lại có xu hướng thấp hơn giá trị thị trường khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu
quả. Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng cũng có xu hướng cao hơn giá trị
thị trường khi doanh nghiệp có bằng sáng chế, giấy phép, hợp đồng sản xuất những


5

sản phẩm đặc biệt, hoặc doanh nghiệp có uy tín đặc biệt, họăc các dạng tài sản
thuộc sở hữu trí tuệ khác mà các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh khác
không có.
Theo Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm (2004) thì cho rằng Giá trị của một
doanh nghiệp là biểu hiệu bằng tiền của tất cả các khoản thu nhập mà doanh nghiệp
mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị
doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp
mà là tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các nhà
cung cấp tín dụng. Như vậy, giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của giá trị doanh

nghiệp.
Giá trị một doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét
trên 2 góc độ: giá trị thanh lý vá giá trị hoạt động liên tục. Giá trị thanh lý của một
doanh nghiệp là số tiền tạo ra khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả
các tài sản của nó, còn giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo
ra trong tương lai từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, qua các định nghĩa trên thì giá trị doanh nghiệp có nhiều cách nhìn
khác nhau. Cũng giống như các nghiên cứu khác trên thế giới thì ở Việt Nam cũng
có nhiều bài nghiên cứu về giá trị của doanh nghiệp và mỗi nghiên cứu đo lường
giá trị của doanh nghiệp cũng khác nhau nên dẫn đến kết quả nghiên cứu cũng khác
nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cường và Nguyễn Thị Cành (2012), Nguyễn
Thanh Cường (2014) thì sử dụng chỉ số ROE để tính giá trị của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Phạm Hồng Thái (2013) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa
và cộng sự (2015) thì đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q còn nghiên cứu Võ Xuân
Vinh (2014) thì tính bằng vốn hóa thị trường chia cho giá trị sổ sách của doanh
nghiệp. Nhưng theo tác giả, khi đo lường giá trị doanh doanh nghiệp bằng chỉ số
ROE là chưa hợp lý vì theo định nghĩa giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá thị
trường của tổng tài sản trừ đi giá trị sổ sách của tổng tài sản (Karaca và Savsar,
2012) và ROE thường được dùng để đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhiều
hơn là đo lường giá trị doanh nghiệp. Còn khi đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q cũng
có hạn chế bởi vì Tobin’s Q được tính bằng cách giá thị trường của tài sản và nợ


6

chia cho giá trị sổ sách của tài sản và nợ, tuy nhiên do dữ liệu thị trường nợ không
có chính thức nên đa phần các nghiên cứu ở Việt Nam đều sử dụng nợ theo giá trị
sổ sách. Vì vậy trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ đo lường giá trị doanh nghiệp
bằng chỉ số giá thị trường cổ phiếu trên giá trị sổ sách cổ phiếu theo như nghiên cứu
của Kristianti (2013) và Asiri và cộng sự (2014).

Theo nghiên cứu của Kristianti (2013) và Asiri và cộng sự (2014) thì Chỉ số
giá thị trường trên giá trị sổ sách (Market value to Book value) là tỷ lệ được sử
dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Còn theo Bùi Kim Yến thì chỉ số giá trên giá trị sổ sách được xây dựng
trên cơ sở so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách của của phiếu. Qua
đó, phản ảnh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đo lường giá trị doanh nghiệp được bằng
công thức sau:
Market value to
Book value

=

Giá thị trường cổ phiếu
Giá trị sổ sách cổ phiếu

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Nghiên cứu về cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp của các công ty chế biến
thủy sản ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Cường và Nguyễn Thị Cành (2012).
Thông qua dữ liệu nghiên cứu của 92 công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và bằng phương pháp hồi quy đa biến dữ liệu
bảng, tác giả đã tìm ra được rằng: có mối tương quan dương giữa tỷ số nợ và giá trị
doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ tối ưu nhỏ hơn 59,27%. Ngoài ra biến kiểm soát quy mô
công ty và tốc độ tăng trưởng cho thấy không ảnh hưởng đáng kể đến giá trị doanh
nghiệp.

Nghiên cứu của Phạm Hồng Thái (2013) về cấu trúc sở hữu và giá trị doanh
nghiệp của các công ty niêm yết tại Việt Nam, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu
chéo thông qua 646 công ty trên thị trường chứng khoán TP.HCM và thị trường

chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Tác giả đã tìm ra


7

được: sở hữu nhà nước không tác động đến giá trị doanh nghiệp, trong khi đó sở
hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp ở
mức ý nghĩa 5%. Sự kết hợp giữa sở hữu nhà nước và tư nhân không tác động đến
giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng thống kê được tỷ lệ sở hữu trong
nước chiếm tỷ trọng rất lớn so với tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu nhà nước
hiện nay của các doanh nghiệp niêm yết bình quân chiếm khoảng 27%, cao nhất
88%. Tỷ lệ sở hữu cao thường tập trung vào các ngành về chứng khoán, bảo hiểm,
xi măng, thủy điện, khoáng sản và các công ty con của các tập đoàn nhà nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cường (2014) về tác động ngưỡng của cấu
trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp của các công ty chế biến thuỷ sản ở khu vực Nam
Trung Bộ của Việt Nam. Mẫu dữ liệu gồm 90 công ty chưa niêm yết được thu thập
từ năm 2005 đến năm 2011. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, tác giả đã nghiên
cứu được: Kết quả thực nghiệm mạnh mẽ cho biết rằng có ba tác động ngưỡng giữa
tỷ lệ nợ và giá trị doanh nghiệp khi chọn giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu cộng với
nợ dài hạn là biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chọn ROE là
biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp thì có hai tác động ngưỡng giữa tỷ lệ nợ và
giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả cũng cho biết rằng quy mô công ty có mối
tương quan dương đến giá trị doanh nghiệp còn tốc độ tăng trưởng thì không có ảnh
hưởng.
Một nghiên cứu khác vào năm 2014 của Võ Xuân Vinh về cấu trúc sở hữu,
hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
với dữ liệu nghiên cứu của 259 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ
Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Sử dụng phương pháp hồi quy cho
dữ liệu bảng, tác giả đã tìm ra được kết quả: các công ty có sở hữu tổ chức càng cao
thì hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp càng cao.

Năm 2015 nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự về mối quan
hệ phi tuyến tính giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Dữ liệu nghiên
cứu từ năm 2008 đến năm 2013 với 2.572 quan sát của các công ty niêm yết trên thị


8

trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua mô hình ước lượng dữ liệu bảng tĩnh và
động, Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự đã tìm ra được kết quả: tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt, dòng tiền, lợi nhuận có mối tương quan dương đến giá trị doanh nghiệp còn tốc
độ tăng trưởng thì không có mối tương quan.
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Villalonga và Amit (2004) đã thực hiện nghiên cứu về sự kiểm soát, sự quản
lý và sở hữu gia đình ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Thông qua mẫu dữ liệu
gồm 2.808 quan sát của 508 công ty ở Anh được niêm yết trên Fortune, từ năm
1994 – 2000. Bằng phương pháp hồi quy OLS và hiệu ứng cố định (fixed radom
effect), tác giả đã tìm ra được: sở hữu gia đình chỉ tạo ra giá trị doanh nghiệp khi
chính họ là người điều hành hoặc là chủ tịch. Hệ số beta, chi phí nghiên cứu phát
triển, chi phí vốn và quy mô công ty có mối tương quan với giá trị doanh nghiệp.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, đa dạng hoá ngành nghề, quyền sở hữu bên ngoài có
mối tương quan âm đến giá trị doanh nghiệp. Tuổi công ty không có mối quan hệ
với giá trị doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của Wei và cộng sự (2005) về cấu trúc sở hữu và giá trị
doanh nghiệp của các công ty tư nhân ở Trung Quốc từ năm 1991 – 2001. Với dữ
liệu của 5.284 của các công ty ở Trung Quốc đã được cổ phần hóa một phần được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Sanghai và Shenzhen. Bằng phương pháp hồi
thống kê OLS, Wei và cộng sự đã tìm ra kết quả sau: sở hữu Nhà nước có ý nghĩa
thống kê và tác động ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp ở mức thống kê 1%.
Trong khi đó, sở hữu nước ngoài thì tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp

của các công ty ở Trung Quốc.
Nghiên cứu của Dushnitsky và Lenox (2006) về mối quan hệ giữ đầu tư
vốn mạo hiểm và giá trị doanh nghiệp của các công ty ở Anh. Với dữ liệu nghiên
cứu từ năm 1990 – 1999, của 1.173 công ty với 8.630 quan sát lấy từ nguồn dữ liệu
của Standard and Poor’s Compustat. Bằng phương pháp hồi quy thống kê OLS,
Dushnitsky và Lenox đã tìm ra được: Đầu tư vốn mạo hiểm càng cao thì dẫn đến hệ
số giá trị doanh nghiệp càng cao. Mặt khác, nghiên cứu cũng tìm ra được chi phí


9

vốn, tăng trưởng doanh thu, ngành nghề có mối tương quan dương với giá trị doanh
nghiệp, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty có thì mối tương quan âm, dòng tiền
không có mối tương quan.
Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2010) về cấu trúc vốn và giá trị doanh
nghiệp ở Trung Quốc: phân tích hồi quy ngưỡng. Mẫu dữ liệu nghiên cứu của 650
niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc, bao gồm 12 ngành nghề, giai
đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Thông qua phương pháp hồi quy ngưỡng, Cheng
và cộng sự (2010) đã tìm ra được: Giá trị doanh nghiệp có mối tương quan dương
với cấu trúc vốn ở mức dưới 53,97%. Tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều lên
giá trị của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao thì giá trị
của doanh nghiệp càng cao. Còn quy mô công ty có tác động ngược chiều lên giá trị
của doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của Cristina và cộng sự (2010) về nắm giữ tiền mặt và giá
trị doanh nghiệp, với dữ liệu bảng nghiên cứu của 472 công ty công nghiệp ở Mỹ có
3,055 quan sát trong suốt giai đoạn từ năm 2001 – 2007. Thông qua phương pháp
hồi quy thông kê, Cristina và cộng sự đã tìm ra được kết quả: Nắm giữ tiền mặt, đòn
bẩy tài chính có mối tương quan dương với giá trị của doanh nghiệp được tính bằng
Tobin’s Q và giá thị trường trên giá trị sổ sách. Tài sản cố định vô hình thì có mối

tương quan âm với Tobin’s Q nhưng không có mối tương quan với giá thị trường
trên giá trị sổ sách. Quy mô công ty có mối tương quan âm với giá thị trường trên
giá trị sổ sách nhưng không có mối tương quan với Tobin’s Q.
Nghiên cứu của Karaca và Savsar (2012) về ảnh hưởng của các tỷ số tài
chính lên giá trị của doanh nghiệp bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu với 288 quan
sát của 36 công ty gồm các nghành nghề thực phẩm, nước uống, thuốc lá và công
nghiệp kim loại, giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2009. Các tỷ số tài chính được
Karaca và Savsar chia làm 5 nhóm gồm: tỷ số thanh toán, tỷ số cấu trúc tài chính, tỷ
số hoạt động, tỷ số lợi nhuận và tỷ số hiệu quả cổ phiếu. Thông qua phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng, Karaca và Savsar đã tìm ra kết quả sau: Khả năng thanh toán


10

hiện hành có mối tương quan dương với giá trị doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn
kho và ROE có mối tương quan âm đến giá trị của doanh nghiệp, các tỷ số tài chính
còn lại không có mối tương quan.
Một nghiên cứu của Kristianti (2013) về các yếu tố quyết định giá trị doanh
nghiệp và chính sách nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở
Indonesia, với thời gian nghiên cứu từ năm 2008 – 2012 của 138 công ty sản xuất
có chi trả cổ tức. Tác giả đã nghiên cứu được: tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc, tỷ lệ
sở hữu của các tổ chức và chính sách cổ tức có mối tương quan âm đến giá trị doanh
nghiệp. Biến chính sách nợ được xem như là một biến trung gian đối với tác động
của tỷ lệ sở hữu cuả ban giám đốc và chính sách cổ tức lên giá trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Kodongo và cộng sự (2014) về cấu trúc vốn, lợi nhuận và
giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Kenya.
Với dữ liệu bảng từ năm 2002 đến năm 2011 của 29 công ty niêm yết. Bằng phương
pháp hồi quy đa biến hiệu ứng cố định (fixed effects model - FEM) và hiệu ứng ngẫu
nhiên (random effects model - REM), Kodongo và cộng sự đã tìm ra được kết quả:
Cấu trúc vốn có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều lên lợi nhuận nhưng

không tác động lên giá trị doanh nghiệp. Tài sản cố định trên tổng tài sản, cơ hội
tăng trưởng có mối tương quan âm đến giá trị của doanh nghiệp còn quy mô công
ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu không có mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Marangu và Jagongo (2014) về giá trị thị trường trên giá trị
sổ sách và các biến trên báo cáo tài chính. Với dữ liệu nghiên cứu từ năm 1991 đến
năm 2003 của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Nairobi của
Kenya. Thông qua phương pháp hồi quy bằng phần mềm SPSS, Marangu và
Jagongo đã kết luận rằng: Giá thị trường cổ phiếu trên giá trị sổ sách cổ phiếu có
mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản và thu nhập trên cổ phần. Có mối tương quan âm với tỷ số lợi
nhuận chi trả cổ tức cho mỗi cổ phần. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy không có


11

ý nghĩa thống kê giữa Giá thị trường cổ phiếu trên giá trị sổ sách cổ phiếu và hệ số
chi trả cổ tức và tăng trưởng.
Nghiên cứu khác của Hoque và cộng sự vào năm 2014 về ảnh hưởng của
chính sách cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp, dựa trên 117 công ty sản xuất được
niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Dhaka của Bangladesh, trong giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2012. Thông qua phương pháp hồi quy bằng phần mềm SPSS,
Hoque và cộng sự đã tìm thấy được: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số trả lãi vay,
tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ số tài sản trên vốn chủ sở hữu có xu hướng
tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, cấu trúc vốn và đòn bẩy tài
chính có tác động ngược chiều lên giá trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu về các tỷ số tài chính và giá trị doanh nghiệp của Asiri và
Hameed (2014), với dữ liệu tất cả các công ty niêm yết được lấy từ thị trường
chứng khoán ở Bahrain Bourse, có 646 quan sát trong giai đoạn từ năm 1995 đến
năm 2013. Giá trị công ty được đo lường bằng giá thị trường cổ phiếu trên giá trị
ghi sổ cổ phiếu và giá thị trường cổ phiếu trên lợi nhuận. Bằng phương pháp hồi

quy thống kê OLS, tác giả đã tìm ra được kết quả như sau: Lợi nhuận, đòn bẩy tài
chính và hệ số Beta thì có mối quan hệ cùng chiều đến giá trị của doanh nghiệp còn
Quy mô công ty có mối quan hệ ngược chiều, các tỷ số tài chính còn lại chưa tìm
thấy mối tương quan với giá trị của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Abolfazl và cộng sự (2015) về mối quan hệ cấu trúc vốn,
nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Tehran. Mẫu nghiên cứu gồm 50 công ty với 250 quan sát trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Thông qua hồi quy thống kê bằng phần mềm
Eview với ba biến phụ thuộc là cấu trúc vốn, nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh
nghiệp, Abolfazl và cộng sự đã tìm ra được bằng chứng: Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có
mối tương quan dương với cấu trúc vốn của công ty trong khi đó biến lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, thu nhập trước thuế và lãi, chi phí vốn thì mối tương quan
âm. Chi tiêu vốn có mối tương quan dương với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt còn tỷ số nợ


×