Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức hợp tác công tư ( public private partnership) trong xử lý chất thải y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

HUỲNH VĂN DƯƠNG
SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG
THỨC HỢP TÁC CÔNG – TƯ (PUBLIC
PRIVATE PARTNERSHIP) TRONG XỬ LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

HUỲNH VĂN DƯƠNG
SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG
THỨC HỢP TÁC CÔNG – TƯ (PUBLIC
PRIVATE PARTNERSHIP) TRONG XỬ LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN

TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS Phan Đình Nguyên

2

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản biện 1

3


TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4

PGS.TS Lê Quốc Hội

5

TS. Hà Văn Dũng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS Phan Đình Nguyên


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Văn Dương

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 08/8/1982

Nơi sinh: Cà Mau

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1441850008

I- Tên đề tài: Sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo
phương thức hợp tác công - tư (Public private partnership) trong xử lý chất
thải y tế
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư
nhân trong nước khi tham gia theo phương thức PPP trong các dự án về xử lý
CTYT tại các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đánh giá tác động của từng yếu tố tới mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư
nhân trong nước khi tham gia theo phương thức PPP trong các dự án về xử lý
CTYT tại các bệnh viện công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia theo phương
thức PPP trong các dự án về xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại Tp.
HCM.

III- Ngày giao nhiệm vụ

: 20/8/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/01/2016
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này: Sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư
nhân tham gia đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (Public private
partnership) trong xử lý chất thải y tế là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các nội dung tham khảo được trình bày trong luận văn được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các cơ
sở đào tạo khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài
nghiên cứu này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên đã
được ghi rõ nguồn gốc.
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2016
Người cam đoan

Huỳnh Văn Dương



ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2014 – 2015 tại
trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những
người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn trong lớp
học đã cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Học viên thực hiện

Huỳnh Văn Dương


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sẵn sàng tham gia vào
PPP trong lĩnh vực xỷ lý chất thải y tế. Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết,
nghiên cứu đã thiết kế một bảng câu hỏi để đo lường sự tác động các yếu tố. Sau khi
phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, đề tài đã tìm ra

bảy nhân tố tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia vào PPP, bao gồm: Lợi ích khi
tham gia PPP, Hạn chế từ khung pháp lý, Chi phí rủi ro, Năng lực tổ chức kế toán
của doanh nghiệp, Tình trạng kinh tế vĩ mô, Nhận thức xã hội về PPP, và Nguồn lực
doanh nghiệp. Sau đó, các nhân tố này được tính toán giá trị trung bình và kết quả
cho thấy như sau: nhìn chung doanh nghiệp đánh giá khá cao lợi ích khi tham gia
PPP (3.79) cũng như có nhận thức xã hội cao về PPP (3.73). Ngược lại, doanh
nghiệp cũng đánh giá rằng còn nhiều hạn chế từ khung pháp lý (3.42) và chi phí rủi
ro khi tham gia PPP là cũng đáng kể (3.59). Tình trạng kinh tế vĩ mô là vấn đề mà
doanh nghiệp quan ngại (2.86). Thêm vào đó, doanh nghiệp chưa hoàn toàn tự tin
về nguồn lực của doanh nghiệp (3.15). Cuối cùng, mức độ sẵn sàng tham gia PPP
của doanh nghiệp chưa thực sự cao (3.43).
Sau khi phân tích giá trị trung bình của từng nhân tố được khám phá, nghiên cứu đã
thực hiện phân tích tương quan và nhận thấy giá trị tương quan cặp của các nhân tố
đều không lớn (không vượt quá 0.6).
Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra 5 trong số 7 nhân tố đã tác động tới mức độ sẵn
sàng tham gia PPP của doanh nghiệp, đó là các nhân tố: lợi ích khi tham gia PPP
(hệ số hồi quy 0.367), việc giải quyết được các hạn chế từ khung pháp lý (hệ số hồi
quy 0.126), chi phí rủi ro giảm (hệ số hồi quy -0.504), nguồn lực của doanh nghiệp
đủ mạnh (hệ số hồi quy 0.126), và tình hình kinh tế vĩ mô sáng sủa (hệ số hồi quy
0.126). Hai nhân tố còn lại là tổ chức kế toán và nhận thức xã hội không có bất cứ
ảnh hưởng nào tới mức độ sẵn sàng tham gia vào PPP của doanh nghiệp.


iv

ABSTRACT
This thesis researched about the factors that affect the availability on participating
in public private partnership (PPP) in medical waste treatment field. Based on
theory, this study designed a questionnaire to measure the impact of these factors.
After analyzing the reliability of the scale and explore factor analysis, the study

found seven factors affecting the availability, including: the benefit of joining into
PPP, the regulatory framework limited, risk expenses, capacity of firm accounting,
macroeconomic situation, the social awareness of PPP, and firm resources. Then,
these factors are calculated average values and firm appricated two factors: the
benefit of joining into PPP (3.79) and social awareness of PPP ( 3.73). However,
firms were worried about the legal framework limited (3:42) and risk expenses
(3:59). Macroeconomic condition factor was underestimated (2.86). In addition,
firms were not completely confident about the resources of the firm (3:15). Finally,
the availability on participating PPP is not really high (3.43).
The results of regression analysis showed 5 of the 7 factors that affect the degree of
availability on participating PPP, including: he benefit of joining into PPP
(regression coefficient 0.367), the regulatory framework limited (regression
coefficient 0.126), risk expenses (regression coefficient -0.504), firm resources
(regression coefficient 0.126), and macroeconomic situation (regression coefficient
0.126). The two remaining factors (capacity of firm accounting and social
awareness) showed no effect on the level of availability on participation in PPP.


v

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract ...................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh mục bảng biểu..................................................................................................vii
Danh mục hình vẽ và đồ thị ....................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP ........................................................................................ 1
1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 5
1.7. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát ................. 5
1.8. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................... 7
2.1. Sơ lược về PPP ................................................................................................. 7
2.1.1. Định nghĩa ................................................................................................. 7
2.1.2. Lợi ích của PPP ......................................................................................... 8
2.1.3. Đặc điểm của PPP ................................................................................... 10
2.1.4. Các hình thức thực hiện mô hình PPP .................................................... 12
2.2. Mức độ sẵn sang tham gia PPP ...................................................................... 14
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sang tham gia PPP ........................... 15
2.3.1. Lợi ích khi tham gia PPP ........................................................................ 16
2.3.2. Chi phí tham gia PPP .............................................................................. 16
2.3.3. Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch....................................................... 16
2.3.4. Chia sẻ rủi ro phù hợp giữa nhà nước và tư nhân ................................... 17
2.3.5. Kinh tế vĩ mô ........................................................................................... 17
2.3.6. Nhận thức về PPP.................................................................................... 17


vi
2.3.7. Nguồn lực của doanh nghiệp................................................................... 17
2.3.8. Chế độ kế toán của doanh nghiệp ........................................................... 18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 19
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 19
3.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.3. Xây dựng thang đo ......................................................................................... 20

3.3. Phương pháp phân tích ................................................................................... 23
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................. 25
4.1. Kết quả thu thập số liệu.................................................................................. 25
4.2. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu.................................................................... 25
4.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ................................ 25
4.2.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn
sàng tham gia vào PPP ...................................................................................... 26
4.2.3. Đánh giá về mức độ sẵn sàng tham gia vào PPP .................................... 31
4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo – Cronbach alpha ..................................... 32
4.4. Phân tích nhân tố khám phá - EFA ................................................................ 34
4.5. Phân tích giá trị trung bình của từng nhân tố chính và biến số phụ thuộc ..... 37
4.6. Phân tích ma trận tương quan ........................................................................ 38
4.7. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 41
5.1. Kết luận của đề tài .......................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 42
5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến đo lường cho nhân tố Lợi ích tham gia PPP ..............................20
Bảng 3.2: Các biến đo lường cho nhân tố Chi phí khi tham gia PPP .......................21
Bảng 3.3: Các biến đo lường cho nhân tố Khung pháp lý ........................................21
Bảng 3.4: Các biến đo lường cho nhân tố Nguồn lực doanh nghiệp ........................21
Bảng 3.5: Các biến đo lường cho nhân tố Tổ chức kế toán doanh nghiệp ...............22

Bảng 3.6: Các biến đo lường cho nhân tố Chia sẻ rủi ro ..........................................22
Bảng 3.7: Các biến đo lường cho nhân tố Kinh tế vĩ mô ..........................................23
Bảng 3.8: Các biến đo lường cho nhân tố Nhận thức xã hội về PPP ........................23
Bảng 3.9: Các biến đo lường cho nhân tố Sẵn sang tham gia PPP ...........................23
Bảng 4.1: Kết quả thu thập số liệu ............................................................................25
Bảng 4.2: Loại hình doanh nghiệp phân theo đối tượng sở hữu ...............................25
Bảng 4.3: Loại hình công ty phân theo đặc điểm pháp lý.........................................26
Bảng 4.4: Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................26
Bảng 4.5. Lợi ích khi tham gia PPP ..........................................................................27
Bảng 4.6. Chi phí khi tham gia PPP ..........................................................................27
Bảng 4.7. Khung pháp lý...........................................................................................28
Bảng 4.8 Nguồn lực doanh nghiệp ............................................................................29
Bảng 4.9. Tổ chức kế toán của doanh nghiệp ...........................................................29
Bảng 4.10. Chia sẻ rủi ro ...........................................................................................30
Bảng 4.11. Kinh tế vĩ mô ..........................................................................................31
Bảng 4.12. Nhận thức xã hội về PPP ........................................................................31
Bảng 4.13. Mức độ sẵn sàng tham gia PPP...............................................................32
Bảng 4.14: Bảng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha .........................................34
Bảng 4.15. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s .......................................................35


viii
Bảng 4.16. Giá trị riêng .............................................................................................35
Bảng 4.17. Tổng phương sai trích .............................................................................36
Bảng 4.18: Ma trận nhân tố xoay ..............................................................................36
Bảng 4.19: Giá trị trung bình của từng nhân tố chính và biến số phụ thuộc ............38
Bảng 4.20: Ma trận tương quan ................................................................................38
Bảng 4.21: Hệ số R2 .................................................................................................39
Bảng 4.22: Kiểm định Wald......................................................................................39
Bảng 4.23: Kiểm định VIF và kết quả hồi quy .........................................................39



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................19
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................20
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................37


1

CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP
1.1. Lý do nghiên cứu
Hiện nay, chất thải y tế (CTYT) là một vấn đề môi trường hết sức quan trọng
trên toàn thế giới. Tại Mỹ, CTYT là nguồn chất thải chiếm tỷ lệ nhiều thứ ba với
tổng lượng CTYT của các bệnh viện hằng năm là hai triệu tấn [45]. Đối với các
nước đang phát triển, CTYT ngày càng được quan tâm vì hệ thống y tế của các quốc
gia này ngày càng phát triển. Hằng năm, trên 0,33 triệu tấn CTYT được tạo ra tại
Ấn Độ [67]. Tại Pakistan, ước tính hằng năm có khoảng 0,25 triệu tấn CTYT được
tạo ra [47]. Ở các quốc gia có thu nhập cao, lượng CTYT trung bình khoảng 0,5 kg
CTYT nguy hại/giường bệnh/ngày con số này ở các quốc gia có thu nhập thấp là
khoảng 0,2 kg CTYT nguy hại/giường bệnh/ngày [95]. Nghiêm trọng hơn, CTYT
thường không được phân tách hoàn toàn với chất thải sinh hoạt tại các nước thu
nhập thấp. Điều này làm cho lượng chất thải độc hại thực sự có thể lớn hơn nhiều
[95].
Với hệ thống y tế ngày càng phát triển về quy mô, quản lý CTYT trở thành
một mối quan tâm lớn của ngành y tế Việt Nam. Theo số liệu của Cục Khám Chữa
Bệnh - Bộ Y tế thì từ 2009 - 2013 tổng lượng chất thải toàn quốc xấp xỉ 100-140
tấn/ngày trong đó CTYT nguy hại là 16-30 tấn/ngày. Lượng CTYT trung bình được

thải ra là 0,86 kg/giường bệnh/ngày trong đó CTYT nguy hại là 0,14-0,2
kg/giường/ngày [30]. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 798/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình quản lý chất thải rắn giai đoạn
2011 đến 2020 [69]. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2011–2015) chính là quản lý và xử
lý an toàn 85% tổng lượng CTYT và trong giai đoạn 2 (2016–2020), 100% lượng
CTYT nguy hại và CTYT thông thường sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy
chuẩn.
Xét về qui mô dân số, thành phố Hồ Chí Minh là đô thi lớn nhất và là một
trong hai đô thị được xếp loại đặc biệt ở Việt Nam có 476 cơ sở y tế khám chữa
bệnh (khối công lập), bao gồm bệnh viện thuộc Trung ương, bệnh viện thuộc thành
phố, bệnh viện cấp quận/huyện, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế và hơn 13,141
cơ sở y tế khám chữa bệnh (ngoài công lập) với tính đa dạng về loại hình và quy


2
mô. Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý
đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 17.16 tấn/ngày (2013) từ các cơ sở khám
chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) và có thực
hiện hợp đồng vận chuyển, xử lý. Điều đó có nghĩa một lượng lớn bệnh viện và cơ
sở y tế đang giấu diếm trong vấn đề xử lý rác thải y tế. Hơn thế nữa, đối với con
người rác thải y tế là một nguồn truyền nhiễm virus gây bệnh, truyền nhiễm chất
phóng xạ và tìm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương đối với môi trường rác thải y tế
nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất,
nước và cả không khí. Với thực trạng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, dân số
sẽ ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tăng thêm số bệnh viện và cơ sở y tế nhằm
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Thì việc thu gom và xử lý rác thải
y tế trên địa bàn thành phố sẽ phức tạp hơn và cấp bách hơn, là thách thức lớn của
các nhà quản lý.
Trước các thách thức về xử lý chất thải Y tế như trên, các đơn vị Nhà nước

hiện không thể có đầy đủ nguồn lực để xử lý triệt để tất cả các dịch vụ công, trong
đó có vấn đề về xử lý CTYT. Để giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe cộng
đồng một cách triệt để, cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn của cả xã hội, trong
đó có các doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, việc cần thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của
các doanh nghệp tư nhân tham gia vào công tác mà trước đến nay vẫn được coi là
nhiệm vụ riêng của các cơ quan chức năng Nhà nước.
Quan hệ Đối tác Công – Tư (PPP) được coi là một trong những công cụ hữu
hiệu để Nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ lợi ích công và phát triển
kinh tế-xã hội. Tầm quan trọng của hình thức hợp tác này đã được khẳng định
không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các nước ASEAN và nhiều nước khác
trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển PPP được xem là công cụ cải
cách quan trọng lĩnh vực quản lý công. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả
đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sử dụng được kỹ năng, công
nghệ hiện đại và tính hiệu quả trong quản lý của khu vực tư nhân buộc khu vực nhà
nước ngay từ đầu phải chú trọng vào đầu ra và lợi ích đưa nguồn vốn tư nhân vào


3
và giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho dự án; rủi ro được chia sẻ giữa các đối
tác.
Để có sự kết hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân cùng giải quyết vấn đề trên
nhằm đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân, việc phải xác định sự sẵn
sàng của họ trong việc đầu tư kinh phí cho các dịch vụ xử lý CTYT, và có kế hoạch
đồng bộ từ trên xuống, giữa các khâu với nhau trong việc quản lý CTYT tại các cơ
sở công lập.
Xuất phát từ lý do trên, cộng với yêu cầu bức thiết của thực tiễn phải cải
thiện nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, tác giả chọn đề tài “sự
sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức hợp
tác công - tư (Public private partnership) trong xử lý chất thải y tế” làm nội dung
nghiên cứu trong luận văn này.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, chất thải y tế (CTYT) đang là một vấn đề về môi trường hết sức
quan trọng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình quản
lý chất thải rắn giai đoạn 2011 đến 2020. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn nhiều
hạn chế do một số nguyên nhân như sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính từ ngân
sách.
Thứ hai, những lợi ích phương thức PPP đem lại cho các dự án là không thể
phủ nhận. đã có nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thành công. Và ở Việt Nam,
PPP cũng đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như đường bộ.
Thứ ba, đã có nhiều nghiên cứu về một số lĩnh vực đầu tư công như cơ sở hạ
tầng, giao thông vận tải, và chi tiết hơn là về đường bộ nhưng chưa có nghiên cứu
nào về việc thu hút vốn đầu tư vào xử lý CTYT theo phương thức PPP. Một lĩnh
vực mang tính chất là công việc của khu vực công, mang lại nhiều lợi ích cho cộng
đồng hơn là lợi ích cá nhân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài cần trả lời hai câu hỏi nghiên cứu như sau:


4
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng của các doanh
nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức PPP vào các dự án xử lý
CTYT tại các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Từng nhân tố đã tìm được như thế nào đã có ảnh hưởng như thế
nào tới mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vào
các dự án xử lý CTYT theo phương thức PPP tại các bệnh viện công lập tại
thành phố Hồ Chí Minh?
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có ba mục tiêu nghiên cứu như sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các

doanh nghiệp tư nhân trong nước khi tham gia theo phương thức PPP trong
các dự án về xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của từng yếu tố tới mức độ sẵn sàng của các
doanh nghiệp tư nhân trong nước khi tham gia theo phương thức PPP trong
các dự án về xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm thu hút các doanh nghiệp tham
gia theo phương thức PPP trong các dự án về xử lý CTYT tại các bệnh viện
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thông qua việc tìm hiểu cở sở lý thuyết, đề tài sẽ thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
điều tra và sử dụng bảng câu hỏi này để thu thập thông tin. Để khai thác thông tin từ
bảng câu hỏi nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện được các mục tiêu
nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích như thống kê mô tả, phân tích
độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và cuối cùng là phân tích kinh
tế lượng.


5
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt thực tiễn, đề tài xác định được những nhân tố thực tế có tác động đến
sự sẵn sàng tham gia đầu tư các dự án xử lý CTYT theo hình thức hợp tác công - tư
(PPP) của khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đề xuất
những kiến nghị cụ thể nhằm thu hút sự đầu tư vốn từ khu vực tư nhân ở thành phố
Hồ Chí Minh. Đồng thời, tháo gỡ một số vướt mắc, khó khăn đang tồn tại giữa cơ
quan Nhà nước với chủ đầu tư tư nhân thông qua đó sẽ góp phần tăng sự đầu tư cho
các dự án xử lý CTYT.
1.7. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn
sàng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước khi tham gia theo phương thức PPP
trong các dự án về xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Nghiên cứu này được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh đối với những
doanh nghiệp có khả năng tham gia vào xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát của đề tài là những nhà quản trị cấp cao tại những doanh
nghiệp có khả năng tham gia vào xử lý CTYT tại các bệnh viện công lập tại thành
phố Hồ Chí Minh.
1.8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận văn được chia
thành năm chương:
Chương 1: Dẫn nhập: Trình bày một cách tổng thể nội dung của toàn bộ
nghiên cứu. Chương này cho thấy lý do và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Các lý thuyết cơ sở về vấn đề nghiên cứu, bao
gồm các vấn đề về PPP, mức độ sẵn sàng và các nhân tố ảnh hưởng tới mức
độ sẵn sàng.


6
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Chương này
sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kê thang đo và
phương pháp thu thập dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Nêu các kết quả phân tích dữ liệu bao gồm
các phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo (crobach
alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích ma trận tương quan,
phân tích hồi quy cũng như là các kiểm định cần thiết. Và cuối cúng là thảo
luận về kết quả hồi quy của từng nhân tố chính.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Chương này đưa ra các kết luận sau khi
phân tích thực nghiệm từ Chương 4. Từ đó các khuyến nghị cũng được đưa
ra đối với các bên liên quan. Cuối cùng những hạn chế của nghiên cứu được
đưa ra ở cuối chương 5.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Sơ lược về PPP
2.1.1. Định nghĩa
Mô hình hợp tác công tư đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia, nhưng
phát triển mạnh từ những năm 1980. Trong thời gian này, ý nghĩa của khu vực tư đã
được giới thiệu và sử dụng trong khu vực công, tiêu chuẩn nền tảng thị trường đã
được áp dụng đối với việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công. Trong suốt những
năm 1990, triết lý quản trị công mới và nền tảng thị trường đã ảnh hưởng sự quản trị
công
Quan hệ hợp tác công tư (public-private partnerships), còn được gọi là P3
được định nghĩa như là “một sự liên minh tự nguyện trong đó đề cập đến sự hợp tác
giữa hai (hoặc nhiều hơn) các tác nhân là cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư
nhân, tổ chức phi chính phủ (NGOs) (www, UNDP, 2006, p.12). Theo quan điểm
của ADB, “quan hệ đối tác công–tư (PPP) được hiểu là một cơ chế hợp đồng giữa
các đơn vị khu vực công (cấp quốc gia, bang, tỉnh, hoặc địa phương) với các đơn vị
thuộc khu vực tư nhân qua đó các kỹ năng, tài sản và/hoặc nguồn lực tài chính của
mỗi bên trong khu vực công và tư nhân được phân bố theo cách bổ sung cho nhau,
rủi ro và lợi ích được chia sẻ, nhằm đem lại kết quả thực thi dịch vụ tối ưu và giá trị
tốt đẹp cho công dân”. Theo quyết định 15/2015/QĐ của thủ tướng Chính phủ, PPP
được hiểu như sau: “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung

cấp dịch vụ công.”
HM Treasury (1998) định nghĩa PPP là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều thực
thể, hợp tác hướng đến mục tiêu chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm, rủi ro và lợi ích,
kết nối các nguồn lực đầu tư. Khulumane (2008) lại định nghĩa PPP là một giao kết
bằng hợp đồng giữa một đơn vị nhà nước và một đơn vị tư nhân, theo đó đơn vị tư
nhân chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật
mà nhà nước yêu cầu, trong một thời gian cụ thể và đổi lấy lợi ích thường dưới hình
thức là khoản tiền thanh toán dịch vụ. Theo Daube và các cộng sự (2007), PPP là


8
một hình thức tham gia của khu vực tư nhân, trong đó các đối tác tư nhân mang đến
các kỹ năng, vốn, sáng kiến thương mại trong việc cung cấp các dịch vụ cho khu
vực công.
Theo Jurgita Jakutyte (2012), nhìn chung PPP có một số đặc điểm cơ bản
sau:
-

PPP là một cam kết hợp tác lâu dài giữa khu vực công và khu vực tư

-

PPP tạo ra một cơ chế năng động, trong đó có sự phân công hợp lý giữa
các bên

-

Chia sẻ trách nhiệm cung cấp các dịch vụ

-


Phân bổ nguồn lực
 Khu vực tư nhân đầu tư vốn, kỹ năng, kinh nghiệm, thương mại
đổi mới, vv .;
 Khu vực công cung cấp các kỹ năng, quyền lực chính trị, tài sản, vv .

-

Chia sẻ quyền lợi và rủi ro

2.1.2. Lợi ích của PPP
Dự án PPP là một mô hình khá phát triển và được nhiều quốc gia áp dụng
nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Theo APTC (2007),
PPP thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa những người tham gia dự án, cũng như hạn
chế các thủ tục hành chính hoặc phong cách quản lý phân cấp. Hơn nữa PPP mang
lại lợi ích cho chính phủ trong việc hình thành tài sản mà không cần phải nhờ đến
các khoản vay mượn trong ngắn hoặc dài hạn từ các tổ chức tài chính (Gaffey,
2010). Điều này làm cho chính phủ giảm được gánh nặng trong việc tiếp tục cung
cấp các dịch vụ công mà không lo phát sinh các khoản nợ bổ sung hoặc nghĩa vụ tài
chính. Theo E. Farquharson và các cộng sự (2011), Lợi ích của việc cho phép khu
vực tư nhân tham gia cung cấp cơ sở hạ tầng được liệt kê như sau:
(i)

Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực. Hợp đồng quan hệ đối tác công–
tư được quản lý tốt sẽ phân bổ rủi ro tối ưu giữa khu vực công và khu vực
tư nhân, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong suốt
vòng đời tài sản. Đối tác khu vực tư nhân có động cơ xem xét tác động
dài hạn của chi phí thiết kế và thi công có chất lượng so với chi phí duy tu



9
bảo dưỡng định kỳ và chi tiêu đầu tư trong suốt vòng đời tài sản hoặc chi
phí mở rộng trong trường hợp các cơ sở hiện hành.
Cải thiện chất lượng tài sản và dịch vụ. Khi các nhà đầu tư và tổ chức cho

(ii)

vay góp vốn đầu tư vào các dự án quan hệ đối tác công–tư (PPP), các dự
án đó phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn bởi các bên bên ngoài
chính phủ. Vì một lượng vốn lớn phải chịu rủi ro, các bên bên ngoài đó
thường thực hiện kiểm tra chu toàn cẩn trọng và đảm bảo chất lượng ở
mức cao hơn rất nhiều so với quy trình mua sắm công theo chuẩn mực,
trong đó các cơ quan công lập dự án và tham gia với thị trường.
(iii)

Cải thiện về quản lý khu vực công. Quan hệ đối tác công–tư đòi hỏi chính
phủ phải tư duy và hành xử theo các cách mới, với những kỹ năng và
cách tiếp cận mới, qua đó có thể giúp đẩy mạnh quá trình cải cách môi
trường kinh doanh và cải cách kinh tế chung. Chẳng hạn, quan hệ đối tác
công–tư có thể là công cụ để nâng cao cạnh tranh hoặc cải cách về mua
sắm và cung cấp dịch vụ công, chứ không chỉ là phương tiện tận dụng
nguồn lực của khu vực tư nhân qua hiệu ứng đòn bẩy. Quan hệ đối tác
công–tư không chỉ là giao dịch tài chính diễn ra một lần với khu vực tư
nhân. Do đó, nó cần được thực hiện trên cơ sở các nền tảng chính sách
vững chắc, cam kết chính sách dài hạn, và môi trường quy phạm pháp
luật vững chắc và ổn định. Các đối tác tiên tiến tại khu vực tư nhân hiểu
điều đó và sẽ tìm kiếm các yếu tố đó khi quyết định về việc tham gia dự
án.

(iv)


Cải thiện chung về mua sắm của khu vực công. Khi mua sắm các dự án
cơ sở hạ tầng theo hình thức quan hệ đối tác công–tư, chính phủ có khả
năng tăng cường tổng thể năng lực và các quy trình mua sắm tại khu vực
công. Qua việc cơ cấu và thực hiện thành công phương thức quan hệ đối
tác công–tư, chính phủ có thể cải thiện quy trình lập kế hoạch chiến lược,
năng lực đàm phán và quản lý dự án, duy trì được kỷ luật tài chính, và
xây dựng năng lực để quản trị các hợp đồng dài hạn phức tạp.

Theo ADB (2012), Khu vực tư nhân thường được cho là đạt hiệu quả cao
hơn so với khu vực công trong việc quản lý các dự án hạ tầng và thực hiện các dịch


10
vụ về hạ tầng. Sự tham gia của khu vực tư nhân đem lại tiềm năng nâng cao hiệu
quả hoạt động qua việc đầu tư vào công nghệ mới, đem lại các giải pháp sáng tạo,
và khuyến khích áp dụng các cơ cấu tổ chức minh bạch hơn. Điều này thường đem
lại kết quả là cải thiện về điều hành, nâng cao sự minh bạch, tính cạnh tranh và trách
nhiệm giải trình, qua đó cải thiện về giá trị sử dụng vốn. Thông thường, các dự án
quan hệ đối tác công–tư được đấu thầu một cách công khai và minh bạch trong đó
các nhà thầu được cung cấp đủ thông tin về chấm thầu và trao hợp đồng. Đây là vấn
đề quan trọng, vì khác với các dự án thực hiện phương thức mua sắm truyền thống,
những dự án quan hệ đối tác công–tư đòi hỏi vốn đảm bảo ở mức hạn chế yêu cầu
các doanh nghiệp khu vực tư nhân và các nhà cung cấp tài chính của họ không chỉ
đấu thầu để nhận quyền cung cấp tài sản công mà còn phải rót vốn ban đầu trong
một thoả thuận hợp đồng dài hạn về thẩm quyền mua sắm để thiết kế, xây dựng, vận
hành và duy tu bảo dưỡng.
Tuy nhiên, Mineta (2006) cho rằng mặc dù PPP mang lại những lợi ích trong
việc giảm được gánh nặng của nhà nước trong việc chuyển giao cơ sở hạ tầng và
dịch vụ công, nhưng sự tham gia của khu vực tư nhân chỉ có thể giải quyết ở một

phạm vi nhất định. Đồng quan điểm trên, Bekefi và các cộng sự (2003) cho rằng để
tiến hành PPP, nhà nước phải bỏ ra chi phí (các khoản hỗ trợ, kích thích đối tác tư
nhân, mất nguồn thu phí trong trường hơp đối tác tư nhân được thu phí, …). Xét
trong ngắn hạn, nhà nước không phải chi ngân sách nhưng vẫn có nguồn vốn để đầu
tư. Tuy nhiên, về dài hạn, tổng chi phí giữa việc nhà nước tự đầu tư so với việc thực
hiện PPP có thể là tương đương hoặc lớn hơn (trừ trường hợp đối tác tư nhân xây
dựng, thực hiện dự án, cung cấp dịch vụ có hiệu quả hơn so với nhà nước). Hơn thế,
mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân cũng là một vấn đề.
2.1.3. Đặc điểm của PPP
Theo Bùi Viết Sang (2012), các đặc trưng cơ bản của mối quan hệ hợp tác Nhà
nước tư nhân này như sau:
Thứ nhất, các dự án PPP cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc
cung cấp các dịch vụ công cộng. Tùy theo những mức độ tham gia của khu vực tư
nhân và sự can thiệp của khu vực nhà nước, lại có những mô hình PPP khác nhau.


11
Thứ hai, có sự phân chia rõ ràng về trách nhiệm rủi ro, nghĩa vụ tài chính và
các khoản thu nhập trong một dự án PPP. Một hợp đồng PPP quy định cụ thể kết
quả đầu ra, dịch vụ yêu cầu, quy định công ty hay tập đoàn nào sẽ phụ trách vấn đề
tài chính, thiết kế, xây dựng vận hành và duy trì dự án sau khi hoàn thành.
Thứ ba, các hợp đồng PPP thường là dài hạn, trong khoảng từ 10-30 năm.
Không giống với lĩnh vực truyền thống, khu vực nhà nước sẽ không sở hữu các cơ
sở này trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, khu vực nhà nước có thể tiếp tục
cung cấp dịch vụ cốt lõi truyền thống gắn với công trình ( như giảng dạy trong các
trường học và các dịch vụ y tế trong bệnh viện) trong khi nhà thầu tư nhân có thể
cung cấp các dịch vụ phụ trợ để hỗ trợ. Điều này thường xảy ra sau khi hết thời gian
hợp đồng và dự án đã hoàn thành và được trả quyền sở hữu về cho khu vực nhà
nước.
Thứ tư, không giống như các dự án thông thường, trong một dự án PPP, nhà

thầu tư nhân chỉ thu hồi khoản đầu tư thông qua thu nhập thu được của hoạt động
cung cấp dịch vụ sau này, hoặc khu vực nhà nước có thể bồi thường cho nhà thầy tư
nhân với các khoản thanh toán dịch vụ, hoặc quyền hạn được trực tiếp thu lệ phí
đối với người sử dụng các dịch vụ này, hoặc kết hợp tất cả các phương thức trên.
Thứ năm, cơ chế thanh toán PPP thường cung cấp cho chính phủ một quyền
khấu trừ các khoản thanh toán nếu chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi nhà thầu
tư nhân là thấp hơn so với thỏa thuận. Chính phủ cũng có quyền bảo lưu quyền
tham gia và giành lại quyền kiểm soát tài sản của dự án, trong trường hợp việc cung
cấp dịch vụ chất lượng thấp của nhà điều hành tư nhân lặp đi lặp lại.
Theo Huỳnh Thúy Giang (2012), các đặc trưng cơ bản của PPP được tóm tắt
như sau:
-

Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tưdựa trên một hợp đồng
dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ;

-

Phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu
vực.

-

Kết quả mong đợi: hiệu quả về chất lượng hàng hóa/ dịch vụ; và sử dụng
vốn.

-

Đối tác tư nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợvốn và vận hành;



12
-

Việc thanh toán thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng.

-

Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về khu vực công và khu vực tư nhân sẽ
chuyển giao tài sản lại cho khu vực công khi kết thúc thời gian hợp đồng.

Một cách tổng quát, PPP có một số nét đặc trưng như sau:
-

Có các mối quan hệ tương đối lâu dài giữa đối tác nhà nước và đối tác tư
nhân;

-

Cơ cấu nguồn vốn bao gồm cả vốn của khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân;

-

Có cơ quan vận hành đóng vai trò quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự án
(thiết kế, thực hiện, hoàn thiện, cấp vốn);

-

Đối tác nhà nước chú trọng vào việc xác định các mục tiêu cần đạt được;


-

Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác nhà nước và đối tác tư nhân.

2.1.4. Các hình thức thực hiện mô hình PPP
Hiện nay trên thế giới có 05 hình thức phổ biến như sau:
 Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở
hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu
giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.
 Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công
trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
 Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate Transfer) là hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành
công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.
 Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) là mô hình sau khi xây
dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sỏ hữu nhưng công ty thực hiện dự
án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
 Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) là hình
thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành
công trình.


×