Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các nhân tố tác động đến việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 109 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Vũ Anh Thư


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận, em đã nhận được sự hỗ trợ và động viên rất nhiều
từ gia đình, thầy hướng dẫn và các bạn. Nay những khó khăn đã qua, khoá luận đã
được hoàn thành, Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Đầu tiên em muốn nói là em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của
thầy TS. Nguyễn Ngọc Ảnh. Mặc dù rất bận rộn nhưng thầy vẫn dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em làm khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ,
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành khoá luận.
Đồng thời, em rất cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng xét duyệt luận văn đã bỏ
thời gian quý báu để đọc bài nghiên cứu này và góp ý để công trình nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng khoá luận
này vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn,
đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!


Chúc tất cả mọi người sức khoẻ và thành đạt!
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Vũ Anh Thư


iii

TÓM TẮT
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hiện nay nguồn thu từ
thuế Thu nhập cá nhân đang trên đà gia tăng nhanh vượt hơn cả nguồn thu thuế chủ
lực của Việt Nam từ dầu thô. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nguồn thu từ
Thuế thu nhập cá nhân của nước ta chiếm tỷ trọng lớn thuộc về đối tượng nộp thuế là
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vì Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập
sâu rộng, thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài ngày càng gia tăng; kéo theo lượng
lao động chuyên môn, kỹ thuật cao, có tay nghề người nước ngoài vào VN làm việc
ngày càng nhiều. Những đối tượng người nước ngoài này thường có thu nhập rất cao
do là các chuyên gia, người quản lý cấp cao,....Và, thuế TNCN chủ yếu tập trung cơ sở
tính thuế dựa trên biểu thuế lũy tiến, thu nhập càng cao tương ứng với mức thuế suất
tăng cao nên đóng thuế TNCN càng nhiều.
Mục đích của nghiên cứu là nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế đối với người nước ngoài làm việc tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát
205 mẫu đối tượng nộp thuế TNCN là người nước ngoài hoặc nộp thay cho người
nước ngoài. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến để làm rõ các mối quan hệ giữa
các nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý thuế Thu nhập cá nhân là : Chính sách thuế, Bản chất của đối tượng nộp thuế là
người nước ngoài, Công tác tuyên truyền của cơ quan thuế Nhận thức của người nước

ngoài về việc chấp hành nộp thuế, Sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn thuế. Trong đó
nhân tố tác động mạnh đến công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế đối với
người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh là nhân tố Sự hỗ trợ của các
dịch vụ tư vấn thuế, nhân tố Nhận thức của người nước ngoài về việc chấp hành nộp
thuế TNCN và nhân tố Chính sách thuế .
Việc nghiên cứu về “ Các nhân tố tác động đến việc quản lý thuế Thu nhập cá
nhân đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn TP.HCM” là cần thiết và quan
trọng để quản lý, cải thiện nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như ngân sách
quốc gia. Đồng thời, góp phần trong công cuộc xây dựng môi trường thuế quan lành
mạnh, tốt đẹp, lý tưởng thu hút đầu tư nước ngoài, lao động trí thức, lao động chuyên


iv

môn, kỹ thuật cao,… để đất nước ngày một phát triển tốt hơn phù hợp với công cuộc
hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta hiện nay với thế giới.


v

ABSTRACT
Taxation is one of the most important instrument of the State, it is not only
ensure the sufficiency of revenues for State budget, it is also an useful tool to adjust
the economy in many situations. Nowadays, the revenues from Personal Income Tax
grow faster than the revenues from crude oil which being the largest revenue of Viet
Nam in the past. In addition, many studies showed that, a large revenue from Personal
Income Tax come from foreigners who have worked in Viet Nam recently. Due to the
intergration of VietNam into World’s Market, a period of attracting investors and
cooperating with foreign countries are increasing significantly, therefore, it comes
along with many opportunities for jobs market as well as many foreigners with high

qualification have came into Viet Nam to fulfil that demands. Those people usually are
experts or senior managers come from development countries with high income will
help Viet Nam take more benefits on Personal Income Tax throughout the time they
worked at our country.
The purpose of this study is to identify and measure the factors that affect to
the management of personal income tax by the tax authorities for foreigners who have
worked in Ho Chi Minh City. The study is based on data obtained from the survey
sample of 205 taxpayers who are foreigners or paid on behalf of foreigners. In this
study, Cronbach's method Alpha testing, factor analysis and discovery EFA multiple
regression analysis to clarify the relationship between factors. The study results
showed that five factors affecting management of personal income tax in Ho Chi Minh
city are:

tax policy, the nature of the foreign taxpayers, propaganda by the tax

authorities, foreigners conscious about the observance of taxpayers, the support from
tax advisory services. In particular, the group factors that impact strongly on how to
manage the personal income tax for foreigners in Ho Chi Minh city are the group of
tax advisory services and the conscious of foreign taxpayers in payment for Personal
Income Tax.
The study on "The factors affecting the management of personal income tax
for foreigners working in HCM City" is necessary and important to manage and
improve the local budget revenues and national budgets and contribute to the healthy


vi

of economic, so that our country can growth in line with the extensive integration of
the economy with the world today.



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu..........................................................2
1.1.2 Các vấn đề hiện nay ........................................................................................4

1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................5
1.3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 5
1.4. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................6
1.6. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 7
1.7. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................. 8
1.8. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................9
1.9. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10
1.10. Bố cục của Luận Văn ........................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................12
2.1. Thuế thu nhập cá nhân: .......................................................................................12

2.2 Người nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế TNCN tại Việt Nam: ..................13
2.3. Các lý thuyết về công tác quản lý thuế TNCN: .................................................15
2.3.1. Khái niệm công tác quản lý thuế TNCN .....................................................15
2.3.2. Nội dung công tác quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài .............15
2.4. Những nghiên cứu trước đây về thuế TNCN .....................................................23
2.4.1. Các công trình nghiên cứu về thuế TNCN ở nước ngoài ............................ 23


viii

2.4.2. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ..............25
2.5 Nhận xét các nghiên cứu trước và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ......33
2.6. So sánh hệ thống thuế thu nhập cá nhân của các nước trên thế giới ..............34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 40
3.2. Nghiên cứu định tính ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................................41
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.......................................................................41
3.3. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 46
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu .............................................................................46
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................46
3.3.3. Thu thập số liệu ........................................................................................... 47
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................50
4.1. Mô tả mẫu và thống kê mô tả mẫu .....................................................................50
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................50
4.1.2 Thống kê mẫu mô tả .....................................................................................52
4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha....................................56
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ............................. 60
4.4 Mô hình nghiên cứu chính thức ...........................................................................66

4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi quy ....................................67
4.5.1. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến .............................................67
4.5.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................... 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 71
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................................71
5.2 Kết Luận .................................................................................................................73
5.2.1 Thực trạng trong quản lý thuế TNCN ở Việt Nam: .....................................73
5.2.2. Những định hướng tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN .76
5.3 Kiến Nghị ................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

BCHAT

Bản chất

CNTT

Công nghệ thông tin

CSACH

Chính sách


EFA

Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)

NNN

Người nước ngoài

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTHUC

Nhận thức

QLT

Quản lý thuế

QTQTE

Quy tắc quốc tế


TNCN

Thu nhập cá nhân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTRUYEN

Tuyên truyền

TUVAN

Tư vấn


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Nội dung

Tên
Bảng 1.1

Số thu từ thuế TNCN và Số thu từ thuế, phí và thu khác

Trang
4


của cả nước và của TP. HCM giai đoạn năm 2009 - 2015
Bảng 2.1

Biểu thuế lũy tiến của nước ta

17

Bảng 3.1

Thang đo lường các biến

42,43,44

Bảng 4.1

Mô tả mẫu nghiên cứu

48,49

Bảng 4.2 Bảng Hệ số Cronbach alpha của các thành phần

54,55,56

Bảng 4.3

58

Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân.


Bảng 4.4

Bảng tổng hợp phương sai tích lũy

58,59

Bảng 4.5

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1

60

Bảng 4.6

Bảng phương sai trích

61

Bảng 4.7

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2

62

Bảng 4.8

Ma trận tương quan giữa các biến

64


Bảng 4.9

Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy

65

Bảng 4.10

Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy

66


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Nội dung

Trang

Hình 1.1

Tỷ lệ tổng số thu thuế, phí và thu khác tại TP.HCM so với
cả nước

4

Hình 2.1

Biểu thuế lũy tiến cao nhất trong khu vực


38

Hình 2.2

Biểu thuế lũy tiến thấp nhất trong khu vực

39

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

40

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu

44

Hình 4.1

Thu nhập bình quân của người nộp thuế

50

Hình 4.2

Nghề nghiệp của người nộp thuế


51

Hình 4.3

Địa điểm cư trú của người nộp thuế

51

Hình 4.4

Nguồn thu nhập của người nộp thuế

52

Hình 4.5

Thời gian làm việc của người nộp thuế

52

Hình 4.6

Chức vụ làm việc của người nộp thuế

53

Hình 4.7

Giới tính của người nộp thuế


53

Hình 4.8

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý

63

Tên

thuế Thu Nhập Cá Nhân


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài

1.1.

Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Nguồn thu thuế chủ lực, có tầm ảnh hưởng lớn của nước ta thuộc về lĩnh vục
dầu thô. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thu về dầu thô trong tình trạng đã và đang tiếp tục
giảm xuống một cách nghiêm trọng đáng báo động, ảnh hưởng đến nguồn thu của
Ngân sách nhà nước. Năm 2015, dù đã khai thác vượt kế hoạch 2,1 triệu tấn, Việt Nam
vẫn không thể hoàn thành dự toán nguồn thu từ dầu thô là 92 ngàn tỷ đồng do giá dầu
liên tục ở mức thấp. Ngân sách Việt Nam năm 2016 dự toán thu 54,5 ngàn tỷ đồng về
lĩnh vực dầu thô, dựa trên cơ sở sản lượng khai thác dầu thô là 14,02 triệu tấn và giá

bình quân 60 USD/thùng. So với 2015, sản lượng khai thác dự kiến năm nay đã giảm
khoảng 25%. Tuy nhiên, giá dầu hiện chỉ ở mức 33 USD/ thùng trong khi kế hoạch
ngân sách dự thu được xây dựng trên cơ sở giá bình quân 60 USD/thùng. Giảm sản
lượng và bán ở giá thấp khiến nguồn thu dầu thô của Việt Nam thấp kỷ lục kể từ năm
2005. Đồng nghĩa với việc tỷ trọng đóng góp của nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu
ngân sách chỉ còn khoảng 5,4%, so với con số này 10 năm trước là 23,8%. Với mức dự
thu 54,5 ngàn tỷ đồng năm 2006 của Việt Nam về dầu thô thì dầu thô đang dần trở
thành nguồn thu "thứ yếu" của ngân sách, xếp sau cả nguồn thu từ Thuế thu nhập cá
nhân ước đạt khoảng 63 ngàn tỷ trong năm 2016. Do đó, chúng ta nhận thấy được
nguồn thu từ thuế Thu nhập cá nhân hiện nay đang trên đà vượt hơn cả nguồn thu chủ
lực của nước ta từ dầu thô.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nguồn thu thuế thu nhập cá nhân của
nước ta chiếm tỷ trọng lớn thuộc về đối tượng nộp thuế là người nước ngoài. Vì mức
GDP hằng năm đầu người của các phát triển, đang phát triển khá lớn so với mức thu
nhập bình quân của người Việt Nam và Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu
rộng, thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài ngày càng tăng cao; kéo theo lượng lao
động chuyên môn, kỹ thuật cao, có tay nghề người nước ngoài vào VN làm việc ngày
càng nhiều. Những đối tượng người nước ngoài này thường có thu nhập rất cao do là


2

các chuyên gia, người quản lý cấp cao,....Và, thuế TNCN chủ yếu tập trung cơ sở tính
thuế dựa trên biểu thuế lũy tiến, thu nhập càng cao tương ứng với mức thuế suất tăng
cao nên đóng thuế TNCN càng nhiều.
Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Trong đó, số lượng đối tượng
người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh là nhiều nhất và thuộc đối
tượng quản lý thuế của Cục Thuế TP. HCM.
Vấn đề nghiên cứu về “ Các nhân tố tác động đến việc quản lý thuế Thu nhập

cá nhân đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn TP.HCM” là cần thiết và quan
trọng để quản lý, cải thiện nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như ngân sách
quốc gia.
Đồng thời, góp phần trong công cuộc xây dựng môi trường thuế quan lành
mạnh, tốt đẹp, lý tưởng thu hút đầu tư nước ngoài, lao động trí thức, lao động chuyên
môn, kỹ thuật cao,… để đất nước ngày một phát triển tốt hơn phù hợp với công cuộc
hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta hiện nay với thế giới.
1.1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của Thuế vì Thuế là một công cụ quan
trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công
cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Theo thông lệ của các quốc gia, Thuế trực thu sẽ chiếm
tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần Thuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập
sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần về
số thu của các sắc Thuế trực thu (Thuế Thu nhập cá nhân, Thuế Thu nhập doanh
nghiệp, …) đang là xu hướng tất yếu.
Thực tế ở nước ta, vấn đề thuế thu nhập cá nhân chỉ mới được đặt ra trong quá
trình đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Nhà nước chủ trương tính hết các nhu cầu cơ bản về vật chất của mỗi người vào thu
nhập và chỉ quy định mức thu nhập tối thiểu. Mặt khác,các loại hình doanh nghiệp
được đa dạng hóa và có sự cạnh tranh lẫn nhau trên mọi mặt nên thu nhập đã có sự


3

phân hóa ngày càng rõ. Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định đã tạo
điều kiện cải thiện đời sống của cả xã hội nói chung, đặc biệt là nhóm cộng đồng có
trình độ, kiến thức. Đó chính là lý do nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thuế thu
nhập cá nhân vừa để đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; vừa là để hoàn
thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Về nguyên tắc, bất kỳ một thể nhân hay pháp nhân nào khi nhận được thu
nhập dưới bất cứ hình thái nào (hiện vật hay giá trị) và bất kể từ nguồn nào (do lao
động, hay đầu tư…) đều phải trích một phần từ thu nhập đó để nộp cho nhà nước dưới
dạng thuế thu nhập.
Và, nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên
cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn
sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng
lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng
cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó,
ta có thể thấy Thuế Thu nhập cá nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế. Xuất phát từ thực tế bối cảnh hội nhập kinh tê, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy
mạnh công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “ Các nhân tố tác động đến việc quản
lý thuế Thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài làm việc trên địa bàn TP.HCM”.


4

1.1.2 Các vấn đề hiện nay
Bảng 1.1: Số thu từ thuế TNCN và Số thu từ thuế, phí và thu khác của cả nước
và của TP. HCM giai đoạn năm 2009 - 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng số thu từ thuế,
phí và thu khác thuộc
ngân sách cả nước
Số thu từ thuế thu
nhập cá nhân Cả nước
Tổng số thu từ thuế,

phí và thu khác thuộc
ngân sách tại TP.
HCM
Số thu từ thuế thu
nhập cá nhân tại TP.
HCM

Năm
2009
458,378

14,318

77,370

5,475

2010

2011

2012

2013

2014

2015

576,561


709,701

724,916

813,649

857,087

956,655

26,276

38,469

44,959

46,561

47,853

56,853

104,596

131,318

150,106

166,669


199,000

279,158

10,215

14,653

16,844

17,346

20,900

21,953

Nguồn: Website Bộ Tài chính\Công khai số liệu\Số liệu quốc tế

21,953

2015

20,900

2014
2013

17,346


2012

16,844

2010
2009

10,215
5,475

47,853
46,561
44,959

14,653

2011

56,853

Số thu từ thuế TNCN tại
TP.HCM
Số thu từ thuế TNCN cả
nước

38,469
26,276

14,318


Hình 1.1 : Tỷ lệ tổng số thu thuế, phí và thu khác tại TP.HCM so với cả nước
(Nguồn: Số liệu thu thập từ Bộ tài chính Việt Nam)


5

1.2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn hướng đến mục tiêu tổng quát:
 Nhận diện và định lượng mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tác động đến việc
quản lý thuế thu nhập cá nhân của cơ quan thuế đối với người nước ngoài.
Luận văn hướng đến mục tiêu cụ thể:
 Nhận diện và định lượng mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tác động đến việc
quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài trên địa bàn TP.HCM.
 Đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy công tác quản lý thuế
TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam tốt hơn.
 Nâng cao công tác quản lý nguồn thu thuế, cải thiện nguồn thu cho ngân sách
địa phương cũng như ngân sách quốc gia.
 Góp phần trong công cuộc xây dựng môi trường thuế quan lành mạnh, tốt đẹp,
lý tưởng thu hút đầu tư nước ngoài, lao động trí thức, lao động chuyên môn, kỹ
thuật cao,… để đất nước ngày một phát triển tốt hơn phù hợp với công cuộc hội
nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta hiện nay với thế giới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những yếu tố tác động đến công tác quản
lý thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài thuộc đối tượng phải nộp thuế hoặc
khấu trừ thuế TNCN ở Việt Nam.

1.4. Dữ liệu nghiên cứu
 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, khảo sát và nguồn khác
 Tạp chí, báo cáo, báo chí (Tạp chí Tài chính, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Tạp

chí Thuế Nhà nước,…), trang web,…


6

 Phương tiện truyền thông: Tivi, Radio, Internet, …
 Kết quả các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
 Hỏi ý kiến các chuyên gia về thuế TNCN
 Khảo sát cá nhân nộp thuế TNCN cho người nước ngoài và người nước ngoài nộp
thuế TNCN tại Việt Nam.
 Phương pháp lấy dữ liệu
 Phương pháp phỏng vấn.
 Bảng câu hỏi, bảng khảo sát điện tử.
 Luận văn sử dụng nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng.
Trong phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn
chuyên gia (face-to-face intervie ) gồm: người nước ngoài nộp thuế TNCN, người
nộp thuế cho người nước ngoài, cán bộ thuế lâu năm và nhà nghiên cứu về thuế thu
nhập cá nhân. Sau đó, thu hồi phiếu khảo sát và phân tích ý kiến của các chuyên gia
để xây dựng bảng câu hỏi định lượng.
Từ kết quả của nghiên cứu định tính, Tác giả sẽ xác định biến (nhân tố tác động
đến việc quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài) cùng với những thuộc tính
của chúng, rồi thiết kế bảng câu hỏi điều tra với thang đo Likert. Sau đó xử lý bằng
phần mềm SPSS để ước tính mức độ ảnh hưởng của các biến (nhân tố) đến việc quản
lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp định tính để xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt tất cả
những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở trong và ngoài
nước; thu thập thông tin, số liệu trên báo cáo, phỏng vấn các chuyên gia để so sánh
và tiến hành phân tích dữ liệu.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp
thông qua bảng câu hỏi. Câu hỏi được thiết kế trên cơ sở lý thuyết và các biến có liên
quan đến đề tài. Dùng mô hình kinh tế lượng để xây dựng mô hình hồi qui.


7

1.6. Mô hình nghiên cứu
Chính sách thuế TNCN
Bản chất của đối tượng nộp thuế là
người nước ngoài
Công tác tuyên truyền

Công tác Quản lý
thuế TNCN đối
với người nước
ngoài trên địa bàn
TP HCM

Nhận thức của người nước ngoài về
việc nộp thuế
Quy tắc quốc tế về thuế
Sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn
thuế

*Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết các nhân tố tác động đến
việc quản lý thuế TNCN đối với NNN trên địa bàn TP.HCM có dạng như sau:
Y = β1 X1+ β2 X2+ β3 X3+ β4 X4+ β5 X5+β6 X6+ ε
QLTNNN = β1CSACH + β2BCHAT + β3TTRUYEN + β4NTHUC +
β5QTQTE + β6TUVAN + €

Giải thích các biến


Giả thuyết H1: Chính sách thuế (CSACH) có tác động đến việc quản lý thuế

TNCN đối với người nước ngoài.


Giả thuyết H2: Bản chất của đối tượng nộp thuế là người nước ngoài (BCHAT)

có tác động đến việc quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.


Giả thuyết H3: Công tác tuyên truyền (TTRUYEN) có tác động đến việc quản

lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.


8



Giả thuyết H4: Nhận thức của người nước ngoài về việc nộp thuế TNCN

(NTHUC) có tác động đến việc quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.


Giả thuyết H5: Quy tắc quốc tế (QTQTE) có tác động đến việc quản lý thuế

TNCN đối với người nước ngoài.



Giả thuyết H6: Sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn thuế (TUVAN) có tác động đến

việc quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.


€ : sai số ước lượng



Y: QLTNNN (Y) là biến phụ thuộc thể hiện các nhân tố tác động đến việc quản

lý thuế TNCN đối với người nước ngoài.

1.7. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung phần tổng quan tình hình nghiên cứu đề cập tới những vấn đề chính sau
đây:
+ Chính sách thuế TNCN nói chung và thuế TNCN liên quan đến người nước
ngoài nói riêng.
+Công tác tuyên truyền về thuế TNCN hiện nay cho người nước ngoài.
+ Bản chất của người nước ngoài là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam.
+ Nhận thức chấp hành pháp luật thuế TNCN của người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
+Quy tắc quốc tế đối với việc tính thuế TNCN đối với người nước ngoài làm việc
tại nước sở tại.
+Sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn thuế.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đạt được những yêu cầu sau đây:
- Tính toàn diện: việc nghiên cứu tổng hợp được những nghiên cứu điển hình về
lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu kinh điển và nghiên cứu mới nhất, nghiên cứu

được tiến hành (và công bố) trong và ngoài nước.
- Tính phê phán: việc nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá
những nghiên cứu trước một cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng


9

như hạn chế của các nghiên cứu trước, từ đó xác định “khoảng trống” tri thức hoặc
những câu hỏi nghiên cứu còn bỏ ngỏ,
- Tính phát triển: Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nghiên cứu trước,
nghiên cứu này sẽ gợi mở những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu liên quan tới đề tài,
chẳng hạn như đi sâu hơn về nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của
người nước ngoài đối với từng loại thu nhập, hay nghiên cứu đi sâu vào việc nghiên
cứu liên quan đến hạch toán thuế đặc biệt là thuế TNCN trong công tác kế toán thuế,
…, và còn nhiều nghiên cứu khác.
Phạm vi khảo sát thu thập dữ liệu là thông tin được cung cấp qua điều tra trực
tiếp người nộp thuế là người nước ngoài hoặc là đại diện của người nước ngoài, người
được cá nhân người nước ngoài ủy quyền thực hiện kê khai nộp thuế cho người nước
ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng khảo sát điện tử, email hoặc
trực tiếp.
Số liệu minh họa số thu thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài đang thực
hiện kê khai trực tiếp tại Cục Thuế TP.HCM, được thu thập 7 năm từ năm 2009, năm
đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân, đến năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.8. Câu hỏi nghiên cứu
a) Chính sách thuế TNCN hiện nay tại Việt Nam có tác động như thế nào đến
người nước ngoài.
b) Công tác tuyên truyền về thuế TNCN hiện nay cho người nước ngoài tốt hay
không.
c) Bản chất của người nước ngoài là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam về độ tuổi,
chức vụ, quy mô đơn vị công tác, tính chất công việc như thế nào dẫn đến ảnh hưởng

đến ý thức và trách nhiệm nộp thuế TNCN của họ.
d) Nhận thức chấp hành pháp luật thuế TNCN của người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam thế nào
e) Quy tắc quốc tế đối với việc tính thuế TNCN đối với người nước ngoài làm
việc tại nước sở tại có ảnh hưởng đến việc thu thuế TNCN tại VN của người nước
ngoài không.


10

f) Sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn thuế tác động như thế nào đến việc thực hiện
nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TNCN của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
1.9. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đối tượng nộp thuế TNCN là người nước ngoài làm việc tại
TP.HCM do Cục Thuế TP.HCM quản lý.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2015.
1.10. Bố cục của Luận Văn

Chương 1: Tổng quan, nội dung chương này giới thiệu lý do chọn đề
tài, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công
tác quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài trên địa bàn TP.HCM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu và phương pháp chọn mẫu dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý thuế TNCN đối với người nước ngoài trên địa bàn
TP.HCM.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, trình bày kết luận về kết quả nghiên

cứu được, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua tiến trình cải cách hệ thống thuế, có thể thấy, ngành thuế đã có rất nhiều cố
gắng trong hơn hai thập kỷ qua, và thành tựu đạt được là không thể phủ nhận. Từ chỗ
bị kỳ thị, hoặc không được hiểu đúng về vai trò, vị trí, giá trị trong xã hội, đến nay,
thuế đã trở thành một khái niệm quen thuộc, giữ vai trò trọng yếu trong đời sống kinh
tế - chính trị - xã hội quốc gia. Cùng với sự tôn vinh các tập đoàn, các doanh nhân có
nhiều đóng góp về thuế, một thói quen tính toán số thuế phải nộp cho từng thương vụ,
từng khoản thu nhập đã hình thành đối với nhiều tầng lớp nhân dân. Trong bối cảnh
khủng hoảng toàn cầu, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc cải cách hệ thống
thuế, hoàn thiện việc quản lý đối với thuế thu nhập cá nhân trở thành yêu cầu cấp thiết,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam thì nguồn thu thuế TNCN từ
người nước ngoài có tác động rất nhiều đến nguồn thu của quốc gia.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thuế thu nhập cá nhân:
Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, thu vào thu nhập của cá
nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là loại thuế được áp dụng từ rất lâu và
phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm mục tiêu tập trung thu nhập cho Ngân sách nhà nước
(NSNN) và thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Thông qua điều tiết
một phần thu nhập vào NSNN, những cá nhân có thu nhập cao đã đóng góp nhiều hơn
những người có thu nhập thấp vào việc trang trải những nhu cầu chi tiêu của nhà nước,
nhu cầu chi tiêu chung của xã hội; các khoản đóng góp này mang lại cho người nghèo

những tiện ích phúc lợi mà bản thân họ không lo liệu được.
Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối
tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh
thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước
ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu
nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú
thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu
nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN. Vì vậy nó tạo ra nguồn thu rất
cao cho Ngân sách Nhà nước của mỗi quốc gia.
Thuế TNCN là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanh
nghiệp ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù
quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có
tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại
trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính trợ cấp
xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi
mang tính nhân đạo xã hội.
Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng,
liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương
pháp luỹ tiến từng phần trên thu nhập chịu thuế. Có như vậy mới đảm bảo công bằng
xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản


13

thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế.
Khác hẳn với thuế gián thu, thuế TNCN là loại thuế có chú trọng đến gia cảnh
của người chịu thuế thông qua các quy định giảm trừ cho cá nhân người chịu thuế
thông qua các quy định giảm trừ cho cá nhân người chịu thuế và những người phụ
thuộc. Các quy định giảm trừ góp phần cho thuế TNCN thực hiện nguyên tắc công
bằng theo chiều dọc trong điều tiết thu nhập của người nộp thuế. Mặt khác còn tạo sự

đồng thuận của xã hội nói chung khi áp dụng luật thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu quan trọng trong tổng thu NSNN. Nó kiểm
soát thu nhập, góp phần hạn chế tham nhũng, đảm bảo công bằng xã hội, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo. Tác dụng điều chỉnh, phân phối thu nhập được thể hiện với
việc nhà nước huy động thu nhập của người có thu nhập cao để chi cho các chương
trình phúc lợi công cộng, phục vụ trở lại xã hội, chuyển bớt một phần thu nhập của các
tầng lớp giàu có sang các tầng lớp nghèo, mức sống thấp.
Thuế thu nhập cá nhân giúp quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc
tăng cường hay giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, tác động tới tổng
cầu xã hội, từ đó co hẹp hay kích thích kinh tế. Sử dụng chính sách thuế thu nhập cá
nhân, nhà nước có thể chi phối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng cho phù hợp với
đường lối kinh tế của chính phủ.
Chính sách thuế thu nhập cá nhân hợp lý kích thích người lao động tăng thu nhập
thông qua cơ chế tuyên dương khen thưởng kịp thời, động viên sự đóng góp của người
giàu để xây dựng đất nước, là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm soát, thống kê thu
nhập của dân cư.
2.2 Người nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế TNCN tại Việt Nam:
Đối với trường hợp là người nước ngoài, có hai trường hợp thuộc đối tượng nộp
thuế TNCN tại VN.
Trường hợp 1: Đối với trường hợp người lao động là người nước ngoài có mặt
tại Việt Nam (là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam) dưới 183 ngày
tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt
tại Việt Nam và cũng không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (không có nơi ở đăng


14

ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc không có thuê nhà ở tại Việt
Nam; nếu có thuê nhà ở tại Việt Nam nhưng thời hạn thuê dưới 90 ngày) thì theo quy
định được xem là cá nhân không cư trú. Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại

Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Như vậy đối với cá nhân không cư trú, chỉ đóng thuế thu nhập đối với phần tiền lương
phát sinh tại Việt Nam, còn tiền lương phát sinh ở nước ngoài thì không phải đóng
thuế thu nhập theo Luật Thuế TNCN.
Theo quy định của chính sách thuế thì thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương
tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
Đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải
quyết toán.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới
183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam nhưng có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong
hai trường hợp sau: Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú
(là có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có
thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp) hoặc Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm
tính thuế, cụ thể như sau:
- Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp
Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90
ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường
hợp thuê ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở
nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng
lao động thuê cho người lao động.


×