Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Liên môn về BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.99 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Địa chỉ:Phường Ba Hàng,Thị xã Phổ Yên,Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280 3863121
Email:

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

Đề tài: Bạo lực học đường
Họ tên: Lê Thùy Dương
Ngày sinh: 01/06/2000
Lớp:10C

Phổ Yên,tháng 10 năm 2015.
I.Tình huống.


Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dần tăng cao
trong trường học.Hiện trạng này không chỉ xảy ra giữa nam sinh
mà giờ đây điều đó đang xảy ra giữa cả nữ sinh. Đây là một hành
động vô cùng xấu,không chỉ ảnh hưởng đến người bạo lực,người
bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cả nhà trường,xã hội.Nơi mà
tính tốt đẹp,tính nhân văn được đề cao.Nó cũng ảnh hưởng vô
cùng sâu sắc đến sự thuần phong mỹ tục của dân tộc.Vì vậy vấn
nạn bạo lực học đường cần được giải quyết triệt để.

{Ảnh minh họa-Nguồn Internet}
II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Đánh giá khách quan, để có những cái nhìn chân thực, đúng


đắn về hành vi bạo lực học đường.Cần chấn chỉnh đưa ra những
giải pháp, những kiến nghị đề xuất tới từng cá nhân,từng tập thể
để nhằm chấm dứt những hành vi bạo lực học đường xảy ra.Lấy
lại sự trong sáng,chuẩn thuần phong mỹ tục cho nền giáo dục hiện
nay.


III.TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
-Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc
các hoạt động bên trong các cơ sở trường học.
-Nó bao gồm các hành vi:bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng
bằng lời nói, ẩu đả, bắn,…
-Hậu quả:
+Tổn thất nặng nề về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh.
+Ảnh hưởng đến thanh danh và hạnh phúc gia đình.
+Không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ
hãi, bất an luôn bao trùm.
+Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức.
IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
*Áp dụng các môn học vào việc giải quyết tình huống:
-Toán: Thống kê.
- Ngữ Văn: Thuyết minh, Nghị luận, Kĩ năng viết bài, Ngôn từ.
- Sinh học: Tâm lí tuổi mới lớn.
-Lịch sử: Truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.
-Tin học:+ Chương 4: Soạn thảo văn bản (SGK 6).
+Lấy tư liệu từ Internet.
-Giáo Dục Công Dân:
+Tôn trọng kỉ luật(bài 5-SGK 6 trang 12),

+Lễ độ (bài 4 SGK 6 trang 9);
+Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể,sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm (bài 16 SGK 6);
+ Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (bài 12,SGK 6
trang 29);
+Tôn trọng người khác (bài 3 SGK 8 trang 9);
+Tự chủ (bài 2 SGK 9 trang 7);
+Lịch sự, tế nhị (bài 9 SGK 6 trang 21);…..
V.THUYẾT MINH.
1.Tiến hành nghiên cứu về mặt lý thuyết.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo,ngang ngược,
bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm và trấn áp người khác gây nên


những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi
trường học.Nó gồm những hành vi:lạm dụng thân thể,lạm dụng vật
chất và lạm dụng lời nói,……Trong đó bắt nạt và lạm dụng vật
chất là những hình thức phổ biến nhất liên quan đến bạo lực trong
bạo lực học đường.Hiện nay,bạo lực học đường được nhiều người
coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ
gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng
hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh
trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học
sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại.Các hành vi
bạo lực học đường gồm có: Hành vi bạo lực học đường thụ động
là những hành vi của học sinh bị sai lệch do nhận thức không đầy
đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp
hay bị bèn bè rủ rê.Hành vi bạo lực học đường chủ động là những
hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo
đức của nhà trường, xã hội nhưng họ vẫn cố ý làm khác so với

chuẩn mực.Hậu quả do bạo lực học đường gây nên và đế lại vô
cùng nghiêm trọng.Chúng gây ảnh hưởng về mặt khoa học,tâm lí
đến bản thân những người bị bạo lực, ảnh hưởng đến gia đình,nhà
trường và toàn thể xã hội

{Ảnh minh họa-Nguồn Internet}
II.Tiến hành nghiên cứu trong thực tiễn.


*Thực trạng:
Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ
nhục, chà đạp nhân phẩm,gia đình,làm tổn thương về mặt tinh
thần con người thông qua lời nói.Lạm dụng về mặt tài chính,vật
chất.Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm
phạm cơ thể con người. Những hành vi ấy hiện nay có xu hướng
gia tăng nhanh chóng,xâm nhập và lan rộng ở hầu hết các mái
trường từ tiểu học,trung học cơ sở,và nghiêm trọng hơn là ở cấp
học trung học phổ thông tại Việt Nam. Do đó đang trở thành một
vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội đáng được quan tâm.
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành
một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng
học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những
hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong
thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm
trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau
trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội
đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong
dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng
các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm

trọng đối với học sinh, ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành
hung thầy giáo, cô giáo. Và ngược lại cũng có các hiện tượng thầy
giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để “giáo
dục” học sinh, …
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến các vấn đề chính sau:
*Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Đây là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất,vậy nguyên nhân
từ đâ mà dẫn đến việc bạo lực giữa các học sinh? Ở đây có rất
nhiều nguyên nhân,như:ghen tị về điểm số,gia cảnh,ngoại
hình,hay chỉ là những cử chỉ như lườm,nói xấu,….Bộ phận giới trẻ
nhất là học sinh ngày nay rất dễ bị kích động,với những suy nghĩ
không chuẩn mực như là “kẻ mạnh,kẻ có cơ” thì sẽ có quyền.Với


những suy nghĩ đó những học sinh như vậy luôn tạo áp lực cho
những học sinh lép vế hơn mình. Đối tượng học sinh bắt nạt
thường lạm dụng về tài chính hăọc lợi dụng đối tượng học sinh bị
bắt nạt để làm
“chân sai vặt” cho mình.Mặt khác,trước giờ khi nhắc đến bạo lực
học đường ta sẽ nghĩ ngay đế sự đụng độ giữa các nam sinh,nhưng
ngày nay bạo lực giữa các nữ sinh cũng đã sảy ra khá nhiều.Và
nguyên nhân chủ yếu đó là liên quan đến yếu tố tình cảm.
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả
không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ
bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.
Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là
những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi
không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô
tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả
tinh thần cho học sinh và gia đình. Những học sinh bị bạo lực,

nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị
tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi
ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị
áp lực. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Những học sinh này không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường,
không thể tập trung vào học hành. Những bạn học sinh bị bắt nạt
thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa
lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng
nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân
bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến
học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các bạn, cả về
mặt xã hội lẫn cảm xúc . Các bạn rất dễ bị trầm cảm và luôn có
cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của
các bạn ngay cả lúc đã trưởng thành.Khủng hoảng tâm lý, suy sụp
tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc
về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức
sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng
trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


{Ảnh minh họa-Nguồn Internet}
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác
hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập
cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp
thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo
lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả
tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có
thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì
gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ
đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy

khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng
quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những
hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Những học sinh liên
lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều
có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy. Nhưng có
một nguyên nhân khá quan trọng liên quan đến đặc điểm rất dễ rối


nhiễu tâm lý lứa tuổi của các bạn. Họ đang trong giai đoạn hình
thành, phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm
mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực
căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu
không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các bạn dễ
rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát.
*Ảnh hưởng đến gia đình:
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể
làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn,
bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý
phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách
móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc
họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên
căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý
và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy
sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu
những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng
về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn
để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo
lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những
bạn học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng

không thể bù đắp được.
Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì
sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không
chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con
cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
* Ảnh hưởng đến nhà trường;
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà
còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với
nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha
mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên
của tuổi mới lớn nên để các bạn tự giải quyết,mà không biết rằng
những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra


những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các bạn học sinh
không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường
của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn
bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường
không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học
sinh. Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục của
nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt
động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội
đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để giải quyết
các hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học
tập, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở
thành “chiến trường” để các em “thể hiện mình”. Hơn thế, các
hành vi bạo lực còn lôi kéo một bộ phận học sinh tham gia, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự mô phạm của
trường học.


{Ảnh minh họa-Nguồn Internet}


*Ảnh hưởng đến xã hội
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức.
Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn
định. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi
người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em,
thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng
theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa,
đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã
dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị
phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại. Sự tiếp biến
văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn
hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa
truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những
học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên
bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm,đánh ghen,đâm
chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể
hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi
một cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã
hội thì hành vi bạo lực học đường cũng đã là một phần không nhỏ
làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ
xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên
ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa
một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành

vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham
gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây
ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn
ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh,
nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi
trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường
đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của


gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo
cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất
nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta
giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được
điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học
đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học
đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các
lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và
học sinh. Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức,
an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.
Khá nhiều lý do được các cơ quan chức năng, các chuyên
gia cùng giới báo chí cùng bàn luận. Từ tác động xấu của một xã
hội bên ngoài đầy nhiễu nhương tới sự buông lỏng trong quản lý
của gia đình; từ ảnh hưởng độc hại của phim ảnh, văn hóa phẩm
ngoài luồng đến thiếu hụt những kiến thức kỹ năng sống cần thiết;
từ mối liên kết, phối hợp thành thế chân kiềng gia đình - nhà
trường - xã hội còn lỏng lẻo...
V. Biện pháp giải quyết:
- Cấp độ xã hội:

+ Hướng tới làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và
truyền thông bạo lực tác động tới học đường. Ngăn ngừa bạo lực
băng nhóm của thanh thiếu niên. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt
chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội,
xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung cuộc
vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Cấp độ nhà trường:
+Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang
tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá
học đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực
ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Cần chú trọng
công tác giáo dục đạo đức, nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm
sinh lý của học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh, rèn luyện các kĩ năng ứng xử. Cần phát triển mô hình tư
vấn tâm lí cho học sinh trong các nhà trường nhằm tư vấn và tháo
gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình


giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cấp độ gia đình:
+Các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con cái nhiều
hơn, quan tâm tới mối quan hệ bạn bè của con .Xây dựng môi
trường gia đình lành mạnh, thân thiện và phát huy tính dân chủ
trong gia đình. Cha mẹ cũng chính là những tấm gương để con
học tập và noi theo nên cũng cần phải có những hành động trước
con trẻ một cách đúng đắn.
- Cấp độ cá nhân:
+Cần có các chương trình hướng tới các nhóm học sinh cón
dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chương trình giáo

dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý
học đường trong các trường học để hỗ trợ học sinh vượt qua các
khó khăn tâm lý, định hướng các ứng xử lành mạnh, thân thiện.
Đối với bản thân các em cần phải biết xây dựng kỹ năng, giá trị
sống cho bản thân mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người
khác. Biết bảo vệ minh trước hành vi không đúng của thầy cô và
các bạn. Cần rèn luyện đạo đức, kỹ năng, nhân cách làm người.
VI.Ý NGHĨA:
Kết hợp kiến thức liên môn nhằm giải quyết cái vấn đề về nạn
bạo lực học đường là một việc vô cùng thiết thực và bổ ích.Giúp
cho mỗi học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường và
hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau
về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình
là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích,
thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an
luôn bao trùm. Trong mỗi chúng ta cần phải có lòng khoan dung
tha thứ cho bạn bè mình để hiểu và thông cảm cho nhau. Từ đó,
các bạn sẽ thấy được khuyết điểm của mình và sửa chữa để hoàn
thiện mình hơn. Tuy nhiên, để sớm làm được điều đó, cần có nhận
thức sâu sắc, đúng đắn cũng như quyết tâm cao độ đẩy lùi bạo lực
học đường của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của
gia đình, nhà trường, của giáo viên và chính mỗi học sinh.


Hãy vì một nền Giáo dục Việt Nam không có bạo lực!!!

{Ảnh minh họa-Nguồn Internet}




×