Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử 7 để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.65 KB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T.P THANH HÓA
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7
ĐỂ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CHO HỌC SINH.

Người thực hiện: Đỗ Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Hương
SKKN môn: Lịch Sử

I.
PHẦN MỞ ĐẦU
ĐÔNG HƯƠNG, NĂM 2019


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Tên mục
I.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
II.Nội dung
1.Cơ sở lí luận
2.Thực trạng vấn đề
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1.Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giáo
dục học sinh
3.1.1.Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ tạo ra sự kích
thích và gây hứng thú học tập cho học sinh
3.1.2.Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh

3.1.3.Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp
học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì lịch sử
3.2.Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng lịch sử
3.3.Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
3.3.1.Sử dụng tiểu sử của nhân vật
3.3.2.Sử dụng tranh ảnh
3.3.3.Sử dụng văn học thơ ca
3.3.4.Sử dụng truyện kể
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1.Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4.2.Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III.Kết luận và kiến nghị
1.Kết luận

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6
6

6
8
9
12
14
14
14
16
16


I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học là nhằm góp phần vào việc đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử,
đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân
cách, bản lĩnh con người và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và
học lịch sử ở trường phổ thông hiện - nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số lượng học
sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn
Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai lệch, các em không
nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện
tượng lịch sử. Kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang
rất quan tâm vấn đề này.
Hiện nay môn Lịch sử không được mọi người trong xã hội nhìn nhận đúng vị trí
của nó. Vấn đề này cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành
đặc biệt là ngành giáo dục. Phần lớn các học sinh không đam mê học sử một phần là
do phương pháp giảng dạy của giáo viên không thu hút, hấp dẫn đối với các em. Để
các em quan tâm nhiều hơn thì người giáo viên cần linh hoạt trong cách giảng dạy,
tìm ra nhiều phương pháp dạy mới không nên gập khuôn trong một cách dạy nào hết.
Làm sao để đổi mới? Phương pháp nào đạt hiệu quả cao nhất? Đó là trăn trở của

những người trong ngành giáo dục nói chung và đối với những thầy cô giáo như
chúng tôi nói riêng, nhằm góp phần tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy mới và đem
niềm đam mê lịch sử đến các thế hệ học sinh.
Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiến hành đổi
mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược để phát triển đất
nước của mình. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết. Môn Lịch sử không chỉ
cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn giáo
dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước
cho thể hệ trẻ. Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học
nhằm nâng cao chât lượng bộ môn ở trường phổ thông.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tâm huyết, đã đưa ra nhiều nguyên
nhân khiến tình trạng chất lượng dạy- học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả cao. Một
trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa để ý đến tầm quan trọng của việc khắc
họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh để
hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm của các em thông qua các nhân vật lịch sử.
Nên giáo viên chưa dành một dung lượng thời gian cần thiết để khắc họa nhân vật
lịch sử trong bài giảng.
Vậy khắc họa nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu
lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh
nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất
của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học
sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”

1


Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này. Vì
vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Tạo biểu tượng về nhân vật Lịch sử trong
chương trình lịch sử lớp 7 để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh ” nhằm góp

phần thêm về việc n©ng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường
phổ thông, tìm ra hướng đi và vị trí xứng đáng dành cho môn Sử ở các trường phổ
thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát huy tính tích cực, chủ động, óc quan sát và tạo hứng thú học tập Lịch sử cho
học sinh thông qua việc khắc họa sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử
Thông qua việc tìm hiểu tình hình học tập môn Lịch sử hiện nay giáo viên có thể
đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong khi học tập Lịch sử.
Đề ra phương pháp tối ưu trong việc tạo biểu tượng nhân vật Lịch sử khi học
phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX
3. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc tạo biểu tượng các nhân vật Lịch sử Việt Nam
thời kì từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX phần lịch sử Việt Nam lớp 7
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Việc nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại lớp 7 của trường
THCS Đông Hương
+ Nội dung: Có nhiều cách để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử như:
♦ Sử dụng các tác phẩm văn học, thơ ca.
♦ Kể những câu chuyện về các nhân vật.
♦ Sử dụng kênh hình có trong SGK của lớp 7
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối của Đảng làm nền tảng phương pháp luận cho nghiên cứu. Trình bày sự
kiện trung thực, xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ với nhau.
Thực hiện đề tài này tôi chú trọng những phương pháp sau: thu thập tài liệu,
khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí… Và tổng hợp tài liệu lại cho hoàn
chỉnh. Khi đã tiến hành xong các bước trên tôi bắt đầu phân tích, so sánh và đối chiếu
các tài liệu với nhau.


2


II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình.
Đó là một quá trình nhận thức đặc thù song không nằm ngoài quy luật nhận thức
chung của loài người.
Lịch sử là những gì đã diễn ra, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
Nói đến lịch sử xã hội loài người là nói đến lịch sử của tất cả các quốc gia, dân tộc,
cộng đồng người hoà vào sự phát triển ấy. Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm
cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản cho học sinh về tiến trình lịch sử dân tộc và
lịch sử thế giới. Những kiến thức ấy sẽ giúp các em hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan khoa học khi bước vào cuộc sống.
Theo giáo sư Phan Ngọc Liên, “cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử
cũng đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo”. Chính vì vậy quan niệm cho
rằng lịch sử chẳng qua chỉ là môn học thuộc lòng không có tác dụng phát triển tư duy
học sinh là hoàn toàn sai lầm. Nó góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng
phát triển thông qua nội dung và đặc trưng bộ môn. Trên cơ sở tiếp xúc tài liệu, qua
lời giảng cũng như đồ dùng trực quan ....học sinh thu nhận được lượng thông tin cần
thiết cũng như đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử, hiện tuợng hay quá trình lịch
sử, từ đó vận dụng vào thực tế. Vậy nên bộ môn lịch sử trong trường phổ thông cũng
đòi hỏi quá trình nhận thức của học sinh ở ba cấp độ: biết, hiểu và vận dụng.
Lịch sử là bộ môn hấp dẫn song cũng rất khó. Giáo viên ngoài kiến thức sâu
rộng, nhiệt tình sư phạm cần phải huy động, lựa chọn cũng như xử lý về mặt phương
pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất của giờ học. Tạo biểu tượng nhân vật trong
dạy học các khoá trình lịch sử là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả
bài học, góp phần thực hiện việc áp dụng quan điểm mới vào bộ môn.
2. Thực trạng vấn đề
Ngày nay, các nhà sử học nói chung và các nhà giáo dục lịch sử nói riêng đều

nhận thấy rằng tuy cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật như một “cơn lốc” lay động
nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng vị trí, ý nghĩa của bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông không những vẫn giữ nguyên mà còn tăng lên trong việc đào tạo thế hệ trẻ cho
phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Qua thực tế khảo sát ở một số trường, chúng tôi có thế đưa ra kết luận rằng:
Chất lượng chưa cao trong giảng dạy lịch sử hiện nay có nhiều nguyên nhân,
trong đó sự bất cập, lạc hậu về phương pháp dạy học lịch sử là một nguyên nhân chủ
yếu. Những bất cập, lạc hậu ấy thể hiện cụ thể:
Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn. Ðã là
lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định phải nắm
vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình hàng nghìn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Thứ hai, chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh
phải nắm được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới,
trong khi đó, số tiết quy định quá ít, chỉ một tiết học trong một tuần.

3


Thứ ba, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách giáo khoa quá nặng, ôm
đồm, thiếu tính chọn lọc, thậm chí một số nội dung thiếu tính liên kết và lô-gích. Nội
dung trong sách giáo khoa như một "đĩa nén", đầy ắp thông tin mà học sinh không
thể nhớ hết được, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau".
Thứ tư, xã hội ta hiện nay chưa coi trọng môn Lịch sử và ngành lịch sử. Môn Lịch
sử thường được xếp vào môn học phụ trong nhà trường. Không những vậy, cơ hội
tìm việc làm cho những cử nhân Lịch sử là không nhiều, nếu có thì thu nhập rất thấp.
Đối với giáo viên phần lớn giảng dạy theo kiểu trình bày từng mục sách giáo
khoa, đặt vài câu hỏi (thường chỉ nhắc lại nhũng kiến thức đã học hoặc vừa học) cho
học sinh trả lời rồi ghi vài ý lên bảng để học sinh chép vào vở. Suốt giờ học, học sinh
chỉ làm mỗi việc là ghi những kiến thức có sẵn trong bảng về nhà học thuộc lòng.

Thế nên với cách giảng trên sẽ không đem lại hứng thú và không khí học tập lịch sử
theo đúng bản chất của nó.
Mặt khác, về phương pháp dạy học của giáo viên còn nhiều yếu kém vì giáo
viên vẫn sử dụng phương pháp của hàng chục năm trước, thậm chí của hàng thế kỷ
trước. Trong dạy học, việc chuẩn bị bài học, giáo án là công việc quan trọng có ý
nghĩa lớn đối với hiệu quả bài học. Thế nên cần phải có một giáo án chuẩn bị công
phu, chu đáo, kỹ càng, thấm nhuần tinh thần đổi mới dạy học
Thế nên đối với học sinh tư tưởng xem nhẹ môn lịch sử khá nhiều. Các em học
sử chỉ đơn giản vì nó là môn học chính khoá, liên quan đến điểm trung bình và xét
duyệt thành tích học tập. Thành thử hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh
trường phổ thông là rất hiếm, các em chỉ biết mường tượng về lịch sử nên dẫn đến
tình trạng giờ học lịch sử là giờ học đơn điệu. Đứng trước tình trạng báo động về
giảm sút chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử, những năm gần đây các cơ quan
ngôn luận đã lên tiếng về tình trạng này.
Từ những kết luận và qua khảo sát thực tế chúng ta cần xem xét lại tình hình
dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Từ đó đưa ra biện pháp giảng dạy lịch
sử tích cực nhất để khắc phục những khuyết điểm của việc dạy và học lịch sử . Đặc
biệt phải kết hợp học với hành, phương châm giảng dạy và học tập khoa học nhất.
Thực hiện được điều đó hiệu quả bài học lịch sử sẽ được nâng cao, từ đó hiểu được
quá khứ, biết hiện tại và dự đoán tương lai.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1 Ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong giáo dục học sinh
3.1.1. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ tạo ra sự kích thích và gây
hứng thú học tập cho học sinh
Vậy hứng thú học tập học sinh là gì? Theo I.Fkharla Noops ( nhà tâm lí giáo dục)
“Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm
cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn,
tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc
họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú
học tập của học sinh. Bởi vì trong khi lĩnh hội kiến thức khoa học hoàn thành nhiệm

vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển năng lực nhận thức kích thích

4


phát triển tư duy của mình. Hơn nữa mỗi nhân vật lịch sử đều có cá tính, đặc điểm
riêng nên không tạo sự nhàm chán cho học sinh.
3.1.2. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình thành nhân
cách cho học sinh
Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử cho các em có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục tư tưởng tình cảm vì nó không những tác động lên trí tuệ mà còn tác động
vào cả tâm hồn tình cảm của các em.
Thông qua những hành động của các anh hùng những người đấu tranh quên mình
vì chính nghĩa, vì hạnh phúc và hòa bình, điều này tạo ra sự kính phục, lòng tự hào
đối với các vĩ nhân và trong một hoàn cảnh nhất định nó còn thổi bùng ngọn lửa cách
mạng của tuổi trẻ.
Ngược lại với những nhân vật lịch sử có những hành động đi ngược lại với quyền
lợi của dân tộc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và tội lỗi, điều này sẽ tạo ra sự
phản ứng từ các em, các em sẽ căm ghét trước những hành động hung bạo tàn ác…
Về ý nghĩa này giáo viên cần đưa ra những việc làm cụ thể của nhân vật, để học sinh
cảm nhận, bày tỏ thái độ đối với nhân vật lịch sử.
Khi dạy bài 9 “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê”,giáo viên khắc họa về nhân
vật Lê Hoàn .Ông sinh năm 941 ở Xuân Lập Thọ Xuân Thanh Hóa trong một gia
đình nghèo khó”bố dỡ đó mẹ xó chùa”.Nhưng là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh
giao cho trông coi 2000 binh sĩ .Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân ,thống nhất đất nước .
Lê Hoàn được phong chức thập đạo tướng quân lúc này ông vừa tròn 30 tuổi. Khi
Đinh Tiên Hoàng mất , Đinh Toản mới 6 tuổi lên ngôi vua , lê Hoàn làm nhiếp chính
trong một tình thế đầy khó khăn . Quân Tống lại lăm le xâm lược .Trong hoàn cảnh
ấy thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo lông bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn
lên làm vua .Khi lên ngôi ông bắt tay vào việc chống giặc Tống xâm lược . Ông đã

tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ,
giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, giết quá nửa quân Tống , buộc vua Tống phải xuống
chiếu lui quân. Năm 990 vua Tống sai người mang chiếu thư sang phong cho Lê
Hoàn hai chữ “ Đặc tiến”.Theo nghi lễ của Tống Triều khi nhận chiếu thư của Thiên
Triều vua các nước chư hầu phải lạy. Nhưng Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa , bị đau chân
không chịu lạy, đoàn sứ giả của nhà Tóng phải chấp nhận. Sau bữa tiệc vui Lê Hoàn
cho người khiêng một con trăn lớn dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tóng:
“Nếu sứ thần ăn được thịt thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời”. Sứ Tống khiếp
đảm từ chối. Lần khác Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ dữ để sứ thần thưởng ngoạn.
Sứ thần lại một phen sợ toát mồ hôi. Trước khi bọn sứ thần về nước, Lê Hoàn bảo
họ :” Sau này nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ
thần đến đậy nữa.
Qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật Lê Hoàn học sinh nhận thức được rằng ý
thức tự chủ dân tộc được đề cao , qua đó học sinh biết khâm phục và biết ơn những
người có công với dân tộc.
3.1.3 Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu
sắc hơn một thời kỳ lịch sử

5


Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận
thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần
chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch
sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của
lịch sử.
Ở đây chúng ta không phải đề cao cá nhân lịch sử mà quên đi vai trò của quần
chúng nhân dân, chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời thông qua đó
cũng giúp các em hiểu rằng : Nếu cá nhân lịch sử nào có những hoạt động hợp với
quy luật phát triển của thời đại nó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và

có thể trở thành anh hùng, vĩ nhân. Ngược lại nếu cá nhân đó đi ngược lại với quy
luật của lịch sử thì có thể bước đầu có một số kết quả nhất định nhưng cuối cùng
cũng bị lịch sử đào thải và họ có thể trở thành tội đồ.
Tuy nhiên lịch sử cũng không phủ nhận đã có nhiều nhân vật có đóng góp to lớn
tạo nên bước ngoặt trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc, thậm chí có tầm ảnh hưởng
tới cục diện thế giới.
3.2. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử
Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Trước tiên tư
liệu chúng ta tiếp cận phải có tính tin cậy cao, đầy đủ và cùng một tính chất, chúng ta
không được“ tô hồng”hay“bôi đen” nhân vật lịch sử. Khi nhận định về nhân vật lịch
sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn.Tài
liệu, sự kiện chính xác yêu cầu người giáo viên phải biết vận dụng những thành tựu
mới nhất của khoa học lịch sử, được nhiều người công nhận.
Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của
học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật .
Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất
biến, càng không thể phủ nhận ý trí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao.
3.3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
3.3.1. Sử dụng tiểu sử của nhân vật.
Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ
thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện, lịch sử là do con người tạo ra.
Vì vậy, không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người.
Đối với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với một nhân vật lịch sử
thì phải khắc họa cho học sinh những nét tiểu sử quan trọng của nhân vật đó, giúp
học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Khi dạy bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước “ trong mục 1 .
Sự thành lập nhà Lý giáo viên khắc họa cho các em về Lý Công Uẩn thông qua tiểu
sử: Lý Công Uẩn sinh năm 974 là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Vawnt]f năm 3
tuổi. Theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruông thuê
ở chùa tiên Sơn ( An Phong Bắc Ninh) phải lòng một tiều nữ rồi làm nàng có thai nhà

sư thấy thhes đuổi đi nơi khác .Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi,
dừng lại nghỉ . Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống , không may
sẩy chan chết đuối . Vợ chờ lâu không thấy , đến xem thì đất đã đùn lấp giếng .
Ngưởi phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhừ ở chùa Ứng Tâm gần
6


đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy long thần báo mộng rằng: “
Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng Đế đến”. Tỉnh dậy nhà sư sai chú tiểu quét
dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có thai xin ngủ
nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quản của chùa sáng rực
lên , hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người
đàn bà ấy đã sinh một con trai , hai bàn tay có bốn chữ son “ sơn hà xã tắc”. Sau đó
trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn ,mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được
nhà chùa nuôi nấng. Khi 8-9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa
Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn .Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường
. Đây thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Khi lên ngôi vua ông thấy Hoa Lư hẹp
bèn dời đô về La Thành .Khi ra đến La Thành , Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy
rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long ( tức Hà nội bây giờ) đổi Hoa
Lư thành phủ Tàng An .Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Viêt viết nên
những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
Hay khi dạy bài 19 “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “ khi dạy mục 1. Lê Lợi dựng
cờ khởi nghĩa giáo viên cần nói rõ cho các em về tiểu sử của Lê Lợi.
Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu , tức ngày 10-9-1385 tại quê mẹ , làng
Chủ Sơn huyện Lôi Dương ( nay là xã Xuân Tắng , huyện Thọ xuân tỉnh Thanh
Hóa ). Truyền thuyết kể răng trước khi Lê Lợi được sinh ra ở làng Lê Lợi có một con
Hổ luôn đến nằm ở gốc cây đa đầu làng , lạ là con Hổ rất hiền lành không cắn ai bao
giờ . Một hôm vào 6 giờ tối Lê Lợi được sinh ra trong nhà tỏa ra một ánh hào quang
trên lưng cậu bé có bảy nốt ruồi . Từ đó ngườ ta cũng không còn thấy con hổ ấy
nữa.Ngay từ khi còn rất tre , Lê L[ị đã tỏ rõ là người thông minh dũng lược , đức độ

hơn người . Ve người ông đẹp tươi hùng vĩ , mắt sáng miệng rộng , sống mũi cao ,
xương mi mắt gồ lên , bả vai tả có 7 nốt ruồi , bước đi nhẹ nhàng khoan thai , tiếng
nói vang như chuông . Cả nhà đặt hi vọng vào người con trai út nay , còn các bậc
thức giả biết ngay là một người phi thường . Lớn lên ông là một hào trưởng có uy tín
lớn ở vùng Lam Sơn . Trước cảnh nhân dân ta lầm than , tang tóc dưới ách thống rị
của quân Minh , ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ , bí mật liên lạc với hào
kiệt các vùng , xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
Tuy nhiên, có trường hợp không cần thiết trình bày toàn bộ tiểu sử của nhân vật
mà chỉ cần nêu đặc trưng, tính cách của nhân vật đó.
Ví dụ như khi dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông
Nguyên thế kỉ XIII”. Mục II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược
Nguyên ( 1285 ).Mục II.2 Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. Khi vua Trần triệu tập
hội nghị các vương hầu quan lại ở bến Bình Than ( Chí Linh Hải Dương ) để bàn kế
đánh giặc. Đến bến Bình Than có Trần Quốc Toản , vì tuổi còn nhỏ nên không được
dự hội nghị . Trần Quốc Toản tức giận quân Nguyên xâm lược đến nỗi tay cầm quả
cambops nát lúc nào không biết . Khi về nhà đã huy dộng gia nô và thân thuộc hơn
1000 người , làm binh khí , đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ vàng “ Phá cường
địch , báo hoàng ân ( Phá giặc mạnh báo ơn vua ).
3.3.2. Sử dụng tranh ảnh.

7


Trong dạy môn lịch sử tranh, ảnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc khôi
phục và hiểu đúng, hiểu sâu sắc quá khứ. Đây là một loại tài liệu cơ bản, trung thực,
chính xác về quá khứ. Vì vậy, việc sử dụng tranh, ảnh phải thông qua việc lựa chọn
một cách khoa học, mang tính khoa học.
Ví dụ như khi dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông
Nguyên thế kỉ XIII”. Mục IV.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.Phần 2 giáo viên cho học sinh

quan sát hình 34 tượng Trần Hưng Đạo ( Nam Định)

Từ quan sát bức hình giáo viên nêu một vài nét về Trần Quốc Tuấn , vị tướng tài , vị
anh hùng dân tộc , người đã có công lao rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân
Mông nguyên xâm lược dưới thời Trần. Sau khi ông mất ông đã được nhân dân suy
tôn là đức thánh trần và lập đền thừ ở nhiều nơi . Ông là một vị tướng gồm đủ tài
đức. Là tướng nhân , ông thương dân thương quan , chỉ cho họ con đường sáng . Là
tướng nghĩa , ông coi việc phải hơn điều lợi . Là tướng trí , ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến
đâu , là tướng dũng , ông xông pha vào nơ nguy hiểm để đánh giặc , tạo nên những
trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời . Là tướng tín ,ông bày tỏ trước quân lính theo
ông sẽ được gì , trái lời ông sẽ gặp họa . Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên , ông
đều được giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn. Hai tháng trước
khi ông mất , vua Anh tông đến thăm và hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất đi , giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách
làm sao ?
Ông đã trăng trối những lời tâm huyết ,sâu sắc đúng cho mọi thời đại :
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ , đó là thượng sách
giữ nước .
8


Hoặc khi dạy bài 20 “ Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( 1428-1527 ) giáo viên sử
dụng chân dung Nguyễn Trãi hình 47 – sách giáo khoa

Qua bức ảnh ta thấy Nguyễn Trãi là người tầm thước , khuon mặt nhân hậu , thông
minh , mũ áo ông mặc là trang phục của viên quan thời Lê , . Nguyễn trãi hiệu là Ức
Trai , sinh năm 1380 ở kinh đô Thăng Long , cha là Nguyễn Ứng Long ( Nhị khê ),
mẹ là Trần Thị Thái . Năm 1400 , ông đỗ tiến sĩ , ra làm quan phục vụ cho nhà Hồ
sáu năm thì quân Minh sang xâm lược nước ta , chúng dụ dỗ ông làm quan nhưng
ông không chịu , nên bị giam lỏng ở thành Đông Quan từ năm 1407 đến năm 1416 .

Khi nghe tin Lê Lợ dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn ( Thanh Hóa ), năm 1416 Nguyễn
Trãi đã bí mật rơi Đông Quan vào Lam Sơn , tham dự hội thề Lũng Nhai và dâng Lê
Lợi tập Bình Ngô Sách trình bày quan điểm của mình về chiến lược , chiến thuật
chống giặc Minh, trong đó đặc biệt coi trọng vào “ việc đánh vào lòng người” chứ
“không nói về việc đánh thành”
“ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Phương châm “ đánh vào lòng người “ của Nguyễn Trãi đã trở thành tư tưởng
chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
của nghĩa quân Lam Sơn .
Thông qua bức hình và những miêu tả sẽ giúp các em khắc sâu thêm tinh thần
yêu nước cũng như lòng kính trọng đối với những người đã ngã xuống vì đất nước.
Giúp các em thấy được tài năng chiến trận của ông . Bên cạnh đó còn giáo dục cho
các em lòng yêu nước, sự kiên trì và lòng bao dung đối với những việc xảy ra xung
quanh chúng ta. Dạy học không chỉ truyền thụ cho các em kiến thức mà chúng ta
những giáo viên dạy sử còn phải biết kết hợp với giáo dục tư tưởng, giúp các em rèn
luyện những đức tính để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
3.3.3 Sử dụng văn học, thơ ca.
9


Người xưa thường nói: “ Văn, sử bất phân” là nhấn mạnh tới mối quan hệ máu
thịt giữa các lĩnh vực nhận thức này. Dẫu rằng đặc trưng của văn học là hư cấu,
nhưng vẫn có thể nhận ra sự thực lịch sử đằng sau những tác phẩm văn học.
Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn biết tìm tòi, khám phá để có kiến thức về xã
hội, đặc biệt những bài văn thơ liên quan đến bài học lịch sử nói chung và nhân vật
lịch sử nói riêng. Hơn nữa giáo viên cũng cần biết sử dụng kiến thức đúng lúc, đúng
chỗ, biết vận dụng và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo cho học sinh có cái nhìn
tổng quát nhiều chiều trên phương diện lịch sử. Một điều tôi nhận thấy rằng: thường
các nhân vật lịch sử lại chính là đề tài cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tác.

Ví dụ khi giảng về “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên”
giáo viên dùng bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn để giúp các em thấy được lòng
yêu nước , sự căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn cũng như tội ác của quân giặc.
“ Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối : ruột đau như cắt , nước mắt đầm
đìa : chỉ căm tức chưa xả thị lột da , nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân
này phơi ngoài nọi cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.
Các ngươi ở cùng ta giữ binh quyền đã lâu ngày , không có mặc thì ta cho áo ,
không có ăn thì ta cho cơm ; quan nhỏ thì ta thăng chức , lương ít thì ta cấp bỏng ; đi
thủy ta cho thuyền , đi bộ thì ta cho ngựa ; lúc trân mạc xông pha thì cùng nhau sống
chết , lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười ……..
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc
thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có
kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có
kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc
nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê
giọng nhảm.
Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo
giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều
không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc.
Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân
thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc
điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp
của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia
quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc
tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới
đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa,
10



tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại
trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy;
nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ,
tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như
Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam
Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng
lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường
nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được
hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng
những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm;
chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu
truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
Hay khi giảng về Nguyễn Huệ - Quang Trung ở bài 26 : “ Quang Trung xây
dựng dất nước “. Khi nói về sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung là một tổn thất
nặng nề của dân tộc. Người anh hùng áo vải tất nhiên được dựng chân dung qua rất
nhiều lời thơ văn của đông đảo nhân sĩ . Từ người gần gũi nhất như người vợ yêu –
Hoàng hậu Ngọc Hân:
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình !
Mà nay lượng cả , ơn sâu
Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần .
Công dường ấy mà nhân dường ấy ,
Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công “
Đến các quan lại , các sĩ phu , và cả những người ở phía đối diện. Ngô Thì Nhâm đã
miêu tả vị anh hùng ấy là người thông minh trời phú
Thông qua những bài thơ giúp các em hiểu thêm về Quang Trung . Người đã
có công đánh đổ chính quyền phong kiến Trịnh Nguyễn , đánh đuổi quân Xiêm ,
quân Thanh thống nhất đất nước .

3.3.4. Sử dụng truyện kể
Cùng với việc dùng thơ văn để miêu tả về Quang Trung thì giáo viên có thể dùng
câu chuyện kể về sự ra đi đột ngột của vua Quang trung:
“ Một chiều đầu thu , vua Quang trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt chóng mặt ,
sầm tối mặt mũi , mê man bất tỉnh . Người xưa gọi đó là chứng “ huyền vận ” , ngày
11


nay y học gọi là ta biến mạch máu não . Khi tỉnh dậy được , nhà vua triệu trấn thủ
Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đo ra Nghệ An . Nhưng việc chua giải quyết
xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch . trước khi mất , nhà vua dăn trần Quang
diệu và các quần thần : Ta mở mang bờ cõi khai thác đất đai …Nay đau ốm , tất
khong khỏi được . Thái tử Quang Toản là người có tư chất nhưng tuổi thơ còn nhỏ .
Ngoài thì có quân Gia Định ( Nguyễn Ánh )là quốc thù , mà thái đức ( Nguyễn
Nhạc ) thì tuổi già , cầu yên tạm bợ , không toan tính cái lo về sau . Khi ta chết rồi ,
nội trong một tháng phải chôn cất , việc tang làm lao thảo thôi . Lũ ngươi nên hợp
sức mà giúp thái tử sứm thiên đô về Vĩnh Đô ( Vinh ngày nay ), để khống chế thiên
hạ . Bằng không , quân Gia Định kéo đên thì các ngươi không có chỗ chôn đâu !
Ngày 29-7 năm Nhâm tý ( 1792 ) vào khoảng 11 giờ khuya , Quang Trung từ
trần , ở ngôi 5 năm , thọ 40 tuổi …..”
Hay khi dạy về “ Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần “ giáo viên có thể kể
chuyện về thầy giáo Chu Văn An
Chu Văn An sinh ngày 25/8 (có tài liệu nói 15/8) năm Nhâm Thìn, Niên hiệu Trùng
Hưng thứ 8 (1282), tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
và mất ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370), hưởng thọ 78 tuổi.
Dân ta khi nói về thầy Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc
hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn
trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Nhận thấy tài năng và
đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ra làm Tư nghiệp trường
Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương

lai.
Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào
công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy
thoái.
Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã
được mẹ là bà Lê Thij Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Vốn có lòng hiếu học, coi việc
học làm đầu nhưng không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của Chu Văn An ngay từ
nhỏ là ở nhà đọc sách.
Thầy giáo Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa
mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.
Chu Văn An có nghị lực chuyên cần học tập, nghiêm khắc sửa mình khi trưởng
thành. Ông đạt đến mức thông minh, bac sử, tài năng đức độ hơKhi thi đỗ Thái học
sinh, tức tiến sĩ dưới triều Trần, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học
ở quê nhà.
Tâm huyết với nghề dạy học, không màng danh lợi, Chu Văn An bắt đầu sự nghiệp
với một mái tranh đơn sơ ở làng Huỳnh Cung, giáp với làng Quang quê mẹ. Tuy là
trường ở làng quê, nhưng cũng có thư viện, thầy Chu dạy học trò từ hạng ấu học,
mộng học, trung tập và đại tập (tương đương với vỡ lòng, tiểu học, trung học và đại
học), tùy theo mỗi hạng mà thầy Chu có cách dạy khác nhau, nhưng tài liệu giảng
dạy cơ bản vẫn là những sách kinh điển của Nho gia (Tứ thư, Ngũ kinh).

12


Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông, có tới 3.000 người. Có cả học trò từ
Kinh Bắc, Sơn Nam, Châu Hồng, Châu Hoan đến học chật cửa.
Chu Văn An từng tâm niệm “học không phải để làm quan mà là để làm người”. Quan
điểm đó đã thấm nhuần vào triết lý giáo dục của ông.Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi,
Chu Văn An ra kinh đô bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức tước. Đông đảo học
trò theo tiễn có hỏi: “Từ nhà vua đến đông đảo các sĩ phu và quan chức đều là học trò

của thầy, sao thầy không ở lại đảm đương một trọng trách? Thầy coi thường những
chức tước của triều đình lắm sao?".Chu Văn An nói: “Cái quan trọng của con người
không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì
đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho
nước thì chức tước ấy có nghĩa gì”.Ông luôn quan niệm “muốn dạy bảo trò tốt, thầy
phải nghiêm, là tấm gương sáng”. Những học trò cũ của ông, dù làm đại quan nức
tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, lúc về thăm thầy vẫn khép nép, giữ gìn. Họ có
điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo.Theo sách Những người thầy
trong sử Việt, Nhập nội Hành khiển (tể tướng) Phạm Sư Mạnh một lần về thăm thầy,
gặp phiên chợ quê, người mua kẻ bán tấp nập. Để dọn đường cho kiệu quan đi qua,
quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả vùng.Chuyện đến tai thầy Chu, lúc Phạm
Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách rằng: Về thăm thầy mà làm náo
động cả bàn dân thiên hạ, thì ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu lên nhìn mọi người?
Nói rồi, thầy phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận,
cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về.Từ đó về sau, mỗi khi về
thăm thầy, quan hành khiển chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình như người dân thường
để giữ đúng lễ thầy trò.Đến đời Trần Dụ Tông trị vì (1341-1369), vua chỉ lo ăn chơi,
chểnh mảng việc nước, tin dùng nịnh thần, đất nước suy vong. Trước thảm cảnh đau
lòng ấy, Chu Văn An đã dâng “thất trảm sớ”, đòi chém đầu 7 tên nịnh thần trong triều
được vua sủng ái.Khi không nhận được hồi âm, biết tình hình không thể lay chuyển,
Chu Văn An treo áo mũ ở cửa Huyền Vũ (phía Bắc thành Thăng Long) cáo quan về
núi Phượng Hoàng ở Chí Linh, Hải Dương, quy ẩn. Ông sống những năm tháng cuối
cùng ở đây với biệt danh Tiều Ẩn (tiều phu ẩn dật trong rừng).
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
13


Trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh chưa hăng say học tập,
chất lượng giáo dục môn học còn thấp đặc biệt là các em nhớ các nhân vật lịch sử

còn ít.
Tình trạng học sinh “học vẹt,” “học tủ” bằng những sự kiện lịch sử khô khan cũng
diễn ra rất phổ biến. Trong đó việc học sinh nhận thức về các nhân vật lịch sử tỏ ra
rất mơ hồ. Ngay cả nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí
Minh một số học sinh vẫn còn rất mơ hồ: có học sinh lớp 9 còn cho rằng Nguyễn Ái
Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. Hay Nguyễn Huệ - Quang Trung là
hai anh em ruột…
Được biểu hiện rõ ở bảng tích kê sau:
Lớp
7

Tổng số
HS
35

Điểm dưới 5
SL
9

%
25,7

Từ điểm 5 đến
dưới 8
SL
%
18
51,4

Từ điểm 8 đến 10

SL
8

%
22,9

4.2. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này
vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan trong các năm học.
Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình sách giáo khoa và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có
hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng
thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển
kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn.
Chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn được nâng cao, luôn bảo đảm
được tính ổn định và có chiều hướng phát triển.
Kết quả cụ thể như sau : `
Tổng số
HS

Điểm dưới 5

Từ điểm 5 đến dưới 8

Từ điểm 8 đến 10

SL
%
SL
%

SL
%
35
4
11,4
20
57,1
11
31,5
Việc áp dụng chuyên đề này theo chúng tôi là rất phù hợp với đối tượng học sinh
ở độ tuổi THCS và trên địa bàn toàn thành phố, điều này sẽ giúp các em tiếp cận tốt
nhất, hiệu quả nhất bài học lịch sử, các em sẽ nắm rõ nhân vật lịch sử kích thích tối
đa khả năng khám phá của các em và từ đó sẽ giúp các em hiểu rõ tiến trình lịch sử
của dân tộc và nhân loại.
Vì vậy việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có vai trò to lớn trong dạy học
lịch sử là còn đường ngắn nhất giúp học sinh không quay lưng lại với môn học có sứ
mệnh cao quý này. Đây chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ nội dung bài giảng lịch
sử, góp phần kích thích tạo nên sự tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động dạyhọc thông qua đó hình thành cho các em thái độ, tư tưởng tình cảm góp phần quan
trọng trong việc hoàn thiện nhân cách. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này
14


học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích
môn học này hơn.

15


III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận

Lịch sử vốn đã không được mềm mại nên khi dạy người giáo viên cần chú ý sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy để có thế thu hút sự chú ý của
học sinh hơn. Thay vì người giáo viên cứ thao thao nói rồi đọc nội dung cho các em
chép vào thì có thể đặt các câu hỏi phát vấn để có sự giao lưu, tương tác giữa thầy và
trò trong một tiết học. Giáo viên cần phải gợi mở vấn đề để các em tự tìm hiểu như
vậy sẽ nhớ lâu hơn, kích thích được sự hứng thú, say mê đối với môn sử.
Hiện nay khi học xong và khi được hỏi bất ngờ về một nhân vật nào đó thì hầu như
các em đều không nhớ được những nét đặc trưng, nổi bật của nhân vật. Dẫn đến tình
trạng như vậy một phần cũng là do khi dạy người giáo viên không chú ý nhiều đến
việc tìm cách giúp cho các em khắc họa được hình ảnh của nhân vật đó. Vì thế mà
người giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu
có liên quan đến các nhân vật mà mình sẽ giảng dạy để giúp cho các em dễ nhớ và
nhớ lâu hơn.
Cùng với các phương pháp giảng dạy khác, phương pháp tạo biểu tượng là một
phương pháp cần thiết và quan trọng trong giảng dạy. Nó vừa minh họa cho nội dung
bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thực hiện tốt các
hoạt động trong học tập nhằm đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng của từng tiết học
đặt ra.
Trong thực tế dạy học hiện nay ở các trường phổ thông, các phương pháp giảng
dạy còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp hài hòa với nhau, khi giáo viên sử dụng
phương pháp tạo biểu tượng vào việc giảng dạy kết hợp các phương pháp khác như:
vấn đáp, tường thuật, miêu tả….. thì đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy hiệu
quả không phải là 100% nhưng cũng đã một phần nào đó thực hiện được những yêu
cầu cơ bản của một tiết dạy.
Vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ mạnh
dạn trình bày quan điểm của mình trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử ở
chương trình lịch sử lớp 8 góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp
giáo viên và học sinh trường THCS Hoàng Giang nói riêng, các đồng nghiệp và học
sinh trường bạn nói chung thực hiện phương pháp này để phát huy tính tích cực của

học sinh đạt hiệu quả hơn.
Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của
việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm,
khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
2. Kiến nghị
Trong những năm gần đây, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức trao giải học
sinh giỏi môn Lịch sử trong các trường trung học phổ thông trên toàn quốc, trong đó
có những em yêu và hiểu lịch sử Việt Nam, viết và nói về lịch sử Việt Nam hay đến
nỗi các thầy giáo, cô giáo rất tự hào và khâm phục. Không những vậy, hiện nay, ở
nước ta có một thực tế là ngoài các cơ quan Nhà nước có chức năng nghiên cứu và
biên soạn lịch sử, các địa phương, dòng họ, người dân yêu lịch sử cũng đều viết sử.
16


Dưới góc độ xã hội, phải chăng đó là hành động thể hiện lòng yêu quý, kính trọng
lịch sử của người dân Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam rất phong phú, hấp dẫn và đáng tự hào, trong khi việc tuyên
truyền lịch sử dân tộc đến nhân dân với nhiều kênh khác nhau (như sách truyện, báo
viết, báo điện tử, đài truyền hình, phim ảnh, tham quan...) còn hạn chế. Không ít
người Việt Nam hiểu lịch sử nước ngoài hơn lịch sử nước nhà. Yêu lịch sử dân tộc
không đồng nhất với việc học giỏi môn Lịch sử. Cơ hội tìm việc làm cho cử nhân
ngành sử rất hiếm hoi, thu nhập và địa vị của giáo viên hay cán bộ nghiên cứu khoa
học lịch sử quá thấp so với xã hội, v.v.
Từ sự phân tích nói trên, để học sinh yêu thích môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra
một số kiến nghị sau:
* Đối với giáo viên
- Với những vấn đề từ thực tế đặt ra người giáo viên cần phải trao dồi thêm kiến
thức chuyên môn, tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp dạy hay. Kết hợp việc
truyền tải nội dung với kể chuyện lịch sử, kết hợp giữa việc dạy theo giáo trình với
việc minh họa bằng sơ đồ, biểu đồ, tranh, ảnh; kết hợp giữa việc dạy lịch sử Việt

Nam với lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia và lịch sử địa phương; kết hợp giữa việc
học trên lớp với việc tham quan, thực tế….
- Không phải trường nào cũng có thư viện để chứa đầy đủ những tài liệu nên
người giáo viên cần phải tự trang bị cho mình một tủ sách cá nhân để nâng cao hiểu
biết của mình không chỉ về mặt chuyên môn mà cả những kiến thức trong xã hội. Khi
có được nhiều kiến thức như vậy người giáo viên sẽ cảm thấy tự tin khi đứng lớp và
làm cho tiết dạy của mình trở nên linh hoạt, lôi cuốn học sinh.
Hiện nay không có phương pháp nào được xem là tối ưu nhất nên người giáo
viên không thể chỉ sử dụng có một phương pháp duy nhất, mà phải biết linh hoạt kết
hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy.
* Đối với các ban nghành
- Các cơ quan có trách nhiệm cần đặt môn Lịch sử đúng với vị trí của nó trong xã
hội, từ đó có chính sách phù hợp đối với việc học môn này trong nhà trường và với
việc sử dụng cán bộ ngành khoa học Lịch sử. Ðây là biện pháp đầu tiên mang tính vĩ
mô, khuyến khích việc học sinh yêu thích và theo học môn Lịch sử.
- Về chương trình và thi cử, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần bố trí chương trình hợp lý
trong hệ thống các môn học. Ðặt môn Lịch sử là một trong những môn cơ bản như
Toán, Văn; tăng tiết học hợp lý cho môn này.
- Về giáo trình, giảm yêu cầu kiến thức so với chương trình đã ban hành và theo đó
là giảm nội dung, chắt lọc những vấn đề cơ bản mang tính cốt lõi và xuyên suốt của
lịch sử Việt Nam hạn chế những vấn đề, nhân vật, sự kiện không tiêu biểu, mang tính
tiểu tiết. Theo từng lớp, từng cấp tương đương với lứa tuổi của học sinh để soạn giáo
trình, bài giảng cho phù hợp cả về nội dung lẫn ngôn ngữ, tránh tình trạng nội dung
sách giáo khoa phổ thông là rút gọn của chương trình đại học.
- Về việc ra đề thi, cần bám sát nội dung học và phù hợp với trình độ và lứa tuổi
của học sinh. Ðề thi phải rõ ràng, chính xác, tránh tình trạng đề bài có nhiều cách
làm, trong khi đáp án chỉ có một.
17



Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn và dĩ nhiên là rất yêu và
quý trọng lịch sử nước nhà. Thế hệ trẻ ngày nay đang tiên phong và tham gia tích cực
các phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào hướng về biên giới, hải đảo, tiến
quân mạnh mẽ vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Với lòng tự hào dân tộc, những chủ
nhân tương lai của đất nước chắc chắn sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng của dân
tộc, sẽ bảo vệ vững chắc nền độc lập, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam giàu, mạnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch
sử. Hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong
được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tôi tin rằng với sự
tận tụy, lòng yêu nghề, mến trẻ, người giáo viên sẽ luôn tìm tòi những điều lí thú để
đưa thế hệ trẻ trở về quá khứ một cách sống động và hướng đến tương lai là những
con người toàn diện.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS
Hoàng Giang đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!
Đông Hương ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình không sao chép nội dung
của người khác .
Người thực hiện

Đỗ Thị Thủy

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

2
3
4
5
6
7

Tên tài liệu
Các triều đại Việt nam

Tác giả
Quỳnh Cư ,Đỗ Dức
Hùng
Kể Chuyện Lịch Sử Nước Nhà Ngô Văn Phú
dành cho học sinh thời kì chống
thực dân Pháp,
Một số chuyên đề phương pháp Phan Ngọc Liên
dạy học lịch sử
Một số vấn đề về Lịch sử
Trường Đại học sư
phạm Hà Nội
Phương pháp dạy học lịch sử
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7
Sách giáo viên Lịch sử lớp 7

Phan Ngọc Liên
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo

Nhà xuất bản

Nxb Thanh Niên
Nhà xuất bản trẻ.
Nxb ĐHQGHN
NXB Đại học quốc
gia Hà Nội
Nxb giáo dục
Nxb giáo dục
Nxb giáo dục

19


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Hoàng Diệu (1829-1882)

Hàm Nghi ( 1870- 1943)

Tôn Thất Thuyết ( 1835 – 1913)
20


Phan Đình Phùng(1897- 1895)

Phan Bội Châu (1867 – 1940)

Hoàng Hoa Thám ( 1851- 1913)

Phan Châu Trinh (1872- 1926)


21


22


23


×