Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHO

U N TỐT NGHI P

C

K

MÔ HÌNH CHINA SMART OGISTICS CỦA ALIBABA
VÀ BÀI HỌC KINH NGHI M CHO DOANH NGHI P
THƯƠNG MẠI ĐI N TỬ VI T NAM

Họ



T ịT ù D

M

: 1211110131
: Anh 02 - KTĐN

K

: 51


N



H N

: TS. Trầ Sĩ âm

m 2016


i

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................................................................4
1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp Thƣơng mại điện tử .......................................... 4
1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử ...............................................................4
1.1.2. Các mô hình doanh nghiệp Thương mại điện tử ...................................5
1.2. Hoạt động logistics của doanh nghiệp Thƣơng mại điện tử ........................... 7
1.2.1. Khái niệm logistics đối với doanh nghiệp TMĐT ..................................7
1.2.2. Vai trò và đặc trưng của logistics trong doanh nghiệp TMĐT..............9
1.2.3. Các mô hình logistics của doanh nghiệp TMĐT..................................13
1.2.4. Cơ chế các dòng chảy của hệ thống logistics doanh nghiệp TMĐT ...14
1.2.5. Các vấn đề cơ bản trong quy trình logistics của DN TMĐT ...............17
1.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp TMĐT ........... 24
1.3.1. Tiêu chí chi phí logistics ........................................................................24
1.3.2. Tiêu chí chất lượng dịch vụ khách hàng ..............................................25
1.3.3. Các tiêu chí khác ....................................................................................26

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến logistics của doanh nghiệp TMĐT ............ 27
1.4.1. Những nhân tố từ phía doanh nghiệp.......................................................27
1.4.2. Những nhân tố từ môi trường kinh doanh ..............................................28
CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH CHINA SMART LOGISTICS CỦA ALIBABA....... 30
2.1. Tổng quan về Alibaba Group và hoạt động TMĐT của Alibaba ................ 30
2.1.1. Giới thiệu Alibaba Group ......................................................................30
2.1.2. Hoạt động thương mại điện tử của Alibaba .........................................32
2.2. Hoạt động logistics của Alibaba với China Smart Logistics Network ........ 34
2.2.1. Giới thiệu China Smart Logistics Network ...........................................34
2.2.2. Cơ chế các dòng chảy của hệ thống logistics .......................................36
2.2.3. Các vấn đề cơ bản trong quy trình logistics của Alibaba.....................40
2.3. Một số thành công của Alibaba với mô hình China Smart Logistics .......... 48


ii

2.3.1. Tiết kiệm chi phí logistics ......................................................................48
2.3.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng hiệu quả ............................................50
2.3.3. Mở rộng mạng lưới logistics tới nông thôn ..........................................54
2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến thành công của mô hình CSN ....................... 56
2.4.1. Các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ..............................................56
2.4.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh..............................................59
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP THƢƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ...................................................................................63
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ....................................... 63
3.1.1. Tổng quan chung về thị trường thương mại điện tử Việt Nam...........63
3.1.2. Sự phát triển của loại hình doanh nghiệp TMĐT B2B2C ..................64
3.2. Thực trạng hoạt động logistics của doanh nghiệp TMĐT Việt Nam .......... 64
3.2.1. Hoạt động logistics tại một số doanh nghiệp TMĐT ...........................64

3.2.2. Các dịch vụ logistics hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT Việt Nam...............69
3.3. Một số vấn đề trong hoạt động logistics của các doanh nghiệp TMĐT ...... 73
3.3.1. Chi phí logistics còn cao ........................................................................73
3.3.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng còn kém .............................................74
3.3.3. Quy mô hoạt động logistics mới chỉ hạn chế ở một số tỉnh thành lớn 77
3.4. Một số nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trong hoạt động logistics ....... 78
3.4.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp .....................................................78
3.4.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh..............................................79
3.5. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics
của doanh nghiệp TMĐT ....................................................................................... 81
3.5.1. Từ phía doanh nghiệp ...........................................................................81
3.5.2. Từ môi trường kinh doanh ....................................................................84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3PL

Vận chuyển bên thứ 3

CNTT

Công nghệ thông tin

COD

Giao hàng nhận tiền tận nơi


HVC

Hãng Vận chuyển

NDT

Nhân dân tệ

OECD

Tổ chức Phát triển & Hợp tác Kinh tế

TMĐT

Thương mại điện tử

UNCTAD

Ủy ban của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển

VECITA

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

VECOM

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

WMS


Hệ thống Quản lý kho


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh logistics truyền thống và logistics trong TMĐT ......................... 13
Bảng 2.1: Giá trị cốt lõi của Alibaba Group ............................................................ 32
Bảng 3.1: Thị trường TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 ........................... 64
Bảng 3.2: Chỉ tiêu thời gian vận chuyển của một số hãng vận chuyển .................... 76
Bảng 3.3: Mạng lưới đường bộ Việt Nam năm 2008 .............................................. 81

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình mua bán hàng hóa online .......................................................... 11
Hình 1.2: Các mô hình logistics của doanh nghiệp TMĐT ...................................... 13
Hình 1.3: Các dòng chảy của hệ thống logistics trong TMĐT ................................. 15
Hình 1.4: Tổng quát hoạt động logistics của doanh nghiệp TMĐT ........................ 17
Hình 1.5: Hành trình 1 đơn hàng .............................................................................. 18
Hình 1.6: Quy trình đáp ứng đơn hàng .................................................................... 19
Hình 1.7: Sơ đồ nghiệp vụ xử lý hàng hóa tại trung tâm phân phối ........................ 22
Hình 1.8: Hệ thống vận chuyển lộ trình và nan hoa ................................................ 24
Hình 2.1: Cơ chế các dòng chảy trong hệ thống logistics của Alibaba ................... 38
Hình 2.2: Luồng phát sinh xử lý đơn hàng của Alibaba .......................................... 41
Hình 2.3: Hệ thống phân phối của China Smart Logistics........................................ 43
Hình 2.4: Quy trình xử lý hàng hóa cơ bản tại Trung tâm phân phối ...................... 44
Hình 2.5: Mô hình vận chuyển theo hệ thống đa Hub của Alibaba ......................... 47
Hình 2.6: Quy trình vận chuyển hàng hóa của Alibaba ........................................... 48



v

Hình 2.7: Doanh thu và lợi nhuận của Alibaba và Amazon (tỷ USD) ..................... 50
Hình 2.8: Số đơn hàng hoàn hảo ngày thông thường ............................................... 53
Hình 2.9: Ứng dụng tracking hàng hóa trên điện thoại ............................................ 55
Hình 2.10: Tỷ lệ dân cư nông thôn – thành thị của Trung Quốc ............................. 56
Hình 2.11: Số lượng người mua ................................................................................ 60
Hình 2.12: Quy mô thị trường TMĐT của Mỹ và Trung Quốc ............................... 61
Hình 3.1: Quy trình logistics tại Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam ..................... 67
Hình 3.2: Giao diện hệ thống phần mềm nhanh.vn tích hợp với bảng giá HVC ..... 68
Hình 3.3: Giao diện hệ thống phần mềm nhanh.vn theo dõi lịch trình vận chuyển
đơn hàng theo thời gian thực .................................................................................... 69
Hình 3.4: Những khó khăn khi vận hành website Thương mại điện tử ................... 75
Hình 3.5: Các yếu tố người mua quan tâm khi mua sắm trực tuyến......................... 77
Hình 3.6: Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến .................................................. 78


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ 21 cùng với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, Thương mại
điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực đầy tiềm
năng trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, tuy TMĐT mới thực sự hình thành và
phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã và đang có những bước phát
triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet và 58% số người
dùng Internet tham gia TMĐT. Bên cạnh đó, số lượng và giá trị giao dịch TMĐT
cũng không ngừng tăng lên. Thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là một
lĩnh vực triển có triển vọng và cơ hội phát triển rất lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, song song với những cơ hội đó là những thách thức rất lớn cho

Thương mại điện tử Việt Nam. Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh
nghiệp TMĐT là hoạt động logistics hỗ trợ xử lý khối lượng đơn hàng khổng lồ từ
các giao dịch trực tuyến còn chưa hiệu quả và chưa theo kịp sự phát triển của
TMĐT hiện đại. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử, khi mà
khách hàng và doanh nghiệp tương tác với nhau trong thế giới ảo thông qua các
hoạt động front-office, việc tạo dựng niềm tin và uy tín với khách hàng càng trở nên
khó khăn hơn. Do đó, hoạt động logistics – với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản
phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, chính
là một nhân tố thiết yếu hỗ trợ các hoạt động back-office, giúp doanh nghiệp TMĐT
chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nỗ lực phát triển hoạt động logistics, rất nhiều doanh nghiệp TMĐT
Việt Nam đã tham khảo bài học kinh nghiệm từ những tên tuổi TMĐT hàng đầu thế
giới, trong đó có Alibaba. Một trong những nguyên nhân lý giải cho sự thành công
của Alibaba là hệ thống mạng lưới logistics hiệu quả được hình thành nhờ sự liên
kết giữa Alibaba và các đối tác vận chuyển khắp cả nước, được gọi là “China Smart
Logistics” hay “Cainiao Network”. Mô hình logistics này đã chứng minh tính hiệu


2
quả, tạo nên những thay đổi tích cực rõ rệt và góp phần xây dựng một Alibaba lớn
mạnh như hiện nay.
Để có một cái nhìn toàn diện về những thành công trong hoạt động logistics
của Alibaba, đồng thời xuất phát từ thực tiễn cần cải thiện hoạt động logistics của
các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Mô hình
China Smart Logistics của Alibaba và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp
Thƣơng mại điện tử Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá những thành công của Alibaba với mô

hình China Smart Logistics, và dựa trên những phân tích về thực trạng hoạt động
logistics trong TMĐT Việt Nam, khóa luận sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị
để thực hiện phát triển logistics của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động logistics trong các doanh nghiệp TMĐT
B2B2C nói chung, và hoạt động logistics trong TMĐT của Alibaba và Việt Nam
nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: Khóa luận sẽ nghiên cứu hoạt động logistics để hỗ trợ cho
02 website bán lẻ taobao.com và tmall.com của Alibaba, cũng như hoạt động
logistics tại 1 số doanh nghiệp B2B2C tiêu biểu tại Việt Nam.
 Về không gian: Bên cạnh việc nghiên cứu mô hình China Smart Logistics
của Alibaba tại Trung Quốc, khóa luận cũng nghiên cứu về thực trạng vận hành và
hiệu quả logistics tại một số doanh nghiệp TMĐT B2B2C Việt Nam.
 Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu về mô hình China Smart Logistics từ
khi mô hình này đi vào hoạt động từ năm 2013 đến nay.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, người viết đã sử dụng các phương pháp
thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ các công trình nghiên cứu, bài báo có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các công trình trong nước và nước ngoài. Bên
cạnh đó, phương pháp thống kê và phương pháp phỏng vấn cũng được áp dụng để
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
5. Bố cục khóa luận
Không kể Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng, hình
và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận này được kết cấu thành 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về logistics của các doanh nghiệp Thương mại điện tử
- Chương 2: Mô hình China Smart Logistics của Alibaba

- Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp TMĐT Việt Nam
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Sĩ Lâm, người đã tận tình hướng
dẫn, kiểm tra và chỉ bảo các phương pháp nghiên cứu cũng như các kỹ năng cần
thiết giúp em hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên do
hạn chế về kiến thức của người viết cũng như những khó khăn trong việc tìm kiếm
và thu thập tài liệu nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện,
Đoàn Thị Thùy Dung


4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TMĐT
1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp Thƣơng mại điện tử
1.1.1.

Khái niệm Thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương

mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade),
“thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (ebusiness). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” là tên gọi phổ biến nhất và được dùng
thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa thương mại điện tử được chấp
nhận trên thế giới. Nếu tiếp cận theo nghĩa hẹp, “Thương mại điện tử bắt đầu bằng
việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua
bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B), hoặc giữa các doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá
nhân với nhau (C2C”) . (Nguyễn Văn Hồng, 2013)

Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử được các tổ chức quốc tế
định nghĩa như sau:
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa TMĐT gồm các
giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và
truyền đi các dữ liệu đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc
các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL) (Nguyễn Văn Hồng, 2013)
Hoặc, theo Ủy ban của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển –
UNCTAD, trên góc độ doanh nghiệp “TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn
bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử”. (Nguyễn Văn Hồng, 2013)
Ở Việt Nam, tại Nghị định về Thương mại điện tử của Chính phủ ban hành
ngày 16/05/2013 có ghi rõ tại điều 3 khoản 1: “Hoạt động thương mại điện tử là
việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng


5
phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác”.
Dù khác nhau ở phạm vi tiếp cận, tuy nhiên tựu chung lại, các quan điểm đều
cho rằng Thương mại điện tử là hình thức thương mại được hình thành trên nền tảng
của các phương tiện điện tử và hệ thống mạng.
1.1.2. Các mô hình doanh nghiệp Thương mại điện tử
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình TMĐT/ doanh
nghiệp TMĐT, nhưng điển hình nhất là cách phân loại theo đối tượng tham gia.
Theo Amir Manzoor (2010), các mô hình TMĐT phổ biến hiện nay gồm có:
 B2B (Business-to-business): là loại hình thương mại được tiến hành giữa
các doanh nghiệp với nhau thông qua các phương tiện điện tử
 B2C (Business-to-consumer): là loại hình doanh nghiệp sử dụng các
phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng. Quá trình
người tiêu dùng lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng đều được tiến hành

thông qua các phương tiện điện tử.
 B2B2C (Business-to-business-to-consumer): là loại hình doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ B2B để hỗ trợ các doanh nghiệp B2C. Nói cách khác, doanh nghiệp
B2B2C cung cấp các dịch vụ (ví dụ gian hàng ảo) để giúp người bán (ở đây là các
doanh nghiệp B2C) tiến hành các hoạt động bán hàng tới người mua.
 C2C (Consumer-to-consumer): là loại hình thương mại được tiến hàng
giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Hình thái dễ nhận biết nhất của mô
hình này là các website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng.
Ngoài ra còn có mô hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan
nhà nước (B2G), giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B), giữa doanh nghiệp
với nhân viên (B2E), giữa các cơ quan nhà nước với nhau (G2G), giữa cơ quan nhà
nước với nhân viên (G2E), giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (G2B), giữa cơ
quan nhà nước với người dân (G2C),….


6
Theo cách phân loại của Amir Manzoor, khóa luận này tập trung nghiên cứu
hoạt động logistics của loại hình doanh nghiệp B2B2C.
Ngoài ra, theo luật Việt Nam, cụ thể theo Nghị định về TMĐT số
52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013, Điều 24 có ghi rõ:
“Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử
để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung
cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc
tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử).
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương

mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên
website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu
website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng
khác để tiến hành hoạt động thương mại.”
Điều 25 Khoản 2 ghi rõ: Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là
website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi
trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:


7
-

Sàn giao dịch thương mại điện tử

-

Website bán đấu giá trực tuyến

-

Website khuyến mại trực tuyến

-


Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định

Ngoài ra Điều 35 Khoản 1 quy định: Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương
mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần
hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Theo cách quy định của Nghị định TMĐT, Khóa luận này tập trung nghiên
cứu về hoạt động logistics của loại hình thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
TMĐT, cụ thể là Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT.
1.2. Hoạt động logistics của doanh nghiệp Thƣơng mại điện tử
1.2.1. Khái niệm logistics đối với doanh nghiệp TMĐT
1.2.1.1. Khái niệm logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi lạp - logistikos - phản ánh môn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu
tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để
cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. (An Thị Thanh Nhàn và
cộng sự, 2011)
Theo một định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất của
Hội đồng quản lý Logistics Hoa Kỳ (Council of logistics Management) thì Logistics
là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự
trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu
thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng (Hoàng Văn
Châu, 2009)
Theo quan điểm “5 đúng” (5 rights) thì: logistics là quá trình cung ứng đúng
sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho


8
khách hàng tiêu dùng sản phẩm” (Right items, right place, right time, right
condition, right cost – Douglas M. Lambert & cộng sự, 1998)

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2006), logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và
thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền
cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế.
Luật Thương mại 2005 không ghi rõ định nghĩa “Logistics” mà đưa ra khái
niệm “dịch vụ Logistics” như sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo
đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Điều
233, Luật Thương Mại Việt Nam 2005)
Các quan điểm trên về logistics tuy khác nhau về cách diễn đạt và từ ngữ,
nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng logistics là một chuỗi các hoạt động có
liên quan đến nhau để quản lý dòng lưu chuyển của hàng hóa từ khâu lưu kho đến
khi hàng hóa được phân phối đến tận tay người tiêu dùng, với mục đích là giảm tối
đa chi phí phát sinh và phân phối hàng hóa trong một khoảng thời gian ngắn nhất
hoặc một cách kịp thời (Just in time).
1.2.1.2. Logistics trong Thương mại điện tử
Logistics trong Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là dịch vụ vận
chuyển mà thực tế bao gồm nhiều hơn thế. Đó là quá trình hoạch định chiến lược và
phát triển tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác
nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử.
Hay nói cách khác, Joe Khoo (2013) cho rằng logistics trong Thương mại điện tử là
toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng đặt mua hàng hóa (Point of sales) đến lúc sản
phẩm được giao tận tay tới người tiêu dùng.
Nếu tiếp cận theo góc độ lịch sử phát triển của logistics thì logistics thương
mại điện tử (e-logistics) chính là giai đoạn phát triển tiếp theo của logistics truyền


9

thống, với việc ứng dụng Internet và sử dụng các phương tiện điện tử vào các hoạt
động của logistics (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
1.2.2. Vai trò và đặc trưng của logistics trong doanh nghiệp TMĐT
1.2.2.1. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp TMĐT
Không chỉ riêng đối với TMĐT, trong bất cứ ngành nghề và lĩnh vực kinh
doanh nào, việc lưu thông phân phối hàng hóa, trao đổi dòng hàng hóa giữa các đối
tượng trong hệ thống luôn là hoạt động đóng vai trò thiết yếu và quan trọng. Peter
Drucker đã từng viết: “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà
chúng ta chưa hề chạm tới”. Đó chính là “thềm lục địa tiềm ẩn” của nền kinh tế.
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
Theo An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2011), vai trò cụ thể của logistics đối
với một doanh nghiệp được thể hiện ở:
 Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả
đến khách hàng. Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng
hóa nhờ việc phân bố mạng lưới các cơ sở phù hợp với yêu cầu vận động của hàng
hóa, mà còn tối ưu hóa phương án dự trữ, vận chuyển hàng hóa nhờ vào hệ thống
thông tin hiện đại, tạo điều kiện đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu trong
thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất.
 Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. Mỗi hàng hóa
sản phẩm được sản xuất ra luôn có một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility
and value) nhất định với con người. Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết
các sản phẩm này cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao
đổi với khách hàng. Điều này tạo ra các phần lợi ích vượt xa phần giá trị trong sản
xuất cộng thêm vào sản phẩm được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi
ích sở hữu (place, time and possession utility). Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm
vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí. Lợi
ích thời gian là giá trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới
đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt



10
động logistics. Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa
điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời
điểm thích hợp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn
cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa
điểm do logistics mang lại càng trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản
phẩm.
 Đặc biệt, logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing hỗn hợp và
chăm sóc khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể nhận biết được được nhu cầu
của khách hàng để sau đó đưa ra những phương án marketing hiệu quả, nâng cao
hiệu quả quản lý, tăng cường sức cạnh tranh cũng như góp phần tăng quy mô khách
hàng trung thành của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong TMĐT, khi mà việc chọn mua sản phẩm và thanh toán chỉ
được thực hiện qua mạng ảo bằng việc đơn giản chuyển từ màn hình này sang màn
hình khác, khối lượng hàng hóa càng ngày càng khổng lồ, thì việc xử lý hàng chục
nghìn các sản phẩm hàng ngày tại khâu hậu cần là vô cùng quan trọng. Logistics
chính là cây cầu nối giữa chợ ảo và sản phẩm thật đó, đồng thời là sự đảm bảo cuối
cùng để hiện thực hóa dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Nếu không có hoạt
động logistics, TMĐT không thể đem lại bất kỳ tiện ích nào cho người tiêu dùng,
khiến người tiêu dùng quay lại với cách mua hàng truyền thống. Chen và Chang
(2003) đã đưa ra mô hình của quá trình mua bán hàng hóa online để chỉ ra vị trí và
vai trò của logistics trong cả quá trình.


11
Hình 1.1: Quá trình mua bán hàng hóa online
Các hoạt động xúc tiến thương mại
(Promotion)

Doanh nghiệp


Khách hàng
tiềm năng

Nhận thức

TMĐT hoặc nhà
cung cấp mạng -

Người bán

trải nghiệm
mua hàng

ISP (Internet
service provider)

Trở thành người mua

Thỏa mãn trước
mua hàng

Dịch vụ logistics

Từ chối

và vận chuyển

mua hàng


Khách hàng lần sau

Thỏa mãn

Khách hàng một lần

(Repeaters)

sau mua hàng

(Non-repeaters)

Nguồn: Chen & Chang (2003)
Qua mô hình, ta có thể thấy, khi khách hàng tiềm năng đã trở thành Người
mua hàng, thì hoạt động logistics có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thỏa mãn sau
mua hàng, và là nhân tố quyết định việc người mua đó có tiếp tục trở thành khách
hàng tiềm năng cho hoạt động TMĐT hay không. Nếu như khách hàng phải chờ đợi
quá lâu để nhận được hàng hóa, hoặc hàng hóa được giao không đúng với hàng hóa
họ đặt mua, điều đó mang lại một trải nghiệm mua sắm tiêu cực với khách hàng,


12
khiến họ không hài lòng để tiếp tục sử dụng dịch vụ TMĐT nữa và sẽ chỉ là khách
hàng một lần (non-repeaters).
1.2.2.2. Đặc trưng của logistics trong TMĐT
Logistics TMĐT là một xu hướng phát triển mới của logistics, vì thế nó cũng
mang các đặc trưng của hoạt động logistics truyền thống.
Một là, logistics TMĐT không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quá
trình có tính hệ thống bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết
và có tác động qua lại lẫn nhau.

Hai là, logistics TMĐT là sợi chỉ kết nối xuyên suốt các khâu trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, từ khâu mua sắm, lưu kho, đến khâu xử lý đơn
hàng và phân phối vận chuyển hàng hóa cho người tiêu dùng.
Ba là, logistics TMĐT không chỉ liên quan đến nguồn nguyên vật liệu đầu
vào mà còn liên quan đến các yêu tố nguồn tài nguyên của bản thân doanh nghiệp,
bao gồm tiềm lực vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bí quyết kinh doanh.
Bốn là, logistics TMĐT chỉ có thể phát triển khi doanh nghiệp có cường độ
ứng dụng cao các thành tựu của khoa học công nghệ vào quy trình hậu cần. Với sức
mạnh của công nghệ thông tin, các quy trình vận chuyển hàng hóa được tối ưu hiệu
quả, việc xử lý đơn hàng và phản hồi khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn, tiết
kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.
Mặc dù logistics TMĐT có những đặc trưng cơ bản giống logistics truyền
thống, tuy nhiên TMĐT đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho hoạt động logistics
TMĐT so với logistics truyền thống, bởi hoạt động logistics trong TMĐT phải đối
mặt với sự phức tạp trong việc xử lý khối lượng khổng lồ những đơn hàng lẻ đến
những địa điểm lẻ mỗi ngày, số lượng điểm đến lớn với phạm vi rộng và phân tán.
Vì thế đòi hỏi tốc độ thực hiện phải nhanh hơn, nguồn nhân lực cũng cần có chuyên
môn về công nghệ, điện tử.
Những nét khác nhau cơ bản của logistics truyền thống và logistics trong
TMĐT được thể hiện ở bảng sau:


13
Bảng 1.1: So sánh logistics truyền thống và logistics trong TMĐT
Chỉ tiêu

Logistics truyền thống

Logistics trong TMĐT


Đơn đặt hàng

Dự báo được

Đa dạng, nhỏ, biến động

Chu kỳ đáp ứng đơn hàng

Theo tuần

Ngắn hơn (theo ngày/giờ)

Khách hàng

Là các đối tác chiến lược

Quy mô khách hàng rộng
hơn, nhiều khách hàng lẻ

Nhập hàng

Theo kế hoạch

Cập nhật thời gian thực
theo đơn đặt hàng trực
tuyến của khách hàng

Mô hình phân phối

Đẩy “từ chuỗi cung ứng”


“Kéo” định hướng nhu cầu

Loại hình vận chuyển

Lô hàng có quy mô lớn

Lô hàng nhỏ

Địa điểm giao hàng

Tập trung

Phân tán
Nguồn: Lục Thị Thu Hường (2015)

1.2.3. Các mô hình logistics của doanh nghiệp TMĐT
Một doanh nghiệp TMĐT có 3 sự lựa chọn để tổ chức mô hình logistics của
mình, bao gồm (1) Doanh nghiệp tự tiến hành toàn bộ hoạt động logistics
(completely self-built logistics), hoặc (2) Doanh nghiệp thuê ngoài toàn bộ hoạt
động logistics (completely outsourcing mode/ third party logistics mode), hoặc (3)
Doanh nghiệp kết hợp tự vận chuyển và thuê ngoài (Logistics alliances)
Hình 1.2: Các mô hình logistics của doanh nghiệp TMĐT
(1) Doanh nghiệp tự tiến hành toàn bộ hoạt động logistics
Dòng thông tin

Nền tảng TMĐT

Dòng TT


Doanh nghiệp TMĐT

Logistics ngược

Dòng vật chất

Dòng TT

(E-commerce platform)
Dòng TT

Trung tâm
logistics

Logistics ngược
Dòng vật chất

Người mua


14
(2) Doanh nghiệp thuê ngoài hoạt động logistics
Dòng thông tin

Logistics ngược

Dòng vật chất

Doanh nghiệp TMĐT


Dòng TT

Nền tảng TMĐT

Dòng TT

Người mua

(E-commerce platform)
Dòng TT

Trung tâm xử

Dòng TT

lý kinh doanh

Doanh nghiệp logistics
thuê ngoài (3PL)

Logistics ngược

Dòng vật chất

Dòng TT

(3) Kết hợp tự vận chuyển và thuê ngoài
Dòng thông tin

Doanh nghiệp TMĐT


Logistics ngược

Dòng vật chất
Dòng TT

Nền tảng TMĐT

Dòng TT

Người mua

(E-commerce platform)
Dòng TT

Trung tâm xử

Dòng TT

lý kinh doanh

Doanh nghiệp logistics
thuê ngoài (3PL)

Dòng TT

Logistics ngược
Dòng vật chất tới
các vùng ngoại ô


Logistics ngược

Dòng vật chất tới các vùng xung quanh khu vực kinh doanh

Nguồn: Zhouxiang Guo, Xifu Wang (2015)

1.2.4. Cơ chế các dòng chảy của hệ thống logistics doanh nghiệp TMĐT
Hoạt động logistics trong TMĐT được tiến hành dựa trên sự vận động, tương
tác và kết nối giữa các chủ thể thông qua 3 dòng liên kết: dòng chảy vật chất, dòng
chảy thông tin và dòng chảy tài chính. Ba dòng chảy này tuy hoạt động độc lập
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp giữa


15
các dòng chảy là điều kiện quan trọng để hoạt động logistics của doanh nghiệp
TMĐT được thực hiện xuyên suốt và hiệu quả.
Dưới đây là sơ đồ 3 dòng chảy chính của hệ thống logistics trong TMĐT:
Hình 1.3: Các dòng chảy của hệ thống logistics trong TMĐT

Dòng vật chất
Doanh nghiệp TMĐT
Nhà cung cấp

Gom

Hỗ trợ

Phục vụ

Khách hàng


(Người bán)

hàng

kinh doanh

khách hàng

(Người mua)

Dòng thông tin
Dòng tiền tệ
Nguồn: Người viết tổng hợp theo Lục Thị Thu Hường , 2015
1.2.4.1. Dòng thông tin
Dòng chảy thông tin là dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá
trình dịch chuyển hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận. (An Thị
Thanh Nhàn & cộng sự, 2011)
Tuy dòng thông tin là dòng chảy vô hình nhưng lại đóng vai trò rất quan
trọng trong việc tạo ra môi trường để kiểm soát dòng chảy vật chất và tài chính,
đồng thời giúp cho cả chuỗi cung ứng hoạt động liền mạch và ổn định. Dòng thông
tin là dòng chảy đi trước và xuyên suốt cả quá trình, ngay cả khi dòng tài chính và
vật chất đã được tác nghiệp xong.
Dòng thông tin gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là thông tin về thời gian và địa
điểm. Nó xác định hàng hóa đang ở đâu, ở trạng thái nào trong quá trình di chuyển
từ “Cửa” của người cung cấp, tới “Cửa” (Door to Door) của người tiêu thụ. Loại
thông tin này đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng dịch vụ


16

logistics bên thứ ba (3PL). Loại thứ hai là các thông tin liên quan tới dòng chảy của
tiền và hàng, đó là các thông tin về sản phẩm, chứng từ kiểm định hàng hóa hay các
chứng từ thanh toán giữa người bán và người mua, giữa doanh nghiệp với các công
ty logistics bên thứ 3.
Các nghiệp vụ dự báo đơn hàng, xử lý và thực hiện đơn hàng, liên kết với
các đối tác cung cấp hàng hóa và đối tác vận chuyển…là những nghiệp vụ liên quan
đến dòng chảy này.
1.2.4.2. Dòng tài chính
Dòng chảy tài chính (hay còn gọi là dòng tiền) chỉ dòng tiền bạc và chứng từ
thanh toán giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh. (An
Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2011)
Dòng tài chính đi ngược lại với dòng chảy vật chất. Nó dịch chuyển từ phía
khách hàng (người mua) đến doanh nghiệp TMĐT và người cung cấp (người bán).
Dòng tiền có vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động logistics mà trong mọi
hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Dòng tiền dịch chuyển nhanh thì
doanh nghiệp duy trì được lượng tiền mặt ổn định, đảm bảo cho các hoạt động kinh
doanh diễn ra nhịp nhàng. Ngược lại, nếu như dòng tiền bị cản trở hay chậm lưu
thông sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt tài chính gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nghiệp vụ nổi bật trong dòng chảy tài chính là thực hiện thanh toán.
1.2.4.3. Dòng vật chất
Dòng chảy vật chất trong logistics TMĐT là dòng vận động, dịch chuyển của
hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ từ phía người cung cấp (người bán), thông qua
doanh nghiệp TMĐT để đến tay người mua, đảm bảo đúng đủ về mặt số lượng và
chất lượng.
Dòng chảy vật chất đóng vai trò then chốt trong hệ thống logistics. Ách tắc
dòng chảy vật chất sẽ tạo ra các nút thắt cổ chai gây dồn đọng, quá tải công suất ở
nơi này, trong khi nơi khác lại dư thừa và lãng phí nguồn lực. Ngược lại, sự thông
suốt dòng chảy vật chất sẽ khiến cả chu trình logistics hoạt động trơn tru, vừa đáp



17
ứng được nhu cầu giao nhận hàng hóa của khác hàng vừa giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Qua các bước di chuyển
từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, hàng hóa và sản phẩm sẽ tăng thêm giá trị ở mỗi
bước chuyển đổi thành sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ liên quan đến sự dịch
chuyển của dòng chảy vật chất gồm nghiệp vụ kho, dự trữ, vận chuyển…
1.2.5. Các vấn đề cơ bản trong quy trình logistics của doanh nghiệp TMĐT
Vì mô hình doanh nghiệp TMĐT khóa luận đang nghiên cứu là mô hình
trung gian – doanh nghiệp cung cấp sàn giao dịch TMĐT và là trung gian kết nối
người mua và người bán, do đó, các hoạt động logistics của loại hình doanh nghiệp
này bắt đầu khi xuất hiện đơn hàng của người mua trên các sàn giao dịch TMĐT.
Sau đó, hàng hóa từ người bán sẽ được tập hợp và xử lý tại kho của doanh nghiệp
TMĐT, trước khi được doanh nghiệp TMĐT vận chuyển tới khách hàng trực tuyến.
Hình 1.4: Tổng quát hoạt động logistics của doanh nghiệp TMĐT

Khách

Doanh

Nhà
cung

Nhập hàng

nghiệp

Xử lí đơn hàng trực tuyến

ứng


Kho bãi, bảo quản

TMĐT

Giao hàng

Bao gói, bao bì

Dịch vụ sau bán hàng

hàng
trực
tuyến

Dòng vật chất
Dòng thông tin
Nguồn: Người viết tổng hợp theo Lục Thị Thu Hường, 2015
Trong đó, hoạt động logistics của loại hình doanh nghiệp TMĐT B2B2C tập
trung vào 3 vấn đề cơ bản và quan trọng nhất:
(1) Đáp ứng đơn đặt hàng trực tuyến
(2) Xử lý hàng hóa tại các trung tâm phân phối, và
(3) Vận chuyển.


18
1.2.5.1. Đáp ứng đơn đặt hàng trực tuyến
Căn cứ vào hành trình của một đơn hàng (hình 1.5), có thể chia các tác
nghiệp cơ bản trong quy trình đáp ứng đơn hàng thành các bước như hình 1.6, bao
gồm khâu hình thành đơn hàng (khách hàng đặt hàng), chuyển đơn đặt hàng, xác
nhận đơn hàng, thực hiện đơn hàng, thông báo về tình trạng đơn hàng. Như vậy, quá

trình đáp ứng đơn đặt hàng trực tuyến thể hiện đầy đủ và khái quát mô hình hoạt
động của các doanh nghiệp TMĐT để di chuyển hàng hóa từ điểm đầu tới điểm
cuối, tức là từ kho của người bán tới tận tay người mua.
Hình 1.5: Hành trình một đơn hàng

Khách hàng
đặt hàng

Vận chuyển

Giao hàng

hàng hóa

Chuyển đơn
đặt hàng
Dự trữ

Đơn đặt

Hóa

sẵn có

hàng

đơn

Nhận


Kiểm tra

đơn hàng

công nợ

Hồ sơ
dự trữ

Thực hiện

Chuẩn

đơn đặt

bị xuất

hàng

kho

Kế hoạch
sản xuất

Sản xuất

Chứng từ
vận tải

Lịch

chuyển
hàng

Nguồn: Nguyễn Thông Thái, An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Thu Hường (2011)


19
Hình 1.6: Quy trình đáp ứng đơn hàng
Hình thành đơn hàng

Truyền tin đơn hàng

Tiếp
nhận
đơn

Báo cáo trạng thái

Thực hiện đơn hàng

hàng

Nguồn: Nguyễn Thông Thái, An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Thu Hường (2011)
1.2.5.2. Xử lý hàng hóa tại trung tâm phân phối
a. Khái niệm và chức năng của trung tâm phân phối
Ngày nay, với sự phát triển của Thương mại và công nghệ thông tin, khái
niệm “nhà kho” (warehouses) truyền thống đã dần được thay thế bởi “trung tâm
phân phối” (distribution center). Đề cập đến khái niệm trung tâm phân phối trong
TMĐT có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng, phổ biến nhất là: logistics centre (trung
tâm logistics), distribution center (trung tâm phân phối), distribution-storage centre,

logistics hub (trung tâm logistics), fulfillment centre (trung tâm hoàn thiện đơn
hàng), logistics zones, freight village.
Nhìn chung, trung tâm phân phối có thể được hiểu là một giai đoạn phát triển
mới của kho hàng truyền thống. Không chỉ là cơ sở chứa hàng đơn thuần, trung tâm
phân phối chú trọng đảm bảo các dòng chảy hàng hóa liên tục và gia tăng nhiều giá
trị để hoàn thành tốt đơn hàng. Vai trò cơ bản của trung tâm phân phối là giảm chi
phí logistics, giảm thời gian luân chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như hoàn thiện chất lượng
dịch vụ logistics. Do đó hoạt động trung tâm phân phối cần đạt được các yêu cầu cơ
bản như sau: Tối ưu hóa mức dự trữ; Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng; Tối
thiểu thời gian lưu chuyển của hàng hóa và Giảm chi phí logistics.
Các chức năng cơ bản của của trung tâm phân phối bao gồm lưu kho bãi, xếp
dỡ hàng, gom hàng, chia nhỏ hàng, lưu trữ hàng tối ưu, tạo ra các giá trị logistics


×