Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hàm ý trong truyện cười việt nam hiện đại với nguyên tắc cộng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ THANH HƢNG

HÀM Ý TRONG TRUYỆN CƢỜI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VỚI CÁC
NGUYÊN TẮC CỘNG TÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ THANH HƢNG

HÀM Ý TRONG TRUYỆN CƢỜI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VỚI CÁC
NGUYÊN TẮC CỘNG TÁC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số

: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Yến

SƠN LA, NĂM 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn "Hàm ý trong truyện cƣời Việt Nam
hiện đại với các nguyên tắc cộng tác" là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu, kết quả trong luận văn là thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Thanh Hƣng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Trƣờng Đại học Tây Bắc,
Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu
của mình.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã rất nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo,
hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã giúp đỡ tôi trong quá trình
làm nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè, những ngƣời luôn
bên cạnh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả

Lê Thị Thanh Hƣng



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu .................................. 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 5
3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
3.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát ............................................. 6
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6
4.2. Ngữ liệu khảo sát........................................................................................ 7
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .... 9
1.1. Lý thuyết hội thoại....................................................................................... 9
1.1.1. Vận động hội thoại ................................................................................... 9
1.1.2. Quy tắc hội thoại .................................................................................... 10
1.1.3. Cấu trúc hội thoại ................................................................................... 11
1.1.4. Phƣơng châm hội thoại ......................................................................... 18
1.2. Lý thuyết về hàm ý ................................................................................... 31
1.2.1. Khái niệm hàm ý ................................................................................... 31
1.2.2. Cơ chế tạo hàm ý ................................................................................... 35
1.3. Khái quát chung về truyện cƣời Việt Nam hiện đại ................................ 39
1.3.1. Từ cƣời trong ngôn ngữ ........................................................................ 39
1.3.2. Truyện cƣời Việt Nam hiện đại ............................................................ 39
1.4. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 42



CHƢƠNG 2. HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG QUAN HỆ VỚI PHƢƠNG
CHÂM VỀ LƢỢNG VÀ PHƢƠNG CHÂM VỀ CHẤT ............................... 43
2.1. Hàm ý hội thoại trong quan hệ với phƣơng châm về lƣợng .................... 44
2.1.1. Hàm ý hội thoại liên quan đến việc cung cấp thiếu tin ......................... 45
2.1.2. Hàm ý hội thoại liên quan đến việc cung cấp thừa lƣợng tin ............... 50
2.1.3. Mô hình của hàm ý xét trong quan hệ với phƣơng châm lƣợng ........... 57
2.2. Hàm ý hội thoại trong quan hệ phƣơng châm về chất ............................. 57
2.2.1. Hàm ý hội thoại liên quan đến lời nói châm biếm ................................ 58
2.2.2. Hàm ý hội thoại liên quan đến lời nói khoác, nói dối ........................... 61
2.2.3. Mô hình của hàm ý xét trong quan hệ với phƣơng châm chất.............. 65
2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 65
CHƢƠNG 3. HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG QUAN HỆ VỚI PHƢƠNG
CHÂM QUAN HỆ VÀ PHƢƠNG CHÂM CÁCH THỨC ........................... 66
3.1. Hàm ý hội thoại trong quan hệ với phƣơng châm quan hệ ...................... 66
3.1.1 Hàm ý hội thoại liên quan đến lạc đề ..................................................... 67
3.1.2. Hàm ý hội thoại liên quan đến “xa đề” ................................................. 71
3.1.3. Mô hình của hàm ý xét trong quan hệ với phƣơng châm về quan hệ ... 75
3.2. Hàm ý hội thoại trong quan hệ với phƣơng châm cách thức ................... 76
3.2.1. Hàm ý đƣợc tạo ra theo cách thức gây cƣời do ngƣời nói sử dụng cách
nói tối nghĩa, mập mờ ..................................................................................... 76
3.2.2. Hàm ý tạo ra theo cách thức gây cƣời do ngƣời nói sử dụng cách nói
vòng vo, dài dòng ............................................................................................ 80
3.2.3. Mô hình của hàm ý xét trong quan hệ với phƣơng châm cách thức ..... 84
3.3. Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Cấu trúc hội thoại .......................................................................... 11

Bảng 2.1. Hàm ý hội thoại trong quan hệ với các nguyên tắc hội thoại ........ 44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Dụng học (pragmatics) là một bộ môn kí hiệu học đã đƣợc Ch.
Morris đề xƣớng từ những năm 30 của thế kỉ XX nhƣng mãi đến những năm
70 thì việc nghiên cứu về dụng học mới phát triển một cách mạnh mẽ.
Ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là một bộ môn ngôn ngữ học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ
trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt đƣợc những mục đích giao tiếp cụ thể.
Đây là một bộ môn mới, có cách tiếp cận ngôn ngữ một cách toàn diện nên
việc tìm hiểu bộ môn này trở thành nhu cầu cần thiết đối với những ai quan
tâm đến tiếng Việt.
Hội thoại là một bộ phận của ngữ dụng học đƣợc dùng trong hoạt động
giao tiếp. Trong giao tiếp có những cấu trúc phức tạp, có những qui định tuy
không đƣợc nói ra thành lời nhƣng những ngƣời tham gia giao tiếp cần phải
tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi (về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp) giao tiếp cũng sẽ không thành công.
Là một thể loại của văn học, truyện cƣời sử dụng một cách triệt để hình
thức hội thoại. Và thông thƣờng, khi tiếp xúc với truyện cƣời, chúng ta cảm
thấy tức cƣời và bật lên tiếng cƣời. Nhƣng nhiều lúc để trả lời vì sao chúng ta
lại cƣời, các yếu tố gây cƣời là gì, điều gì làm nên tiếng cƣời… thì không
nhiều ngƣời có thể lý giải đƣợc. Do đó, thiết nghĩ nên có những công trình
nghiên cứu về truyện cƣời, dƣới góc độ dụng học để có thêm những cách lý
giải một câu chuyện cƣời.
1.2. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy đa số các truyện cƣời đều đƣợc
hình thành từ những đoạn đối thoại với sự tham gia của hoạt động lời nói. Mặt
khác, truyện cƣời luôn luôn tồn tại với tƣ cách là một văn bản – sản phẩm của
hoạt động giao tiếp. Mọi tiếng cƣời trong truyện đều liên quan chặt chẽ tới


1


các hiện tƣợng ngôn ngữ. Do đó, nghiên cứu truyện cƣời từ góc độ ngôn ngữ
học là một vấn đề cần thiết.
Truyện cƣời đƣợc xây dựng trên nhiều thủ pháp nghệ thuật trong đó rất
quan trọng và phổ biến là các thủ pháp gây cƣời bằng sự vi phạm các phƣơng
châm hội thoại để tạo ra hàm ý, trong đó có phƣơng châm về lƣợng, phƣơng
châm về chất, phƣơng châm về quan hệ và phƣơng châm về cách thức.
Nghiên cứu về hàm ý có tác dụng gây cƣời sẽ giúp chúng ta tiếp nhận truyện
cƣời tốt hơn đồng thời giúp chúng ta tự bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức cho
mình; những ngƣời có năng khiếu có thể tự sáng tác đƣợc truyện cƣời nhằm
giải trí lành mạnh.
1.3. Lý thuyết ngữ dụng học đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới lấy
làm nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng chƣơng trình học tập ở các bậc học. Ở
Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, lý thuyết ngữ dụng học đã từng bƣớc đƣợc
đƣa vào giảng dạy của các hệ đào tạo. Đặc biệt, trong chƣơng trình đổi mới
phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn ở phổ thông theo xu hƣớng tích hợp bốn
kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết; dạy học Văn theo quan điểm giao tiếp thì việc
nghiên cứu những ứng dụng của lý thuyết ngữ dụng học đã mang lại những ý
nghĩa hết sức thiết thực, giúp ngƣời học hiểu chính xác hơn và sâu hơn các tác
phẩm văn học (trong đó có truyện cƣời); vận dụng vào việc giao tiếp hàng
ngày để đạt hiệu quả cao, đem lại tiếng cƣời, đem lại niềm vui trong cuộc sống.
Xuất phát từ những điều vừa nêu, chúng tôi chọn đề tài “Hàm ý trong
truyện cƣời Việt Nam hiện đại với nguyên tắc cộng tác” làm đề tài nghiên
cứu. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích đối với giáo viên và học sinh khi dạy học môn Ngữ Văn
theo hƣớng tích hợp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Truyện cƣời nói chung và truyện cƣời Việt Nam hiện đại nói riêng luôn

2


là địa hạt hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu. Truyện cƣời đã đƣợc sƣu tầm và
nghiên cứu khá đầy đủ. Có thể thấy qua một số công trình tiêu biểu nhƣ : Văn
học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên, Văn học dân gian Việt
Nam của Hoàng Tiến Tựu, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học
dân gian của Đỗ Bình Trị, Tổng tập văn học dân gian của người Việt do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, Tiếng cười dân gian Việt Nam của
Trƣơng Chính – Phong Châu...
Dƣới góc nhìn ngôn ngữ học, theo hiểu biết của chúng tôi, truyện cƣời
đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập:
1) Trong “Nghệ thuật tổ chức văn bản trong truyện cười bác Ba Phi”, tác
giả Trịnh Sâm đã đã xem xét văn bản nhƣ một chỉnh thể trong hoạt động giao tiếp
và tiến hành mô hình hóa chúng. Tác giả chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật về tổ
chức văn bản. Qua khảo sát 56 truyện cƣời bác Ba Phi tác giả tìm ra đƣợc những
cấu trúc trong tổ chức văn bản: cấu trúc tuyến tính, cấu trúc đảo trình tự, cấu trúc
song hành, cấu trúc hỗn hợp; và các thủ pháp tổ chức văn bản: thủ pháp tăng tiến,
thủ pháp khuếch đại, thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh. Tác giả tập trung vào phân tích,
thể hiện hai loại cấu trúc đó là cấu trúc tuyến tính và cấu trúc đảo trật tự.
2) Tác giả Trần Hoàng với “Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân
gian Nam Bộ qua truyện kể Ba Phi” đã rút ra một số biện pháp gây cƣời là
ngoa dụ, cƣờng điệu, phúng dụ, khoa trƣơng và một số biện pháp tu từ văn
bản (phƣơng thức mở rộng), giọng điệu mang tính khẩu ngữ của ngƣời Nam
Bộ (qua việc sử dụng các từ địa phƣơng, từ xƣng hô, quán ngữ, thành ngữ…).
Mặc dù tác giả chỉ giới hạn một số biện pháp gây cƣời trong truyện cƣời Bác
Ba Phi, nhƣng có thể nói đây là những biện pháp gây cƣời phổ biến, tạo nên
tiếng cƣời trong cuộc sống nói chung.

3) Vũ Ngọc Khánh với “Hành trình đi vào xứ sở cười” đã nêu ra ba
phƣơng thức chính gây cƣời trong tiếng Việt là: Biến hóa ngôn ngữ để gây

3


cƣời (chơi chữ, nói lái, nói tục), cƣỡng chế logic để gây cƣời (lối nói phóng
đại, gài bẫy, tạo bất ngờ, đƣa ra một câu chuyện phi lí để gây cƣời) và tạo trò
đùa – mẫu nhân vật để gây cƣời (đây là cách gây cƣời phổ biến nhất).
4) Trong “Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười”, tác giả
Nguyễn Đức Dân cho rằng: Hiện tƣợng mơ hồ chẳng những đƣợc dùng trong
những mẩu chuyện cƣời, những nụ cƣời ngắn gọn, nó còn đƣợc dùng để xây
dựng những truyện cƣời. Những truyện cƣời của các tác giả Việt Nam thƣờng
dựa trên những hiện tƣợng mơ hồ về từ ngữ.
5) Bùi Khắc Viện với “Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Bác
qua tác phẩm bằng tiếng Việt” cho rằng có hai loại biện pháp gây cƣời: ngôn
ngữ học và phi ngôn ngữ học. Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù
nhằm khai thác những đặc điểm riêng của ngôn ngữ để gây cƣời. Tác giả nêu
ra một số biện pháp gây cƣời nhƣ: chơi chữ, tƣơng phản... Biện pháp phi ngôn
ngữ học gồm các thao tác: lựa chọn, sắp xếp các chi tiết...
6) Trong “Hàm ý hội thoại trong các truyện cười dân gian Khoe của và
Hai kiểu áo”, tác giả Nguyễn Hoàng Yến cho rằng từ góc nhìn dụng học, sự
khai thác hàm ý trong các truyện này nhằm mục đích làm rõ thêm đặc tính của
truyện cƣời. Hàm ý hội thoại là yếu tố quan trọng tạo nên tiếng cƣời.
Ở cấp độ luận văn, luận án, đã có công trình nghiên cứu về: Đặc điểm
ngữ dụng của truyện cười dân gian Việt Nam - luận văn thạc sĩ của Từ Thị
Thu Mai; Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Tâm. Luận án Truyện cười dân gian Việt Nam
dưới góc độ ngữ dụng học, sách Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian
Việt Nam (Nxb Từ điển Bách khoa) của tác giả Nguyễn Hoàng Yến, trong
công trình của mình tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề các nguyên tắc cộng

tác và phép lịch sự với hàm ý trong truyện cƣời dân gian Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã sƣu tầm, diễn giải truyện

4


cƣời dƣới góc nhìn văn hóa dân gian; những diễn giải nhìn từ ngôn ngữ học
chƣa nhiều và chủ yếu nghiên cứu truyện cƣời dân gian. Đặc biệt chƣa có một
công trình chuyên biệt nào đi sâu vào việc nghiên cứu hàm ý truyện cƣời Việt
Nam hiện đại trong mối quan hệ với phƣơng châm về chất, phƣơng châm về
lƣợng, phƣơng châm quan hệ và phƣơng cách thức.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hàm ý hội thoại trong quan hệ
với các phƣơng châm về chất, về lƣợng, về quan hệ và về cách thức nhƣ một
trong những thủ pháp tạo tiếng cƣời của truyện cƣời Việt Nam hiện đại.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm hƣớng đến mục đích là nghiên
cứu các nguyên tắc hội thoại với hàm ý trong truyện cƣời Việt Nam hiện đại
nhằm làm sáng tỏ một số cơ chế tồn tại trong truyện cƣời có tác dụng gián
tiếp hoặc trực tiếp tạo ra tiếng cƣời của truyện. Đồng thời luận văn bƣớc đầu
chỉ ra cho ngƣời tiếp nhận cách thức vận dụng những kiến thức ngôn ngữ học
để có thể giải mã, giải thích về truyện cƣời và các yếu tố tạo nên tiếng cƣời;
góp phần làm rõ mối quan hệ nối kết giữa ngôn ngữ học và văn học nhƣ là
một hƣớng nghiên cứu tích hợp mới đang thu hút sự chú ý của không ít nhà
nghiên cứu trên thế giới.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Tìm hiểu, xác nhận những vấn đề lí thuyết có quan hệ đến việc khai
thác đề tài của luận văn.

- Nhận diện và miêu tả, phân tích các hiện tƣợng thuộc về dụng học
liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, cụ thể là các phƣơng châm hội thoại
trong nguyên tắc cộng tác hội thoại với tƣ cách là cơ sở để lí giải hàm ý hội

5


thoại trong truyện cƣời Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó chỉ ra tác dụng và
năng lực của các hiện tƣợng thuộc dụng học nói trên trong việc tạo ra tiếng
cƣời châm biếm trong truyện cƣời Việt Nam hiện đại.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Từ góc nhìn lý thuyết hội thoại, chúng tôi nhận thấy có thể nghiên cứu
truyện cƣời từ nhiều khía cạnh (những yếu tố chi phối vận động hội thoại, sự
thể hiện các qui tắc hội thoại, cấu trúc hội thoại, sự thể hiện các quan hệ liên
cá nhân, phép lịch sự...). Nhƣng trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ
giới hạn tìm hiểu ở một số khía cạnh sau:
- Các phƣơng châm hội thoại trong nguyên tắc cộng tác hội thoại với tƣ
cách là cơ sở lí giải hàm ý hội thoại trong truyện cƣời.
- Hàm ý hội thoại (với tƣ cách tạo nên tiếng cƣời trong truyện cƣời Việt
Nam hiện đại)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng tích hợp một số phƣơng
pháp sau:
- Phƣơng pháp miêu tả: Phƣơng pháp này dùng để miêu tả các ngữ liệu
đƣợc thể hiện dƣới dạng hội thoại, qua đó tìm ra những đặc điểm cụ thể của
vấn đề cần trình bày.
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp này nhằm tiến hành
thống kê các ngữ liệu và từ đó phân loại theo các tiêu chí đã đề ra.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã

thống kê, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích ngữ liệu theo từng nội
dung cụ thể và sau đó tổng hợp lại các kết quả đã phân tích.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng: Trong quá trình miêu
tả, phân tích ngữ liệu, chúng tôi tiến hành xem xét chúng một cách toàn diện,

6


đặt trong ngữ cảnh cụ thể.
4.2. Ngữ liệu khảo sát
Tuy nhiên, do danh mục truyện cƣời đƣợc biên tập, xuất bản khá lớn nên
chúng tôi chỉ xin khảo sát ở 2 tác phẩm tiêu biểu:
1) Năm Hồng Mai (2011), Truyện cƣời thời hiện đại, Nxb Văn hóa –
Thông tin Hà Nội. (336 truyện)
2) Lƣơng Kim Nghĩa (2012), Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nxb
Thời đại, Hà Nội. (397 truyện)
Ngoài ra, chúng tôi có khảo sát thêm một số truyện cƣời đƣợc sƣu tầm
trên các báo, tạp chí, trên internet để làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu của
đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Nếu đạt đƣợc mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra luận văn có thể
sẽ có những đóng góp sau:
- Về lí luận: Từ việc nhận diện lí giải hàm ý hội thoại trong truyện cƣời
Việt Nam hiện đại xét trong quan hệ với các nguyên tắc cộng tác hội thoại,
luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn các đặc tính giải đoán đƣợc, tăng cƣờng
đƣợc của hàm ý hội thoại, đồng thời trên cứ liệu truyện cƣời, làm rõ những
đặc điểm của lý thuyết hội thoại trong giao tiếp tiếng Việt.
- Về thực tiễn, luận văn sẽ là nguồn tƣ liệu góp phần vào việc giảng dạy
tiếng Việt trong nhà trƣờng, giúp thêm cho việc vận dụng lý thuyết hội thoại –
đặc biệt là các phƣơng châm hội thoại nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động

giao tiếp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn bao gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.

7


- Chƣơng 2: Hàm ý hội thoại trong quan hệ với phƣơng châm về chất và
phƣơng châm về lƣợng.
- Chƣơng 3: Hàm ý hội thoại trong quan hệ với phƣơng châm quan hệ và
phƣơng châm cách thức.

8


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
Những hiểu biết về hội thoại là cần thiết cho việc nhận diện, phân tích hàm
ý. Lý thuyết về hội thoại đã đƣợc giới thiệu khá đầy đủ trong các công trình
trong nƣớc và ngoài nƣớc. Ở đây, những vấn đề chung về lý thuyết sẽ không
đƣợc nhắc lại mà chúng tôi sẽ chỉ trình bày một số nội dung có liên quan đến
luận văn.
1.1.1.

n đ ng h i thoại

Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, trao

đáp và tƣong tác.
- Vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại là vận động mà Sp1
(ngƣời nói) nói lƣợt lời của mình ra và hƣớng lƣợt lời của mình vào Sp2 (ngƣời
nghe) làm cho Sp2 nhận biết lƣợt lời đó là dành cho Sp2.
- Sau khi tiếp nhận phát ngôn của Sp1, Sp2 đƣa ra phát ngôn để thể hiện
quan điểm, ý kiến, tình cảm của mình để đáp lại lời trao từ Sp1, và cuộc thoại
chính thức đƣợc bắt đầu. Đây đƣợc gọi là vận động trao đáp.
- Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ có ảnh hƣởng lẫn nhau, tác
động đến cách ứng xử của nhau. Đây đƣợc xem là vận động tƣong tác xảy ra
trong hội thoại. Trƣớc khi hội thoại giữa các đối ngôn tồn tại một khoảng cách
nhất định về sự hiểu biết lẫn nhau, về tâm lí, tình cảm...Sau khi hội thoại, nếu
những khoảng cách ấy đƣợc thu hẹp lại, rút ngắn lại, khi ấy có thể nói đã có một
cuộc hội thoại tích cực. Ngƣợc lại, khoảng cách ấy vẫn giữ nguyên hoặc mở
rộng ra, khi ấy cuọc thoại có thể bị xem là tiêu cực. Tƣong tác là một kiểu quan
hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời. Có một hoạt động xã hội thì có sự tƣong tác.
Tƣong tác bằng lời là một kiểu tƣong tác, là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

9


1.1.2. Quy tắc hội thoại
Để một cuộc thoại có thể diễn tiến bình thƣờng, các đối ngôn trong cuộc
thoại phải tuân thủ những quy tắc nhất định khi tham gia hội thoại. Qua nghiên
cứu thực tế, chuyên gia ngữ dụng học C. K. Orecchioni ngƣời Pháp đã đề ra
một số quy tắc cụ thể nhƣ sau: quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời, quy tắc
quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 11, 225 .
Khi tham gia hội thoại, các đối ngôn phải ý thức rõ ràng về các vai trò nói
và nghe của nhau. A đóng vai trò nói thì

sẽ đóng vai trò nghe, và sau khi


nhận ra dấu hiệu thể hiện hết vai của A, thì

sẽ tiếp nhận vai trò của A để tiến

trình hội thoại không bị gián đoạn. Các lƣợt lời nói có thể đƣợc một ngƣời điều
chỉnh hoặc do các đối ngôn tự thƣong lƣợng ngầm với nhau. Đó chính là quy
tắc đƣợc gọi là quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời.
Trong hội thoại, còn có quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, chủ yếu
quy định về quan hệ nội dung giữa các phát ngôn đƣợc đƣa ra trong quá trình
hội thoại. Theo quy tắc này, một cuộc hội thoại không phải là sự lắp ghép ngẫu
nhiên tùy tiện các phát ngôn, các hành vi ngôn ngữ. Nguyên tắc liên kết không
chỉ chi phối các diễn ngôn đon thoại mà chi phối cả những lời tạo thành một
cuọc thoại. Tính liên kết hội thoại thể hiện bên trong một phát ngôn, giữa các
phát ngôn, giữa các hành động ở lời, giữa các đon vị hội thoại...
Trƣớc đó, Grice cũng đã từng xuất phát từ quy luật trong hội thoại mà đề
ra quy tắc cộng tác hội thoại và các phƣong châm hội thoại. Nội dung chủ yếu
của quy tắc cộng tác hội thoại đƣợc P. Grice đề xuất là: Hãy làm cho phần
đóng góp của anh đúng nhƣ nó đƣợc đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện phù
hợp với đích hay phƣong hƣớng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham
gia vào [31. 229].
Trong hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thông tin (miêu tả, trần thuật –
những thông tin đƣợc đánh giá theo tiêu chí đúng sai logic) còn có quan hệ
10


đƣợc gọi là liên cá nhân (quan hệ giữa các vai trong giao tiếp). Liên quan trực
tiếp tới quan hệ liên cá nhân là vấn đề lịch sự trong giao tiếp.
1.1.3. Cấu tr c h i thoại
Chịu ảnh hƣởng của lí thuyết phân tích diễn ngôn, lí thuyết hội thoại Thụy

Sĩ – Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức có tôn ti nhƣ tổ chức của một đon
vị cú pháp. Các đon vị cấu trúc hội thoại từ lớn đến nhỏ là: cuộc thoại
(conversation), đoạn thoại (sequence), cặp trao đáp (exchange), tham thoại
(intervention), hành vi ngôn ngữ (speech act).
Có thể hình dung cấu trúc hội thoại bằng so đồ sau:
Sơ đồ 1.1 - Cấu trúc hội thoại
cuộc thoại

đoạn thoại 1

cặp thoại 1

tham thoại 1

hành vi 1

cặp thoại 2

tham thoại 2

hành vi 2

hành vi n

11

đoạn thoại 2

đoạn thoại n


cặp thoại n

tham thoại n


1.1.3.1. Cuộc thoại
Nói tới hội thoại là nói tới cuộc thoại. Cuộc thoại là một lần nói chuyện,
trao đổi giữa những cá nhân (ít nhất là hai cá nhân) trong một hoàn cảnh xã
hội nào đó. Theo C. K. Orecchioni: Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều
kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhƣng không đứt
quãng, trong một khung thời gian – không gian có thể thay đổi nhƣng không
đứt quãng, nói về một vấn đề có thể thay đổi nhƣng không đứt quãng 31.
313]. Cuọc thoại ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một cặp câu, nhƣ : chào –
chào, hỏi – đáp, đề nghị – đồng ý, ra lệnh – nhận lệnh...
Ví dụ: (1) A: - Chào anh.
B: - Chào
(2)

- ạo này bác có h e h ng
B -

i h e

Cuộc thoại dài là những thƣong lƣợng về một hợp đồng kinh doanh, sản
xuất hay hợp tác văn hóa, nghệ thuật, khoa học, những cuộc đàm phán giữa
hai quốc gia về kinh tế, chính trị, biên giới...
Trong một cuộc nói chuyện, ngƣời ta có thể trao đổi hết vấn đề này sang
vấn đề khác. Nhƣng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm
nên ranh giới của một cuộc thoại. Lúc bắt đầu đƣợc gọi là mở thoại, luôn do
một bên chủ động. Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra, gọi là

kết thoại.
Giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm của cuộc thoại:
phần thân thoại. Nhƣ vậy, cấu trúc khái quát của một cuộc thoại sẽ là: Mở
thoại - Thân thoại - Kết thoại.
Cấu trúc một cuộc thoại về co bản là vậy, nhƣng cũng có thể miêu tả cấu
trúc cuộc thoại theo một so đồ khác. Chẳng hạn, Ventola cho rằng cấu trúc
khái quát của một cuộc thoại trong tiếng Anh là: “Chào – giới thiệu – nêu vấn
12


đề nội dung chính – chuẩn bị kết thúc – (chào) từ biệt”. Nhƣ vậy phần mở
thoại bao gồm ba nội dung: chào – giới thiệu – nêu vấn đề 2. 85 .
Thông thƣờng ngƣời ta nhận thấy đƣợc các dấu hiệu định ranh giới cuộc
thoại nhƣ : dấu hiệu mở đầu (chào hỏi), dấu hiệu kết thúc (những câu hỏi: còn
gì nữa không nhỉ, thế thôi nhé...). Nhƣng dù vậy, những dấu hiệu nhƣ thế vẫn
không thể xem là bắt buộc, đạc biệt với những cuộc thoại với những ngƣời
thân quen. Việc xác định ranh giới cuộc thoại chƣa thật dứt khoát và ít nhiều
mang tính võ đoán.
1.1.3.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại đƣợc quan niệm là một đon vị hội thoại do một số cặp trao
đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoạc về ngữ dụng. Về ngữ nghĩa,
đó là đon vị có sự liên kết nhờ chủ đề: có một chủ đề duy nhất. Còn về ngữ
dụng, đó là đon vị có tính duy nhất về đích hội thoại. Có những loại đoạn
thoại sau: mở thoại; thân thoại; kết thoại.
Đoạn mở thoại và kết thoại có cấu trúc tƣong đối đon giản và ổn định, dễ
nhận ra hon đoạn thân thoại, do đoạn thân thoại có thể có dung lƣợng lớn và
có cấu trúc phức tạp.
Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc phần lớn đƣợc nghi thức hoá
và lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: các kiểu cuộc thoại, hoàn cảnh giao
tiếp, sự hiểu biết về nhau của các đối ngôn...

1.1.3.3. Cặp trao đáp (cặp thoại
* Cấu trúc
Cặp thoại là đon vị lƣỡng thoại nhỏ nhất của một cuộc thoại do các tham
thoại tạo nên. Có thể căn cứ vào số lƣợng các tham thoại để phân loại các
cặp thoại.
- Cặp thoại một tham thoại: hình thành khi ngƣời nghe im lặng, không có
hành động gì cả, lúc đó ta có cặp thoại đƣợc gọi là “hẫng”. Đó là tham thoại
13


Sp1 không đƣợc Sp2 hƣởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tƣong ứng.
- Cặp thoại hai tham thoại: là dạng thƣờng gặp nhất trong hội thoại.
Trong cặp thoại hai tham thoại, mỗi tham thoại thƣờng ứng với một chức
năng cụ thể: tham thoại thứ nhất đƣợc gọi là “tham thoại dẫn nhập”, tham
thoại thứ hai đƣợc gọi là “tham thoại hồi đáp”. Đây là dạng cấu trúc đon giản
nhất của cặp thoại trong trong hiện thực giao tiếp.
- Cặp thoại phức tạp: là cặp thoại có nhiều tham thoại tham gia, hoặc có
thể có ít tham thoại nhƣng lại có nhiều hành vi ngôn ngữ, trong quan hệ ràng
buộc lẫn nhau. Cặp thoại phức tạp bao gồm các dạng:
Dạng thứ nhất: Loại cặp thoại có nhiều tham thoại dẫn nhập, nhƣng chỉ
có một tham thoại hồi đáp.
Dạng thứ hai: Loại cặp thoại có một tham thoại dẫn nhập, với nhiều
tham thoại hồi đáp.
Dạng thứ ba: Loại cặp thoại phức tạp do có nhiều tham thoại tham gia ở
cả hai phía.
* Tính chất
- Cặp thoại chủ hƣớng cặp thoại phụ thuộc
Cặp thoại chủ hƣớng là cặp chủ đạo giữ vai trò trung tâm, chứa nội
dung chính của đoạn thoại. Trong đoạn thoại, ngoài cặp thoại chủ hƣớng ra,
còn có thể có nhiều cặp thoại không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào một cặp

thoại khác, cụ thể là phụ thuộc vào một trong các tham thoại của cặp thoại
phụ thuộc, gọi là cặp thoại phụ thuộc. Tính chất phụ thuộc của cặp thoại này
thể hiện ở không mang đích hay chủ đề chung, mà chỉ có chức năng bổ trợ,
giải thích thêm về những khía cạnh hay chi tiết nào đó của tham thoại trong
cặpthoại chủ hƣớng. Cặp thoại phụ thuộc thƣờng gặp là hai loại cặp thoại: cặp
thoại củng cố và cặp thoại sửa chữa.
- Cặp thoại tích cực tiêu cực
14


Khi xác định tính chất của cặp thoại thƣờng phải dựa vào tính chất của
tham thoại mà chủ yếu là tham thoại hồi đáp. Khi tham thoại hồi đáp tích cực
(thỏa mãn đích dẫn nhập), thì ta có cặp thoại tích cực; khi tham thoại hồi đáp
tiêu cực (nghịch hƣớng đích dẫn nhập), thì ta có cặp thoại tiêu cực.
Theo lẽ thƣờng, khi có đƣợc cặp thoại tích cực thì các đối ngôn thoả mãn
và có thể kết thúc cuộc thoại ở đó. Nhƣng với cặp thoại tiêu cực lại xảy ra khả
năng sau: cuộc thoại vẫn kết thúc nhƣng kết thúc trong tình trạng không thoả
mãn, kết thúc trong bất đồng, bất hòa hay thất bại của ngƣời dẫn nhập, vì vậy
sẽ xảy ra sự tái dẫn nhập, với hi vọng của ngƣời nói muốn xoay chuyển từ
tình thế tiêu cực sang tích cực, mong đạt đƣợc sự đồng thuận.
Cặp thoại tích cực: ra lệnh – tuân lệnh; yêu cầu – chấp nhận; khen tặng –
tiếp nhận; mời – nhận lời; hỏi – trả lời; nhận định – tán thành; phê bình – tiếp
thu...
Cặp thoại tiêu cực: mời – từ chối; khen tặng – khƣớc từ; yêu cầu – từ
chối; hỏi – hỏi lại, trả lời không thuận theo sự chờ đợi; mắng – cãi; phê bình –
phủ nhận; chất vấn – thanh minh...
1.1.3.4. Tham thoại
Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp
thoại nhất định 2. 316 . Cần có sự phân biệt giữa tham thoại với lƣợt lời. Một
lƣợt lời có thể chứa nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hon tham thoại.

Ví dụ: (1) – Chào!
(2) – Chào!
– nh h e h ng
– ảm ơn. Bình thường


i vừa đi

nh đi đâu v

u ong v

– V nh ong chứ
(1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng. (3) và (4)

15


là một cặp thoại, trong đó (3) là một lƣợt lời gồm một tham thoại hỏi (lƣợt lời
bằng với tham thoại). (4) là một lƣợt lời gồm ba tham thoại: một tham thoại
cảm on, một tham thoại hồi đáp và một tham thoại hỏi lại (lƣợt lời lớn hon
tham thoại). Còn ở (5) và (6), (6) có tính chất điều chỉnh, bổ sung lại phát
ngôn (5) chứ chƣa phải là một lƣợt lời đọc lập (lƣợt lời nhỏ hon tham thoại).
Tham thoại là đon vị dùng để cấu tạo nên cặp thoại. Mỗi tham thoại có
thể nằm trong quan hệ trao đáp theo những hƣớng khác nhau: Nó vừa là tham
thoại hồi đáp cho cặp thoại này, lại vừa đóng vai trò dẫn nhập cho một cặp
thoại khác, từ đó sẽ tạo ra các kiểu dạng cấu trúc khác nhau. Nói khác đi, mỗi
tham thoại thực hiện chức năng dẫn nhập hoặc hồi đáp nhƣng cũng có khi
kiêm nhiệm đồng thời hai chức nang, khi đó gọi là tham thoại có chức nang kép.
Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ

tạo nên. Trong đó có ít nhất một hành vi chủ hƣớng làm nòng cốt và có thể có
thêm một hoặc một số hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hƣớng đảm nhiệm vai
trò quyết định mục đích giao tiếp của tham thoại chứa nó, đồng thời tham gia
kết hợp với hành vi chủ hƣớng nằm ở tham thoại khác để tạo nên cặp kế cận.
Hành vi phụ thuộc có vai trò làm rõ lí do hoạc bổ sung nghĩa cho hành động
chủ hƣớng trong quá trình hội thoại. Khi tham thoại chỉ có một hành vi thì
ranh giới tham thoại sẽ trùng với ranh giới hành vi.
Trong tham thoại, hành vi chủ hƣớng có chức năng trụ cột, quyết định
hƣớng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của ngƣời đối
thoại. Còn hành vi phụ thuộc thì có nhiều chức năng khác nhau nhƣ: củng cố,
giải thích, biện minh, đánh giá... nhằm hỗ trợ cho hành vi chủ hƣớng. Ngoài
ra, trong tham thoại còn có những thành phần mở rộng. Những thành phần
này không đóng góp lớn cho nội dung ngữ nghĩa của tham thoại mà chỉ thuần
tuý là những hành vi có chức năng ngữ dụng, chỉ có chức năng duy trì quan
hệ liên cá nhân trong hội thoại.
16


Dựa vào vai trò, vị trí của tham thoại có thể phân loại tham thoại thành
một số loại sau:
- Tham thoại dẫn nhập là tham thoại có chức năng mở đầu cho một
cặp thoại.
- Tham thoại hồi đáp là tham thoại có chức năng phản hồi tham thoại dẫn
nhập. Tham thoại hồi đáp có thể đóng vai trò kết thúc cặp thoại, vì thế còn gọi
là tham thoại hồi đáp – dẫn nhập. Mỗi tham thoại đều có thể nằm trong quan
hệ cặp thoại với tham thoại trƣớc và sau nó, nghĩa là tham gia trực tiếp tạo
nên hai cặp thoại, trừ tham thoại đầu tiên và cuối cùng thƣờng chỉ tham gia
vào một cặp thoại.
1.1.3.5. Hành vi ng n ngữ
Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai

nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Những
hành vi có hiệu lực ở lời tức là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực
và trách nhiệm của ngƣời hội thoại, theo cách hiểu của O. Ducrot 4. 319 , là
những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các nhân vật hội
thoại với nhau. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời trong một tham
thoại, ngƣời nói có trách nhiệm đối với phát ngôn của mình và có quyền đòi
hỏi ngƣời đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở lời tƣong ứng, ví dụ:
hỏi trả lời; cầu khiến/ đáp ứng... Những quyền lực và trách nhiệm đó làm cho
các hành vi ngôn ngữ có tính chất nhƣ các quy ƣớc pháp lí và những đối ngôn
có những tƣ cách pháp nhân nhất định. Cùng một phát ngôn nhƣng có thể ẩn
chứa nhiều hành vi có hiệu lực ở lời khác nhau. Chúng tôi xin đề cập đến hai
hành vi có hiệu ở lời là: hành vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp và hành vi ngôn ngữ
ở lời gián tiếp.
- Hành vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp: hành vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp là
hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa

17


một cấu trúc và một chức nang.
Ví dụ Căn cứ vào mục đích phát ngôn, câu tiếng Việt đƣợc chia thành
bốn loại: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm thán. Mỗi kiểu câu
ứng với cấu trúc, chức nang riêng. Chẳng hạn, dùng hình thức hỏi để biểu
hiện hành vi hỏi: nh đi đâu v

m t n gì

ấy giờ rồi

cầu khiến để biểu thị hành vi yêu cầu, ra lệnh: H y đứng

t

; dùng hình thức
n

ọi người trật

Nhanh chân n
- Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp: hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp là

hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện thông qua sự suy luận, dựa vào hoàn cảnh,
ngữ cảnh, vào thông tin co bản đã có đƣợc, vào lẽ thƣờng và vào khả năng
suy luận của ngƣời nghe.
Ví dụ Một phát ngôn trần thuật không dùng để nhận định mà dùng để
cầu khiến: H m nay thời tiết oi bức quá (trong trƣờng hợp ngƣời phát ngôn
muốn đề nghị “ ình đi bơi đi”). Hay một câu hỏi đƣợc dùng để yêu cầu: Bạn
có bút xóa không? (trong trƣờng hợp ngƣời phát ngôn muốn yêu cầu “Bạn
cho mình mượn b t xóa”).
1.1.4. Phương ch m h i thoại
H. P. Grice là tác giả của khái niệm này. Những phác thảo đầu tiên của
nguyên lý cộng tác đƣợc tác giả nêu trong các bài giảng tại đại học Havard
(1967). Đến nam 1975 tập hợp những bài giảng đƣợc xuất bản trong cuốn
Logic và hội thoại (Logic and Conversation). Từ nam 1978 đến 1981, Grice
đã có những thuyết minh và bổ sung cho nguyên tắc của mình trong một số
bài báo.
Nguyên lý cộng tác gồm một nguyên lý khái quát bao trùm và bốn phạm
trù theo tinh thần các phạm trù của Kant 3. 230 . Mỗi phạm trù tƣong ứng
với một phƣong châm, mỗi phƣong châm lại gồm một số phƣong châm nhỏ
(tiểu phƣong châm). Có thể khái quát nội dung của 4 phƣong châm nhƣ sau:
18



×