Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giới thiệu về kinh tế học của trường phái áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.08 KB, 16 trang )

Giới Thiệu Về Kinh Tế Học Của Trường Phái Áo

L ời m ở đầ u
Cuốn sách này là một cuốn giới thiệu độc giả đến với kinh tế học của Trường Phái Kinh Tế
Áo. Khác với trường phái chính thống như Keynes hay Tiền Tề, Trường Phái Áo nhấn
mạnh tự do cá nhân, thị trường tự do và phản đối bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ
vào thị trường. Vài lập trường khác của Trường Phái Áo là tiền tệ chuẩn vàng, giao thương
tự do tuyệt đối và một chính phủ giới hạn đến mức tối thiểu. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy
cảm hứng để tìm hiểu thêm về Kinh Tế Học của Trường Phái Áo, không phải vì các trường
phái khác có vấn đề mà vì Trường Phái Áo có nhiều thứ mà các bạn ít khi nào nghe đến. —
Ku Búa

Ch ươ ng 1 – Gi ới Thi ệu
Lịch sử của tư tưởng kinh tế học, như những ngành học khác, cho thấy một sự hỗn hợp của
các hệ thống tư tưởng đã được phân chia thành nhiều trường phái lý tưởng khác nhau.
Phương pháp phân loại lý tưởng này của nhiều nhà tư tưởng khác nhau chủ yếu tập trung
vào những điểm tương đồng trong khi lấn át những điểm khác biệt. Các nhà kinh tế học
Thuyết Trọng Nông của Pháp (Physiocrat), những người đã nổi lên trong phần cuối của thế
kỷ mười tám đã đại diện cho trường phái tư tưởng kinh tế học đầu tiên. Kinh tế cổ điển,
chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội đã theo sau. Trong giai đoạn sau của thế kỷ mười chín
đã nổi dậy trong Tây Âu hai trường phái kinh tế học: Trường Phái Lịch Sử Đức và Trường
Phái Kinh Tế Áo. Trường Phái Lịch Sử Đức muốn khám phá sự thật về kinh tế qua phương
pháp nghiên cứu lịch sử kinh tế. Trong năm 1883 phương pháp thực nghiệm của họ đã trở
thành mục tiêu chỉ trích của các nhà kinh tế học trường phái Áo đầu tiên, những người mà
cho rằng kiến thức kinh tế đến từ sự phân tích lý thuyết chứ không phải từ việc nghiên cứu
lịch sử. Trong hơn hai thập niên, Methodenstreit, hoặc sự tranh cải về phương pháp kinh tế
học, là một chủ đề đã gây tranh cãi.

Chuyên khảo này là một nỗ lực để giải thích những ý tưởng tất yếu của Trường Phái Áo,
một trường phái được bắt đầu với Carl Menger, một giáo sư của ngành kinh tế chính trị tại
Đại Học Vienna từ năm 1873 đến 1903. Vào năm 1871 trong cuốn sách Nguyên Tắc Kinh


Tế (Grundsatze der Volkswirtschaftslehre, Menger đã sản xuất một lý thuyết về giá trị để
giải quyết một câu hỏi đã từ lâu làm các nhà kinh tế học cổ điển bối rối. Lý thuyết này là
Thuyết Tương Đối Giá Trị dựa trên nguyên tắc hữu dụng cận biên. Nó bác bỏ quan niệm
cổ điển rằng giá trị của một món hàng là một sự đo lường tương đối nằm trong món hàng
đó. Các hàng hóa kinh tế từ đó được coi là được định giá một cách chủ quan xét theo mức
độ hài lòng mà người dùng kỳ vọng sẽ đến từ việc sử dụng món hàng đó. Một phân tích kỹ
lưỡng hơn của thuyết chủ quan của giá trị, một thứ sau này trở thành một nền tảng của hệ
thống kinh tế Trường Phái Áo, sẽ được trình bày trong các phần sau. Nó được tiếp tục với


hai học trò vĩ đại của Menger, Friedrich von Wieser và Eugen von Böhm-Bawerk, để điều
chỉnh thuyết chủ quan và làm rõ những tác động của nó trong những lĩnh vực của chi phí,
vốn và thuyết lãi suất.

Wieser đã mở rộng ”vấn đề đầu vào” của Menger, một thứ giải thích rằng giá cả của tài
nguyên hoặc chi phí tài nguyên được đến từ những giá kỳ vọng của hàng hóa tiêu thụ mà
các tài nguyên đã được sử dụng để sản xuất. Sự hình thành của giá trị theo đó được chứng
minh là một quá trình xoay tròn, và khái niệm về giá cả, một lỗ hổng trong thuyết của
Menger, đã được kết chung vào thuyết chủ quan về giá trị. ”Luật chi phí” của Wieser hoặc
giáo lý của chi phí thay thế cho rằng các chi phí sản xuất một sản phẩm phản ánh sự cạnh
tranh của các nhà sản xuất khác trong việc đấu giá để lấy những tài nguyên cần thiết để sản
xuất. Chi phí theo Wieser chỉ là một khoản thanh toán cần thiết để thu hút tài nguyên từ
người (từ việc) muốn sử dụng nó một cách tối ưu tiếp theo.

Đóng góp lớn của Böhm-Bawerk’s là thuyết về vốn và lãi suất của ông ta. Ông ta nhấn
mạnh tầm quan trọng của thời gian trong quá trình kinh tế và định nghĩa vốn là yếu tố sản
xuất trong quá trình sản xuất. Ý tưởng quan trọng trong phân tích của ông ta là các phương
tiện ”vòng xoay” của sản xuất cho phép con người tăng năng suất lao động của mình, xét
từ mặt (1) sự gia tăng trong số lượng hàng hóa có thể sản xuất mà không cần dụng cụ và
(2) số lượng hàng hóa chỉ có thể sản xuất qua việc sử dụng ‘tư liệu sản xuất’ (như dụng cụ,

máy móc). Lượng thời gian chờ đợi đến từ việc sử dụng các quá trình gián tiếp đã cho ông
ta cơ sở để giải thích hiện tượng lãi suất. Ông ta cho rằng con người đánh giá hàng hóa
hiện tại cao hơn rất nhiều so với hàng hóa trong tương lai, nếu cả hai tương đồng với nhau.
Lập luận này xây dựng cơ sở để biện minh cho mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí, sự
chênh lệch mà thuộc về các nhà tư bản những người cung cấp vốn để làm ra những hàng
hóa trung gian và tư liệu sản xuất. Lợi tức của họ là lãi suất cho khoảng thời gian mà tiền
bạc của họ đã được sử dụng để sản xuất chứ không phải là để bốc lột công nhân, như Marx
đã ngộ nhận. Vì vậy, thuyết chủ quan của giá trị đã được nới rộng để bao gồm Nguyên Tắc
Ưu Đãi Thời Gian. Mặc dù thuyết Trường Phái Áo về vốn đã được sửa đổi chút ít, phần
giải thích của Böhm-Bawerk về lãi suất và quá trình xoay vòng hoặc sản xuất gián tiếp đã
được lưu lại thành một vị trí quan trọng trong thuyết Kinh Tế Áo trong thời hiện tại.

Hai triết gia hiện đại quan trọng của Trường Phái Áo là Ludwig Von Mises và Friedrich
von Hayek. Mises đã thu hút được sự chú ý rộng rãi từ các nhà kinh tế khác từ thập niên
1920 với sự thách thức rằng chủ nghĩa xã hội hoàn toàn bất khả thi trong một nền kinh tế
hiện đại bởi vì nó thiếu giá cả thị trường, một thứ đối ông ta là không thể thiếu để phân
phối tài nguyên một cách hợp lý và tối ưu. Cả Mises và Hayek đã đóng góp rất nhiều trong


việc xây dựng các thuyết của Kinh Tế Áo thành một hệ thống. Sự giải thích của họ rằng sự
biến động của chu kỳ kinh tế là một kết quả đến từ sự nới rộng tín dụng bất kiểm soát dưới
bàn tay của chính phủ đã đóng góp thêm một phần quan trọng cho Trường Phái Áo.
Chuyên môn của Hayek về vấn đề ‘kiến thức trong xã hội’ và nhu cầu quan trọng trong
việc phối hợp các hành động những thành viên trong thị trường linh động đã cung cấp
những hiểu biết vô cùng quan trọng trong kinh tế học. Cuốn sách này sẽ lấy rất nhiều ý
tưởng từ Hayek và Mises, cùng với hai học trò của Mises, Israel Kirzner và Murray
Rothbard, cả hai đều đã đóng góp rất nhiều đến sự minh bạch và xây dựng của góc nhìn
Kinh Tế Trường Phái Áo.
Mặc dù Trường Phái Áo không còn khác biệt từ các trường phái khác trong việc chấp nhận
thuyết chủ quan của giá trị, nhưng Trường Phái Áo vẫn còn nhiều cái nhìn đặc trưng không

thể thiếu trong cách Trường Phái Áo tiếp cận kinh tế học, những thứ làm nó khác biệt so
với các trường phái khác.

Một trong những đặc trưng đó là lập trường phương pháp trong cách phân tích kinh tế học.
Ở trên đã đề cập đến cuốn Methodenstreit mà Menger đã bắt đầu trong năm 1883. Cách
phân tích kinh tế của Trường Phái Áo được thực hiện chủ yếu trên cơ sở lý thuyết, lý luận
diễn dịch; kinh nghiệm (thí nghiệm) luận chiếm rất ít trong lý thuyết Kinh Tế Áo – vì vậy
nên họ luôn đối lập với Trường Phái Lịch Sử Đức. Hiện tượng kinh tế, có nguồn gốc từ
môi trường xã hội, được cho là quá phức tạp và bất định bởi các nhà Kinh Tế Áo để cho
phép thực hiện những cuộc phân tích dựa trên thí nghiệm mà các nhà khoa học vật lý sử
dụng. Dựa theo đó, thuyết Kinh Tế Áo phản đối trên cơ sở phương pháp việc sử dụng toán
học như một dụng cụ để phân tích kinh tế. Sự hiểu biết về khái niệm, chứ không phải các
mối quan hệ định lượng, được xem là cơ sở có ý nghĩa duy nhất cho ngành khoa học kinh
tế. Menger, cha đẻ của Trường Phái Áo, luôn nhấn mạnh phương pháp phân tích tính chất
trong các bài viết của ông, cũng như những người nối nghiệp ông.

Điểm đặc trưng thứ hai về thuyết Trường Phái Áo là phương pháp chủ nghĩa cá nhân. Các
nhà Kinh Tế Áo tin rằng hiện tượng kinh tế không phải là sự biểu hiện của bất cứ lực
lượng xã hội nào hay một tổ chức đại diện nào như “xã hội.” Thay vào đó, các hiện tượng
kinh tế là kết quả của những hành động cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế. Tổng
quá trình hoạt động kinh tế không thể nào có thể hiểu được, trừ việc phân tích những yếu
tố căn bản, đó chính là các hành động của các cá nhân trong nền kinh tế.

Các phân tích của Trường Phái Áo sử dụng hành động con người như dữ liệu tự nhiên và
các thực trạng khó khăn của con người. Các giá trị cá nhân của con người và các hành


động của con người, đứng giữa các phương tiện có giới hạn bao gồm kiến thức từ nhận
thức, được đặt làm trung tâm của khoa học kinh tế. Các yếu tố như sai lầm của con người,
sự không chắc chắn về tương lai, và sự trôi qua của thời gian phải được đề cập đến đầy đủ.

Cách phân tích này cắt bỏ những thứ phức tạp của một nền kinh tế thị trường đã phát triển
và cung cấp một nền tảng hiểu biết về quá trình kinh tế bằng cách phân tích những yếu tố
cần thiết của thị trường. Bất cứ chính sách gì để can thiệp vào nền kinh tế, giá cả thị
trường, lợi nhuận kinh doanh và lỗ, lãi suất, lạm phát và suy trầm kinh tế cũng như suy
thoái đều bị Trường Phái Áo bác bỏ. Những hiện tượng đó không phải không thể giải thích
được cũng như không phải không có nguyên nhân, sẽ được trình bày trong các phần tiếp
theo.

Cuốn sách này, như tựa đề của nó, trình bày một cái nhìn tổng quát về Kinh Tế Trường
Phái Áo. Nó tập trung vào thị trường tự do hoặc nền kinh tế chủ nghĩa tư bản. Các tác
phẩm của các nhà kinh tế Trường Phái Áo không thể nào được bỏ qua để thật sự hiểu về
các chủ đề được đề cập đến. Các tác phẩm gốc phải được đọc lại, nhất là để có được một
sự phê bình rõ ràng về những tác động nghiêm trọng của những hành động can thiệp của
chính phủ trong quá trình của thị trường, một điều rất thịnh hành hiện nay. Các tác phẩm
đáng đọc được cung cấp sau mỗi chương.

Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ được xem là một lời giới thiệu đến Kinh Tế Học Trường
Phái Áo. Một người có thể trở nên áy náy khi sử dụng cụm từ ‘Kinh Tế Học Trường Phái
Áo” vì nó hay làm người ta nghĩ đến một cái gì đó khác, chứ không phải là kinh tế học thật
sự. Sự rối loạn của kinh tế học Keynes, các mô hình kinh tế lượng giả tạo, những kỷ lục
đáng buồn về các dự đoán của các nhà kinh tế chuyên gia, những mô hình sách vở không
thực tế như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, lạm phát liên tục và nạn thất nghiệp, và sự
chính trị hóa của kinh tế học đã tạo nên sự không tin tưởng về kinh tế học nói chung. Tuy
nghiên, sự phân tích của Trường Phái Áo không thể bị bỏ qua nếu một ai đó muốn hiểu
biết nhiều hơn về quá trình thị trường và những tác động của sự can thiệp của chính phủ.
Cuốn sách này sẽ trở nên hữu dụng như một bài bổ sung trong thuyết kinh tế học hoặc một
khóa học trong lịch sử tư tưởng kinh tế ở cấp đại học hoặc sau đại học.

Giới Thiệu Về Kinh Tế Học Của Trường Phái Áo –
Chương 2





1


Phần 1


2
Phần 2


3
Phần 3


4
Phần 4

‹›

Chương 2 – Hợp Tác Xã Hội và Phân Phối Tài Nguyên

S ự Tính Toán B ằng Hi ện V ật
Trong M ột N ền Kinh T ế Nguyên
Th ủy
Việc tiết kiệm là một hành động được áp dụng đối với một người cô lập, sống tự lập như
ông Robinson Crusoe cũng như với bất cứ một ai đang sống trong một xã hội có sự phân

công lao động và trao đổi phức tạp. Công việc của Robinson Crusoe là sử dụng những
phương tiện có sẵn để tạo ra giá trị mà ông ta cảm thấy hài lòng nhất. Một quá trình để
quyết định và lựa chọn là một điều cần thiết đối với phúc lợi của chính ông ta. Cũng tương
tự, trong một xã hội hiện đại, có vô số cá nhân đang sử dụng mọi phương tiện sản xuất có
sẵn để tối ưu hóa phúc lợi của mình. Vấn đề kinh tế này tồn tại cho dù các sự lựa chọn và


quyết định thường nằm trong tay một tập thể cai trị tập trung nào đó, như được đề cập
trong thuyết chủ nghĩa xã hội, hoặc cho dù những sự lựa chọn đó được thực hiện bởi các cá
nhân (với một mức độ tự do ít hoặc hơn thể chế tập trung) trong một nền kinh tế thị trường.

Ông Robinson Crusoe chỉ có thể quản lý một số lượng tài nguyên cố định một cách hiệu
quả và phải đưa ra những kế hoạch tương đối về việc sử dụng lượng tài nguyên đó. Bởi vì
anh ta chỉ có vài sự lựa chọn, anh ta có thể thực hiện những quyết định một cách hiệu quả
mà không cần phải tính toán đến những kết quả khác có thể xảy ra nếu anh ta thực hiện
khác. Khả năng của anh ta để đánh giá và dự đoán kết quả sẽ dựa trên sự quan sát và nắm
bắt cơ hội của những phương thức sản xuất khác đang hiện diện trước mặt anh ta. Sự tính
toán về số lượng đầu ra sẽ đủ bởi vì lượng tài nguyên của anh ta không bị quá đa dạng hóa,
và mỗi loại tài nguyên, trong trường hợp này, sẽ thiếu một mức độ linh hoạt sản xuất nào
đó.

Anh ta sẽ truy cập đến vài yếu tố sản xuất gốc như – đất, tài nguyên thiên nhiên và lao
động. Tuy nhiên, bởi vì khả năng để sản xuất hàng hóa của anh ta có giới hạn trong tình
huống cô lập, những yếu tố gốc đó không thể nào được chuyển đổi thành những hàng hóa
trung gian như máy móc và dụng cụ. Anh ta bắt buộc phải sử dụng những dụng cụ thô sơ
nhất bởi vì anh ta không thể kiếm được hoặc cần những dụng cụ phức tạp hơn như trong
nền kinh tế hiện đại.

Kết quả là những quyết định của anh ta về việc anh ta nên sử dụng lượng tài nguyên có sẵn
như thế nào để có được những hàng hóa tiêu thụ sẽ không trở nên quá phức tạp như việc

bắt buộc phải thực hiện một sự tính toán lời lỗ. Cho dù anh ta có sẵn những phương tiện
dùng để tính toán như tiền tệ đi nữa, việc sử dụng nguồn tài nguyên nào để sản xuất sẽ trở
nên dễ hoặc khó xác định hơn. Yếu tố linh hoạt nhất của anh ta sẽ là sức lao động và sự
khéo léo của chính mình, nhữug thứ mà anh ta sẽ sử dụng cùng với tài nguyên thiên nhiên
để sản xuất những sản phẩm mà anh ta ưu ái và những việc sản xuất có tính chất khả thi.

Thời gian và công sức của anh ta sẽ được sử dụng để làm những dụng cụ căn bản, săn thú
để kiếm ăn, xây dựng một chỗ ở, và sản xuất quần áo cũng như để nghỉ ngơi. Với tình hình
hiện tại và nhu cầu của anh ta, anh ta sẽ không cần phải biên soạn và tính toán dữ liệu về
quá khứ hoặc những thành công kỳ vọng trong việc sử dụng thời gian, công sức và những
yếu tố khác trong sản xuất. Sự giới hạn của thời gian và công sức của anh ta sẽ được ngăn
chặn việc anh ta bốc lột hoàn toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên của hòn đảo anh ta đang


sinh sống. Những quyết định của anh ta được dựa trên một sự tính toán chủ quan của mức
lợi nhuận cho từng hành động. Những lựa chọn khác sẽ bị giới hạn đến độ anh ta sẽ không
có khả năng để quan sát hoặc dự đoán những kết quả của những hành động của mình trong
thực tế theo sự đánh giá của chính mình. Và vì anh ta sẽ tự sản xuất để làm hài lòng chính
mình, anh ta sẽ không gặp vấn đề gì trong việc lựa chọn hàng hóa nào nên được sản xuất.
Thước đo giá trị của anh ta sẽ là phương tiện quyết định duy nhất trong sự tính toán của
mình.

Một hộ gia đình tự túc cũng có thể quản lý tài nguyên kinh tế riêng của họ mà không cần
phải tính toán bất cứ gì, nhất là nếu nó có một truyền thống sử dụng tài nguyên đã được
phát triển qua thời gian. Bất cứ sự tính toán về đầu ra nào cần thiết trong giai đoạn nguyên
thủy này cũng có thể được miêu tả qua các số lượng đầu ra khác nhau, đôi lúc được đề cập
đến như những sự tính toán bằng hiện vật. Vì thiếu đi sự hiện diện của các mối quan hệ
trong trao đổi, sẽ không có phương tiện trao đổi nào và vì vậy không có tiêu chuẩn chung
nào để tính toán (như loại tiền, hàng hóa).
Sự Tính Toán Bằng Hiện Vật Trong Một Nền Kinh Tế Nâng Cao (Phát Triển)


Qua hàng thế kỷ một sự thay thế khác với nền kinh tế tự túc đã phát triển để giải quyết vấn
đề khan hiếm tài nguyên. Phương án thay thế này là sự hợp tác xã hội, nền tảng của cái mà
chúng ta ngày nay gọi là xã hội. Hầu hết tất cả con người đã chọn mô hình xã hội thay vì
mô hình tự túc. Sự gia tăng đáng kể trong năng suất lao động đến từ việc chuyên môn hóa
và phân công lao động đã dần dần làm suy yếu quá trình phân công lao động tự túc (mỗi
người tự làm để tự lo cho bản thân như thời nguyên thủy). Mặc dù lợi thế so sánh của các
sản phẩm và dịch vụ đến từ quá trình hợp tác xã hội, vấn đề kinh tế vẫn tồn tại: Nhu cầu
tiếp tục vượt quá mức sản xuất của các phương tiện sử dụng tài nguyên. Sự tồn tại của vấn
đề khan hiếm này có nghĩa là dù trong một xã hội hiện đại, phát triển và năng suất cao, các
quyết định phải được thực hiện liên quan đến những cách các tài nguyên khan hiếm được
điều hành để thỏa mãn nhu cầu vô tận của các thành viên trong xã hội như thế nào.

Những quyết định này không đơn giản để thực hiện trong một xã hội tiên tến như trong
một nền kinh tế tự túc của thời nguyên thủy. Những tài nguyên không thể phân tích dễ
dàng để sử dụng được. Sự gia tăng vĩ đại của năng suất đến từ việc chuyên môn hóa và
phân công lao động đã làm tăng mức linh hoạt của việc sử dụng tài nguyên một cách đáng
kể. Những thành quả của sự hợp tác xã hội cho phép một phần lớn của tài nguyên gốc như
đất và lao động vào việc sản xuất những thứ có thể gọi là hàng hóa sản xuất, hoặc hàng hóa
trung gian, những thứ đã dẫn đến hàng hóa tiêu dùng khi được kết hợp với đất và lao động.


Đây là một sự khác biệt rất quan trọng giữa kinh tế tự túc và hợp tác xã hội: sự phức tạp và
lộn xộn của việc sử dụng tài nguyên trong nền kinh tế hiện đại yêu cầu nhiều điều hơn là
các quyết định khó khăn so với những quyết định mà Robinson Cruson (con người thời
nguyên thủy) phải làm.

Sự gia tăng trong mức độ phức tạp của các quyết định kinh tế đến một phần từ sự đa dạng
của lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà một nền kinh tế phát triển cao cấp có thể tạo
ra được. Các sự lựa chọn phải được thực hiện rằng hàng hóa nào nên được sản xuất và với

số lượng bao nhiêu, số lượng của các mặt hàng thay thế càng nhiều, mức phức tạp để quyết
định càng cao. Tuy nhiên, những quyết định liên quan đến kết quả không chỉ là những
quyết định quan trọng duy nhất để làm. Cũng như ông Robinson Crusoe, con người trong
xã hội phải đưa ra những sự lựa chọn liên kết tài nguyên với kết quả. Các tài nguyên nên
được sử dụng như thế nào? Những thứ làm cho câu hỏi này khó trả lời là tài nguyên kinh tế
trong một nền kinh tế phát triển rất linh hoạt và đa dạng. Sự linh hoạt của họ có thể bắt
nguồn từ sự đa dạng trong mục đích sử dụng với sự phát triển của công nghệ và kỹ năng
sản xuất, các kết quả bao gồm tác động tích cực đến từ sự phân công lao động và chuyên
môn hóa. Và những sự thích nghi này đã kéo theo sự chuyển đổi của các yếu tố sản xuất
gốc thành một sự đa dạng trong các tài nguyên sản xuất, và từ đó tạo nên vô số loại nguyên
liệu riêng cho mỗi ngành và hàng hóa.

Một điều rõ ràng là với vô số bước để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, những sự lựa chọn
hiệu quả nhất hoặc hợp lý nhất không thể được quyết định bằng cách xem xét những bài
toán. Chính sự dư thừa của tài nguyên đã khiến việc phân phối và điều hành thành một việc
bất khả thi mà không cần phải so sánh kết quả. Để ví dụ, sắt có thể được sử dụng trong
việc sản xuất đầu máy xe lửa, máy kéo nông nghiệp, máy móc may, khung xây dựng, dụng
dụ khoan dầu và hàng ngàn thứ khác. Và vấn đề được nhân lên khi một ai đó nhớ rằng họ
có thể sử dụng tài nguyên để làm những công cụ khác thay thế. Vì vậy, đồng, thiếc và
nhôm có thể được dùng ở những nơi sắt và thép đã từng được sử dụng. Vấn đề được nới
rộng ra khi tất cả các lựa chọn thay thế đều được trình bày để quyết định. Các quyết định
liên quan đến việc sử dụng tài nguyên sẽ trở thành một sự nhầm lẫn nếu các sự tính toán
bằng hiện vật là công cụ để tính toán duy nhất. Sự phân phối của các tài nguyên khan hiếm
sẽ trở nên rối loạn và trở nên không chính xác.

Một khi kiềm xích của sự tự túc được tháo bỏ và sự sản xuất để trao đổi được tái lập, thì sẽ
hiện lên một xã hội dựa trên kinh tế thị trường, lúc đó một nhu cầu tất yếu là sự tính toán
chính xác hơn cách tính toán của nền kinh tế tự túc của quá khứ và điều đó lập nên một thứ



để cho phép sự trao đổi trên quy mô rộng rãi: tiền, phương tiện trao đổi của nền kinh tế. Sự
tính toán tiền tệ cung cấp một phương tiện không thể thiếu mà một nền kinh tế hiện đại có
thể chuyển đổi những tài nguyên thô và đầu ra khác nhau thành một con số chung. Chính
mẫu số tiền tệ này đã cung cấp nền tảng cho một sự tính toán về đầu vào-đầu ra, một sự
tính toán vốn-thu nhập mà vô cùng quan trọng để phân phối các tài nguyên khan hiếm. Sự
tính toán này là cần thiết bởi vì sợ khan hiếm của phương tiện yêu cầu một sự so sánh cẩn
thận giữa chi phí và lợi ích, giữa nguồn vào và nguồn ra trong quá tình sản xuất.

Trong một nền kinh tế hiện đại, sự tính toán bằng hiện vật không phải là cơ sở tốt để phân
phối tài nguyên. Một cái nhìn ngắn ngọn về những nhà vận động cho chủ nghĩa xã hội đã
nhận ra rằng sự thiếu thốn trong phương pháp tính toán đã cho thấy những người phản đối
kinh tế thị trường mãnh liệt nhất cũng phải công nhận rằng phải có một mẫu số (hoặc
phương tiện giao dịch) chung để phân phối tài nguyên một cách hiệu quả.

Vào năm 1920 Ludwig von Mises đã thách thức lý thuyết chủ nghĩa xã hội khi ông ta nhận
ra rằng chủ nghĩa xã hội thật sự không thể hoạt động được trong nền kinh tế phát triển bởi
vì nó thiếu sự tính toán bằng bất cứ phương tiện gì. Ông ta cáo buộc các nhà lý thuyết chủ
nghĩa xã hội rằng đã bác bỏ nhiệm vụ quan trọng của việc phân phối tài nguyên trong nền
kinh tế hiện đại. Họ đã quên đi vấn đề này trong niềm tin của họ rằng chủ nghĩa xã hội là
điều không thể tránh khỏi và sẽ hoạt động một cách tự nhiên. Không có một nhà phát ngôn
viên nhà của thuyết chủ nghĩa xã hội có thể giải thích được rằng các quyết định hợp lý
được thực hiện bằng cách nào trong việc sử dụng tài nguyên khan hiếm. Bây giờ họ bắt
buộc phải đối mặt với một vấn đề, niềm tin vào các bộ luật vô cảm của lịch sử không có
chỗ đứng trong cuộc tranh luận khoa học. Các nhà xã hội chủ nghĩa đã bị thách thức để
giải đáp vấn đề liên quan đến lý thuyết tính toán trong nền kinh tế.
Những nhà xã hội chủ nghĩa hàng đầu sau đó cũng đồng ý rằng lý thuyết của họ cần phải
được tái xây dựng trên nền tảng này (tính toán). Họ bắt đầu giải thích họ tin vào quá trình
phân phối có thể được điều hành bằng những nhà điều hành tập trung (chính phủ) khi vắng
đi sự hiện diện của sự cạnh tranh của giá cả thị trường. Lời giải thích này đã nhìn nhận
rằng một nền kinh tế điều hành tập trung cũng cần phải có một phương pháp tính toán phổ

biến để điều hành các hoạt động kinh tế.

Họ đồng ý rằng Mises đã đúng trong việc chỉ ra rằng họ đã thất bại trong việc đối mặt với
vấn đề này trong các tác phẩm của họ. Họ đã được thuyết phục rằng sự tính toán bằng hiện
vật là không đủ trong việc quản lý một nền kinh tế hiện đại. Những phản hồi của họ chủ
yếu cho rằng một cơ quan điều hành tập trung có thể thành lập giá cả qua phương pháp thử


nghiệm và được dẫn dắt bởi sự thặng dư cũng như thiếu thốn của hàng hóa. Và những giá
cả đó, được coi như một dụng cụ trao đổi trong nền kinh tế, sẽ được phục vụ như một dấu
hiệu trong việc phân phối tài nguyên. Sự thiếu thốn ra tín hiệu cho việc tăng giá có các mặt
hàng đó, còn sự thặng dư ra tín hiệu cho dự giảm giá. Những sự thay đổi trong giá cả này
sẽ dẫn đến sự điểu chỉnh hợp lý trong sản xuất – sự tăng giá sẽ khiến nguồn cung tăng
trong khi sự giảm giá sẽ dẫn đến nguồn cung giảm – dựa và đó, mức giá cả cân bằng sẽ
được thành lập, và loại bỏ những sự thiếu thốn và thặng dư trong cả hàng hóa trung gian và
hoàn tất. Tài nguyên sẽ được sử dụng một cách hợp lý qua sự dẫn dắt của tiền tệ cấp bởi
một trung tâm giá cả và cơ quan kế hoạch. Lập trường của các nhà xã hội chủ nghĩa bây
giờ là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ không thất bại trong việc tính toán bằng hiện
vật, và nhờ ơn của Mises, họ đã được thúc đẩy để chứng minh điều này.

Vấn Đề Với Việc Phối Hợp Và Kiến Thức
Sự khác biệt giữa sản xuất tự túc và sản xuất trên nền tảng hợp tác xã hội là chỉ dưới sự sản
xuất hợp tác xã hội, con người mới có thể nhận ra những lợi ích của việc chuyên môn hóa
và phân công lao động. Thêm nữa, trong khi một nhà sản xuất độc lập sản xuất hàng hóa
để thoải mãn riêng bản thân ông ta, sự tiến triển của hợp tác xã hội sẽ dẫn đến việc các nhà
sản xuất đó sẽ làm ra những sản phẩm để thoải mãn người khác. Gần như tất cả người nào
trong nền kinh tế hiện đại cũng cống hiến tài năng và công sức của mình vào một hoạt
động chuyên môn và tập trung để cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ để được sử dụng bởi
một người khác. Chúng ta sẽ rơi vào một hoàn cảnh bi ai nếu mỗi người trong chúng ta chỉ
sản xuất cho riêng bản thân mình.


Sự phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa và phân công lao động đã làm phức tạp hóa vấn đề
phân phối tài nguyên bởi vì nó có nghĩa là cần phải có một phương tiện nào đó để thống
nhất và phối hợp những kế hoạch riêng biệt cũng như nhiều công sức và con người khác
nhau. Dưới vấn đề của sự phân công lao động, là cái vấn đề mà Hayek gọi là ”phân công
kiến thức,” điều đó chính là ”vấn đề chính của kinh tế học như một môn khoa học xã hội.”
Hayek đã đưa ra những câu hỏi chính như sau:

‘Làm sao sự kết hợp của các mảnh kiến thức nhỏ tồn tại trong nhiều tâm trí khác nhau có
thể đem lại các kết quả, nếu họ được đem đến theo sự chỉ đạo, sẽ đòi hỏi một lượng kiến
thức trong việc điều hành các tâm trí, một thứ mà không một ai có thể sở hữu? Để có thể
thấy ý nghĩa của các hành động tự giác (tự phát, độc lập) của các cá nhân tự nguyện, dưới
những điều kiện chúng ta có thể định nghĩa, để đem đến sự phân phối của tài nguyên một
cách mà chúng ta có thể hiểu như họ đang thực hiện theo một bản kế hoạch, mặc dù không


có ai đã lên kế hoạch, theo tôi trông giống như một câu trả lời đến vấn đề mà nhiều lúc đã
được diễn tả như một vấn đề của ”tâm trí xã hội.”

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề kiến thức không nên được coi thường. Rõ ràng rằng một
hệ thống của sự phân công lao động ẩn chứa tiềm năng cho hỗn loạn và nhầm lẫn. Nếu nó
được hoạt động, phải có vài phương tiện để đồng bộ hóa các quyết định và hành động cá
nhân trong nền kinh tế. Để ví dụ, nếu đại đa số muốn nhiều gỗ hơn để sử dụng cho việc sản
xuất nhà hơn việc sản xuất giấy, thì những tín hiệu phải được truyền đạt một cách hiệu quả
để lôi kéo sự thay đổi trong việc phân phối gỗ. Nếu không thì một tài nguyên khan hiếm sẽ
không được sử dụng một cách hợp lý nhất, nó sẽ được sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu
thấp hơn các nhu cầu các của con người.
Mặc dù vậy mô hình thông thường của cái gọi là Cạnh Tranh Hoàn Hảo, với những giả
định của Kiến Thức Hoàn Hảo, đã hoàn toàn tránh né việc đồng bộ hóa các quyết định. Mô
hình đó nghĩ rằng kiến thức liên quan đến công nghệ, thị hiếu, vân vân, đã có sẵn và tất cả

các kế hoạch cá nhân đều thích hợp với nhau. Kiến thức được mô tả như dữ liệu tương tự
như những thực tế được sử dụng trong khoa học vật lý. Nhưng quan niệm về kiến thức này
đã hiểu sai về tính tự nhiên của kiến thức trong các môn khoa học xã hội. Lượng kiến thức
đằng sau các quyết định và hành động của con người thường rất không hoàn hảo bởi một
phần lớn của kiến thức trong tâm trí của mỗi người thường bao gồm các điều mê tín về các
quyết định tương lai và các hành động của những cá nhân khác. Những giả định này là
những quan niệm chủ quan mà thường thiếu đi sự chắc chắn thường có bởi các chứng cứ
được sử dụng trong các môn khoa học vật lý.

Vì các hành động và quyết định của một người có khả năng biến đổi khi anh ta có thêm
kinh nghiệm về thực tế bên ngoài, các quyết định và hành động của người khác, quan niệm
rằng tất cả các kế hoạch và hành động sẽ ăn khớp với nhau và kết quả sẽ là một mức cân
đối cố định và dài hạn là một điều không thực tế. Bằng cách nhận định rằng kiến thức hoàn
hảo, mô hình đó đã thất bại trong việc tập trung vào vấn đề của ”phân công kiến thức.” Mô
hình đó là một cấu trúc hữu ích trong việc hỗ trợ các nhà lý thuyết hiểu về kết quả của quá
trình kinh tế, một nơi mà những sự thay đổi không thể lường trước sẽ từ từ biến mất.
Nhưng bài học đó phải được sử dụng cẩn thận nếu các yếu tố lưỡng lự không bị bác bỏ
trong việc nghiên cứu về thế giới thực.

Vì vậy nhiệm vụ phân phối tài nguyên hợp lý không chỉ là một vấn đề về sử dụng ”những
kiến thức hoàn hảo có sẵn” trong quá trình đưa ra các quyết định và hành động kinh tế.
Lượng kiến thức có sẵn là những mảnh nhỏ, bị phân chia rải rác chứ không phải nằm trong


một nơi hay người nào cố định. Mỗi cá nhân có thông tin đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh
của thời điểm và địa lý, và những người khác có lợi từ các hành động của từng cá nhân bởi
vì anh ta luôn bị giới hạn trong sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, vì lượng thông tin của
anh ta chỉ liên quan đến hoàn cảnh riêng của mình, anh ta có thể sử dụng kiến thức của
mình một cách không ăn khớp với các kế hoạch của người khác. Sự hợp tác xã hội yêu cầu
vài phương pháp có thể khiến lượng kiến thức của mỗi người trở nên liên quan và được

phổ biến rộng rãi. Và phương pháp này phải cung cấp sự lan rộng liên tục của kiến thức
trong sự thay đổi không ngừng nghỉ. Như Hayek đã nói, ”…các vấn đề kinh tế luôn xuất
phát từ và chỉ trong các hậu quả của sự thay đổi. Nếu mọi thứ tiếp tục thay đổi như trước
đây, hoặc ít nhất là như họ được kỳ vọng, thì sẽ không có các vấn đề mới để đưa ra các
quyết định, cũng như không cần những kế hoạch mới để giải quyết.”

Vấn đề với phối hợp được gắn bó chặt chẽ với thực tế rằng tất cả dữ liệu liên quan đến các
hành động kinh tế thường không bao giờ có sẵn, như thuyết giá cả thông thường, dựa trên
các điều kiện cân đối thị trường đã nhận định. Các lực của thị trường, cực điểm của các
quyết định bởi những người tham gia trong thị trường – người tiêu dùng, các nhà sản xuất,
các doanh nhân và các chủ sở hữu tài nguyên – đều có tác động đến thị trường. Điều nên
được xem xét không phải là tình hình cố định của mức cân bằng mà tính linh động của thị
trường, một thứ luôn phấn đấu không ngừng để đạt đến mức cân bằng. Các quyết định
được thực hiện mà không có kiến thức hoàn hảo, nghĩa là những dữ liệu được sử dụng,
thường không được cung cấp cho tất cả để sử dụng, mà thường khó nắm bắt và nhỏ và chỉ
có được bằng cách khám phá và nhận xét. Vì vậy quá trình thị trường theo đúng nghĩa là
một quá trình thí nghiệm và nhận sai khi các nhận định mới của các thành viên tham gia
dẫn đến những thay đổi trong kế hoạch và hành động.

Các lực lượng thúc đẩy trong thị trường là những nhà sản xuất-doanh nhân, những người
nhìn thấy những cơ hội để kiếm lời đến từ những sự tiến bộ tiềm năng trong các hoạt động
thị trường. Quá trình của thị trường là liên tục bởi vì sự tìm kiếm không ngừng nghỉ của lợi
nhuận và những sự thay đổi trong thị trường được ảnh hưởng bởi các nhà doanh nhân-sản
xuất. Trong khi các thành viên tham gia trong thị trường khác thường thụ động, không để ý
hoặc không quan tâm đến những cơ hội kiếm lời, các nhà doanh nhân-sản xuất luôn tìm
kiếm và tận dụng những tiềm năng lợi nhuận đó. Những dữ liệu họ khám phá được và hành
động theo có thể sai, và những quan niệm đến từ những sai lầm đó, được ghi khắc trong lời
lỗ, sẽ khuyến khích những sự thay đổi hơn nữa trong thị trường. Một khi các điều kiện của
Kiến Thức Không Hoàn Hảo được giới thiệu, thuyết giá cả và hình ảnh thị trường sẽ được
thay đổi rất lớn từ những cuộc tranh luận trước đây. Vai trò của lợi nhuận và lỗ trong kinh

doanh sẽ được đề cập đến sâu hơn trong các bài tiếp theo


Giới Thiệu Kinh Tế Học Của Trường Phái Áo –
Chương 3


1



1


2
2


3
3

Chương Ba – Tính Toán Kinh Tế

Vai trò của hệ thống giá cả
Bản chất thật sự của sự hợp tác xã hội là sự chuyên môn hóa, phân công lao động và kiến
thức. Thực tế này có hai hàm ý quan trọng cho kinh tế học. Đầu tiên là sự hợp tác xã hội
dẫn đến sự sản xuất của quá nhiều loại hàng hóa trung gian và tiêu dùng đến mức những
tính toán bằng hiện vật sẽ không đủ để phân phối tài nguyên khan hiếm một cách hiệu quả.
Một phương tiện chung là một điều không thể thiếu. Điều thứ hai là sự phát sinh của những
quyết định bất tập trung và hợp tác xã hội yêu cầu một phương tiện để phối hợp các kế

hoạch cá nhân, những thứ dựa trên những kiến thức và thông tin không hoàn hảo. Hai yêu
cầu này được đáp ứng cùng lúc với nhau qua hệ thống giá cả của nền kinh tế thị trường. Sự
phân tích chi tiết về cách hoạt động của hệ thống giá cả sẽ được đề cập đến sau. Hiện tại
thì bài này sẽ đề cập đến hệ thống giá cả một cách tổng quát để chứng minh chức năng của
nó, đó là một phương tiện tính toán kinh tế và là một phương tiện để phối hợp thông tin.
Thậm chí, như sẽ được đề cập đến sau, hai chức năng này thực tế là một. Nghĩa là, họ liên
quan đến vấn đề phân phối tài nguyên dưới sự thỏa thuận của hợp tác xã hội và một hệ
thống giá cả thị trường.


Tính toán kinh tế so với tính toán công nghệ
Sự tính toán kinh tế không phải là một vấn đề công nghệ. Công nghệ có thể thành lập một
mối quan hệ số lượng giữa một chuỗi thứ có thể được sử dụng để tạo ra một kết quả nhất
định nào đó. Bản chất của sự tính toán công nghệ là 6a + 4b + 3c + …xn sẽ tạo nên một kết
quả là 8p (ví dụ). Nhưng công nghệ không thể nói rằng kết quả 8p đó là việc sử dụng tối
ưu nhất trong các lượng tài nguyên như bài toán a,b,c, so với những tiềm năng thay thế
được sử dụng để sản xuất những thứ khác. Cũng tương tự, công nghệ không thể nói rằng
một công thức sản xuất riêng nào là sự lựa chọn tốt nhất khi một sản phẩm cũng có thể
được sản xuất bằng các công thức và tài nguyên khác. Ludwig von Mises đã giải thích vấn
đề như sau:
”Ngành kỹ thuật có thể cho rằng một cây cầu phải được xây dựng như thế nào để bắt qua
sông và đủ mạnh để chịu đựng lượng người qua lại. Nhưng nó không thể trả lời câu hỏi
rằng việc xây dựng cái cầu có thể sẽ lấy đi những vật liệu sản xuất và lao động từ một việc
có thể có nhu cầu cao hơn hay không. Nó không thể nói rằng cái cầu có nên được xây hay
không, chi phí cho cây cầu nên là bao nhiêu, và phương pháp xây dựng và huy động vốn
của nó nên là gì.”
Max Weber cũng đã nói điều tương tự trong câu sau đây:
”Câu hỏi nên chọn cái gì, nói để so sánh, là chi phí để sử dụng những phương tiện để thực
hiện một cái gì đó dựa trên sự phân tích về mức hữu dụng của nó so với cái khác.”
Sự tính toán kỹ thuật chỉ có thể là những sự tính toán bằng hiện vật. Nó không đủ để áp

dụng với các quyết định và hành động của con người bởi vì nó không có bất cứ sự ưu đãi
về chất lượng. Các nhà thuyết gia hàn lâm có thể đúng khi cho rằng một đường hầm tốt có
thể được xây dựng bằng bạch kim. Nhưng các sự tính toán tài chính khiến nó trở thành một
vấn đề kinh tế, một nhà kỹ sư thực tế sẽ bị chán nản từ việc thực hiện một đường hầm như
vậy vì bạch kim có những chức năng để sử dụng hữu ích hơn việc xâydựng một đường
hầm. Công nghệ thì trung lập đối với sự đánh giá của con người; nó không có gì để nói về
việc sử dụng một cách chủ quan cũng như giá trị của những mục đích mang tính chất chủ
quan. Như Mises đã nói, “Nó (tính toán công nghệ) bác bỏ vấn đề kinh tế này: để sử dụng
những phương tiện có sẵn trong một cách mà không một nhu cầu nào khác có thể coi là
quan trọng hơn nhu cầu (việc) hiện tại.”
Tính chủ quan của giá trị
Việc phân phối tài nguyên là để thỏa mãn những nhu cầu khẩn trương của con người, và vì
vậy các tài nguyên phải được dành cho những việc quan trọng nhất. Tuy nhiên câu hỏi phải
được đặt ra là các nhu cầu hay việc sử dụng quan trọng này nên được quyết định bằng cách
nào. Cần phải có một phương tiện để đo lượng giá trị của những hàng hóa để có thể đưa ra
những quyết định tối ưu, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Gần như không có một đơn vị
đo lường nào của giá trị, và điều này có nghĩa là việc đo lường giá trị của một thứ nào đó là


một điều bất khả thi. Giá trị là một hiện tượng chủ quan không có một định lượng hay định
nghĩa chính xác. Giá trị của một món hàng nằm trong tâm trí của một người đang định giá
nó, và cái quá trình đánh giá này không phải là một vấn đề đo lường. Bởi vì đánh giá luôn
luôn là một vấn đề của sự ưu đãi cá nhân, những con số thứ tự là một cách định giá bằng số
duy nhất phù hợp với vấn đề định giá. Đây là thuyết chủ quan của giá trị, một thứ không có
trong môn khoa học kinh tế cho đến khi Menger, Jevons và Walras đã giới thiệu nó trong
bài phân tích của họ vào năm 1871. Cho đến thời điểm đó, các nhà kinh tế học đã tìm kiếm
một nguồn giá trị cho tất cả hàng hóa như giá trị là một thứ gì đó nằm trong chính hàng
hóa.
Vấn đề đo lường giá trị được biểu thị bằng thực tế là không chỉ những con người khác biệt
thường định giá một thứ một cách khác nhau, mà một người cũng có thể định giá một thứ

gì đó khác biệt ở các thời điểm khác nhau. Và dưới sự hoạt động của quy luật Tiện Ích Cận
Biên Giảm Dần, một người sẽ luôn luôn định giá một đơn vị bổ sung của một hàng hóa
thấp hơn giá trị của đơn vị trước đây. Nếu giá trị được số lượng hóa và có thể được đo
lường, thì sẽ không cần sự tồn tại của một đơn vị đo lường chuẩn không thay đổi. Rất rõ
ràng rằng không có một đơn vị đo lường nào bất biến để định giá một sản phẩm khi nhiều
người khác nhau cùng thời điểm và một người ở các thời điểm khác thường có sự thay đổi
trong sự định giá của một món hàng.
Định giá phải được đến từ một hành động lựa chọn hoặc ưa thích. Một người có thể nói
rằng anh ta định giá A hơn B hoặc C, nhưng anh ta không thể nói theo số lượng anh ta
thích A thay vì B hoặc C là bao nhiêu. Anh ta có thể thể hiện theo chất lượng rằng sự ưa
thích của A thay vì B là nhiều hơn sự ưa thích của A thay cho C. Trong trường hợp đó, anh
ta sẽ xếp hạng sự lựa chọn của anh ta từ đầu đến cuối của A, B và C. Nhưng sự xếp hạng
này rất theo thứ tự, chứ không phải là theo mức quan trọng. Sự phân phối của tài nguyên
khan hiếm không thể được dựa trên bất cứ phương pháp định giá nào, sự sử dụng của bất
cứ tài nguyên nào có thể được quyết định bằng cách xếp hạng từng sự lựa chọn trên các sự
lựa chọn khác. Các tài nguyên, bởi vì họ là những phương tiện để tạo ra hàng hóa, có giá
trị xếp hạng của họ từ mức độ quan trọng của các sản phẩm họ có thể tạo ra. Một cái nhìn
chi tiết hơn về thuyết chủ quan của giá trị sẽ được đề cập đến trong Chương Ba.

Sự tính toán kinh tế thông qua giá tiền tệ
Thông qua quá trình định giá của thị trường, những mức độ quan trọng của những tài
nguyên và hàng hóa tiêu dùng khác nhau được biến thành những thuật ngữ phổ biến bằng
hình thức giá cả tiền tệ. Tiền cho phép con người thực hiện những tính toán kinh tế bởi vì
nó là phương tiện trao đổi phổ biến. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua và bán trên thị
trường được trao đổi để lấy một số tiền. Những giá cả tiền tệ này không phải là sự đo


lường của giá trị. Giá cả tiền tệ là những tỷ lệ trao đổi biểu hiện mức xếp hạng của sự định
giá của các hàng hóa lúc con người tham gia trao đổi trên thị trường. Giá cả tiền tệ sẽ luôn
thay đổi bởi vì tính thay đổi của sự định giá của con người và bởi vì những sự thay đổi

trong nguồn cung và cầu của các hàng hóa và dịch vụ. Xu hướng nhận thức sự thay đổi của
con người về những thứ họ cho rằng cần sự tiến bộ trong việc làm hài lòng họ ngăn chặn
sự ổn định hóa của giá cả trong nền kinh tế thị trường.
Sự tính toán kinh tế hay tài chính thực chất là một việc cung cấp sự so sánh giữa đầu vào
và đầu ra, giữa sự cân nhắc và kết quả, và giữa việc sử dụng tài nguyên trong quá khứ và
hiện tại. Sự tính toán bằng hiện vật, cũng như sự tính toán bằng công nghệ, sẽ không đủ để
đáp ứng công việc phân phối kinh tế. Giá cả tiền tệ, liên quan đến những số lượng và hàng
hóa nhất định, cho phép sự định giá của chi phí tiền tệ và doanh thu, nó làm rõ mức độ
mong muốn cho việc sử dụng tài nguyên vào những việc cụ thể.
Sự tính toán kinh tế bao gồm cả sự tính toán tiền tệ quá khứ và tiềm năng. Sự tính toán tiền
tệ quá khứ là sự xác định của mức lời hoặc lỗ trong quá khứ, như thu nhập, đến từ những
hành động đã làm và đóng hai mục đích: 1) vì quá khứ được cho rằng là dấu hiệu dự đoán
tương lai, nên nó có giá trị giảng dạy, và 2) sự xác định của thu nhập tiền tệ cho thấy mức
độ sản xuất có thể được duy trì sau khi thu nhập hiện tại đã được sử dụng. Chức năng thứ
hai đến từ khái niệm của Vốn và Thu Nhập, dụng cụ tất yếu của sự tính toán kinh tế, một
thứ sẽ được đề cập đến sau. Sự tính toán tiềm năng, có thể được ảnh hưởng bởi sự tính toán
quá khứ của vốn và thu nhập, là một vấn đề về dự đoán mức lời hoặc lỗ được kỳ vọng từ
những hành động nhất định nào đó. Chú ý rằng tất cả các sự tính toán kinh tế đều liên quan
đến tương lai, tất cả các hành động đều tập trung vào tương lai, cho dù được tính bằng giờ,
ngày, năm hoặc lâu hơn. Mỗi bước đi trên con đường sử dụng tài nguyên có một định
hướng quá khứ.



×