Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

Rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20102020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.41 MB, 223 trang )

Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

MỞ ĐẦU

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. Toàn
tỉnh bao gồm 9 đơn vị hành chính là: Huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, Võ Nhai,
Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.
Tổng dân số năm 2009 là: 1.127.430 người. Tổng diện tích tự nhiên 352.621,50
ha. Trong đó:
- Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp là: 99.410,69 ha (chiếm 28,2% diện tích đất
tự nhiên).
+ Diện tích đất canh tác:

59.738,54 ha.

+ Diện tích đất trồng lúa:

43.191,43 ha.

- Đất Lâm nghiệp: 171.688,31 ha (chiếm 48,69% diện tích đất tự nhiên).
Tỉnh Thái Nguyên có nền nông nghiệp khá phát triển, ngoài trồng cây lúa nước ở
các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, ngoài ra còn trồng cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao như cây chè ở Đại Từ và Thành phố Thái Nguyên...
Ngoài nguồn thu về nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nền công nghiệp
đang trên đà phát triển tập trung ở một số khu vực có điều kiện thuận lợi như Thành
phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công.
Tới nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được khá nhiều các công
trình thuỷ lợi phục vụ cấp, thoát nước cho Nông nghiệp, Công nghiệp, Dân sinh và


chống lũ như: Hồ Núi Cốc, đập Thác Huống, hồ Bảo Linh, hồ Gò Miếu, hệ thống đê
sông Cầu... Với tổng số công trình thuỷ lợi hiện có trong tỉnh có 1.214 công trình lớn
nhỏ, có 47,4 km đê gồm 7 kè lát mái và 5 kè mỏ hàn.
Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên tổng diện tích tưới lúa vụ đông xuân đạt 26.305
ha, lúa vụ mùa 33.526 ha, tưới ẩm cho màu và cây lâu lăm 12.891 ha. So với tổng diện
tích đất canh tác toàn tỉnh diện tích lúa đông xuân mới đáp ứng được 90,77%, lúa vụ
mùa 80,71% diện tích yêu cầu tưới.
Về tiêu úng, đã xây dựng lại trạm bơm Cống Táo (Thuận Thành - Phổ Yên), có
nhiệm vụ tiêu úng cho 1.555 ha của vùng Nam Phổ Yên, ngoài ra ở các tuyến đê ngăn
lũ đã xây dựng được 23 cống tiêu dưới đê, có nhiệm vụ tiêu thoát nước toàn bộ diện
tích do các tuyến đê bảo vệ.
Mặc dù số lượng công trình thuỷ lợi được xây dựng để phục vụ sản xuất và đời
sống xã hội khá nhiều. Song trong tỉnh vẫn còn những tồn tại lớn về mặt cấp nước, tiêu
úng, chống lũ và bảo vệ môi trường chất lượng nước, đặc biệt là Thành phố Thái
Nguyên và các vùng trọng yếu trong tỉnh.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các tỉnh miền núi Bắc
Bộ nói chung và Thái Nguyên nói riêng, trong những năm gần đây đã đạt được những
bước tiến bộ mạnh mẽ. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật
nuôi đã chuyển đổi một bộ phận đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản,
trồng cây ăn quả và các loại cây khác có giá trị kinh tế hàng hoá cao hơn... đang đặt ra
hàng loạt vấn đề thay đổi về yêu cầu cấp nước cũng như tiêu thoát nước.
Cơ cấu kinh tế thay đổi, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh đòi hỏi yêu cầu cấp nước và
tiêu thoát nước thay đổi. Yêu cầu cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-1-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

cũng như nhu cầu cấp nước sạch từ hệ thống thuỷ nông cho các khu dân cư ở nông
thôn đang ngày một đòi hỏi gay gắt hơn. Yêu cầu tiêu thoát nước thải cho các làng
nghề và khu dân cư vùng nông thôn để đảm bảo sản xuất và môi trường sống cho
người dân đang trở nên cấp bách.
Nhu cầu đảm bảo chất lượng nguồn nước là đảm bảo môi trường sống, bảo đảm
sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi bắt buộc phải nghiên cứu các giải pháp
mới bổ sung về quy hoạch hệ thống cấp nước.
Trước yêu cầu phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn hệ thống Thuỷ
lợi Thái Nguyên đã bộc lộ những tồn tại và bất cập cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu thiết kế trước đây thấp, nhất là hệ số tưới, tiêu nên không đáp ứng được
yêu cầu tưới, tiêu nước chủ động, khoa học, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Phần lớn các công trình đầu mối và kênh mương bị xuống cấp nghiêm trọng,
đến lúc cần phải nâng cấp hoặc thay thế.
- Công trình tưới, tiêu chưa hoàn chỉnh đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng, nhiều
công trình bị thay đổi nhiệm vụ do yêu cầu phát triển kinh tế.
- Hiện trạng công trình thuỷ lợi chiếm đất lớn, đặc biệt là hệ thống kênh đất, cần
có giải pháp kiên cố hóa để tiết kiệm đất.
+ Tiêu thoát nước: Khu vực Thành phố Thái Nguyên, vùng phía Nam huyện Phổ
Yên còn tồn tại úng ngập, cần phải được nghiên cứu.
+ Cấp nước sinh hoạt: Hiện tại công trình cấp nước sinh hoạt chủ yếu là khai
thác phân tán như: Giếng đào, bể nước mưa... Toàn tỉnh hiện có một số hệ thống cấp
nước tập trung chủ yếu cung cấp cho các khu vực thị trấn, dân cư tập trung, chất lượng
nước phần lớn chưa được kiểm soát.
+ Phòng chống lũ: Tình trạng úng ngập khu vực Thành phố Thái Nguyên, huyện
Đồng Hỷ vẫn thường xuyên xảy ra, tình trạng lũ quét ở các huyện miền núi luôn đe
dọa đến tính mạng của nhân dân.

Từ những tồn tại thực tế và những vấn đề mới nảy sinh nêu trên, để có các biện
pháp khai thác nguồn nước hợp lý, bền vững, giảm nhẹ được các thiệt hại do nguồn
nước gây ra, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân
dân, việc lập: “Rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010
đến 2020” là rất cần thiết để giải quyết những tồn tại úng, hạn, lũ lụt nhằm nhằm đáp
ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá cây trồng, từng bước ổn định đời
sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, tiến tới xoá
đói giảm nghèo cho toàn tỉnh.
Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thuỷ lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến năm
2020 sẽ là cơ sở để UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên xây dựng
kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội toàn tỉnh giai đoạn 2010 đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-2-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

* Các tài liệu cơ bản và căn cứ pháp lý lập dự án Rà soát, Quy hoạch thuỷ lợi
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020:
- Nghị quyết: 37/NQ-TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ đến năm 2010.

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số: 58/2007/QĐ-TTg
ngày 08/06/2007.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII nhiệm kỳ
2010 - 2015.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn.
- Các tài liệu về hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội.
- Tài liệu về thực trạng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
- Các mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển KTXH, phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, đô thị... của tỉnh.
- Quyết định số: 1049/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ dự án: “Rà soát, bổ sung Quy hoạch
thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2020”.
- Quyết định số: 1541/QĐ-UBND ngày 6 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt dự toán dự án: “Rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2020”.
- Quyết định số: 1996/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt kế hoạch đấu thấu, gói thầu dự án: “Rà soát, bổ sung Quy
hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2020”.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số: 54/HĐTV ngày 20 tháng 9 năm 2010 giữa Chi
cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Thái Nguyên và Viện Quy hoạch Thủy lợi - Tổng Cục Thủy
lợi về việc thực hiện dự án: “Rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 đến 2020”.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-3-



Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

PHẦN I. ĐIỀU KIỆN VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. PHẠM VI, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp với Lạng Sơn,
Bắc Giang.
- Phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội.
Có tọa độ địa lý:
- Từ 20020’- 22025’ Vĩ độ Bắc.
- Từ 105025’-106016’ Kinh độ Đông.

Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện, 1 Thành phố và 1 Thị xã
là: Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Thị
xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên. Với tổng số 180 đơn vị hành chính
phường, xã trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại 55 xã phường vùng
trung du và đồng bằng.
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị kinh tế của Việt Bắc, Thái
Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du, miền núi với vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt
đường sông mà Thành phố Thái Nguyên là đầu mối.

Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng chạy dọc từ phía Nam lên
phía Bắc qua tỉnh Thái Nguyên, cùng với các quốc lộ 37, 1B, 279 là cửa ngõ nối Thái
Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng thời còn là cửa ngõ phía
Bắc qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Ngoài ra còn
có tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng
bằng với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và Thành phố Thái Nguyên.
Cùng vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá
của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hoá, giáo dục của cả
vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 5 trường đại học hiện nay Thái Nguyên còn là trung
tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-4-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH.
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các
tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với
mặt biển khoảng 200 ÷ 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Các
dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy
Tam Đảo có độ cao 1.592m. Địa hình được chia thành 3 vùng:
1. Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một
phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình
castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 ÷ 1000m, độ dốc thường từ 25 ÷ 350. Các dãy
núi cao chính của vùng như sau:
- Dãy núi cao ở phía Bắc từ Bắc Kạn độ cao từ 400 ÷ 1.000 m có xu thế thấp dần
từ Bắc xuống Nam và chấm dứt ở Đèo Khế, cấu trúc là đá phong hoá.
- Dãy núi thuộc vòng cung Ngân Sơn ở phía Đông - Bắc bắt đầu từ Bắc Kạn chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xuống tới Võ Nhai, độ cao phổ biến 400 ÷ 500 m,
dãy núi này kết hợp với dãy núi cao phía Bắc khép lại tạo nên thung lũng sông Cầu có
địa hình khe sâu dạng chữ “V” tạo nên dòng chính sông Cầu.
- Dãy núi Bắc Sơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, được bắt đầu từ Võ Nhai chạy về thung lũng sông Thương ở Hữu Lũng,
Chi Lăng thuộc Lạng Sơn. Cũng như dãy Ngân Sơn, đây là những khối núi đá vôi có
độ cao phổ biến từ 500 ÷ 600 m, cấu tạo sa diệp thạch, đá vôi. Cả ba dãy núi trên đều
có tác dụng che chắn gió mùa Đông Bắc. Vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng sâu
sắc của gió mùa Đông Bắc.
- Dãy núi Tam Đảo ở phía Tây Nam của tỉnh, bắt đầu từ Đèo Khế chạy theo
hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam về tới Sóc Sơn (Hà Nội). Đây là dãy núi có cấu
tạo bởi nhiều loại nham thạch khác nhau, có độ cao trên 1.000 m, với đỉnh núi cao nhất
là 1.591 m.
Dãy núi Tam Đảo án ngữ ở phía Tây Nam của tỉnh như một bức bình phong đón
gió mùa Đông Nam từ phía biển thổi vào đã tạo nên một tâm mưa lớn ở Tam Đảo với
lượng mưa xấp xỉ 2.500 mm/năm. Do vậy nguồn nước của sông Công khá dồi dào.
2. Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3
thuộc huyện Đồng Hỷ, phía Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy
núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng.
Độ cao trung bình từ 100 ÷ 300m, độ dốc thường từ 15 đến 250.
3. Vùng địa hình nhiều trung du và đồng bằng: Bao gồm vùng đồi thấp và
đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải
là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã Sông

Công và Thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương.
Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 100.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên nên việc canh tác, giao thông đi lại có
những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đó lại tạo ra đa dạng, phong phú về
chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển cây trồng, vật nuôi
đa dạng và phong phú.
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-5-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, địa hình giữa các vùng trong tỉnh nên đã hình
thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau cũng như chế độ dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm
khác nhau trên phạm vi toàn tỉnh sẽ được đề cập chi tiết trong các phần sau.
1.3. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI, THỔ NHƯỠNG.
1. Tiềm năng đất đai.
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 352.621,50 ha. Cơ cấu đất đai gồm các
loại sau:
- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự
phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc
phát triển lâm nghiệp như trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh
nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân
vùng cao.
- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết

phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm
nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... từ độ cao 150 m đến 200 m
có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc
biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên).
- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc
theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn
khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Tính đến năm 2009, trong tổng quỹ đất 352.621,50 ha, đất đã sử dụng là
275.310,11 ha (chiếm 78,075 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 34.987,30
ha (chiếm 21,925 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.841,21 ha đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp và 22.747,26 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
2. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy đất đai của
tỉnh chủ yếu là đất đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối
của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hoá nhanh, mạnh, triệt để, đồng
thời cũng đã bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do
tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc
trưng khác nhau. Gồm có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công và các sông suối khác trên địa bàn tỉnh, trong
đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm gặp ven sông thuộc huyện Phổ Yên,
Đồng Hỷ, Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường
có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp
cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa,
ngô, đậu đỗ, rau màu).
- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại
đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
- Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% diện tích tự nhiên, loại đất này
được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại

đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán,

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-6-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

rất phân tán trên địa bàn các huyện. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ
và các cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích
tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các
huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 6.289 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên.
Phân bố tập trung ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là loại đất tốt
nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hoà bazơ
khá, ít chua, trên loại đất này có khoảng 70% diện tích có độ dốc dưới 20 0 thích hợp
với sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp.
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện
tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung thành các vùng
lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hoá. Đất có thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ
có quá trình glây hoá mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ
8 - 250 rất thích hợp với phát triển cây chè và cây ăn quả.
- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính: Diện tích 22.035 ha, chiếm

6,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Định
Hoá, Phú Lương. Đây là đất chứa nhiều sắt, mangan, khi gặp nóng ẩm dễ phong hoá,
phần trên đỉnh dễ kết von. Đây là loại đất tốt, có khoảng 63% có độ dốc từ 8 - 25 0, có
khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: Diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88% diện
tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng trên phiến
thạch sét, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ dốc dưới
250, diện tích trên 250 chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng đất mặt thường có
màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 14.776 ha, chiếm 4,17% diện tích tự
nhiên. Phân bố tập trung ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại
Từ. Đất thường có độ dốc thấp, 58% diện tích có độ dốc <8 0, rất thích hợp với trồng
màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá...).
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: Diện tích 30.748 ha, chiếm 8,68% diện tích
tự nhiên, phân bố tập trung ở Đại Từ và Định Hoá. Đây là loại đất dễ bị xói mòn, rửa
trôi vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua và khoảng 50% diện
tích có độ dốc >250.
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT.
Địa chất của lưu vực nghiên cứu cũng được phân làm hai vùng:
1. Vùng đồng bằng.
Nằm ở phía Nam tỉnh, gồm các huyện Phổ Yên, Phú Bình, địa chất ở đây thuộc
đệ tứ bồi tích, trầm tích sỏi, cát, đất thịt.
Với đặc điểm địa chất ở vùng đồng bằng khi xây dựng các công trình thủy lợi
thường gặp khó khăn trong việc xử lý nền móng.
2. Vùng miền núi.
Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang
động và thung lũng nhỏ. Gồm các hệ:

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội


-7-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Hệ Tura không phân chia, thành tạo trầm tích của núi lửa màu đỏ phún xuất
axit và BaZơ, sa thạch, Alơrôlit.
- Hệ Triat không phân chia: Sa thạch, diệp thạch sét, sạn kết đá vôi, phún xuất
Bazơ và axit.
- Hệ Đề Vôn các bậc Eifêli, Givêti đá vôi, diệp thạch sét sa thạch.
- Hệ Ôcdovi alơrôlit và sa thạch, đôi khi dạng dải đá vôi.
Với các đặc điểm địa chất ở vùng miền núi thường rất thuận lợi cho việc xây
dựng công trình. Tuy nhiên ở một số khu vực đá vôi, cần có khảo sát khe nứt trước khi
xây dựng công trình.
1.5. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua các tài liệu đánh giá kết quả điều tra, tìm kiếm và
thăm dò của các đoàn địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm quặng trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung vào
các vùng lớn như: Phúc Hà (Thành phố Thái Nguyên), Làng Cẩm (Đại Từ), Trại Cau
(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)...
Khoáng sản Thái Nguyên có thể chia thành 4 nhóm:
1. Nhóm nguyên liệu than.
Bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở vùng Đại Từ, Phú Lương.
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước sau
Quảng Ninh.

- Than mỡ: Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, Thái Nguyên có trữ lượng
tiềm năng than mỡ khoảng 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng
tìm kiếm thăm dò 8,5 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở các mỏ sau: Mỏ Phấn Mễ trữ lượng
2,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm trữ lượng 2,8 triệu tấn, mỏ Âm Hồn trữ lượng 3,6 triệu
tấn.
- Than đá: Có tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập trung
chủ yếu ở các mỏ sau: Mỏ Bá Sơn, mỏ Khánh Hoà trữ lượng 73,1 triệu tấn, mỏ Núi
Hồng trữ lượng 15 triệu tấn, mỏ Cao Ngạn trữ lượng 1,9 triệu tấn.
2. Nhóm khoáng sản kim loại.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều loại khoáng sản bao gồm cả kim loại đen như sắt,
mangan, titan và kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, thuỷ
ngân, vàng... Khoáng sản kim loại là một trong nhiều ưu thế của Thái Nguyên. Ưu thế
này không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước.
- Kim loại đen:
+ Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng (14 mỏ nhỏ, 2 mỏ vừa và 31 điểm quặng) là loại
khoáng sản có có trữ lượng và tiềm năng lớn phân bố chủ yếu dọc tuyến Đại Từ, Thái
Nguyên bao gồm:
Cụm mỏ sắt Trại Cau: Có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng Fe: 58,8 61,8% được xếp vào loại chất lượng tốt.
Cụm mỏ sắt Tiến Bộ: Nằm trên trục đường 259 gồm các mỏ có quy mô nhỏ từ 1
- 3 triệu tấn, tổng trữ lượng quặng phong hoá đạt trên 20 triệu tấn.
Ngoài ra còn có một số mỏ nhỏ có trữ lượng không lớn như:

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-8-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020


BÁO CÁO TỔNG HỢP

+ Titan: Đã phát hiện được 18 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở phía Bắc
huyện Đại Từ. Khoáng hoá Titan với thành phần chính của quặng là Limenhit có hàm
lượng 30 - 80%. Tổng trữ lượng Titan đã thăm dò đạt xấp xỉ 18 triệu tấn.
Ngoài ra còn phát hiện được nhiều mỏ và điểm quặng mangan - sắt có hàm lượng
Mn+Fe khoảng 40 - 60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn phân bố rải rác ở nhiều nơi.
- Kim loại màu:
+ Thiếc, Vonfram: Đây là các loại khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên.
Thiếc đã tìm thấy ở 3 mỏ thuộc khu vực Đại Từ, đó là các mỏ Phục Linh, mỏ Núi
Pháo, mỏ Đá Liền. Tổng trữ lượng SNO 2 của cả 3 mỏ chính này là 36.000 tấn. Ngoài
ra còn nhiều mỏ nhỏ và điểm quặng có quy mô nhỏ phân bố rải rác ở nhiều nơi. Riêng
mỏ Vonfram ở khu vực Đá Liền được đánh giá là mỏ có quy mô lớn với trữ lượng
khoảng 28.000 tấn.
+ Chì, kẽm: Vùng Lang Hít, Thần Sa, quy mô các điểm quặng nhỏ, phân bố
không tập trung.
+ Vàng: Khu vực Thần Sa tuy nhiên vàng ở đây chỉ là vàng sa khoáng, hàm
lượng thấp chỉ vài chục miligam/tấn.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn tìm thấy nhiều nơi có đồng, niken, thuỷ ngân... Trữ
lượng các loại khoáng sản này không lớn.
3. Khoáng sản phi kim loại.
Có Pyrit, Barit, Phôtphorit, Graphit... trong đó đáng chú ý nhất là Photphorit với
2 mỏ nhỏ và một điểm quặng ở Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng đạt
khoảng 60.000 tấn.
4. Khoáng sản vật liệu xây dựng.
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá
vụn, cát sỏi... trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn, nằm ở khu vực
Cúc Đường, Khe Mo. Sét ở đây có hàm lượng chất dao động như sau: SiO 2 từ 51,9 65,9%, Al2O3 khoảng 7 - 8%, Fe2O3 khoảng 7 - 8%.
Ngoài ra còn có sét làm gạch ngói, cát dùng cho việc sản xuất thông thường, cát

sỏi dùng cho xây dựng. Đáng chú ý là đá vôi xây dựng và đá vôi làm vật liệu sản xuất
đá vôi, tổng trữ lượng đá vôi xây dựng là 100 tỷ m3.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng
loại trong đó có nhiều loại có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao như sắt, than (đặc
biệt là than mỡ) là lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim,
khai khoáng, đã tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm
công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-9-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

2.1. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG NGÒI.
2.1.1. Dòng chính sông Cầu.
Bắt nguồn từ núi Van On (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao 1.175 m, thuộc
huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030 km 2, với chiều dài sông
288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại).
- Thượng lưu đến xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) sông chảy trên đất Bắc Kạn,
dòng chính chảy theo hướng Bắc - Nam, độ cao trung bình lưu vực 300- 400 m, lòng sông
hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, độ uốn khúc lớn (2,0). Độ dốc đáy sông khoảng 10°⁄00.

- Từ xã Văn Lăng (Huyện Đồng Hỷ) về Thác Huống, đoạn này nằm trọn vẹn trên
đất Thái Nguyên, thoạt đầu dòng sông đổi hướng từ Bắc Nam sang Tây Bắc - Đông
Nam chừng được 15 km tới chỗ nhập lưu của sông Nghinh Tường vào sông Cầu thì
dòng chính lại chảy theo hướng cũ Bắc - Nam cho tới tận Thái Nguyên. Đoạn này
sông chảy qua vùng địa hình thấp, độ dốc đáy sông khoảng 0,05°⁄00. Lòng sông về mùa
cạn rộng từ 80÷100 m, hệ số uốn khúc 1,90.
- Từ hạ lưu đập Thác Huống sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ
cao trung bình lưu vực từ 10÷25m, độ dốc đáy sông giảm còn 0,1°⁄00. Về mùa cạn lòng
sông rộng từ 70÷150 m. Sông Cầu chảy tới chỗ nhập lưu của sông Công và sau đó
chảy ra khỏi đất của Thái Nguyên. Chiều dài sông Cầu chảy trên đất Thái Nguyên là
110 km, diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480 km 2 (không kể lưu vực sông Công) chiếm 1/2
diện tích lưu vực sông.
2.1.2. Các phụ lưu của sông Cầu trên địa phận tỉnh Thái Nguyên.
1. Sông Chợ Chu.
Bắt nguồn từ Khao Chang (105031’10”- 21052’30”) ở độ cao 400 m, diện tích lưu
vực 437 km2 (23,5 km2 là diện tích núi đá vôi), chiều dài sông 36,5 km, nhập lưu ở
phía bờ hữu sông Cầu tại Chợ Mới (Bắc Kạn). Hầu hết diện tích lưu vực sông nằm
trên đất của huyện Định Hoá. Độ cao bình quân lưu vực 206 m, độ dốc bình quân lưu
vực 24,6°⁄00, mật độ lưới sông 1,19 và hệ số uốn khúc 1,40. Lượng mưa bình quân trên
lưu vực 1.700 mm/năm.
2. Sông Nghinh Tường.
Bắt nguồn từ Gia Lạc ở độ cao 550 m. Diện tích lưu vực 465 km 2 (có 170 km2 là
núi đá vôi), chiều dài sông 46,0 km, nhập lưu phía bờ tả sông Cầu. Độ cao bình quân
lưu vực 290 m, lưu vực sông thuộc đất huyện Võ Nhai, độ dốc bình quân lưu vực
39,4°⁄00 . Mật độ lưới sông 1,05km/km2 và hệ số uốn khúc và 1,60. Lượng mưa bình
quân trên lưu vực tương đối lớn 1.800 mm/năm.
3. Sông Đu.
Bắt nguồn từ Lương Can ở độ cao 275 m. Diện tích lưu vực 361 km 2 (có 5,4 km2
là diện tích núi đá vôi), chiều dài sông 44,5 km, nhập lưu phía bờ hữu sông Cầu. Sông
Đu nằm trên đất huyện Phú Lương, độ cao bình quân lưu vực 129 m và ít dốc. Lượng

mưa bình quân trên lưu vực ước chừng 1.640 mm/năm.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-10-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

4. Sông Mo Linh.
Bắt nguồn từ núi Na Hoa ở độ cao 275 m. Diện tích lưu vực 168 km 2 (có 31,4
km2 là núi đá vôi), chiều dài sông 27 km, nhập lưu phía bờ tả sông Cầu ở dưới sông
Đu chừng 17,5 km. Lưu vực sông Mo Linh nằm trên đất huyện Võ Nhai, độ cao bình
quân lưu vực thấp (126 m), do thung lũng sông Cầu tới đây đã mở rộng nên lượng
mưa trên lưu vực lớn 1.800 mm/năm.
5. Phụ lưu số 18.
Bắt nguồn từ núi Bồ Cu ở độ cao 200 m. Diện tích lưu vực 146 km 2, chiều dài
sông 19,0 km. Nhập lưu phía bờ tả sông Cầu tại Đá Gân. Tương tự sông Mo Linh, địa
hình lưu vực sông này thấp, lượng mưa bình quân năm trên lưu vực lớn khoảng 1800
mm/năm.
6. Sông Công.
Bắt nguồn từ Ba Lá ở độ cao 275 m, đây là một phụ lưu lớn nhất trong số 26 phụ
lưu gia nhập sông Cầu (không kể sông Thương). Diện tích lưu vực sông Công 951
km2, chiều dài sông 96 km, độ cao bình quân lưu vực 224 m, độ dốc bình quân lưu vực
27,30/00, hệ số uốn khúc 1,43. Do vị trí lưu vực sông nằm ở sườn Đông của dãy Tam
Đảo nên lượng mưa bình quân năm trên lưu vực lớn 1800 mm/năm.

Bảng 2.1. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN
Khoảng
Độ cao
cách từ
T
nguồn
Phụ lưu
cửa phụ
T
sông
lưu đến
(m)
cửa chính
Dòng chính sông Cầu tới Phả Lại
1175
Thứ tự phụ lưu từ thượng nguồn về:
1
S. Chợ Chu
P
190.5
400
2 Nghinh Tường
T
176.5
550
3
Dang Khe
P
160.5

100
4
Sông Đu
P
152.5
275
5
Phụ lưu 15
P
150.0
75
6
Phụ lưu 16
P
144.0
50
7
S. Molinh
T
143.5
275
8
Phụ lưu 18
T
133.5
200
9
Phụ lưu 19
T
117.5

75
10
Phụ lưu 20
T
109.0
75
11
Phụ lưu 21
P
90.5
25
12
Sông Công
P
79.5
275
Gia
nhập
phía
bờ

Chiều
dài
sông
(km)

Diện tích LV
Tổng

288.5


6030

36.5
46.0
11.0
44.5
12.5
10.0
27.0
22.0
10.5
14.5
15.5
96.0

437
465
28.1
361
37.4
29.1
168
146
32.1
54.2
68.9
951

Độ cao

bình
Phần
quân
đá
lưu vực
vôi
(m)
279
190
23.5
170
5.4
31.4
-

206
290
129
126
129
224

Độ dốc
Mật độ
bình
lưới
quân
sông
lưu vực
(km/km2)

(0/00)
16.1
0.95
24.6
39.4
13.3
5.6
9.8
27.3

1.19
1.05
0.94
1.07
0.83
1.20

Hệ số
uốn
khúc
2.02
1.40
1.60
1.40
1.40
1.25
1.10
1.40
1.32
1.18

1.24
1.18
1.43

2.1.3. Lưu vực sông Rong (thượng nguồn sông Trung).
Lưu vực sông Rong là thượng nguồn của sông Trung là phụ lưu của Thương, trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm đất đai của các xã: Lâu Thượng, TT. Đình Cả, Phú
Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long, Phương Giao của huyện Võ
Nhai. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua khu vực xã Bình Long đổ sang
tỉnh Lạng Sơn, sông Rong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài L = 17 km, diện
tích lưu vực là: 281,2 km 2. Độ dốc bình quân lưu vực 34%, độ cao bình quân lưu vực
300 m.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-11-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG, KHÍ HẬU.
2.2.1. Lưới trạm quan trắc khí tượng.
Trong tỉnh Thái Nguyên có 4 trạm đo khí tượng, tuy nhiên hiện nay chỉ còn 2
trạm đang hoạt động đó là trạm Thái Nguyên và Định Hóa với chuỗi số liệu đo đạc từ
1961 đến 2008, còn 2 trạm Võ Nhai và Đại Từ đã dừng đo từ 1981.
Bảng 2.2. LƯỚI TRẠM KHÍ TƯỢNG TỈNH THÁI NGUYÊN

TT Trạm

1
2
3
4

Định Hoá
Thái Nguyên
Đại Từ
Võ Nhai

Liệt quan
trắc

1961-2008
1961-2008
1961-1981
1961-1981

Vị trí
Kinh độ
đông

Vĩ độ
Bắc

105038’
105050’
105038’

105055’

21054’
21035’
21038’
21042’

Độ
cao
trạm
(m)
220
36
50
125

Các yếu tố quan trắc
Nhiệt
độ

Độ
ẩm

Bốc hơi
Piche

Gió

Nắng


x
x
x
x

x
x
0
0

x
x
0
0

x
x
0
0

x
x
0
0

Mặc dù tỉnh Thái Nguyên chỉ có 4 trạm đo khí tượng, nhưng mạng lưới trạm đo
mưa lại khá dày có 12 trạm đo mưa.
Bảng 2.3. LƯỚI TRẠM ĐO MƯA VÙNG NGHIÊN CỨU
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên Tr m
n h Hóa
Thái Nguyên
Võ Nhai
i T
Ph Yên
Phú Bình
Ký Phú
i m Mc
Yên Lãng
Phú L n g
Minh Ti n
Thác B i

Li t tài li u
1959-2008
1956-2008
1961-2008

1960-2008
1960-2008
1959-2008
1961-2008
1961-2008
1960-2008
1962-2008
1963-1991
1962-1987

Ta
Kinh
105038’
105030’
105055’
105038’
105051’
105056’
105039’
105032’
105030’
105042’
105034’
105052’

V
210 54’
210 36’
210 43’
210 37’

210 27’
210 28’
210 32’
210 50’
210 41’
210 44’
210 44’
210 34’

2.2.2. Lưới trạm quan trắc thuỷ văn.
Cũng như tài liệu về khí tượng và đo mưa, việc quan trắc mực nước và lưu lượng
trên sông được tiến hành đồng thời từ thời Pháp thuộc, ví dụ: Trạm Gia Bảy (Thái
Nguyên) được đọc mực nước từ 1907, hay trạm Đáp Cầu ở hạ lưu sông được thiết lập
từ 1902. Việc xây dựng đập Thác Huống đã được thực hiện từ 1929... Nhưng nhìn
chung hệ thống này cũng chỉ hoạt động có tính đồng bộ và đảm bảo chất lượng kể từ
1960 trở lại đây. Cụ thể tình hình các trạm thủy văn trên sông Cầu và trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên và vùng phụ cận.

Bảng 2.4. TRẠM QUAN TRẮC MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN SÔNG Ở THÁI NGUYÊN
VÀ PHỤ CẬN
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-12-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

T

T

Trạm đo

Vị trí
Kinh độ
Vĩ độ
Đông
Bắc

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Yếu tố

Trên
sông

Flưu vực
(km2)

H

Q

Phù
sa

Ghi chú

A- Dòng chính sông Cầu

1
2
3
4
5
6

Thác Riềng
Chợ Mới
Thác Bưởi
Thái Nguyên
Thác Huống
Chã

105053’
105046’
105048’
105040’
105042’
105054’

22005’
21052’
21042’
21035’
21034’
21032’

S.Cầu
S.Cầu

S.Cầu
S.Cầu
S.Cầu
S.Cầu

712
2220
2760
2960
3283

60-1997
61-1997
62-1996
62-2008
61-1981
62-1997

74 -81
62-96
97-08
-

70-80
61-80
-

Ngừng đo Q

103047’

105055’
105033’
105044’
106003’

21039’
21040’
21043’
21032’
21042’

Đu
Cầu Mai
S.Công
S.Công
S.Trung

283
27.7
128
548
133

62-76
70-87
62-69
61-76
63-68

61-73

70-87
62-68
61-76
63-68

61-71
77-80
61-76
-

Ngừng đo Q
Ngừng đo Q
Ngừng đo Q
Ngừng đo Q
Ngừng đo Q

Ngừng đo Q

B- Các phụ lưu
6
7
8
9
10

Giang Tiên
Cầu Mai
Núi Hồng
Tân Cương
Tràng Xá


2.2.3. Các đặc trưng khí hậu.
Do những đặc điểm về địa lý, có 3 hệ thống gió mùa Châu Á thay phiên nhau liên
tục tác động mạnh mẽ vào lưu vực. Nước ta có trên 3.000 km bờ biển, đặc biệt là vịnh
Bắc Bộ khá sâu, có tác động như một hệ thống điều hoà nhiệt độ - độ ẩm, chi phối cả
khí hậu Bắc Bộ nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Những điều kiện tự nhiên
đó đã tạo nên một nền khí hậu nhiệt - ẩm cao của khí hậu nhiệt đới nói chung và một
chế độ phân hoá theo mùa mạnh mẽ của khí hậu gió mùa nước ta.
- Tính chất nhiệt - ẩm nội chí tuyến và cận chí tuyến:
+ Toàn bộ vùng nghiên cứu nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc. Đặc điểm có hai
lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, có nguồn bức xạ nhiệt lớn. Khu vực chí tuyến còn là
nơi ngự trị của dải cao áp động lực tạo ra gió tín phong, là loại gió thường xuyên thổi
đều theo một hướng từ chí tuyến về xích đạo. Nhưng ở lưu vực sông Hồng - Thái
Bình thì điều kiện gió tín phong bị thay đổi do còn tồn tại hoạt động của gió mùa
Châu Á.
+ Chế độ gió tín phong tạo nên một mùa khô, gió mùa cực đới tạo nên một mùa
lạnh, nhưng nhìn chung đều ngắn hơn mùa nóng ẩm.
+ Tổng lượng bức xạ hàng năm trong lưu vực không chênh lệch nhau nhiều.
+ Hoàn lưu tiêu biểu bình thường và ổn định trong nội chí tuyến là Hoàn lưu tín
phong (cũng gọi là gió mậu dịch). Về mùa đông, gió tín phong thổi từ phía Nam của
các áp cao cận chí tuyến (do nhiệt độ thấp) theo hướng Đông Bắc về phía xích đạo.
Cũng xê dịch dải áp cao “theo mặt trời”, đới tín phong cũng có sự xê dịch theo mùa,
bản chất không đổi, hướng không thay đổi. Tạo nên một chế độ thời tiết rất ổn định,
chủ yếu là nóng và ẩm, nhưng nó không thể đem lại một sự phân hoá rõ rệt theo mùa
của khí hậu đơn điệu theo chế độ mặt trời nội chí tuyến.
- Hoàn lưu gió mùa:
Hoàn lưu tín phong kể trên bị thay thế bằng một dạng hoàn lưu gió mùa khác
hẳn về trung tâm động lực và cơ chế; hoàn lưu tín phong bị lấn át một cách rõ rệt chỉ
còn phát huy tác dụng ở từng lúc, từng nơi, hoặc tham gia vào hoàn lưu gió mùa
trong hoàn cảnh nào đó. Do đó đã xuất hiện một cơ chế hoàn lưu có tính chất địa

phương đặc biệt có tính chất địa đới, phân hoá rõ rệt theo mùa. Cũng vẫn là sự thay
đổi mùa của gió lục địa và gió hải dương, cả về tính chất nhiệt ẩm, nhưng tính chất
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-13-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

gió mùa có quy mô trải rộng trên lưu vực. Chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ tới Philippin, từ
Xibia tới Nhật Bản, tới xích đạo là một cơ chế phức tạp, kết hợp nhiều trung tâm tác
động khác nhau:
+ Hệ thống gió mùa Đông Bắc Á
+ Hệ thống gió mùa Đông Nam Châu Á
+ Hệ thống gió mùa Nam Châu Á
- Tính chất đặc thù của gió mùa Bắc Bộ và những nhiễu động trong cơ chế gió
mùa:
+ Tính chất đặc thù của gió mùa Bắc Bộ:
Gió mùa Đông Nam Á với cơ chế, diễn biến phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng quan
hệ mặt trời và trái đất, vừa bị chi phối bởi những điều kiện riêng biệt của địa phương.
Sự biến đổi theo mùa của hoàn lưu chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân, nhiều
trung tâm tác động. Trong từng thời kỳ và ở từng nơi, khi là chủ chốt, khi là thứ yếu,
cho nên nhìn bản chất sự gián đoạn trong các luồng gió mùa là không ổn định và
không liên tục. Trong mùa đông gió tín phong Bắc Bán Cầu tồn tại suốt mùa nhưng
chỉ chiếm ưu thế vào đầu mùa và cuối mùa, còn giữa mùa thì bị gió cực đới lục địa
lấn át, hướng gió đã đổi nhưng lạnh và độ ẩm giảm đi rõ rệt. Ngay trung tâm gió cực

đới lục địa cũng di chuyển từ Xibia dần về phía Đông, hành trình đến nước ta lúc dẫn
qua lục địa Trung Quốc, nên khô lạnh, sau qua biển có nóng và ẩm thành mưa phùn.
Về mùa hạ, gió tín phong và gió mùa mùa hạ về quy mô và cường độ phát triển mạnh
mẽ hơn nhiều so với những hệ thống gió mùa mùa đông, nhưng cũng diễn ra tình
trạng đối lập nhau, về bản chất vẫn là hai loại hệ thống khác nhau, trên khu vực tiếp
giáp với gió tín phong thành dải hội tụ nằm theo hướng kinh tuyến, khi trục đó còn
dao động trong phạm vi nước ta cũng luôn có tranh chấp ảnh hưởng của gió mùa
mùa hạ và tín phong.
Sự tiếp giáp với biển (khoảng 3.000 km) ở phía Đông nước ta, nên trừ không
khí cực đới đầu mùa và luồng không khí hướng Tây của gió mùa mùa hạ tới Bắc Bộ
theo lục địa, còn các luồng gió mùa đến nước ta đều phải trải qua đoạn đường dài
trên biển, nên độ ẩm của khối không khí đó đã tăng lên nhiều so với nơi xuất phát, nó
liên quan mật thiết với tính hải dương cao của những khối không khí gió mùa ấy và
hoạt động của các nhiễu động thời tiết.
+ Những nhiễu động thời tiết trong cơ chế gió mùa:
Bản thân nguồn hơi ẩm trong các khối không khí gió mùa rất phong phú đã đem
lại mưa, phải có nhiệt lực hay điều kiện địa hình, những cơ chế động lực phát huy
dòng thăng mạnh mẽ, làm tác nhân ngưng kết mới gây ra được. Những hệ quả quan
trọng trong cơ chế hoàn lưu là đã xuất hiện những nhiễu động tạo khả năng ngưng tụ
hơi ẩm trong các khối không khí tạo thành mưa gió mùa. Các nhiễu động đó là:
 Front cực đới.
 Hội tụ chí tuyến (Còn gọi là hội tụ nhiệt đới).
 Bão (hay xoáy thuận nhiệt đới).
 Nhiễu động địa phương khác.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-14-



Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Quan trọng nhất là rãnh nhiệt trên cao ở khu vực Bắc Bộ, di chuyển chậm hàng
tuần lễ trong suốt thời kỳ gió mùa Đông Bắc từ tháng 1, mạnh nhất là từ tháng 3 ÷ 4,
gây nên xấu trời và có mưa khác thường về mùa đông.
1. Chế độ nhiệt.
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới đã phân chia chế độ nhiệt trong tỉnh
thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng: Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí trung bình tháng biến
đổi từ 26,40C đến 28,60C tuỳ từng tháng từng nơi. Đối với vùng núi do ảnh hưởng của
độ cao nên nhiệt độ các tháng này có thể xuống thấp hơn so với các nơi khác. Thường
thì yếu tố nhiệt độ ít biến đổi theo không gian nhất là trong điều kiện địa lý, địa hình
tương đối đồng nhất vì diện tích vùng dự án không lớn lắm. Tháng nóng nhất là tháng
7 trong năm, nhiệt độ trung bình tháng ở hầu hết các điểm đo được từ 28 0C - 290C.
Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối trong vùng lên tới 41,6 0C tại Định Hóa (tháng
5/1994), Thái Nguyên là 40,70C (tháng 5/2003) nhưng thường xuất hiện sớm hơn vào
các tháng 5 và 6 chứ không phải là tháng 7. Đấy là thời kỳ ảnh hưởng của khối không
khí vịnh Băng Gan phía Tây tràn sang, đặc trưng thời tiết khô nóng xảy ra vào đầu
mùa hạn.
Nhìn chung nhiệt độ mùa hè thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và
chăn nuôi. Tuy nhiên cá biệt có năm xuất hiện những đợt gió Tây khô nóng, mạnh và
kéo dài có thể gây hạn hán cục bộ làm giảm năng suất cây trồng đáng kể song loại
hình thời tiết này xuất hiện trong địa bàn tỉnh không nhiều.
- Mùa lạnh: Bắt đầu từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí trung
bình hàng tháng dao động giữa các nơi trong tỉnh từ 15- 20 0C. Tháng lạnh nhất trong
năm là tháng 1 nhưng nhiệt độ trung bình ở hầu hết các trạm đo vẫn trên 15 0C, nhiệt

độ vẫn đảm bảo thích hợp cho cây trồng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thường xảy ra vào
cuối tháng 12 đầu tháng 1. Tại một vài nơi thuộc vùng núi nhiệt độ tối thấp trong
những đợt rét mạnh có thể xuống dưới 0 0C. Ví dụ như ở Định Hoá -0,4 0C hay một vài
nơi khác. Trong điều kiện thời tiết như vậy có thể xuất hiện băng giá và sương muối
gây ảnh hưởng bất lợi cho gia súc và cây trồng. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết này chỉ
xảy ra trên một phạm vi nhỏ hẹp.
Bảng 2.5. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG, TỐI CAO VÀ TỐI THẤP
TRONG THỜI KỲ QUAN TRẮC
Đơn vị: 0C
Trạm đo

Định Hóa
Thái
Nguyên

Yếu
tố
TTB

Tmax
Tmin
TTB

Tmax
Tmin

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

15,4
31,3
0,5
16
31,1
3

16,8

34,6
3,2
17,3
33,5
4,2

19,8
36,8
6,5
19,9
35,7
4,7

23,5
37,9
11,4
23,7
37,7
12,6

26,7
41,6
16,1
27
40,7
16,4

28
38,2
18,1

28,4
39,5
19,7

27,9
38,1
20,2
28,6
39,2
20,5

27,6
38,9
20,5
28,2
38,4
21,7

26,4
37,8
14,8
27,1
37,4
16,3

23,6
35,6
4,6
24,6
34,9

10,2

19,7
33,7
4
20,9
34
7,2

16,6
32,5
-0,4
17,2
30,6
3,2

22,7
41,6
-0,4
23,2
40,7
3

Hai tháng còn lại trong năm là tháng 4 và tháng 11 là hai tháng chuyển tiếp giữa
các mùa lạnh sang mùa nóng và ngược lại, nhiệt độ không khí tương đối ôn hoà. Tóm
lại yếu tố nhiệt độ trong toàn tỉnh về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi gia súc gia cầm và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội


-15-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

* Xu thế biến đổi của nhiệt độ:
Xu thế biến đổi nhiệt độ của tỉnh Thái Nguyên được xét với 2 trạm khí tượng
Định Hóa và Thái Nguyên cho thấy xu thế đều gia tăng. So sánh mức thay đổi trung
bình giữa các thập kỷ tăng lên khoảng 0,2oC.

2. Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm của tỉnh dao động từ 82- 84%, thuộc
dạng trung bình trong các vùng miền núi phía Bắc. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 độ
ẩm cao hơn so với mùa đông, nhưng mức độ chênh lệch không lớn, chỉ khoảng 4-5%.
Theo số liệu thống kê và tính toán về độ ẩm tương đối của không khí tại các điểm quan
trắc cho thấy sự tương phản giữa hai mùa ẩm và khô trong năm khá rõ rệt. Thời kỳ
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong các
tháng này cao từ 84 - 86%. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau do ảnh
hưởng của không khí lạnh khô lục địa từ phương Bắc tràn xuống nên độ ẩm giảm đi
còn từ 76%. Sự thiếu hụt của độ ẩm trong không khí trong các tháng mùa khô càng
làm tăng khả năng bốc thoát hơi nước và khả năng hạn xảy ra càng nghiêm trọng hơn
đối với cây trồng.
Bảng 2.6. ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI CỦA KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM TẠI MỘT
SỐ ĐIỂM ĐO
Đơn vị:%
Tháng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 Năm
Trạm
Định Hóa
TB
83
83
85
85
82
84
85
86
85
84
83
82
84
Min
19

13
19
32
30
35
45
36
25
25
21
11
11
Thái Nguyên TB
80
82
85
86
82
81
84
85
83
81
79
76
82
Min
16
24
22

34
27
35
41
41
24
26
21
15
15

3. Tổng lượng bốc hơi đo theo ống Piche.
Đại lượng bốc hơi đo theo ống Piche đặt tại các trạm khí tượng phản ánh khả
năng bốc hơi nước của không khí, nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Nhiệt
độ, độ ẩm, số giờ nắng, tốc độ gió... ở tại trạm. Tuy nhiên trên một phạm vi địa lý hẹp,
tính đồng nhất của các yếu tố tương đối đồng đều vì vậy đại lượng bốc hơi ít biến đổi
trên toàn lưu vực. Song ở vùng núi cao độ ẩm lớn khả năng bốc hơi nhỏ hơn. Tại vùng
đồng bằng, trung du thoáng đạt nên bốc hơi có lớn hơn.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-16-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP


Trong các tháng mùa mưa lượng tổn thất do bốc hơi không đáng kể, nhưng với
các tháng mùa khô đại lượng này có thể lớn gấp từ 2 đến 5 lần tổng lượng mưa trong
tháng nên tình trạng khan hiếm nước vốn đã thiếu càng trở nên nghiêm trọng hơn và
hạn hán đã xảy ra. Trong các tháng mùa mưa lượng tổn thất do bốc hơi không đáng kể,
nhưng với các tháng mùa khô đại lượng này có thể lớn gấp từ 2 đến 5 lần tổng lượng
mưa trong tháng nên tình trạng khan hiếm nước vốn đã thiếu càng trở nên nghiêm
trọng hơn và hạn hán đã xảy ra.
Tổng lượng bốc hơi được đo bằng ống Piche tại các trạm khí tượng, ở vùng đồng
bằng thường lớn hơn vùng núi. Tổng lượng nước bốc hơi năm ở vùng trung du khoảng
986 mm/năm, chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa năm, trên vùng núi đạt khoảng 766
mm/năm, chiếm 40% tổng lượng mưa năm. Lượng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất
vào tháng 5 tại Định Hóa là 82mm, còn ở Thái Nguyên vùng trung du là 98mm.
Bảng 2.7. TỔNG LƯỢNG BỐC HƠI ĐO THEO ỐNG PICHE TRUNG BÌNH THÁNG NĂM
Đơn vị:mm
Trạm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 Năm
Tháng
Định Hóa
52

49
54
61
82
74
74
65
66
66
62
60
766
Thái Nguyên
74
63
64
68
98
92
92
80
88
94
89
83
986

4. Chế độ gió.
Thái Nguyên có cấu tạo địa hình phức tạp với các dãy núi có nhiều hướng khác
nhau. Trong năm có tới 5 khối không khí có nguồn gốc khác nhau luân phiên khống

chế thời tiết nơi đây. Tuy nhiên tốc độ gió trung bình của các tháng trong năm biến đổi
giữa các tháng mùa hè và mùa đông không nhiêu, chỉ từ 1 đến 2 m/s. Mặt khác ta thấy
tốc độ gió trên mặt đất ở độ cao 2 m trên sân trạm tại các điểm đo trong tỉnh biến đổi
không nhiều chỉ từ 1 đến 3 m.
Bảng 2.8. TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
Đơn vị:m/s
Tháng Vân
Trạm
tốc
Định Hóa
VTB
Vmax
Thái Nguyên VTB
Vmax

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Năm

0,9
17
1,3
14

1,1
22
1,4
17

1,0
20
1,4
26

1,2
32
1,5
25


1,0
32
1,6
24

1,0
20
1,4
32

0,9
25
1,4
28

0,9
20
1,2
25

0,8
20
1,2
24

0,7
20
1,2
22


0,8
20
1,3
24

0,9
20
1,3
16

0,9
32
1.3
32

5. Tổng số giờ nắng.
Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm mưa nhiều nắng. Tuy vậy Thái Nguyên
lại là nơi ít nắng hơn so với một số nơi khác ở miền Bắc Việt Nam, nhất là vùng núi
như Định Hoá nơi có nhiều mây mù che phủ, tổng số giờ nắng hàng năm chỉ trên dưới
1.316 giờ. Vùng trung du và đồng bằng số giờ nắng có cao hơn 1.557 giờ. Dù sao thì
Thái Nguyên vẫn đạt bình quân từ 3,4 - 4,6 giờ nắng/ngày trong năm.
- Mùa lạnh: Do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn
mùa nóng nên số giờ nắng cũng ít hơn, trung bình mỗi tháng trong mùa này có khoảng
40 - 93 giờ nắng. Số giờ nắng ít nhất vào tháng 2, 3 ứng với thời kỳ có lượng mây và
số ngày nhiều mây nhiều nhất trong năm. Tháng ít nắng nhất là tháng 3 vẫn có từ 1 - 2
giờ nắng/ ngày.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội


-17-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Mùa nóng: Lượng mây ít và thời gian chiếu sáng dài nên số giờ nắng nhiều
hơn. Trung bình mỗi tháng trong mùa này có khoảng 135-188 giờ nắng, nhiều nhất là
từ tháng 7 đến tháng 9. Tháng nhiều nắng nhất là các tháng 7, 8 và 9 , bình quân trên
toàn tỉnh có được từ 4,6 - 6,2 giờ nắng/ngày.
Bảng 2.9. TỔNG SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
Đơn vị: giờ
Tháng
Trạm
Định Hóa
Thái Nguyên

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Năm

50
64

41
44

40
45

76
80

135
167


138
161

145
185

167
179

171
188

141
166

119
163

93
116

1316
1557

2.3. ĐẶC ĐIỂM MƯA.
1. Biến đổi lượng mưa năm.
Lượng mưa phân bố trên địa bàn của tỉnh biến đổi giữa các vùng khá rõ rệt, từ
1.500 mm đến trên 2.000 mm. Trên bản đồ phân bố lượng mưa năm của Thái Nguyên
hình thành nên một tâm mưa lớn rõ rệt, đó là tâm mưa Tam Đảo ở phía Tây của tỉnh,

bao trùm lên cả địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Dãy Tam Đảo có độ cao trên 1500 m
án ngữ phía Tây của tỉnh như một bức bình phong đón gió Đông Nam từ biển thổi vào,
lượng mưa tại trạm Tam Đảo đo được gần 2.400 mm/năm. Do nh h n g c a tâm m a
Tam o nên vùng i T , Ký Phú có l n g m a 1.800 - 2.000mm.
Với đường đẳng trị lượng mưa 2.000 mm/năm trùm kín sang tận phía Đông
Thành phố. Phía Tây Bắc của tỉnh là thung lũng lưu vực sông Đu hình thành một tâm
mưa nhỏ dưới 1.600 mm/năm khép kín. Phía Nam tỉnh là hai huyện Phổ Yên và Phú
Bình có địa hình thấp thuộc đồng bằng trung du, lượng mưa năm cũng chỉ đạt trên
dưới 1.600 mm/năm. Nhìn chung lượng mưa hàng năm trên địa bàn của tỉnh biến động
không nhiều, năm mưa lớn nhất cũng chỉ gấp từ 2 đến 2,5 lần năm có lượng mưa nhỏ
nhất. Lấy trạm Thái Nguyên làm ví dụ: Theo thống kê (1960 - 2008) với 48 năm tài
liệu năm có lượng mưa lớn nhất 3.007 mm (1960), năm có lượng mưa nhỏ nhất 1.246
(năm 2002) thì tỷ số này là 2,41 lần và hệ số biến động Cv của lượng mưa năm nhìn
chung là nhỏ.
Bảng 2.10. KẾT QUẢ TÍNH TẦN SUẤT TỔNG LƯỢNG MƯA NĂM
Đơn vị::mm
TT
1
2
3
4
5
6

Tên trạm
Thái Nguyên
Võ Nhai
Đại Từ
Định Hóa
Phổ Yên

Ký Phú

Thời đoạn

XTB

CV

CS

1960 - 2008
1961 - 2008
1959 - 2008
1960 - 2008
1960 - 2008
1960 - 2008

1940
1663
1852
1651
1587
1959

0.18
0.33
0.23
0.19
0.20
0.29


0.55
-0.53
0.42
0.14
0.68
0.12

XP%
50
2158
2057
2119
1853
1777
2336

75
1907
1711
1823
1644
1551
1947

85
1686
1322
1553
1441

1358
1569

90
1579
1094
1419
1335
1267
1370

Lượng mưa bình quân hàng năm toàn tỉnh từ 1800 - 1850 mm tương đương với
6,4-6,6 tỷ m3 nước mưa, đó là một nguồn nước khá dồi dào. Tuy nhiên lượng mưa
phân bố giữa các tháng trong năm lại không đều. Lượng mưa trong mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 9 chiếm từ 73- 79% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 7, 8; lượng mưa phổ biến đạt trên 300 mm. Đây là thời gian xảy ra úng,
lụt trong tỉnh. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời kỳ ít mưa. Tháng
có lượng mưa ít nhất thường là tháng 12, 1 hàng năm lượng mưa chỉ đạt trên dưới 20
mm/tháng. Vì vậy giai đoạn này thường thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hai
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-18-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP


tháng còn lại là tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển mùa, lượng mưa các tháng này ở
mức trên dưới 100 mm/tháng.
Bảng 2.11. TỔNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM
Đơn vị:mm
Tháng
Trạm
Thái Nguyên
Võ Nhai
Đại Từ
Định Hóa
Phổ Yên
Phú Bình
Ký Phú
Điềm Mặc
Yên Lãng
Phú Lương
Thác Bưởi

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

23
18
27
21
19
18
26
30
20
11
22

33
33
35
31

25
22
28
37
33
20
31

61
56
60
55
49
48
49
72
46
36
41

111
113
111
101
94
90
105
113
130
86

147

234
206
212
208
180
193
217
234
189
169
229

315
263
266
269
256
232
307
282
242
220
315

400
317
340
333

309
285
399
374
271
286
384

336
290
338
305
272
255
364
400
316
278
356

235
193
233
168
197
166
235
190
254
177

243

119
91
150
103
115
95
163
126
173
103
130

49
37
58
40
51
43
58
57
55
30
50

23
19
22
16

21
16
22
21
12
10
17

1940
1636
1852
1650
1588
1463
1972
1937
1740
1427
1963

Mùa Mùa
mưa khô
(5-9) (10-4)
1520 419
1269 367
1388 464
1283 367
1215 374
1132 332
1523 450

1480 456
1271 469
1131 296
1527 436

* Xu thế thay đổi lượng mưa:
Trong những năm gần đây lượng mưa năm ở vùng đồng bằng biến đổi có xu
hướng giảm rõ rệt. Mức biến động của lượng mưa năm: Thời kỳ 2001÷ 2008 so với
lượng mưa trung bình năm thời kỳ này giảm so với trung bình nhiều năm ở các trạm
vùng. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, những nhiễu động thời tiết như hội tụ
nhiệt đới, bão... đều có thể gây mưa lớn. Về lượng mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất, vùng hạ
lưu cũng có giá trị lớn hơn ở thượng lưu. Lượng mưa lớn nhất 1 ngày có thể lên tới
374,9mm (5/8/1973) tại Thái Nguyên, Định Hoá 316 mm (14/8/1924), Đại Từ 475,1
mm (4/10/1978).

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-19-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

2. Hình thế thời tiết gây mưa lũ.
- Hệ thống lưu vực sông Cầu nằm trong miền nhiệt đới của Bắc bán cầu, nên
khí hậu có nền nhiệt cao, chịu tác động của hoàn lưu tín phong, cũng nằm giữa vùng
ảnh hưởng của ba hệ thống gió mùa Châu Á. Do vậy đặc điểm chung của chế độ thời

tiết ở đây là nhiệt đới gió mùa, nhưng vai trò nổi trội là gió mùa sau đến vai trò bức
xạ nội chí tuyến đã tạo ra nhiều loại hình thời tiết có rất nhiều nét riêng biệt. Cùng
với các điều kiện bức xạ và địa hình đã tạo ra sự phân hoá khí hậu nhiều khi rất độc
đáo về sắc thái của từng loại hình thời tiết và nhịp điệu diễn biến của thời tiết theo
thời gian và không gian. Nói chung khí hậu của lưu vực là nhiệt đới gió mùa Châu Á,
có mùa đông lạnh ẩm; mùa hè nóng và mưa nhiều, có nhiều loại hình thời tiết diễn
biến phức tạp và nhanh chóng ngay trong cùng một mùa.
- Do chế độ gió mùa giữ vai trò nổi trội: Mùa hè trùng với thời kỳ hoạt động
của gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 và tín phong Nam bán cầu. Thời tiết
nóng ẩm, mưa nhiều, tháng 6 và tháng 10 là những tháng giao thời ngắn giữa hai
mùa, vào lúc gió mùa cực đới đã suy yếu và gió Tây Nam bắt đầu hoạt động (tháng
6) và tháng 10 gió Tây Nam rút khỏi hẳn phạm vi lưu vực, hệ thống phía Đông do
lưỡi áp cao Thái Bình Dương phát huy còn mạnh mẽ, nhiễu biến động thời tiết ít hơn
(như hội tụ và bão). Vì thế hai tháng chuyển tiếp mang nhiều tính chất mùa hè hơn
mùa đông, và là hai tháng của mùa mưa. Bức xạ mặt trời vẫn phát huy tích cực, nên
có sự khác biệt lớn trong sắc thái mùa và cấu trúc thời tiết mùa ở những nơi không
cách xa nhau, phát triển những ranh giới tự nhiên của khí hậu.
- Do những nguyên nhân về địa lý vì nhiều hệ thống gió mùa và địa hình, khiến
cho các loại hình thời tiết trong lưu vực rất đa dạng, khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, có nhiều loại hình thời tiết địa phương.
- Những điều kiện động lực mạnh mẽ trong cơ chế gió mùa ở vùng nội chí
tuyến đã là nguyên nhân chủ yếu duy trì thế không ổn định thường xuyên trong
tương quan giữa các hệ thống. Khả năng tồn tại của một loại hình thời tiết không quá
3 ÷ 5 ngày, đặc biệt là 8 ÷ 10 ngày. Vì thế việc trung bình hoá những đặc trưng thời
tiết trong khoảng thời gian dài ít có ý nghĩa.
- Chế độ thời tiết mùa hè: Mùa hè bắt đầu với sự phát triển mạnh mẽ của gió
mùa nóng ẩm của áp thấp phía Tây và gió Tây khô nóng, trong thời kỳ tiến triển của
gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6. Sau đó là thời kỳ thiết lập gió mùa hạ, là thời
kỳ cực thịnh của gió mùa Tây Nam, tín phong Nam bán cầu và xích đạo, lưỡi cao áp
Tây Thái Bình Dương chiếm ưu thế, với các nhiễu động thời tiết, hội tụ nhiệt đới,

rãnh nội chí tuyến, bão liên tiếp, mạnh mẽ, gây mưa lớn thường xuyên, dài ngày,
nhiệt độ mát dịu.
- Thời tiết nóng, gió Tây khô: Xảy ra vào đầu mùa hạ, thường do vùng áp thấp
Bắc Bộ mà tâm ở Nam đồng bằng tạo nên một sức hút mạnh mẽ, luồng không khí từ
Tây phát triển sang cả biển Đông, qua các dãy núi phía Tây, chịu tác động “Phơn” rất
sâu sắc, độ ẩm giảm thấp và nóng. Nếu gặp một áp thấp lục địa rộng và khơi sâu ở
Hoa Nam thì gió Tây càng phát triển mạnh mẽ, bao trùm cả Bắc Bộ, duy trì thời tiết
khô nóng kéo dài đến khi áp thấp Hoa Nam dịch chuyển về phía Đông, đưa gió Đông
Nam trở lại lưu vực thì thời tiết khô nóng mới chấm dứt, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng
dần trở lại. Những ngày thời tiết gió Tây (có tên gọi “gió Lào”) thì trời quang, nắng
nóng rực lửa, dễ gây hạn hán đối với vùng ít nước.
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-20-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Thời tiết trong rãnh nội chí tuyến: Mát, ổn định, gió mùa mùa hạ vào tháng 7,
8, 9 khi rãnh nội chí tuyến (hội tụ nhiệt đới) phát triển đã lên tới Bắc Bộ, mang lại
nguồn không khí gió mùa có nguồn gốc từ biển phía Nam qua biển ít biến tính, có
nhiễu động mạnh mẽ của rãnh hội tụ nhiệt đới đã gây ra lượng mưa lớn nhiều ngày,
tổng lượng mưa chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm trong lưu vực. Hướng gió Tây
Nam ở vùng Đông Bắc, có hướng gió Tây Bắc ở vùng núi phía Bắc, Đông Nam ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc - Tây Bắc ở vùng Tây Bắc. Thời kỳ này trời nhiều
mây, nhiệt độ tương đối thấp hơn thời kỳ đầu hè. Độ ẩm cao 85 ÷ 90%, thấp nhất 80

÷ 85%. Mưa giông có thể xảy ra hầu như hàng ngày, vào bất kỳ lúc nào. Nhiều khi
mưa dầm kéo dài 5 ÷ 7 ngày. Mưa rào và giông rất phổ biến.
- Thời tiết bão: Khi trận bão còn cách xa lưu vực 500÷600 km đã thấy mây chuyển
biến, áp suất khí quyển giảm dần, gió bị nhiễu loạn, chuyển sang Bắc hoặc Tây Bắc
ngược hướng với gió thịnh hành Đông Nam hay Tây Nam trong mùa hạ, không khí nóng
ẩm từ rìa phía trước bão gây nặng nề oi bức. Khi bão đến, vùng tâm bão gió rất mạnh,
mưa lớn, nhiệt độ và khí áp giảm nhanh, gió xoay nhiều hướng kéo dài nhiều giờ. Khi bão
tan, mưa kéo dài đến 4÷5 ngày với tổng lượng mưa rất lớn, có khi bằng lượng mưa của cả
tháng trong mùa hạ. Ở những vùng xa tâm bão 300 ÷ 400 km có thời tiết bão rớt, gió vẫn
xoay chiều, trời đầy mây mưa to nhưng không liên tục như vùng trung tâm. Bão thường
đổ bộ vào lưu vực trong tháng 8, tháng 9 (chiếm 0,79 lần/năm), đổ bộ vào nước ta 1,42
lần/năm. Tháng 7 bão hay đổ bộ vào Trung Quốc, lưu vực bị rớt bão. Theo thống kê thấy
rằng bão đổ bộ vào Hồng Kông (Trung Quốc) đến Đồng Hới (Quảng Bình) đều có khả
năng gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.
Thời tiết mưa ngâu trong hội tụ nội chí tuyến: Dải hội tụ nhiệt đới giữa mùa hạ
đã vắt ngang qua lưu vực sông Hồng, gây ra thời tiết mưa không lớn lắm nhưng kéo
dài từng đợt. Do không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao, hình thành một vùng mây
dày đặc, chứa lượng nước lớn. Khi đi qua hay dừng lại ở đâu sẽ gây ra thời tiết ẩm ướt
và nhiệt độ hạ thấp. Trời u ám, nắng yếu, khi mưa tạnh, cũng có khi xảy ra mưa lớn tới
hàng trăm mm. Loại hình này thường có chu kỳ, một đợt vài ngày, cách nhau 5÷7
ngày có mưa rào và giông. Sự xê dịch của các dải hội tụ nhiệt đới kéo theo sự xâm
nhập của không khí gió mùa từ các vùng biển phía Nam làm rối loạn cơ chế gió mùa
mùa hạ, chế độ mưa, lượng mưa tăng. Những năm không có mưa ngâu là những năm
có lượng mưa bị giảm sút khá nhiều, khô hạn tăng lên. Như vậy loại hình thời tiết mưa
ngâu cũng tham gia đáng kể vào quá trình gây lũ ở lưu vực sông Cầu.
2.4. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN DÒNG CHẢY.
1. Đặc điểm dòng chảy năm.
Dòng chảy trên các sông tỉnh Thái Nguyên được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ
và mùa kiệt. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 nhưng kết thúc không đồng thời trên
các vùng khác nhau trong lưu vực, nơi sớm là tháng 9, nơi muộn là 10 như sông Đu và

sông Công.
Bảng 2.12. PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH THÁNG
Đơn vị: m3/s
Trạm
Thác Bưởi

Q
K%

Gia Bảy

Q
K%

1
13,
1
2,1
13,
0
2,1

2
12,4
2,0
10,5
1,7

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội


3
14,
1
2,2
14,
4
2,4

4

5

6

7

23,6
3,7

45,2
7,2

85,3
13,5

22,6
3,7

43,6

7,2

72,9
12,0

117,6
18,6
157,
3
25,9

-21-

8
136,
6
21,6

9

10

11

12

Năm

93,7
14,9


46,3
7,3

27,3
4,3

15,7
2,5

52,6
100

127,5
21,0

63,1
10,4

39,2
6,5

24,5
4,0

18,0
3,0

50,5
100



Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Bảng 2.12. PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH THÁNG
Đơn vị: m3/s
Trạm
Giang Tiên

Q
K%

Cầu Mai

Q
K%

Tân Cương

Q
K%
Q
K%

Núi Hồng

1


2

1,61
2,2
0,1
3
1,4
3,0
8
1,7
0,89
2,6

1,50
2,1
0,1
3
1,4
3,1
5
1,7
0,85
2,5

3
1,4
7
2,0
0,12

1,3
3,5
0
1,9
0,96
2,8

4

5

6

7

8

9

10

2,98
4,1

4,77
6,5

7,79
10,6


11,76
16,0

16,68
22,7

12,27
16,7

6,38
8,7

0,27
3,0

0,82
8,9
14,7
5
8,1
2,45
7,1

1,06
11,6

1,72
18,7
25,77
14,1

5,11
14,9

1,63
17,8
31,2
4
17,1
4,33
12,6

0,73
7,9

23,62
12,9
5,04
14,6

2,00
21,8
39,0
8
21,4
6,19
18,0

8,69
4,8
2,28

6,6

17,59
9,6
3,18
9,2

11
4,0
7
5,5
0,3
7
4,0
8,6
3
4,7
2,05
6,0

12

Năm

2,11
2,9

6,12
100


0,20
2,2
3,8
9
2,1
1,07
3,1

0,77
100
15,2
100
2,87
100

Sự phân bố dòng chảy trong năm trên các sông không đều, lượng nước chỉ tập
trung vào các tháng mùa lũ. Lượng dòng chảy mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm từ
68% - 75% lượng dòng chảy cả năm. Trong khi thời gian mùa kiệt dài trong 7 đến 8
tháng từ tháng 10 hoặc tháng 11 tới tháng 5 năm sau có lượng dòng chảy chiếm 24 31% lượng dòng chảy năm. Tháng 8 là tháng có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 18 20% lượng dòng chảy năm.
TT
1
2
3
4

Bảng 2.13. TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM ĐO
QP% (m3/s)
Trạm đo
Sông
Flv(km2) Q0(m3/s)

CV
CS
50
75
Thác Bưởi
Sông Cầu
2220
52,6
0,27 -0,13
52,8
43,2
Giang Tiên Đu
283
5,95
0,24
0,74
5,70
4,90
Cầu Mai
Cầu Mai
27.7
0,8
0,42
0,05
0,76
0,55
Tân Cương Công
541
15,2
0,27

0,56
14,9
12,4

85
37,9
4,50
0,43
11,1

Từ tài liệu đo đạc thủy văn trên lưu vực cho thấy:
- Sự phân bố dòng chảy năm các sông trên địa bàn tỉnh có liên quan chặt chẽ tới
sự phân bố lượng mưa năm. Nơi có một số dòng chảy năm nhỏ nhất trên sông Đu có
M0 = 21 l/s/km2, nơi lớn nhất là sông Công, M0 ≈ 28,2 l/s/km2.
- Hàng năm Thái Nguyên nhận được một lượng nước từ thượng lưu sông Cầu
trên đất Bắc Kạn có diện tích lưu vực khoảng 1.300km 2 với một lượng dòng chảy
chừng 28,7 m3/s (0,9 tỷ m3 nước/năm). Về tới đập Thác Huống con số này lên tới 2,37
tỷ m3 nước/năm. Riêng sông Công hàng năm cũng có khoảng 0,83 tỷ m 3 nước. Như
vậy nếu tính cả sông Cầu và sông Công thì hàng năm Thái Nguyên có lượng dòng
chảy mặt vào khoảng 3,5 tỷ m3 nước.
Ngoài ra ở phía Đông tỉnh Thái Nguyên còn có một phần diện tích lưu vực sông
Rong thuộc thượng nguồn sông Trung xấp xỉ 282km2 và cho một lượng dòng chảy
chừng 0,22 tỷ m3 nước mỗi năm.
Có thể nói dòng chảy hàng năm ở đây khá phong phú, nhưng sự phân phối dòng
chảy giữa các tháng trong năm lại không đồng đều.
2. Dòng chảy mùa lũ.
Mùa mưa trên lưu vực kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, còn mùa lũ đến chậm hơn
một tháng (6- 9). Trừ một số lưu vực nhỏ ở hữu sông Cầu ảnh hưởng địa hình của dãy
núi Tam Đảo nên lượng mưa tháng 10 còn khá lớn, thời gian mùa lũ trên các sông này
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI

162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-22-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

có xê dịch chút ít, thường là từ tháng 6 đến tháng 10. Hàng năm mùa lũ có thể xuất
hiện sớm hoặc muộn đi 1 tháng nhưng với tỷ số không lớn. Mặc dù mùa lũ chỉ kéo dài
4 tháng trong năm nhưng chiếm tới 70÷ 75% tổng lượng lũ toàn năm.
* Nguyên nhân hình thành lũ:
Ở lưu vực sông Cầu, dòng chảy lũ trong sông do mưa gây nên. Tuỳ theo chế độ
mưa khác nhau mà tính chất lũ cũng khác nhau. Ở vùng này mùa mưa bắt đầu từ tháng
5, mùa lũ trên các sông suối bắt đầu từ tháng 6. Nếu xét chi tiết thì tuần bắt đầu có lũ
có thể là hạ tuần, trung tuần tháng 5 với tần số xuất hiện khoảng 35÷ 45%.
Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65,5 ÷ 78,8% (là đặc trưng chung của
các lưu vực nhỏ trong lưu vực sông Cầu. Lũ tập trung rất mạnh trong thời gian ngắn
do sự xuất hiện của các trận mưa liên tiếp làm cho lưu vực luôn thừa ẩm, hiệu quả của
mưa sinh dòng chảy cao và thời gian này thường có mưa lớn nên lũ tháng các tháng 7
và 8 thường lớn nhất năm.
Tuỳ theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số lần xuất hiện
lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều nhất là 10 trận. Thời
gian duy trì trận lũ có khác nhau tuỳ thuộc vào diện tích lưu vực, vào hình thái thời tiết
gây lũ, thường kéo dài từ 7 ÷ 15 ngày.
Từ tháng 5 đến tháng 6 áp thấp nóng Ấn Miến di chuyển dần từ phía Tây sang
phía Đông và xâm nhập vào lưu vực sông Hồng gây nên những trận mưa giông có
cường độ lớn nhưng chỉ kéo dài vài ba ngày tạo ra những cơn lũ nhỏ lên xuống nhanh.

Sang tháng 7 và tháng 8 dải hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây
Nam là vùng ranh giới giữa khối không khí xích đạo dọc đường hội tụ phát sinh ra
những trận xoáy thuận có khi phát triển lên thành bão. Những xoáy này gây ra những
đợt mưa lớn, kéo dài khoảng 5 ÷ 10 ngày liền trên diện rộng.
Những năm gần đây tần số xuất hiện đỉnh lũ xảy ra cao hơn vào đầu và cuối mùa
lũ, điều này có thể do nạn phá rừng và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thông thường các
đỉnh lũ cách nhau khoảng 10 ngày, có khi chỉ cách nhau 3 ÷ 5 ngày, do mưa liên tiếp.
Đôi khi trên dòng chính các đỉnh lũ nhập nhau thành ngọn đơn lớn, thời gian kéo dài
đỉnh lũ chỉ khoảng vài giờ. Đôi khi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hoặc các cơn
bão muộn đổ bộ vào Trung Bộ, có đôi khi xuất hiện các cơn lũ đơn độc vào tháng 9,
10 hoặc tháng 11 nhưng nhỏ hơn nhiều so với các con lũ xảy ra vào tháng 7, 8.
* Phân tích các hình thế thời tiết gây lũ cực lớn:
Mưa lớn, lũ lớn thường do hoạt động liên tiếp hoặc tổ hợp của một số hình thế thời
tiết chủ yếu hoạt động kế tiếp nhau gây nên. Ở đây mưa lớn đều khắp và thường bao
trùm diện rộng do 2 ÷ 3 loại hình thế thời tiết tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau.
- Trong các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn dẫn tới lũ lớn, thường gặp là hoạt
động của cao áp Tây Thái Bình Dương lấn sâu vào lục địa Châu Á tác động với các
hình thái thời tiết khác như rãnh thấp nóng, hoàn lưu bão tan…
- Hoạt động của rãnh thấp kết hợp với không khí lạnh tràn xuống vùng biên giới
Việt - Trung cũng là loại hình thế thời tiết quan trọng gây mưa lớn, lũ lớn, lũ quét.
- Một tổ hợp khác cũng thường gặp là hoạt động của gió xoáy thấp lạnh trên cao
bao trùm Bắc Bộ kết hợp với các hình thế khác.

VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-23-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Trong tất cả các loại tổ hợp hoạt động của các hình thế thời tiết gây mưa lớn
dẫn tới lũ lớn và đặc biệt lớn, cần đặc biệt chú ý tới tổ hợp hoạt động kế tiếp nhau của
bão, rãnh thấp nóng kết hợp với không khí lạnh hoặc cao áp Thái Bình Dương và dải
hội tụ nhiệt đới. Đại đa số các trận lũ lớn trên sông Cầu đều xảy ra khi có hoạt động
liên tiếp của loại tổ hợp hình thế thời tiết nêu trên.
- Hoạt động không đơn độc của một hình thế thời tiết gây mưa (trừ bão) không
có khả năng gây ra lũ lớn trên hệ thống sông, song vẫn có nhiều khả năng gây mưa lớn
ở từng địa phương dẫn đến hình thành lũ quét ở các lưu vực nhỏ miền núi.
* Sự gặp gỡ mưa nội đồng và lũ ngoài sông:
Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, lũ lớn trên lưu vực sông Cầu có thể xảy
ra trong tất cả các tháng này, nhưng tần suất lớn nhất là vào tháng 7 và tháng 8. Đặc
trưng lũ của các sông này là lũ núi, tức có dạng lũ đỉnh nhọn, lũ lên nhanh, xuống
nhanh. Đoạn sông Cầu ở Thái Nguyên về Thác Huống do ảnh hưởng của đập làm mực
nước dâng cao. Các loại hình thời tiết gây mưa kéo dài từ 3-5 ngày và bao trùm trên
diện rộng, và chính nó cũng là nguyên nhân gây ra úng nội đồng, vì lúc này mực nước
ngoài sông cao nên nước trong đồng không thể tiêu tự chảy ra ngoài sông được. Từ
chuỗi số liệu mưa 40 năm tại Thái Nguyên, Bắc Kạn, Chợ Mới, và Thác Bưởi và chuỗi
số liệu mực nước 7 ngày max tại Thái Nguyên, thống kê thời gian xuất hiện mực nước
bình quân 7 ngày cao nhất trong các tháng 7, 8 và 9 hàng năm với các đợt mưa dài
ngày cùng thời đoạn, thấy tần suất mưa tại Thái Nguyên trùng với mực nước lớn trong
sông Cầu tại Thái Nguyên là:
- Tháng 7: 82%.
- Tháng 8: 82%.
- Tháng 9: 90%.
Tần suất mưa lớn gặp nhau ở cả 4 trạm mưa thượng nguồn lưu vực sông Cầu:
- Tháng 7: 70%.

- Tháng 8: 82%.
- Tháng 9 : 61%.
Bảng sau đây thống kê các trận mưa lớn (mưa diện) với số liệu mưa tại các trạm
đại diện cho lưu vực sông Cầu là Bắc Kạn, Chợ Mới, Thác Bưởi, Thái Nguyên, ứng
với mực nước xảy ra trên sông Cầu tại Gia Bảy.
Bảng 2.14. THỐNG KÊ CÁC TRẬN MƯA LỚN
Năm
20-26/7/1986
13-19/8/1971
17-23/7/1980
8-14/8/1968
26/6-2/7/1977
25/7-31/7/1983

X 7 ngày Thái Nguyên
X (mm)
P%
348
2
334
3
317
5
310
6
288
10
259
20


H max Gia Bảy
H (cm)
P%
2796
5,5
2778
9
2694
22
2799
4,5
2663
30
2803
5

Hình dưới đây là tương quan giữa lượng mưa 7 ngày lớn nhất lưu vực sông Cầu
tính đến Thái Nguyên (với các trạm mưa đại diện là Định Hóa, Bắc Kạn, Chợ Mới,
Thác Bưởi, Thái Nguyên) và mực nước lớn nhất tại Gia Bảy. Từ hình vẽ có thể thấy
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-24-


Rà soát, bổ sung Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2010 đến 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP


tương quan này là khá chặt chẽ, với hệ số tương quan là 0,8. Tuy nhiên, tương quan
này cũng chỉ là tương đối, vì có thể thấy với các trận lũ gây mực nước lớn trong sông
Cầu tại Thái Nguyên tương ứng với tần suất xấp xỉ 5% (các năm 1968, 1986, 1983)
nhưng mưa 7 ngày lớn nhất trên toàn lưu vực rơi vào các tần suất 2%, 6% và 20%.
Mực nước lớn nhất xảy ra tại Thái Nguyên trong chuỗi 40 năm đo đạc đạt tần suất 5%,
trong khi mưa 7 ngày lớn nhất trên lưu vực đạt tần suất 2%. Điều này có nghĩa mực
nước lũ tại Thái Nguyên chịu ảnh hưởng không chỉ bởi lượng mưa ở trên toàn lưu vực
sông Cầu gây ra, mà còn có thể do mưa lớn cục bộ ở một vài vùng nhỏ, kèm với điều
kiện nước ở hạ lưu sông không thoát, gây dồn ứ.

* Biến đổi dòng chảy lũ.
Lưu vực sông Cầu có dạng hình lông chim, lượng mưa phân bố trên lưu vực
không đều nên lũ lớn thường không tập trung. Sự gặp gỡ của lũ lớn trên sông Cầu và
các sông nhánh như sông Đu, sông Công nhỏ. Cụ thể:
- Lũ lớn ở Thác Riềng gặp lũ lớn ở Gia Bảy: 40%.
- Lũ lớn ở Gia Bảy gặp lũ lớn ở Giang Tiên - Sông Đu: 75%.
- Lũ lớn ở Tân Cương gặp lũ lớn ở Gia Bảy khoảng 25%.
Tại trạm thuỷ văn Thái Nguyên (Gia Bảy) trước đây chỉ quan trắc mực nước, từ
1997 Tổng Cục Khí tượng thủy văn quyết định quan trắc lưu lượng thay cho trạm Thác
Bưởi. Tuy nhiên theo tài liệu đo đạc cũ trước đây của Bộ Thuỷ lợi và Điện lực, Cục
Thuỷ văn cho thấy trận lũ tháng 8/1959 có thể được coi là trận lũ lịch sử lớn nhất tại
Thái Nguyên từ trước tới nay. Theo số liệu này thì mực nước cao nhất tại Thái Nguyên
đưa về trạm thuỷ văn hiện nay là 28,28 m (cao độ cũ) và xuất hiện vào lúc từ 2h- 4h
ngày 2/8/1959, tương ứng Qmax=3.300m3/s (Theo Đài khí tượng Thái Nguyên
Qmax=3.500m3/s).
Từ đó đến nay, Thái Nguyên mới lại xuất hiện lũ lớn gần bằng lũ lịch sử 1959,
đỉnh lũ tại Gia Bảy lúc 24h ngày 4/7/2001 là 28,20 (cao độ cũ), chỉ thấp hơn mực nước
lũ lịch sử 1959 là 8 cm. Tuy nhiên lưu lượng lại nhỏ hơn lũ năm 1959 khá xa. Theo
con số điện báo của Tổng Cục dự báo khí tượng thủy văn thì đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện
vào khoảng 24h ngày 4/7/2001 là 2.280 m 3/s tức là thấp hơn lũ 1959 tới hơn

1.000m3/s. Nguyên nhân có thể được giải thích như sau: Lũ lớn 1959 từ thượng nguồn
đổ về nên dòng nước có động năng rất lớn, gây ra tốc độ dòng chảy trong sông lớn.
Nên cùng mức nước xấp xỉ nhau mà lưu lượng đỉnh lũ tại Gia Bảy trong trận lũ tháng
8/1959 hơn đỉnh lũ tháng 7/2001 tới cả trên 1.000 m3/s.
VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
162A -Trần Quang Khải - Hà Nội

-25-


×