Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Bộ câu hỏi ôn tập môn chuyên ngành thi Viện kiểm sát tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.94 KB, 64 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
Câu 1. Phân biệt đồng phạm. Ý nghĩa.
Khái niệm đồng phạm: Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS thì: "Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm" Đồng
phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thực hiện trong một
vụ án có nhiều người tham gia. Để được coi là động phạm thì những người thực
hiện tội phạm đều phải có đủ các điều kiện cấu thành tội phạm.
Có hai loại đồng phạm: đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức
- Đồng phạm giản đơn: là tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm
đều là người thực hành.
- Đồng phạm có tổ chức là đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20). Trong vụ đồng phạm tùy vào
quy mô và tính chất mà có thể có nững người giữ vai trò khác nhau: người tổ chức,
người xúi giục, người thực hành, người giúp sức .
1. Người tổ chức:
Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. (Khoản 2 điều 20
BLHS).
Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức
có thể có những hành vi: khởi xướng việc phạm tội, vạch kế hoạch thực hiện việc
phạm tội cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực
hiện hành vi phạm tội; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác;
Điều khiển hành động của những người đồng phạm khác; Đôn đốc, thúc đẩy người
đồng phạm khác thực hiện tội phạm ...
2. Người thực hành:
1

Đề cương ôn thi VKS


Là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 điều 20 BLHS)
Theo luật hình sự Việt Nam có hai loại trường hợp sau được coi là trực tiếp thực


hiện tội phạm:
Trường hợp 1:
- Là trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường trong thực tế. tự mình
thực hiện có thể là có sử dụng công cụ, phương tiện kể cả sử dụng cơ thể người
khác, súc vật như là công cụ, phương tiện hoặc có thể không sử dụng công cụ,
phương tiện.
- Trong vụ phạm tội cố ý có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được
mô tả trong CTTP. Trong trường hợp này không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện
trọn vẹn hành vi được mô tả trong CTTP mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một
phần hành vi đó. Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu
hiệu của CTTP.
Trường hợp 2:
- Là trường hợp người thực hiện tội phạm không tự mình thực hiện hành vi được mô
tả trong CTTP mà tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được
mô tả trong CTTP. Nhưng bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành
vi đó lại không phải chịu TNHS cùng với người tác động vì:
+ họ là người không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS theo
luật định.
+ họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm.
+ họ được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần.
- Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng này không thể xảy ra
ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện tội phạm như tội hiếp dâm (điều
111), hoặc tội loạn luận (điều 150)..
3. Người xúi giục:

2

Đề cương ôn thi VKS



Là những người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
(khoản 2 điều 20 BLHS).
Hành vi kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội chỉ
được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên
quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động phạm tội của những đồng phạm khác và người
thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định phạm tội, vì có người khác
xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định phạm tội. Nếu việc xúi giục không liên quan
trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực
hiện tội phạm đã có sẵn ý định phạm tội thì không phải là người xúi giục trong vụ
án có đồng phạm.
Trường hợp xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi, người không có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện tội phạm thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực
hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường
hợp này người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi
giục thực hiện tội phạm. Nếu xúi giục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội
thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự " xúi giục
người chưa thành niên phạm tội" (điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS)
Trong trường hợp người xúi giục lại là người tổ chức và cùng thực hiện tội
phạm thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi giục người chưa thành niên phạm
tội thì họ phải chịu tình tiết tăng nặng "xúi giục người chưa thành niên phạm tội"
Hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm
cụ thể và người phạm tội cụ thể, nếu chỉ có lời nói và tính chất thông báo hoặc gợi
ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
4. Người giúp sức:

3

Đề cương ôn thi VKS



Là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm(khoản 2 điều 20 BLHS).
Trong 1 vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng,
nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm cũng gặp khó khăn. Ví
dụ: H hứa với T sẽ tiêu thụ toàn bộ số tài sản nếu T trộm cắp được. Có sự hứa hẹn
của H nên đã thúc đẩy T quyết tâm phạm tội vì đã có nơi tiêu thụ tài sản trộm cắp
được.
Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương
tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che
giấu người phạm tội, phương tiện, xóa dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tội mà
có.
Dù tạo điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm thì hành
vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp
sức không trực tiếp thực hiện tội phạm
Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người giúp sức cũng
có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức, người giúp sức
không phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vụ
án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người giúp sức bao giờ cũng
được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác.
• Ý nghĩa:
- Nhằm xác định trách nhiệm hình sự của từng người trong đồng phạm. Việc
chịu TNHS chung về tội phạm nhưng mỗi cá nhân lại có mức độ tham gia
khác nhau. Do đó cần phải phân biệt để xác định trách nhiệm hình sự của
mỗi cá nhân.
- Nhằm xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của vụ phạm tội. Mỗi vụ
phạm tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau, và một

4


Đề cương ôn thi VKS


trong những dấu hiệu thể hiện mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội chính
là sự xuất hiện của đồng phạm, tính chất có tổ chức của vụ phạm tội.
Câu 2. Chứng cứ trong Tố tụng hình sự
Khái niệm chứng cứ:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS
quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay
không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình
tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án" (Khoản 1 điều 64 BLTTHS)
• Chứng cứ được xác định bằng nguồn chứng cứ, gồm:
- Vật chứng: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật
mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác
có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
• Đặc điểm của chứng cứ:
Chứng cứ có 3 thuộc tính: tính liên quan, tính khách quan, tính hợp pháp. Theo
đó được hiểu:

5

Đề cương ôn thi VKS



- Tính liên quan: Những chứng cứ có trong 1 vụ án hình sự phải có mối quan hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ án, mối quan hệ này phải là mối quan hệ nội tại, có
tính nhân quả ( chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi, hành động , một mối
quan hệ nhất định và ngược lại, hành vi, hành động hoặc mối quan hệ đó là nguyên
nhân hình thành chứng cứ).
- Tính khách quan: Chứng cứ là những gì có thật, tồn tại trong thế giới khách quan,
phản ánh trung thực những tình tiết liên quan đến vụ án.
- Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được cung cấp, thu thập và bảo quản theo trình tự
thủ tục mà pháp luật quy định để đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ. Ví dụ
như: chứng cứ thu được từ các hoạt động mật thám, nội gián, đặc vụ sẽ không được
coi là chứng cứ hợp pháp vì đặc trưng của những hoạt động này là không thu thập
bằng con đường công khai, hợp pháp.
Mỗi chứng cứ đều phải có đủ ba thuộc tính nói trên, các thuộc tính này có
mỗi liên hệ khăn khít với nhau và cùng tồn tại trong một chứng cứ. Mỗi thuộc tính
có một vị trí, vai trò nhất định trong việc hình thành chứng cứ. vì vậy khi sử dụng
chứng cứ phải xem xét đồng thời cả ba thuộc tính nói trên, nếu thiếu một trong ba
thuộc tính ấy thì không được coi là chứng cứ.
Câu 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác kiểm sát xét xử án hình sự
Khái niệm công tác kiểm sát xét xử vụ án hình sự:
Là những hoạt động của VKS nhằm kiểm sát quá trình xét xử vụ án hình sự
sao cho đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo tính bình đẳng trước pháp luật,
tính khách quan và công khai minh bạch trong quá trình xét xử án hình sự.
Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát trong công tác xét xử vụ án hình sự:
6

Đề cương ôn thi VKS


- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án.
(khoản 1 điều 19 luật tổ chức VKSND 2014). Hoạt động kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự được hiểu là việc viện kiểm sát xem xét
việc xét xử vụ án hình sự đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục, đúng thẩm quyền
xét xử, những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đã đúng hay chưa?.. từ đó
để đưa ra các quyết định nhằm ngăn chặn những hành vi trái pháp luật trong quá
trình xét xử vụ án hình sự.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. (khoản 2 điều 19 luật tổ chức VKSND
2014). Quyền hạn kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án là quyền năng xuất phát
từ quyền truy tố của VKS và giới hạn xét xử của tòa án trong TTHS. Theo đó, Tòa
án chỉ được xét xử bị cáo theo tội danh mà vks đã truy tố hoặc với tội khác nhẹ hơn
tội mà vks đã truy tố. Vì vậy, để đảm bảo việc tòa án ra những bản án, quyết đính
đúng đắn nhất thì VKS đã được quy định quyền kiểm sát bản án và quyết định của
Tòa án. Quyền năng này được thực hiện thông qua quyền kháng nghị bán án, quyết
định của VKS.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi
phạm pháp luật. Bằng việc tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự, VKS sẽ trực
tiếp theo dõi, kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của những người tham gia tố tụng
từ đó nhận ra những vi phạm pháp luật, thông qua đó để đưa ra những biện pháp
thích hợp để xử lý những vi phạm đó.
- Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết
định việc kháng nghị. Một trong những quyền trong công tác kiểm sát quá trình xét
xử vụ án hình sự đó là quyền yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ
án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị. Thông qua việc kháng nghị
VKS thể hiện được vai trò kiểm sát của mình. Kháng nghị khi thấy bản án, quyết
7

Đề cương ôn thi VKS


định chưa hợp lý, kháng nghị khi thấy có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

hình sự. Để có thể thấy được điều đó thì phải được xem xét hồ sơ vụ án.
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố
tụng. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Nếu nhận thấy Tòa án có vi phạm
nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì VKS có quyền kháng nghị những quyết định,
bản án có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đó.
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát
xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự .
Theo đó, VKS có những quyền hạn nhất định: đảm bảo sự tuân theo pháp
luật trong việc xét xử án hình sự ( công tác xét xử của Tòa án, hoạt động của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng), cũng như xem xét tính hợp pháp của các
bản án, quyết định của Tòa án…
Câu 4. Trách nhiệm hình sự của người đồng phạm.
Khái niệm đồng phạm
Khái niệm đồng phạm: Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS thì: "Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm" Đồng
phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thực hiện trong một
vụ án có nhiều người tham gia. Để được coi là động phạm thì những người thực
hiện tội phạm đều phải có đủ các điều kiện cấu thành tội phạm.
Trong vụ án có đồng phạm, những người cùng tham gia đều bị xét xử về một
tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Nên khi xác
định TNHS của những người đồng phạm phải xem xét mức độ và tính chất tham
gia của từng người.

8

Đề cương ôn thi VKS


Tính chất tham gia là vai trò của người đó trong quá trình thực hiện đồng
phạm và việc thực hiện tội phạm như: người tổ chức, người thực hành, người xúi

giục hay người giúp sức.
Mức độ tham gia là mức độ mà người đó tham gia vào đồng phạm và việc
thực hiện đồng phạm như tham gia đến cùng hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội… Dựa trên tính chất nguy hiểm cho xã hội để xác định mức độ tham gia
của người phạm tội.
Việc xác định TNHS đối với những người đồng phạm còn phải dựa trên
nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội và nguyên
tắc cá thể hóa tội phạm. Cụ thể là:
- Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
mà họ thực hiện.
Theo đó, tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một
tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài luật đó quy định.
Các nguyên tắc chung về việc truy cứu TNHS, về quyết định hình phạt, thời
hiệu đối với loại tội cho những người đồng phạm đã thực hiện được áp dụng chung
cho tất cả.
- Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực
vụ động phạm.
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của
người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm chính là hành vi
vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi đó có thể đã

9

Đề cương ôn thi VKS


cấu thành tội khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng định khung. Hành vi vượt quá
thông thường được hiểu là hành vi vượt quá của người thực hành.
Việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ
TNHS đối với người đồng phạm khác.

Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức dù chưa đưa đến thực hiện tội
phạm vẫn phải chịu TNHS.
Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại
trừ TNHS của những người đồng phạm khác.
- Khi xác định TNHS của những người đồng phạm cần tuân thủ nguyên tắc
cá thể hóa TNHS,
.Trong vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng tội nhưng tính
chất và mức độ tham gia của mỗi người có khác nhau, tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi của mỗi người cũng khác nhau. Do vậy TNHS của mỗi người phải
được xác định khác nhau.
Câu 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi
hành án hình sự
Công tác kiểm sát vụ án hình sự của VKS được thể hiện trong các giai đoạn
tố tụng khác nhau có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Cụ thể nhiệm vụ, quyền
hạn của VKS trong công tác kiểm sát thi hành án hình sự được quy định tại Luật tổ
chức VKSND năm 2014:
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ
quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án
hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi
hành án hình sự.
10

Đề cương ôn thi VKS


Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
Thứ nhất, Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu Tòa án,
cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành
án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm

sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự.
(Điểm a khoản 2 điều 25).
Thứ hai, Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành
án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp
kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương ((Điểm b khoản
2 điều 25)
Thứ ba, Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù
không có căn cứ và trái pháp luật((Điểm c khoản 2 điều 25).
Thứ tư, Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia
việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn
thời gian thử thách(Điểm d khoản 2 điều 25).
Thứ năm, Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan,
người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự(Điểm đ khoản 2 điều 25).
Thứ sáu, Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục
vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi
phạm(Điểm e khoản 2 điều 25).
Thứ bảy, Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi
phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của
pháp luật(Điểm g khoản 2 điều 25).

11

Đề cương ôn thi VKS


Thứ tám,Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án
hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự(Điểm h khoản 2 điều
25).
Câu 6. Phân tích phòng vệ chính đáng, điều kiện vượt quá phòng vệ chính đáng
Khái niệm phòng vệ chính đáng

Điều 15 BLHS 1999 có quy định về vấn đề Phòng vệ chính đáng, cụ thể như
sau: “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm ”.
Theo đó, một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách
“cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên
mặc dù gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, thì hành vi này được coi là
phòng vệ chính đáng và người phòng vệ không bị coi là tội phạm.
Việc phòng vệ chính đáng nói trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện
hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của công dân. Đây là điều kiện đầu tiên phải nói đến trong phòng vệ chính
đáng, ta chỉ nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Không thể coi một hành vi là phòng
vệ chính đáng khi xâm hại đến người mà hành vi của họ không gây nguy hiểm cho
xã hội.
12

Đề cương ôn thi VKS


- Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho XH đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. Hành vi tấn
công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng nó chỉ là cơ sở
chừng nào còn đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành vi tấn
công đã chấm dứt có nghĩa là không còn đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn.
- Thứ ba, PVCĐ không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có

thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
- Thứ tư, người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang
có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn
công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần
thiết, phù hợp là tương đối phức tạp cà cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính
chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và
sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương
pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng...).
- Vượt quá phòng vệ chính đáng
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xân hại (khoản 2 điều 15 BLHS).
Đây là những trường hợp người phòng vệ đã dùng những phương tiện và
phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các
phương tiện và phương pháp đó.
Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó
13

Đề cương ôn thi VKS


là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người
do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên theo điều 46 thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Câu 7. Phân tích biện pháp tạm giữ.
Khái niệm tạm giữ
Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định : “ Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,
đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã"
Mục đích tạm giữ là nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc hành vi cản trở
việc điều tra khám phá tội phạm của người bị nghi là thực hiện hành vi phạm tội,
tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền đủ thời gian để xác định tính chất, mức độ
của hành vi; nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để từ đó
có thể quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc không khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can hoặc các quyết định pháp lý cần thiết khác như: tạm giam,
áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay trả tự do cho người bị bắt…
Chẳng hạn như, mục đích của tạm giữ đối với người bị bắt trong trường hợp
khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành
vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người
phạm tội, tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ tài liệu, bước đầu
14

Đề cương ôn thi VKS


xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ. Còn tạm giữ đối với người bị bắt
theo lệnh truy nã để có thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận
người bị bắt.
2. Đối tượng tạm giữ
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn cần thiết có tác dụng ngăn chặn kịp thời
hành động phạm tội; đồng thời giữ kẻ bị tình nghi phạm tội lại để xem xét xử lý.
Đối tượng có thể bị tạm giữ được quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2003 bao

gồm: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm
tội quả tang; người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy
nã. Nhưng sau khi bị bắt trong các trường hợp nêu trên, người bị bắt chưa chắc đã
bị tạm giữ ví dụ như trong trường hợp người bị bắt phạm tội quả tang nhưng sự
việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và
không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải tạm giữ.
Còn đối với bắt người trong trường hợp khẩn cấp thường phải tạm giữ vì trong hầu
hết các trường hợp khi quyết định bắt khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã xác định cần
phải ngăn chặn việc người đó trốn hoặc cản trở điều tra. Hoặc đối với người bị bắt
theo lệnh truy nã việc tạm giữ chỉ đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra lệnh truy nã
không thể đến ngay để nhận người bị bắt.
Qua đó ta có thể thấy rằng, biện pháp tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn
độc lập, việc quy áp dụng biện pháp này phải có những căn cứ nhất định chứ không
phụ thuộc vào biện pháp bắt, hay nói cách khác, biện pháp tạm giữ không phải là
biện pháp ngăn chặn bắt buộc phải áp dụng sau khi bắt người. Như vậy sau khi bị
bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang , hoặc khi người phạm tội ra
đầu thú, tự thú thì họ có thể không bị tạm giữ trong các trường hợp sau đây:

15

Đề cương ôn thi VKS


- Các cơ quan có thẩm quyền xác đinh được ngay việc bắt khẩn cấp hoặc bắt
quả tang đối với họ là không có căn cứ.
- Ngay sau khi bắt người khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang, ngay
sau khi có người ra tự thú, đầu thú các cơ quan có thẩm quyền đã xác định được
đầy đủ căn cứ để có thể khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can đối với người bị bắt,
người tự thú, đầu thú nên đã ra các quyết định khởi tố cần thiết và cũng đã xác định
được ngay căn cứ để có thể tạm giam đối với họ nên đã gia lệnh tạm giam 2 đối với

bị can mà không cần tạm giữ. Hoặc ngay sau khi bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả
tang, ngay sau khi có người ra tự thú, đầu thú đã xác định đầy đủ căn cứ để khởi tố
vụ án và khởi tố bị can nên cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định tạm giữ,
rồi sau khi đã ra quyết định khởi tố cần thiết nhưng xét thấy không cần thiết phải
tạm giam bị can nên cơ quan có thẩm quyền để cho bị can được tại ngoại mà không
cần thiết phải tạm giam bị can. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu sau khi bắt khẩn
cấp hoặc bắt quả tang, các cơ quan có thẩm quyền bắt đã gửi lệnh bắt cho Viện
kiểm sát để Viện kiểm sát kiểm sát việc bắt và Viện kiểm sát đã không phê chuẩn
việc đó thì cũng không được ra quyết định tạm giữ đối với người bị bắt.
3. Thẩm quyền tạm giữ
Khoản 2 Điều 86 BLTTHS quy định “ Những người có quyền ra lệnh bắt
khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng cảnh
sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ”. Theo khoản 2 Điều 86 quy định về thẩm
quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì có bốn nhóm người có
quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, gồm những nhóm người sau đây:
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp (gồm: cơ quan điều tra
trong công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, cơ quan điều tra
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
16

Đề cương ôn thi VKS


- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương;
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
- Người chỉ huy tàu bay, sân bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay,
bến cảng.
- Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Theo quy định BLTTHS 2003 thì cơ quan điều tra cấp huyện trở lên mới có
quyền ra lệnh tạm giữ. Chính quyền và công an cấp xã, phường, thị trấn không có

quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Thực hiện quy định này, khi nhận người
bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì UBND xã,
phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt
người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền. Như
vậy, những người có quyền ra quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người
đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ
quan Nhà nước khác hoặc trong lực lượng vũ trang.
4. Thủ tục tạm giữ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS 2003, việc tạm giữ phải có lệnh
viết của người có thẩm quyền. Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, thời hạn tạm
giữ, ngày hết hạn tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ một bản. Nếu việc tạm giữ
không có lệnh của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có quyền yêu cầu trả tự
do cho họ.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra lệnh tạm giữ, lệnh tạm giữ phải được gửi
cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Khi
kiểm sát việc tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc không cần
17

Đề cương ôn thi VKS


thiết phải tạm giữ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và cơ quan
đã ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ trong những trường hợp sau
đây:
- Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt quả tang trong trường hợp khẩn cấp,
trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và không phải là người phạm tội
tự thú, đầu thú.
- Người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội
nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ ràng và không có
biểu hiện sẽ trốn hoặc cản trở công việc điều tra.
5. Thời hạn tạm giữ.
Điều 87 BLTTHS năm 2003 quy định: “ 1. Thời hạn tạm giữ không được
quá ba ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. 2. Trong trường hợp cần
thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba
ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm
giữ lần hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải
được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn: trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được
đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn. 3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ
căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. 4. Thời hạn tạm
giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày
tạm giam”. Việc quy định được gia hạn tạm giữ cụ thể quy định có thể gia hạn tạm
18

Đề cương ôn thi VKS


giữ hai lần nhằm bảo đảm tính có căn cứ và cần thiết của việc tạm giữ, hạn chế hiện
tượng tạm giữ tràn lan, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
tạm giữ, do vậy đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải nhận thức rõ vấn đề này để
bảo đảm áp dụng pháp luật được tốt. Ngoài ra việc đặt ra quy định khi gia hạn tạm
giữ cần có quyết định phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp nhằm bảo đảm quyền
lợi cho công dân tránh tình trạng do những mâu thuẫn cá nhân ảnh hưởng đến
quyền lợi của người bị tạm giữ.
Khoản 4 Điều 87 quy định thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Quy định này có mục đích
nhân đạo, do vậy cho phép nếu sau đó người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và họ tạm

giam thì được trừ đi thời hạn họ đã bị tạm giữ vào thời hạn tam giam. Tuy nhiên
sau này, nếu như người phạm tội bị Tòa án kết án tù có thời hạn thì pháp luật Việt
Nam vẫn cho phép trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam vào thời hạn họ phải chấp hành
hình phạt tù. Điều 33 BLHS năm 1999 quy định “Thời gian tạm giữ, tạm giam
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng
một ngày tù”.
Điểm mới về thời hạn tạm giữ trong BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 là
bổ sung về thời hạn trong khoảng thời gian 12 giờ Viện kiểm sát phải ra quyết định
phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định ra hạn tạm giữ. Điều này góp phần đảm
bảo quyền lợi của người bị tạm giữ.
Câu 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam.
Khái niệm tạm giữ, tạm giam
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và những
người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,
19

Đề cương ôn thi VKS


phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo
lệnh truy nã (Điều 86 BLTTHS).
Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội
nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt trên
hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khyoanr 1 điều 88 BLTTHS).
Nhiệm vụ, quyển hạn của VKS nhân dân khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam

Công tác kiểm sát vụ án hình sự của VKS được thể hiện trong các giai đoạn
tố tụng khác nhau có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Cụ thể nhiệm vụ, quyền
hạn của VKS trong công tác kiểm sát việc việc tuân theo pháp luật của cơ quan,
người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam được quy định tại Luật tổ chức
VKSND năm 2014 và BLTTHS 2003:
Thứ nhất, hủy bỏ quyết định tạm giữ không có căn cứ hoặc không thiết. Trong
thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi
cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không
cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra
quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. (khoản 3 điều 86
BLTTHS)
Thứ hai, trực tiếp ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh tạm
giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong thời hạn ba
ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu
liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc
Đề cương ôn thi VKS
20


quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều
tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. (khoản 3 điều 88 BLTTHS).
Thứ ba, Trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; hỏi người bị tạm
giữ, tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam;
Thứ tư. Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam;
Thứ năm, Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm
tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung
cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm
giữ, tạm giam; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật
trong việc tạm giữ, tạm giam;
Thứ sáu, Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có

căn cứ và trái pháp luật;
Thứ bảy, Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền
trong việc tạm giữ, tạm giam đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định
có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật;
Thứ tám, Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi
phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của
pháp luật;
Thứ chín, Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
Câu 9. Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do quá tự tin
1. Lỗi cố ý gián tiếp

Khái niệm lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
21

Đề cương ôn thi VKS


hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra. (điều 9 BLHS).
Sự nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội chỉ có thể là sự thấy trước hậu
quá đó có thể xảy ra. Không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu
quả tất nhiên phải xảy ra mà lại có thái độ để mặc, không mong muốn hậu quả đó
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thái độ có ý thức để mặc cho hậu quả
nguy hiểm cho xã hội xảy ra chỉ có thể có được trong trường hợp thấy trước cả hai
khả năng- khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậu quả không xảy ra.
Từ phân tích trên có thể rút ra những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp như sau:

-

Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình, thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

-

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với
mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm
mục đích khác. Chính để đạt được mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội
với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước.
VD: A dùng dao chém B vào đùi với mục đích để cảnh cáo B nhưng sau đó
bỏ về nhà. Do không được cấp cứu kịp thời, máu ra nhiều nên B đã chết.
2. Lỗi vô ý vì quá tự tin

Khái niệm lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong TH người phạm tội tuy thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra
hậu quả nguy hại đó (điều 10 BLHS).
22

Đề cương ôn thi VKS


Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành

vi của mình có thể gây ra. Tuy nhiên, người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá
tự tin thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng đồng thời lại
cho rằng hậu quả đó không xyar ra. Như vậy, trước sự thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc khả năng hậu quả xảy ra hay
không và kết quả là người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Thấy trước
được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng lại tin tưởng rằng hậu quả
đó không xảy ra.
Chính sự tin tưởng này thể hiện người phạm tội đã không nhận thức được
một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này khác với không mong muốn
ở trường hợp cố ý gián tiếp vì người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra,
họ đã tính toán, cân nhắc và cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được.
VD: A điều khiển xe ô tô trên đường nhìn thấy B chuẩn bị sang đường nhưng
nghĩ B sẽ sang từ từ và mình có thể tránh được. Không may B sang đột ngột làm A
không thể tránh nên gây ra tai nạn làm B chết.
Câu 10. Điều kiện áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ
Khái niệm biện pháp cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba
năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm
trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần
thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. (điều 31 BLHS).

23

Đề cương ôn thi VKS


Trong hệ thống hình phạt, cải tạo không giam giữ nhẹ hơn hình phạt tù

nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Cải tạo không giam giữ không buộc người
bị kết án phải cách li khỏi xã hội. Do vậy, cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối
với người phạm tội khi có các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người phạm tội phạm vào tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là loại tội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù giam. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến 7 năm tù giam. Vì hình
phạt nhẹ hơn hình phạt tù và không phải cách li khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo,
cho nên cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng cho những trường hợp phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
Thứ hai, người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng.
Những yếu tố cơ bản đưa đến hiệu quả của cải tạo không giam giữ là sự giám sát
của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp của gia đình với
các cơ quan, tổ chức nói trên trong việc giáo dục và sự tự cải tạo của người bị kết
án qua hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương. Chính vì vậy, cải tạo
khoonhg giam giữ chỉ áp dụng khi người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi thường trú rõ ràng.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, cho nên Tòa án còn có thể quyết
định thêm hình phạt bổ sung mà luật có quy định đối với tội đó.

Câu 11. Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ
-

Khái niệm biện pháp cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba

năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm

24


Đề cương ôn thi VKS


trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần
thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. (điều 31 BLHS).
-

Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ
Người bị kết án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ được quy định tại điều 4

NĐ số 60/2000/NĐ - CP quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam
giữ:
Thứ nhất, Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham
gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng,
ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;
Thứ hai, Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó
nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải
có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.
Thứ ba, Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa
chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng
nơi mình cư trú;
Thứ tư, Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho
người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;
Thứ năm, Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại (nếu có);
Thứ sáu, Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát,
giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết
án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh
sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;


25

Đề cương ôn thi VKS


×