Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tổng quan chính sách phản biện phản biện và giám sát xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.34 KB, 14 trang )

12/30/2015

Phản biện và giám sát xã hội
Đặng Ngọc Quang
Pleiku, ngày 23 tháng 12 năm 2015

Nội dung
Trao đổi và chia sẻ về
• Hoạt động phản biện và giám sát xã hội:
– Đối tượng
– Nội dung
– Cơ sở pháp lý
– Quy trình/tiến trình

• Quan hệ giữa phản biện và giám sát
• So sánh các chủ thể: Mặt trận, VUSTA, cộng
đồng và chính phủ

1


12/30/2015

VUSTA: Từ báo cáo tổng kết 2010-2015
Khách thể phản biện
• dự thảo văn kiện của Đảng
• dự án luật quan trọng và Nhà nước
• các dự án đầu tư trọng điểm ảnh hưởng
lớn đến xã hội

VUSTA: Từ báo cáo tổng kết 2010-2015


• Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng; chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo;
• Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992;
• Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Thủ đô; Luật việc làm; Luật bảo
vệ môi trường;
• Dự án “đường sắt cao tốc Bắc - Nam”;
• Đề án “Quy hoạch thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050”;
• Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; Đề án “đổi mới cơ
chế giáo dục”;
• phản biện Dự án “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến
và sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2020 có xét đến năm 2030” do
Bộ Công thương chủ trì;
• Phản biện về việc sử dụng Amiang trong sản xuất vật liệu xây
dựng,..

2


12/30/2015

VUSTA: Các hội thành viên
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt
Nam góp ý tư vấn phản biện:
• Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi
• đa dạng sinh học dãy Trường Sơn
• hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường và
phát triển bền vững, chương trình mục
tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí
hậu.


VUSTA: Cơ sở pháp lý của phản biện
giám sát xã hội
• Thông báo 115/TB ngày 20/11/1992 của
Văn phòng Chính phủ
• Chỉ thị 14/2000/CT-TTg ngày 01/8/2000 và
Quyết định 22/2000/QĐ-TTg ngày
30/01/2002
• Quyết định 14/2014/QĐ-TTg ngày
14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ thay
thế Quyết định 22

3


12/30/2015

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Điều 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
• tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền
làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp
và pháp luật,
• giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại
biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước;
• tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản
ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước;
• tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân
dân;
• cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân;


Điều 9. Tham gia xây dựng pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật với các
nội dung sau đây:
1. Kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ về dự
kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật,
pháp lệnh;
3. Cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị
quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn
đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tham gia quản lý nhà nước;
4. Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo
nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật khác.

4


12/30/2015

Điều 12. Hoạt động giám sát
• giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của
Nhà nước
• giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy
định của pháp luật.
• nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của nhân dân.

QUY CHẾ giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội
Ban hành kèm theo Quyết định số
217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của
Bộ Chính trị

5


12/30/2015

Giám sát
• việc theo dõi, phát hiện,
xem xét; đánh giá kiến
nghị nhằm tác động đối
với cơ quan, tổ chức và
cán bộ, đảng viên, đại
biểu dân cử, công chức,
viên chức nhà nước

• về việc thực hiện các
chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà
nước.


Mục đích của giám sát
• Góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại;
• Phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và
kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù
hợp;
• Phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những
mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong
sạch, vững mạnh.

6


12/30/2015

Phương pháp giám sát
• Tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội
viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ
chức khảo sát thực tế
• Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ
sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng.
• Nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ
chức;
• Nghiên cứu đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn

thể chính trị - xã hội và
• Nghiên cứu phản ánh của các phương tiện thông tin đại
chúng.

Phản biện xã hội
• việc nhận xét, đánh giá,
nêu chính kiến, kiến
nghị

• đối với dự thảo các chủ
trương, đường lối của
Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà
nước.

7


12/30/2015

Mục đích của Phản biện xã hội
• phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát,
chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự
thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
• kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần
bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn
đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch
định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước;
• bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân;

• phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Điều 11. Phương pháp phản biện xã hội
1- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Chấp hành
các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp.
2- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức,
cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ
chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý
kiến phản biện.
3- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ
thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự
thảo được phản biện.

8


12/30/2015

Chủ thể liên quan
• Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội từ Trung
ương đến cơ sở, bao
gồm:
• Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Công đoàn Việt
Nam, Hội Nông dân Việt
Nam, Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.

• “Cơ quan, tổ chức” là cấp
ủy, tổ chức đảng, cơ quan
đảng, cơ quan nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp và
doanh nghiệp

Khách thể phản biện: Dự thảo
Điều 7 Luật Chính phủ, chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn
1. Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và
các chương trình, dự án khác theo thẩm quyền.
3. Xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội,
dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
4. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến của
Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ
chức, đại biểu Quốc hội trình.
(Điều 9 QD 217)

Lấy đây làm nội dung của các chương trình phản biện?

9



12/30/2015

Nội dung phản biện
- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn
đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.
- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của
văn bảo dự thảo.

Khách thể giám sát: thực hiện/thực thi
• Các cam kết của nhà nước theo các công ước
quốc tế
• Các văn bản pháp luật, các nghị quyết của
quốc hội, quyết định của HDND, UBND
• Các chương trình mục tiêu quốc gia
• Các chiến lược phát triển ngành
• Các dự án phát triển và các dư án đầu tư

10


12/30/2015

Luật thanh tra: Thanh tra nhà nước
• Hoạt động xem xét,

đánh giá, xử lý
theo trình tự, thủ
tục do pháp luật
quy định của cơ
quan nhà nước có
thẩm quyền
• đối với việc thực
hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm
vụ, quyền hạn
• của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.

• Thanh tra hành chính là hoạt động
thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trực thuộc trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
• Thanh tra chuyên ngành là hoạt động
thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành, quy định về chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,
lĩnh vực đó.

Thanh tra nhân dân
• hình thức giám sát của nhân dân thông qua

Ban thanh tra nhân dân
• đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực
hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
• của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm
• ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà
nước.

11


12/30/2015

Giai đoạn

Hoạt động

Sản phẩm

Kế hoạch xây
dựng

Phản biện:
• Xây dựng tổ chức, diễn đàn, mạng
lưới, huy động nguồn lực
• Nghiên cứu hiện trạng, đánh giá tác
động môi trường-xã hội
• Đánh giá khả thi

• Thăm dò dư luận

Tên, chủ đề, mục đích:
• Pháp luật, Chiến lược
phát triển quốc gia
• Chương trình quốc gia
• Kế hoạch 5 năm
• Dự án trọng điểm

• Tham vấn
công chúng








• Báo cáo nghiên cứu
• Tuyên bố chính sách
• Sản phẩm truyền
thông/mạng xã hội/
văn hóa/thể thao
• Thư, chữ ký khuyến
nghị

• Phê duyệt

• Vận động hành lang


• Gặp gỡ cá nhân, nhóm
người ra quyết định

• Thực thi

• Giám sát xã hội

• Báo cáo giám sát
• Đánh giá tác động

Như trên và
Góp ý dự thảo
Tham vấn cộng đồng
Hình thành dư luận xã hội
Hội thảo đối thoại
Vận động hành lang

Câu hỏi thảo luận
• Các hoạt động nào của Liên hiệp các hội kh-kt
của tỉnh mình được coi là
– Phản biện xã hội?
– Giám sát xã hội?

• Trong phản biện và giám sát xã hội, Liên hiệp
tỉnh mình
– Có những mạnh,yếu, thuận lợi và khó khăn?
– Cần điều kiện gì mà chưa có để hoạt động có hiệu
quả?


12


12/30/2015

Liên hệ:
Đặng Ngọc Quang

Mobile: 0913229762

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ
ĐÓNG GÓP CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU!

Tài liệu tham khảo (1)
Dự thảo Báo cáo tổng kết hoạt động của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam khóa VI (nhiệm kì 2010-2015) và
phương hướng, nhiệm vụ khóa VII)
• />
13


12/30/2015

Tài liệu tham khảo (2)
Quyết định ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ban Chấp
hành TW Đảng
• Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể chính trị - xã hội

Luật thanh tra
• />/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document
_id=98567
Luật mặt trận
• />vn.htm

14



×