Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ (2001 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 111 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTƯ

Chính sách dân tộc

CSDT

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Cơ sở hạ tầng

CSHT

Dân tộc thiểu số

DTTS

Hệ thống chính trị



HTCT

Kinh tế - xã hội

KT - XH

Nhà xuất bản

Nxb

Ủy ban nhân dân

UBND


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CHỦ TRƯƠNG VÀ

3

SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA
11

1.1.


ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Yêu cầu khách quan về lãnh đạo thực hiện chính sách

11

1.2.

dân tộc của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện chính

25

1.3.

sách dân tộc trong những năm 2001 - 2010
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện chính sách

dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 2 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH

35

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ
48

2.1.

NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực

48

2.2.

hiện chính sách dân tộc trong những năm 2001 - 2010
Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến

năm 2010
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66
80
82
90


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Theo thống kê hiện nay, nước ta có
54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, còn 53 DTTS chiếm
13,8% dân số. Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các dân tộc luôn sát
cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ khi ra đời và quá trình lãnh
đạo cách mạng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định vấn đề dân tộc

có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Đảng đã đề ra nguyên tắc
quan hệ giữa các dân tộc là: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ. Đặc biệt gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI (6/2011) Đảng tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển” [24, tr.70].
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo, công tác dân tộc và thực hiện CSDT đã thu được những thành
tựu quan trọng. Sau hơn 25 năm đổi mới, KT - XH ở vùng DTTS, vùng
sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng, đã có những bước phát triển
khá nhanh và toàn diện. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào
ổn định chính trị xã hội của đất nước, từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân.
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung, có vị trí chiến lược quan
trọng về phát triển KT - XH và quốc phòng, an ninh của khu vực cũng như cả
nước. Toàn tỉnh có khoảng 20 DTTS, cư trú chủ yếu ở vùng rừng núi cao phía
Tây, xa xôi, hẻo lánh. Từ xa xưa, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Nghệ An
luôn đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


4

Trong những năm đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH, cùng với
chủ trương tập trung phát triển KT - XH, Đảng bộ tỉnh Nghệ An chú trọng
lãnh đạo thực hiện CSDT, nhất là từ khi có Nghị quyết số 22/NQ-TƯ, ngày
27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị, các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
và Nghị quyết lần thứ bảy BCHTƯ Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Theo
đó, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã quán triệt và vận dụng sáng tạo vào điều kiện

cụ thể của địa phương, quan tâm lãnh đạo phát triển KT - XH ở vùng DTTS,
thiết thực đóng góp vào sự nghiệp phát triển KT - XH, đẩy mạnh CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT của tỉnh
cũng còn nhiều hạn chế, nhất là về phát triển KT - XH trên địa bàn cư trú của
các DTTS. Đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc,
nhất là các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, đời sống vật
chất, tinh thần chưa được nâng lên đáng kể so với yêu cầu, sự lãnh đạo của các
cấp, các ngành còn hạn chế, đầu tư cho xây dựng thiếu đồng bộ và vững chắc.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng là việc làm cần thiết để góp phần khẳng định giá trị
khoa học và thực tiễn công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước ta và đánh giá
đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện các
CSDT của Đảng, rút ra những kinh nghiệm làm căn cứ phát triển cho những
năm tiếp theo.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh
đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2001 đến năm 2010”, làm
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bàn về vấn đề dân tộc, văn hóa của các dân tộc, nhất là CSDT của Đảng
trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều
khía cạnh, góc độ khác nhau, trong đó có những khía cạnh mà đề tài này quan
tâm. Có thể chia theo các nhóm như sau:


5

* Nhóm những công trình khoa học đã in thành sách
Một số công trình nghiên cứu về DTTS nói chung:
Công trình Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với

các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi (1996) do
GS, TS Bế Viết Đẳng làm chủ biên. Đây là đề tài khoa học cấp nhà nước,
trình bày vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc trên thế giới và ở Việt
Nam, đồng thời trình bày quá trình thực hiện CSDT trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển KT - XH ở vùng đồng bào các
DTTS và miền núi nước ta; xây dựng những luận cứ khoa học, đề xuất một số
giải cụ thể cơ bản nhằm thực hiện CSDT, phát triển KT - XH ở các DTTS
vùng miền núi và một số kiến nghị.
Cuốn sách Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản
Việt Nam (2000), của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Là tài liệu
dùng để học tập và tuyên truyền CSDT của Đảng. Tài liệu đã làm rõ những
vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới, tình hình, đặc điểm chủ yếu
và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta; nêu lên những CSDT của Đảng và
Nhà nước ta qua các giai đoạn cách mạng. Chỉ ra những yêu cầu, nhiệm vụ
của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện CSDT.
Cuốn Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam
(2003), của TS Bùi Minh Đạo. Đây là cuốn sách tham khảo trong giảng dạy ở
các trường đại học, nêu lên những quan niệm về đói nghèo, chuẩn nghèo, đánh
giá tỉ lệ đói nghèo ở vùng DTTS Việt Nam. Nêu những chính sách về xóa đói,
giảm nghèo của Đảng, Nhà nước. Thực trạng kết quả xóa đói, giảm nghèo ở
vùng DTTS ở nước ta, đề xuất những giải pháp tăng cường xóa đói, giảm nghèo
cho đồng bào DTTS trong giai đoạn hiện nay;
Công trình Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện
nay (2006), của PGS. TS Phan Xuân Sơn, ThS Lưu Văn Quảng (Đồng chủ
biên), là công trình khoa học có tính chất tổng kết lý luận và thực tiễn sâu sắc


6

về CSDT ở nước ta. Các tác giả làm rõ bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc,

nội dung cơ bản trong CSDT của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
Cuốn sách Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (2009), của GS. TS Hoàng
Chí Bảo, đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về dân tộc, quan hệ dân tộc
và CSDT theo quan điểm đổi mới của Đảng; đánh giá thực trạng, phát hiện
các vấn đề quan hệ dân tộc - tộc người và thực hiện CSDT ở các vùng trọng
điểm; đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp chung thực hiện bình đẳng
và tăng cường đoàn kết các dân tộc ở nước ta.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến DTTS ở Nghệ An: Công trình
Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An (1993), của PTS Nguyễn Đình Lộc, đã đề cập
những vấn đề về tình hình, đặc điểm cụ thể về địa lý, môi trường sinh thái, cư dân,
lịch sử hình thành các dân tộc của Nghệ An. Nêu lên bản sắc văn hoá của các tộc
người trong vùng, mối quan hệ giao lưu văn hoá các dân tộc, phong tục, tập quán
trong sinh hoạt cũng như lao động sản xuất; đặc điểm phát triển KT – XH của các
dân tộc, làm rõ từng DTTS cư trú trên địa bàn Nghệ An.
Cuốn Kỷ yếu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ
nhất (2009), của Ban Dân tộc Nghệ An. Kỷ yếu gồm nhiều nội dung các bài viết
bàn về công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nói chung và
của Nghệ An nói riêng; đánh giá những kết quả công tác dân tộc của tỉnh qua các
thời kỳ cách mạng, chỉ ra những nhiệm vụ chủ yếu của công tác dân tộc trong
những năm tới.
Cuốn Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái
Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An (2011), của Đoàn Minh Duệ (Chủ biên) và cuốn Văn
hóa người Mông ở Nghệ An (2008), của Hoàng Xuân Lương. Đây là hai cuốn
sách nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa của các DTTS ở Nghệ An, đã đề cập những
vấn đề về đặc điểm cư trú của các dân tộc, giới thiệu về các DTTS trong tỉnh,


7


nêu lên những đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc, thực trạng giữ
gìn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc; đề xuất những giải pháp
quan trọng nhằm khôi phục, giữ gìn, phát huy văn hóa của các dân tộc.
* Nhóm các bài báo khoa học được đăng tải trên các báo, tạp chí
Nông Đức Mạnh, “Mấy vấn đề bức thiết đối với các vùng dân tộc thiểu
số hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (8/1992); Nguyễn Khắc Mai, “Những vấn đề
đặt ra đối với chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 2/1998; Bùi Xuân Trường, “Một số vấn đề dân tộc và thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay”,
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2/1996; Cư Hòa Vần, “Thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1/1998... các tác giả đã phân tích sâu sắc
vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, làm rõ thực trạng và những vấn đề cấp bách
đặt ra đối với đồng bào các DTTS ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số
nội dung cần thiết để vận dụng trong quá trình hoạch định CSDT nhằm xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
* Nhóm các luận văn, luận án đã bảo vệ
Đinh Văn Hưng (2004), “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc từ 1986 đến 2003”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội;
Nguyễn Văn Nhiên (2012), “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo vận động đồng
bào dân tộc từ năm 1991 đến năm 2000”, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Hà Nội;
Trần Xuân Thuyết (2006), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước từ 1996 đến 2005”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội;
Ngô Sáu (1995), “Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 -1994) qua thực tiễn ở
Tây Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Anh Tuấn
(2011), “Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác dân tộc từ năm 2000



8

đến năm 2010”, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Hà Nội...
Các luận văn trên đây, các tác giả đều khẳng định tính cấp thiết và ý
nghĩa của nội dung nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, làm rõ quá trình lãnh đạo thực
hiện CSDT của một số Đảng bộ địa phương qua các thời kỳ, nhất là trong thời
kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010. Qua nghiên cứu các tác giả đã làm rõ
những thành tựu, chỉ ra những hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo từ đó
rút ra được những bài học kinh nghiệm của quá trình lãnh đạo thực hiện
CSDT ở từng địa phương. Các luận văn trên là tài liệu tham khảo quan trọng
đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn của mình.
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài báo và các luận
văn, luận án nghiên cứu về DTTS, chủ trương, CSDT của Đảng và sự lãnh
đạo của một số Đảng bộ địa phương về thực hiện CSDT của Đảng. Các công
trình trên đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm lý giải sự cần thiết phải
lãnh đạo công tác dân tộc, đề xuất những giải pháp có tính khả thi theo từng
nội dung, góc độ tiếp cận khác nhau. Đây là những tài liệu bổ ích giúp tác giả
tham khảo nghiên cứu về công tác dân tộc của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Nghệ An về công tác dân tộc dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng.
Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2001 đến năm 2010” thì chưa có công trình
nào đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện
CSDT của Đảng trên địa bàn tỉnh, qua đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận
dụng trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:



9

- Làm rõ điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Nghệ An tác động đến quá
trình lãnh đạo thực hiện CSDT; thực trạng thực hiện CSDT ở tỉnh Nghệ An trước
năm 2001 và yêu cầu lãnh đạo thực hiện CSDT từ năm 2001 đến năm 2010.
- Trình bày có hệ thống quá trình vận dụng đường lối, CSDT của Đảng
và Nhà nước vào thực tiễn thực hiện các chính sách đó ở tỉnh Nghệ An từ
2001 đến 2010.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng từ
năm 2001 đến năm 2010.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện
CSDT của Đảng trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về thực hiện CSDT của Đảng.
Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010.
Về không gian: địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận:
- Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.
- Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân
tộc và CSDT qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
* Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng, sử

dung kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp phân
tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê so sánh và phương pháp
chuyên gia để hoàn thành luận văn.


10

6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần nghiên cứu, tổng kết quá trình lãnh đạo thực hiện
CSDT của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong những năm 2001 - 2010. Cung cấp
thêm những tư liệu về thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ở vùng DTTS
của tỉnh, giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ
An tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo hoạch định các chủ trương chính sách phù
hợp, tổ chức thực hiện thành công.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định tính đúng đắn của
đường lối, CSDT của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở để đấu tranh làm thất bại
âm mưu của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân tỉnh nhà vào sự lãnh đạo của
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy, học
tập môn Lịch sử Đảng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục.


11

Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Yêu cầu khách quan về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An tác động
đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện chính sách dân tộc
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh thuộc trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý
103o 52’ 30” - 105o 48’ 20” kinh độ Đông, 18o 33’ 08” – 19o 59’ 52” vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp
nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với ba tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng,
Bôlykhămxay có chung đường biên giới 419,5 km; phía Đông giáp biển Đông
với bờ biển dài 82 km. Diện tích tự nhiên là 16.493,7 km 2, chiếm 5,1% diện
tích tự nhiên cả nước, dân số theo số liệu điều tra năm 2009, khoảng
2.942.900 người, mật độ 178 người/km2.
Địa hình Nghệ An vừa dài và rộng, có cả miền núi, trung du, đồng bằng
và vùng ven biển. Miền núi và trung du rộng lớn, chiếm khoảng 83% diện
tích toàn tỉnh, là nơi sinh sống của đồng bào các DTTS, có nhiều núi cao hiểm
trở, có vùng đất đỏ bazan với sản vật, cây công nghiệp phong phú, nhiều
khoáng sản giàu có và quý hiếm như sắt, mangan, than (Khe Bố, huyện
Tương Dương), vàng (dọc sông Nậm Nơn và Mậm Mộ), thiếc (Quỳ Hợp), đá
Rubi (Quỳ Châu và Quỳ Hợp) v.v…, có rừng đa dạng về chủng loại cây nhiệt
đới, nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế cao. Có nhiều sông ngòi, hầu hết các
sông có độ dốc lớn, ngắn, nhiều ghềnh thác cao.
Khí hậu Nghệ An khắc nghiệt hơn các địa phương khác, nắng nóng kéo
dài, nhiệt độ cao kèm theo gió Phơn (gió nam), khô hanh gây ra những đợt


12


hạn hán và nguy cơ cháy rừng rất lớn, nhất là ở vùng rừng núi. Mùa mưa đến
muộn nhưng thường mưa nhiều, lượng mưa lớn và những trận bão kèm theo
lốc xoáy dữ dội, gây nên nhiều trận lũ ống, lũ quét ở miền núi, lụt ở đồng
bằng ven biển nên làm thiệt hại nặng về người và tài sản.
Hệ thống giao thông ở Nghệ An khá phát triển với đường bộ, tuyến
Quốc lộ 1 dài 91 km, đường Hồ Chí Minh chạy song song dài 132 km, Quốc
lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh; Quốc lộ 7 nối với cửa khẩu
Nậm Cắn, Quốc lộ 46 nối với cửa khẩu Thanh Thủy, Quốc lộ 48 nối với cửa
khẩu Thông Thụ, đó là những tuyến đường nối liền phía Đông và phía Tây
của tỉnh, cùng với hệ thống đường cấp tỉnh, huyện đã tạo nên mạng lưới giao
thông thuận tiện, đóng vai trò quan trọng trong luân chuyển hàng hóa nội tỉnh,
giao lưu hàng hóa Bắc – Nam và vận tải quá cảnh. Ngoài ra, còn có tuyến đường
sắt Bắc Nam dài 94 km và tuyến đường sắt Cầu Giát đi Nghĩa Đàn dài 30 km,
với 7 ga trong đó ga Vinh là trung tâm, có khối lượng hành khách và hàng hóa
lưu thông lớn. Cảng Cửa Lò với công suất 3,5 triệu tấn, là tiềm năng lớn cho vận
tải đường biển và xuất nhập khẩu hàng hóa của Nghệ An, Bắc Trung Bộ, đồng
thời là cửa ngõ thông ra biển Đông của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Với vị trí địa lý và điều kiện như trên, Nghệ An đóng vai trò là cửa ngõ
giao lưu KT - XH giữa vùng Bắc Trung Bộ với Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong chiến
lược phát triển KT – XH quốc gia, tỉnh Nghệ An với trung tâm là thành phố
Vinh được xác định là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào Việt Nam - Biển Đông theo đường quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Đây là điều kiện
để phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành một khu kinh tế tổng hợp,
bao gồm các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trung chuyển hàng hóa... góp
phần làm tăng năng lực sản xuất khu vực phi nông nghiệp của tỉnh.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong những năm qua
luôn đạt ở mức hai con số: thời kỳ 2001 - 2005 là 10,3%, GDP bình quân đạt


13


5,59 triệu đồng/người/năm [13, tr.12]; thời kỳ 2006 - 2010 là 9,75%, GDP bình
quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm [14, tr.11]. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ
44,3% năm 2000 xuống 28,47% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng tăng từ 18,6% năm 2000 lên 33,44% năm 2010; tỷ trọng ngành dịch vụ
tăng từ 36,29% năm 2005 lên 38,09% năm 2010. Như vậy, tăng trưởng kinh tế
đạt mức khá cao, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng
được cải thiện, nhiều chỉ tiêu KT - XH đạt được mức cao, đời sống nhân dân
từng bước được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng tăng, cơ cấu thành phần kinh tế xuất hiện những sản phẩm mới
với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ, việc chuyển đổi cơ cấu
trong sản xuất nông nghiệp cũng có bước tiến nhất định.
Về sự phân chia hành chính, địa danh Nghệ An xuất hiện từ triều Lý,
Thiên Thành thứ 3 năm 1030 (thế kỷ XI). Trải qua nhiều biến đổi của lịch sử,
sự phân chia hành chính của tỉnh cũng khác nhau. Sau khi miền Nam hoàn
toàn giải phóng, ngày 27/12/1975, Nghệ An cùng Hà Tĩnh sáp nhập thành
tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 12/8/1991, tỉnh Nghệ An được tái lập và giữ nguyên về
hành chính cho đến nay. Tổ chức hành chính của Nghệ An gồm thành phố
Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và 17 huyện là: Diễn Châu, Yên Thành,
Quỳnh Lưu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chương,
Anh Sơn, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp,
Quỳ Châu, Quế Phong với 17 thị trấn, 25 phường và 434 xã.
Nghệ An là một vùng đất cổ, từ thời đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn
năm, đã phát hiện con người sinh sống ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu). Qua hệ
thống các di chỉ khảo cổ học đã nghiên cứu cho thấy sự nối tiếp liên tục từ thời
đại đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt với đỉnh cao là di chỉ Làng Vạc thuộc Văn
hoá Đông Sơn, một trong những cái nôi của người Việt cổ và là cương vực lâu
đời của đất nước. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng nổi
tiếng. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một



14

bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng, giàu truyền thống và thống nhất trong một nền
văn hóa Việt Nam và tạo thành nét văn hóa độc đáo “văn hóa xứ Nghệ ”. Nghệ
An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những câu hò, điệu ví, hát
phường vải, hát đò đưa và là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông
nước như Lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền, Lễ hội đền Cuông, Lễ hội
làng Vạn Lộc, Lễ hội Làng Sen. Miền núi có các Lễ hội như Hang Bua, Lễ hội
Xàng Khan, Lễ Mừng nhà mới, Lễ uống rượu cần của đồng bào các DTTS.
* Đặc điểm tình hình dân tộc thiểu số ở Nghệ An
Nghệ An có hơn 44 vạn đồng bào DTTS, chiếm khoảng 29% dân số các
huyện miền núi và khoảng 15% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các DTTS ở tỉnh cư
trú tập trung chủ yếu ở 11 huyện, thị xã miền núi miền Tây của tỉnh, theo đó
DTTS cư trú lâu đời là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu và một số dân tộc khác
có dân số ít như: Mường, Hoa, Nùng, Ê Đê... mới di cư tới (xem phụ lục 9).
Đồng bào dân tộc Thái có khoảng 305.000 người, cư trú chủ yếu ở các
huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông; chiếm từ 69% 83% dân số các huyện này. Ngoài ra còn ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân
Kỳ, Quỳnh Lưu, Thanh Chương. Dân tộc Thổ là một trong 53 DTTS của nước ta
và chỉ có ở Nghệ An, với dân số gần 68.000 người. Dân tộc Thổ là người bản địa
sinh sống lâu đời ở miền núi Nghệ An. Cộng đồng dân tộc Thổ có nhiều nhóm
khác nhau như: Mọn - là người Mường từ Thanh Hóa vào, Kẹo, Họ, Đan Lai,
Tày Poọng - đều có nguồn gốc từ người Kinh di cư từ các huyện đồng bằng lên
và nhóm Cuối ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Tương Dương. Dân tộc Khơ Mú có gần
37.000 người cư trú tập trung chủ yếu ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và một số
cư trú ở Quế Phong có quan hệ đồng tộc với người dân tộc Lào bên kia biên
giới. Dân tộc Mông có khoảng 29.000 người, sống chủ yếu ở vùng cao các
huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc Ơ Đu có khoảng 1.000
người duy nhất ở Nghệ An có dân tộc này, sinh sống ở các huyện Kỳ Sơn,
Tương Dương và cả bên kia biên giới trên đất nước Lào. (xem phụ lục 10)



15

Ngoài các dân tộc chủ yếu trên đây, ở Nghệ An còn có khoảng 15 DTTS khác
di cư từ nơi khác đến, cư trú đan xen cùng với các bản, làng các dân tộc khác, nên có
nhiều nét tương đồng và chịu ảnh ảnh các nét văn hóa của các dân tộc bản địa.
Các DTTS ở Nghệ An có truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động sản
xuất, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc
văn hóa riêng góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc Việt Nam.
Các DTTS cư trú phân tán, xen kẽ là phổ biến, số đồng bào cùng dòng
tộc sống thành từng làng, xã rất ít, cư trú ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
là chủ yếu. Cũng vì thế, việc phát triển kinh tế, xã hội đối với đồng bào gặp
nhiều khó khăn.
Quy mô và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội các dân tộc còn nhiều
chênh lệch lớn so với vùng đồng bằng. Trình độ văn hóa của đồng bào còn thấp,
một số dân tộc còn mang nặng nhiều tập tục lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào điều
kiện thiên nhiên, chưa thích ứng với khoa học kỹ thuật hiện đại.
Các DTTS ở trong tỉnh có sinh hoạt văn hóa truyền thống đa dạng,
phong phú, có nhiều lễ hội mang đậm nét bản địa. Một số dân tộc có mối
quan hệ gắn bó huyết thống với các bộ tộc Lào bên kia biên giới, nên việc di
cư, đi lại qua biên giới khá phổ biến. Một bộ phận đồng bào DTTS còn chịu
nhiều ảnh hưởng của tập tục lạc hậu, chưa ổn định cuộc sống, định canh, định
cư, còn di cư tự do làm mất ổn định tình hình xã hội.
1.1.2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh trước năm 2001
* Thành tựu và nguyên nhân
Trong lịch sử cách mạng vẻ vang của Đảng nói chung và tỉnh Nghệ An
nói riêng, đồng bào các DTTS là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Đồng bào các DTTS có truyền thống đoàn kết, yêu nước, lao động cần cù,

sáng tạo, đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


16

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, đồng bào các DTTS của tỉnh
đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách thi đua lao động sản xuất, tham gia chiến
đấu bảo vệ bản, làng và chi viện cho chiến trường cả về sức người, sức của góp
phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước
đi lên CNXH. Đồng bào các DTTS ở Nghệ An đã tiếp tục phát huy tinh thần
làm chủ tập thể, lao động cần cù, sáng tạo xây dựng các hợp tác xã, kết hợp
nông nghiệp với lâm nghiệp, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế, thực hiện tốt
chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến
lên CNXH, thực hiện tốt cuộc vận động định canh, định cư theo đúng chủ
trương của Đảng và Đảng bộ địa phương.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, nhận thức rõ vị trí, vai trò quan
trọng của vùng DTTS và miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều
nghị quyết, chương trình nhằm cụ thể hóa CSDT của Đảng và Nhà nước, triển
khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Các nghị quyết đều xác định nâng cao đời sống
KT - XH vùng miền núi và dân tộc.
Nghị quyết số 15 (5/1988) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh về phát
triển KT - XH miền núi, trung du đã đề ra phương hướng nhiệm vụ nhằm xây
dựng miền núi, trung du của tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, văn minh
trong cuộc sống. Ngày 08/7/1994 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban
hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển KT - XH miền núi và dân tộc. Nghị
quyết xác định phát triển KT - XH miền núi dân tộc là chủ trương có ý nghĩa quan
trọng mang tầm chiến lược của tỉnh, cần phải được đầu tư phát triển. Thực hiện

chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh, tình hình KT - XH, quốc phòng, an ninh
ở vùng miền núi, vùng DTTS đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với tiến bộ xã hội. Từ đó, đời sống
đồng bào từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.


17

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, nhất là
sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác dân tộc trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trước năm 2001 đạt được những thành tựu quan trọng.
Một là, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành ở
địa phương về CSDT của Đảng được nâng lên một bước. Các nghị quyết của
Tỉnh ủy và các chủ trương, chính sách của Trung ương đã được cụ thể hóa
thành các chương trình hành động hướng về cơ sở miền núi và dân tộc ngày
càng tốt hơn, đội ngũ cán bộ các cấp nhiệt tình, trách nhiệm, sâu sát với nhân
dân vùng miền núi và đồng bào các DTTS, nhân dân miền núi và đồng bào
DTTS phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Hai là, tình hình kinh tế miền núi và vùng DTTS của tỉnh Nghệ An đã
có sự phát triển tương đối toàn diện. Các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng
khá, nhất là trong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và công
nghiệp chế biến. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào các DTTS
đạt được nhiều kết quả. Đã triển khai nhiều dự án, nhiều hình thức phong phú
nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trong 5 năm từ 1996 đến 2000 có gần
12.000 hộ đồng bào DTTS được vay vốn xóa đói, giảm nghèo.
Ba là, các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa thông tin, phát thanh
truyền hình, báo chí, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số
kế hoạch hóa gia đình, phong trào thể dục, thể thao ở vùng miền núi và DTTS
đều có những bước phát triển cả quy mô và chất lượng. Đời sống tinh thần
của đa số đồng bào các dân tộc, nhất là ở các thị trấn, thị tứ, dọc các trục

đường giao thông được cải thiện đáng kể.
Bốn là, quốc phòng, an ninh được giữ vững, HTCT vùng dân tộc và
miền núi được củng cố, tăng cường, đoàn kết các dân tộc được củng cố và
ngày càng phát triển. Số dân di cư tự do, truyền đạo trái phép giảm đáng kể.
Đã vận động đồng bào dân tộc vùng núi cao ở Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế
Phong nhổ bỏ cây thuốc phiện.


18

Nguyên nhân của những thành tựu
Đồng bào các DTTS của tỉnh Nghệ An có truyền thống yêu nước,
thương nòi, đoàn kết trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây
dựng quê hương. Có ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường,
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Qua các thời kỳ cách mạng Đảng ta luôn có chủ trương, chính sách đối
với DTTS, nhất là đường lối đổi mới, đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của
đất nước, đã tập hợp được nhân dân các dân tộc cả nước nói chung, đồng bào
các DTTS trên địa bàn Nghệ An nói riêng.
Tổ chức đảng và chính quyền nhân dân các cấp trong tỉnh có bước
chuyển biến trong nhận thức về công tác dân tộc, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, lòng nhiệt tình với đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Có chủ
trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ phát triển KT – XH ở vùng đồng bào DTTS.
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở vùng DTTS đã luôn tích cực, nỗ
lực đổi mới công tác hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Thường xuyên làm
tốt công tác tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc, đồng thời tổ chức
tốt các phong trào hành động tại cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi đường lối,
chính sách của Đảng và địa phương.
* Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi còn chậm, đời sống đồng
bào DTTS ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Phương hướng sản
xuất, tính ổn định lâu dài còn lúng túng, thậm chí chưa xác định được. Trong
sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm đổi mới,
nhất là vùng sâu, vùng xa. Tiềm năng đất đai lớn, nhưng còn để lãng phí, hiệu
quả sản xuất trên một đơn vị diện tích gieo trồng còn thấp. Sản xuất chủ yếu là
nông nghiệp, hình thức nhỏ, phân tán, tập quán canh tác còn lạc hậu, còn phụ


19

thuộc vào điều kiện thiên nhiên là chủ yếu, chất lượng, hiệu quả, năng suất
thấp. Phát triển kinh tế hàng hóa chưa đáng kể, một bộ phận đồng bào định
canh, định cư còn thiếu đất sản xuất, nên hiện tượng du canh, du cư tự do còn
diễn biến phức tạp. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn bất cập so với yêu cầu
và vị trí chiến lược của miền núi và DTTS, đầu tư còn dàn trải, chất lượng các
công trình thấp. Các cơ sở và điều kiện phục vụ cho chuyển hướng sản xuất
còn thiếu nhiều, đường giao thông đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa,
nhiều vùng bị chia cắt.
Hai là, tỉ lệ đói nghèo ở vùng dân tộc còn cao, có sự chênh lệch lớn so
với đồng bằng. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc, tỉ lệ đói nghèo
còn cao so với tỉ lệ chung của cả tỉnh. Đến cuối năm 2000, bình quân của các
huyện miền núi còn 26,46% số hộ nghèo. Trong đó, 5 huyện vùng cao nơi tập
trung đa số đồng bào DTTS bình quân là 36,83% số hộ nghèo. Một số vùng
núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đời sống đồng bào
còn rất khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy, khai thác các
sản vật từ rừng, đời sống bấp bênh, nghèo đói vẫn còn trên diện rộng, tỉ lệ hộ
nghèo của đồng bào DTTS là 68,86%, có trên 50% đồng bào DTTS ở nhà dột
nát và 73% số hộ nhà ở còn đơn sơ [67, tr.492].

Ba là, chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp, trẻ em thất học, người lớn
mù chữ chiếm tỉ lệ cao, việc đào tạo nghề cho đồng bào chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác chăm sóc sức khỏe còn nhiều khó khăn, bệnh dịch còn xẩy
ra nhiều như sốt rét, bướu cổ. Một số tập tục lạc hậu có xu hướng phát triển
như ma chay, mê tín dị đoan, nghiện hút. Một số bản sắc văn hóa, tiếng nói và
chữ viết của DTTS đang bị mai một, đời sống tinh thần còn rất nhiều khó khăn.
Bốn là, HTCT còn bất cập, đội ngũ cán bộ cơ sở trình độ còn thấp, số
lượng đảng viên người DTTS còn ít. Tình hình khu vực biên giới phía Tây
có nơi, có lúc rất phức tạp, tình trạng buôn bán vũ khí, thuốc phiện xảy ra
nghiêm trọng, hoạt động truyền đạo trái pháp luật diễn ra phức tạp, hoạt


20

động của các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chia rẽ các dân tộc làm mất
ổn định tình hình xã hội trên diện rộng. Một bộ phận đồng bào dân tộc Mông
bị lôi kéo di cư tự do không quản lý được.
Nguyên nhân hạn chế
Do địa bàn sinh sống của đồng bào các DTTS chủ yếu là miền núi,
vùng cao, là nơi địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt, đi lại rất khó khăn, cơ
sở vật chất thiếu thốn, nhiều nơi còn rất hoang sơ. Việc giao lưu, thông
thương rất hạn chế, có những vùng hầu như bị biệt lập không tiếp xúc được
với văn minh của cộng đồng.
Điều kiện phát triển KT - XH vùng DTTS ở điểm xuất phát rất thấp, trình
độ dân trí thấp, nhiều yếu tố trong sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt
còn mang nặng tính tự nhiên, “tự cung, tự cấp”, phụ thuộc vào thiên nhiên. Tập
quán canh tác, quan niệm, tập tục trong đời sống của một bộ phận không nhỏ
đồng bào còn lạc hậu, tính bảo thủ lớn, không chịu tiếp xúc với khoa học kỹ
thuật. Bên cạnh đó, Nghệ An là một tỉnh nghèo, nên việc đầu tư kinh phí cho
phát triển vùng miền núi, vùng DTTS còn rất hạn hẹp.

Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở xã,
bản, làng về vị trí chiến lược của miền núi trong sự nghiệp phát triển KT - XH
còn thiếu toàn diện. Chưa hiểu đúng, đầy đủ về đặc điểm điều kiện tự nhiên,
KT - XH của miền núi cũng như tập quán, tâm lý, trình độ của từng DTTS,
của từng vùng, nên xác định chủ trương, chính sách và những hình thức, bước
đi, cách làm chưa phù hợp.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh chưa có sự đầu tư tích cực, thiếu
tập trung dứt điểm, cụ thể, hiệu lực điều hành thấp, các cơ quan, ban ngành
cấp tỉnh vai trò, trách nhiệm chưa cao, còn quan liêu, ỷ lại cho các huyện
miền núi và Ban Dân tộc. Công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính
sách của Đảng và địa phương đến với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa
chưa đầy, đủ kịp thời. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán


21

bộ tại chỗ cũng như chính sách khuyến khích cán bộ miền xuôi lên công tác
miền núi chưa được quan tâm đúng mức.
Đầu tư phát triển KT - XH miền núi là nhân tố cơ bản để giải quyết ổn
định lâu dài vấn đề dân tộc nhưng thiếu sự tập trung và chưa đồng bộ. Một số
chủ trương, chính sách chưa được cụ thể hóa kịp thời. Một số chính sách đề ra
nhưng thiếu nguồn lực thực hiện nên tính khả thi không cao. Tinh thần tích cực,
tự lực vươn lên của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc còn hạn chế, tư
tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách và sự hỗ trợ của trên còn nhiều.
Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của các cấp, các ngành, các đoàn thể ở miền núi và vùng đồng bào DTTS
chưa thường xuyên sâu sát cụ thể, có lúc không nắm được diễn biến tình hình
ở cơ sở nên xử lý chưa kịp thời. Việc theo dõi, kiểm tra giám sát thực hiện
chủ trương, chính sách thiếu thường xuyên. Hệ thống tổ chức công tác nghiên
cứu CSDT chậm được củng cố tăng cường.

1.1.3. Yêu cầu mới về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong những năm 2001 - 2010
Tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp,
đặt ra yêu cầu mới đòi hỏi phải lãnh đạo thực hiện tốt CSDT của Đảng.
Tình hình thế giới, Đại hội IX nhận định: “Trong một vài thập kỷ tới, ít
có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột
vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp
lật đổ, khủng bố còn xảy ra nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng gia
tăng” [21, tr. 14]. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế
thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những
yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội lớn nhưng
cũng chứa đựng nhiều yếu tố, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất
là các nước đang phát triển. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và
Đông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia


22

tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Từ thực tế của tình
hình thế giới và khu vực đã tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta.
Vấn đề dân tộc hiện nay đang trở thành vấn đề quốc tế mang tính thời
sự sâu sắc, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng mất ổn
định an ninh chính trị ở một số nước trên thế giới. Chủ nghĩa đế quốc luôn
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược
cac quốc gia độc lập. Chủ nghĩa ly khai dân tộc cực đoan phát triển ở nhiều
quốc gia, khu vực trên thế giới.
Tình hình trong nước: những thành tựu bước đầu của sự nghiệp đổi mới đã
tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nước ta đổi mới, phát triển KT - XH với nhịp
độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn

nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế thị trường được tăng cường. Tình
hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định đã tạo ra cơ hội lớn cho đất nước phát
triển. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau,
tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức
nào.
Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, sau những năm đầu đổi
mới, KH – XT vùng dân tộc có những bước chuyển biến quan trọng, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc đã được hiến pháp xác định và cụ thể hóa trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu kém trong phát
triển KT – XH, nâng cao đời sống nhân dân. Những vấn đề về dân tộc còn diễn
biến phức tạp. Đặc biệt, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của cách
mạng hiểu rõ sức mạnh đoàn kết dân tộc, luôn tìm mọi cách phá hoại sự đoàn
kết thống nhất. Chúng ra sức lợi dụng tình hình phức tạp và nhạy cảm của vấn
đề dân tộc để kích động, chia rẽ gây rối và can thiệp vào công việc nội bộ của
nước ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Từ khi nước ta thực
hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập kinh


23

tế quốc tế, các thế lực thù địch lại càng tăng cường chống phá quyết liệt.
Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới
Nghị quyết Đại hội IX (2001) của Đảng xác định mục tiêu “Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[21, tr.89]. Để thực
hiện thắng lợi mục tiêu đó cần phát huy động sức mạnh toàn toàn dân tộc,
coi đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông
dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo là động lực chủ yếu để phát triển
đất nước, để phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế

của toàn xã hội. Trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải xác định
vấn đề dân tộc, công tác dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng.
Từ đó, Đảng ta xác định công tác dân tộc trong thời kỳ mới phải tập trung
xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa,
xã hội, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, xứng đáng với vị trí chiến
lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Đó là nhân tố quyết định cho sự
phát triển bền vững của nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, coi đó là “vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời
cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” [22, tr.34].
Thực trạng KT – XH và mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của địa phương
trong thời kỳ mới
Nghệ An là tỉnh có điều kiện tự nhiên, xã hội cơ bản thuận lợi cho phát
triển KT - XH, đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Trong những năm đầu
đổi mới dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh đã
thu được những thắng lợi bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó
khăn trên các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhiều vấn đề xã hội bức xúc
chưa được giải quyết. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng Nghệ An vẫn là
một tỉnh nghèo, trình độ dân trí và đời sống nhân dân thấp, một bộ phận còn khó


24

khăn nhất là vùng DTTS, miền núi.
Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đề ra
mục tiêu là: “Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và
kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; ...
quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước” [13,
tr.34]. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh cần huy
động sức mạnh đoàn kết của nhân dân toàn tỉnh, của các cấp, các ngành, và cả
HTCT. Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai thác có hiệu quả các công trình KT XH của các vùng miền, tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển sản xuất.

Các DTTS ở Nghệ An sinh sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây
của tỉnh. Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng điều kiện tự nhiên phức tạp, việc khai
thác gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu, tỉ
lệ đói nghèo cao. Một bộ phận đồng bào DTTS còn thiếu đất sản xuất, chưa ổn
định nơi ở, còn di cư tự do làm mất ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh
đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để lôi
kéo đồng bào dân tộc chống phá sự nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh, gây ra
những vấn đề phức tạp, tạo thành điểm nóng ở “Tây Nghệ An”. Trước tình hình
đó, Đảng bộ tỉnh Nghệ An xác định phải ưu tiên đầu tư xây dựng, khai thác có
hiệu quả tiềm năng lợi thế khu vực dân tộc miền Tây của tỉnh.
Như vậy, từ sự tác động của tình hình thế giới, trong nước; mục tiêu,
nhiệm vụ cách mạng của Đảng và của địa phương đặt ra yêu cầu mới cho Đảng
bộ tỉnh Nghệ An về lãnh đạo thực hiện CSDT trong những năm 2001 - 2010.
Đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Nghệ An cần quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của
Đảng về công tác dân tộc, đánh giá đúng tình hình khách quan gắn với tình hình
cụ thể của địa phương, đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo sát đúng, chỉ đạo cụ
thể, quyết liệt để thực hiện có hiệu quả CSDT của Đảng góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu KT - XH của tỉnh trong thời kỳ mới. Nhanh chóng đưa Nghệ
An ra khỏi tỉnh nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào
các DTTS, sớm trở thành một tỉnh phát triển khá và mẫu mực như mong muốn


25

của Bác Hồ trước đây, cũng như của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh.
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện chính sách
dân tộc trong những năm 2001 - 2010
1.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết

các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng lâu dài trong sự nghiệp cách mạng
nước ta. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; công
tác dân tộc là một bộ phận quan trọng của đường lối cách mạng Việt Nam;
CSDT là một bộ phận hữu cơ trong chính sách phát triển KT - XH của Đảng
và Nhà nước ta. Quan điểm, CSDT của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn
cách mạng hiện nay là: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau
cùng phát triển; quan tâm chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, Đại hội Đảng IX
(4/2001), chủ trương “xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh
tế hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở
mang dân trí”, cùng với phát triển kinh tế, phải “giữ gìn, làm giàu và phát huy
bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”[21, tr.127], thực hiện
công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng miền; ưu tiên phát triển giáo
dục, đào tạo ở vùng DTTS và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, kiên
quyết “Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp
hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc”[21, tr.128].
Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ngày
12 tháng 3 năm 2003 đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc.
Nghị quyết đã đề ra các quan điểm cơ bản về công tác dân tộc trong thời kỳ mới
đó là: vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam; các dân tộc


×