ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM VĂN THƢỢNG
MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ CÁC
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG NHÓM SINH VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: thí điểm
HÀ NỘI – 2015
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM VĂN THƢỢNG
MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ CÁC
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG NHÓM SINH VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: thí điểm
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG HOÀNG MINH
BS. LÂM TỨ TRUNG
HÀ NỘI – 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Đặng Hoàng
Minh và BS. Lâm Tứ Trung là người đã hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này. Cách riêng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Đặng Hoàng Minh, người đã luôn dành thời gian quan tâm hướng
dẫn, đưa ra những định hướng và những lời góp ý sâu sắc cho luận văn của
tôi. Phong cách làm việc nghiêm túc, cởi mở và gần gũi của cô đã giúp tôi
giải quyết được nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa các Khoa học
Giáo dục, quý thầy cô ở Phòng Đào tạo trường Đại học Giáo dục đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn ngôi trường đã gắn bó
cùng tôi suốt 3 năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn động viên và tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập 3
năm qua và đặc biệt trong thời gian tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu này.
Một cách nào đó, tôi cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn
này một cách nghiêm túc trong khả năng của mình. Tuy nhiên tôi cũng hiểu
rằng đây chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên của tôi trên con đường học
vấn mà mình đang theo đuổi. Vì thế, luận văn này chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi chân thành mong nhận được những ý kiến đóng
góp, bổ sung của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Phạm Văn Thượng
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết từ
Cụm từ đầy đủ
CGN
Chất gây nghiện
CCC
Chất có cồn
RB
Rượu bia
SKTT
Sức khỏe tâm thần
RLTT
Rối loạn tâm thần
DH
Đại học
SV
Sinh viên
DHKHXH&NV
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà nội
DHYHN
Đại học Y Hà Nội
DHBKHN
Đại học Bách Khoa Hà Nội
DHNT
Đại học Ngoại thương
DHSKDA
Đại học Sân khấu Điện ảnh
DHSP
Đại học Sư Phạm Hà nội
SAVY
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
Xuất phát từ cụm từ tiếng Cụm từ tiếng Việt đầy
Anh
đủ
Bản tự báo cáo sức khỏe
ASR
tâm thần dành cho người
Adult Self Report
trưởng thành từ 18-59
tuổi
AUDIT
Alcohol Use Disorder
Công cụ sàng lọc sử dụng
Identification Test
chất có cồn
Sổ tay chẩn đoán và
DSM-IV
Diagnostic and Statistical
thống kê các rối loạn tâm
Manual of Disorders, 4th
thần (Hội tâm thần học
Hoa Kỳ, lần thứ 4)
ICD-10
ECA
NCS
Internatinal Classification
Phân loại bệnh tật quốc tế
of Diseases, 10th
(Tổ chức Y tế thế giới)
The Epidemiologic
Nghiên cứu dịch tễ vùng
Catchment Area
lưu vực
The National Comorbidity
Khảo sát quốc gia về rối
Survey
loạn đồng diễn
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 12
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 13
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 13
7. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 15
10. Cấu trúc luận văn. ................................................................................... 15
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................... 16
1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần ............................................................... 16
1.2. Khái niệm rối loạn tâm thần và phân loại ........................................... 18
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 18
1.2.2. Phân loại ............................................................................................... 19
1.3. Khái niệm và phân loại chất gây nghiện .............................................. 21
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 21
1.3.2. Phân loại ............................................................................................... 24
1.3.3. Các hình thái sử dụng chất gây nghiện .............................................. 27
1.3.4.Những yếu tố tác động tới trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện ...... 28
1.3.5. Tác động và hậu quả từ việc sử dụng chất gây nghiện ...................... 30
1.3.6. Cơ chế và nguyên nhân gây nghiện. ................................................... 31
1.4. Đồ uống có cồn và rƣợu bia ................................................................... 44
1.4.1. Định nghĩa và phân loại ...................................................................... 44
1.4. 2. Một số khái niệm khác liên quan ....................................................... 45
1.4. 3. Tác động của rượu bia và đồ uống có cồn lên cơ thể ....................... 47
6
1.5. Những nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa việc sử dụng rƣợu bia và
các vấn đề sức khỏe tâm thần....................................................................... 49
1.5.1. Nghiên cứu ở phương Tây ................................................................... 49
1.5.2.Nghiên cứu ở Việt nam ......................................................................... 53
CHƢƠNG II. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........... 57
2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu. .................................................... 57
2.2. Công cụ nghiên cứu ................................................................................ 61
2.3. Chiến lƣợc xử lý số liệu .......................................................................... 64
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ................................................ 64
3.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên ............ 64
3.2. Thực trạng sử dụng rƣợu bia hiện nay trong nhóm sinh viên .......... 69
3.3. Tƣơng quan giữa việc sử dụng rƣợu bia vơi các vấn đề SKTT......... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại CGN theo tác động chủ yếu lên hệ thần kinh TW .......... 24
Bảng 1.2. Chất gây nghiện và vị trí tác động. ................................................. 33
Bảng 1.3. Bảng phân loại rượu bia.................................................................. 44
Bảng 1.4. Bảng nguy cơ sử dụng quá liều ...................................................... 45
Bảng 1.5. Các rối loạn đồng diễn phổ biến khi sử dụng rượu bia ................. 48
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ phần trăm sinh viên tham gia nghiên cứu. .......... 56
Bảng 2.2. Phân bố tỉ lệ sinh viên các trường theo giới tính và năm học. ....... 57
Bảng 2.3. Một số công cụ sàng lọc và đánh giá việc sử dụng CGN ............... 59
Bảng 3.1. Tỉ lệ phần trăm sinh viên có nguy cơ về SKTT. ............................ 67
Bảng 3.2.Tỉ lệ phần trăm sinh viên có nguy cơ về sức khỏe tâm thần ........... 68
Bảng 3.3.Tỉ lệ phần trăm sinh viên sử dụng rượu bia phân theo mức độ ....... 69
Bảng 3.4 So sánh các nhóm nguy cơ sử dụng rượu bia theo giới tính ........... 70
Bảng 3.5.Mức độ sử dụng rượu bia................................................................. 70
Bảng 3.6 Tỉ lệ phần trăm sinh viên phân theo mức độ thường xuyên sử dụng
rượu bia. .......................................................................................................... 72
Bảng 3.7. Tỉ lệ phần trăm sinh viên phân theo mức độ uống. ........................ 72
Bảng 3.8. Tỉ lệ phần trăm sinh viên bị thương vì sử dụng rượu bia ............... 74
Bảng 3.9.Tỉ lệ phần trăm sinh viên gây lo lằng vì sử dụng rượu bia .............. 74
Bảng 3.10. Tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề SKTT. .... 76
Bảng 3.11. Tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và nhóm các vấn đế
SKTT .............................................................................................................. 78
8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1 Hình thái sử dụng chất gây nghiện................................................... 26
Hình 1.2: Mô hình tương tác trải nghiệm sử dụng CGN của Zinberg ............ 28
Hình 1.3 Mô hình tác hại của Thorley ............................................................ 29
Hình 1.4: Mô hình một tế bào thần kinh ......................................................... 31
Hình 1.5: Mô hình hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh ................... 32
Hình 1.6: Não bộ một người trước và sau khi sử dụng chất gây nghiện ........ 34
Hình 1.7. Hình minh họa cho một đơn vị cốc/ ly tiêu chuẩn .......................... 46
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những lo ngại về mức độ tiêu thụ rượu bia và các vấn đề sức khỏe liên
quan đến việc sử dụng rượu bia trên thế giới ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm. Điều này được được phản ánh trong các chính sách phát triển gần
đây tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách này hiện mới
chỉ tập trung chủ yếu vào việc giảm những tác hại gây nên về mặt sức khỏe
thể chất, các hành vi bạo lực và chống đối xã hội. Trong khi đó, các vấn đề
sức khỏe tâm thần liên quan đến việc sử dụng ruợu bia vẫn chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: những người sử dụng rượu
bia ở quá mức giới hạn cho phép dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao
hơn so với những người khác. Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí của
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (2012): khoảng 50% các cá nhân bị rối loạn tâm
thần nặng có liên quan tới việc lạm dụng thuốc, 7% có liên quan tới việc lạm
dụng rượu và 53% có liên quan tới việc sử dụng ma túy. Trong số tất cả
những cá nhân được chẩn đoán bị bệnh tâm thần, có tới 29 % là lạm dụng
rượu hoặc lạm dụng ma túy [15]. Tại Anh, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
trầm cảm và lo âu tăng gấp hai lần ở những người nghiện rượu nặng hoặc có
vấn đề về rượu. Tại Scotland, hơn một nửa số người nhập viện vì cố tình làm
tổn thương bản thân cho biết họ đã uống rượu say ngay trước hoặc trong khi
làm việc đó. Khoảng 15% trong số những trường hợp tự tử là những người
nghiện rượu [18]. Việc uống rượu ở mức độ cao hơn 30 ly tiêu chuẩn mỗi
ngày trong tuần đôi khi có thể gây ra những rối loạn tâm thần nghiêm trọng
cùng với sự phát triển các trạng thái hoang tưởng và ảo giác. Một số nghiên
cứu còn chỉ ra rằng việc lạm dụng bia rượu làm gia tăng 8 lần nguy cơ gặp
phải các rối loạn tâm thần ở nam giới và 3 lần ở nữ giới mà không phụ thuộc
vào việc trước đó cá nhân có bị rối loạn tâm thần hay không [22]. Điều đặc
10
biệt là các con số thống kê ở trên lại thường được đề cập nhiều hơn ở nhóm
đối tượng thanh niên, đặc biệt là đối tượng sinh viên đại học (Goddar, 2006,
Pincock, 2003, Phillips, Thompson, và Nicholls, 2003; Gill, 2002).
Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy có tới 25,5%
những người trong độ tuổi từ 18 đến dưới 28 uống rượu bia “trên ba
lần/tuần”, 13% uống “ba lần/tuần” và 11,9% “hai lần/tuần”. Trong đó 55,7%
đối tượng khảo sát uống từ 3 lít trở lên và 11,9% uống từ 2-3 lít trong ngày
[4]. Vũ Thị Minh Hạnh nhận định: “Nhiều loại bệnh hiện nay liên quan đến
việc sử dụng rượu bia như loạn thần do sảng rượu… đã gia tăng ở mức độ
đáng lo ngại” [36]. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá về mối tương quan
giữa hai vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn hết sức mờ nhạt. Điều này có thể dẫn
đến những thiếu sót trong việc xác định và xây dựng mô hình điều trị cho
những bệnh nhân có rối loạn liên quan tới việc sử dụng rượu và các chất ma
túy khác.
Từ thực tế đó, nghiên cứu này được triển khai nhằm tiến hành những đánh
giá cơ bản về mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu bia ở sinh viên và các vấn
đề về sức khỏe tâm thần trong nhóm này nhằm gia tăng những kiến thức và
hiểu biết cơ bản về thực trạng của vấn đề, đồng thời đánh giá những tác hại có
thể có về mặt sức khỏe tâm thần từ việc sử dụng rượu bia của sinh viên hiện
nay. Trên cơ sở đó, nhằm giúp những nhà hoạt động trong công tác lâm sàng,
những nhà hoạch định chính sách và các tổ chức xã hội có định hướng trong
công tác phòng ngừa, can thiệp và điều trị nhằm làm giảm tác hại liên quan
đến việc sử dụng rượu bia, nâng cao vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng
đồng nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá về mối tương quan giữa việc sử dụng bia rượu và các vấn đề sức
khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội, qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ và tác hại từ việc sử dụng rượu bia
trong nhóm này.
11
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức khỏe tâm thần và chất gây
nghiện hiện nay và mối quan hệ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề
sức khỏe tâm thần.
3.3. Khảo sát và đánh giá mức độ nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia trong
nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
3.4. Khảo sát và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh
viên trên địa bàn Hà Nội.
3.5. Phân tích và đánh giá về mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia
và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên này.
3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ và tác hại từ việc
sử dụng rượu bia của sinh viên.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học thuộc các nhóm ngành Khoa học
Xã hội, Văn hóa – Nghệ thuật, Kinh tế và Kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm
thần trong các nhóm sinh viên này.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sử dụng ruợu bia của sinh viên hiện nay ở mức độ như thế nào?
- Các sinh viên này hiện có đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe tâm thần
hay không?
- Có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe
tâm thần ở trong nhóm này không?
6. Giả thuyết khoa học
Có một mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn để
sức khỏe tâm thần ở trong nhóm sinh viên hiện nay. Theo đó, những sinh viên
12
sử dụng rượu bia ở mức độ lạm dụng và phụ thuộc thường gặp nhiều vấn đề
về sức khỏe tâm thần hơn so với nhóm sinh viên còn lại.
7. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng sinh viên thuộc các khối ngành
Xã hội, Nghệ thuật, Kinh tế, Kỹ thuật và Sư phạm trên địa bàn Hà Nội. Trong
đó, chúng tôi lựa chọn ra một số trường tiêu biểu đại diện cho mỗi nhóm
ngành, gồm: Đại học Y Hà Nội (Khối ngành Y-Dược), Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn (Khối ngành Khoa học Xã hội), Đại học Sân Khấu Điện Ảnh
(Đại diện cho khối ngành Văn hóa-Nghệ thuật), Đại học Bách Khoa (Đại diện
cho khối ngành Kỹ thuật), Đại học Ngoại Thương (Đại diện cho khối ngành
Kinh tế), Đại học Sư phạm Hà nội (Đại diên cho khối ngành Sư phạm).
Trong mỗi nhóm ngành đào tạo, lựa chọn ngẫu nhiên từ 30-50 sinh viên
bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18-24 và không giới hạn phạm vi năm
học.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu về mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề
sức khỏe tâm thần thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố trên
các tạp chí khoa học, các tài liệu, ấn phẩm đã xuất bản, hệ thống website và
tài liệu thư viện trực tuyến.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn chủ yếu được tổng hợp
và phân tích từ bảng hỏi chuẩn hóa.
Hai công cụ đo lường chính là bảng sàng lọc nguy cơ từ việc sử dụng rượu
bia“The Alcohol Disorders Identification Test” (AUDIT) của tổ chức Y Tế
Thế Giới (WHO) và bản tự sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần “Adult Self
Report” (ASR) dành cho người trưởng thành từ 18 – 65 tuổi của
T.Achenbach.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
13
Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử
lý kết quả thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Đánh giá thực trạng nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức
khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên hiện nay trên địa bàn Hà Nội.
Góp phần làm sáng tỏ mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các
vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm này.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về mối tương quan giữa
các vấn đề sức khỏe tâm thần với việc sử dụng rượu bia của sinh viên. Kết
quả nghiên cứu có thể là tài liệu cung cấp thêm thông tin và cơ sở giúp giúp
những nhà hoạt động trong công tác lâm sàng, những nhà hoạch định chính
sách và các tổ chức xã hội có định hướng trong công tác phòng ngừa, can
thiệp và điều trị nhằm làm giảm những tác hại liên quan đến việc sử dụng
rượu bia và nâng cao vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng nói chung.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu
14
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Từ lâu, khái niệm sức khỏe tâm thần vẫn được sử dụng phổ biến trong
cộng đồng nhằm để chỉ tình trạng một cá nhân đang mắc phải các bệnh về tâm
thần cần đến sự can thiệp đặc biệt của thuốc hoặc trong môi trường bệnh viện.
Tuy nhiên, những hiểu biết về mặt khoa học trong lĩnh vực này, cho đến nay,
đã giúp mở rộng khái niệm này một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Theo đó,
trong báo cáo năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa sức khỏe tâm thần
như là một “trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng
lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc
sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp
cho chính cộng đồng của mình” [31]. Định nghĩa này của WHO cho thấy 3
yếu tố chính tham gia trong việc đánh giá sức khỏe tâm thần, bao gồm: trạng
thái hạnh phúc, thực hiện chức năng cá nhân hiệu quả và thực hiện chức năng
cộng đồng hiệu quả.
Cùng với WHO, trong các nghiên cứu của mình, Ryff và Keyes cũng
thống nhất đưa ra các tiêu chí để đánh giá “trạng thái lành mạnh” của một cá
nhân dựa trên 3 lĩnh vực chính [15,22,19]:
Hạnh phúc cảm xúc: như là sự hài lòng với cuộc sống, cảm thấy
hạnh phúc, vui tươi và thanh thản trong cuộc sống.
Hạnh phúc tâm lý: bao gồm sự tự chấp nhận, phát triển bản thân, sự
cởi mở với những trải nghiệm mới, sự lạc quan, niềm hy vọng, mục
đích sống, sự kiểm soát đối với môi trường cá nhân, các vấn đề tâm
linh, sự tự định hướng và các mối quan hệ tích cực.
Hạnh phúc xã hội: sự chấp nhận xã hội, niềm tin vào con người và
xã hội theo một cách đầy đủ, trọn vẹn, giá trị bản thân và sự hữu
ích với xã hội, ý nghĩa với cộng đồng.
15
Cùng với đó, Keyes cũng phân chia trục sức khỏe tâm thần ra thành 3
phân đoạn, gồm: (1) suy yếu tâm thần, (2) khỏe mạnh tâm thần và (3) mức độ
ở giữa suy yếu và khỏe mạnh (được hiểu như một tình trạng mà cá nhân có
những dấu hiệu/ biểu hiện nhẹ về bệnh lý tâm thần) (Keyes, 2005).
Bên cạnh Ryff và Keyes, còn có Jenkins; Culloch & Parker [14], trong
các báo cáo của mình trước Tổ chức y tế thế giới tại Geneva các nhà nghiên
cứu này cũng nhấn mạnh đến 5 yếu tố cần có để đánh giá sức khỏe tâm thần
cộng đồng:
Một cuộc sống thật sự thoải mái.
Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của
người khác.
Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình
huống.
Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan
hệ.
Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây
mất thăng bằng, căng thẳng (stress).
Còn ở Việt Nam, trong từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000, 242), sức
khỏe tâm thần cũng được định nghĩa như là một “trạng thái thần kinh ổn định
với đặc trưng là sự không xuất hiện các bệnh tâm lý, giúp cho việc điều tiết
hành vi, hoạt động một cách đúng đắn trong điều kiện thực tiễn cuộc sống”.
Nguyễn Việt định nghĩa “Sức khỏe tâm thần không chỉ là một trạng thái
không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần
hoàn toàn thoải mái, ở đó cá nhân có được chất lượng cuộc sống tốt, có được
sự cân bằng và hoà hợp giữa các mối quan hệ, môi trường xung quanh và môi
trường xã hội” (Nguyễn Việt, 2000).
Như vậy, sức khỏe tâm thần được định nghĩa không chỉ đơn thuần là tình
trạng mắc bệnh hay không mắc bệnh, mà còn bao gồm một trạng thái tâm lý
lành mạnh cơ bản mà ở đó cá nhân có cảm thấy được hạnh phúc, vui tươi và
16
thanh thản hay không. Trạng thái này được đánh giá cụ thể thông qua các yếu
tố tâm lý cơ bản như hành vi, cảm xúc, niềm tin, lòng tự trọng, sự tự chấp
nhận, sự kiểm soát đối với môi trường sống hay các mối quan hệ tích cực….
Sự mở rộng khái niệm này đã cung cấp một cái nhìn toàn diện và bao quát
hơn về vấn đề sức khỏe tâm thần trong công tác nghiên cứu và đánh giá lâm
sàng. Đồng thời, khái niệm này cũng gợi ý đến việc xây dựng và hoàn thiện
các công cụ trong công tác chẩn đoán và đánh giá tổng quát các vấn đề sức
khỏe tâm thần hiện nay.
1.2. Khái niệm rối loạn tâm thần và phân loại
1.2.1. Khái niệm
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) định
nghĩa “Bệnh tâm thần hay rối loạn tâm thần bao gồm các rối loạn đặc trưng
bởi những bất thường về tâm trạng, suy nghĩ và hành vi được thừa nhận bởi
Sách Chẩn đoán và Thống kê Các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần
Mỹ (DSM-IV)” [32].
Tổ chức Y tế thế giới thì đưa ra định nghĩa “Rối loạn tâm thần là một
thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các bệnh bao gồm một loạt các vấn đề với
các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường được đặc trưng bởi một
vài sự kết hợp của những hành vi, cảm xúc và suy nghĩ bất thường và các mối
quan hệ với những người khác. Ví dụ như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối
loạn sử dụng chất gây nghiện”. Các rối loạn này được chẩn đoán dựa trên
Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD-10) [30].
Đặng Hoàng Minh định nghĩa “Rối loạn tâm thần (bệnh tâm thần) là
các trạng thái được biểu hiện thông qua hành vi, cảm xúc, gây cho cá nhân
những đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt
đời sống của cá nhân như công việc, gia đình, xã hội, hoặc gây nguy hiểm cho
người khác hoặc cộng đồng” [2].
Như vậy, rối loạn tâm thần được định nghĩa bao gồm một nhóm các rối
loạn đặc trưng bởi các suy nghĩ, hành vi và cảm xúc bất thường, gây cho cá
17
nhân những đau khổ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống của cá
nhân cũng như gây nguy hiểm cho cộng đồng xã hội.
1.2.2. Phân loại
Có hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần được sử dụng phổ biến rộng
rãi hiện nay là Sách “Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần của Hiệp
hội Tâm thần Hoa Kỳ” và “Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD-10) của Tổ
chức Y tế Thế giới.
ICD-10 đã được xác nhận tại Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 43 vào
tháng 5 năm 1990 và được các nước thành viên WHO đưa vào sử dụng từ
năm 1994. Ấn bản đầu tiên, được gọi là “Danh sách các nguyên nhân tử vong
Quốc tế”, đã được Viện thống kê quốc tế thông qua năm 1893. ICD là hệ
thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các dịch tễ học nói
chung, mục đích là quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm sàng. Phân loại
bệnh về các rối loạn tâm thần và hành vi thuộc chương 5 của ICD-10. Nó gồm
các mảng sau đây [8]
F00-F09: Các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm rối loạn tâm thần
triệu chứng
F10-F19: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác
động tâm thần
F20-F29: Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn
hoang tưởng
F30-F39: Rối loạn khí sắc (cảm xúc)
F40-F48: Các rối loạn bệnh tâm thần có liên quan đến Stress và dạng
cơ thể
F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các
nhân tố cơ thể
F60-F69: Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên
F70-F79: Chậm phát triển tâm thần
F80-F89: Các rối loạn về phát triển tâm lý
18
F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở tuổi trẻ em và
thanh thiếu niên
F99: Rối loạn tâm thần không xác định
Cùng với ICD-10 là Sách Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm
thần (DSM) do Hội Tâm thần học Hoa kỳ (APA) đưa ra nhằm mục đích cung
cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm
thần. Giống như ICD, DSM cũng được thay đổi theo thời gian. Phiên bản đầu
tiên được công bố vào năm 1952, hiện nay là phiên bản thứ 5.
DSM là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân
có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau [3]:
Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ
yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao
gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, ADHD,
chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…
Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối
loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí (mặc dù các rối loạn phát triển,
như Tự kỷ, đã được mã hoá trên trục II trong phiên bản trước đó, các rối loạn
này đang có trên Axis I ). Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân
cách như paranoid , Schizoid, schizotypal, Rối loạn nhân cách chống đối xã
hội, Rối loạn nhân cách narcissistic, Rối loạn nhân cách không thành thâ ̣t, Rối
loạn nhân cách lảng tránh, Rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng bức,
chậm phát triển tâm trí.
Trục III: thông tin về trạng thái sức khoẻ cơ thể của cá nhân. Các rối
loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể
chất …
Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường
Trục V: đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích
động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì
19
nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng) hoặc Mô hình “Đánh giá tổng
quát của trẻ em” cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi.
Như thế, trong cả hai hệ thống phân loại bệnh tâm thần phổ biến hiện
nay là DSM-IV và ICD-10 đều có đề cập tới những rối loạn tâm thần liên
quan tới việc sử dụng các chất gây nghiện (các chất này bao gồm cả các chất
có cồn). Đây được xem là một trong những mối quan tâm lớn hiện nay trong
ngành điều trị tâm thần trên thế giới.
1.3. Khái niệm và phân loại chất gây nghiện
1.3.1. Khái niệm
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về chất gây
nghiện, vì có nhiều giải thích khác nhau tùy theo trong luật quy định về chất
gây nghiện, trong các quy định của chính phủ, trong y học hay trong ngôn
ngữ sử dụng thông thường của người dân. Những cách tiếp cận khác nhau đưa
đến những khái niệm khác nhau về chất gây nghiện [9].
Trong y học, chất gây nghiện là một hóa chất có tác dụng ngăn ngừa
hay chữa khỏi bệnh tật, hay là thuốc tăng cường sức khỏe tâm thần và thể lực.
Chất gây nghiện có thể được kê trong đơn thuốc dành cho người bệnh như các
loại thuốc an thần dùng trong điều trị rối loạn trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hoặc
morphin dùng để giảm đau, gây tê trước khi phẫu thuật…
Trong dược lý, đây là một khái niệm dùng để chỉ các tác nhân hóa học
làm thay đổi quá trình sinh hóa hay sinh lý trong các mô tế bào hay bộ phận
cơ thể.
Trong sinh học cũng thường thấy những hóa chất nội sinh có cùng công
thức hóa học như chất gây nghiện. Nhưng nếu được tổng hợp từ bên trong cơ
thể thì được gọi là hóa chất nội sinh, nhưng nếu được đưa vào từ bên ngoài cơ
thể thì được gọi là chất gây nghiện.
Trong từ điển thuật ngữ về ma túy của UNODC “chất gây nghiện” là
một thuật ngữ dùng để chỉ các chất bị quốc tế kiểm soát. Các chất này bao
gồm các loại ma túy, rượu và thuốc lá [9].
20
Theo định nghĩa của WHO “chất gây nghiện” là bất cứ chất hóa học
nào khi đưa vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm
lý của người sử dụng. Chất gây nghiện có thể ở thể rắn (“khat”), thể lỏng
(rượu, bia) và thể hơi (chất hít hơi) (WHO, 1989).
Ở Việt Nam,theo khoản 1, điều 2 Luật Phòng, Chống ma túy thì “chất
gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây nghiện đối với
người sử dụng”
Như vậy, chất gây nghiện hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các chất
gây nghiện hợp pháp như các thuốc sử dụng trong y học, rượu bia và chất có
cồn nói chung, thuốc lá, cà phê…và cả các chất gây nghiện bất hợp pháp gọi
chung là ma túy, như thuốc phiện, hàng đá, thuốc lắc…. Những chất này khi
được hấp thu vào cơ thể với liều lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của
cơ thể, thay đổi hành vi, nhận thức và cảm xúc của người sử dụng. Cụ thể:
Chất gây nghiện làm thay đổi tâm trạng, cảm xúc của người sử dụng:
chất gây nghiện trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hoạt động của chất dẫn
truyền thần kinh. Do đó, làm thay đổi trạng thái tâm lý của người sử dụng,
khiến họ có được cảm giác thoải mái, dễ chịu và mãn nguyện về bản thân
hoặc rơi vào trạng thái bị kích động, hưng phấn. Chẳng hạn như người lệ
thuộc chất dạng thuốc phiện có xu hướng thể hiện tính bốc đồng mạnh mẽ
hơn, đưa ra những quyết định dựa trên lợi ích trước mắt mà không quan tâm
tới hậu quả lâu dài…
Chất gây nghiện làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người sử dụng:
Tùy vào từng chất và liều lượng sử dụng, người dùng có thể có được cảm giác
dễ chịu, mất cảm giác đau đớn, buồn rầu, đói khát, sợ hãi, nhìn màu sắc, nghe
âm thanh thấy rõ hơn, đẹp hơn…, hoặc tăng trí tưởng tượng và ảnh hưởng đến
khả năng ghi nhớ, tư duy trừu tượng, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và khả
năng ra quyết định… Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi về nhận
thức và suy nghĩ nói chung của người sử dụng về thế giới khách quan. Ví dụ
như khi đang ở trong trạng thái phê do dùng thuốc, người sử dụng không còn
21
ý thức được việc dùng chung bơm kim tiêm là một hành vi nguy hiểm liên
quan đến sức khỏe của họ do dễ lây nhiễm bệnh, trong khi ở trạng thái thông
thường họ đã nhận biết, ý thức rõ về điều đó.
Chất gây nghiện làm thay đổi hành vi của người sử dụng: chất gây
nghiện không những tác động trực tiếp đến những hành vi như đi đứng, nói
năng (mất thăng bằng, nói líu lưỡi ở người uống nhiều rượu bia, mê sảng, mơ
màng ở người sử dụng thuốc phiện) mà còn gián tiếp tác động đến những
hành vi thuộc về thói quen của họ như giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ
và kỹ năng giao tiếp với mọi người. Chẳng hạn như ở người nghiện, khả năng
kiểm soát cảm giác bắt buộc phải sử dụng thường không tốt do việc suy giảm
hoạt động của vùng vỏ não trước trán…
1.3.2. Phân loại
Có nhiều cách khác nhau để phân loại chất gây nghiện và việc này có
thể bị ảnh hưởng do sự khác biệt về văn hóa và hệ thống pháp luật ở mỗi quốc
gia, cách thức tác động và ảnh hưởng của mỗi loại chất gây nghiện hay do
nguồn gốc và mục đích sử dụng…Do đó, việc phân loại chất gây nghiện cần
luôn được đặt trong mối tương tác phức tạp với xã hội, trong bối cảnh lịch sử
và văn hóa khác nhau. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn có một số cách phân loại
được xem là phổ biến hơn cả, bao gồm cách phân loại theo tác dụng của chất,
theo nguồn gốc và tính chất sử dụng.
1.3.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên: là những chất gây nghiện có
sẵn trong tự nhiên. Chúng là ancaloit của một số loài thực vật như cây thuốc
phiện (cây anh túc, anh tử túc…), cây cần sa (bồ đà, gai dầu,…), cây coca,…
Chất gây nghiện có nguồn gốc bán tổng hợp: là những chất gây nghiện
được điều chế từ các chất tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có tác dụng
mạnh hơn chất ban đầu. Ví dụ Heroin, Buprenorphine, Codein, LSD…
22
Chất có nguồn gốc tổng hợp: là các chất được điều chế bằng phương
pháp tổng hợp hóa học toàn phần như Methamphetamine, Ketamin,
Amphetamine, Methadone…
Theo cách phân loại này, rượu bia được xem là những chất gây nghiện
có nguồn gốc từ nhiên do rượu bia là những chất có được chỉ đơn thuần bằng
quá trình lên men và chưng cất các loại hạt ngũ cốc như ngô, sắn, gạo, bột
mì….
1.3.2.2. Phân loại theo tính chất sử dụng
Theo cách này, chất gây nghiện được phân chia thành 2 loại chính là:
chất gây nghiện hợp pháp và chất gây nghiện bất hợp pháp.
Chất gây nghiện bất hợp pháp là những chất gây nghiện đã bị cấm, có
danh sách nằm trong danh mục các chất cấm được quy định theo luật pháp
của từng quốc gia thông qua những công ước quốc tế. Theo luật pháp Việt
Nam, những chất ma túy bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa,
heroin, cocain, thuốc lắc, các chất kích thích dạng Amphetamins…
Theo cách phân loại này, rượu bia được xem là chất gây nghiện hợp
pháp và được chấp nhận một cách rộng rãi trong hầu hết nền văn hóa tại các
quốc gia trên thế giới. Chính vì sự phổ biến và tính hợp pháp này mà những
hệ lụy và tác hại từ việc sử dụng rượu bia đang là một vấn đề đáng quan tâm
trên thế giới.
1.3.2.3. Phân loại theo tác dụng chủ yếu của chất lên hệ thần kinh
trung ương
Sự phân loại này chủ yếu dựa vào tác dụng chính của mỗi chất lên hệ
thống thần kinh trung ương gây ra các biến đổi chức năng tâm thần đặc trưng.
Các chất thuộc nhóm an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: tác dụng
chủ yếu khi sử dụng là an thần, yên dịu, giảm nhịp tim và hô hấp…Với liều
lượng nhẹ, nhóm chất này có thể làm cho người ta cảm thấy thư giãn và thoải
mái hơn. Nhưng với liều lượng mạnh, chúng có thể làm cho người sử dụng
rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh, thậm chí tử vong.
23
Các chất thuộc nhóm kích thích, kích thích hệ thần kinh trung ương: có
tác dụng làm tăng hoạt động của não bộ, tăng sinh lực, phấn khích, nói nhiều
hơn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, phấn khích…Với liều lượng
nhẹ, người sử dụng có thể cảm thấy tỉnh táo, lanh lợi hoặc tự tin hơn. Nhưng
với liều lượng mạnh, chất gây nghiện kích thích có thể làm cho người ta cảm
thấy hồi hộp, lo sợ, lên cơn động kinh, nhức đầu, bắp thịt co rút, trở nên hung
hăng và đa nghi.
Các chất thuộc nhóm gây ảo giác: làm thay đổi nhận thức đến mức có
thể nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy những thứ không có thật (ảo giác), làm
thay đổi cảm nhận của người sử dụng về hiện tại và môi trường xung quanh.
Với liều lượng nhẹ, người sử dụng trở nên năng động, hay nói hay cười, có
cảm giác sung sướng về tâm lý nhưng với liều lượng mạnh thì trở nên đa
nghi, hoang tưởng, xa rời thực tế và có những hành vi cư xử kỳ lạ.
Bảng 1.1. Phân loại chất gây nghiện theo tác động chủ yếu lên hệ thần
kinh trung ương [7]
An thần
Kích thích
Ảo giác
LSD, nấm thần, hạt một
Rƣợu
Caffeine
loại rau thuộc họ rau
muống
Các chất dạng thuốc
phiện
Mescaline,
Nicotine
MDMA,
DOB, DOM/ STP
Dung môi
Cocaine
PCP, Ketamine
Cần sa
Khat
Cần sa liều cao
Thuốc ngủ nhóm
Các chất nhóm
N2O, Amyl, hoặc Butyl
Barbituric
Amphetamine
Nitrite
Các thuốc nhóm
Benzodiazepine
24
Như vậy, trái với các quan niệm phổ biến trong dân gian, rượu không
phải là chất kích thích mà là chất an thần do tác động của rượu làm suy giảm
hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Rượu làm mất kiểm soát vỏ não nên
người uống cảm thấy khoan khoái, vui vẻ nói nhiều, quên các khó khăn trong
cuộc sống. Chính điều này đã dẫn đến những hiểu lầm, xếp rượu vào nhóm
các chất gây kích thích. Nhưng đồng thời suy giảm khả năng phê phán đưa
đến lời nói thiếu tế nhị suồng sả.
Tuy nhiên, ngay cả những cách phân loại phổ biến như trên cũng chỉ
mang tính chất tương đối vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như việc sử
dụng cần sa là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng lại là hợp pháp ở Hà Lan hay
một số bang ở Mỹ. Hoặc một số chất gây nghiện có nhiều kiểu tác động lên
hệ thần kinh trung ương tùy theo mức độ sử dụng nên rất khó để xếp chúng
vào một nhóm cụ thể, như cần sa dùng ở liều thấp có tác dụng an thần, yên
dịu nhưng dùng ở liều cao lại gây ra ảo giác, hoặc như thuốc lắc vừa có tác
dụng kích thích, lại vừa có tác dụng gây ảo giác. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi chủ yếu nhìn nhận rượu bia theo cách phân loại rượu như là một
chất gây nghiện an thần. Chính những tác dụng theo cách thức của các chất
gây nghiện an thần mà việc sử dụng rượu tạo nên những biến đổi tâm thần đặc
trưng theo cách thức của riêng nó với người sử dụng.
1.3.3. Các hình thái sử dụng chất gây nghiện
Việc sử dụng chất gây nghiện có thể được phân thành 4 hình thái chính
bao gồm [34]:
Dùng thử: cá nhân dùng thử chất gây nghiện vài lần thông thường vì
tính tò mò. Đa số người sử dụng chất gây nghiện thuộc nhóm này không có
những hiểu biết cần thiết về những nguy cơ từ việc sử dụng một loại chất gây
nghiện cụ thể. Họ dễ bị nguy hại từ việc sử dụng vì cơ thể họ không quen với
chất đó hoặc họ không biết mình sẽ phản ứng như thế nào với chất đó.
25