Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa NPT3 vụ xuân 2015 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.39 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG VĂN HÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NPT3 TRONG VỤ XUÂN
2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG VĂN HÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NPT3 TRONG VỤ XUÂN
2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K43 - TT - N02

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Phạm Văn Ngọc
: TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ngôi trường
có hơn 45 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực nông
nghiệp, em cảm thấy thật vinh dự và tự hào. Sau 4 năm học tập tại trường em
đã có được một lượng kiến thức nhất định. Tuy nhiên muốn trở thành một kỹ
sư quan trọng nhất là phải biết áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế.
Thực tập tốt nghiệp là thời gian tốt nhất cho em củng cố lại kiến thức, áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách đúng đắn, sáng tạo và
mang lại hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự cho phép của ban giám hiệu nhà
trường và ban chủ nhiệm khoa Nông Học em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của
giống lúa NPT3 vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên ”. Để hoàn thành đề tài
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của:
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã quan
tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy
TS.Phạm Văn Ngọc và cô TS.Đỗ Thị Ngọc Oanh đã hướng dẫn, hỗ trợ
em về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài của em

không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự tham gia góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nông Văn Hùng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2013 ........... 15
Bảng 2.2: Diện tích lúa Việt Nam so với một số nước trên thế giới (1987 2013)................................................................................................................ 17
Bảng 2.3: Năng suất lúa Việt Nam và một số nước trên thế giới (1987 –
2013)................................................................................................................ 18
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa
NPT3 (ngày ) ................................................................................................... 29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái ra lá giống NPT3 vụ xuân
2015 ................................................................................................................. 31
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
NPT3 ............................................................................................................... 33
Bảng 4.4 :Ảnh hưởng của các mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của các
công thức thí nghiệm trong vụ xuân 2015 ...................................................... 34
Bảng 4.5: Ảnh hưởng mật độ cấy đến một số đặc điểm nông học giống lúa
NPT3 trong vụ xuân 2015 ............................................................................... 37
Bảng 4.6: Ảnh hưởng mật độ đến mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh
hại trên giống lúa NPT3 ................................................................................. 39
Bảng 4.7a: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố ................................... 43
cấu thành năng suất và năng suất giống lúa NPT3 ........................................ 43
Bảng 4.7b: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất của giống lúa NPT3 ........................................................................ 43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện động thái ra lá của giống NPT3 trong vụ xuân
2015 ................................................................................................. 32
Hình 4.2: Biểu đồ khả năng đẻ nhánh của giống NPT3 của các công thức thí
Nghiệm trong vụ xuân 2015 ........................................................... 36


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
a, b, c

Chữ viết đầy đủ
Là những chữ cái biểu thị kết quả phân
nhóm trong so sánh Duncan

CT

Công thức

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh


KTT

Kết thúc trỗ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

P 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt

TGST

Thời gian sinh trưởng


v

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
2.2.1.Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa ........ 5
2.2.2.Những kế quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới ............................ 6
2.2.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam ........................... 8
2.3. Đặc điểm của cây lúa ............................................................................... 10
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa .................................... 10
2.3.2. Đặc điểm lá lúa...................................................................................... 11
2.3.3. Đặc điểm hệ rễ của cây lúa ................................................................... 12
2.3.4. Đặc điểm sự đẻ nhánh của lúa............................................................... 13
2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ............................ 14
2.4.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ................................................ 14
2.4.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước Việt Nam ................................. 16
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 19

3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 19
3.4.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 20
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ...................................... 22
3.5.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển (tính từ khi gieo đến khi chín) ... 22
3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................................ 23
3.5.3. Một số đặc điểm nông học của giống NPT3 ......................................... 24
2.5.4. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu..................................................... 24
3.5.5. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................... 26
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng phát triển
của giống lúa NPT3 vụ xuân 2015 ................................................................. 28
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa NPT3 ........................................................................... 28
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mâ ̣t đô ̣ cấ y đế n đô ̣ng thái ra lá của giố ng
lúa NPT3 .......................................................................................................... 30
4.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng củ a mâ ̣t đô ̣ cấ y đế n khả năng đẻ nhánh
của giống NPT3............................................................................................... 32
4.1.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mâ ̣t đô ̣ cấ y đến m ột số đặc điểm
nông học của giống NPT3 ............................................................................... 36
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ biểu hiện sâu,
bệnh hại giống lúa NPT3................................................................................. 38
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy tới các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống lúa NPT3 ......................................................... 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 48


vii

1. Kết luận ....................................................................................................... 48

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới, chỉ sau
lúa mỳ. Hơn 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Đặc
biệt là các nước ở châu Á, Châu phi. Mỹ la tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương
thực của thế giới lúa gạo chiếm tới 26.5% (Lúa mỳ chiếm 30%. Ngô chiếm
24%). Ở Việt nam, Lúa là cây lương thực chính cung cấp cho toàn xã hội. Lúa
không chỉ cung cấp lương thực cho người và vật nuôi mà còn cung câp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Mỗi một giống lúa yêu cầu về ngoại cảnh và điều kiện canh tác khác
nhau. Vì vậy khi nhập nội hay tìm ra được một giống mới thì ta phải đi tìm
điều kiện phù hợp nhất để cho giống đó sinh trưởng, phát triển thuận lợi và
đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Trong đó, khoảng cách cấy là một trong
những yếu tố quan trọng không thể thiếu nếu muốn tăng năng suất cây lúa.
Cấy với mật độ hợp lí làm cho ruộng lúa thông thoáng, giúp cây lúa sinh
trưởng phát triển thuận lợi, tránh được sâu bệnh hại. Từ đó năng suất, chất
lượng lúa cũng tăng lên.
Việc cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối ưu cho sinh
trưởng phát triển, cho năng suất cao mà còn vô cùng có ý nghĩa trong vấn đề
chăm sóc cho lúa của bà con nông dân. Trong kỹ thuật canh tác mà chủ yếu
là mật độ cấy đã và đang được các nhà nông học quan tâm nghiên cứu, tuy
nhiên khi gieo cấy ở hộ gia đình cấy lúa thường dễ bị nhiễm sâu bệnh dẫn đến
năng suất bị ảnh hưởng xấu. Nguyên nhân là do người nông dân cấy nhiều

dảnh lúa trên khóm, cấy với mật độ khá dầy. Điều này dẫn đến quần thể lúa
rậm rạp tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng một cách vô ích và dễ bị nhiễm các
sâu bệnh hại. Mặt khác chúng ta đã biết kỹ thuật cấy và mật độ cấy có ảnh


2

hưởng rất lớn đến sự phát triển lúa và năng suất lúa do ảnh hưởng trực tiếp
đến cấu trúc quần thể lúa. Bên cạnh đó, việc xác định mật độ cấy đúng còn có
ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý hơn, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, khắc phục tình trạng sử dụng phân bón quá mức cần thiết
gây ảnh hưởng xấu tới đất canh tác. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy tới sinh trưởng, phát triển của giống
lúa NPT3 vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của
giống lúa NPT3 để xác định mật độ cấy phù hợp cho giống lúa NPT3 trong
điều kiện vụ xuân 2015 ở Thái Nguyên.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần xây dựng quy trình kĩ thuật canh tác giống lúa NPT3 phù hợp
với vùng núi Trung Du phía Bắc.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên tiếp cận và học tập được phương pháp nghiên cứu khoa
học. Sinh viên nắm vững thực hành và kiến thức thực tế trước khi ra trường.
Nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng
chống chịu, năng suất và chất lượng của giống NPT3 tham gia thí nghiệm.
Từ đó làm cơ sở để xác định được mật độ cấy cho năng suất, chất lượng cao
phù hợp với điều kiện địa phương.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Xác định được mật độ cấy cho giố ng lúa NPT 3 để có quy trình kĩ thuật
phù hợp để thu được năng suất cao nhất.


3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Năng suất lúa được cấu thành bởi 4 yếu tố là số bông/đơn vị diện, số
hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành
năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa,
mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả
liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan
mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên
quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả
các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu
suất và năng suất cây lúa.
Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng
nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất,
trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%.
Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh
(số dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón,
nhiệt độ, ánh sáng...). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị
diện tích. Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước,
phân bón, thời vụ... mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa
số bông trên một đơn vị diện tích. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều
chỉnh sao cho số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích là cao nhất và thích hợp nhất,
biện pháp tối ưu là:
Số nhánh lúa tối đa – Số bông lúa hữu hiệu = 0
Nhưng trong thực tế quần thể ruộng lúa thì hầu như không có hiệu số

này bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ đẻ nhánh (từ khi
cấy lúa bén rễ hồi xanh đến khi phân hóa đòng) thì các nhánh hữu hiệu kết
thúc trước khi phân hóa đòng từ 10-12 ngày, hơn nữa yếu tố mùa vụ cũng liên


4

quan đến việc đẻ nhánh hữu hiệu, ví dụ trong điều kiện miền Bắc Việt Nam
thì vụ chiêm xuân nhánh hữu hiệu lại tập trung vào thời kỳ cuối, còn vụ mùa
lại tập trung vào thời kỳ đầu. Tuy nhiên việc điều chỉnh để quần thể ruộng lúa
có tỉ lệ số nhánh hữu hiệu cao nhất là tiền đề để nâng cao năng suất lúa đến
mức tối đa là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất lúa.
Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng
như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực
(từ làm đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ
thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời
kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các
yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa
hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước
6, tức là khoảng 10-12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh
dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u,
thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc
điểm của một số giống.
Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ
lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt
chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất
thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh
hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống.
Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%,
cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.

Yếu tố cuối cùng là Khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không
nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu
tố giống.


5

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa
Mật độ là số cá thể trên một đơn vị diên tích,mật độ ảnh hưởng đến khả
năng quang hợp của các cá thể và quần thể ruộng lúa.mật đọ ảnh hưởng đến
khả năng đẻ nhánh,tỉ lệ nhánh hữu hiệu,khả năng chống chịu sâu bệnh và từ
đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Đối với cây lúa,số lượng về nhánh thay đổi nhiều qua mật độ nhương số
nhánh hưu hiệu giữ các mật độ khác nhau thay đổi không nhiều Bùi Huy Đáp
(1980) [3]. Mật độ cấy ảnh hưởng lất lớn đến sự phát sinh sâu bệnh ,có nhiều
tác giả nhận xét rằng :khi mật độ gieo cấy cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh
phát triển .Vì khi mật độ gieo cấy cao thân lá cây lúa thường mềm yếu,ẩm độ
trong quần thể ruộng lúa cao và thiếu ánh sáng cho nên sâu,bệnh dễ gây
hại.Cho nên cấy ở mật đọ hợp lí sẽ hạn chế đươc sâu bệnh phát sinh.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) [6] mật độ cấy tỉ lệ thuận với số bông
nhưng tỉ lệ nghịch với số hật trên bông.Tức là nếu mât độ gieo cấy càng cao
thì cho số bông càng nhiều ,song số hạt trên bông càng ít và ngượng lại.Vì thế
cấy quá dầy sẽ làm năng suất giảm đi nghiêm trọng.Tuy nhiên đối với những
giống có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trên chân đất nghèo dinh dưỡng thì
cấy thưa lất khó đạt năng suất mong muốn.
Thực ra thì quan hệ giữa mật độ và năng suất không hẳn như vậy. Dựa
vào sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh Văn
Lữ (1978) [10], đã đưa ra lập luận là các yếu tố cấu thành năng suất có liên

quan chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố
mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi
mà số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số
bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất
thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và


6

khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo
cấu trúc của quần thể còn khối lượng 1000 hạt của mỗi giống ít biến động.
Vì vậy năng suất sẽ tăng khi tăng mật độ cấy trong một phạm vi nhất định.
Phạm vi này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết.
Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng
lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt phải đảm bảo được những chỉ tiêu nhất định về
độ thông thoáng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một
ruộng lúa, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho
cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật
độ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể
ruộng lúa và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
Mật độ thích hợp còn hạn chế được quá trình đẻ nhánh lai rai, hạn chế
được thời gian đẻ nhánh vô hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Cấy dày các cây
con cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng sẽ vươn cao lá nhiều, rậm rạp
ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có
khả năng chống chịu kém và năng suất cuối cùng không cao. Hạt chín không
đều, mầm mống sâu bệnh trên hạt có thể tăng do độ ẩm hạt tăng nhanh trong
quá trình bảo quản… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hạt lúa.
2.2.2.Những kế quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm trên cấy/m2, lúa được tính bằng khóm, lúa gieo
được tính bằng hạt mọc.về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì

số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định,việt tăng số bông không
làm giảm số hạt trên bông,nhưng nếu vược quá giớ hạn đó thì số hạt trên bông
bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia cho nhiều bông. Theo tính
toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của
mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so


7

với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa với giống có thời gian sinh
trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kĩ thuật quan trọng nó phụ thuộc và điều
kiện tự nhiên,dinh dưỡng,đặc điểm của giống…Khi nghiên cứ về vấn đề này
S.Yoshida (19985) đã kết luận:trong điều kiện dễ canh tác lúa mọc tốt thì nên
cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy
dầy không có lợi bằng giống bông to. Vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng nóng
ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ,lúa gieo muộn nên cấy dầy
hơn so với lúa gieo sớm.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) đã khảng
định:Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và
sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm.Theo ông việc đẻ nhánh chỉ sảy
ra đến mật độ 300 cây/m2 , nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những
dảnh chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182- 242
dảnh/m2.Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm
số hạt/bông.Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự
đẻ nhánh.Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dầy thì đẻ
nhánh ít [17].
Các tác giả người Trung Quốc đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA
64/9311 để nghiên cứ ảnh hưởng của nật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy

thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc
(300.000 khóm/ha). kết quả nghiên cứ cho thấy:
- Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dày
và thời điểm trước 10/5 nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn lất nhỏ.
- Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dầy
6,86% tỉ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn
0,86g.Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17-19%.


8

Ở Nhật Bản, mạ tốt là mạ non, cấy xuống cây mạ bén rễ rất nhanh, mật
độ cấy tiêu chuẩn ở Hokkaido là 35 x 15 cm, mỗi khóm 3 dảnh. Theo kết quả
nghiên cứu của trạm thí nghiệm nông nghiệp ở Hokkaido cho thấy trong một
phạm vi mật độ nhất định thì năng suất hầu như không thay đổi. Mật độ cấy
thích hợp nhất thay đổi tùy theo lượng phân bón và đặc tính giống. Ở vùng
nhiệt đới như Ấn Độ, cấy lúa chín sớm với mật độ 15 x 15cm, mỗi khóm lúa
2 dảnh, với giống lúa chín muộn khoảng cách 20 x 20cm hoặc 15 x 23cm,
mỗi khóm 2 dảnh. Còn những nơi đất tốt có thể cấy 30 x 15cm (Tanaka
Akira, 1981) [18].
Theo Togari Matsuo (1977) [19] sản lượng, số bông, số nhánh không
nhất thiết tỷ lệ với nhau. Nhưng thường nếu năng suất cao thì số bông cũng
nhiều và do đó số nhánh đẻ cũng cao, vì vậy muốn tăng sản lượng lúa phải
làm cho lúa đẻ nhánh nhiều. Tăng số nhánh là một chuyện rất dễ dàng, nhưng
nhiều khi không những không tăng được số bông mà lúa lại dễ bị lốp và sâu
bệnh phá hại. Có nhiều trường hợp tuy tăng được số nhánh nhưng không đạt
được sản lượng cao như ý muốn, nhưng cũng có trường hợp tăng số nhánh do
đó tăng được năng suất. Đứng về phương diện sinh trưởng của cây lúa mà xét
thì có thể có 2 mặt. Thứ nhất là bộ rễ lúa có được chăm sóc, quản lý tốt
không. Thứ hai là bộ phận trên mặt đất, đặc biệt là việc điều chỉnh số nhánh

có thích hợp không [20].
2.2.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào
đặc điểm của giống, điều kiện đất đai, nước tưới, dinh dưỡng, trình độ
thâm canh của người dân…Theo nguyễn Thị Lẫm (1999)[9] thì sử dụng mạ
non để cấy (mạ chua đẻ nhánh) thì sau cấy lúa thường đẻ nhánh sớm và
nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu /trên khóm với mật độ 40 khóm /m 2
chỉ cần cấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là vừa đủ, nếu cấy nhiều hơn,


9

số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỉ lệ nhánh hữu hiệu giảm. Khi sử dụng mạ
thâm canh, mạ đã đẻ 2-5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên
mạ.Loại mạ này già hơn 10-15 ngày so với mạ chưa đẻ vì vậy số dảnh cấy
cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông
dự định.sau khi cấy cá nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy,ra lá lớn hơn và thành
bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung và 8-15 ngày sau cấy .vì
vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy / khóm nhiều hơn cấy mạ non [9]
Theo Nguyễn Thi Trâm (2001), [16] thì mật độ cấy càng cao thì số bông
càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được
số bông/đơn vị diện tích dự định, các giống có thời gian sinh trưởng trung
bình có thể cấy thưa.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh
trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (1999) kết luận: tăng
mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm.So sánh số dảnh trên
khóm trên mật độ cấy thưa và cấy dầy thì thấy số nhánh đẻ trong một khóm
lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dầy [5]
Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2008) [11] cho rằng nên
cấy theo từng hàng với khoảng cách 20 x 15cm hoặc 20 x 12cm (mật độ

30 - 40 khóm/m2), tùy theo đất, giống lúa và mùa vụ. Đất tốt, giống lúa dài
ngày, cao cây và vụ mùa cấy thưa hơn đất xấu, giống ngắn ngày và vụ đông
xuân. Khoảng cách cấy cần làm sao không lãng phí đất, cũng không chen
lấn che rợp nhau, để sau này có khoảng 250 - 300 bông/m2 là có thể cho
năng suất trên 5 tấn/ha.
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) [14], thì giống lúa có nhiều
bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2, giống to bông cấy 180 - 200
dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh ở vụ
chiêm. Theo Trương Đích (2002)[4] với các giống lúa lai nên cấy 2 - 3


10

dảnh với mật độ 50 - 55 khóm/m2 và cấy 3 - 4 dảnh với mật độ 40 - 45
khóm/m2. Nhìn chung, mật độ khóm/m2 và số dảnh cấy/khóm có ảnh
hưởng rất rõ rệt đến số bông/m 2 từ đó ảnh hưởng đến năng suất lúa trên một
đơn vị diện tích canh tác.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [7] thì chúng ta định lượng số dảnh cấy
của một khóm dựa vào số bông dự định cần phải đạt được số bông/ m2 và mật
độ đã chọn. Đối với mạ non, khi cần đạt 9 - 10 bông/khóm và mật độ 35 - 39
khóm/m2 thì chỉ cần cấy 2 dảnh/khóm, không nên cấy to hơn vì loại mạ non
nên đẻ nhiều nếu cấy nhiều dảnh cây lúa sẽ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu dẫn
đến bông lúa nhỏ, số hạt/bông sẽ ít đi. Khi cần đạt 11 - 12 bông/khóm ở mật
độ 29 - 32 khóm/m2 cần cấy 3 dảnh/khóm để một dảnh mạ sinh ra 4 bông lúa
to đều nhau. Với mật độ 27 khóm/m2 để đạt được từ 13 - 14 bông lúa to cần
thiết phải cấy 4 dảnh/khóm đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
để hạn chế sự đẻ nhánh vô hiệu, tập trung sức sinh trưởng vào các nhánh đẻ
sớm nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Mặc dù đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhưng lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như giống, trình độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện

sinh thái của từng vùng… Bởi vậy, cần có các công trình nghiên cứu để tìm
được mật độ, số dảnh cấy/khóm tương ứng với các mức phân bón (đặc biệt là
mức phân bón thấp) thích hợp nhất phù hợp với từng vùng canh tác là vấn đề
cần phải thực hiện thường xuyên của các nhà nghiên cứu.

2.3. Đặc điểm của cây lúa
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Trong toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ sinh
trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997), [14] thời kỳ sinh trưởng dinh


11

dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, là thời kỳ cây lúa hình thành
và phát triển lá, rễ, nhánh. Ở lúa cấy thời kỳ này có thể chia ra các giai đoạn:
mạ ở ruộng mạ và đẻ nhánh ở ruộng cấy. Trong đó giai đoạn mạ kéo dài
khoảng 20 ngày từ khi gieo mạ đến khi cây có khoảng 4-5 lá; giai đoạn đẻ
nhánh kéo dài khoảng 40 ngày từ khi cấy đến khi cây lúa bắt đầu có đòng;
trong đó 10-13 ngày đầu là giai đoạn bén rễ hồi xanh, giai đoạn đẻ nhánh hữu
hiệu chỉ khoảng 20 ngày tiếp theo. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, là yếu tố cấu thành năng suất có
ý nghĩa quyết định đối với cây lúa.[12]
Cũng theo Nguyễn Hữu Tề (2004), [13] thời kỳ sinh trưởng sinh thực,
bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch, bao gồm các quá trình làm
đòng, trỗ bông và hình thành hạt. Thời kỳ này quyết định các yếu tố cấu thành
năng suất: số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt, là thời kỳ
có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch.
Liên quan tới thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa, các giống lúa
được chia ra: giống cực ngắn ngày, giống ngắn ngày và giống dài ngày. Trong

bón phân cho lúa cần chú ý: các giống cực ngắn ngày (chín sớm) có giai đoạn
sinh trưởng dinh dưỡng ngắn, vì vậy có thể bắt đầu phân hóa đòng trước giai
đoạn đẻ nhánh tối đa. Các giống dài ngày (chín muộn) có giai đoạn sinh
trưởng dinh dưỡng dài và đạt số dảnh tối đa trước khi bắt đầu phân hóa đòng,
thời kỳ từ đẻ nhánh tối đa đến đầu phân hóa đòng có lúc bị kéo dài. Các giống
ngắn ngày có độ dài của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, cây bắt
đầu phân hóa đòng ngay sau giai đoạn đẻ nhánh tối đa.
2.3.2. Đặc điểm lá lúa
Lá lúa giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Thông qua sự sinh
trưởng và màu sắc của lá ta biết được cây lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, tốt
hay xấu. Màu sắc, kích thước phiến lá, góc lá thay đổi theo giống lúa, thời kỳ


12

sinh trưởng và hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Hướng chọn giống là chọn
những giống lá có phiến lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, góc lá hẹp sẽ có lợi
cho quang hợp và tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng.
Trong quần thể ruộng lúa tồn tại lá của nhánh mẹ và lá của nhánh
con. Tất cả tạo nên chỉ số diện tích lá (LAI) của quần thể. Chỉ số diện tích
lá của ruộng lúa đạt cao nhất vào lúc trước trỗ 7 ngày, vì lúc đó số lá đạt
tối đa và diện tích từng lá tương đối ổn định. Chỉ số diện tích lá của ruộng
lúa có thể đạt đến 10 hoặc hơn chút ít, sau khi trỗ bông thì giảm xuống
bởi một số lá già và chết đi.
Trên thân chính của lúa có tổng số lá nhất định, tùy từng giống mà có
tổng số lá khác nhau. Mỗi lá đều có chức năng nhất định tùy từng giai đoạn
sinh trưởng. Trong cùng một thời kỳ thì lá hoạt động động mạnh nhất là lá thứ
hai từ trên xuống (lá công năng). Quan sát hình thái và sức sống của lá công
năng, ta biết được sinh trưởng của cây lúa tốt hay xấu.
2.3.3. Đặc điểm hệ rễ của cây lúa

Lúa là cây trồng có bộ rễ chùm với số lượng có thể đạt tới 500-800 cái,
tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đến 168 m. Bộ rễ lúa tăng dần
về số lượng và chiều dài qua các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và thường đạt tối
đa vào thời kỳ trỗ bông, sau đó lại giảm đi. Thời kỳ đẻ nhánh làm đòng bộ rễ
phát triển có hình bầu dục nằm ngang, còn thời kỳ trỗ bông, bộ rễ lúa phát
triển xuống sâu có hình quả trứng ngược.
Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20 cm, trong đó phần lớn ở lớp đất mặt 0-10
cm. Lúa là cây trồng có bộ rễ ăn nông và có thời gian từ cuối đẻ nhánh đến đầu
làm đòng rễ ăn nổi trên mặt đất. Đối với lúa gieo thẳng, bộ rễ thường phát triển
mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều. Các biện pháp làm đất, bón phân, tưới
nước, làm cỏ… có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
Lúa thấp cây, có khả năng thâm canh cao cần cấy dày để đạt được mật


13

độ tối thích. Khi cấy dày, tổng số rễ lúa tăng nên mở rộng được diện tích hút
chất dinh dưỡng của quần thể ruộng lúa, nhưng diện tích dinh dưỡng của cá
thể càng bị thu hẹp, trọng lượng trung bình của bộ rễ cây lúa giảm. Muốn cho
cá thể sinh trưởng và phát triển tốt, cần tăng lượng phân bón tương ứng với
mức độ cấy dày, như vậy mới có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của việc cấy
dày và làm tăng năng suất. Mật độ cao, bón phân nhiều là hai biện pháp bổ
sung cho nhau làm cho quần thể phát triển mạnh.
2.3.4. Đặc điểm sự đẻ nhánh của lúa
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Cây lúa non hoặc cây mạ
(người ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các nhánh mọc ra từ thân chính được
gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5 - 7 nhánh nguyên thuỷ). Các
nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh
mọc ra từ nhánh cấp 2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển

ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới
tận những giai đoạn phát triển sau, những nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó
có rễ riêng. Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi
làm đốt, làm đòng.
Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ
(tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại
cảnh. Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên
cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số
lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để
trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn,
thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.
Khả năng đẻ nhánh của lúa nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
của giống. Một giống lúa đẻ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật


14

cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh. Khi cấy mạ non,
cấy nông tay sẽ làm tăng phạm vi mắt đẻ và tăng khả năng đẻ nhánh. Lợi dụng
khả năng đẻ nhánh của lúa, trong thâm canh muốn tăng số bông trên ruộng lúa
ngoài việc cấy đúng mật độ, chúng ta nên xúc tiến các biện pháp kỹ thuật để lúa
đẻ sớm, đẻ tập trung, làm tăng sức đẻ hữu hiệu, không để quần thể quá rậm rạp,
tốn dinh dưỡng của cây mẹ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh: Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh, nhưng có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: giống
lúa, khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm.
2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa thuộc loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình
chọn biến đổi và chọn lọc từ cây lúa hoang dại thành cây lúa như ngày nay.

Lúa gạo có nguồn gốc nhiệt đới , do khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng
ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay, có khoảng trên một trăm nước trồng lúa, trải dài từ 430 vĩ bắc đến
530 vĩ nam, với diện tích trên dưới 150 triệu ha. Nhưng phân bố không đều,
chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á chiếm tỷ lệ 61,2% diện tích trồng lúa
thế giới, Châu Mỹ chiếm 6,3% , Châu Phi 3,1%, Châu Úc 1%. Châu Á có
diện tích trồng và sản lượng lớn nhất nhưng năng suất cao nhất lại là ở Châu
Âu và Châu Đại Dương. Trong lịch sử phát triển thì cây lúa là loại cây trồng
có tốc độ phát triển tương đối nhanh về cả diện tích, năng suât và sản lượng
Theo thống kê của FAO (2013), diện tích canh tác lúa toàn thế giới
năm 2013 là 166,08 triệu ha, năng suất bình quân 4,48 tấn/ha, sản lượng
745,17 triệu tấn (Bảng 2.1). Trong đó, diện tích lúa của Châu Á là 146,18
triệu ha chiếm 88,01 % tổng diện tích lúa toàn cầu, kế đến là Châu Phi 10,90
triệu ha (6,56 %), Châu Mỹ 6,53 triệu ha (3,93 %), Châu Âu 2,34 triệu ha


15

(1,40 %), còn lại diện tích và sản lượng lúa ở Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng
không đáng kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 43,50 triệu ha;
Trung Quốc 30,22 triệu ha; Indonesia 13,83 triệu ha; Thái Lan 12,37 triệu ha;
Bangladesh 11,77 triệu ha và Việt nam 7,89 triệu ha.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới với số
liệu thống kê của FAO năm 2013 là 8,62 và 6,72 tấn/ha. Việt Nam có năng
suất lúa 5,58 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 4,48 tấn/ha
nhưng chỉ đạt 64,73 % so với năng suất lúa bình quân của Mỹ.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trên thế giới năm 2013

Thế giới
Châu Á

Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Bangladesh
Thái Lan
Myanmar
Việt Nam
Philipines
Campuchia
Châu Mỹ

Diện tích
(triệu ha)
166,08
146,18
30,22
43,50
13,83
11,77
12,37
7,50
7,89
4,74
3,10
6,53

Năng suất
(tấn/ha)
4,48
4,61

6,72
3,66
5,15
4,37
3,13
3,73
5,58
3,88
3,01
5,56

Sản lƣợng
(triệu tấn)
745,17
674,72
203,29
159,20
71,28
51,50
38,78
28,00
44,07
18,43
9,34
36,36

Brazil

2,34


5,01

11,76

Colombia
Mỹ
Ecuador
Châu Phi
Nigeria
Madagascar

0,53
0,99
0,39
10,90
2,60
1,30

4,57
8,62
3,82
2,66
1,80
2,77

2,43
8,61
1,51
29,02
4,70

3,61

Tên nƣớc


16

Châu Âu

2,34

1,65

3,89

Italy

0,21

6,30
1,34
Nguồn: FAOSTAT, 2014 [20]

Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2013 là Trung
Quốc 203,29 triệu tấn; Ấn Độ 159,20 triệu tấn; Indonesia 71,28 triệu tấn;
Bangladesh 51,50 triệu tấn; Việt Nam 44,07 triệu tấn; Thái Lan 38,78 triệu
tấn và Myanmar 28,00 triệu tấn.
Theo số liệu thống kê của FAO về thương mại gạo thế giới năm 2013
duy trì ở mức 37,5 triệu tấn.Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA) Năm nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới năm 2013 là Ấn Độ 9,61

triệu tấn, Thái lan 6,79 triệu tấn, Việt Nam 6,74 triệu tấn, Pakistan 3,41 triệu
tấn, Mỹ 3,37 triệu tấn.
2.4.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước Việt Nam
Việt nam là một nước nông nghiệp với đa số người dân sinh sống bằng
nông nghiệp. Trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền với sự phát
triển của dân tộc. Nước ta nằm ở tọa độ 8030’ – 23023’ vĩ tuyến bắc và
102010’ – 109029’ kinh tuyến đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc
điêm khí nậu này đã phần nào khẵng định tiềm năng về sự phát triển cây lúa.
Là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp gắn bó với cây lúa từ xa
xưa.Với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, những đồng
bằng châu thổ phì nhiêu, Việt Nam đã trở thành cái nôi sản xuất lúa gạo
hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một nước nông
nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn
sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống
con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực
nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ
vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi


×