Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hq19 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

NGUYỄN VIỆT BẮC

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ
CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG
LÚA LAI HQ19 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. TĂNG THỊ HẠNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân
tôi thực hiện tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, thị trấn Trâu Quỳ- Gia
Lâm, Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tăng Thị Hạnh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn là
thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2015
Tác giả luận văn

NGUYỄN VIỆT BẮC


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Tăng
Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Quang và các cô chú, anh chị cán
bộ công nhân viên trong Viện Nghiên Cứu và Phát triển Cây trồng – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam..
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày ... tháng ...năm 2015
Tác giả

Nguyễn Việt Bắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài..................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lúa lai và tình hình sản xuất lúa lai ở Việt
Nam ............................................................................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa lai ở VN ......................................................... 7
1.2. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng của cây lúa ................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng đạm của cây lúa ................................. 9
1.2.2. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng lân của cây lúa ................................. 15
1.2.3. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng Kali của cây lúa ............................... 17
1.2.4. Thực trạng sử dụng phân bón và liều lượng bón .............................. 21
1.3. Các kết quả nghiên cứu về mật độ cấy cho lúa ........................................... 22
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ....................................................................... 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ...................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 29
2.4.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 29
2.4.3. Biện pháp kỹ thuật áp dụng.............................................................. 32
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 32
2.5.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng .......................................... 32
2.5.2. Đặc điểm nông sinh học................................................................... 33
2.5.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh ................................................................... 33
2.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................... 35
2.6. Xử lý số liệu .............................................................................................. 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 36
3.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ cấy khác nhau đến đặc
điểm nông sinh học của tổ hợp HQ19....................................................... 36
3.1.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ tới thời gian sinh
trưởng của tổ hợp HQ19 ................................................................. 36
3.1.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ tới tăng trưởng
chiều cao của tổ hợp HQ19............................................................. 37
3.1.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến
động thái ra lá của giống HQ19 ...................................................... 41
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến
khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống HQ19
trong vụ Xuân và vụ Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội...................... 44

3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến một số đặc
điểm nông sinh học của giống HQ19 .............................................. 47
3.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến tình hình
phát triển sâu, bệnh trên giống HQ19 trong vụ Xuân và vụ Mùa 2013
tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................................................. 49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống HQ19 trong vụ Xuân
2013 .......................................................................................................... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của tương tác giữa các mức phân bón và mật độ
khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống HQ19 trong vụ Xuân và vụ Mùa 2013 ................................... 52
3.3.2. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống HQ19 trong vụ Xuân
và Mùa 2013 .................................................................................. 56
3.3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống HQ19 trong vụ
Xuân và Mùa 2013.......................................................................... 56
3.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các mức phân bón khác nhau với các
mức mật độ khác nhau .............................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 60
Kết luận ............................................................................................................ 60
Kiến nghị.......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1. Diện tích sản xuất lúa lai qua các năm (từ 2001 – 2012) .............................. 7
1.2. Một số đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh và chất lượng
của tổ hợp HQ19 và TH3-3 (Đối chứng) .................................................... 8
1.3. Liều lượng phân bón vô cơ trên các loại đất và nhóm giống lúa khác
nhau (kg/ha) ............................................................................................. 22
3.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ cấy tới thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong vụ Xuân
và vụ Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội ....................................................... 36
3.2. Ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ khác nhau đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong vụ Xuân và vụ
Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................................ 39
3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến động thái
ra lá của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong vụ Xuân và vụ Mùa 2013
tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................................................. 42
3.4 . Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến động thái
đẻ nhánh của giống HQ19 trong vụ Xuân và vụ Mùa 2013 tại Gia
Lâm, Hà Nội............................................................................................. 46
3.5. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong
vụ Xuân và vụ Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội ......................................... 47

3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong điều
kiệnvụ Xuân và Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội (điểm) ............................ 51
3.7. Ảnh hưởng của tương tác giữa các mức phân bón và mật độ khác nhau
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa lai hai
dòng HQ19 trong vụ Xuân và Mùa 2013 .................................................. 54
3.8. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong vụ Xuân và ....... 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa lai hai dòng HQ19 trong vụ Xuân
và vụ Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội ....................................................... 57
3.10: Hiệu quả kinh tế của giống lúa lai hai dòng HQ19 khi sử dụng các
mức phân bón khác nhau với các mật độ khác nhau trong vụ Xuân và
vụ Mùa 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội............................................................ 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCCCC

Chiều cao cây cuối cùng


DT

Diện tích

ĐC

Đối chứng

M

Mùa



Mật độ

MP

Mức phân

NS

Năng suất

NSO

Năng suất ô thí nghiệm

NHH


Nhánh hữu hiệu

NL

Nhắc lại

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà Xuất Bản

SH/B; SHB

Số hạt/Bông

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TGST

Thời gian sinh trưởng


TBNS

Trung bình năng suất

TL

Tỷ lệ

VL

Vi lượng

X

Xuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục
gia tăng với tốc độ như hiện nay trong vòng 20 năm tới thì sản lượng lúa gạo
phải tăng 80% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu lương thực cho người dân.
Ở Việt Nam sản xuất lúa nước vẫn là một ngành quan trọng, truyền thống
trong nền nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong
những trụ cột của an ninh lương thực. Dân số Việt Nam đã tăng 73% trong giai
đoạn 1960-1990 và dự kiến tăng 62% trong ba thập kỷ tới. Theo dự báo của

Ngân hàng thế giới (WB) đến năm 2025 dân số Việt nam sẽ đạt khoảng 116 triệu
người và tiếp tục tăng với tốc độ 1,1% năm, lúc đó Việt Nam sẽ cần khoảng 33,6
tấn lương thực qui thóc để đảm bảo nhu cầu trong nước thêm vào đó là 4-5 triệu
tấn gạo phục vụ cho xuất khẩu hàng năm. Đây là thách thức rất lớn cho ngành
nông nghiệp Việt Nam..
Để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh chuyển một phần diện tích
canh tác lúa sang cây trồng khác và sản xuất công nghiệp, đô thị , dịch vụ... tất
yếu phải sử dụng các tổ hợp lúa lai không những có năng suất cao mà còn đòi hỏi
chất lượng. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng
lúa, đảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông
dân thông qua việc sản xuất lúa lai.
Lý thuyết và kỹ thuật chọn tạo giống lúa lai thơm đã được Trung Tâm Nghiên
cứu Lúa lai Hồ Nam đề xuất và dòng mẹ bất dục thơm đầu tiên tạo ra là
Xiangxiang 2A tổ hợp với Xiangyou 63 tạo ra giống lúa lai thơm, chất lượng tốt.
Trong 20 năm nghiên cứu hơn 10 dòng mẹ bất dục và 40 tổ hợp lúa lai thơm đã
được phát triển ở Trung Quốc. Một số Viện nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là
Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Viện Khoa học Nông nghiệp Ấn độ cũng
đã chọn tạo thành công một loạt các tổ hợp lúa lai thơm. (Bai De-lang và cộng sự
năm 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


HQ19 là một giống lúa lai có triển vọng đang trong giai đoạn thử nghiệm để
đưa vào sản xuất. Để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống, việc nghiên
cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh là rất cần thiết. Ngoài các biện
pháp như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu
bệnh...thì xác định mật độ cấy và lượng phân bón cũng là những biện pháp kỹ

thuật quan trọng. Việc bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật độ quần thể thích
hợp, từ đó nâng cao được hiệu suất quang hợp thuần và làm tăng số bông trên
một đơn vị diện tích, quyết định trực tiếp đến năng suất. Trong khi đó, phân bón
là cơ sở quyết định năng suất cây trồng nói chung và năng suất cây lúa nói riêng.
Để đảm bảo đáp ứng được việc tăng năng suất mà vẫn đảm bảo chất lượng thì
việc áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật trong đó có biện pháp tăng giảm liều
lượng bón phân và điều chỉnh mật độ cấy. Mỗi giống lúa khác nhau đòi hỏi chế
độ dinh dưỡng và mật độ cấy là khác nhau; để đạt được hiệu quả cao nhất về
năng suất cần có các quá trình nghiên cứu về đặc điểm giống và biện pháp kỹ
thuật phù hợp. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của cuộc sống chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh
trưởng và năng suất của giống lúa lai HQ19 tại Gia Lâm, Hà Nội’’ .
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng
và năng suất của giống lúa lai 2 dòng thơm HQ19 tại Gia Lâm- Hà Nội.
- Xác định lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp đối với giống lúa lai 2
dòng thơm HQ19.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng,
mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của giống lúa lai HQ19 tại các mật độ cấy,
mức phân bón khác nhau trong vụ Xuân và Mùa 2013 tại Gia Lâm- Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu xác định chế độ
dinh dưỡng phù hợp cho lúa lai hai dòng thương phẩm tại Gia Lâm- Hà Nội; tạo
cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng trong việc
nghiên cứu nhằm tăng năng suất cây trồng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
HQ19 là giống lúa lai hai dòng thơm được Viện Nghiên cứu và Phát triển
cây trồng nghiên cứu chọn tạo từ năm 2011. Hiện nay, giống đã được công nhận
sản xuất thử trong quá trình hoàn thiện quy trình sản xuất và gieo cấy giống
thương phẩm. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình gieo cấy
giống thương phẩm HQ19.
1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu lượng phân bón và mật độ cấy.
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ xác định cho địa bàn Gia Lâm- Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lúa lai và tình hình sản xuất lúa lai ở Việt
Nam
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
Lúa lai có thời gian sinh trưởng (TGST) từ ngắn đến trung bình, TGST của
lúa lai thường ngắn hơn dòng bố mẹ có TGST dài nhất. Thời gian trải qua các
bước phân hóa đòng của lúa lai rút ngắn hơn lúa thuần từ 2-3 ngày; quá trình
chín sữa cũng rút ngắn hơn lúa thuần từ 3-5 ngày. Đa số giống có TGST từ 95135 ngày. Trên thân chính có 12-17 đốt, mỗi đốt mang một lá, 6 đốt cuối cùng
cách nhau bởi 5 lóng có chiều dài khác nhau, các lóng hợp lại tạo nên chiều dài
thân. Đường kính lóng lúa lai to và dày hơn lúa thường và cả bố mẹ của nó, số bó

mạnh nhiều hơn nên khả năng vận chuyển nước, dinh dưỡng tốt hơn lúa thường,
cũng do đường kính lóng to, đặc biệt là lóng sát gốc, nên thân lúa lai cứng, thân
dạng lùn, khả năng chống đổ tốt hơn lúa thường. Lúa lai có khả năng sinh trưởng
mạnh và sớm biểu hiện cụ thể là trong cùng một điều kiện chăm bón như nhau, lá
lúa lai ra nhanh, nhánh đẻ đều đặn ngay từ đốt đầu tiên và đẻ liên tục. Các nhánh
đẻ sớm ra lá nhanh, tạo cho ruộng lúa sớm dày đặc, che khuất ánh sáng tầng dưới
do vậy các nhánh đẻ sau không có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, chính vì
vậy mà ruộng lúa lai thường kết thúc đẻ sớm, dinh dưỡng có điều kiện tập trung
nuôi các nhánh nên bông lúa to đều. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai
đoạn sinh trưởng sinh thực của đa số các tổ hợp lai xấp xỉ nhau, sự cân đối về
thời gian của các giai đoạn sinh trưởng tạo ra sự cân đối trong cấu trúc quần thể,
là một trong những yêu tố tạo nên năng suất cao (Hoàng Tuyết Minh, 2002; Trần
Duy Quý, 2002 ; Nguyễn Thị Trâm và cộng sự,2002; Trần Ngọc Trang, 2001).
Theo cách đánh giá của IRRI 1987, trong mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây
lúa bao gồm một số giai đoạn nhỏ, tất cả gồm 10 giai đoạn:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Giai đoạn 0: Nẩy mầm
Giai đoạn 1: Mạ

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng

Giai đoạn 2: Đẻ nhánh
Giai đoạn 3: Làm đốt
Giai đoạn 4: Làm đòng


Thời kỳ sinh trưởng sinh thực

Giai đoạn 5: Trỗ bông
Giai đoạn 6: Nở hoa
Giai đoạn 7: Chín sữa
Giai đoạn 8: Chín sáp

Thời kỳ chín

Giai đoạn 9: Chín hoàn toàn
Các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng dài hoặc ngắn khác nhau phụ
thuộc chủ yếu và thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
nhìn chung ít thay đổi giữa các giống.
Các nhà khoa học nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây lúa (Nguyễn
Văn Hoan, 1999; Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997; IRRI, 1987; Takena và cs, 1997)
cho rằng:
- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Đây là thời kỳ hình thành các bộ phận quan trọng đầu tiên của cây. Thời kỳ
này được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm. Các bộ phận: rễ, thân, lá, nhánh được hình
thành và phát triển. Theo quy luật sinh trưởng của cây lúa nói chung các cơ quan
sinh dưỡng hình thành theo một trình tự nhất định, không thay đổi theo giống
cũng như điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, nếu quan sát sự đẻ nhánh thấy rằng: nhánh
con đẻ ở đốt đầu tiên của thân chính luôn ít hơn nhánh chính khi đã ra lá thứ 4.
Nhánh con mọc ở đốt thứ hai kém nhánh mẹ 3 lá và kém nhánh chị 1 lá. Nhánh
con thứ 3 kém nhánh mẹ 4 lá và kém nhánh chị đầu tiên 2 lá. Các nhánh nói trên
đều có khả năng thành bông. Kết quả theo dõi khả năng thành bông của các
nhánh ở lúa lai chỉ ra rằng: Khi cấy 2 cây mạ/khóm thì 100% nhánh con 1 có thể
cho bông hữu hiệu to tương đương với bông trên nhánh mẹ. Các nhánh đẻ ở đốt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


thứ 2,3,4,5 có khả năng thành bông tương ứng là 93%, 87%, 77% và 20%
(Nguyễn Văn Hoan,1999).
Cũng theo Nguyễn Văn Hoan (1999, 2004) thì nhánh lúa đẻ ở các đốt sau
đốt thứ 5 tỷ lệ thành bông giảm hẳn bởi vì ngay từ khi sinh ra đã không đủ sức
cạnh tranh dinh dưỡng với các nhánh đẻ sớm hơn nên đã trở thành nhánh vô hiệu.
Khi cấy 1 dảnh mạ/khóm thì khả năng thành bông của các nhánh đẻ sau cao hơn
so với cấy nhiều dảnh. Nghiên cứu tiềm năng ra bông của các nhánh đẻ ở lúa lai
khi được cung cấp dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ thì các nhánh có 3 lá đều có
khả năng thành bông giống như lúa thường. Tóm lại, trong thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng thì trọng tâm sinh trưởng là vấn đề đẻ nhánh: Lúa Lai đẻ sớm, đẻ đều
và liên tục, ít quan sát thấy các nhánh đẻ cách như lúa thường. Khai thác đúng ưu
thế này bằng những biện pháp kỹ thuật hợp lý nhất định sẽ thu được nhiều bông
lúa hữu hiệu để đạt năng suất cao.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Thân cây của các giống lúa lai có đường kính lớn, đặc biệt là đường kính
lóng gốc và đường kính cổ bông. Số lượng bó mạch nhiều trong thân là cơ sở để
hình thành bông có nhiều gié cấp I (cứ mỗi bó mạch được phân chia ra 1 nhánh
để thành nên 1 gié cấp I). Phân hóa đòng bước 1 diễn ra ngay sau khi kết thúc
phân hóa lá đòng. Quá trình phân hóa đòng trải qua 8 bước, quá trình này yêu cầu
điều kiện thời tiết khí hậu ôn hòa với: Nhiệt độ không khí từ 26- 320C, ẩm độ 7585%, trời nắng, quang mây, mưa rào ngắn và nhẹ. Vì vậy, khi xác định thời vụ
cấy cần tính toán sao cho thời kỳ phân hóa đòng diễn ra vào lúc có điều kiện thời
tiết thuận lợi, như vậy ruộng lúa sẽ đạt năng suất cao.
- Thời kỳ chín
Hoa lúa sau khi thụ tinh xong thì quá trình tích lũy tinh bột bắt đầu, song
song với quá trình phát triển và hoàn thiện phôi. Trọng tâm quang hợp thời kỳ
này là sản xuất ra vật chất tích lũy vào hạt. Ba lá trên cùng hoạt động quang hợp

rất mạnh. Các tổ hợp lúa lai nói chung đều có ba lá trên cùng to cứng và đứng
thẳng, rất thuận lợi cho quang hợp, tạo năng suất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Khi gặp điều kiện thiếu nước rễ lúa lai ăn sâu hơn rễ lúa thường nên khả năng
chịu hạn lớn hơn. Đường kính rễ lớn giúp cho quá trình vận chuyển nước và dinh
dưỡng thuận tiện hơn. Rễ lúa lai phát triển mạnh trong suốt quá trình sống của cây.
Vì vậy, lúa lai có khẩ năng thích nghi tốt với nhiều loại đất, tận dụng được phân bón
trong đất, sinh trưởng và phát triển mạnh, ít bị đổ, sau khi thu hoạch gốc rạ có khả
năng tái sinh mạnh (Nguyễn Công Tạn và cs, 2002).
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa lai ở VN
Lúa lai “hai dòng” là bước tiến mới của loài người trong công cuộc ứng
dụng ưu thế lai ở cây lúa- Ưu thế lai (Heterosis) là một thuật ngữ để chỉ tính hơn
hẳn của con lai F1 so với bố mẹ chúng về các tính trạng hình thái, khả năng sinh
trưởng, sức sinh sản, khả năng chống chịu, thích nghi, năng suất, chất lượng hạt
và các tính trạng khác. Ưu thế lai là hiện tượng sinh học tổng hợp thể hiện các ưu
việt theo nhiều tính trạng ở con lai F1 khi lai các dạng bố mẹ được phân biệt theo
nguồn gốc, độ xa cách di truyền, sinh thái (Nguyễn Hồng Minh, 1999).
Việc sử dụng rộng rãi các giống lai F1 vào sản xuất đã làm tăng thu nhập và
hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1. Diện tích sản xuất lúa lai qua các năm (từ 2001 – 2012)
Cả năm
Vụ Xuân
Vụ Mùa
Năm
Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất

(ha)
(tạ/ha)
(ha)
(tạ/ha)
(ha)
(tạ/ha)
2001
480.000
60,9
300.000
66,0
180.000
52.5
2002
500.000
60,6
300.000
65,0
200.000
53,9
2003
600.000
59,1
350.000
64,5
250.000
51,5
2004
577.000
60,6

350.000
64,5
227.000
54,6
2005
553.000
60,5
353.000
65,0
200.000
52,5
2006
572.700
62,3
342.700
67,1
230.000
55,2
2007
620.000
61,0
390.000
63,9
230.000
56,0
2008
560.000
61,7
305.000
66,0

255.000
56,6
2009
709.816
62,1
404.160
67,3
305.655
55,3
2010
605.642
64,1
374.342
68,5
231.200
56,9
2011
595.000
64,0
395.190
70,0
276.200
56,0
2012
613.117
64,6
387.967
69,0
225.150
58,7

Trung bình
61,9
66,5
54,9
năng suất
(Nguồn: Cục trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Qua bảng 1.1 có thể thấy diện tích sản xuất lúa lai không ngừng tăng qua
các năm. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của lúa lai tạo cơ sở để phát huy được những tiềm năng
sẵn có đó của cây lúa lai.
Nhữ Thu Nga (2013) với đề tài “Tuyển chọn tổ hợp lúa lai hai dòng thơm
mới và bước đầu thiết lập quy trình sản xuất hạt lai F1” trong đó có tổ hợp HQ19
(E15/Hương Cốm) được đánh giá cao; HQ19 có mùi thơm lá và nội nhũ ở mức
thơm đậm, có cơm ngon hơn giống đối chứng TH3-3 thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh và chất
lượng của tổ hợp HQ19 và TH3-3 (Đối chứng)
STT

Đặc điểm

HQ19

TH3-3 (Đ/c)


1

Thời gian sinh trưởng (ngày)

127

125

2

Số lá/thân chính

14,1

14,5

3

Chiều cao cây (cm)

97,6

93,3

4

Chiều dài lá đòng (cm)

1,9


38,4

5

Chiều rộng lá đòng (cm)

2,1

2,0

6

Năng suất thực thu (tạ/ha)

73,0

70,4

7

Chịu lạnh

Tốt

Tốt

8

Mùi thơm nội nhũ


5,0

1

9
10

Chất lượng cơm (cơm ngon)
5,0
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại tự nhiên (điểm)
- Sâu đục thân
0
- Sâu cuốn lá
1
- Khô vằn
0
- Đạo ôn
1
11
Chất lượng thương trường
- Tỷ lệ gạo xay (%)
84,9
- Tỷ lệ gạo xát (%)
66,7
- Tỷ lệ gạo nguyên (%)
88,9
- Chiều dài hạt (mm)
7,5
- Tỷ lệ dài/rộng (lần)
4,4

(Nguồn: Nhữ Thu Nga, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

2,0
0
1
0
0
85,2
66,7
85,6
6,4
3,9

Page 8


Từ những nhận định trên, để tiếp tục đưa HQ19 vào sản xuất và đạt hiệu
quả kinh tế cao thì việc áp dụng biện pháp bón phân và bố trí mật độ cần được
nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa lai HQ19.
1.2. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng của cây lúa
Việt Nam đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế
giới. Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn N,
456.000 tấn P2O5 và 402.000 tấn K2O- trong đó, sản xuất lúa chiếm 62%. Kỹ
thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu
quả đối với lân và Kali.
1.2.1. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng đạm của cây lúa
1.2.1.1. Đặc điểm hút đạm của cây lúa
Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần cơ

bản cuả axít amin, axít nucleic và diệp lục. Trong thành phần chất khô của cây
lúa từ 0,5-6,0% đạm tổng số (Phạm Văn Cường, 2005). Hàm lượng đạm trong lá
liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp. Đối với cây lúa thì đạm lại càng
quan trọng hơn, nó có tác dụng trong công việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh
quá trình đẻ nhánh và sự phát triển của lá lúa dẫn đến làm tăng năng suất lúa. Các
bộ phận khác nhau, giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì có hàm lượng đạm không
giống nhau. Trong thực tế cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đầu.
Ở thời kỳ đầu đẻ nhánh (nhất là khi đẻ nhánh rộ), cây lúa hút nhiều đạm
nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết trong thời gian đẻ nhánh,
quyết định tới 74% năng suất (Bùi Huy Đáp, 1980; Yoshida, 1985; Đào Thế
Tuấn,1970). Phân tích các bộ phận non của cây người ta thấy trong các bộ phận
non hàm lượng đạm nhiều hơn ở các bộ phận già. Hàm lượng đạm trong các mô
non từ 5,5-6,5%. Khi sử dụng đạm để nâng cao diện tích lá cần phải căn cứ vào
đặc tính của từng giống, độ màu mỡ đất và mật độ gieo cấy. Đối với mỗi giống
lúa có một giá trị diện tích lá tốt nhất, đạt được hệ số đó sẽ đảm bảo sản lượng
chất khô và sản lượng kinh tế cao. Lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân
hóa đòng và phát triển đòng thành bông, tạo các bộ phận sinh sản; Giai đoạn này
lúa hút 10-15% lượng đạm. Phần đạm còn lại được lúa hút tiếp tới lúc chín. Cung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


cấp đạm lúc cây trưởng thành là điều kiện cần thiết để làm chậm quá trình già
hóa của lúa, duy trì cường độ quang hợp khi hình thành hạt chắc và tăng cường
tích lũy protein vào hạt.
Tiềm năng năng suất các giống lúa chỉ thể hiện khi được bón đủ phân. Bón
thiếu đạm thì cây lúa sẽ thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm,
lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở ngọn lá rồi dần cả phiến lá biến thành màu vàng do đó
làm cho số bông và số hạt ít, lúa trỗ sớm, năng suất bị giảm. Còn nếu bón thừa đạm

cây lúa sẽ hút nhiều đạm làm tăng hô hấp, tăng lượng gluxit tiêu hao, lá to và dài,
phiến lá mỏng, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao vóng dẫn đến hiện
tượng đổ non, khả năng chống chịu kém và sẽ làm giảm năng suất một cách rõ rệt.
Lúa lai có diện tích lá lớn, lá thường rộng 1,5-1,6 cm, dài 32-36 cm, thịt
phiến lá có 10-11 lớp tế bào, số bó mạch nhiều, to (13 bó) nhiều hơn lúa thường
và dòng bố mẹ (10-11 bó). Diện tích lá lơn hơn lúa thường 1 – 1,5 lần, lá đứng,
hàm lượng diệp lục cao, đặc biệt 3 lá trên cùng đứng và bản lá chưa nhiều diệp
lục nên có màu xanh đậm hơn, do đó khả năng hút đạm cũng nhiều hơn.
1.2.1.2. Quá trình chuyển hóa đạm trong đất và cân bằng đạm
Đất lúa nước phân hóa lớp đế cày thành hai bộ phận có ranh giới rõ ràng
(hình 1.1): Tầng oxy hóa là lớp đất trên cùng của tầng canh tác dày từ vài mm
đến 1cm, mà ở đó vi sinh vật tồn tại trong điều kiên hảo khí, do lớp nước ở mặt
ruộng lúa được giàu oxy nhờ quang hợp của những thực vật thủy sinh sống trong
ruộng lúa tiếp xúc với không khí, còn dưới đó là tầng khử nơi vi sinh vật tồn tại ở
điều kiện yếm khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Hình 1.1: Đặc điểm chuyển hóa phân đạm khi bón cho lúa vào lớp oxy hóa
hay lớp khử oxy của tầng canh tác lúa nước (Nguyễn Như Hà, 2005).

sống trong điều kiện yếm khí, có đủ chất khử, chúng khử NO3
N2O

NO2

NO


N2 . Phản ứng có thể dừng ở bất kỳ giai đoạn nào và dẫn đến việc mất

đạm bay vào không khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1.2.1.3. Các kết quả nghiên cứu sử dụng phân đạm cho lúa
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân bón vô cơ trong
nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Theo nhiều tác giả thì lượng đạm cần thiết để
tạo ra 1 tấn thóc từ 17-25kg N (Đào Thế Tuấn, 1970; Nguyễn Vy, 1995), trung
bình cần 20,5kg N. Hiệu suất sử dụng phân đạm ở Việt Nam thường thấp- Lúa có
hệ số sử dụng phân đạm trong sản xuất nông nghiệp thường không quá 40%.
Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa sông Hồng của
Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm 4 mức đạm
từ năm 1992 đến 1994 cho thấy: Phản ứng của phân đạm với lúa phụ thuộc vào
thời vụ, loại đất và giống lúa. Cùng thời gian đó, Viện Nghiên cứu Lúa đồng
bằng sông Cửu Long đã có nhiều thí nghiệm về “ Ảnh hưởng của liều lượng đạm
khác nhau đến năng suất lúa vụ đông xuân và hè thu trên đất phù sa đồng bằng
sông Cửu Long”, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi
hàng năm có bón 60% P2O5 và 30% K2O làm nền thì khi đó bón đạm làm tăng
năng suất lúa từ 15-48,5% trong vụ đông xuân và vụ hè thu tăng 8,5-35,6%.
Hướng chung của hai vụ đều bón đến mức 90Kg N có hiệu quả không cao hơn,
bón trên 90Kg N này năng suất lúa tăng không đáng kể.
Nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa cạn, Nguyễn Thị Lẫm (1994) kết
luận: Liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là
60kg N/ha. Đối với những giống thâm canh cao như CK136 thì lượng đạm thích

hợp từ 90-120kg N/ha.
Về hàm lượng đạm trong đất, Vũ Hữu Yêm (1995) chỉ ra rằng: Trong đất
Việt Nam hàm lượng đạm thấp nhất là đất bạc màu (0,042%0 và cao nhất là đất
lầy thụt (0,62%). Đất có hàm lượng đạm trung bình là đất phù sa sông Hồng
(0,21%). Hàm lượng đạm trong đất ít phụ thuộc vào đá mẹ mà phụ thuộc chủ yếu
vào điều kiện hình thành đất.
Theo Trần Thúc Sơn (1999) thì hàm lượng đạm tổng số trong một số loại
đất lúa chính ở miền Bắc biến thiên khá rộng từ 0,3-2,05g N/kg đất, tùy thuộc
vào loại đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng đạm tổng số cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng là 1,252,05g/kg đất, thấp nhất ở đất ven biển là 0,135- 0,630g N/kg đất.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cấy và ảnh hưởng của liều lượng đạm tới
sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh, Nguyễn Như Hà có kết luận: Tăng
liều lượng đạm bón khi ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu.
Phạm Văn Cường (2005) đề cập rằng dinh dưỡng đạm đối với lúa lai cũng
là vấn đề rất quan trọng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Lúa lai có bộ rễ
khá phát triển, cho năng suất cao hơn lúa thuần: Cùng một mức năng suất, lúa lai
hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn lúa thuần 4,8%, hấp thu P2O5 cao hơn 18,2%
nhưng hấp thu K2O cao hơn 30%. Với ruộng lúa cao sản thì lúa lai hấp thu đạm
cao hơn lúa thuần 10%, hấp thu K2O cao hơn 45% còn hấp thu lân thì bằng với
lúa thuần. Với thí nghiệm trong chậu trên đất phù sa sông Hồng bón đạm đơn độc
làm tăng năng suất lúa lai 48,7% trong khi đó các giống lúa CR203 chỉ tăng
23,1%. Với thí nghiệm đồng ruộng thì bón đạm, lân cho lúa lai có kết quả rõ rệt.
Nhiều thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài đồng ruộng cho thấy, 1Kg N bón
cho lúa lai làm tăng năng suất 9-18Kg thóc, so với lúa thuần thì tăng 2-13Kg

thóc. Tuy nhiên, trên các loại đất bạc màu, đất gley khi các yếu tố khác chưa
được khắc phục về độ chua, lân, kali thì vai trò của phân đạm không được phát
huy nên năng suất lúa lai chỉ tăng 17,7% trên đất bạc màu và 11,5% trên đất gley.
Cũng theo Phạm Văn Cường và cộng sự (2007), khi nghiên cứu ảnh hưởng
của thời vụ trồng đến ưu thế lai và hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1 có kết
luận rằng: Khi tăng mức N từ 0 – 60 kg N/ha thì tốc độ tích lũy chất khô từ cấy
đến đẻ nhánh hữu hiệu tăng nhiều hơn trong vụ xuân (-10,19- 25,7%) so với vụ
mùa (16,05 – 31,41%). Ngược lại khi tăng mức N từ 0- 210 kg N/ha ở giai đoạn
từ trỗ đến chín sáp thì tốc độ tích lũy chất khô của lúa ưu thế lai F1 tăng nhiều
hơn trong vụ mùa so với vụ xuân.
1.2.1.4. Một số nguy cơ từ phân đạm
Trước sức ép của việc tăng dân số và nhu cầu của người nông dân ngày
càng tăng cao về lương thực, thực phẩm; sản xuất nông nghiệp thâm canh hơn.
Vũ Hữu Yêm (1995) đề cập rằng muốn đáp ứng điều đó thì hoạt động nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


nghiệp đòi hỏi phải sử dụng nhiều phân bón hơn, đặc biệt là phân đạm. Tuy
nhiên, việc sử dụng phân đạm tồn tại một số nguy cơ cụ thể như sau:
- Bón quá nhiều đạm không những không làm tăng năng suất lúa mà còn
làm gia tăng sự xuất hiện của sâu bệnh hại, có khi làm mất trắng.
- Việc bón phân không cân đối có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đã có
nhiều khẳng định về ảnh hưởng của phân bón tới sự ô nhiễm nitrat của nước
ngầm do sử dụng nhiều phân đạm hay bón quá nhiều chất thải động vật dưới
dạng phân hoặc nước thải.
- Hiện tượng phản đạm hóa dẫn đến mất đạm gây ô nhiễm không khí thể
hiện đầy đủ khi gặp các điều kiện sau: Có đủ nitrat hay nitrit; thiếu oxy, đủ chất
khử. Ngoài quá trình phản đạm hóa còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố pH và

nhiệt độ, phản đạm còn xảy ra mạnh trong đất chua với nhiệt độ 60-650C. Vì vậy
mà quá trình phản đạm hóa ở đất trồng cây trồng cạn, thoát nước kém, bón nhiều
phân amôn và phân urê thì việc mất đạm đạt 20-40%. Với đất ngập nước như đất
lúa thì quá trình phản đạm có thể mất nhiều đạm hơn nếu bón phân không đúng
cách: Bón phân đạm amon và urê vào tầng đất oxy hóa đất lúa có thể mất 6070% đạm dưới cả ba dạng NH3, N2O, N2.
- Nhiễm bẩn môi trường từ phân bón do tích đọng nitrat là một vấn đề nguy
hại. Nguồn nitrat trong đất, nước có thể từ bản thân NO3 hay do chuyển hóa NH4
mà thành. Liều lượng phân đạm quá cao hay không cân đối với các chất dinh
dưỡng khác có thể làm tăng hàm lượng nitrat trong nước uống, trong rau, nước
quả… Ô nhiễm NO3 có liên quan đến sức khỏe cộng đồng do gây nên hai loại
bệnh: Hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh và ung thư dạ dày ở người lớn tuổi. Do
trong hệ tiêu hóa nitrat bị khử thành nitrit làm chuyển hóa Oxyhaemoglobin
(chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không có khả năng hoạt động
Methaemoglobin, ở liều lượng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp và
phát triển các khối u. Nitrit khi đi vào cơ thể cũng có phản ứng với amin tạo
thành nitrosoamin- một chất gây ung thư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.2.2. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng lân của cây lúa
1.2.2.1.Đặc điểm hút lân của cây lúa
Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là thành phần chủ yếu của
nhân tế bào. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với
đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm
cho lúa trỗ bông và chín sớm. Thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng cây lúa hút lân
mạnh nhất. Lúa thiếu lân, lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm
yếu, ria mép lá có màu vàng tía, lúa đẻ ít, thời kỳ trỗ bông và chín đều chậm lại

và kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép nhiều độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Đặc
biệt, lúa thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt.
Trong đất có 400-1200 mg lân tổng số /kg đất nhưng lượng lân hòa tan mà
cây lúa có thể hấp thu được dưới dạng HPO42- hoặc H2PO4- chỉ chiếm dưới
1ppm. Việc hấp thu lân dễ tiêu giúp tăng khả năng quang hợp của cây lúa và là
cơ sở để tăng năng suất (Phan Thị Hồng Nhung và cộng sự, 2013).
Sự thiếu lân xảy ra phổ biến ở đất có pH thấp hay cao: Đất axít latosol, đất
phèn, đất đá vôi, đất kiềm. Đất ando có khả năng cố định cao phân bón, cần
lượng lân nhiều hơn bình thường. Ví dụ, mức tối hảo cho đất ando axít ở miền
Bắc Nhật Bản khoảng 200 kg P2O5/ha, ở đất đá vôi doki-pakistan khoảng 45 kg
P2O5/ha, ở đất đá tại Ấn Độ khoảng 80-100 kg P2O5/ha (Yoshida,1985).
Khi cây lúa được cung cấp lân thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát
triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển, thúc
đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa.
Khi nghiên cứu hiệu ứng của photphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam,
Lê Văn Căn (1964) cho rằng: Cây lúa hút lân ở thời kỳ đầu chủ yếu đáp ứng cho
quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, đặc biệt là quá trình đẻ nhánh. Tương tự kết
luận của Lê Văn Căn (1964), Yoshida (1985) cho rằng hiệu suất của lân đối với
hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối, việc bón phân lân đáp ứng được giai
đoạn đầu của lúa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ lân
sẽ làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón cân đối
N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Như vậy muốn cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, năng suất cao thì

không những cần cung cấp đầy đủ đạm mà còn cần cung cấp đầy đủ cả lân cho
cây lúa.
1.2.2.2. Các kết quả nghiên cứu sử dụng phân lân cho lúa
Kết quả của Buba năm 1960 cho biết, lúa nước là loại cây trồng cần ít P, do
đó khả năng hút P từ đất mạnh hơn cây trồng cạn (Katyal, 1978).
Nghiên cứu của Brady, Nylec năm 1985 cho thấy, hầu hết các loại cây
trồng hút không quá 10 – 13% lượng P bón vào đất trong năm, đặc biệt là cây
lúa, chỉ cần giữ cho P có trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là có
thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón P kết hợp với các loại phân khác như
N, kali mới nâng cao được hiệu quả của nó (Katyal, 1978).
Ở mỗi thời kỳ, lúa hút P với lượng khác nhau, trong đó có hai thời kỳ hút
mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên, xét về mức độ thì
lúa hút P mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh (Nguyễn Văn Uyển, 1994), (Trung
H.M et al, 1994). Trung bình để tạo ra một tấn thóc, lúa hút khoảng 7,1kg P2O5.
P trong đất là rất ít, hệ số sử dụng P của lúa lại thấp, do đó phải bón P với liều
lượng tương đối khá.
Ở Ấn Độ, bón phân P với mức 60kg P2O5/ha có thể tăng năng suất lúa lên
trung bình 0,5-0,75 tấn thóc/ha. Ở Đài Loan, theo Lian năm 1989, với mức
khoảng 50-60kg P2O5/ha cho năng suất bội thu cao nhất (Hong D.L và cs , 1990).
Để nâng cao hiệu quả của việc bón P cho cây lúa ngắn ngày, trong điều kiện
thâm canh trung bình (10 tấn phân chuồng, 90-120N, 60 K2O/ha) nên bón P với
lượng 80-90 P2O5/ha và tập trung bón lót (Gros, 1977).
Theo nhiều tác giả cho biết, lượng phân bón cho lúa cần thay đổi theo
thời tiết, mùa vụ và từng loại đất. Trên đa số các loại đất, chân lúa cao sản
thường bón lượng lân là 60kg P2O5/ha, riêng đối với đất xám bạc màu có thể
bón 80-90kg P2O5/ha. Năm 1996, theo Mai Thành Phụng và một số tác giả cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16



×