Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.06 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KT-LUẬT

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC CỒN THỚI SƠN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Nga

Tiền giang, ngày 20 tháng 11 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KT-LUẬT

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ MARKETING
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC CỒN THỚI SƠN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Nga
Nhóm
NT-Võ Lập Đức

014115009

Huỳnh Thị Thanh Hằng

013115046

Nguyễn Thị Hồng Thắm

013115050



Nguyễn Thị Tuyết Hồng

013115063

Huỳnh Ngọc Linh

013115064

Nguyễn Yến Ngọc

013115066

Trần Phan Kim Thanh

014115027

Nguyễn Thị Linh Huệ

014115039

Nguyễn Thị Kiều Anh

014115056

Tiền giang, ngày 20 tháng 11 năm 2016


DANH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN
STT


HỌ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

1

Võ Lập Đức

014115009

Nhóm trưởng

2

Huỳnh Thị Thanh Hằng

013115046

Chương 1

3

Nguyễn Thị Hồng Thắm

013115050

Chương 2


4

Nguyễn Thị Tuyết Hồng

013115063

Chương 2

5

Huỳnh Ngọc Linh

013115064

Chương 2

6

Nguyễn Yến Ngọc

013115066

Chương 2

7

Trần Phan Kim Thanh

014115027


Chương 3

8

Nguyễn Thị Linh Huệ

014115039

Chương 4

9

Nguyễn Thị Kiều Anh

014115056

Chương 4

KÝ TÊN


NHẬN XÉT CỦA GVHD
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..


MỤC LỤC
Trang

Lời mở đầu……………………………………………………………….. 1
A. Cơ sở lý luận........................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….…. 2
2. Định nghĩa marketing…………………………………………….…. 2
3. Tổng quan marketing 4p..................................................................... 3
3.1 Sản phẩm……………………………………………….…… 3
3.2 Giá……………………………………………………….…... 3
3.3 Phân phối…………………………………………...…….… 3
3.4 Xúc tiến……………………………………………………... 3
B. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………….… 4
Chương 1: Giới thiệu khu du lịch…………………………………….… 4
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh……………………….… 6
1. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến du lịch Thới Sơn…...6
1.1

Môi trường kinh tế…………………………………….…. 6

1.2

Môi trường chính trị-pháp luật……………………….….7

1.3

Môi trường văn hóa-xã hội……………………….….…... 7

1.4

Môi trường tự nhiên…………………………….…….….. 8

1.5


Môi trường khoa học-công nghệ………………..…….… 12

2. Phân tích môi trường vi mô ảnh hưởng cty….……….…..……12
2.1 Đối thủ cạnh tranh………………………….….…………12
2.2 Sức ép từ phía các nhà cung cấp………….….…………. 12
2.3 Sức ép từ phía sản phẩm thay thế……….…..…….……..13
2.4 Khách hàng………………………………………….…….14
3. Phân tích môi trường ngành du lịch…………………….….….14
3.1 Nhu cầu-xu hướng…………………………………….….14


3.2 Đánh giá một số hình thức du lịch hiện nay……………....15
4. Phân tích SWOT………………………………………………..…17
Chương 3: Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu……………..….18
1 Phân đoạn thị trường tại thị trường Tiền Giang………………….…..18
1.1 Theo đặc điểm dân số xã hội…………………………….……18
1.2 Theo tâm lý và hành vi người tiêu dùng………………..……18
2 Lựa chọn thị trường mục tiêu……………………………….…….…….19
2.1 Cơ sở lựa chọn………………………………..…………19
2.2 Đặc điểm……………………………………….………..19
Chương 4: Chiến lược marketing……………………………….…..……..20
1. Chiến lược sản phẩm………………………………….…..……..20
1.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm………..…….……20
1.2 Chiến lược tạo sản phẩm trọn gói…………….….……24
1.3 Chiến lược lập chương trình……………….………….24
2. Chiến lược giá………………………………………….………...28
2.1 Tour khách hàng nội địa……………………….………29
2.2 Tour khách hàng quốc tế………………………………33
3. Chiến lược phân phối……………………………………………34

C. PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………..39


Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang rất phát triển, lượng khách tới Việt Nam ngày
càng nhiều. Khi dân cư đã có mức thu nhập ổn định, điều kiện vật chất được
đảm bảo thì người ta sẽ nghĩ đến việc thõa mãn nhu cầu tinh thần. Vì vậy, đã
xuất hiện ra rất nhiều tour du lịch với nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng
mong muốn của khách hàng.
Một trong những hình thức đó là tour du lịch sông nước miệt vườn. Với
khả năng hòa mình với thiên nhiên, du khách sẽ tận hưỡng về mặt tinh thần một
cách tốt nhất. Xét ở mỗi góc độ khác nhau lại thấy nhiều loại hình du lịch khác
nhau. Và có những chương trình tour du lịch là sự kết hợp của nhiều loại hình
du lịch như du lịch trong nước, du lịch nước ngoài, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái. Mỗi loại hình du lịch lại mang những nét riêng và độc đáo của mình,
lôi cuốn du khách ở những mức độ khác nhau.
Hơn nữa còn phụ thuộc vào mục đích đi du lịch mà du khách chọn cho
mình những chuyến tour dài ngày hay ngắn ngày, du lịch khám phá hay du lịch
tìm hiểu văn hoá. Vì vậy nếu xây dựng chương trình du lịch thì chúng ta sẽ phải
tạo cho mình những nét khác biệt và trước hết để có thể xây dựng chuyến tour
độc đáo cho riêng mình.
Trọng điểm du lịch của chúng ta về với miệt vườn sai trĩu quả, về với
sông nước mênh mông...gợi nhớ về những kỉ niệm, ấn tượng khó quên về hình
ảnh người con gái thôn quê chèo xuồng trên sông hay những món ăn đậm chất
quê nhà khiến bất cứ người con xa quê nào cũng muốn tìm về hay kể cả những
ai muốn trải nghiệm cuộc sống nông thôn để nhận ra những giá trị đích thực của
cuộc sống. Bởi du lịch về miền Tây sông nước mang lại nhiều trải nghiệm thú
vị, những góc nhìn ấn tượng hơn, khác biệt hơn về cảnh sắc, các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, và cuộc sống của người dân dọc sông Tiền là những cảm nhận
của khách như minh chứng rằng khách quốc tế cũng như nội địa sẽ đổ xô về

cùng miền Tây trong mùa du lịch không chỉ năm nay mà cả những năm sau
nữa.Vậy điều gì khiến du khách yêu thích và còn hạn chế gì cần khắc phục để
có những chương trình tour hợp lý cho điểm đến hấp dẫn này đó là điều mà
chúng tôi sẽ đề cập dưới đây

1


A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với bộn bề những lo toan và nhiều áp lực từ cuộc sống, thời
gian dành cho bản thân không còn nhiều, vì vậy mà khi có được những giây
phút nghỉ ngơi, khuynh hướng hiện nay người ta hay tìm đến những nơi có
không khí trong lành, dễ chịu để lấy lại cân bằng cho cuộc sống.
Với vị trí thuận lợi, chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 70 km, vùng đất Tiền
Giang mang đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ, nằm bên biển
Đông với 32km bờ biển và nằm trải dài trên dòng sông Tiền, có hệ thống giao
thông đường bộ, đường thuỷ toả khắp trong toàn tỉnh đã tạo nên những ưu thế
và thuận lợi cho hoạt động du lịch, tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách theo
hướng du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa, và lễ hội dân gian. Đến Tiền
Giang, khách du lịch thường không thể bỏ qua các điểm du lịch: khu du lịch cù
lao Thới Sơn, biển Tân Thành, khu du lịch chợ nổi Cái Bè, khu di tích chiến
thắng ấp Bắc, Rạch Gầm Xoài Mút, Trại rắn Đồng Tâm,..
Năm 2016, thành phố Mỹ Tho được công nhận và tổ chức lễ ra mắt đô
thị loại I trực thuộc tỉnh vào dịp kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế lao động và 41
năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Đây là một sự kiện quan trọng được
nhân dân trong ngoài tỉnh hết sức quan tâm. Thành phố Mỹ Tho được công
nhận Đô thị loại I trực thuộc tỉnh cũng mở ra thời cơ để đưa du lịch Thới Sơn
lên một tầm cao mới, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Vì thế nhóm quyết định chọn đề tài phát triển du lịch sông
nước miệt vườn cồn Thới Sơn.

2. Định nghĩa marketing
Có nhiều định nghĩa về marketing khác nhau:
 Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
"Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản
phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm
tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả
năng thỏa mãn nhu câu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định".
 Theo trường Đại Học Tài Chính - Marketing Tp.HCM
"Marketing là sự kết hợp của nhiều hoạt động liên quan đến công
việc kinh doanh nhằm điều phối sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc
nhà cung cấp đến người tiêu dùng".
 Theo Wikipedia
2


"Marketing là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và
xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và
mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất
sẽ trở thành không sinh lợi. Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là
nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi."

3.Tổng quan marketing 4p
3.1. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là sự cố kết gắn bó của sự lựa chọn và của những
biện pháp phải sử dụng để xác định một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng
sản phẩm và các món hàng sao cho phù hợp với thị trường và phù hợp với từng
giai đoạn khác nhau tronh chu kì sống của sản phẩm đó

3.2 Chiến lược giá
Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có
được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định,
ở một nơi nhất định.
Các phương pháp định giá
-Định giá dựa vào chi phí
-Định giá dụa theo người mua
-Định giá dựa vào cạnh tranh
+ Định giá theo thời giá
+ Định giá đấu thầu kín
3.3 Chiến lược phân phối
Phân phối là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay
người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân
phối trung gian.
Chiến lược phân phối là sự cố kết gắn bó của sự lựa chọn và của những
biện pháp phải sử dụng để chuyển đưa sản phẩm về mặt vật chất cũng như về
quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
3.4 Chiến lược xúc tiến
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục,
nhắc nhỡ và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về
doanh nghiệp. Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh
hơn
Hoạt động xúc tiến gồm 5 công cụ:
Quảng cáo
Tuyên truyền và quan hệ công chúng
Khuyến mãi
Bán hàng trực tiếp
Marketing trực tiếp


3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH
Dù bạn đi cùng gia đình hay thích tự mình thử thách và khám phá, dù
bạn muốn tham gia vào những hành trình văn hóa hoặc những lễ hội rực rỡ, dù
bạn đến để thưởng thức những món ăn địa phương ngon miệng và đẹp mắt hay
chỉ đơn giản để tận hưởng một kỳ nghỉ bên bạn bè và gia đình hãy đến với
chúng tôi “Cồn Thới Sơn”.Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Cù lao Thới Sơn là một
trong những điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng nhất của tỉnh Tiền
Giang. Cù lao Thới Sơn hấp dẫn du khách bởi chính những nét đẹp mộc mạc,
gần gũi của một miền quê sông nước.
Cù lao Thới Sơn, có diện tích khoảng 1.200 ha, hiện là trung tâm đón
khách du lịch của tỉnh Tiền Giang, mỗi năm đón hơn 400.000 lượt khách trong
đó 70% là khách quốc tế.
Cù lao Thới Sơn là một vùng nước ngọt, phù sa bồi đắp quanh năm. Tất
cả loại cây ăn trái đặc sản của Đồng bằng Sông Cửu Long đều có mặt trên cù
lao này. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa
sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường. Ngoài ra, Thới Sơn thu hút được khách là
nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và
cách phục vụ chu đáo.
Đến với khu du lịch Thới Sơn, du khách sẽ có dịp tham quan những
làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế, các
dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa,
bình tích đựng nước trong vỏ dừa...
Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ
dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách.
Khách đến Thới Sơn, có thể xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn
ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, du khách có thể ngồi trong những nhà

vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử.
Ngoài ra, du khách còn được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương
pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây
dừa.

4


Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, Thới Sơn còn có văn hóa ẩm
thực với các món ăn đặc trưng của vùng như: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp
bầu, cá tai tượng chiên xù...
Nhìn thấy được sự độc đáo và hấp dẫn về giá trị du lịch từ vùng đất Cù
lao này, cũng như nhu cầu du lịch của khách thập phương, đầu năm 2006,
UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định đầu tư xây dựng bảy khu chức năng trên
diện tích 77 ha ở cù lao gồm: khu đón tiếp đường bộ, khu cắm trại dã ngoại, khu
thể thao dưới nước, khu vườn sinh thái, khu làng nghề Nam bộ, khu làng xã
Nam bộ và khu nghỉ dưỡng. Dự kiến vốn đầu tư dự án này khoảng 400 tỉ đồng.
Phần lớn người dân cù lao đều ủng hộ dự án này vì theo đó họ được tham gia
cùng Nhà nước làm du lịch tại chỗ, không bị thu hồi đất, không phải lo kế mưu
sinh sau khi bị giải toả. Nhưng trong lúc dự án “thiếu vốn” chưa triển khai được
thì UBND tỉnh Tiền Giang lại đồng ý tiếp nhận dự án của Công ty Cổ phần
quốc tế Lê Đại Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, khi cơ sở hạ tầng của khu du lịch nổi tiếng này
xuống cấp trầm trọng, thì hai dự án du lịch hoành tráng trên vẫn án binh bất
động. Việc quy hoạch treo kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống kinh tế của người dân địa phương. Từ khi có thông tin quy hoạch toàn bộ
cù lao thì nhà cửa, công trình hạ tầng bị xuống cấp; nhiều dự án xây dựng
đường sá, trường học bị bỏ ngỏ. Hơn 550 ha vườn cây ăn trái - đặc trưng du lịch
miệt vườn - trên cù lao này bị bỏ hoang, xơ xác, vì sợ bị thu hồi đất nên người
dân dám bỏ tiền chăm sóc, bây giờ một số chết trụi, số khác không cho trái. Con

đường chính trên cù lao dài gần 8 km gập ghềnh sỏi đá, bụi bay mịt mù. Phần
lớn vườn cây ăn trái trơ cành, vàng quạch vì thiếu sự chăm sóc của con người.
Nếu không sớm có những giải pháp khắc phục tình trạng như hiện nay thì tương
lai khu du lịch Thới Sơn sẽ mất dần đi giá trị giải trí du lịch vốn có của mình.Vì
vậy mà việc đo lường giá trị giải trí mà vùng đất Cù Lao Thới Sơn này mang lại
cho nền kinh tế, phân tích các yếu tố tác động lên nó, so sánh các lợi ích mang
lại từ việc triển khai các dự án cụ thể và hướng đến việc đầu tư, thành lập khu
bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề tại đây là 1 nhu cầu cần thiết hiện
tại. Vì việc phát triển du lịch sinh thái là một phương cách thúc đẩy phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường, bên cạnh đó, việc phát triển du lịch & phát triển
làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập và đời sống người dân sẽ được nâng lên.

5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH.
1. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến du lịch Thới
Sơn
1.1 Môi trường kinh tế
Thông tin từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng
khách quốc tế vào Việt Nam của ngành này từ năm 2010-2015 ngày càng sụt
giảm. Nếu năm 2010, tốc độ tăng trưởng khách đạt 34,8%, thì từ năm 20112014 bắt đầu giảm: năm 2011 tăng trưởng 19,1%; 2012 tăng trưởng 13,9%;
2013 chỉ tăng trưởng 10,6%; 2014 tăng trưởng còn 4% và đến 4 tháng đầu năm
2015 thì giảm -12,8%. Với lượng khách quốc tế giảm liên tiếp trong gần một
năm qua, nếu không có những giải pháp đồng bộ, đúng hướng, kịp thời,… du
lịch Việt Nam sẽ “tụt hậu” không phanh,…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2016 tăng 5,5%.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 ước tính là 2.200

USD (xấp xỉ 50 triệu đồng), cao hơn thu nhập bình quân đầu người 45,7 triệu
đồng (tương đương 2.109 USD) năm 2015. Đời sống người dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao. Vì thế nhu cầu của con người cũng không ngừng
tăng theo. Họ không chỉ cần đến nhu cầu vật chất mà còn tìm đến với các hoạt
động vui chơi, giải trí khác.
Biến động tỉ giá: tiền VND mất giá đồng nghĩa với việc khách du lịch
nước ngoài sẽ bớt đi được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt
Nam. Tuy nhiên, hiện các hãng du lịch đều niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ
giá tăng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du
lịch.
Theo thống kê, lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của VNAT tính
từ đầu năm 2016 đến đầu tháng 5 năm nay, Việt Nam đã đón gần 3.248.634
lượt khách quốc tế, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái
Năm 2015, ĐBSCL đã đón 7.357.177 lượt khách đến tham quan du lịch,
tăng 20,9% so với cùng kỳ. Trong đó, có 540.175 lượt khách quốc tế, tăng
14,4% so với cùng kỳ. Đạt doanh thu 2.012 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ
năm 2014. Địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với
168.666 lượt chứng tỏ du khách trong và ngoài nước có xu hướng tập trung về
loại hình du lịch sông nước miệt vườn đó là cơ hội phát triển phù hợp với nhu
cầu du lịch hiện nay.

6


1.2 Môi trường chính trị-pháp luật
Hiện tại chính sách kinh tế của nước ta theo hướng: tăng tỉ trọng ngành
dịch vụ, công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp  cơ chế, thủ tục về
kinh doanh loại hình du lịch sẽ thông thoáng hơn.
Nhà nước hiện có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều
kiện phát triển thuận lợi cho ngành du lịch.

Việt Nam là đất nước được bạn bè quốc tế biết đến như là một quốc gia
yêu chuộng hòa bình, ổn định chính trị, phát triển về kinh tế.
Tuy tình hình chính trị Việt Nam ổn định nhưng mức độ an ninh, an
toàn vẫnchưa đạt tiêu chuẩn, tại điểm du lịch vẫn còn xuất hiện những hiện
tượng gây mất trật tự an ninh như nạn ăn xin, lường gạt, móc túi, chạy theo du
khách để bánhàng,… đã gây ra những phản cảm trong lòng du khách.
Hơn thế nữa do nạn “cò” chèo kéo khách du lịch đến cồn Thới Sơn bằng
đường bộ nên lượng khách nội địa đến tham quan, du lịch trên cồn đang vắng
đi.
Việt Nam và Thái Lan, Lào, Philippines, Malaysia, Indonesia và
Singapore đã ký hiệp định miễn Visa song phương, hiệp định miễn thị thực
nhập cảnh (Visa) đơn phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan cho
những công dân khi họ đến du lịch. Đây là thuận lợi lớn thúc đẩy ngành du lịch
cả nước có bước tiến triển vượt bậc.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở Thới Sơn luôn ổn định và
được giữ vững đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của xã phát
triển.Vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách đang được các cấp, các ban ngành
có lien quan bắt tay thực hiện.

1.3

Môi trường văn hóa – xã hội
 Bùng nổ dân số

Hiện nay dân số thế giới khoảng 6 tỉ người, tốc độ tăng 2% năm thì trong
vòng 30 năm tới dân số sẽ tăng gấp đôi. Xu hướng bùng nổ dân số mang cả tác
động tích cực và tiêu cực đến cho ngành du lịch sông nước Việt Nam. Trong đó
có du lịch Thới Sơn.
Tích cực:
- Quy mô dân số: số dân đứng thứ 14 thế giới và đứng thứ 2 trong khu

vực  tiềm năng thị trường lớn, nhu cầu gia tăng.
- Cơ cấu tuổi và dân số quyết định nhu cầu: Dân số Việt Nam đang
trong thời kì cơ cấu dân số vàng.
7


+ Độ tuổi từ 15 đến 30: Chiếm gần 60% dân số, cho thế một thị trường
trẻ và năng động, nhu cầu đi tham thú nhiều nơi để thõa mãn sự tò mò của mình
về thế giới xung quanh.
+ Độ tuổi 31 – 59: nhu cầu thư giãn và hưởng thụ.
+ Nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi người vì thế cũng càng cao.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay tập trung nhiều dân tộc sinh sống từ rất lâu đời như
dân tộc Kinh, Hoa,… đã góp phần hình thành nên đời sống văn hoá tôn giáo rất
phong phú và đa dạng với đủ các loại hình tôn giáo như: đạo Phật, đạo Thiên
chúa, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo. Chính sự hoà nhập giữa các
tôn giáo đã tạo nên con người Việt Nam giàu tính nhân ái, hiếu khách, từ đó góp
phần tạo nên một sự đoàn kết giữa các dân tộc trongtự do tín ngưỡng - tôn giáo
và chính những nhân tố này đã giúp cho Tiền Giang cũng như Thới Sơn trở
thành một xã có tiềm năng phát triển du lịch to lớn.
+Tính cách của người Việt Nam: Con người Việt Nam hiếu khách, đôn
hậu tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình...Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn
hóa đặc trưng của người Việt.
+Tiền Giang có nhiều di tích lịch sử - văn hoá phong phú cùng với
những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đó là chùa Vĩnh Tràng, chợ nổi Cái Bè,
lăng Trương Định, di tích Óc Eo... Bên cạnh đó thì các lễ hội văn hoá, ẩm thực
dân gian cũng vô cùng đặc sắcnhư: Lễ hội Kỳ Yên,.. và các món ẩm thực đăc
trưng của vùng sông nước như : cá lóc nướng trui, cháo cá lóc rau đắng, canh
chua cá linh bông so đũa, cá rô kho tộ, hủ tiếu Mỹ Tho, bánh tét lá cẩm, bánh
8



xèo Nam bộ, …Cùng các làng nghềthủ công truyền thống như : làng đóng tủ
thờ Gò Công, làng làm chiếu Tân Phước, làm kẹo dừa,…
Tiêu cực:
Dân số bùng nổ khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là
môi trường tự nhiên. Những cảnh quan thiên nhiên không còn giữ được vẽ
hoang sơ, quyến rũ và hấp dẫn nữa.


Sự thay đổi phân bố dân cư

Xu hướng đô thị hóa và làn sóng nhập cư từ nông thôn lên thành thị
gây ảnh hưởng cho thị trường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.

Qua biểu đồ có thể thấy rõ sự tăng lên của dân cư thành thị không
ngừng và tỉ lệ thành thị nước ta chiếm gần 30% dân số.Với không khí đông
đúc tấp tập như thế thì về một vùng sông nước để thư giản nghỉ ngơi là hết
sức cần thiết. Đây là thị trường chính của sản phẩm du lịch.

1.4 Môi trường tự nhiên
 Vị trí địa lí
Tỉnh Tiền Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng
Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Phía Bắc và phía đông
Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, Phía Tây giáp Đồng Tháp, Phía Nam
giáp Bến Tre và Vĩnh Long, Phía Đông giáp biển Đông, Cù lao Thới Sơn nằm ở
hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
9


 Khí hậu

Khí hậu khu vực xã Thới Sơn mang những nét đặc trưng của khí hậu
đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm
có 2 mùa : mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nắng (giờ) : tương đối cao, tổng số trong năm là 2082,4 – 2203,6 giờ/
năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển về nông
nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ và phát triển du lịch.
Nhiệt độ: Chế độ nhiệt tương đối cao và khá điều hòa, nhiệt độ trung
bình cả năm từ 26.7– 27oC, không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp hơn 16oC.
Bão hầu như ít khi đến Tiền Giang nói chung, cù lao Thới Sơn nói
riêng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ Biển Đông và các vùng
lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có giông và gió xoáy.
Trên cù lao đều có thể phân biệt rõ hai mùa mưa và nắng, nó đã có
những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động du lịch, nó tạo ra tính mùa trong
du lịch. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11 dương lịch chiếm đến 90% lượng
mưa trong năm, điều này ảnh hưởng đến việc phục vụ khách du lịch.
Nhìn chung, cù lao Thới Sơn có những ưu đãi về khí hậu khá thích nghi
cho điều kiện sức khỏe và thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhất là với số giờ
nắng trong ngày cao, đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch và
có sức hút mạnh đối với du khách và thực tế cho thấy ở cù lao Thới Sơn khách
quốc tế thường tăng cao vào tháng 11, 12, 1, 2 dương lịch và giảm nhiều vào
tháng 4, 5, 6, 7 dương lịch.
10




Đất đai

Do Thới Sơn là xã cù lao nằm giữa sông Tiền được phù sa bổi đắp hành

năm nên chỉ 1 loại đất chính là đất phù sa đã được lên líp chiếm toàn bộ diện
tích tự nhiên của toàn xã (1211,64 ha) nên khá thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao như cây
màu, đặc biệt là những cây ăn quả như: nhãn, sầu riêng, bưởi, xoài, cam, mận,
ổi…
 Sông ngòi
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Tiền, nguồn nước
dồi dào chủ yếu dẫn nước tưới phục vụ cho nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, xã còn có hệ thống kênh, rạch chằng chịt rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp lẫn giao thông và sinh hoạt và h có thể được khai thác tạo thành
những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn.
 Tài nguyên sinh vật
* Tài nguyên thực vật
Nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ và
độ ẩm cao quanh năm nên hệ thực vật trên cù lao khá đa dạng, nhiều loại cây
trồng, cây rau, hoa kiểng điển hình là: Nhãn, bưởi, cam, chanh, sầu riêng, măng
cụt, chuối, xoài, mận… và cây hoang dại điển hình như : Bần, dừa nước, nhàu,
cỏ mực, sâm đất, rau muống, điên điển…
* Tài nguyên động vật
Trên cù lao Thới Sơn do chủ yếu phát triển kinh tế vườn, khuôn viên của
vườn cũng không rộng lắm nên hệ động vật nuôi cũng như hoang dại không
phong phú về số loài và số lượng cá thể.
Có thể chia ra:
- Các loài vật trên cạn: ở cù lao Thới Sơn chủ yếu là vật nuôi như: Gà,
vịt, heo, chó, ong mật. Ngoài ra còn có một số loài hoang dại như: Rắn, ếch,
cóc, nhái, chim, chuột
-Các loài động vật dưới nước: nhờ hệ thống sông rạch chằng chịt, nên ở
Thới Sơn có hầu hết các loài cá nước ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long như
cá lóc, cá trê, lươn, cá chép, cá mè, trôi, tra, cá linh, cá lưỡi trâu, bông lau


11


1.5 Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày phát tiển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lich.
Trang Web du lịch Tiền Giang đã đi vàohoạt động từng bước ổn định và đang
tiếp tục nâng cấp, dự án mở rộng mạng lưới Internet đã được triển khai ở một số
địa phương vùng nông thôn và các trường phổ thông trung học...mục đích là để
cung cấp thông tin thời sự về địa điểm du lịch đếncho nhân dân cũng như nhằm
giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc trưng.
Quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay đổi và cập nhật những
hình ảnh mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng giúp cho
khách hàng dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin.
Xu hướng du lịch bụi: thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng các
nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có
khuyến mãi cho khách hàng.
 Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty
lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng
khu nghỉ dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet.
Sự phát triển của KH – CN sẽ xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới mẻ
hơn, thay vì bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho du lịch, người dân có thể đến các
trung tâm giải trí, rạp chiếu phim,…

2. Phân tích môi trường vi mô ảnh hưởng cty
2.1 Đối thủ cạnh tranh
 Công Ty Cổ Phần Du Lịch SAVITOUR
-Là một trong những cty chuyên nghiệp, uy tín, nhiều năm kinh nghiệm.
Cty luôn hướng dẫn, cung cấp thông tin du lịch miễn phí cho khách hàng. Luôn
sẵn sàng là nhà tư vấn tin cậy với tinh thần “Đơn vị du lịch chuyên nghiệp”.
-Phương châm kinh doanh “UY TÍN-CHUYÊN NGHIỆP-CHẤT

LƯỢNG” đã khẵn định vị thế của mình trong lòng khách du lịch gần xa.
-Điểm mạnh của công ty: Được thành lập bởi những thành viên giàu
kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong nghề, đội ngũ nhân viên phục vụ tận tâm,
ân cần, biết lắng nghe học hỏi. Sản phẩm dịch vụ đa dạng.
-Hạn chế của công ty: chưa khai thác hết tiềm năng tại các điểm du lịch,
chưa chú trọng phát triển du lịch tại Thới Sơn
 Công Ty Cổ Phần Du Lịch VNTOUR
Thế mạnh: VNTOUR là công ty du lịch mới hoạt động nhưng hội tụ đầy
đủ những thế mạnh vượt trội để cạnh tranh trên thị trường du lịch Việt Nam.
12


Dù không phải là công ty có quy mô lớn nhất ở khu vực TP.HCM thế
nhưng sự lựa chọn ngày càng đông đảo của khách hàng khắp cả nước là minh
chứng rõ ràng rằng VNTOUR đang là công ty được nhiều người lựa chọn
Cơ cấu trẻ và năng động mà VNTOUR đang sở hữu một phần thu hút
một lượng khách lớn tại các tỉnh. Chương trình du lịch đa dạng, sản phẩm
phong phú, một đối thủ không hề nhỏ đối với chúng tôi.
Hạn chế công ty: Chưa chú trọng các sản phẩm du lịch tại Thới Sơn,
chưa có nhà phân phối tại Tiền Giang.
Đây cũng là cơ hội và thế mạnh để Thới Sơn Travel chúng tôi phát triển
tour du lịch dài ngày của mình. Tour du lịch với những điểm đến quá quen
thuộc, chưa khai thác hết tiềm năng ở đây điều nay sẽ làm du khách cảm thấy
chán khi đi du lịch. Dựa vào điểm này Thới Sơn Travel chúng tôi sẽ luôn thay
đổi các điểm đến cũng như hoạt động trong tour để tạo sự mới mẻ cho du
khách.
2.2 Sức ép từ phía sản phẩm thay thế:
Trong tương lai sản phẩm thay thế của công ty sẽ có xu hướng gia tăng.
Với nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiệp
khác tiến hành như: Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… sẽ

tạo nên một sức ép rất lớn đối với du lịch hiện thời của công ty. Điều hành đòi
hỏi công ty phải tích cực nghiên cứu, triển khai các loại sản phẩm mới của
mình. Đồng thời tích cực nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm của
công ty. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các sản phẩm thay
thế đối với sản phẩm của công ty mình.
2.3 Sức ép từ phía các nhà cung cấp:
Là các tổ chức, cá nhân được xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực
cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ du lịch. Tầt cả những người tham gia vào việc cung cấp nguồn lực
trong du lịch và ngoài du lịch đều được coil à nhà cung ứng của doanh nghiệp
du lịch. Nhà cung ứng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạh đã
đặt trước. Vì thế, cần phải tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp xem nhà cung
cấp nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mình như: số lượng, thời
gian, chất lượng, giá cả. Bên cạnh đó, công cũng chịu sức ép lớn từ nhà cung
ứng. Du lịch sông nước miệt vườn luôn đòi hỏi tình an toàn là chủ yếu, cho
nên các dụng cụ du lịch phải tốt và chất lượng cao. Do đó, giá cũng sẽ tương
đối cao. Công ty cần phải đàm phán với nhà cung ứng về giá cả.

13


2.4 Khách hàng
Là người sẽ tiêu thụ các dịch vụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác
khách hàng chính là đối tượng mua các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố quyết định dễ nhận thấy cơ hội của doanh nghiệp du lịch. Khi
phân tích thị trường khách du lịch các câu hỏi thường trực mà chúng ta phải trả
lời: ai, bao nhiêu, cái gì, ở đâu, bao giờ, thế nào, tại sao? Chính vì vậy để đảm
bảo “đầu ra” được thường xuyên thì doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa
chọn các mặt hàng, phương thức phục vụ, các hình thức thanh toán để đáp ứng

tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà mình đang phục vụ. Mọi kế hoạch và hành
động của Công ty Thới Sơn travel phải tập trung phục vụ khách hàng chu đáo,
đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, và được
thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hang hiện có đồng thời
phát triển khách hàng tiềm năng.

3. Phân tích môi trường ngành du lịch
3.1 Nhu cầu-xu hướng
 Nhu cầu
Người ta đi du lịch với mục đích ‘sử dụng’ tài nguyên du lịch mà nơi ở
thường xuyên của mình không có:
Muốn được nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng
định và hoàn thiện hơn về nhận thức cũng như giao tiếp.
Muốn sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để giao lưu trong các mối
quan hệ giữa con người với con người.
Muốn ‘ sử dụng’ tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta phải mua sắm
và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của
mình.
 Xu hướng phát triển du lịch hiện nay
-Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất
lượng. Vì: đời sông của dân cư ngày càng được tăng lên; các phương tiện giao
thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu
cầu về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao;
điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh tế văn
hoá ngày càng mở rộng.
-Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trước đây tỷ trọng
chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thường
chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung
(mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần

14


nắm vững xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du
lịch cũng như phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hướng.
-Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch.
Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng ngày càng giảm
vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời
gian lưu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành.
Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hướng này để có các chính sách
đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phảm du lịch và tăng cường hoạt
động nghiên cứu và dự đoán thị trường.
-Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học
sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích
cực và nhóm khách du lịch là những người cao tuổi. Tron đó nhóm 1 và nhóm 3
thường quan tâm đến giá cả nhiều hơn.
-Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách
du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nước, thăm nhiều
điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch
và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các
khách du lịch hiện có và khách tìêm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp,
hấp dẫn để thu hút khách.

3.2 Đánh giá một số loại hình du lịch hiên nay
Một loại hình du lịch đang ngày càng phát triển, đó là du lịch sinh thái :
loại hình du lịch sinh thái ở các vùng thiên nhiên hoang dã, hòa vào thiên nhiên,
bao gồm cả tìm hiểu và nghiên cứu thiên nhiên; tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa
bản địa của cộng đồng. Du lịch sinh thái một lựa chọn cho phát triển du lịch bền
vững
Bên cạnh đó các loại hình du lịch phổ biến vẫn là du lịch truyền thống.

Du lịch truyền thống tập trung cao độ vào việc thoả mãn các nhu cầu của khách
du lịch những ảnh hưởng tích cực của họ tới môi trường và cư dân ở nơi khách
đến du lịch.
Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái
hồi sức lao động của con người sau những tháng, năm lao động vất vả. Ngày
nay, loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham
gia. Đông đảo nhất là những người lao động có thu nhập tương đối cao, những
người sống ở thành phố chịu nhiều áp lực của tiếng ồn, ô nhiễm môi trường do
khói và bụi, những người già có tiền tích luỹ sau nhiều năm làm việc hoặc có
con thành đạt trợ cấp cho đi du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch tôn giáo:Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành và tồn tại hàng
ngàn năm, cuộc sống của một bộ phận dân cư dựa vào các thần linh, chúa trời.
Con người ngoài đời sông vật chất còn có đời sống tinh thần trong đó có vấn đề
15


tâm linh. Một bộ phận dân cư đã hình thành các tôn giáo: thiên chúa giao, đạo
tin lành, phật giáo, cao đài hoà hảo, cơ đốc giáo, đạo hồi…Các tín đồ đạo giáo
hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hương
đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Ví dụ: vào đầu xuân có hàng vạn người Việt Nam
đi hành hương với mục đích tâm linh tới các chùa, đền để cầu nguyện cho cuộc
sống tốt đẹp. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình thành,
tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia.
Ngoài ra một số địa phương có thử nghiệm một số loại hình du lịch
khác như thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, thám hiểm… nhưng cho tới nay
chưa được nghiên cứu thử nghiệm đầy đủ nên chư thể phát triển lọai hình này
trong điều kiện thực tế hiện nay.
Một số thành công thu được trong một số chương trình thử nghiệm
nhưng đó chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa cho những thông số cụ thể về khả
năng tổ chức và hiệu quả kinh tế - xã hội.


16


4. Phân tích SWOT
Cơ hội (O)

SWOT

Nguy cơ (T)

1. Kinh tế phát triển ổn định
và thu nhập của người dân
tăng

1. Sự cạnh tranh rất mạnh
của các tỉnh trong khu
vực ĐBSCL

2. Nhu cầu du lịch ngày càng
cao

2. Phụ thuộc khá nhiều
vào đơn vị cung ứng tại
TP.HCM

3. Tiềm năng nghành du lịch
lớn
4. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú


3. Khách du lịch đến
nhưng không quay lại

5. Chính sách nhà nước
khuyến khích phát triển du
lịch
Điểm mạnh (S)
1. Vị trí địa lí và giao thông
thuận lợi

Kết hợp SO
S1+S2+S3+S4+O1+O2

+O3: Chiến lược đa dạng hóa
2. An ninh chính trị ổn định
và nâng cao chất lượng các
3. Tiền Giang nổi tiếng với loại sản phẩm du lịch
hình du lịch xanh
S1+S2+S4+O1+O2+O4
4. Nguồn lao động dồi dào

Điểm yếu (W)

Kết hợp ST
S3+S4+T3: Chiến lược
khác biệt hóa sản phẩm
S1+S3+S4+T3: Chiến
lược lien kết với các tỉnh
ĐBSCL


+O5: Chiến lược mở rộng thị
trường
Kết hợp WO

Kết hợp WT

1. Thiếu vốn đầu tư

W1+W2+W5+O1+O2

2. Cơ sở vật chất hạ tầng chưa
phát triển

+O5:Chính sách kêu gọi đầu
tư vào du lịch Thới Sơn

W5+T1+T2: Đào tạo
nguồn nhân lực

3. Hoạt động marketing thiếu
tính chuyên nghiệp và đầu tư
chưa cao

W4+O4: Xây dựng lại
chương trình tour du lịch

W3+T1+T2+T3: Xây
dựng chiến lược xúc tiến


4. Các sản phẩm du lịch chưa
độc đáo, chưa đáp ứng yêu cầu
so với các tỉnh khác
5. Nghiệp vụ chuyên môn và
trình độ lao động còn hạn chế

17


Chương 3: Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
1 Phân đoạn thị trường tại thị trường Tiền Giang
Mục tiêu của việc phân đoạn thị trường này là chia khách hàng thành
các nhóm dựa trên nhu cầu, động cơ thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm Tour du
lịch sông nước và tâm lý khách hàng nhằm thực hiện 4 mục tiêu sau: sử sụng
hiệu quả hơn nguồn ngân sách cho maketing, hiểu biết thấu đáo hơn về nhu cầu
của từng nhóm khách hàng, xác định vị thế một cách hợp lý hiệu quả và nâng
cao độ chính xác trong việc đưa ra chiến lược maketing cụ thể đối với từng
nhóm khách hàng.
1.1 Theo đặc điểm dân số xã hội
Theo độ tuổi: Loại hình du lịch sông nước tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng phần lớn hướng đến khách du lịch ở độ tuổi còn trẻ đặc biệt là học sinh,
sinh viên, thanh niên ở độ tuổi 18-34 tuổi. Ngoài ra, còn hướng đến khách hàng
ở độ tuổi trung niên từ 35-50 tuổi.
Theo thu nhập :
- Nhóm khách hàng thu nhập cao:
Là những khách hàng có thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/ tháng trở
lên
Đặc điểm của nhóm này là có nhu cầu sử dụng sản phẩm cao, nhưng
khá khó tính. Sẵn sàng chi trả cho tour giá cao nhưng đòi hỏi tour phải đáp ứng
sự hài lòng của họ

-Nhóm khách hàng thu nhập khá trung bình:
Bao gồm những khách hàng có thu nhập bình quân dưới 10 triệu đồng/ tháng.
Đặc điểm của nhóm này là số lượng khách hàng nhiều, chiếm chủ yếu.
Quan tâm tới giá cả tour và chỉ sử dụng khi tour có giá cả phù hợp. Các địa
điểm cũng đòi hỏi có nhiều lựa chọn. Đây là nhóm chiếm tỉ lệ lớn và dễ khai
thác.
1.2 Theo tâm lý và hành vi người tiêu dùng
- Khách du lịch Quốc tế: đòi hỏi cao như giá rẻ nhưng dịch vụ chất
lượng, hiệu quả, dịch vụ đa dạng, họ thích tìm hiểu về các bản sắc văn hóa, các
lễ hội, thích thưởng thức các món ăn Việt Nam, thường sử dụng các dịch vụ lưu
trú chất lượng cao, thích sử dụng nhiều các dịch vụ bổ sung.
18


- Khách du lịch nội địa :
+ Khách du lịch thương mại, công vụ : thường là cán bộ công nhân viên
trong các cơ quan, doanh nghiệp,…thường kết hợp giữa công tác, hội nghị, hội
thảo, triển lãm và du lịch. Khả năng chi tiêu đối tượng này tương đối cao nên họ
thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn.
+ Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, miệt vườn :
đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
+ Khách du lịch cuối tuần : đối tượng khách này thường đi vào những
ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ
cận.

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Dựa vào phân đoạn thị trường trên, thị trường mục tiêu của du lịch sông nước
sẽ là:
- Nhóm khách hàng thu nhập cao và trung bình
- Nhóm khách quốc tế

- Nhóm khách công sở, học sinh, sinh viên
2.1 Cơ sở lựa chọn
Đây là thị trường chiếm tỷ lệ lớn chiếm khoảng 50% nhóm khách hàng có nhu
cầu sử dụng tour du lịch
Việc khai thác nhóm khách hàng này phù hợp năng lực hiện tại, đa số chủ động
tiếp cận thông tin nên việc đầu tư vào hoạt động maketing ít tốn kém, hiệu quả
hơn

19


×