Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

LUẬN ÁN BÁC SĨ CK II - Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009 (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 126 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

I HC HU
TRNG I HC Y - DC

Lí PHI LONG

NGHIÊN CứU kết quả phòng chống sốt xuất huyết
dengue dựa vào cộng đồng tại xã trờng khánh
huyện long phú - tỉnh sóc trăng năm 2009

LUN N CHUYấN KHOA CP II

CHUYấN NGNH: QUN Lí Y T

Mó s: CK 62 72 76 05

HU - 2009


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BI

: Breteau Index

CDDLQ

: Chiến dịch diệt lăng quăng


CSDCCNCLQ

: Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng

CSMĐ

: Chỉ số mật độ

CSNCLQ

: Chỉ số nhà có lăng quăng

CSNCM

: Chỉ số nhà có muỗi

DCCN

: Dụng cụ chứa nước

HI

: Chỉ số nhà có lăng quăng (House Index)

KAP

: Knowledge – Attitude – Practice

KT- TĐ- TH


: Kiến thức – Thái độ- Thực Hành

SD

: Độ lệch chuẩn (standard deviation)

SD/SXHD

: Sốt Dengue / Sốt xuất huyết Dengue

SXH

: Sốt xuất huyết

SXHD

: Sốt xuất huyết Dengue

TTYTDP

: Trung tâm Y tế Dự phòng.

TKCTPCSXH

: Triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết

TP

: Thành Phố


TB

: Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình SXH các nước trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương 9 tháng đầu năm 2007............................................24
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD ở Việt Nam. . .25
Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD
Khu vực phía Nam..............................................................................26
Bảng 1.4. Tình hình SD/SXHD tỉnh Sóc Trăng từ 2004 - 2008 ...............27
Bảng 1.5. Tình hình SD/SXHD huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng
từ 2004 - 2008 ...................................................................................28
Bảng 2.1. Phân bố số ấp, dân số, số hộ của xã Trường Khánh...................31
Bảng 2.2. Phân bố số ấp, dân số, số hộ của xã Tân Hưng..........................31
Bảng 3.1. Tỷ lệ giữa nam và nữ của người được phỏng vấn......................42
Bảng 3.2. Tỷ lệ các lứa tuổi của người được phỏng vấn............................43
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của người được phỏng vấn.......................44
Bảng 3.4. Phân bố trình độ học vấn của người được phỏng vấn................45
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về bệnh sốt XHD của xã Tân Hưng
trước và sau can thiệp..........................................................................46
Bảng 3.6. Kiến thức của người dân xã Trường Khánh về bệnh SXHD
so sánh với xã Tân Hưng.....................................................................48
Bảng 3.7. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở xã
Trường Khánh trước và sau can thiệp.................................................50
Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi xã
Trường Khánh và Tân Hưng...............................................................52
Bảng 3.9. Thái độ của người dân về biện pháp thả cá để diệt lăng quăng ở
xã Trường Khánh trước và sau can thiệp............................................54
Bảng 3.10. Thái độ của người dân xã Trường Khánh và Tân Hưng

về biện pháp thả cá để diệt lăng quăng................................................55


Bảng 3.11. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy
trước và sau can thiệp..........................................................................56
Bảng 3 .12. Hành vi của người dân xã Trường Khánh về các biện pháp
diệt muỗi, bọ gậy so sánh với xã Tân Hưng.......................................57
Bảng 3.13. Các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh trước và sau
can thiệp..............................................................................................58
Bảng 3.14. Các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh với
xã Tân Hưng........................................................................................59
Bảng 3.15. Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh trước và sau
can thiệp..............................................................................................61
Bảng 3.16. Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh với
xã Tân Hưng .......................................................................................62
Bảng 3.17. Sự thay đổi về hành vi có lợi của người dân xã Trường Khánh
trước và sau can thiệp..........................................................................63
Bảng 3.18. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông
trước và sau can thiệp..........................................................................64
Bảng 3.19. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông so
với xã Tân Hưng..........................................................................................65
Bảng 3.20. Các chỉ số muỗi và bọ gậy tại xã Trường Khánh trước và sau
can thiệp..............................................................................................66
Bảng 3.21. Các chỉ số muỗi và bọ gậy tại xã Trường Khánh so sánh với
xã Tân Hưng .......................................................................................67
Bảng 3.22. Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại
xã Trường Khánh trước và sau can thiệp............................................68
Bảng 3.23. Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại
xã Trường Khánh so sánh với xã Tân Hưng.......................................68
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt XH tại xã Trường Khánh trước và

sau can thiệp........................................................................................69
Bảng 3.25. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt XH tại xã Trường Khánh và xã
Tân Hưng.............................................................................................69


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giữa nam và nữ của người được phỏng vấn..................42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các lứa tuổi của người được phỏng vấn........................43
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của người được phỏng vấn...................44
Biểu đồ 3.4. Phân bố trình độ học vấn của người được phỏng vấn............45
Biểu đồ 3.5. Kiến thức của người dân về bệnh SXHD của xã Tân Hưng trước
và sau can thiệp...........................................................................................47
Biểu đồ 3.6. Kiến thức của người dân về bệnh SXHD của xã Trường Khánh và
xã Tân Hưng................................................................................................49
Biểu đồ 3.7. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở xã Trường
Khánh trước và sau can thiệp......................................................................51
Biểu đồ 3.8. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở
xã Trường Khánh và Tân Hưng..........................................................53
Biểu đồ 3.9. Các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh trước và sau
can thiệp..............................................................................................58
Biểu đồ 3.10. Các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh với
xã Tân Hưng........................................................................................60
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi về hành vi có lợi của người dân xã Trường Khánh
trước và sau can thiệp..........................................................................63


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................4
1.1. LỊCH SỬ SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE...........4

1.2. BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI...........................................5
1.3. VI RÚT GÂY BỆNH VÀ VEC TƠ TRUYỀN BỆNH..........................6
1.3.1. Tác nhân gây bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue..................6
1.3.2. Véc tơ truyền bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue..................7
1.4. PHÒNG CHỐNG SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE............................................................................................11
1.4.1. Vắc xin dự phòng..............................................................................11
1.4.2. Phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết
Dengue................................................................................................11
1.4.3. Quản lý tổ chức mô hình phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết
Dengue tại xã.......................................................................................20
1.5. TÌNH HÌNH DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SD/SXHD TRÊN
TOÀN CẦU........................................................................................23
1.5.1. Tình hình dịch tễ học của bệnh SXH trên thế giới............................23
1.5.2. Tình hình dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam..............24
1.5.3 Tình hình SD/SXHD của tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Phú ..........26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu........................................................................29


2.1.3. Cỡ mẫu..............................................................................................29
2.1.4. Kỹ thuật chọn mẫu ...........................................................................30
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................32
2.2.2. Phương pháp điều tra.........................................................................32
2.2.3. Điều tra các chỉ số côn trùng.............................................................35

2.2.4. Biến nghiên cứu.................................................................................37
2.3. Đánh giá kết quả...................................................................................40
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN..............42
3.1.1. Phân bố theo giới .............................................................................42
3.1.2. Tuổi...................................................................................................43
3.1.3. Nghề nghiệp......................................................................................44
3.1.4. Trình độ học vấn................................................................................45
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE.......................................46
3.2.1. Kiến thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue
của xã Tân Hưng trước và sau can thiệp.............................................46
3.2.2. Thái độ của người dân xã Trường Khánh và Tân Hưng
về phòng chống bệnh SXHD...............................................................54
3.2.3. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng
phòng chống bệnh sốt xuất huyêt Dengue..........................................56
3.3. TÌNH HÌNH MUỖI, BỌ GẬY VÀ CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ HỌC....66
3.3.1. Tình hình muỗi, bọ gậy tại các xã Trường Khánh và Tân hưng.......66
3.3.2.Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ..................................................69


Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................70
4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT
XUẤT HUYẾT DENGUE..........................................................................72
3.2.1. Kiến thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue ................72

4.2.2. Thái độ của người dân xã Trường Khánh và Tân Hưng về phòng chống
bệnh SXHD.................................................................................................77
4.2.3. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng
chống bệnh sốt xuất huyêt Dengue..............................................................78
4.2. TÌNH HÌNH MUỖI VÀ Ổ BỌ GẬY TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP
4.2.1. Tình hình bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình tại xã
Trường Khánh và Tân Hưng......................................................................80
4.2.2. Hành vi có lợi của người dân xã Trường Khánh
trước và sau can thiệp..........................................................................82
4.2.3. Tiếp cận với các kênh truyền thông ................................................82
4.3. TÌNH HÌNH MUỖI, BỌ GẬY VÀ CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ HỌC....83
4.3.1. Tình hình muỗi, bọ gậy tại các xã Trường Khánh và Tân Hưng......85
4.3.2. Sự liên quan giữa chỉ số bọ gậy và cá...............................................86
KẾT LUẬN.................................................................................................87
KIẾN NGHỊ................................................................................................88


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
do vi rút Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti, thứ yếu là
muỗi Aedes alpopictus. Là bệnh lưu hành ở các nước đang phát triển. Bệnh
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Hiện nay theo ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5 đến 3 tỷ
người có nguy cơ mắc bệnh, trong số đó có hàng trăm ngàn người mắc bệnh và
có khoảng 1/4 phải nhập viện và điều trị, trẻ em chiếm 90%, tỷ lệ tử vong khá
cao. Năm 1998, số mắc và tử vong sốt xuất huyết Dengue rất cao với 234.920
trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh, thành phố. Tại 20 tỉnh ,
thành phố khu vực phía nam có 123.997 người mắc và 347 người chết. Vì vậy,

ngày 10 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
196/1998/QĐ-TTg đưa Dự án phòng sốt xuất huyết Dengue trở thành một mục
tiêu trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và
bệnh dịch nguy hiểm [1], [2], [13] .
Để khống chế bệnh dịch, chúng ta đã dùng nhiều biện pháp phối hợp,
nhưng thực tế kết quả phòng bệnh còn rất hạn chế. Nếu chỉ dựa vào việc phun
hóa chất diệt côn trùng khi có dịch thôi thì không hiệu quả, tốn kém và cũng
không duy trì được lâu dài. Các biện pháp phun thuốc hoá học và sử dụng hoá
chất diệt muỗi đã chiếm ưu thế trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đã dẫn đến
hậu quả là xuất hiện hiện tượng côn trùng kháng hoá chất, bên cạnh là sự ô
nhiễm môi trường do sử dụng hoá chất, đồng thời kinh phí sử dụng hoá chất
ngày một tăng do phải tăng nồng độ và số lượng sử dụng. Những nghiên cứu
mới đây đã chứng minh rằng các phương pháp trên ít có hiệu quả diệt quần thể
muỗi, do đó ít có hiệu quả ngăn ngừa sự lan truyền sốt xuất huyết Dengue [4],
[5],[6].


2
Phòng và chống sốt xuất huyết Dengue không thể thực hiện được nếu
không có sự tham gia hợp tác của cộng đồng. Huy động sự tham gia của toàn
cộng đồng được coi là phần cơ bản trong hoạt động chống dịch khẩn cấp. Để
hiểu biết và nhận thức đúng, cùng nhau hưởng ứng, chủ động thực hiện các
biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue thường xuyên mới mong đem lại
kết quả tốt.
Đối với tỉnh Sóc Trăng, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có
những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên với
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân
triển khai thực hiện có hiệu quả bền vững.
Tuy nhiên tỉnh Sóc Trăng còn gặp không ít những khó khăn do biến
động của khí hậu và thời tiết, cũng như sự chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi

trồng thủy sản. Dân số của tỉnh là 1.308.100 người, người Kinh chiếm 65,10%,
người Hoa chiếm 5,98%, người Khơ me chiếm 28,92%. Người dân có thói
quen tích trữ nước và thường xuyên không đậy kín các dụng cụ chứa nước, đây
là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh và phát triển bệnh sốt xuất huyết Dengue. Vì
vậy xây dựng một chiến lược phòng chống sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn
là vấn đề thời sự đang được tranh luận, bàn cải và các lời giải chưa thật sự
thống nhất. Do vậy cần có phương thức tổ chức và quản lý thật tốt, đồng thời
xác định những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu một cách hợp lý [42],
[43],[44].
Với lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả phòng
chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh
huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòng chống sốt
xuất huyết Dengue tại xã Trường Khánh huyện Long Phú


3
2. Đánh giá kết quả các biện pháp dựa vào cộng đồng của công tác
phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sốt sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi
truyền. Bệnh thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài trong vòng 2 - 7
ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn
biến nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc,
xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, dẫn
đến tử vong [1].
1.1. LỊCH SỬ SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi
truyền. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; có khoảng 2,5 tỷ
người sống trong vùng nguy cơ; hàng năm có hơn 50 triệu người mắc, 500.000
trường hợp SXHD phải nhập viện và 20.000 - 25.000 trường hợp tử vong, đặc
biệt là trẻ em [45].
Đại dịch sốt xuất huyết Dengue bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với
số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc
là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình là 5% với khoảng 240.000 trường
hợp mỗi năm. Trong 40 năm qua, SXHD đã vượt ra khỏi Đông Nam Á, lan
sang Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, phía Đông Địa Trung Hải và cuối cùng
là châu Phi và vùng biển Ca-ri-bê và có mặt trên 100 nước và lãnh thổ.
Tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5/1998, bà Tổng Giám đốc
Gro Harlem Brundtland đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh
sốt xuất huyết” [1].


4
Ở Việt Nam, bệnh SXHD xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958, sau đó đã
lan rộng và trở thành bệnh lưu hành trong hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.
Gần đây bệnh có chiều hướng tăng lên, nhất là từ năm 1994 trở lại đây số mắc
và chết do SXHD gia tăng đáng kể; vụ dịch năm 1998 có số mắc và tử vong do
SXHD rất cao với 234.920 trường hợp mắc và 337 trường hợp tử vong tại
56/61 tỉnh/thành phố [1],[17]. Bệnh SXHD luôn tồn tại và là vấn đề y tế
nghiêm trọng ở các nước nhiệt đới có khí hậu thuận lợi cho véc tơ phát triển
như Việt Nam.
1.2. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
- XÃ HỘI
Bệnh SXHD là mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người
dân, gây ảnh hưởng đến sức lao động ở người lớn và kinh tế gia đình bị giảm

sút do người lớn phải chăm sóc trẻ ốm. Thời gian bị bệnh trung bình từ 7 - 10
ngày; chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp do bệnh gây ra rất lớn, bao gồm chi phí
điều trị ở bệnh viện, thuốc men chăm sóc nếu ốm ở nhà, không lao động được;
chi phí để chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động phòng chống dịch,
giảm nguồn thu qua du lịch...
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng I Thành phố Hồ Chí Minh, chi phí
trung bình cho 01 cas SXHD có sốc được điều trị tại bệnh viện là 2 triệu đồng,
chưa kể gia đình phải chăm sóc tốn kém tiền đi lại, ăn nghỉ và không lao động
sản xuất được [9]. Theo báo cáo Von Allmen SD và đồng nghiệp (1979). Dịch
sốt xuất huyết ở Puerto Rico, 1977: phân tích chi phí. Tạp chí về y học và vệ
sinh vùng nhiệt đới của Mỹ (American Journal of Tropical Medicine and
Hygiene). Chi phí cho dịch sốt xuất huyết năm 1977 gồm cả chi phí trực tiếp và
gián tiếp được ước tính trong khu vục là từ 6 đến 15,6 triệu USD, trong đó các
biện pháp phòng chống dịch chiếm 7,8 - 20,2 %.


5
Ảnh hưởng của SXHD đến nền kinh tế còn lớn hơn nhiều, điển hình là
hàng năm Ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng cho Dự án phòng
chống SXHD Quốc gia; ngoài ra Chính phủ còn phải chi thêm hàng tỷ đồng
cho công tác dập dịch đột xuất [11].
Kinh phí bổ sung cho kế hoạch khẩn cấp chống dịch sốt xuất huyết năm
2004 dự kiến 38.660.550.000 đồng Việt Nam, cụ thể:
1. Công tác y tế dự phòng: 19.258.000.000 đồng
Trong đó:
- Máy phun ULV: 2.488.000.000 đồng
- Máy phun hóa chất cỡ lớn (đặt trên xe ô tô): 1.650.000.000 đồng
- Hóa chất diệt muỗi: 4.100.000.000 đồng
- Các hoạt động khác: 2.020.000.000 đồng
+ Thông tin tuyên truyền: 400.000.000 đồng

+ Tập huấn: 620.000.000 đồng
+ Hoàn thiện và nhân rộng mô hình Tổ tự quản trong phòng chống sốt
xuất huyết tại cộng đồng: 1.000.000.000 đồng
- Hỗ trợ các địa phương trọng điểm dịch: 9.000.000.000 đồng
2. Công tác điều trị bệnh nhân: 19.402.550.000 đồng
Trong đó:
- Trang thiết bị: 11.237.000.000 đồng
- Kinh phí giường bệnh: 6.400.000.000 đồng
- Kinh phí cho 02 bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện các Bệnh nhiệt đới
thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo: 950.800.000 đồng
- Kinh phí công tác chỉ đạo của Vụ Điều trị - Bộ Y tế: 218.750.000 đồng
- Thuốc và dịch truyền: 594.000.000 đồng.
1.3. VI RÚT GÂY BỆNH VÀ VEC TƠ TRUYỀN BỆNH
1.3.1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue


6
Trong suốt thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch SXHD là do
muỗi truyền, mà tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Mãi đến tháng
5/1944, khi Sabin phân lập được vi rút Dengue type 1, 2 và sau đó tháng
4/1956, tháng 5/1960 đã lần lượt phân lập được vi rút Dengue 3, 4 thì tác nhân
gây ra các vụ dịch SXHD mới được hiểu rõ. Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivi
rút , là nhóm bao gồm các vi rút gây bệnh cho động vật được truyền qua côn
trùng tiết túc [17]. Ở Việt Nam đã phân lập được cả 4 type vi rút dengue; type
Den 2, Den 1 chiếm ưu thế trong những năm 1991 - 1995; type Den 2 chiếm
90,5% trong vụ dịch lớn nhất ở Việt Nam năm 1987; type Den 1 chiếm 50% số
phân lập được trong các vụ dịch năm 1990 và dao động từ 47,3% đến 62,5%
trong thời gian 1991 - 1994. Type Den 3 đã được phân lập ở miền Nam năm
1987 với 3,7% sau đó không thấy xuất hiện trong thời kỳ 1988 - 1990, xuất
hiện trở lại ở miền Bắc năm 1991 và miền Nam 1994 và trở thành type gây

dịch chủ yếu trong thời kỳ 1994 - 1997 với tỷ lệ cao nhất 76,1% năm 1998.
Trong khi đó type Den 4 chiếm tỷ lệ thấp năm 1991, vắng mặt trong thời kỳ
1992 - 1997, nhưng xuất hiện lại cùng với Den 1 và trở thành type gây dịch chủ
yếu năm 1998 [17],[32].
Tại Việt Nam, đã phân lập được cả 4 týp vi rút Dengue gây bệnh. Theo
kết quả của chương trình giám sát vi rút tại các tỉnh phía Nam Việt Nam của
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, týp DEN-2 có chu kỳ hoạt động từ năm
1987, týp DEN-1 có chu kỳ hoạt động từ 1990 và týp DEN-3 bắt đầu hoạt động
từ 1995, còn týp DEN-4 hoạt động nhiều hơn từ năm 1999 [5],[6],[9]. Thông
thường, vi rút hiện diện trong giai đoạn cấp tính của bệnh và mất dần trong giai
đoạn hồi phục của bệnh.
1.3.2. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt
người bệnh rồi truyền virut sang người lành qua vết đốt. ở Việt Nam, hai loài


7
muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan
trọng nhất là Aedes aegypti. Muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm vi rút, khi đốt
người sẽ truyền vi rút qua vết đốt, do đặc điểm sinh lý của muỗi cái rất ái tính
với người. Thông thường muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm vi rút Dengue, khi
hút máu người bệnh thì sau đó muỗi có khả năng truyền vi rút suốt đời. Ngoài
ra người ta còn nhận thấy nó có khả năng lây truyền cho thế hệ sau qua trứng,
đây là một cơ chế quan trọng để duy trì vi rút, nhưng không đóng vai trò lớn
trong những vụ dịch [1],[17].
Nhiều nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD đã được tiến hành trong
nhiều năm bởi các tác giả như Vũ Sinh Nam và cộng sự (2004) Các tác giả đều
khẳng định Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chính trong các vụ dịch SXHD
ở Việt Nam [32].
Qua đó chúng ta có sự định loại vectơ giữa Anopheline (họ phụ

Anophelinae, một số loài là vectơ truyền bệnh sốt rét) và Culicine (họ phụ
Culicinae bao gồm nhiều giống, trong đó có giống Aedes).
Trứng của muỗi Anopheline và Culicine (ví dụ như các loài muỗi thuộc
giống Culex) nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, đối với một số loài muỗi thuộc
Culicine (ví dụ như muỗi Aedes) đẻ trứng ở giá thể ẩm (như thành các dụng cụ
chứa nước) ngay phía trên mực nước. Trứng của muỗi Aedes có khả năng chịu
đựng cao với điều kiện khô hạn trong vùng nhiệt đới. Muỗi Anopheline đẻ
trứng riêng rẽ. Muỗi Culicine đẻ trứng kết hợp với nhau tạo thành bè (trứng
Culex) hoặc đẻ trứng riêng rẽ (trứng Aedes). Đặc biệt chỉ có trứng của muỗi
Anopheline là có phao.
Bọ gậy của Culicine (Aedes và Culex) có ống thở dài, còn gọi là
siphông. Bọ gậy muỗi Anopheline không có siphông. Nhờ có siphông, bọ gậy
Culicine khi lên thở tạo thành một góc nhọn so với mặt nước, trong khi đó bọ
gậy Anopheline nằm song song và ngay dưới mặt nước.


8
Để phân biệt bọ gậy Aedes và Culex dựa vào đặc điểm của siphông.
Siphông của bọ gậy Aedes ngắn hơn và chỉ có một túm lông. Ngược lại
siphông của bọ gậy Culex dài hơn và có vài túm lông.
Giai đoạn quăng, phân biệt Anopheline và Culicine dựa vào phiễu ống
thở. Đối với Anopheline, phễu ống thở ngắn, có miệng rộng. Ngược lại, phiễu
ống thở của Culicine dài, mảnh có miệng hẹp.
Bọ gậy muỗi Aedes nhìn chung sống trong nước sạch, không bị ô nhiễm.
Tuy nhiên ngưởi ta cũng thấy chúngcó mặt ở trong các hố phân tự hoại và các
nguồn nước ô nhiễm khác, mà những nơi này thường là nơi sinh sản của muỗi
Culex quinquefasciatus.
Đặc điểm sinh học, sinh thái Aedes aegypti: Muỗi Aedes aegypti có kích
thước trung bình, thân có màu đen bóng và có nhiều vẩy trắng bạc tập trung
thành từng cụm hay thành từng đường trên mình muỗi. Ở tấm ngực I và II có

hai đường vẩy trắng bạc phình ra trông như hai nửa vòng cung ôm hai bên mặt
lưng, tạo thành hình trông như mặt đàn Lya; đầu muỗi có vẩy trắng bạc đính ở
phía đỉnh. Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II và VIII đều có những đường
vẩy bạc ngang từng đốt; gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng
đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, vì vậy thường có tên gọi là “ Muỗi vằn”
[4],[5],]6].
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi Aedes aegypti: Ở các tỉnh phía
Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng; trừ một số nơi thuộc
các huyện miền núi cao, tỉnh Lâm Đồng, có thể gặp Aedes aegypti ở mọi nơi;
đặc biệt là những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng bằng ven biển, nơi
thiếu nước ngọt người dân phải dùng nhiều vật chứa nước dự trữ suốt mùa khô.
Chúng rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà gần người, đậu nghỉ
ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu treo trên móc áo. Muỗi đánh hơi người
nhanh và sà vào là đốt (hút máu) ngay, muỗi thường hoạt động đốt người vào
ban ngày, hoạt động cao điểm là lúc sáng sớm và chiều tối, ở ngoài nhà cũng


9
gặp loài muỗi này nhưng ít hơn, muỗi thường bay xa khoảng 100 - 200 mét và
phát tán quanh vùng chúng đẻ trứng; chúng có thể phát tán thụ động theo các
phương tiện giao thông đi khắp nơi và chỉ cần 1% số muỗi trong vùng bị nhiễm
vi rút là có thể gây dịch, nên việc xử lý các phương tiện giao thông giữa các
vùng đất nước là cần thiết phải làm khi có thông báo [3].
Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85% chu kỳ phát triển của muỗi là 10 - 15 ngày,
nhiệt độ < 20oC chu kỳ này kéo dài trên 20 ngày. Muỗi đẻ trứng ở những nơi
nước sạch chứa trong lu, khạp, hồ, các mảnh chai lọ, bát vỡ, võ xe cũ, gáo dừa,
máng chứa nước mưa ứ đọng lâu ngày ở trong và chung quanh nhà tại những
nơi râm mát. Trứng màu đen, được đẻ riêng rẽ bám ở thành ẩm phía trên mực
nước của các dụng cụ chứa nước; trứng nở sau khi bị ngập nước tự nhiên do
mưa hoặc do con người đổ nước vào để dự trữ. Lăng quăng của muỗi Aedes

aegypti ưa thích nước có độ pH hơi a-xít, nhất là nước mưa, rồi đến nước máy,
nước giếng [8],[14].
Muỗi cái trưởng thành giao phối và thực hiện hút máu lần đầu vào
khoảng 48 giờ sau khi nở; thời gian từ khi hút máu đến khi đẻ trứng là 2 - 5
ngày; số lượng trứng đẻ của mỗi con cái khoảng 60 - 100 trứng/lần. Trong điều
kiện nuôi ở phòng thí nghiệm, muỗi đực và cái có thời gian sống trung bình từ
20 - 30 ngày; như vậy, về mặt lý thuyết muỗi cái có thể đẻ 4 lần với các bữa ăn
máu liên tiếp. Sau khi hút máu người có vi rút Dengue, thời gian ủ bệnh trong
muỗi cái thường từ 8 - 10 ngày, là thời gian cần thiết để vi rút nhân lên trong
tuyến nước bọt của muỗi; sau đó muỗi trở nên bị nhiễm vi rút và sẽ truyền vi
rút sang người khác khi hút máu; muỗi cái cũng có thể truyền vi rút trực tiếp từ
người bệnh sang người lành bằng cách đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián
đoạn, cách lây truyền này gọi là “ lây truyền cơ học” [3].
Những đặc điểm sinh học của loài muỗi này cần chú ý là: Sự tồn tại khá
lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô. Các ổ chứa lăng
quăng thông thường là: Ổ chứa tự nhiên như hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá


10
(thơm, chuối, môn...) ít khi gặp trên hốc đá. Ổ chứa nhân tạo như lu, khạp, hồ,
phuy, chai lọ, chân chén chống kiến, lọ hoa, những vật dụng phế thải xung
quanh nhà có chứa nước...Qua nhiều năm nghiên cứu tại các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long, các kết quả thu được cho thấy ổ chứa lăng quăng chủ yếu là lu,
khạp, hồ, phuy là những vật chứa nước do con người tạo ra [3], [35].
Tập tính: chỉ có con cái hút máu, muỗi hoạt động hút máu ban ngày,
nhiều nhất là vào sáng sớm và chiều tối, đậu nghỉ ở những nơi tối, kín gió.
Muỗi thích ẩm, ít chịu lạnh, bay khoẻ nhưng nhẹ nhàng. Độ phát tán chủ động
của muỗi thấp, khoảng 100 - 400 con xung quanh ổ. Muỗi Aedes aegypti
thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedes alpopictus thích sống ở lùm cây, ngọn
cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn [32],[34].

1.4. PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
1.4.1. Vắc xin dự phòng
Vắc xin dự phòng SXHD đã được khám phá trên 60 năm, nhưng qua thử
nghiệm chưa công bố hiệu quả chống lại vi rút dengue; một loại vắc xin phòng
ngừa nhiễm 4 type vi rút cũng đã được thử nghiệm tại nhiều nước trên thế giới,
cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa cho phép lưu hành vắc xin phòng
SXHD trên thị trường [56], [59].
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế thì đến nay bệnh SXHD chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt là diệt bọ
gậy (lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả
nhất trong phòng chống SXHD [2], [3].
1.4.2. Phòng chống véc tơ truyền sốt xuất huyết Dengue
1.4.2.1. Sử dụng hóa chất
Việc giải quyết véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng
chống SXHD hiện nay; ngoài các biện pháp cơ học, sinh học, biện pháp hóa
học cũng đóng một vai trò quan trọng nhất là khi dịch có nguy cơ bùng phát.
Các hóa chất diệt côn trùng được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như bột


11
mịn, bột hòa nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng để phun khí dung ULV...từ đó
công dụng khác nhau, cách sử dụng khác nhau, nồng độ và liều lượng hữu hiệu
của mỗi loại hóa chất cũng khác nhau.
Nhằm phát huy triệt để tác dụng của hóa chất được sử dụng, đồng thời
hạn chế việc lạm dụng dẫn đến sự xuất hiện tính đề kháng ở côn trùng cũng
như tránh được sự ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho người và gia súc;
khi sử dụng hóa chất diệt côn trùng phải đảm bảo các quy định kỹ thuật và tuỳ
theo các đặc điểm sinh lý, sinh thái của từng loài côn trùng mà sử dụng những
hóa chất thích hợp, biện pháp phun thích hợp [5].
Thời gian gần đây, khi công tác xử lý ổ dịch nhỏ đã trở thành thường

quy, việc nắm vững cách sử dụng hóa chất diệt côn trùng cũng như cách phun
bằng máy phun đeo vai càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu
quả xử lý ổ dịch nhỏ.
Muỗi Aedes aegypti có quan hệ gần gũi với con người và là loài muỗi
sống chủ yếu trong nhà, hơn 90% muỗi trưởng thành đậu nghỉ trong nhà trên
những bề mặt không thể phun thuốc được như quần áo, mùng màn...Vì thế biện
pháp phun tồn lưu hóa chất không được khuyến khích để diệt loài muỗi này. Để
diệt muỗi Aedes aegypti, biện pháp phun không gian hiệu quả nhất là phun khí
dung ULV, với đường kính hạt thuốc phun ra cực nhỏ (< 50 µm). Hạt khí dung
đảm bảo các yêu cầu sau: thời gian bay lơ lững trong không khí phải đủ mức độ
di chuyển và xâm nhập vào vùng cần phun để diệt muỗi trưởng thành; tác dụng
của phun khí dung ULV là tiêu diệt trong một thời gian ngắn một số lượng lớn
muỗi trưởng thành trên diện rộng nhưng không gây ô nhiễm môi trường và
không có tác dụng tồn lưu, vì các hạt thuốc nhỏ li ti được phun ra sẽ mất hết
trong không khí sau một thời gian ngắn, khoảng 30 phút [5].
Để đảm bảo hạt thuốc phun ra có tác dụng diệt muỗi đạt hiệu quả cao,
cần lưu ý các yếu tố như: nhiệt độ môi trường thích hợp nhất là 16 - 18 oC; tuy


12
nhiên ở nước ta khó đạt được điều kiện này, nhất là đối với các tỉnh/thành phía
Nam, nên ta phải chọn thời điểm có nhiệt độ môi trường thích hợp nhất; vì vậy,
chỉ nên phun khí dung ULV bắt đầu từ chiều tối trở đi (khoảng 17 giờ), đó là
khoảng thời gian mà nhiệt độ môi trường giảm xuống. Thực tế cho thấy khi
phun khí dung ULV vào ban ngày do nhiệt độ môi trường cao làm bốc hơi
nhanh chóng các hạt thuốc được phun ra, hiệu quả diệt muỗi kém. Chỉ nên phun
khi vận tốc gió < 10 km/giờ, nếu vận tốc gió lớn hơn, các hạt thuốc bị mang đi
xa ra ngoài khu vực cần phun; vận tốc gió quá thấp hoặc đứng gió các đường
phun phải gần hơn vì các hạt thuốc không phát tán được; tốc độ xe chạy cũng là
yếu tố quan trọng cần tính đến khi áp dụng biện pháp phun khí dung ULV với

máy lớn đặt trên xe, vận tốc thông thường của xe phun từ 5 -15 km/giờ sao cho
có đủ lượng hóa chất bao phủ một đơn vị diện tích cần phun [5].
Qua nhiều vụ dịch cho thấy sau 20 - 30 ngày, mật độ muỗi Aedes aegypti
trở lại bình thường như trước khi phun khí dung ULV, do lăng quăng trong các
vật chứa nước tiếp tục nở ra. Vì thế, chỉ nên áp dụng phun khí dung ULV để
diệt khẩn cấp muỗi trưởng thành Aedes aegypti nhằm ngăn chặn sự bùng phát
của dịch; để nâng cao hiệu quả của biện pháp phun khí dung ULV, cần phải
đồng thời triển khai các biện pháp phối hợp khác như vận động người dân diệt
lăng quăng [3].
1.4.2.2. Xua muỗi
Ngoài các loại hoá chất sử dụng phun diệt muỗi trên, còn có biện pháp sử
dụng các chất có tác dụng kích thích để đuổi muỗi đi hoặc ngăn cản sự tiếp xúc
của muỗi đối với người. Các thuốc xua muỗi chủ yếu ở dưới dạng nước, kem.
Người ta còn dùng dưới dạng tẩm vào lưới để che mặt, đầu hoặc tẩm vào áo
quần. Ngày nay người ta nghiên cứu dạng bốc hơi hoặc dạng khói với các chất
Prethroide để xua và diệt muỗi khá tốt, có tác dụng bảo vệ nhiều người như
dùng nhang trừ muỗi.


13
Có nhiều loại hoá chất có tác dụng xua côn trùng, những hoá chất này
phải đạt những tiêu chuẩn sau: không độc cho người và gia súc, không có mùi
khó chịu hoặc không kích thích khi sử dụng, bay hơi chậm, rẻ tiền và dễ sử
dụng. Một số loại thuốc thông dụng: DEP, Pomade Sả là loại dễ sử dụng nhất.
Ngoài ra, có thể sử dụng vợt điện để diệt muỗi.
1.4.2.3. Động vật ăn bọ gậy
Ở Việt Nam, nghiên cứu cá ăn bọ gậy muỗi được áp dụng có kết quả tốt
trong phòng chống SXHD và Sốt rét nhiều năm nay. Nhiều công trình nghiên
cứu tác giả nhận thấy các loại cá sẵn có ở địa phương như cá sóc, cá bảy màu,
cá thia thia, cá rô phi…đều có thể sử dụng để diệt bọ gậy Aedes aegypti. Nhất

là cá rô phi dễ nhân nuôi và khả năng ăn bọ gậy rất cao (1200 bọ gậy tuổi 1, 2
hoặc 300 bọ gậy tuổi 3, 4 trong vòng 24 giờ); các nghiên cứu đều ghi nhận là
các loại cá trên dùng nuôi để ăn bọ gậy, không gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước trong các dụng cụ chứa nước (DCCN) sinh hoạt [4].
Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng được ở các dụng cụ chứa nước có
thể tích lớn, còn các loại dụng cụ nhỏ và các vật phế thải lại không áp dụng
được trong khi số lượng các dụng cụ chứa nước nhỏ và các vật phế thải như võ
đồ hộp, khạp, chân chén, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa...là nơi có thể trở thành ổ
chứa bọ gậy Aedes aegypti rất đáng ngại. Vì vậy mà chúng ta cần phải áp dụng
song song giữa thả cá ở dụng cụ chứa nước lớn với các biện pháp vệ sinh môi
trường làm giảm nguồn sinh sản của muỗi, thông qua giáo dục Y tế và sự tham
gia của cộng đồng [3].
Việc thả cá được xem như một biện pháp diệt lăng quăng hữu hiệu trong
một số trường hợp nguồn nước của ổ lăng quăng phù hợp hoặc ở những nơi
chưa được phép dùng hóa chất diệt lăng quăng. Dù rằng biện pháp cá đã được
dùng rộng khắp, nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Một số thử nghiệm có
giá trị khoa học đã chứng minh hiệu quả của biện pháp này trong phòng chống
sốt rét. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng cá diệt lăng quăng có hiệu


14
quả chi phí hơn biện pháp dùng hóa chất, tiết kiệm và tiêu tốn ít tiền của hơn,
đặc biệt khi có sự tham gia cộng đồng trong việc duy trì nguồn cá, phân phối cá
và bổ sung cá. [10], [11].
1.4.2.4. Những biện pháp sinh học:
Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng các kẻ thù tự nhiên, các tác
nhân gây bệnh, phương pháp triệt sản hay thay đổi cấu trúc di truyền (nhờ vào
một số hóa chất hay chất phóng xạ) để hạn chế và tiêu diệt các côn trùng truyền
bệnh. Biện pháp dùng tác nhân gây bệnh và di truyền đòi hỏi kỹ thuật cao, hiện
chưa được nghiên cứu và phổ biến ở Việt Nam.

- Lăng quăng của giống muỗi Toxorhynchites: được nhiều tác giả
nghiên cứu và cho thấy có khả năng ăn lăng quăng các loài muỗi khác rất tốt,
con trưởng thành của giống muỗi này có kích thước lớn (gấp 5 lần muỗi Aedes
aegypti) nhưng không hút máu người. Ở nước ta cũng đã phát hiện muỗi
Toxorhynchites ở Mỹ Tho, Trà Vinh, Lâm Đồng, Bình Dương. Viện Pasteur
Tp. HCM đã nuôi thành quần thể loài muỗi Toxorhynchites splendens trong
phòng thí nghiệm và xác định khả năng diệt lăng quăng của loài muỗi này.
Bảng 1.1. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi của lăng
quăng Toxorhynchites [4]
Tuổi của LQ

Số lăng quăng

Toxorhynchites

Toxo. theo dõi

I

Số lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt
trong 24 giờ bởi 1 LQ Toxorhynchites
Trung bình

Tối đa

64

8

15


II

58

10

20

III

36

20

30

IV

66

20

35

14,5

25

Trung bình



15
- Cá ăn lăng quăng: là biện pháp được thế giới sử dụng từ lâu và phổ
biến ở nhiều nơi. Năm 1905 ở Hawaii đã dùng cá Gambusia affinis để diệt lăng
quăng muỗi Culex quinquefasciatus rất có hiệu quả. Năm 1913 được áp dụng
tại Philippines, năm 1920 tại Tây ban Nha, Ý, Bắc Phi và nhiều nước ở Châu
Âu. Loài cá Poecilia reticulata (còn gọi là cá 7 màu) cũng được sử dụng có
hiệu quả ở Đài Loan, Thái Lan, Ý, Nga để diệt lăng quăng Culex
quinquefasciatus. Đây là loài cá nhỏ có rất nhiều ở các tỉnh phía nam Việt
Nam, cá đực có màu sắc khá đẹp, dễ sử dụng. Viện Pasteur Tp. HCM đã thử
nghiệm và cho thấy cá 7 màu có thể dùng để diệt lăng quăng Aedes aegypti rất
tốt bởi loài cá này có những ưu điểm sau:
+ Cá nhỏ (dưới 4 cm) nên có thể sống dễ dàng trong những dụng cụ
chứa nước sinh hoạt như lu, khạp, hồ … mà không làm ảnh hưởng đến thành
phần hóa học của nước.
+ Được nuôi rất phổ biến trong dân gian, sinh sản nhanh, dễ dàng
cung cấp.
+ Khả năng diệt lăng quăng cao, trung bình 1 con cá 3 tháng tuổi có
thể ăn 120 lăng quăng trong vòng 24 giờ.
Bảng 1.2. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi cá
Số lăng quăng 1 con cá tiêu thụ trong 24 giờ
Tối thiểu
Trung bình
Tối đa
Mới đẻ - 1 tuần
25 (I)
35
45
1-2 tuần

25 (II)
40
50
2-3 tuần
25 (III)
40
50
3-4 tuần
25 (IV)
50
70
4-6 tuần
60 (IV)
65
70
Trên 3 tháng
60 (IV)
95
130
Ghi chú: Số trong ngoặc là tuổi lăng quăng
Tuổi cá

1.4.2.5. Mesocyclops
- Cấu tạo: Mesocyclops thuộc nhóm giáp xác, bộ chân mái chèo
(Copepods), gồm các phần:


16
+ Phần đầu: 01 đốt lớn đầu tiên, bao gồm: một mắt màu đỏ trước trán;
hai đôi ăng ten, đôi ăng ten 1 lớn (17 đốt) và đôi ăng ten 2 nhỏ (4 đốt).

+ Phần phụ miệng kiểu ăn thịt; gồm có hàm trên, mảnh hàm phụ, hàm
dưới và mảnh chân hàm.
+ Phần ngực: gồm các đốt 2, 3, 4, 5 mang các đôi chân bơi 1, 2, 3, 4.
+ Phần bụng: đốt 6 và 7 chập lại tạo thành đốt sinh dục, mang đôi chân 5
có nhiều biến đổi và rất nhỏ so với chân 1 - 4; tiếp theo là các đốt bụng 8, 9, 10.
+ Phần đuôi (Fuca): chia làm hai nhánh, mỗi nhánh có 4 tơ đuôi.
- Phát triển của Mesocyclops:
Mesocyclops có biến thái hoàn toàn, sự phát triển này tương đối đặc biệt
liên quan đến sự hình thành liên tục các đốt và phần phụ sau mỗi lần lột xác:
+ Giai đoạn Nauplius (N): Trứng nở ra ấu trùng được gọi là Nauplius, 6
giai đoạn (từ N1 - N6), đã xuất hiện ăng ten 1, 2, phần phụ miệng, chân rất nhỏ
kích thước vài micromet.
+ Giai đoạn tiếp theo Copepodit (C): gồm 5 giai đoạn (từ C1 - C5); từ
Nauplius đến C1 là thời kỳ biến đổi hình thái mạnh mẽ nhất: phân đốt, tăng
kích thước, hoàn thiện các cấu trúc ăng ten, phần phụ miệng và đôi chân thứ
nhất. Hình thể của C1 - C5 hoàn toàn khác nhau, chúng ta có thể dựa vào số đốt
đẻ phân biệt các giai đoạn. Giới tính có thể nhận biết từ C3, nhưng chỉ sau lần
lột xác thứ 6 thì sự thành thục sinh dục mới được xác định rõ ràng.
- Sinh sản: Mesocyclops sinh sản hữu tính thông qua giao phối; con đực
nhỏ hơn con cái, có bó sinh tinh nằm ở đốt ngực 5 - 6, ăng ten cong về phía
trước; con cái có túi chứa tinh ở đốt sinh dục nên chỉ cần một lần giao phối
cũng đủ tinh trùng thụ tinh cho nhiều lứa trứng. Khả năng sinh sản của
Mesocyclops rất cao; trung bình một con cái có thể đẻ 25 - 50 con mỗi lứa và
lập lại sau 5 ngày; khả năng này tuỳ thuộc vào điều kiện sống như nhiệt độ,
thiên địch và đặc biệt là thức ăn; chính vì thế chúng có thể khôi phục quần thể
nhanh chóng trong điều kiện thuận lợi [31], [38].


17
Chu kỳ phát triển của Mesocyclops rất ngắn; trong điều kiện phòng thí

nghiệm, thời lượng này là 11,6 ngày; tuỳ theo điều kiện môi trường sống mà
Mesocyclops có thể sống từ 3 - 30 tuần.
Thức ăn của Mesocyclops là chất hữu cơ thối rữa, tảo, vi khuẩn, động vật
đơn bào và lăng quăng tuổi 1 của muỗi Aedes Aegypti; đặc biệt khi không có đủ
thức ăn, chúng có thể ăn lẫn nhau; đặc tính này cũng giúp Mesocyclops tự điều
chỉnh quần thể phù hợp với điều kiện thức ăn để tránh diệt vong.
Hiện tượng “Nghỉ”: Trong điều kiện không thuận lợi, lạnh quá hoặc khô
hạn Mesocyclops có thể tồn tại bằng cách chui vào lớp cặn ở đáy khi ở giai
đoạn ấu trùng; đây là một đặc tính giúp cho Mesocyclops thích nghi và tồn tại
bền vững trong các môi trường mới [3].
- Các loài Mesocyclops địa phương và phân bố:
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tiến hành điều tra, thu thập
Mesocyclops ở 26 tỉnh/thành phố trong cả nước từ năm 1989 - 1999. Kết quả
định loại cho thấy ở Việt Nam có 10 loài Mesocyclops sống trong các thủy vực
tự nhiên và trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt như bể xây, chum vại,
giếng. Tại Kiên Giang có 2 loài là M. aspericornis và M. thermocyclopoides.
Tại Long An và Hậu Giang theo kết quả định loại sơ bộ của Viện Vệ sinh dịch
tễ đã tìm thấy 04 loài Mesocyclops (M. sspericornis, M. thermocyclopoides, M.
ogunnus, M. affinis) [3].
- Khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti: khả năng diệt bọ gậy Aedes aegypti
của Mesocyclops là rất cao so với kích thước và trọng lượng cơ thể chúng; cả 6
loài Mesocyclops đều có khả năng ăn bọ gậy (từ 16 - 41 bọ gậy mỗi ngày); khả
năng diệt bọ gậy của Mesocyclops là rất lớn vì chúng không những ăn mà còn
cắn chất bọ gậy Aedes tuổi 1 khi đã no [3].
- Thu thập Mesocyclops: Dùng lưới tiêu chuẩn (mắt lưới <200 micromet)
để thu thập Mesocyclops (cả con trưởng thành và ấu trùng); sau đó chuyển
Mesocyclops vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa dung tích 200ml [3].



×