Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bàn về hạch toán chi phí dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trong chế độ kế toán ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.07 KB, 25 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Trong kinh doanh hiện nay, hoạt động tài chính đang trở thành một hoạt
động không thể thiếu, nó vừa hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vừa góp phần tạo ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp hiện nay cũng
rất đa dạng, từ đầu tư ngắn hạn như đầu tư mua bán chứng khoán đến đầu tư dài hạn
như đầu tư vào trái phiếu, hoặc đầu tư công ty liên doanh, công ty liên kết... Tuy
nhiên, giá cả chứng khoán, trái phiếu trên thị trường luôn biến động.
Vì vậy, việc trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hạn chế những
rủi ro về mất ổn định nếu các loại chứng khoản, trái phiếu doanh nghiệp đã đầu tư
bị giảm giá trên thị trường. Tuy nhiên, dự phòng là một nội dung mới trong chế độ
kế toán tài chính so với chế độ kế toán trước đây, đặc biệt là kế toán dự phòng tổn
thất các khoản đầu tư tài chính.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, em đã chọn đề tài: “Bàn về hạch toán chi
phí dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trong chế độ kế toán ở Việt Nam hiện
nay” làm đề án môn học của mình.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I:

Chế độ kế toán của Việt Nam liên quan đến các khoản dự
phòng giảm giá đầu tư tài chính

Phần II:

Thực trạng về hạch toán dự phòng theo chế độ hạch toán hiện
hành liên quan đến các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.

Phần III:


Một số ý kiến về kế toán dự phòng giảm giá tài chính ở Việt
Nam hiện nay.

Mặc dù rất cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của
bản thân về vấn đề này, nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các thầy cô để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ. Phạm Thị Minh
Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian qua và giúp em sớm hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.

1


PHẦN I: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHOẢN
DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
I./ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
1.1 Khái niệm:
Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài
sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng cũng không chắc chắn. Như vậy,
dự phòng mới chỉ là việc xác nhận trên phương diện kế toán khoản giảm giá tài sản
chứ thực tế chưa xảy ra, bởi vì tài sản này vẫn đang nắm giữ, chưa chuyển nhượng
hay đổi bán.
Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn
về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi
phí của doanh nghiệp các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của doanh nghiệp
tại thời điểm lập Báo cáo tài chính và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua,
hoặc ghi nhận một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên cơ sở
đưa ra một ước tính đáng tin cậy), vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và
chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản

nợ phải trả đó. Trong đó:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá
vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm (Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng
dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng ...).
- Dự phòng tổn thất các khoản đầu đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị
bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các
khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư
vào bị lỗ (Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các
khoản dự phòng ...).
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể
không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán (Thông tư
228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng ...).

2


- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: là dự phòng
chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho
người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện
theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng (Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng
dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng ...).
1.2 Vai trò của dự phòng:
Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm
báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn
thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho
doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính
không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao
hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Vai trò của dự phòng được thể hiện trên các phương diện sau:

Phương diện kinh tế: nhờ có tài khoản dự phòng mà Bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.
Giá trị thực tế của tài sản được xác định như sau:
Giá trị thực tế

=

Giá trị ghi sổ

-

Dự phòng giảm

của tài sản
của tài sản
giá tài sản
Phương diện tài chính: do dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lợi nhuận của
niên độ nên doanh nghiệp có một khoản tích luỹ đáng lẽ đã được phân chia. Khoản
tích luỹ này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và
tài trợ các khoản hay lỗ đã được dự phòng, khi các khoản chi phí này thực sự phát
sinh ở các niên độ sau.
Phương diện thuế khoá: dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý
làm giảm lợi nhuận, phát sinh để tính toán ra số lợi nhuận thực tế.
1.3 Thời điểm trích lập:
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán
năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ tài chính chấp thuận áp dụng năm tài

3



chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì
thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài
chính.
Đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo
tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả ở thời điểm lập
báo cáo tài chính giữa niên độ.
Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hoá, quản lý
công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hoá, quy chế
phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản
lý hàng hoá, thu hồi công nợ.
Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự
phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư, hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài
chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Riêng việc trích lập dự phòng chi
phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng
hoặc cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán
trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng
giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.
1.4 Nguyên tắc ghi nhận:
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và
nợ tiềm tàng”, một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thoả mãn đủ các
điều kiện sau:
-

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên
đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.

-

Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải

thanh toán nghĩa vụ nợ; và

-

Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

1.5 Sự kiện đã xảy ra
Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự

4


kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc nếu doanh nghiệp không
có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó.
Điều này chỉ xảy ra khi:
a/ khi việc thanh toán nghĩa vụ nợ này do pháp luật bắt buộc; hoặc
b/ Khi có nghĩa vụ nợ liên đới, khi sự kiện này ( có thể là 1 hoạt động của doanh
nghiệp) dẫn đến có ước tính đáng tin cậy để bên thứ ba chắc chắn là doanh nghiệp
sẽ thanh toán khoản nợ phải trả đó.
Bản chất báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp là nhằm phản ảnh tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và một thời kỳ xảy ra trước đó, vì
vậy các khoản dự phòng không nhằm phản ánh các khoản chi phí cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp trong tương lai, mà chỉ có liên quan tới các sự kiện xảy ra
độc lập trong quá khứ, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
trong tương lai thông qua một nghĩa vụ nợ phát sinh.
Một sự kiện không nhất thiết phát sinh nghĩa vụ nợ ngay lập tức mà có thể sẽ
phát sinh sau này do những thay đổi về pháp luật hoặc do hoạt động của doanh
nghiệp dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới. Ví dụ: khi xảy ra thiệt hại về môi trường có
thể sẽ không phát sinh ra nghĩa vụ nợ để giải quyết các hậu quả gây ra. Tuy nhiên,
nguyên nhân gây ra thiệt hại sẽ trở thành một sự kiện hiện tại khi có một qui định

mới yêu cầu các thiệt hại hiện tại phải được điều chỉnh hoặc khi doanh nghiệp công
khai thừa nhận nghĩa vụ nợ của mình trong việc xử lý các thiệt hại đó như là nghĩa
vụ nợ liên đới.
1.6 Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra
Điều kiện ghi nhận một khoản nợ đó phải là khoản nợ hiện tại và có khả
năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán khoản nợ đó.
Việc ghi nhận một khoản trích lập dự phòng (khoản nợ) phải đi kèm với điều
kiện phát sinh các tác động tới lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai
thông qua việc thanh toán nghĩa vụ nợ đó. Ví dụ: Doanh nghiệp thực hiện trích lập
dự phòng cho một khoản phải trả do bị phạt vi phạm pháp luật về môi trường. khi
đó sự giảm sút lợi ích kinh tế đó là việc thanh toán cho khoản tiền nộp phạt.

5


1.7 Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả
Các khoản trích lập dự phòng về bản chất đều xây dựng trên cơ sở ước tính,
đây là cơ sở quan trọng, nhưng nó không làm mất đi độ tin cậy của các số liệu trên
BCTC nếu doanh nghiệp đưa ra được các căn cứ tin cậy cho công việc ước tính các
khoản trích lập (các khoản nợ). Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp khi
trình bày các khoản trích lập dự phòng trên BCTC.
Trong trường hợp doanh nghiệp thiếu các cơ sở tin cậy để ước tính nghĩa vụ
nợ cho việc trích lập dự phòng. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản nợ ước tính này
như một khoản “nợ tiềm tàng” trên BCTC ( đây là thuật ngữ chỉ các khoản nợ mà
doanh nghiệp có thể ước tính được, nhưng khả năng phát sinh là chưa chắc chắn, vì
vậy doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt theo các tiêu chí được quy định cụ thể
trong Chuẩn mực kế toán Việt nam số 18)
II./ DỰ PHÒNG VÀ HOÀN NHẬP DỰ PHÒNG TỔN THẤT CÁC KHOẢN
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN NAY CỦA VIỆT
NAM.

2.1 Khái niệm
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực tiền nhàn rỗi của
doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, tiền vốn được huy động từ mọi nguồn lực của doanh nghiệp,
ngoài việc được sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
còn có thể tận dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả sử dụng
đồng vốn, làm lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh,
cho vay vốn... các hoạt động này chính là hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Quá trình doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư chứng khoán để kiếm lời có thể gặp
rủi ro do sự giảm giá của chứng khoán hoặc đơn vị phát hành cổ phiếu bị phá sản.
Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng của kế toán, doanh nghiệp phải lập các khoản dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

6


2.2 Dự phòng giảm giá chứng khoán
2.1.1 Khái niệm
Dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động đầu tư tài chính là dự
phòng giá trị dự kiến bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán có thể xảy ra
trong năm kế hoạch.
2.1.2 Mục đích dự phòng:
Dự phòng giảm giá chứng khoán được trích trước vào chi phí của năm hoạt
động của năm báo cáo để đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang
đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán; giá trị các khoản đầu tư
tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác
định giá trị thực tế của các khoản đầu tư tài chính khi lập báo cáo “Bảng cân đối kế
toán”.
2.1.3 Đối tượng và điều kiện lập dự phòng

Đối tượng là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:
- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của
pháp luật.
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài
chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách.
- Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như cá
chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luât; cổ phiếu quỹ
thì không được lập dự phòng giảm giá.
Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của
Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo
quy định riêng.
2.1.4 Phương pháp lập dự phòng:
Số dự phòng phải lập cho niên độ liên sau niên độ báo cáo được tính toán
trên 2 căn cứ: thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo (niên
độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra

7


trong năm sau ( năm N+1). Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng
cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc như sau:
Bước 1: Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại.
Bước 2: Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu
với giá thị trường ngày kiểm kê (ngày cuối niên độ báo cáo – niên độ xảy ra việc
lập dự phòng)
Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng khoán
nào có mức giá trị thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua
vào của chứng khoán:
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công

thức sau:
Mức dự phòng

Số lượng chứng

Giá chứng

giảm giá đầu

khoán bị giảm giá

khoán hạch

tư chứng
khoán

=

tại thời điểm lập

X

báo cáo tài chính

toán trên

Giá chứng khoán
_

thực tế trên thị


sổ kế toán

trường

Có thể lập bảng kê dự phòng theo mẫu thiết kế sau:
Ví dụ 1: Tại doanh nghiệp
Số hiệu
tài khoản
121
228
228

Loại chứng khoán
Cổ phiếu N
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu “X”
Cộng

Số
lượng
100
50
30

Giá đơn vị
mua vào
1.000.000
30.000.000
25.000.000


Giá tại ngày

Mức dự phòng

kiểm kê
940.000
30.000.000
24.500.000

cần lập
6.000.000
15.000.000
21.000.000

- Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường
được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá
giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

8


- Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá
chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:
+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị
trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự
phòng.
+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các

công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá
trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty
chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì
các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán .
- Đối với những chứng khoán niêm yết bị huỷ giao dịch, ngừng giao dịch kể từ
ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần
nhất.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có
biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng
kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí
tài chính của doanh nghiệp.
2.1.5 Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị
giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng;
Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp
không phải trích lập khoản dự phòng;
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh
nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch;
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh
nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.

9


2.2 các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2.2.1. Đối tượng:
Là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác thành
lập theo quy định của pháp luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh... và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập

dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ
theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
2.2.2. Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và
tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
tổn thất các
khoản đầu tư tài

=

Vốn góp
thực tế của

-

Vốn
chủ sở

các bên tại tổ

hữu

X

Số vốn đầu tư của doanh
nghiệp
Tổng số vốn góp thực tế của
các bên tại tổ chức kinh tế


Trong đó:
- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân
đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411
và 412 Bảng cân đối kế toán.
- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức
kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có
tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính.
Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
2.2.3 Xử lý các khoản dự phòng
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị
tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tài chính theo quy định;

10


Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự
phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài
chính;
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh
nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch;
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư dự phòng, thì doanh nghiệp
phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
2.3 Phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế của dự phòng giảm
giá đầu tư chứng khoán
2.3.1 Tài khoản sử dụng :
*Tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nội dung kết cấu ghi TK 129:

Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Bên Có: Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Số dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện có đã lập
*Tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Nội dung kết cấu ghi TK 229:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Bên Có: Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Số dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện có đã lập
2.3.2 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
tài chính
*Lập dự phòng: theo quy định dự phòng cần lập thực tế sẽ phản ánh vào chi
phí tài chính của niên độ báo cáo vào ngày cuối niên độ.
Ví dụ 1: Công ty “A” tại ngày cuối năm “N”
-

Lập dự phòng cho cổ phiếu ngắn hạn “N” : 6.000.000đ

-

Lập dự phòng cho trái phiếu công ty “X” :15.000.000đ

Kế toán ghi:

11


Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

21.000.000đ


Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

6.000.000đ
15.000.000đ

*Trong niên độ sau (N + 1) Kế toán phải tính số dự phòng cần lập cho niên độ sau
và so sánh với số dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước, nếu:
- Mức dự phòng giảm giá chứng khoản cuối niên độ sau lớn hơn mức dự
phòng đã lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Mức dự phòng giảm giá chứng khoán cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự
phòng đã lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 129, 229: Hoàn nhập dự phòng
Có TK 635 – Chi phí tài chính
Sơ đồ 1: Hạch toán dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
TK 129, 229

TK 635

Lập dự phòng tổn thất
(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn
hơn số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
Hoàn nhập dự phòng giảm giá CK
(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ
kế toán năm trước)

III./ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN TRONG HỆ

THỐNG KẾ TOÁN MỸ
3.1 Nguyên tắc chung
Tương tự với trích lập dự phòng đầu tư tài chính ở nước ta thì ở Mỹ đó là

12


việc kế toán theo “giá trị hợp lý”. Đó là việc các công ty bị cơ quan quản lý TTCK
Mỹ (SEC) yêu cầu phải ghi nhận các khoản mục đầu tư tài chính “giá trị hợp lý” từ
ngày 31/12/2008, nói đơn giản là ghi nhận theo giá thị trường. Chủ yếu là áp dụng
khoản mục FAS 157( Chuẩn mực kế toán tài chính số 157 gọi tắt là FAS 157) của
Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính, gọi tắt là FASB. Việc đầu tư vào tín phiếu
thường được giữ lại trong các tài khoản theo chi phí bỏ ra cho đến khi chúng được
bán đi hoặc đến hạn thanh toán và giá cả của chứng khoán có thể giao động trên thị
trường, nên đầu tư vào cổ phiếu có thể bán được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán ở
mức thấp giữa chi phí với giá thị trường. Khi tính toán mức thấp giữa chi phí với thị
trường, tổng chi phí của các cổ phiếu có thể bán được, được so sánh với tổng giá trị thị
trường ngày lập báo cáo kế toán. Khoản chênh lệch giữa giá thấp hơn của thị trường
với giá gốc trên BCTC sẽ được doanh nghiệp ghi nhận như khoản lỗ mặc dù chưa bán.
Điều này được áp dụng cho tất cả các khoản mục chứ không tính riêng từng
khoản mục.
3.2 Phương pháp hạch toán
- Khi lập dự phòng giảm giá chứng khoán
Kế toán ghi:
Nợ TK “Lỗ do giảm giá chứng khoán”
Có TK “dự phòng giảm giá”
-Nếu sang kỳ sau giá trị CK tăng lên, kế toán sẽ ghi giảm dự phòng:
Nợ TK “dự phòng giảm giá”
Có TK “Lãi do tăng giá Ck”
-Nếu giá chứng khoán tiếp tục lên, kế toán tiếp tục ghi giảm dự phòng giảm

giá chứng khoán đến khi giá chứng khoán ghi trên Báo cáo KT bằng với giá gốc.
Nếu giá thị trường cao hơn giá gốc, kế toán chỉ phản ánh giá gốc.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU
TƯ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I./ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TÀI CHÍNH

13


TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
Như chúng ta đã thấy, chế độ kế toán về việc trích lập các khoản dự phòng
đã qui định những căn cứ tin cậy để làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng. Tuy
nhiên, việc trích lập dự phòng vẫn bị các doanh nghiệp lợi dụng làm sai lệch các
thông tin trên báo cáo tài chính. Thời gian qua, một số công ty niêm yết có tham gia
đầu tư tài chính bị thua lỗ và dẫn đến báo cáo lợi nhuận âm do phải trích dự phòng
đầu tư tài chính, trong khi có công ty lại không trích lập vì nhiều lý do khác nhau,
dẫn đến không ít tranh luận. Trong đó, các khoản trích lập dự phòng chính có tác
động đáng kể đến kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà đầu
tư cần nắm bắt được bản chất trong quá trình xem xét báo cáo tài chính của doanh
nghiệp đó là: khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các
khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản bảo hành sản
phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các doanh nghiệp xây lắp).
Việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được coi là trong những
thủ thuật để các doanh nghiệp làm đẹp báo cáo tài chính của mình. Trong bài viết
của Ông Lê Ngô Luân (MBA, ACCA) đăng trên báo Vietstock ngày 3/11/2010, ông
Lê Ngô Luân nói về việc lợi dụng việc trích lập dự phòng giảm giá tài chính là một
thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính như sau:
Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang
lĩnh vực đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu. Trong trường hợp doanh

nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất
nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm. Thế
nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/ hoặc thanh khoản thấp thì việc
đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Trước nhiều sự lựa chọn,
doanh nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty
chứng khoán để tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Cũng bằng
phương pháp tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần

14


thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1 Tài khoản sử dụng các khoản dự phòng.

15


Trong hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/302006, có hai loại tài khoản (TK) phản ánh các khoản dự phòng mà
việc ghi tăng các khoản dự phòng này đều dẫn đến việc ghi nhận một khoản chi phí:
các TK thuộc loại TK phản ánh tài sản có chữ số tận cùng là 9 ( TK129, 139, 159,
229); và các TK thuộc loại TK phản ánh nợ phải trả có 2 chữ số đầu là 35 (TK 351,
532)
Các khoản dự phòng được ghi nhận ở các TK 129, 139, 159, 229 là kết quả
của việc lập dự phòng rủi ro về sự giảm giá trị của các loại tài sản như: đầu tư tài
chính, nợ phải thu, và hàng tồn kho. Việc lập dự phòng rủi ro giảm giá tài sản nhằm
tuân thủ nguyên tắc “thận trọng” được quy định ở VAS 01 “Chuẩn mực kế toán
chung”. Theo đó, khi giá trị có thể thu hồi của một tài sản thấp hơn giá gốc của tài

sản đó thì cần điều chỉnh giảm giá trị tài sản ngang bằng với giá trị có thể thu hồi.
Chế độ kế toán Việt Nam quy định xử lý lập dự phòng rủi ro giảm giá trị tài sản
bằng cách ghi nhận khoản giảm giá trị của tài sản vào bên Có của các TK dự phòng
và ghi tăng chi phí kinh doanh trong kỳ. Như vậy, thực chất các TK 129, 139, 159,
229 phản ánh giá trị tài sản bị giảm và điều chỉnh giá gốc của các tài sản được lập
dự phòng.
Các khoản dự phòng được phản ánh ở nhóm TK 35X là dự phòng chi phí,
bao gồm: quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và dự phòng phải trả. Dự phòng chi
phí là nguồn vốn dùng để tài trợ cho các khoản chi phí doanh nghiệp sẽ phải chi
trong tương lai và được hình thành bằng cách trích trước vào chi phí sản xuất kinh
doanh hàng kỳ một khoản chi phí nhất định. Khác với dự phòng rủi ro giảm giá tài
sản, dự phòng chi phí không chỉ nhằm tuân thủ nguyên tắc “thận trọng” mà còn
nhằm đảm bảo nguyên tắc “phù hợp”. Theo VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản
và nợ tiềm tàng”, “dự phòng phải trả” thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận
nợ phải trả được quy định ở VAS 01. Tuy nhiên, “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm” thực chất không phải là một khoản nợ phải trả như định nghĩa ở VAS 01, vì tại
thời điểm trích lập quỹ, doanh nghiệp chưa thể xác định cụ thể sẽ “phải chi trả trợ
cấp mất việc cho ai” và do đó chưa hình thành một “nghĩa vụ hiện tại”. Theo cách

16


nhìn nhận về dự phòng chi phí như trên thì các khoản chi phí trích trước được phản
ánh ở TK 335 – “Chi phí phải trả ” cũng thuộc dự phòng chi phí, nhưng không được
xếp vào nhóm 35X. Có thể nhận thấy điểm tương đồng giữa “Chi phí phải trả” với
“Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” và “Dự phòng phải trả” qua quá trình thay đổi
của chế độ kế toán Việt Nam: sau khi VAS 18 được ban hành, TK 352 “Dự phòng
phải trả” được bổ sung vào hệ thống TK kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006; và các khoản chi phí phải trả thoả mãn điều kiện là “nghĩa vụ
hiện tại” được phản ánh ở TK 352 thay vì phản ánh ở TK 335 như trước đây, chẳng
hạn như khoản trích trước chi phí bảo hành sản phẩm. Ngoài ra, Tk 351 – “Quỹ dự

phòng trợ cấp mất việc làm”, “Chi phí phải trả” không thoả mãn định nghĩa về nợ
phải trả được quy định ở VAS 01, vì tại thời điểm ghi nhận “Chi phí phải trả”,
doanh nghiệp chưa thể xác định sẽ “phải trả cho ai”. Tuy nhiên, TK Quỹ dự phòng
trợ cấp mất việc làm không được xếp cùng nhóm với TK Chi phí phải trả, mà lại
cùng nhóm với TK Dự phòng phải trả. Có lẽ do tên gọi cùng có từ “dự phòng ” nên
TK Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc l àm và TK Dự phòng phải trả được xếp vào
cùng một TK.
Từ phân tích trên có hai vấn đề cần được nhìn nhận lại:
Một là: Tên của các TK 129, 139, 159, 229 không phù hợp với các nội dung
được phản ánh ở các TK này. Theo tác giả Phạm Hoài Thương, “dự phòng” cần
được hiểu là “nguồn vốn dự trữ” để tài trợ cho các khoản chi phí doanh nghiệp sẽ
phải chi trong tương lai nhưng có liên quan đến doanh thu đã được ghi nhận, hoặc
đề phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, các TK 129, 139,
159, 229, như đã phân tích trên, phản ánh giá trị điều chỉnh giảm giá gốc của các
loại tài sản được phản ánh ở từng nhóm TK tương ứng (kết quả của việc lập dự
phòng rủi ro giảm giá tài sản), thực chất đây không phải là các TK dự phòng. Đối
chiếu với Chuẩn mực ké toán Quốc tế “Hàng tồn kho” (IAS 2- Inventories), giá trị
điều chỉnh giảm giá gốc của hàng tồn kho cho ngang bằng với giá trị thuần có thể
thực hện được của hàng tồn kho được gọi là “amount of write down of inventories”,
chứ không được gọi là “provision” (dự phòng). Trong khi đó, theo IAS 37

17


“Provision, Contigent liabilities and Contigent assets”, dự phòng (provision) là một
khoản nợ phải trả không chắc chắn về mặt thời gian và giá trị. Định nghĩa này
tương đương với định nghĩa về “dự phòng phải trả ” ở VAS 18. Để đảm bảo tên gọi
của các TK 129, 139, 159, 229 phù hợp với nội dung được phản ánh ở các TK này.
Hai là: cách mã hoá các TK dự phòng chi phí không hợp lý. “Chi phí phải
trả” và “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” thực chất không phải là một khoản nợ

phải trả như được định nghĩa ở VAS 01, nhưng lại được phản ánh ở loại TK nợ phải
trả. Các khoản dự phòng chi phí thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nợ thì
phải được phản ánh ở nhóm TK 35X; còn các khoản dự phòng chi phí không thoả
mãn định nghĩa nợ phải trả thì cần được phản ánh ở loại TK nguồn vốn chủ sở hữu
(nhóm TK 45X). Nhóm TK 45X sẽ chỉ phản ánh nguồn dự phòng hình thành từ
việc trích trước chi phí, khác với “Quỹ dự phòng tài chính” được hình thành từ lợi
nhuận sau thuế.
Nói tóm lại, việc nhận biết TK dự phòng cần căn cứ vào bản chất của nội
dung được phản ánh ở TK, không nên chỉ căn cứ vào tên gọi của TK. Tuy nhiên, để
tránh hiểu sai về TK dự phòng, cần phải nhận diện lại các TK dự phòng trong hệ
thống kế toán hiện hành và quy định lại mã hoá các TK dự phòng cho phù hợp với
bản chất của các TK dự phòng. Việc hiểu đúng bản chất của các TK dự phòng giúp
xử lý và phân loại các khoản dự phòng trên Bảng cân đối kế toán một cách đúng
đắn.
1.2 Số lượng các khoản dự phòng
Theo chuẩn mực số 18 và Quyết định 15 bao gồm có 9 khoản dự phòng và
mang tính chất dự phòng bao gồm:
1. Dự phòng đầu tư tài chính;
2. Dự phòng phải thu khó đòi;
3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa;
5. Dự phòng bảo hành Công trình xây lắp;
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

18


7. Dự phòng các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp;
8. Dự phòng các hợp đồng có rủi ro lớn
9. Quỹ dự phòng tài chính.

Nhưng theo thông tư số 228 chỉ có 05 khoản dự phòng đó là 5 mục dự phòng
đầu tiên trong danh sách trên. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu ngoài các khoản dự
phòng thống nhất trong quy định giữa hai bên thì các khoản dự phòng còn lại khi
trích lập có được xem là chi phí hợp lý không? Và sẽ thực hiện theo cơ chế tài chính
nào?
1.3 Đề xuất về phương án tính giá chứng khoán khi trích lập dự phòng
Thông thường, ở các nước khác, đầu tư tài chính cần được báo cáo theo giá
trị thị trường, như vậy đầu tư tài chính có thể được đánh giá tăng hoặc giảm theo giá
trị thị trường. tuy nhiên, ở Việt Nam chưa cho phép đánh giá tăng giá trị đầu tư tài
chính theo giá thị trường, mà chỉ yêu cầu lập dự phòng nếu bị giảm giá trị. Do vậy,
yêu cầu lập dự phòng là nhằm mục đích phản ánh giá trị đầu tư tài chính trên báo
cáo tài chính tại mức giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường. Khoản trích lập
dự phòng là khoản “lỗ chưa được thực hiện” của doanh nghiệp trong một giai đoạn
nhất định do giá trị thị trường của khoản đầu tư bị giảm, còn khoản hoàn nhập dự
phòng là một khoản “điều chỉnh lỗ” chưa được thực hiện, do đó không thể hiện
khoản lỗ hay lãi thực ( hay đã thực hiện) của hoạt động đầu tư.
Theo yêu cầu của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, thông thường,
các khoản đầu tư tài chính phải được trình bày tại mức giá trị hợp lý ( giá trị thị
trường) của chúng. Điều đó có nghĩa là các khoản đầu tư phải được đánh giá lên
nếu giá trị thị trường lớn hơn giá gốc và phải được đánh giá giảm nếu giá trị thị
trường giảm. Việc đánh giá tăng theo giá trị thị trường là điểm khác biệt lớn nhất
với quy định của Việt Nam. Việc đánh giá các khoản đầu tư theo “giá trị hợp lý” có
thể giúp đảm bảo tính minh bạch , phản ánh đúng thực tế thị trường của khoản đầu
tư, giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn. Tạo điều kiện giám sát các tổ chức tài
chính hơn, dễ mang tính so sánh các công ty với nhau khi phân tích các khoản mục
tài sản tài chính.

19



Tuy nhiên, việc áp dụng theo giá trị hợp lý của thị trường cũng vấp phải một
số phản đối của các nhà chuyên môn. Họ cho rằng trong tình hình kinh tế thế giới
đang khủng hoảng hiện nay, nhiều khoản mục đầu tư thật ra là tốt, nhưng do nhà
đầu tư và ngân hàng phải bán tống bán tháo cổ phiếu, để nộp tiền vào tài kkhoanr
ký quỹ, nên giá cổ phiếu và sản phẩm tài chính khác bị giảm giá theo. Ghi nhận các
khoản đầu tư tài chính theo giá trị hợp lý vào những thời điểm này thật ra lại không
hợp lý. Các công ty khi đố công bố số liệu kế toán được điều chỉnh theo giá trị hợp
lý nhiều khoản mục đầu tư bị giảm trừ càng làm cho nhà đầu tư mất lòng tin, lại bán
cổ phiếu tiếp sẽ tạo ra một vòng xoáy thu lỗ kéo dài.
1.4 Bổ sung quy định pháp lý cho những chứng khoán chưa niêm yết (OTC)
Cuối năm là thời điểm các CTCK, công ty quản lý quỹ phải tổng kết lỗ, lãi
để hoàn tất báo cáo tài chính cả năm. Tuy nhiên, có một khoản mục các CTCK,
công ty quản lý quỹ đang lúng túng không biết hạch toán thế nào là trích lập dự
phòng giảm giá chứng khoán chưa niêm yết (OTC) do chưa có quy định pháp lý cụ
thể.
Tình trạng này dẫn đến cách hiểu không rạch ròi, thống nhất giữa DN và cơ
quan quản lý, nhất là với cơ quan thuế. Khoảng trống pháp lý này đã được các
CTCK, công ty quản lý quỹ “kêu” lên Bộ Tài chính cả năm nay, nhưng đến nay
theo thông tin từ chính bộ này, vẫn chưa biết bao giờ văn bản hướng dẫn trích lập
dự phòng giảm giá chứng khoán được ban hành.Mùa làm báo cáo tài chính năm
2009, các CTCK, công ty quản lý quỹ phải trầy trật vận dụng tối đa các quy định
pháp lý hiện hành để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, trong đó chủ
yếu các DN bấu víu vào Thông tư 13/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên,
cơ quan thuế không cho DN tính khoản trích lập dự phòng này vào chi phí hợp lý,
vì cho rằng, chứng khoán OTC chưa được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch
chứng khoán, nên chưa có quy định pháp lý hướng dẫn xác định giá thực tế trên thị
trường, do đó không có cơ sở để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính đối với
các khoản đầu tư vào chứng khoán OTC... Hệ quả của tình trạng này là có CTCK bị
truy thu thuế tới vài chục tỷ đồng, nhưng cũng chính DN này sau một thời gian


20


khiếu nại đã được hoàn lại số thuế đã nộp. Dẫu vậy, các CTCK, công ty quản lý quỹ
cảm thấy rất bất ổn, bởi luôn có nguy cơ đối mặt với phiền toái, nên thông qua
nhiều kênh khác nhau, họ kiến nghị Bộ Tài chính với hy vọng sớm có văn bản
hướng dẫn cụ thể cho trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC.
Đầu năm 2010, Thông tư 228/2009/TT-BTC ra đời hướng dẫn chế độ trích
lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu
tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây
lắp tại DN thay thế Thông tư 13 có hiệu lực, đã không đả động gì đến bức xúc của
các CTCK, công ty quản lý quỹ. Cụ thể, Điều 5 của Thông tư 228 khi hướng dẫn về
dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính quy định: các tổ chức đăng ký hoạt
động kinh doanh chứng khoán như các CTCK, công ty quản lý quỹ được thành lập
và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm
giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng. Vậy là gần 1 năm đã trôi qua, “quy
định riêng” như hứa hẹn của Bộ Tài chính trong Thông tư 228 vẫn bặt vô âm tín.
Điều này khiến các CTCK đang “như gà mắc tóc” khi không biết ghi nhận khoản
trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC như thế nào khi mùa lập báo cáo tài
chính năm 2010 đang cận kề.
Hệ quả của điều này là giá trị doanh nghiệp không được phản ánh chính xác,
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản như lợi nhuận, nghĩa vụ đóng thuế, các chỉ tiêu
tài chính khác của doanh nghiệp...
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC, nên lấy giá giao dịch bình quân của cổ
phiếu OTC đang giao dịch tại 2 công ty chứng khoán vào thời điểm trích lập, để xác
định giá chứng khoán OTC làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng. Trường hợp
không thể xác định được thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì
các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều không đưa ra được giá
giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 công ty chứng khoán tại thời điểm lập báo

cáo nên họ có cơ sở để không trích lập dự phòng (chưa đề cập đến việc doanh

21


nghiệp không tự giác thu thập báo giá của các công ty chứng khoán).
Theo ý kiến các CTCK, hai vấn đề mấu chốt mà văn bản hướng dẫn trích lập
dự phòng giảm giá chứng khoán cần quy định cụ thể là: cơ sở xác định giá chứng
khoán và thời điểm trích lập giảm giá dự phòng đối với chứng khoán OTC, để khi
có hiệu lực dễ thực hiện, đồng thời tạo ra luật chơi minh bạch, sòng phẳng cho các
CTCK, công ty quản lý quỹ.

KẾT LUẬN
Như chúng ta đã thấy, việc trích lập dự phòng là một việc rất quan trọng đối
với bản thân doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý. Nó đảm bảo doanh

22


nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu việc
áp dụng các qui định về dự phòng tài chính không đúng sẽ dẫn đến các thông tin sai
lệch trên báo cáo tài chính.
Nhà đầu tư liệu có vui khi nếu trích lập đầy đủ thì ngày nào nhà đầu tư cũng
thấy hàng loạt công ty thua lỗ, bị “kiểm soát” ? Chất lượng kiểm toán, tình hình
minh bạch giá cả thị trường OTC và khả năng định giá “hợp lý” của các định chế ở
Việt Nam đến mức nào? Vậy thì, cái dự phòng tài chính mà chúng ta sẽ đọc đáng
tin cậy đến đâu hay sẽ dẫn chúng ta sang một mê hồn trận khác?
Dự phòng là cần thiết để đảm bảo công ty có đủ vốn dự phòng cho tình
huống xấu. Minh bạch thông tin là cần thiết và nên được khuyến khích trên TTCK.
Nhưng thời điểm áp dụng, mức độ và liều lượng, nên được điều chỉnh và thoả thuận

cho phù hợp giữa nhu cầu thông tin, khả năng xử lý thông tin và khả năng cung cấp
thông tin một cách hợp lý trên thị trường. Để thoả thuận được, có lẽ đại diện nhà
đầu tư, cơ quan quản lý, công ty cung cấp báo cáo và các chuyên gia kiểm toán, tài
chính cần bình tĩnh ngồi lại với nhau, lắng nghe và hành động. Cuối cùng, cần nhận
ra là vấn đề trích lập dự phòng đầu tư tài chính này chỉ là một bước mở đầu. Vấn đề
sẽ nghiêm trọng hơn nếu ta nghĩ rộng ra là các khoản cho vay của các ngân hàng,
các khoản hàng tồn kho của doanh nghiệp đang giảm giá từng ngày trong tình hình
kinh tế khó khăn. Trích dự phòng một cách nghiêm túc không chỉ là riêng chuyện
đầu tư tài chính. Nếu đã muốn minh bạch, cần phải làm rõ ràng và minh bạch tất cả
các mảng và có tính thống nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hành kế toán
Tác giả: Võ Văn Nhị_NXB Thống Kê _ Hà Nội

23


2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ_BTC ngày 31/12/2001 của
Bộ tài chính
3. Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn
chế độ tricsh lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn
thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm,
hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
4. Đặc điểm kế toán Mỹ
NXB Tài chính _Hà Nội 1995. Trường đại học Tài chính Kế toán
5. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
Chủ Biên: GS. TS. Đặng Thị Loan. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân


24


×