Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

LUẬT HÀNH CHÍNH (xây dựng đảng chính quyền nhà nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.61 KB, 8 trang )

ÔN THI MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Tại sao Chính phủ xác định cải cách bộ máy hành chính nhà nước
là một trong ba khâu đột phá của cải cách hành chính? Liên hệ thực tiễn
và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước?
Trả lời:
Nghị quyết 30C của Chính phủ ngày 8/11/2011 quy định về chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước gồm 6 nội dung cần phải cải cách
giai đoạn 2011 – 2020, đó là:
- Thể chế hành chính nhà nước
- Thủ tục hành chính nhà nước
- Bộ máy hành chính nhà nước
- Đội ngũ cán bộ công chức
- Tài chính công
- Hiện đại hóa hành chính
Nhà nước xác định 3 khâu đột phá trong cải cách hành chính đó là: thủ
tục hành chính, bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức .
Trong đó, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước được xem là một trong ba
khâu đột phá của cải cách hành chính được Chính phủ xác định vì:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả , làm
tăng biên chế và chi phí nhà nước
- Đội ngũ cán bộ công chức ( trình độ, phẩm chất đạo đức, vi phạm
pháp luật cán bộ, công chức, vi phạm hình sự, xa dân, xa cơ sở...)
- Sự phân cấp quản lý, chưa thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ trong quản lý hành chính nhà nước.
- Tình trạng phân tán , thiếu trật tự, kỉ cương trong hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước.
• Liên hệ:
• Kiến nghị:
- Xác định lại vị trí, chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Xây dựng mô hình Chính phủ điện tử.


- Quy định khách quan, khoa học, hợp lý, chặt chẽ các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước. Thành
lập các bộ quản lý đa ngành nhằm thu gọn đầu mối các cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
- Có sự phân cấp hợp lý.
- Ổn định địa giới hành chính
- Xác định địa vị pháp lý hành chính của UBND xã theo hướng tăng
quyền tự quản đối với các hoạt động quản lý dân cư ở địa phương.
Câu 2: Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của tổ chức xã hội?
Trả lời:


• Khái niệm:
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân , tổ chức
Việt Nam có chung mục đích tập hợp , hoạt động theo Pháp luật và
theo điều lệ , không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính
đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã
hội.
• Đặc điểm của tổ chức xã hội:
o Tổ chức xã hội là tập hợp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức có
đặc tính chung như : cùng lợi ích, cùng giai cấp hay cùng nghề
ngiệp, sở thích....
Yếu tố tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc các công dân , cá
nhân , tổ chức có quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay
không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó . Không ai có quyền
ép buộc người khác phải tham gia hay không tham gia vào các tổ
chức xã hội nhất định.
VD: Anh A có thể tham gia vào hội luật sư hoặc có thể rút ra
khỏi hội , đó là quyền được luật pháp ghi nhận. Anh A cũng có
quyền lựa chọn tổ chức , tự do tham gia theo quy định của tổ chức

đó
Yếu tố tự nguyện còn biểu hiện trong việc kết nạp hay khai
trừ thành viên nếu như vi phạm nội quy hội, Nhà nước không can
thiệp và cũng không sử dụng quyền lực Nhà nước để chi phối hoạt
động đó.
VD: Nội quy của Hội
Đặc tính chung của tổ chức xã hội có nghĩa là cùng lý tưởng
như Đảng cộng sản Việt Nam; cùng giai cấp như Hội Nông dân;
cùng độ tuổi như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; cùng
nghề nghiệp như Hội Luật gia; cùng sở thích như Hội Bóng chuyền;
cùng hoàn cảnh như Hội người mù....Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp
những thành viên có cùng chung dấu hiệu , đặc điểm.
o Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt
động quản lý nhà nước , chỉ trong trường hợp đặc biệt do Pháp
luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh Nhà nước.
Tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu bộ máy
nhà nước mà nó thuộc trong hệ thống chính trị thành lập trên cơ
sở tự nguyện và tự quản , hoạt động theo các điều lệ đã do pháp
luật quy định . Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các
tổ chức xã hội bằng việc cho phép tổ chức xã hội được thành lập
đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chúng.
Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý này, các tổ chức
nhân danh tổ chức mình.
o Tổ chức xã hội là tổ chức tự quản
o Tổ chức xã hội


Câu 3: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm?
Câu 4: Nêu các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà
nước?

Trả lời:
Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị , xã hội.
Trong đó, tất cả các cơ quan nhà nước , tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân
viên nhà nước , nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn
trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Bảo đảm pháp chế XHCN là tổng thể các biện pháp, phương tiên, tổ
chức pháp lý do các cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội và công dân áp dụng
nhằm thực hiện chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của các cơ quan nhà nước
và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Các biện pháp đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
bao gồm:
- Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước
o Thông qua hoạt động giám sát , cơ quan quyền lực sẽ phát
hiện những yếu kém về mặt tổ chức , lệch lạc trong nhận
thức, hành động , phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật,
xâm phạm lợi ích Nhà nước....để từ đó có biện pháp khắc
phục, xử lý thích đáng.
o Cơ quan quyền lực có điều kiện kiểm nghiệm về tính hợp lý,
hợp pháp của các quy định cũng như các biện pháp quản lý
của mình. Để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả quản lý.
o Hoạt động giám sát bao gồm: Giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân
 Giám sát của Quốc hội
• Điều 83-HP 1992 ngoài chức năng lập hiến , lập
pháp, Quốc hội còn “ Thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.
• Hoạt động giám sát của QH đối với hoạt động
của cơ quan HCNN được thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau : nghe báo cáo của Chính
phủ, các Bộ; thông qua hoạt động giám sát

thường xuyên của các tổ đại biểu với hoạt động
của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
• Quyền giám sát của QH đối với QLHCNN có
phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính quyền lực Nhà
nước thành lập, bãi bỏ các cơ quan, các chức
danh của BMHCNN.
• VD: Điều 84-HP1992 chỉ có QH mới có quyền
bãi bỏ các văn bản của Chính phủ , Thủ tướng
Chính phủ trái với HP, luật và Nghị quyết của
QH


 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
• HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt
động của UBND và các cơ quan quản lý chuyên
môn ở địa phương. HĐND giám sát bằng cách
nghe báo cáo , đánh giá báo cáo của UBND,
HĐND có quyền bãi miễn các chức danh của các
cơ quan hành chính địa phương. Có quyền bãi bỏ
quyết định sai trái của UBND cùng cấp.
• HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước nhưng
hoạt động của nó mang tính đặc thù của chính
quyền địa phương chấp hành hiến pháp, pháp
luật, pháp lệnh. HĐND nằm dưới sự kiểm tra
hướng dẫn của pháp luật
- Hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
o Hoạt động thanh tra , kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền chung
 Phạm vi kiểm tra: Tất cả mọi lĩnh vực của quản lý hành
chính Nhà nước. Đây là hoạt động của Chính phủ và

Ủy ban nhân dân các cấp đối với đối tượng quản lý
thuộc thẩm quyền.
 Hình thức kiểm tra: nghe, xem xét, đánh giá, báo cáo
của đối tượng quản lý để kiểm tra chung , hoặc thông
qua thanh tra Nhà nước, thanh tra Bộ, sở.
 Khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra có quyền ra quyết định
kỷ luật cán bộ, cơ quan , tổ chức , đơn vị trực thuộc. Có
quyền đình chỉ, bãi bỏ quyết định trái pháp luật.
o Hoạt động kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ
 Cơ quan quản lý ngành kiểm tra việc chấp hành pháp
luật , đường lối chính sách trong phạm vi ngành , lĩnh
vực mình quản lý.
 Nếu có tranh chấp giữa các cơ quan kiểm tra và đối
tượng bị kiểm tra thì đối tượng bị kiểm tra có quyền
kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhưng vẫn phải chấp
hành quyết định của cơ quan kiểm tra.
 Kiểm tra nội bộ là hoạt động kiểm tra được tiến hành
trong nội bộ cơ quan tổ chức bởi thủ trưởng cơ quan, tổ
chức, dưới nhiều hình thức khen thưởng , đình chỉ, vi
phạm kỷ luật....
o Hoạt động thanh tra Nhà nước


 Thanh tra Nhà nước là cơ quan của Chính phủ có chức
năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực
hiện quyền thanh tra trong cả nước.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra được
quy định rõ trong Luật thanh tra năm 2011
 Hoạt động thanh tra có vai trò rất quan trọng trong việc
đảm bảo thực thi pháp luật của tất cả các cơ quan Nhà

nước. Hoạt động thanh tra góp phần phát hiện ra các vi
phạm pháp luật , góp phần củng cố hoạt động của bộ
máy Nhà nước, đội ngũ viên chức Nhà nước.
o Kiểm toán Nhà nước một hình thức kiểm tra đặc biệt với hoạt
động hành chính Nhà nước
 Nhiệm vụ kiểm toán Nhà nước là xây dựng kế hoạch
kiểm toán hàng năm, cung cấp kết quả kiểm toán cho
chính phủ, xác nhận, đánh giá, nhận xét các tài liệu , số
liệu kế toán...
 Kiểm toán Nhà nước có quyền yêu cầu đơn vị được
kiểm toán và các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin
, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
- Hoạt động kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân
o Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong các văn bản do các Bộ , cơ quan ngang Bộ ,
cơ quan thuộc Chính phủ... ban hành. Đồng thời, kiểm sát
việc tuân thủ pháp luật trong hành vi của các nhân viên Nhà
nước.
o Viện kiểm sát không được can thiệp vào hoạt động điều hành
của các cơ quan hành chính Nhà nước. Không được sửa đổi,
bãi bỏ quyết định của đối tượng bị kiểm sát.
o Viện kiểm sát có quyền kiến nghị , kháng nghị về tính không
phù hợp của quyết định đó.
o VD: VKSND tỉnh Phú Yên :” Trực tiếp giám sát tại Trại tạm
giam”; VKSND huyện Tây Hòa: Trực tiếp kiểm sát việc tuân
theo pháp luật tại Chi cục thi hành án dân sự huyện.
- Hoạt động của tòa án nhân dân trong việc đảm bảo pháp chế và kỷ
luật Nhà nước
o Thông qua hoạt động xét xử các vụ án, hình sự, dân sự lao
động, hôn nhân gia đình , kinh tế

 Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, tòa án kiểm tra
tính hợp pháp của các quyết định , giấy tờ có liên quan.
Nếu có sai thì có biện pháp khắc phục, xử lý đúng pháp
luật.
 Trong các vụ án dân sự, lao động, Tòa án sẽ xem xét
tính hợp pháp của từng quyết định , từng văn bản cụ thể


 Việc xét xử giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ pháp luật, Tòa án không chỉ
xử lý nghiêm minh người vi phạm mà còn góp phần
đảm bảo pháp chế và kỷ luật Nhà nước.
o Thông qua tài phán hành chính
 Tòa án hành chính xét xử các hành vi hành chính và
quyết định hành chính bị khiếu kiện.
 Qua xét xử tòa án trực tiếp kiểm tra, giám sát và có thể
xử lý đối với hoạt động của hành chính Nhà nước -> có
giá trị tích cực trong việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật
Nhà nước.
 VD: 3 cán bộ sai phạm trong đền bù dự án Formosa bị
khởi tố; tài xế neo xe cá đã được bồi thường
- Hoạt động kiểm tra Đảng, kiểm tra giám sát của các tổ chức xã hội
và công dân
o Kiểm tra Đảng
 Kiểm tra Đảng là chức năng không thể tách rời quyền
lãnh đạo của Đảng, vì Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo toàn diên, mọi mặt hoạt động của Nhà nước Việt
Nam.
 Hình thức kiểm tra thông qua việc nghe đảng viên lãnh
đạo cơ quan Nhà nước tương ứng báo cáo, kiểm tra

việc thực hiện Nghị quyết của Đảng trong các đảng
viên.
 Cơ quan Đảng kiểm tra việc thực hiện đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng được
đình chỉ sửa đổi , bãi bỏ quyết định không hợp pháp
của cơ quan Nhà nước
 Lãnh đạo cơ quan quản lý phải tạo mọi điều kiện thuận
lợi phối hợp với cơ quan Đảng trong quá trình kiểm tra.
 VD: Bộ GTVT kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ
của Đảng; báo cáo, chất vấn...
o Kiểm tra, giám sát của Tổ chức xã hội
 Kiểm tra xã hội là việc nhân dân lao động tham gia vào
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội thông qua hoạt động
kiểm tra của các tổ chức xã hội đối với cơ quan Nhà
nước, cán bộ Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật.
 Giám sát, kiểm tra xã hội được thực hiện bởi nhân dân ,
không gắn với việc thực hiện quyền lực Nhà nước,
không mang tính cưỡng chế Nhà nước.
 VD: Luật sư Trần Vũ Hải kể hành trình giải oan cho
ông Huỳnh Văn Nén.
o Hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân


 Đây là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao
động tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
 Tại điều 1- Pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân
ngày 2/5/1991 khiếu nại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về quyền quyết định và việc làm trái pháp luật
thuộc phạm vi quản lý hành chính của cơ quan Nhà
nước và nhân viên Nhà nước xâm phạm quyền lợi và

lợi ích hợp pháp của mình và “tố cáo với cơ quan Nhà
nước, tổ chức kiểm tra, tổ chức xã hội...”
 Những biện pháp đảm bảo pháp lý đối với người khiếu
nại, tố cáo:
• Mọi công dân có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo
vệ quyền, lợi ích của mình , của người khác , tập
thể, Nhà nước không bị hạn chế bất cứ điều kiện
nào.
• Người khiếu nại, tố cáo được đảm bảo tránh mọi
sự đe dọa hay trả thù.
• Ngưới khiêu nại, tố cáo không phải chịu trách
nhiệm pháp lý nếu đó là sự thật. Ngược lại, phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước....
• VD: khiếu nại tham nhũng; báo đưa tin:” tình
hình khiếu nại tố cáo của công dân có xu hướng
tăng; Thừa Thiên Huế: Nhiều bất cập trong đền
bù giải phóng mặt bằng.
Câu 5: Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức?
Trả lời:
Tiêu chí
Cách thức
hình thành
chức vụ, vị
trí làm việc
Tính chất
công việc

Cán bộ
Do bầu, phê
chuẩn , bổ nhiệm

để giữ các chức
vụ, chức danh
Giữ chức vụ,
chức danh theo
nhiệm kỳ

Công chức
Do tuyển dụng , bổ
nhiệm vào ngạch
giữ chức vụ, chức
danh
Đảm nhiệm công
việc thường xuyên,
gắn với yêu cầu về
chuyên môn,
nghiệp vụ. Cũng có
nhóm làm việc
theo nhiệm kỳ như:
Thẩm phán, kiểm
sát viên.

Viên chức
Do tuyển dụng
vào các vị trí
làm việc
Công việc cũng
có tính chất
thường xuyên,
có yêu cầu riêng
về chuyên môn,

nghiệp vụ nhưng
là những hoạt
động sự nghiệp
( NCKH, giảng


Nơi làm việc Làm việc trong các cơ quan của Nhà
nước, các cơ quan của Đảng, của tổ
chức chính trị- xã hội. Ngoài ra còn có
nhóm làm việc trong các đơn vị thuộc
lực lượng QĐND, CAND hoặc trong
ban lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công
lập.
Tiền lương
và các chế
độ

Làm việc trong biên chế và được
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

dạy....)
Làm việc trong
đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc
cơ quan Nhà
nước, cơ quan
của Đảng, tổ
chức chính trị xã hội
Do quỹ lương
của đơn vị sự

nghiệp công lập

Câu 6: Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và cơ
quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng?
Trả lời:
Tiêu chí

Cơ quan HCNN thẩm
quyền chung

Phạm vi tác Mọi ngành, mọi lĩnh vực
động
trong phạm vi lãnh thổ
nhất định
Đối tượng Mọi mối quan hệ xã hội
điều chỉnh phát sinh từ các đối tượng
trong xã hội
Cơ chế
Tập thể, quyết định theo
hoạt động
đa số
Hình thành Bầu hoặc bầu+ bổ nhiệm
lãnh đạo
Ký văn bản Lãnh đạo ký thay mặt

Cơ quan HCNN thẩm quyền
riêng
Một hoặc một vài ngành , lĩnh
vực nhất định
Một hoặc một vài mối quan hệ

xã hội nhất định gắn với từng
ngành, lĩnh vực.
Thủ trưởng
Chủ yếu bổ nhiệm ( trừ bộ
trưởng)
Lãnh đạo ký trực tiếp



×