Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Điều tra đánh giá hiện trạng các cửa sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.41 MB, 111 trang )

MỤC LỤC
.........................................................................................................10
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG DỰ ÁN...................................11
I. Tên dự án:.................................................................................................11
II. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.................11
III. Cơ quan quản lý: Tổng Cục Thủy lợi....................................................11
IV. Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.........................11
V. Đơn vị phối hợp:.....................................................................................11
VI. Khái quát chung về dự án......................................................................11
VII. Mục tiêu thực hiện năm 2010...............................................................15
VIII. Phạm vi thực hiện dự án năm 2010.....................................................16
IX. Nội dung cần thực hiện dự án năm 2010...............................................16
X. Phương pháp thực hiện dự án năm 2010.................................................17
X.1. Giải pháp kỹ thuật thực hiện.............................................................17
X.2. Giải pháp tổ chức thực hiện.............................................................20
XI. Thời gian và tiến độ thực hiện dự án.....................................................20
XII. Sản phẩm giao nộp...............................................................................21

PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................22
I. Khối lượng công việc thực hiện năm 2009.............................................22
II. Khối lượng công việc thực hiện năm 2010............................................25
II.1. Đo đạc khảo sát các yếu tố sóng, gió và dòng chảy ven..................28
II.2. Đo đạc lấy mẫu bùn cát lơ lửng........................................................50
II.3. Đo đạc khảo sát chất lượng nước......................................................53
II.4. Đo đạc khảo sát địa hình...................................................................73
II.5. Tổng hợp, phân tích và xác định quy luật diễn biến lòng dẫn, quy
luật của chế độ thủy động lực vùng cửa sông Hậu, phân tích, đánh giá các
vấn đề ảnh hưởng......................................................................................92
II.6. Đề xuất định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai, phát triển
các yếu tố thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường khu vực dự án..............................................................................106


Như chúng ta đã biết, rừng ngập mặn có tác dụng to lớn trong việc triết
giảm sóng. Tùy thuộc vào chiều dày của rừng, mật độ cây mà tác dụng
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

3


giảm sóng từ 50-80%. Điều này đồng nghĩa với quy mô công trình giảm,
tiết kiệm được kinh phí đầu tư................................................................108
Thực tiễn cũng cho thấy, trong những năm gần đây, khi bão đổ bộ vào
đất liền, những đoạn đê biển bị phá vỡ là những nơi phía ngoài không có
rừng phòng hộ mặc dù đê đã được gia cố khá tốt...................................108
Ngoài ra rừng ngập mặn luôn là lá phổi, làm sạch môi trường cho dân cư
sinh sống phía trong................................................................................108
Điều đó cho thấy vai trò to lớn của rừng ngập mặn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, môi trường, với đời sống con người. Chính vì lẽ đó chúng
ta phải xây dựng các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở các
khu vực cửa sông ven biển.....................................................................108

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................110
I. Kết luận:.................................................................................................110
I. Kiến nghị:...............................................................................................111

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

4


MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Diễn biến đường bờ khu vực cửa sông Hậu, sông Mỹ

Thanh giai đoạn 1965 - 2004.........................................................13
Hình 2. Ảnh vệ tinh Landsat chụp ngày 2/8/2000 khu vực cửa
sông Hậu.........................................................................................14
Hình 3. Hình ảnh các cửa Định An, Trần Đề và cửa sông Mỹ
Thanh nhìn từ vệ tinh Google Earth............................................15
Hình 4. Hình ảnh cửa Gành Hào nhìn từ vệ tinh Google Earth15
Hình 5. Sơ đồ bố trí vị trí khảo sát tài liệu cơ bản các cửa sông
Hậu năm 2009................................................................................24
Hình 6. Sơ đồ bố trí vị trí khảo sát tài liệu cơ bản các cửa sông
Hậu năm 2010................................................................................27
Hình 7. Hoa gió theo các hướng tại trạm Định An.....................32
Hình 8. Hoa gió theo các hướng tại Trạm Gành Hào.................33
Hình 9. Hoa dòng chảy tầng đáy tại trạm Định An....................36
Hình 10. Hoa dòng chảy tầng giữa tại trạm Định An................37
Hình 11. Hoa dòng chảy tầng mặt tại trạm Định An.................37
Hình 12. Hoa dòng chảy tầng đáy tại trạm Gành Hào...............41
Hình 13. Hoa dòng chảy tầng giữa tại trạm Gành Hào.............42
Hình 14. Hoa dòng chảy tầng mặt tại trạm Gành Hào..............42
Hình 15. Hoa sóng tại trạm đo Định An......................................46
Hình 16. Hoa sóng tại trạm đo Gành Hào...................................47
Hình 17. Đường quá trình hàm lượng bùn cát ngoài biển cửa
Gành Hào........................................................................................52
Hình 18. Đường quá trình hàm lượng bùn cát ngoài biển 2 cửa
Định An- Trần Đề từ 26/5/2010 đến 28/5/2010............................52
Hình 19. Đường quá trình hàm lượng bùn cát trung bình ngoài
biển cửa Gành Hào và cửa Trần Đề - Định An 18/5/2010 đến
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

5



28/5/2010.........................................................................................53
Hình 20. Vị trí các trạm quan trắc trên sông Hậu và các cửa
sông lân cận....................................................................................56
Hình 21. Diễn biến giá trị pH tại các trạm quan trắc theo thời
gian..................................................................................................60
Hình 22. Diễn biến giá trị EC tại các trạm quan trắc theo thời
gian..................................................................................................61
Hình 23. Diễn biến độ mặn của nước tại các trạm quan trắc theo
thời gian..........................................................................................63
Hình 24. Diễn biến hàm lượng Clo trong nước tại các trạm quan
trắc theo thời gian..........................................................................65
Hình 25. Diễn biến hàm lượng oxi hòa tan tại các trạm quan
trắc theo thời gian..........................................................................67
Hình 26. Diễn biến chỉ số BOD5 tại các trạm quan trắc theo thời
gian..................................................................................................68
Hình 27. Diễn biến giá trị N-NH4+ tại các trạm quan trắc theo
thời gian..........................................................................................69
Hình 28. Diễn biến giá trị N-NO3- tại các trạm quan trắc theo
thời gian..........................................................................................70
Hình 29. Diễn biến giá trị N-NO3- tại các trạm quan trắc theo
thời gian..........................................................................................71
Hình 30. Diễn biến chỉ số Fecal coliform tại các trạm quan trắc
theo thời gian..................................................................................72
Hình 31. Sơ đồ phân mảnh bình đồ khu vực cửa Định An, Trần
Đề và Mỹ Thanh............................................................................84
Hình 32. Sơ đồ phân mảnh bình đồ khu vực cửa Gành Hào.....84
Hình 33. Diến biến đường bờ biển khu vực cửa sông Hậu và các
cửa sông lân cận qua các thời kỳ..................................................93
Hình 34. Diến biến đường bờ biển khu vực cửa Định An..........95

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

6


Hình 35. Sự dịch chuyển vị trí tuyến lạch sâu cửa Định An các
năm từ 4/1990 đến 8/2003..............................................................96
Hình 36. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Trần Đề..................97
Hình 37. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Mỹ Thanh.............100
Hình 38. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Gành Hào.............102

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

7


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các thông số kỹ thuật của máy AWAC.........................29
Bảng 2. Đặc tính kỹ thuật của máy CompactEM.......................30
Bảng 3. Tần suất hướng và tốc độ gió tại trạm đo Định An......34
Bảng 4. Tần suất hướng và tốc độ gió tại trạm đo Gành Hào...35
Bảng 5. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng đáy tại trạm
đo Định An.....................................................................................38
Bảng 6. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng giữa tại trạm
đo Định An.....................................................................................39
Bảng 7. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng mặt tại trạm
đo Định An.....................................................................................39
Bảng 8. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng đáy tại trạm
đo Gành Hào..................................................................................43
Bảng 9. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng giữa tại trạm

đo Gành Hào..................................................................................44
Bảng 10. Tần suất hướng và tốc độ dòng chảy tầng mặt tại trạm
đo Gành Hào..................................................................................45
Bảng 11. Bảng tần suất hướng sóng theo độ cao tại trạm Định
An....................................................................................................48
Bảng 12. Bảng tần suất hướng sóng theo độ cao tại trạm Gành
Hào..................................................................................................49
Bảng 13. Bảng kê vật tư, thiết bị máy móc khảo sát..................51
Bảng 14. Tọa độ vị trí các trạm quan trắc trong ngày 26 tháng
05 năm 2010....................................................................................54
Bảng 15. Phương pháp, thiết bị phân tích và độ chính xác của
phép thử..........................................................................................58
Bảng 16. Tiêu chuẩn EC sử dụng cho nước tưới (Bauder)........61
Bảng 17. Hệ thống phân loại các thủy vực theo độ muối của
Venice..............................................................................................63
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

8


Bảng 18. Phân loại ảnh hưởng của Clo trong nước đến cây trồng
trong nước tưới..............................................................................65
Bảng 19. Tọa độ 03 mốc sử dụng cho Cửa Trần Đề...................76
Bảng 20. Tọa độ 04 mốc sử dụng cho Cửa Mỹ Thanh...............76
Bảng 21. Tọa độ 04 mốc sử dụng cho Cửa Gành Hào...............77
Bảng 22. Tọa độ 4 mốc hạng III sử dụng đo GPS (Phục vụ đo
trên bờ cho cửa Gành Hào và Mỹ Thanh)..................................77
Bảng 23. Tọa độ 03 mốc sử dụng cho Cửa Trần Đề sau khi
chuyển đổi.......................................................................................77
Bảng 24. Tọa độ 04 mốc sử dụng cho cửa Mỹ Thanh sau khi

chuyển đổi.......................................................................................78
Bảng 25. Tọa độ 04 mốc sử dụng cho cửa Gành Hào sau khi
chuyển đổi.......................................................................................78
Bảng 26. Tọa độ 4 mốc hạng III sử dụng cho hệ thống đo GPS
(Phục vụ đo trên bờ cửa Gành Hào và Mỹ Thanh) sau khi
chuyển đổi.......................................................................................78
Bảng 27. Bảng liệt kê thiết bị đo vẽ..............................................79
Bảng 28. Bảng thống kê các mốc cao độ tọa đo mốc đường
chuyền cấp II cửa sông Trần Đề...................................................85
Bảng 29. Bảng thống kê các mốc cao độ hạng IV cửa sông Trần
Đề.....................................................................................................85
Bảng 30. Bảng thống kê các mốc cao độ tọa đo mốc đường
chuyền cấp II cửa sông Mỹ Thanh...............................................86
Bảng 31. Bảng thống kê các mốc cao độ hạng IV cửa sông Mỹ
Thanh..............................................................................................86
Bảng 32. Bảng thống kê các mốc cao độ tọa đo mốc đường
chuyền cấp II cửa sông Gành Hào...............................................86
Bảng 33. Bảng thống kê các mốc cao độ hạng IV cửa sông Gành
Hào..................................................................................................87
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

9


Bảng 34. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt sông Định An...............88
Bảng 35. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt sông Trần Đề..............88
Bảng 36. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt sông Mỹ Thanh...........89
Bảng 37. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt sông Gành Hào............89
Bảng 38. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt SÔNG HẬU ( Tư cù lao
dung đên cù lao Nai),.....................................................................89

Bảng 39. Bảng thống kê tọa độ mặt cắt ngang dưới nước Định
An - Trần Đề..................................................................................90
Bảng 40. Bảng tổng hợp khối lượng khảo sát địa hình..............91

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

10


PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG DỰ ÁN
I. Tên dự án:
Điều tra đánh giá hiện trạng các cửa sông Hậu thuộc hệ thống sông
Cửu Long và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác.
II. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
III. Cơ quan quản lý: Tổng Cục Thủy lợi
IV. Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
V. Đơn vị phối hợp:
-

Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học & công
nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh,
Sóc trăng , Bạc Liêu và Cà Mau.

-

Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ.

-

Trung tâm Viễn Thám – Tổng cục địa chính.


VI. Khái quát chung về dự án
Sông Cửu Long - Phần cuối sông Mê Kông là sông lớn nhất Việt Nam.
Với chiều dài khoảng 250 km tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới
Biển Đông, sông bao gồm hai nhánh chính: sông Tiền và sông Hậu. Sông
Tiền đổ ra Biển Đông qua sáu cửa: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa
Cổ Chiên và cửa Cung Hầu, còn các cửa sông Hậu bao gồm: cửa Định An,
cửa Trần Đề và cửa Bassac (cửa Bassac nay đã bị bồi lấp hoàn tòan).
Hệ thống sông Cửu Long có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ
ĐBSCL.
- Tạo ra ĐBSCL có diện tích 39.000 km 2, với dân số khoảng 16 triệu
người, trong đó trên 50% dân số sống tập trung ở các vùng đất phù sa ven
sông Tiền, sông Hậu. Mật độ dân số vùng này lên tới hơn 800 người/km 2. Ven
các sông thuộc hệ thống sông Cửu Long cũng là nơi tập trung hầu hết các đô
thị lớn của ĐBSCL như:
+ Ba thành phố tỉnh lỵ lớn là Cần Thơ, Mỹ Tho và Long Xuyên
+ Bốn thị xã tỉnh lỵ là: Cao Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
+ Nhiều thị xã, thị trấn cùng những thị tứ, điểm tập trung dân cư.
- Là tuyến thoát lũ chủ yếu của ĐBSCL.
- Là nguồn cung cấp nước ngọt cho dân sinh, nông nghiệp, công
nghiệp, ngư nghiệp và cho lâm nghiệp.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

11


- Là hệ thống giao thông thủy đặc biệt quan trọng nối liền các vùng
dân cư, nối liền ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh, với cả nước và Quốc
Tế.

- Là nơi cung cấp nguồn thủy sản đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh
thái quan trọng của đất nước.
- Dọc sông Tiền, sông Hậu còn là nơi tập trung nhiều công trình xây
dựng, công trình kiến trúc, công trình văn hóa, kho tàng, các công trình giao
thông, cầu, phà, bến cảng, các công trình thủy lợi quan trọng.
- Là nơi cung cấp cát xây dựng, vật liệu tôn nền cho vùng ĐBSCL.
Bên cạnh những nguồn lợi to lớn do hệ thống sông Cửu Long mang lại
là những thảm họa như lũ lụt, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn …., nhất là tình
trạng sạt lở, bồi lắng lòng dẫn đã, đang và sẽ còn gây nên những tổn thất rất
lớn, là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân
dân vùng ven sông, cửa sông gây mất ổn định khu dân cư, ảnh hưởng đến quy
hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, xã hôi, môi trường vùng ĐBSCL. Tình
trạng xói lở, bồi lắng lòng dẫn sông, cửa sông Cửu Long gây nên những cản
trở lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL.
Hậu quả của quá trình biến đổi lòng dẫn sông Cửu Long là rất lớn, đặc
biệt là khu vực cửa sông, nơi xảy ra sự tranh chấp giữa chế độ dòng chảy
thượng nguồn và dòng chảy từ biển vào. Những tác động này hình thành nên
những bar chắn cát, ngưỡng cạn, cồn bãi… ở khu vực cửa sông, làm cản trở
đến vấn đề tiêu thoát lũ, gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi luồng lạch,
ngưỡng cạn ảnh hưởng đến giao thông thủy vv…. Diễn biến lòng dẫn các cửa
sông Hậu và các cửa lân cận cũng đang có những sự thay đổi mạnh và phức
tạp:
Khu vực cửa Gành Hào có tốc độ sạt lở trung bình lên tới 30m/năm, do
đây là khu vực thị trấn tập trung đông dân cư nên thiệt hại mỗi một đợt sạt lở
thường rất lớn, nhiều công trình nhà cửa buộc phải di dời.
Tuyến giao thông thủy quốc tế sang Campuchia đã bị bồi lấp nhiều nơi
dẫn tới tình trạng tàu vận tải lớn thường xuyên bị mắc cạn, đặc biệt nhiều
tháng mùa khô tuyến đường thủy này không được thông thương. Cửa sông
Định An là cửa ngõ tuyến giao thông thủy vào cảng Cần Thơ… bị bồi lắng
thường xuyên, độ sâu ở đây chỉ vào khoảng 3m, lại không ổn định. Chính vì

vậy, 70% - 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của ÐBSCL phải dồn hết lên cụm
cảng TP Hồ Chí Minh. Để có thể thông thương cho các tàu có tải trọng
khoảng 20.000 DWT cần nạo vét khoảng 9-10 triệu m3 đất. Tuy nhiên chỉ
khoảng một năm, do tính chất không ổn định của dòng chảy, khu vực nạo vét
này có khả năng sẽ bị bồi lắng trở lại. Hiện Chính phủ đã phải đầu tư khoảng
5.000 tỷ đồng để xây dựng luồng tàu mới qua kênh Quan Chánh Bố.
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

12


Trước tình hình này, trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
cho phép triển khai thực hiện một số dự án điều tra cơ bản về biến đổi lòng
dẫn hệ thống sông Tiền và sông Hậu như: Điều tra biến đổi lòng dẫn hệ thống
sông Cửu Long, hạ du sông Đồng Nai Sài Gòn và định hướng các giải pháp
kỹ thuật phòng chống sạt lở (1995-1998); điều tra cơ bản vùng cửa sông thuộc
hệ thống Tiền và sông Hậu (1998-2003); điều tra khảo sát tình hình sạt lở bờ
sông Sài Gòn-Đồng Nai khu vực thành phố Hồ Chí Minh và định hướng các
giải pháp kỹ thuật phòng tránh (2002-2003); Đo đạc giám sát diễn biến lòng
dẫn, bồi lấp sạt lở bờ sông, cửa sông Đồng Nai- Sài Gòn và sông Cửu Long
(2004-2007) … bước đầu đã xây dựng được bộ số liệu cơ bản liên quan đến
sự thay đổi lòng dẫn một số khu vực trọng điểm vùng cửa sông Cửu Long,
đặc biệt từ kết quả của các dự án đã góp phần cảnh báo những khu vực sạt lở
trọng điểm để kịp thời giúp các địa phương ở ĐBSCL chủ động di dời người
và của cải ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại; đã
đề xuất một số giải pháp công trình bảo vệ và ổn định khu dân cư, đô thị cũng
như đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Hình 1. Diễn biến đường bờ khu vực cửa sông Hậu, sông Mỹ Thanh giai đoạn
1965 - 2004

Tuy nhiên, các số liệu, tài liệu về địa hình, địa chất, thủy –hải văn, bùn
cát vùng các cửa sông Hậu nói riêng, các cửa sông Cửu Long nói chung còn
rất hạn chế, các trạm thủy văn cơ bản chủ yếu chỉ đo mực nước, còn lưu tốc,
lưu lượng, bùn cát, nhất là các tài liệu hải văn như sóng, gió, dòng chảy ven
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

13


bờ rất hiếm. Bên cạnh đó trước sức ép phát triển kinh tế xã hội, lòng dẫn sông
Cửu Long đang bị khai thác quá mức, ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn
cầu dẫn đến ngày càng có nhiều tác động bất lợi đến sự ổn định lòng dẫn
sông, cửa sông khu vực ĐBSCL. Điều này khiến cho sự biến đổi lòng sông,
cửa sông ở ĐBSCL diễn ra ngày càng mãnh liệt, phức tạp khó kiểm soát, làm
cản trở đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của
khu vực và đất nước.
Chính vì vậy thực hiện dự án “Điều tra đánh giá hiện trạng các cửa sông
Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác”
là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp một cách đầy đủ, đồng bộ các tài liệu, số liệu
cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm
nhẹ thiệt hại, bảo vệ và khai thác nguồn lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện thắng lợi chương trình phát triển kinh
tế biển theo nghị quyết tại hội nghị lần thứ IV (khóa X) của Ban chấp hành Trung
ương Đảng.

Hình 2. Ảnh vệ tinh Landsat chụp ngày 2/8/2000 khu vực cửa sông Hậu

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

14



Hình 3. Hình ảnh các cửa Định An, Trần Đề và cửa sông Mỹ Thanh nhìn từ
vệ tinh Google Earth

Hình 4. Hình ảnh cửa Gành Hào nhìn từ vệ tinh Google Earth
VII. Mục tiêu thực hiện năm 2010
- Tổng hợp phân tích và xác định được quy luật diễn biến lòng dẫn,
quy luật của chế độ thủy động lực vùng cửa sông và các vấn đề ảnh hưởng;
- Đề xuất định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai,phát triển

các yếu tố thuận lợi;

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

15


VIII. Phạm vi thực hiện dự án năm 2010
- Phạm vi thực hiện dự án: vùng cửa sông, ven biển thuộc sông Hậu,
sông Mỹ Thanh, sông Gành Hào.
- Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và
Cà Mau.
IX. Nội dung cần thực hiện dự án năm 2010
1. Đo đạc có hệ thống, đầy đủ và toàn diện nhằm cung cấp tài liệu, số
liệu để xác định được quy luật biến đổi lòng dẫn và chế độ thủy động lực
khu vực các cửa sông Hậu và một số cửa sông lân cận.
1.1. Tài liệu địa hình
* Dẫn truyền cao độ
Khối lượng dẫn chuyền thủy chuẩn hạng 4 là 75 km.

* Đo vẽ mặt cắt ngang:
Dọc theo các nhánh sông, tùy thuộc chiều rộng của sông khoảng 1 km
đến 2,5 km bố trí đo một mặt cắt ngang, cụ thể:
- Sông Hậu đoạn từ cuối cù lao Nai đến đầu cù lao Dung dài khoảng 14
km, có bề rộng trung bình khoảng 3,0 km, bố trí đo 6 mặt cắt ngang.
- Sông Hậu đoạn từ đầu cù lao Dung ra cửa Định An dài khoảng 31 km,
có bề rộng sông trung bình khoảng 2,0 km, bố trí đo 12 mặt cắt ngang.
- Sông Hậu đoạn từ đầu cù lao Dung ra cửa Trần Đề dài khoảng 33 km,
có bề rộng trung bình khoảng 1,2 km, bố trí đo 13 mặt cắt ngang.
- Sông Mỹ Thanh từ Hòa Đông ra cửa sông dài khoảng 10 km, có bề
rộng sông trung bình khoảng 0,3 km, bố trí đo 11 mặt cắt ngang.
- Sông Gành Hào đoạn từ ngã ba sông ra cửa dài khoảng 6 km, có bề
rộng sông trung bình khoảng 0,2 km, bố trí đo 7 mặt cắt ngang.
- Ngoài ra cần đo một số mặt cắt ngang ven biển khu vực các cửa sông
Tổng khối lượng đo vẽ mặt cắt ngang dưới nước dự kiến 68 km.
* Đo vẽ bình đồ
Đo vẽ bình đồ tỉ lệ 1/5.000, đường đồng mức 2m vùng cửa sông ven
biển, cụ thể:
- Khu vực cửa Định An, khối lượng đo vẽ dưới nước 1.700 ha ( Chuyển
từ cửa Gành Hào sang);
- Khu vực cửa Trần Đề, khối lượng đo vẽ dưới nước 8.680 ha ( trong
đó chuyển từ cửa Gành Hào sang 1.600 ha, chuyển từ phần đo trên cạn sang
2.280 ha), phần trên cạn 220 ha (đo từ mép bờ sông vào khoảng 100m);
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

16


- Khu vực cửa Gành Hào, khối lượng đo vẽ dưới nước 150 ha, phần
trên cạn 50 ha (đo từ mép bờ sông vào khoảng 100m);

- Khu vực cửa Mỹ Thanh, khối lượng đo vẽ dưới nước 6.540 ha ( trong
đó chuyển từ cửa Gành Hào sang 1.000 ha, chuyển từ phần đo trên cạn sang
2.040 ha), phần trên cạn 160 ha (đo từ mép bờ sông vào khoảng 100m);
1.2. Tài liệu thủy hải văn, chất lượng nước
- Bố trí các tuyến quan trắc sóng, gió, dòng chảy ven bờ, bùn cát lơ
lửng bằng thiết bị đo tổng hợp.
+ Hai trạm đo sóng và dòng chảy ven bờ vào mùa gió Đông Bắc:
Khu vực cửa Định An- Trần Đề; Khu vực cửa Gành Hào;
+ Lấy mẫu bùn cát lơ lửng tại các trạm đo sóng. Tổng cộng 100 mẫu.
- Bố trí mạng lưới quan trắc chất lượng nước gồm 10 vị trí trên các
nhánh sông Hậu và 1 số cửa sông lân cận: Mỹ Thanh, Gành Hào. Mỗi vị trí
lấy 10 mẫu nước để phân tích hóa lý tòan phần, 10 mẫu nước để phân tích vi
sinh/đợt. Tiến hành lấy mẫu nước vào mùa gió Đông Bắc. Tổng cộng số
lượng mẫu: 200 mẫu được chia đều cho 2 lọai.
2. Tổng hợp, phân tích và xác định được quy luật diễn biến lòng dẫn, quy
luật của chế độ thủy động lực vùng cửa sông Hậu. Phân tích, đánh giá các
vấn đề ảnh hưởng;
3. Đề xuất, định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai, phát triển
các yếu tố thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
khu vực dự án.
X. Phương pháp thực hiện dự án năm 2010
X.1. Giải pháp kỹ thuật thực hiện
1.1.1.1 Công tác đo mới tài liệu sử dụng các máy
móc hiện đại
1.1. Đo bình đồ và mặt cắt ngang
Công tác đo vẽ bình đồ và mặt cắt ngang địa hình phải tuân thủ theo
đúng các quy trình, quy phạm hiện hành như sau:
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN-186:2006 Thành phần khảo sát địa hình công
trình thủy lợi trong các giai đoạn thiết kế ban hành theo Quyết định số
3964/QĐ/BNN-KHCN ngày 25/12/2006 của Bộ trưởng Bộ

NN&PTNT.
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 102-2002 Qui phạm khống chế cao độ cơ sở
trong công trình thủy lợi
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 22-2002 Qui phạm khống chế mặt bằng cơ
sở trong công trình thủy lợi
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

17


- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 141-2005 – Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình
đồ địa hình công trình thủy lợi.
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 23 – 2002 - Quy trình sơ họa diễn biến lòng
sông.
- TCXDVN 309 : 2004 " Công tác trắc địa trong xây dựng công trình –
Yêu cầu chung “
a. Công tác khống chế cao độ và đo vẽ bình đồ trên cạn
Khống chế cao độ: Sử dụng máy thủy chuẩn NA - 824 (Thụy Sỹ), Ni030 (Nhật) và mia SOKKIL đo thủy chuẩn hạng IV theo phương pháp đo cao
hình học, trên đường đo xác định cao độ cho các mốc thủy chuẩn hạng IV và
mốc khống chế mặt bằng trong vùng dự án; quá trình đo luôn tuân thủ theo
quy trình, quy phạm và đo trong điều kiện thời tiết thích hợp: khoảng cách
đọc từ máy đến mia tối đa 100m, mật độ khống chế lưới cao độ bằng chiều
dài tuyến đo.
Đo vẽ bình đồ sử dụng máy toàn đạc điện tử và một số thiết bị kèm
theo, các số đo được lưu trữ trên máy và xử lý số liệu bằng máy tính, dùng
phần mềm chuyên dụng để xử lý thành bản đồ số.
Trên bình đồ thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật như đường, sông suối
nhà cửa, mồ mả và các công trình khác nằm trong dải đo vẽ.
b. Công tác đo vẽ mặt cắt và bình đồ dưới nước
Đo địa hình dưới nước sử dụng máy đo sâu hồi âm ODOM (Mỹ) kết

hợp với thiết bị định vị vệ tinh GPS hai tần Trimble 5700 (Mỹ) kết nối với
máy tính xách tay.
Phương pháp đo: toàn bộ hệ thống máy đo sâu hồi âm, máy định vị vệ
tinh và máy tính được đặt trên ghe và di chuyển theo các tuyến đo (mặt cắt)
đã được thiết kế sẵn. Tại các vị trí ghe di chuyển ở mỗi thời điểm xác định, số
liệu đo đạc được lưu giữ trong máy tính thông qua sự kết hợp đồng thời của
hệ thống định vị GPS (cho tọa độ X, Y) và máy hồi âm (cho độ sâu điểm đo
Z). Trong quá trình đo đạc thỉnh thỏang kiểm tra kết quả đo giữa hai tổ máy
hoặc bằng phương pháp cổ điển để phát hiện sự cố ở máy (nếu có).
Cắt ngang phải thể hiện đầy đủ sự biến đổi của địa hình, phải vẽ theo
chiều quy định từ trái sang phải theo chiều dòng chảy. Mật độ trung bình từ
1cm ÷ 1,5cm theo tỷ lệ bản vẽ cắt ngang có một điểm cao độ.
Đường quá trình mực nước thực đo tại khu vực đo đạc kết hợp với số
liệu của các trạm cơ bản gần nhất được sử dụng làm làm cơ sở để tính cao độ
đáy sông cho từng điểm đo.
Sử dụng phần mềm Hydro Pro (Mỹ), để kết nối giữa máy đo sâu, máy
định vị vệ tinh và kết hợp với các phần mềm khác như AutoCad để xử lý, xuất
số liệu mặt cắt ngang, bình đồ.
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

18


1.2. Đo các yếu tố Thủy-Hải văn, dòng chảy và bùn cát
Dòng chảy và lòng dẫn là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, dòng
chảy tác động lên lòng dẫn làm thay đổi hình dạng, kích thước của lòng dẫn,
ngược lại sự thay đổi của lòng dẫn làm thay đổi kết cấu, trạng thái của dòng
chảy. Để có thể đánh giá đúng quá trình diễn biến lòng dẫn, công tác đo đạc
chính xác các yếu tố thuỷ hải văn là hết sức quan trọng và cần thiết. Khu vực
cửa sông có dòng chảy không ổn định, vận tốc thay đổi theo cả không gian và

thời gian, vì vậy việc đo đạc lưu tốc, lưu lượng cần thực hiện đồng bộ.
Công tác đo đạc khảo sát các yếu tố thuỷ hải văn tuân thủ theo đúng các
quy trình, quy phạm hiện hành như:
- Qui trình khảo sát thủy văn 22TCN 27-84
- Tiêu chuẩn 14 TCN 4 – 2003 Thành phần, nội dung, khối lượng điều
tra khảo sát và tính toán khí tượng thuỷ văn các giai đoạn lập dự án và
thiết kế công trình thuỷ lợi
- Tiêu chuẩn TCVN 4198 – 1995 : Phân tích thành phần hạt.
a. Quan trắc dòng chảy ven bờ:
Để quan trắc dòng chảy ven bờ, sử dụng thiết bị đo dòng chảy ven bờ
AWAC của Na Uy và CompactEM ( do Nhật Bản sản xuất).
b. Quan trắc các yếu tố sóng, gió:
Sử dụng thiết bị 3D - Wave (của Mỹ) để quan trắc các yếu tố sóng:
hướng sóng, độ cao sóng v.v…
c. Quan trắc yếu tố bùn cát:
Sử dụng thiết bị lấy mẫu kiểu chai lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm
phân tích.
1.3. Lấy và phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm
Trên cơ sở các trạm quan trắc đã được chủ nhiệm dự án thống nhất sẽ tổ
chức đo đạc, thu mẫu để giám sát chất lượng nước đáp ứng các nội dung về số
lượng, thời gian, không gian như yêu cầu của dự án:
Các chỉ tiêu: pH, độ dẫn điện (EC), độ mặn, oxi hòa tan (DO) nhiệt độ
được đo trực tiếp bằng máy đo tại hiện trường.
Mẫu vi sinh: Được lấy bằng lọ thuỷ tinh loại 100 ml có nút nhám đã
được khử trùng trước và được bảo quản trong điều kiện 4 0C đưa ngay về phân
tích tại phòng thí nghiệm Hoá Môi trường - Viện Khoa học Thuỷ lợi miền
Nam.
Các chỉ tiêu hoá lý khác: Được lấy mẫu và bảo quản sau đó đưa ngay
về phân tích tại phòng thí nghiệm Hoá Môi trường - Viện Khoa học Thuỷ lợi
miền Nam.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

19


X.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
1. Công tác khảo sát thực địa
- Khảo sát địa hình: Bố trí 02 đội khảo sát trên bờ và 01 đội khảo sát
dưới nước. Mỗi đội khảo sát trên bờ gồm 5 người được bố trí 01 máy toàn đạc
điện tử (hoặc 01 máy thủy bình), 01 máy tính xách tay và các thiết bị phụ trợ
đi kèm. Mỗi đội khảo sát dưới nước gồm 3 người được bố trí 01 máy đo sâu
hồi âm, 01 bộ định vị GPS, 01 máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm.
- Khảo sát thủy, hải văn: Bố trí 02 đội quan trắc sóng, gió và dòng chảy
ven bờ. Mỗi đội quan trắc sóng, gió và dòng chảy ven bờ gồm 4 người kèm
theo 01 máy đo sóng 3D ACM, 01 máy đo dòng chảy ven bờ, 01 máy đo gió,
02 máy tính xách tay và các thiết bị phụ trợ đi kèm.
- Khảo sát bùn cát, chất lượng nước: Bố trí 04 đội đo đạc và lấy mẫu,
mỗi đội 03 người kèm theo 01 máy đo bùn cát, 01 thiết bị lấy mẫu nước, 01
máy tính xách tay. Khảo sát bùn cát, chất lượng nước được thực hiện đồng
thời với việc quan trắc sóng gió trong mùa gió Đông Bắc.
- Mỗi đội khảo sát thực địa bố trí một thạc sỹ hoặc kỹ sư chuyên ngành
làm tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung họat động của tổ, thường
xuyên liên hệ với chủ nhiệm chuyên ngành và chủ nhiệm dự án để trao đổi
công việc.
- Tất cả các thiết bị, máy móc trước khi đem ra hiện trường đều được
kiểm tra đảm bảo các thông số kỹ thuật mới được sử dụng để có kết quả đo
đạc chính xác.
1.1.1.2

Công tác phân tích mẫu bùn cát, mẫu nước


Được thực hiện tại hai phòng thí nghiệm của Viện LAS-XD155 và
LAS-XD282 với đầy đủ các thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ khoa học
nhiều kinh nghiệm.
XI. Thời gian và tiến độ thực hiện dự án
Chi tiết nội dung và tiến độ thực hiện dự án dự kiến theo bảng tiến độ sau:
STT

Nội dung công việc

Thời gian
thực hiện

1

Xây dựng và phê duyệt đề cương

10/2009

2

- Đo đạc tài liệu địa hình (bình đồ, mặt cắt) khu vực cửa
sông Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh và Gành Hào.
- Đo các yếu tố thủy hải văn đợt 2: Đo sóng gió cho hai
khu vực Định An-Trần Đề và Gành Hào và bùn cát, chất
lượng nước vào mùa gió Đông Bắc.

1/20109/2010
1/20105/2010


Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

20


Thời gian
thực hiện

STT

Nội dung công việc

3

Tổng hợp, phân tích và xác định được quy luật diễn biến
lòng dẫn, quy luật của chế độ thủy động lực vùng cửa
sông Hậu, phân tích, đánh giá các vấn đề ảnh hưởng.

6/20108/2010

4

Đề xuất định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai,
phát triển các yếu tố thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường khu vực dự án.

10/2010

5


Báo cáo kết quả thực hiện năm 2010 và tổng kết dự án

10/201012/2010

XII. Sản phẩm giao nộp
1. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2010.
2. Báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả thực hiện năm 2010.
3. Báo cáo kết quả khảo sát hải văn, bùn cát năm 2010.
4. Báo cáo kết quả chất lượng nước năm 2010.
5. Báo cáo kết quả khảo sát địa hình năm 2010.
6. Tập bản vẽ bình đồ và cắt ngang khu vực các cửa sông Định An,
Trần Đề, Mỹ Thanh và Gành Hào.
7. Báo cáo tổng kết dự án.
8. Báo cáo tóm tắt tổng kết dự án.
9. Đĩa CD lưu trữ kết quả thực hiện.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

21


PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Khối lượng công việc thực hiện năm 2009
Trong năm 2009, dự án thực hiện các nội dung chính:
- Thu thập số liệu, tài liệu cơ bản: Địa hình, địa chất, thủy văn, quy
hoạch phát triển kinh tế v.v...
- Điều tra, khảo sát thực địa hiện trạng các cửa sông thuộc hệ thống
sông Hậu và các cửa sông lân cận (Mỹ Thanh, Gành Hào) về xói bồi, hoạt
động ven sông và trên sông, hiện trạng và quy hoạch thủy lợi, giao thông, sản
xuất của dân sinh kinh tế, dân cư

- Đo lưu lượng, mực nước tại cửa Định An (Q1) và cửa Trần Đề (Q2)
được thực hiện trong một chu kỳ triều (15 ngày đêm), bắt đầu từ 9h ngày 15
tháng 09 đến 8h ngày 30 tháng 09 năm 2009; chế độ đo 24 lần/ngày đêm.
- Đo lưu lượng tại cửa Mỹ Thanh (Q3) và cửa Gành Hào (Q4) được
thực hiện trong một chu kỳ triều (15 ngày đêm), bắt đầu từ 8h ngày 01 tháng
10 đến 7h ngày 16 tháng 10 năm 2009; chế độ đo 24 lần /ngày đêm.
- Quan trắc sóng , gió và dòng chảy ven bờ trong 15 ngày đêm tại 2
trạm Định An – Trần Đề và Gành Hào. Cứ 15 phút lấy một số liệu bao gồm
Hướng và Vận tốc tổng hợp tại 3 tầng đo: Tầng mặt ( cách mặt 0,5m), tầng
giữa ( 0,5*H) và tầng đáy (cách đáy 0,5m); 15 phút lấy một số liệu sóng bao
gồm Độ cao sóng cực đại, Độ cao sóng trung bình, Hướng sóng, Chu kỳ sóng,
Tần số sóng; 30 phút lấy một số liệu gió gồm Vận tốc gió và Hướng gió. Thời
gian quan trắc từ 15h giờ ngày 13 tháng 08 năm 2009 và kết thúc vào 15h
giờ, ngày 27 tháng 08 năm 2009.
- Lấy và phân tích mẫu bùn cát lơ lửng tại cửa Định An-Trần Đề (S1)
và cửa Gành Hào (S2) được thực hiện cùng thời gian, đo từ 10h ngày 13
tháng 08 đến 10h ngày 15 tháng 08 năm 2009; chế độ đo 3h lấy một lần, mỗi
lần lấy 3 mẫu tại 3 vị trí theo độ sâu: Tầng nước mặt (cách mặt nước 0,5m),
tầng giữa (0,5* H) và tầng đáy (cách đáy 0,5m); Tổng cộng 102 mẫu.
- Ngoài ra, tại các trạm quan trắc lưu lượng dòng chảy, chúng tôi lấy
thêm 120 mẫu bùn cát lơ lửng với chế độ một ngày lấy 2 mẫu vào thời điểm
7h và 13h; lấy tại tầng nước mặt (0,2 H) ở vị trí giữa sông;
- Lấy và phân tích 116 mẫu nước (Trên sông hậu 76 mẫu, sông Mỹ
Thanh 20 mẫu, sông Gành Hào 20 mẫu) để phân tích lý hóa, 116 mẫu nước
(Trên sông hậu 76 mẫu, sông Mỹ Thanh 20 mẫu, sông Gành Hào 20 mẫu) để
phân tích vi sinh;
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

22



- Dẫn thủy chuẩn hạng IV 142,9 km (vượt 67,9 km). Đo vẽ 10.800 ha
(vượt 1.100 ha) bình đồ tỷ lệ 1/5.000 dưới nước. Đo vẽ 600 ha (vượt 300 ha)
bình đồ tỷ lệ 1/5.000 trên cạn. Đo vẽ cắt ngang sông với chiều rộng 2748m.
Vị trí các trạm đo đạc và khu vực dự án thể hiện trong hình 5.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

23


Tuyến quan trắc Q, H
Vò trí các mặt cắt ngang
Vò trí lấy mẫu chất lượng
nước
Vị trí đo sóng, gió, bùn cát
Q1
Q2
Q3

Khu vực đo bình đồ

Q4

Hình 5. Sơ đồ bố trí vị trí khảo sát tài liệu cơ bản các cửa sơng Hậu năm 2009
Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sơng & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

24



II. Khối lượng công việc thực hiện năm 2010
Trong năm 2010, dự án thực hiện các nội dung chính:
- Đo sóng, gió và dòng chảy ven bờ tại hai trạm khu vực cửa Định An Trần Đề và cửa Gành Hào.
- Lấy và phân tích các mẫu nước tại 4 cửa sông: Định An, Trần Đề, Mỹ
Thanh và Gành Hào.
- Đo đạc khảo sát địa hình khu vực cửa Định An (tiếp), cửa Trần Đề,
cửa Mỹ Thanh và cửa Gành Hào.
- Tổng hợp, phân tích và xác định được quy luật diễn biến lòng dẫn,
quy luật của chế độ thủy động lực vùng cửa sông Hậu, phân tích, đánh giá các
vấn đề ảnh hưởng;
- Đề xuất định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai, phát triển
các yếu tố thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
khu vực dự án.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

25


Vị trí các trạm đo đạc và khu vực dự án thể hiện trong hình 6.

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

26


Khu vực đo bình đồ

Khu vực đo bình đồ
Vò trí các mặt cắt ngang

Vò trí lấy mẫu chất lượng
nước
Vị trí đo sóng, gió, bùn cát

Hình 6. Sơ đồ bố trí vị trí khảo sát tài liệu cơ bản các cửa sơng Hậu năm
2010

Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sơng & Phòng chống thiên tai - Viện KHTL miền Nam

27


×