Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại trường đại học công nghiệp hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.76 KB, 15 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học giáo dục

Bùi thị thuý

Các biện pháp Quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng
đại học công nghiệp hà nội đến năm 2020

luận văn thạc sĩ Khoa học
Chuyên ngành: quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Văn Sâm

Hà Nội - 2009


Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khoá VIII của Đảng đã đề ra đặc biệt
chăm lo đào tạo, bồi d-ỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giảng viên cũng nh- đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, t- t-ởng, đạo đức và nâng cao
năng lực chuyên môn. Để đảm bảo sự nghiệp CNH, HĐH thành công đòi hỏi
phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững, chính vì thế, Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt
Nam khẳng định mục tiêu chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm
tới là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020
n-ớc ta cơ bản trở thành một n-ớc công nghiệp theo h-ớng hiện đại hóa.
Nguồn lực con ng-ời, năng lực khoa học - Công nghệ, kết cấu hạ tầng,


tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đ-ợc tăng c-ờng, vị thế n-ớc ta trên
trường quốc tế được nâng cao, để đạt được mục tiêu trên, Đại hội IX tiếp tục
khẳng định Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ là quốc sách
hàng đầu. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực
con ng-ời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng tr-ởng kinh tế nhanh và bền
vững. Theo quan niệm của Đảng ta nguồn lực con người là nguồn lực của
mọi nguồn lực. Muốn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thì trước
hết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến l-ợc phát triển toàn diện con ng-ời.
Tiếp tục khẳng định những quan điểm trên, Ban Bí th- Trung -ơng Đảng
đã ban hành chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất l-ợng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, để thực hiện chỉ thị đó Thủ t-ớng
Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xây
dựng, nâng cao chất l-ợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn
hóa, đảm bảo chất l-ợng, đủ về số l-ợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng


nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, l-ơng tâm, tay nghề của nhà
giáo để nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc.
Bởi trong một nhà tr-ờng thì lực l-ợng giảng viên luôn giữ vai trò nòng
cốt, có tính chất quyết định đến chất l-ợng đào tạo của nhà trường. Không
thầy đố mày làm nên hay nói như Không Tử thì: Trong ba người đi đường
thế nào cũng có ng-ời là thầy của ta, chọn ng-ời hay mà bắt ch-ớc, ng-ời dở
mà sửa mình. Do vậy, đối với một trường Đại học, việc xây dựng đội ngũ
giảng viên giỏi có chuyên môn, có kĩ năng s- phạm, phẩm chất đạo đức tốt,
yêu nghề... là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Là một tr-ờng Đại học đa hệ, đa ngành đào tạo, đào tạo đội ngũ lao động
các cấp trình độ từ Sơ cấp - Trung cấp chuyên nghiệp - Cao đẳng - Đại học,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, vì mục tiêu: Dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tr-ờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất l-ợng cao cho
xã hội . Chính vì vậy, xuất phát từ thực tiễn công việc và tr-ớc mục tiêu phát
triển tr-ờng, tác giả nhận thấy vấn đề này cần phải đ-ợc quan tâm và nghiên
cứu một cách nghiêm túc.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa sphạm - Tr-ờng Đại học quốc gia Hà Nội cùng các bạn đồng nghiệp tôi đã
chọn vấn đề: Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020 làm đề tài nghiên cứu cho mình với
mong muốn góp phần nâng cao chất l-ợng quản lý đội ngũ GV trong nhà
tr-ờng nói riêng và trong cả n-ớc nói chung, đáp ứng phần nào nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực chất l-ợng cao trong giai đoạn CNH, HĐH đất n-ớc.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về các biện pháp quản lý
nguồn nhân lực và thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng


Đại học Công nghiệp Hà Nội, đề xuất một số biện pháp quản lý giảng viên tại
tr-ờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn tập trung triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu d-ới đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận làm luận cứ giải quyết các nhiệm vụ,
nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại
học Công nghiệp Hà Nội, đ-a ra những điểm mạnh, những hạn chế và tìm
hiểu nguyên nhân những hạn chế của công tác này.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020.
4. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên của tr-ờng Đại học Công

nghiệp Hà Nội.
4.2. Đối t-ợng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại
tr-ờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại học Công nghiệp Hà
Nội còn một số hạn chế do các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của nhà
tr-ờng đ-ợc thực hiện một cách rời rạc, ch-a có tính khoa học và ch-a có hệ
thống. Làm thế nào để phát huy đ-ợc tối đa nhiệt tình và năng lực giảng
dạy của mỗi giảng viên luôn là thách thức lớn nhất và là yêu cầu cấp thiết
đối với nhà tr-ờng.
Đ-a ra các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên cụ thể, khoa học, gồm
các b-ớc có liên quan chặt chẽ với nhau sẽ góp phần nâng cao chất l-ợng


giảng dạy từ đó tạo động lực phát triển, chiếm đ-ợc -u thế cạnh tranh của nhà
tr-ờng trong xã hội và khẳng định đ-ợc th-ơng hiệu riêng của nhà tr-ờng.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại học Công
nghiệp Hà Nội đến năm 2020.
7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. ý nghĩa khoa học:
Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý đội ngũ
giảng viên của các tr-ờng Đại học.
7. 2. ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại
tr-ờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, phát hiện ra những hạn chế cần khắc
phục trong quy trình quản lý đội ngũ giảng viên hiện nay của nhà tr-ờng từ đó
đ-a ra các biện pháp quản lý cho phù hợp và có tính khả thi.
8. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử

dụng một số ph-ơng pháp d-ới đây:
8.1. Nhóm các ph-ơng pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các chỉ thị nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà n-ớc, của
ngành GD & ĐT về công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giảng viên
trong các tr-ờng Đại học, Cao đẳng tham khảo, phân tích các tài liệu khoa
học, sách, báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nhóm các ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Ph-ơng pháp tổng kết kinh nghiệm, khảo sát thực tiễn.


Ph-ơng pháp điều tra, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu. Xử lý
và sử dụng các thông tin đã thu thập đ-ợc trong toàn bộ quá trình nghiên cứu
thuộc phạm vi của đề tài.
Ph-ơng pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý của
một số tr-ờng Đại học.
9. Cấu trúc luận văn
Dự kiến cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đ-ợc trình bày thành 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên
Ch-ơng 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại
học Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020
Ch-ơng 3: Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại tr-ờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội đến năm 2020


Ch-ơng 1
Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý đội ngũ
giảng viên.
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý
1.1.1. Khái niệm quản lý

Ngay từ thời xa x-a, khi các hoạt động trong xã hội loài ng-ời còn t-ơng
đối đơn giản với quy mô ch-a lớn, công việc quản lý đ-ợc thực hiện trên cơ sở
kinh nghiệm với sự linh họat, nhạy bén của ng-ời đứng đầu tổ chức. Kinh
nghiệm ngày càng phong phú và ng-ời ta rút ra những điều mang tính quy
luật có thể vận dụng trong nhiều tình huống t-ơng tự. Ngày nay quản lý vừa
là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nó có vai trò quyết định đến sự
thành công hay thất bại trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của đất nuớc.
Hoạt động quản lý bắt đầu từ sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt
đ-ợc hiệu quả, năng suất lao động cao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự
chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lí..., đều phải có ng-ời đứng đầu.
Đây là hoạt động giúp ng-ời thủ tr-ởng phối hợp nỗ lực của các thành viên
trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt đ-ợc mục tiêu đề ra.
Ngay từ thời Khổng Tử, ông đã đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của
ng-ời quản lý, ông cho rằng: ng-ời quản lý mà chính trực thì không cần phải
bỏ tốn nhiều công sức mà vẫn khiến ng-ời ta làm theo. Ngày nay, nói đến hoạt
động này, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C. Mác: Một nghệ sĩ
vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng.
Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học: Quản lý là trông coi, giữ
gìn theo những yêu cầu nhất định; Là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định [29, tr. 800].


Từ điển Anh - Việt, Viện Ngôn ngữ học cũng định nghĩa: Quản lý
(manage) có nghĩa là điều hành, điều khiển, tổ chức một công việc, một tổ
chức, một tập thể,... theo yêu cầu nhất định. [30, tr. 1060]
Một số tác giả n-ớc ngoài nh- Henry Fayol cho rằng: Hoạt động quản lý
gồm 5 chức năng cơ bản là:
- Lập kế hoạch nghiên cứu t-ơng lai và sắp xếp kế hoạch hành động.
- Tổ chức chuẩn bị vật t- trang thiết bị và bố trí lao động cho công việc.

- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho đội ngũ nhân viên làm việc.
- Thống nhất và phối hợp các hoạt động.
- Kiểm tra để xác định mọi hoạt động có đ-ợc thực hiện theo đúng
nguyên tắc đã đ-ợc đặt ra và những qui định đã đ-ợc ban hành.
Theo quan niện của một số tác giả Việt Mam:
- Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
tập thể những ng-ời lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện
đ-ợc những mục tiêu dự kiến.
- Hoạt động quản lý là sự tác động có định h-ớng, có chủ đích của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt đ-ợc mục đích của tổ chức.
- Theo quan niệm mới thì quản lý là hoạt động nhằm cho hệ thống vận
động theo mục tiêu đề ra và tiến tới trạng thái chất l-ợng mới.
Thuật ngữ Quản lý (tiếng Việt gốc Hán) lột tả đ-ợc bản chất hoạt động
này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình quản
gồm sự coi sóc, giữ gìn ở trạng thái ổn định, quá trình lý gồm sự sửa sang,
sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế phát triển. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo
việc quản, tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, tuy nhiên
nếu chỉ quan tâm tới việc lý, tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới mà
không đặt trên nền tảng của sự ổn định, thì sự phát triển của tổ chức không


bền vững. Trong quản phải có lý, trong lý phải có quản để động thái
của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp thích ứng và có hiệu quả
trong mối t-ơng tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên
ngoài (ngoại lực).
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là một quá trình tác
động gây ảnh h-ởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đ-ợc
mục tiêu chung.
Chức năng của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một hiện t-ợng xã hội, là một dạng quản lý nằm
trong phạm trù quản lý xã hội nói chung, tuy nhiên nó có những đặc tr-ng
riêng và là một dạng lao động đặc biệt. Quản lý giáo dục tr-ớc hết và thực
chất là quản lý con ng-ời. Điều này có nghĩa là tổ chức một cách khoa học lao
động của những ng-ời tham gia vào quá trình giáo dục. Trong quản lý giáo
dục, những sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối t-ợng quản lý
mang tính chất mềm dẻo, đa chiều.
Quản lý giáo dục bao gồm 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, Tổ
chức, Lãnh đạo và Kiểm tra.(15, tr3)
+ Chức năng lập kế hoạch: Là khởi điểm của một quá trình quản lý và
đ-ợc coi là nền tảng khi bàn đến hoạt động quản lý. Lập kế hoạch là quá trình
xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu trong t-ơng lai của tổ chức và
các con đ-ờng, biện pháp, cách thức để đạt đ-ợc mục tiêu, mục đích đó. Nội
dung của kế hoạch hóa gồm: xác định, hình thành mục tiêu (ph-ơng h-ớng)
đối với tổ chức, xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về
các nguồn lực của tổ chức và quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt
đ-ợc các mục tiêu đặt ra.
+ Chức năng tổ chức: Khi nhà quản lý đã lập xong kế hoạch thì b-ớc
tiếp theo sẽ là triển khai kế hoạch, biến những ý t-ởng thành hiện thực. Tổ
chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,


giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công
các kế hoạch và đạt đ-ợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Thành tựu của một tổ
chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của ng-ời quản lý trong việc sử dụng
các nguồn lực này sao cho có hiệu quả. Đây đ-ợc xem là công cụ quan trọng
của quản lý.
+ Chức năng lãnh đạo: Sau khi kế hoạch đã đ-ợc lập, bộ máy vận hành
đã đ-ợc xây dựng, nhân sự đã đ-ợc bố trí, xắp xếp thì nhất thiết phải có nhà
lãnh đạo. Lãnh đạo là quá trình nhà quản lý dùng ảnh h-ởng của mình tác

động đến các thành viên trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực
phấn đấu để đạt đ-ợc mục tiêu của tổ chức.
+ Chức năng kiểm tra: Trong hoạt động quản lý, nếu chỉ tiến hành quản
lý chung chung mà không kiểm tra, đánh giá thì mới chỉ là một nửa của quản
lý. Do vậy, đây là một chức năng quan trọng và không thể thiếu để đánh giá
sự thành công của công tác quản lý. Kiểm tra là quá trình ng-ời lãnh đạo thiết
lập ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động sau đó theo dõi, đối chiếu kết
quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra để kịp thời điều chỉnh những sai
lệch nhằm đạt đ-ợc mục tiêu cao nhất của tổ chức. Hay nói cách khác, kiểm
tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý giúp chủ
thể quản lý điều khiển tối -u hệ thống quản lý của mình.
Bốn chức năng này có quan hệ t-ơng tác hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một
chu trình quản lý hoàn chỉnh, trong đó chức năng kiểm tra là chức năng cơ
bản và quan trọng nhất. Ngoài bốn chức năng đã nêu trên, còn phải kể đến hai
yếu tố quan trọng khác: thông tin quản lý và quyết định quản lý.
1.2. Một số khái niệm về nhà giáo, giảng viên, đội ngũ giảng viên, chất
l-ợng giảng viên
1.2.1. Nhà giáo
Luật Giáo dục n-ớc CHXHCN Việt Nam ban hành năm 2005 đã đ-a ra
định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêu chuẩn của một nhà giáo.


Nhà giáo có nghĩa là ng-ời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các nhà
tr-ờng và cơ sở giáo dục khác.
Những ng-ời làm công tác giảng dạy ở các tr-ờng, các cơ sở giáo dục
(gồm giáo viên, giảng viên), Luật Giáo dục gọi chung là Nhà giáo. Nh- vậy
nhà giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất l-ợng giáo dục. Nhà
giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học.
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, phải luôn luôn đổi mới giáo dục để có
thể đáp ứng những biến đổi to lớn không ngừng xẩy ra trên các lĩnh vực kinh

tế, khoa học, kỹ thuật văn hoá và xã hội thì yêu cầu đối với nhà giáo ngày
càng cao. Điều 14 Luật Giáo dục về vai trò nhà giáo cần phải có những phẩm
chất, năng lực sau:
* Phẩm chất đạo đức tốt:
Phẩm chất hàng đầu của nhà giáo là lòng yêu n-ớc, giác ngộ xã hội chủ
nghĩa với lý t-ởng nghề nghiệp. Phẩm chất này thể hiện đậm nét ở niềm tin
cách mạng trong sáng và cao th-ợng. Tình cảm này xuất phát từ lòng yêu
nước, lý tưởng cách mạng phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ và văn minh. Tình cảm này thể hiện ở lòng yêu nghề, hứng thú
và có yêu cầu làm việc với thế hệ trẻ, có trách nhiệm tr-ớc những lệch lạc
hoặc chậm phát triển của học sinh, có tính kiên trì, thái độ kìm chế và chủ
động trong cách đối xử với học sinh, nếp sống giản dị khiêm tốn, lịch sự.
* Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
Trong công tác đào tạo, đội ngũ những nhà giáo giữ vai trò có tính quyết
định đối với chất l-ợng và hiệu quả đào tạo bởi lẽ:
+ Tr-ớc hết họ là những ng-ời thầy và mặc dù không phải là nguồn kiến
thức chủ yếu, độc tôn với ng-ời học xong nhiệm vụ quan trọng của họ là cung
cấp những kiến thức một cách chính xác, có hệ thống đồng thời giúp ng-ời
học biết cách tự đọc, biết cách nghiên cứu khoa học, tổng kết rút kinh nghiệm
để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.


Danh mục Tài liệu tham khảo
Văn bản, văn kiện
1. Ban khoa giáo trung -ơng (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo dục ĐH Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Ban khoa giáo trung -ơng (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi
mới, chủ tr-ơng, thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Chính phủ n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến l-ợc

phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Chính phủ n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Điều lệ
tr-ờng Đại học số 153/2003/QĐ-TTg.
6. Ch-ơng trình KHCN cấp Nhà n-ớc KX - 05 (2002), Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam: cơ sở khoa học vấn đề và kinh nghiệm (kỷ yếu hội thảo), Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
NXB Chính trị Quốc Gia, 2001.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
VIII, IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Luật giáo dục 2005 và văn bản h-ớng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội - 2006.
10. Quốc hội n-ớc CH XHCN Việt Nam. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, 2005.
11. Nghị định số 116/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 của Chính Phủ về việc
tuyển dụng, sử lý và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà n-ớc.
Tác giả, tác phẩm
12. Đặng Quốc Bảo. Phát triển con ng-ời và chỉ số phát triển con ng-ời - Một


số kiến giải lý luận và thực tiến trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt
Nam, tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa S- phạm,
Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996/ 2006.
13. Nguyễn Đức Chính. Quản lý chất l-ợng trong giáo dục. Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia Hà Nội, 2002.
14. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá giảng viên, tài liệu giảng dạy lớp
cao học QLGD, Khoa S- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002). Cơ sở khoa học quản lý,
tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa S- phạm, Đại học
Quốc Gia Hà Hội.

16. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Những quan điểm giáo
dục hiện đại, Tập bài giảng dành cho ch-ơng trình huấn luyện kỹ năng quản
lý và lãnh đạo, Hà Nội.
17. Vũ Cao Đàm. Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, 2003.
18. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển t-ờng giải và liên t-ởng Tiếng Việt,
NXB văn hoá thông tin, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Về phát triển toàn diện con ng-ời trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Xuân Hải (2003), Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý
giáo dục, tài liệu dùng cho lớp học viên cao học QLGD, Khoa S- phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
21. Đặng Xuân Hải. Vai trò xã hội trong quản lý giáo dục, tài liệu dành cho học
viên cao học quản lý giáo dục, Khoa S- phạm, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.
22. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiến
l-ợc phát triển. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.


23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực, tài liệu dành cho học viên
cao học quản lý giáo dục, Khoa S- phạm, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý, tài liệu dành cho học viên cao
học quản lý giáo dục, Khoa S- phạm, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006.
25. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, 2004.
26. Cao Văn Sâm, triển khai thực hiện luật dạy nghề. Tạp chí lao động và xã
hội, số 304; 305, năm 2007.
27. Cao Văn Sâm, Xây dựng và nâng cao chất l-ợng đội ngũ giáo viên dạy
nghề để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo 3 cấp trình độ. Tạp chí khoa học giáo
dục kỹ thuật Đại học S- phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, số 2 năm
2006.

28. Cao Cao Văn Sâm. Nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên nhằm nâng cao
chất l-ợng nguồn nhân lực. Tạp chí lao động và xã hội, số 333, năm 2008.
29. Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001.
30. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh - Việt, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001.
31. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD,
tr-ờng CBQLGD - ĐTTW, Hà Nội.




×