Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.56 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƢỜI THU NHẬP THẤP
CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƢỜI THU NHẬP THẤP
CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế quốc tế
: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không
sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài
liệu và thông tin đã đƣợc liệt kê trong phần thƣ mục tham khảo của luận văn.
Những phần trích đoạn hay những nội dung lấy từ các nguồn tham khảo
đƣợc liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo dƣới dạng những đoạn
trích dẫn hay diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo
rõ ràng.
Bản luận văn này chƣa từng đƣợc xuất bản và vì vậy cũng chƣa đƣợc
nộp cho một hội đồng nào khác cũng nhƣ chƣa chuyển cho một bên nào khác
có quan tâm đối với nội dung này.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin
trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các bạn chuyên viên
văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi

giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ....................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƢỜI THU NHẬP THẤP ................ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp ............ Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. An sinh của nhà ở đối với người thu nhập thấpError! Bookmark
not defined.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến nhà ở cho người thu nhập thấp..... Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Nhu cầu về nhà đối với người thu nhập thấpError!

Bookmark

not defined.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguồn số liệu thực hiện luận văn . Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu ............ Error! Bookmark not defined.

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng . Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợpError!
defined.

Bookmark

not


2.2.3. Phương pháp gắn liền logic với lịch sửError!

Bookmark

not

defined.
Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở
TRUNG QUỐC ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Nội dung chính sách nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp ở Trung Quốc . Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Bối cảnh ra đời chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp ở
Trung Quốc ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số chính sách cụ thể .............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng giải quyết nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp ở Trung Quốc Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Thực trạng về đầu tư xây dựng ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về phát triển nhà ở và quản lý thị trường bất động sản...... Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Về cải tạo chung cư cũ .................. Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Về một số Chương trình nhà ở cho ngư ời có thu nhập thấp của
Trung Quốc ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá về chính sách nhà ở cho ngƣời có thu thấp ở Trung Quốc Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Những thành tựu đạt được ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƢỜI
THU NHẬP THẤP Ở TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT
NAM................................................................ Error! Bookmark not defined.
4.1. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp ở
Trung Quốc ..................................................... Error! Bookmark not defined.


4.2. Một số gợi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp ở Trung Quốc ................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Thực trạng chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt
Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Đánh giá chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam hiện
nay ........................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Một số gợi ý cho Việt Nam............ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà ở không những là một tài sản có giá trị đặc biệt mà còn là một
trong những nhu cầu thiết yếu và là quyền cơ bản của con ngƣời, là nhân tố
góp phần giúp cho con ngƣời phát triển toàn diện. Chính vì vậy, vấn đề nhà ở

luôn là một trong những lĩnh vực dành đƣợc sự quan tâm hàng đầu của xã hội.
Cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng sâu rộng thì nhu cầu nhà ở
ngày càng tăng lên hơn bao giờ hết, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều
kiện tài chính để mua cho mình những căn nhà xa xỉ, chung cƣ cao cấp hay
biệt thự trong khi nhu cầu có nhà ở của ngƣời có thu nhập thấp là rất lớn nên
cần phải xây dựng và hỗ trợ ngƣời có thu nhập thấp tạo lập nhà ở. Đây là một
công việc vô cùng khó khăn nhƣng cũng là điều kiện tiên quyết đảm bảo ổn
định trật tự xã hội và tăng trƣởng kinh tế. Ở các nƣớc trên thế giới nói chung,
việc giải quyết vấn đề nhà ở cho ngƣời có thu nhập trung bình và thấp luôn
đƣợc coi là một trong những mục tiêu ƣu tiên hàng đầu và chính sách xây
dựng nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp đã xuất hiện từ rất sớm.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, vì vậy, để giải quyết
vấn đề an sinh xã hội cho ngƣời dân trong đó có nhà ở, là một thách thức vô
cùng lớn. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, bên cạnh việc cải thiện không ngừng về
tình trạng nhà ở của ngƣời dân đô thị thì nhu cầu về nhà ở của nhóm ngƣời có
thu nhập trung bình và thấp ở Trung Quốc ngày càng tăng lên. Theo các số
liệu thống kê của Trung Quốc, hiện nay ở thành phố và thị trấn, loại nhà ở
không có bếp và vệ sinh xấp xỉ 50 triệu căn. Ở các thành phố vẫn có những hộ
gia đình phải sống trong những khu nhà ở đã xuống cấp, ngƣời lao động nhập
cƣ vào thành phố gặp khó khăn về nhà ở, đặc biệt là những lao động mới lập
nghiệp. Giải quyết khó khăn về nhà ở cho những gia đình có thu nhập trung

1


bình và thấp nhằm thực hiện mục tiêu “mọi người đều có nhà ở” là yêu cầu
cấp bách để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Từ năm 2008 đến
nay, Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện các dự án nhà ở xã hội
quy mô lớn, có bƣớc tiến mới trong công tác phát triển nhà ở xã hội, bƣớc đầu
hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và xây dựng nhà ở xã hội. Tính đến

cuối năm 2011, Trung Quốc đã hoàn thành đƣợc 26,5 triệu căn nhà cho những
hộ khó khăn về nhà ở tại các đô thị, chiếm đến 11% tổng số hộ ở đô thị. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ thì chính sách phát triển nhà ở
xã hội của Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập nên cần phải đi sâu nghiên cứu
để rút ra những gợi ý cho Việt Nam trong chính sách phát triển nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp.
Ở Việt Nam, nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp đƣợc quy định trong
Luật Nhà ở từ năm 2005, tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bất động sản đều nhắm đến phân khúc nhà ở thƣơng mại,
chung cƣ cao cấp. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp bất động sản rất ít
quan tâm đến phân khúc nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp không phải vì
không có nhu cầu. Ngƣợc lại, phân khúc thị trƣờng này đƣợc đánh giá là phân
khúc thị trƣờng có nhu cầu rất cao nhƣng lại ít hoặc khó mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp vì còn quá nhiều các khó khăn trong quá trình hoạt động,
trong khi mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là hƣớng đến tối đa hóa lợi
nhuận, tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Trong điều kiện nguồn lực của doanh
nghiệp là có hạn nên các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn phân khúc thị
trƣờng mang lại lợi nhuận cao hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phát triển thị trƣờng nhà ở cho
ngƣời có thu nhập thấp trong nền kinh tế quốc dân, đề tài "Chính sách nhà ở
cho người thu nhập thấp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam" đã đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc

2


sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình. Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt
lý luận và thực tiễn mà còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện chính
sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để nghiên cứu đề tài, cần phải giải quyết một số câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận về chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp?
- Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Trung Quốc bao gồm
những nội dung nào và được triển khai như thế nào?
- Có thể rút ra những gợi ý gì cho Việt Nam từ kinh nghiệm giải quyết
vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp ở Trung Quốc?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu chính sách nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp ở Trung Quốc; từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận về chính sách nhà ở cho ngƣời thu
nhập thấp;
- Nghiên cứu nội dung và quá trình triển khai các chính sách nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp của Trung Quốc;
- Rút ra một số gợi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm giải quyết vấn đề
nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp của Trung Quốc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chính sách nhà ở cho ngƣời thu
nhập thấp của Trung Quốc.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách nhà ở
cho ngƣời thu nhập thấp và chính sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp của

Trung Quốc.
- Về không gian: chính sách nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp ở
Trung Quốc.
- Về thời gian: chính sách phát triển nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp ở
Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển nhà ở cho ngƣời
thu nhập thấp.
- Phân tích, tìm hiểu chính sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp của
Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, về nội dung chính sách nhà ở cho ngƣời
thu nhập thấp, quá trình triển khai chính sách nhà ở cho ngƣời có thu nhập
thấp của Trung Quốc và qua đó đƣa ra một số đánh giá.
- Rút ra một số gợi ý Việt Nam từ kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở
cho ngƣời thu nhập thấp ở Trung Quốc.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn gồm 4 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề về chính
sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Chính sách nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp ở Trung Quốc
Chƣơng 4: Kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở cho ngƣời thu nhập
thấp ở Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam

4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƢỜI THU NHẬP THẤP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề có nhà ở luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu và mang tính
thời sự cao. Chính vì vậy, từ rất sớm đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
về nhà ở nói chung và chính sách nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp nói riêng,
nổi bật là một số công trình sau:
“The builders: Houses, people, neighborhoods, governments, money”
(tạm dịch: Những nhà xây dựng: Nhà ở, con ngƣời, láng giềng, chính phủ và
tiền bạc) của Martin Mayer, xuất bản năm 1978: Cuốn sách đề cập đến thực
trạng và chính sách nhà ở, đổi mới đô thị, kế hoạch xây dựng thành phố của
Mỹ; các kỹ thuật xây dựng nhà ở trong công nghiệp xây dựng; chính sách về
tiền, ngân hàng, vai trò chính quyền và thuế xây dựng.
“Guidelines on social housing: Principles and Examples” (tạm dịch: Sổ
tay hƣớng dẫn nhà ở xã hội: nguyên tắc và ví dụ) của United Nations – Liên
Hợp Quốc, xuất bản năm 2006: Cuốn sách đƣa ra sơ lƣợc lịch sử phát triển
nhà cửa ở các nƣớc trong thời kỳ chuyển giao. Đồng thời đi sâu làm rõ vai trò
của các chính sách xã hội về vấn đề nhà ở; các yếu tố nhà nƣớc, pháp luật và
kinh tế cho việc phát triển nhà ở xã hội; vai trò của nhà ở xã hội trong kết cấu
xã hội; tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội bên cạnh việc nghiên cứu một số dự
án tiên phong và vấn đề nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp.
“Nhà ở cho người thu nhập thấp: Bài học từ Singapore” của Sim Loo
Lee (2009), Nxb Lao động, Hà Nội đã đề cập tới vấn đề giải quyết nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp ở Singapore. Từ một nƣớc đại đa số ngƣời dân sống
trong các khu ổ chuột, khu định cƣ lụp xụp, nhếch nhác, đến nay 91% ngƣời

5


dân Singapore sở hữu nhà, trong đó có tới 83% ngƣời dân đƣợc sở hữu nhà
giá thấp. Để có đƣợc kết quả này, từ những năm 1960, Singapore đã thiết lập
những định chế hết sức quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển nhà ở

giá thấp. Ví dụ nhƣ Cơ quan Phát triển Nhà ở chuyên phụ trách về quy hoạch
quỹ đất, xây dựng và trợ cấp cho vay đối với ngƣời mua nhà giá thấp hay Quỹ
Tiết kiệm Trung ƣơng trong đó chỉ đạo các tổ chức tuyển dụng lao động đóng
13% và ngƣời lao động đóng góp lƣơng hàng tháng 20% vào Quỹ nhƣ một
khoản tiết kiệm theo lãi suất ngân hàng để sử dụng mua nhà.
Đây là những nguồn tài liệu tham khảo hết sức bổ ích, giúp tác giả có
cái nhìn chung về vấn đề nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp. Ngoài ra, theo tìm
hiểu của tác giả thì có một số công trình nghiên cứu về chính sách nhà ở cho
ngƣời thu nhập thấp ở Trung Quốc nhƣ sau:
Ya Ping Wang and Alan Murie (1999), “Commercial Housing
Development in Urban China”, Urban Studies, Vol. 36, No. 9, pp. 1475-1494
(Tạm dịch: Phát triển nhà ở thƣơng mại ở đô thị Trung Quốc): Tƣ nhân hóa
nhà ở là một trong những điểm chính của chƣơng trình cải cách trong suốt
những năm 1980 và 1990 ở nhiều quốc gia. Cải cách nhà ở của Trung Quốc
đã thu hút đƣợc sự chú ý bởi những đặc điểm độc đáo nên đã có rất nhiều
nhận xét về tổng quan chung chính sách cải cách nhà ở của Trung Quốc. Tuy
nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển
nhà ở thƣơng mại ở các thành phố ở Trung Quốc. Bài nghiên cứu cung cấp
một cách cập nhật về chính sách phát triển nhà ở thƣơng mại ở các thành phố
lớn của Trung Quốc thông qua phân tích mức độ đầu tƣ đầu những năm 1990,
quá trình phát triển, tiêu chuẩn chất lƣợng và thiết kế, thị trƣờng nhà ở thƣơng
mại và quản lý bất động sản nhà ở. Cuối cùng, bài nghiên cứu nhấn mạnh một
số vấn đề về phát triển nhà ở thƣơng mại mà Trung Quốc phải đối mặt nhƣ

6


thiếu hệ thống luật pháp và kiểm soát, chƣa kết hợp đúng giữa nhu cầu và khả
năng thanh toán và bản chất chƣa phát triển của thị trƣờng nhà ở đô thị.
Yingxin Zhu, Borong Lin (2004), “Sustainable housing and urban

construction in China”, Energy and Buildings, 36 (2004), pp. 1287-1297
(Tạm dịch: Xây dựng nhà ở và đô thị bền vững ở Trung Quốc”: Nhằm đảm
bảo cho một quốc gia có đông dân cƣ nhƣ Trung Quốc có thể phát triển một
cách bền vững thì nhiệm vụ cấp thiết là phải làm rõ khái niệm bền vững và áp
dụng nó vào trong việc xây dựng đô thị. Tuy nhiên không thể áp dụng một
cách máy móc kinh nghiệm của các nƣớc phát triển bởi Trung Quốc có những
đặc điểm hết sức riêng biệt nhƣ dân số đông hơn, mật độ các tòa nhà cao hơn
trong khi tỷ lệ năng lƣợng tái sử dụng còn thấp nên cần phát triển công nghệ
xây dựng bền vững có thể ứng dụng ở các khu vực có khí hậu, điều kiện kinh
tế, tập quán dân cƣ khác nhau của Trung Quốc cũng nhƣ đảm bảo bền vững
đối với ngƣời sở hữu và ngƣời sử dụng. Thông qua giới thiệu thực trạng phát
triển công nghiệp xây dựng và tiêu thụ năng lƣợng của các tòa nhà ở Trung
Quốc hiện nay, bài viết phân tích các yêu cầu, đặc điểm và tiêu chuẩn của xây
dựng nhà ở và đô thị bền vững và đề xuất các cách tiếp cận công nghệ cùng
với các giai đoạn khác nhau của thiết kế và xây dựng bền vững nhằm đảm bảo
hợp tác tốt giữa các nhà nghiên cứu, các nhà thiết kế và các nhà xây dựng
thuộc các lĩnh vực khác nhau… Ngoài ra, trong phần khuyến nghị bài viết còn
chỉ ra một số vấn đề cần đi sâu nghiên cứu và giải quyết cũng nhƣ thảo luận
một số vấn đề chính sách liên quan đến phát triển xây dựng đô thị bền vững ở
Trung Quốc.
Ahmed Shafiqul Huque (2005), “Shifting emphasis in the role of the
state: Urban housing reform in China”, Asian Journal of Political Science,
13:2, 53-74, DOI: 10.1080/02185370508434258 (Tạm dịch: Chuyển dịch vai
trò của nhà nƣớc trong cải cách nhà ở đô thị ở Trung Quốc): Nghiên cứu về

7


vai trò của nhà nƣớc và sự kiểm soát của nó trong nền kinh tế ủng hộ việc
giảm vai trò của nhà nƣớc trong quá trình này. Trong khi những nỗ lực này

đƣợc thực hiện rất rõ trong quá trình quản lý kinh tế và chính trị ở các nƣớc tƣ
bản thì ở Trung Quốc lại hoàn toàn ngƣợc lại. Ở Trung Quốc, nhà nƣớc có vai
trò chi phối trong việc sản xuất và phân phối các hàng hóa công cộng và nắm
quyền kiểm soát hiệu quả nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi áp dụng tự do hóa đã
có nhiều thay đổi bao gồm việc giảm vai trò kiểm soát của nhà nƣớc đối với
nền kinh tế. Bài viết đề cập đến sự chuyển dịch vai trò của nhà nƣớc trong quá
trình xây dựng và phân phối nhà ở công cộng ở các khu vực đô thị Trung Quốc.
Jian-Ping Ye & Zheng-Hong Wu (2008), “Urban Housing Policy in
China in the Macro-regulation Period 2004–2007”, Urban Policy and
Research, 26:3, 283-295, DOI: 10.1080/08111140802301740 (Tạm dịch:
Chính sách nhà ở đô thị ở Trung Quốc trong giai đoạn điều tiết vĩ mô 20042007): Bắt đầu từ năm 2004, chính sách nhà ở của Trung Quốc đã bƣớc vào
giai đoạn điều chỉnh. Chính quyền trung ƣơng thử áp dụng các công cụ vĩ mô
để điều tiết thị trƣờng nhà ở đô thị với mục đích cải thiện phát triển nhà ở
trong dài hạn và làm nguội bớt nền kinh tế tăng trƣởng quá nóng một phần
gây nên bởi thị trƣờng nhà ở đƣợc định giá quá cao. Chính phủ địa phƣơng
cũng phải đảm bảo an ninh nhà ở. Do đó, lƣợng cung nhà ở bởi cả thị trƣờng
và chính phủ cần phải đƣợc kết nối với nhau để đáp ứng nhu cầu nhà ở của
dân cƣ đô thị và đảm bảo quyền dân cƣ của những ngƣời có thu nhập thấp và
có điều kiện đặc biệt. Bài nghiên cứu trình bày ngắn gọn tổng quan quá trình
phát triển và cải cách của thị trƣờng và chính sách nhà ở đô thị ở Trung Quốc
giai đoạn 1998-2007; phân tích chính sách nhà ở đô thị hình thành trong giai
đoạn điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô (2004-2007), bao gồm mục tiêu chính sách,
hiệu lực chính sách và hiệu quả chính sách.

8


John R. Logan, Yiping Fang & Zhanxin Zhang (2009), “Access to
Housing in Urban China”, International Journal of Urban and Regional
Research,


Volume

33.4,

December

2009,

pp.

914–935,

DOI:10.1111/j.1468-2427.2009.00848.x (Tạm dịch: Tiếp cận nhà ở ở đô thị
Trung Quốc): cũng giống nhƣ bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng về nhà ở
ở đô thị Trung Quốc cũng bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các chính sách của
chính phủ có đối xử phân biệt với dân nội tỉnh. Trong trƣờng hợp này, các
chính sách chủ yếu liên quan đến tình trạng dân cƣ của họ, bao gồm lịch sử di
cƣ và tình trạng hợp pháp. Thông qua sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát ở 8
thành phố lớn ở Trung Quốc vào năm 2000, nghiên cứu chỉ ra tình trạng dân
cƣ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc tiếp cận nhà ở, những thuận lợi đáng ngạc
nhiên đối với dân di cƣ có hộ khẩu đô thị và những khó khăn dai dẳng mà dân
di cƣ đô thị phải đối mặt cho dù họ sống ở thành phố đó lâu đến đâu.
Gregory C. Chow, Linlin Niu (2015), “Housing Prices in Urban China
as Determined by Demand and Supply”, Pacific Economic Review, 20: 1
(2015), pp. 1-16, doi: 10.1111/1468-0106.12080 (Tạm dịch: Giá cả nhà ở đô
thị Trung Quốc do cầu và cung quyết định): Bài viết nghiên cứu lƣợng cầu và
lƣợng cung đối với nhà ở ở đô thị Trung Quốc từ cuối những năm 1980 khi
thị trƣờng nhà ở đô thị đƣợc thƣơng mại hóa; qua đó chỉ ra giá nhà ở tăng
nhanh bởi do lƣợng cung ảnh hƣởng bởi thu nhập và lƣợng cầu ảnh hƣởng bởi

chi phí xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ co giãn của cầu theo
thu nhập đối với nhà ở đô thị khoảng bằng 1, độ co giãn của cầu theo giá là
khoảng -1,1 trong khi độ co dãn của cung theo giá của tất cả nhà ở là khoảng
0,5. Tác động dài hạn của thu nhập đối với giá nhà ở đô thị theo độ co dãn là
khoảng 0,7 do sự tăng lên về thu nhập làm dịch chuyển đƣờng cầu ra phía
ngoài nhanh hơn đƣờng cung.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Tổ chức Trung ƣơng, 2008. Đề án về chính sách nhà ở cho cán bộ,
công chức năm 2008. Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng, 2008. Báo cáo số liệu về nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội
gửi Bộ Xây dựng tháng 1/2008. Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng, 2009. Đề án chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai
đoạn 2009 – 2015 về Xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng nhà ở xã hội 2009. Hà Nội.
4. Bộ xây dựng, 2014. Báo cáo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về
phát triển và quản lý nhà ở. Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Điện, 2009. Nhà ở xã hội Kinh nghiệm của các nƣớc phát
triển. Tạp chí Xây dựng, số 25, trang15-19.
6. Nguyễn Mạnh Hà, 2008. Phát triển nhà ở xã hội một chính sách an sinh xã
hội. Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, trang39-43.
7. Võ Đại Hiệp, 2014. Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu
nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh. Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Sỹ Liêm, 2007. Cần có chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh. Tạp chí
Người xây dựng, số 16, trang 3-5.

9. Phạm Sỹ Liêm, 2009. Tìm hiểu chính sách nhà ở các nƣớc. Tạp chí Người
xây dựng, số 8/2009.
10. Phạm Sỹ Liêm, 2009. Phát triển nhà ở xã hội và chính sách kích cầu. Tạp
chí Nhà quản lý, số 28, trang 25-26.
11. Dƣơng Thị Bình Minh và các tác giả, 2012. Chính sách phát triển nhà ở
thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn.

10


12. Lê Quân, 2008. Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị. Đại học
Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
13. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật đất đai
13/2003/QH11 tháng 11/2003. Hà Nội.
14. Quốc hội, 2006. Luật kinh doanh bất động sản, Hà Nội: Nxb. Chính trị
quốc gia.
15. Huỳnh Nguyên Dạ Quyên, 2011. Giải pháp phát triển nhà ở xã hội ở
Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
16. Sim Loo Lee, 2009. Nhà ở cho người thu nhập thấp: Bài học từ
Singapore. Hà Nội: Nxb Lao động.
17. Trần Hà Kim Thanh, 2011. Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu
nhập trung bình và thấp. Luận án tiễn sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
18. Thủ tƣớng chính phủ, 2014. Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hà Nội.
19. Nguyễn Khắc Trà, 2009. Các giải pháp về vốn để xây dựng và phát triển
nhà ở đô thị ở Việt Nam hiện nay. Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế.
Hà Nội.

20. UBND Thành phố Hà Nội, 2008. Đề án đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở
xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2007 – 2010. Hà Nội.
21. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, 2002. Thị trường nhà,
đất ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước. Kỷ
yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

11


Tiếng Anh
22. Ahmed Shafiqul Huque, 2005. Shifting emphasis in the role of the state:
Urban housing reform in China. Asian Journal of Political Science,
13:2, 53-74, DOI: 10.1080/02185370508434258.
23. Gregory C. Chow, Linlin Niu, 2015. Housing Prices in Urban China as
Determined by Demand and Supply. Pacific Economic Review, 20: 1
(2015), pp. 1-16, doi: 10.1111/1468-0106.12080.
24. Jian-Ping Ye & Zheng-Hong Wu, 2008. Urban Housing Policy in China
in the Macro-regulation Period 2004–2007. Urban Policy and
Research, 26:3, 283-295, DOI: 10.1080/08111140802301740.
25. John R. Logan, Yiping Fang & Zhanxin Zhang, 2009. Access to Housing
in Urban China. International Journal of Urban and Regional
Research,

Volume

33.4,

December

2009,


pp.

914–935,

DOI:10.1111/j.1468-2427.2009.00848.x.
26. Martin Mayer, 1978. The builders: Houses, people, neighborhoods,
governments, money.
27. United Nations, 2006. Guidelines on social housing: Principles and
examples.
28. Ya Ping Wang and Alan Murie, 1999. Commercial Housing Development
in Urban China. Urban Studies, Vol. 36, No. 9, pp. 1475-1494.
29. Yingxin Zhu, Borong Lin, 2004. Sustainable housing and urban construction
in China. Energy and Buildings, 36 (2004), pp. 1287-1297.

Websites
30.
31.
32.

12


33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.


13



×