Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Pháp luật về đất nông nghiệp của cộng hòa nhân dân trung hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.13 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

MAI HẢI ĐĂNG

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành
: Luật quốc tế
Mã số
: 60 38 60

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI CỦA TRUNG QUỐC

7



1.1.

Lược sử chính sách pháp luật đất đai của Trung Quốc

7

1.2.

Chính sách và pháp luật đất đai của Trung Quốc

9

1.3.

Phân loại đất đai ở Trung Quốc

9

1.4.

Chế độ sở hữu đất đai ở Trung Quốc

10

1.5.

Các hình thức cung cấp đất ở Trung Quốc

21


1.5.1. Đối với đất thuộc sở hữu nhà nước

21

1.5.2. Đối với đất sở hữu tập thể

23

1.6.

Các quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất

25

1.6.1. Các quyền của người sử dụng đất

25

1.6.2. Nghĩa vụ của người sử dụng đất

28

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TRUNG

30

QUỐC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1.


Quy định chung về quản lý đất đai ở Trung Quốc

30

2.1.1. Những quy tắc chung về quản lý đất đai ở Trung Quốc

30

2.1.2. Những quy định về quy hoạch sử dụng đất

31

2.2.

Quy định về quy hoạch đất đai trong nụng nghiệp nông thôn,
làng xã

34

2.3.

Quy định về bảo vệ đất nông nghiệp của Trung Quốc

41

2


2.4.


Quy định về tăng độ phì nhiêu, nâng cao năng lực của đất đai

49

2.5.

Quy định đối với đất nông nghiệp chưa sử dụng

49

2.6.

Quy định đối với đất đai làm nhà ở nông thôn

50

2.7.

Quy định đối với đất đai nông, lâm trường

52

2.8.

Quy định về thu hồi đất và bồi thường khi giải phúng mặt bằng

52

2.8.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất


52

2.8.2. Bồi thường khi thu hồi đất để giải phúng mặt bằng

53

2.8.3. Chính sách thu hồi đất để làm các công trình thủy lợi, thủy điện

56

2.8.4. Những biện pháp xử trí đất nhàn rỗi

60

2.9.

Quản lý nhà nước về đất đai của Trung Quốc

64

2.9.1. Cục Quản lý Đất đai Quốc gia Trung Quốc

64

2.9.2. Hội khoa học đất đai Trung Quốc

66

2.9.3. Viện Đo đạc và Quy hoạch Đất đai Trung Quốc


66

9.2.4. Trung tõm Tư vấn và Định gía Bất động sản Trung Quốc

67

Chương 3:

CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

69

THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ PHÁP LUẬT ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG
QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1.

Quan hệ đất đai và chớnh sỏch đất đai ở nước ta trong quá trình
đổi mới

69

3.1.1. Chính sách ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1980 - 1985

70

3.1.2. Chính sách đất đai ở nước ta từ năm 1986 - 1993


73

3.1.3. Chính sách và pháp luật đất đai từ 1993 đến trước 2003 ở Việt Nam

75

3.1.4. Chính sách và luật đất đai ở Việt Nam từ 2003 đến nay

79

3.2.

Một số bài học kinh nghiệm từ sự thực hiện chính sách đất đai

3

84


trong nông nghiệp ở Trung Quốc
3.2.1. Bài học kinh nghiệm thứ nhất

84

3.2.2. Bài học kinh nghiệm thứ hai

86

3.2.3. Bài học kinh nghiệm thứ ba


87

3.2.4. Bài học kinh nghiệm thứ tư

88

3.3.

Một số kiến nghị

89

KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: đất đai, lao động và
tư bản là những yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất xã hội, đến sự tồn tại
và phát triển xã hội loài người. Theo Mác thì muốn tồn tại và phát triển, con
người phải được thỏa mãn những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại,…hay nói cách
khác là con người phải được đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Để
thỏa mãn những nhu cầu đó, con người phải tiến hành lao động sản xuất. Tất
thảy những hoạt động, những quá trình thực tiễn diễn ra trên đây đều liên

quan trực tiếp hay gián tiếp đến đất đai.
Đất đai còn là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan
trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước [24, tr. 59]. Đối với người nông dân
đất đai còn là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất
nông nghiệp. Bởi vậy, chính sách đất đai có ý nghĩa cả về chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội. Lịch sử phát triển của dân tộc ta từ xưa đến nay cho thấy,
sự phát triển hưng thịnh của đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn

4


nói riêng, một phần rất lớn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của Nhà nước.
Nhờ có những chính sách đất đai phù hợp trong từng giai đoạn cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp và lôi cuốn được hàng chục triệu nông
dân dưới ngọn cờ của Đảng làm cách mạng, lập lên những chiến công hiển
hách, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo, lật đổ chế độ phong kiến
tay sai, đem lại nền độc lập cho dân tộc, ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Từ cơ sở lý luận trên đây, chúng ta nhận thức rằng đất đai là một loại
tài sản quý, là một nguồn lực cực kỳ quan trọng mưu sinh cho sự sống con
người và sự phát triển xã hội loài người. Với tầm quan trọng như vậy, quan hệ
đất đai cũng trở nên hết sức phức tạp và nhạy cảm trong đời sống xã hội, đời
sống con người. Do vậy, chính sách đất đai của Nhà nước có tính quyết định
đến lợi ích kinh tế, chính trị của quốc gia, của dân tộc. Một chính sách đất đai
đúng đắn có tác dụng to lớn đối với vận mệnh chính trị, ngoại giao của một
quốc gia; đối với tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo; đối với quan hệ
huyết thống cộng đồng dân cư trong một đất nước.
Trung Quốc là một quốc gia có số dân hơn 1.3 tỷ người chiếm 21%
dân số toàn cầu. Nhưng đất nông nghiệp của Trung Quốc chỉ có khoảng 100
triệu ha. Con số không tương xứng đó cho ta thấy cần có những chính sách
đất đai, nhất là đối với đất nông nghiệp đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng

của nông dân có tác dụng to lớn, quan trọng như thế nào. Chính sách và luật
pháp đất đai, nhất là đất đai nông nghiệp của Nhà nước Trung Quốc không
ngừng được nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện. Từ thập kỷ 80 thế kỷ XX, Trung
Quốc tiến hành cải cách mở cửa và hội nhập, thực hiện "4 hiện đại hóa" để
xây dựng và phát triển xã hội toàn diện, Trung Quốc cũng bắt đầu cải cách
nông thôn và thi hành chính sách khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình.
Chính sách và pháp luật đất đai của Trung Quốc quy định phải hết sức tiết
kiệm, sử dụng hợp lý đất đai và bảo vệ thiết thực hợp lý đất đai và bảo vệ
thiết thực đất canh tác là quốc sách cơ bản của Nhà nước Trung Quốc. Luật
pháp của Trung Quốc quy định chính quyền nhân dân các cấp cần tiến hành

5


quy hoạch toàn diện, quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và khai thác tài nguyên đất
đai, ngăn chặn mọi hành vi chiếm dụng đất đai phi pháp. Nhà nước Trung
Quốc thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất. Nhà nước đã chia đất
đai thành đất dùng cho nông nghiệp, đất dùng cho xây dựng và đất chưa sử
dụng; lập quy hoạch sử dụng đất dùng cho nông nghiệp, đất dùng cho xây
dựng. Hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng.
Tiến hành bảo hộ đặc biệt với đất dùng cho nông nghiệp. Để thi hành chính
sách và luật pháp về đất đai, Nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đề ra
hàng loạt biện pháp để thực thi hiệu quả.
Nghiên cứu hệ thống các chính sách, pháp luật và các biện pháp sử
dụng đất đai của Trung Quốc trong những năm gần đây và từ đó rút ra những
kinh nghiệm quý cho Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Với ý nghĩa
quan trọng như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Pháp luật về đất nông nghiệp
của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Làm rõ nhận thức vai trò hệ thống chính sách về đất đai trong nông
nghiệp và sự tác động của chúng.
- Hiểu biết cơ bản về chính sách cải cách đất đai của Trung Quốc; chế
độ sở hữu đất đai ở Trung Quốc; các quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng
đất ở Trung Quốc.
- Tác động tích cực và hiệu quả các chính sách đất đai đối với sự phát
triển nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực hiện các chính sách đất
đai nông nghiệp ở Trung Quốc vào thực tiễn Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thể
như sau: tổng hợp tài liệu, tư liệu đó nghiên cứu pháp luật về đất nông nghiệp

6


của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; tổng hợp một số kinh nghiệm, từ đó đề
xuất những giải pháp, kiến nghị về chính sách pháp luật đất nông nghiệp của
Việt Nam trong thời gian tới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đối với
xã hội.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa trong thời kỳ cải cách mở cửa. Từ đó, rút ra những bài
học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích về thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn cụ thể
nền kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu:
- Chính sách pháp luật về đất đai nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa.
- Chế độ sở hữu đất đai và các quyền của người sử dụng đất đai của
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Chính sách đối với đất nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm
gần đây (thời kỳ cải cách mở cửa và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Trung Quốc).
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật của Trung Quốc
- Thực trạng đất đai nông nghiệp ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm
về thực hiện chính sách đất đai nông nghiệp ở Trung Quốc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách và
pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận văn có sử dụng một số phương pháp

7


khác như phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, mô tả và so sánh, kết
hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
5. Những công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận văn
- PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (chủ biên): Về chính sách nông nghiệp
ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, 2007.
- PGS.TS. Ngô Đức Cát (Chủ biên): Phân tích chính sách nông
nghiệp, nông thôn, Nxb Thống kê, 2001.
- GS.TS. Lâm Quang Huyên: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb khoa
học xã hội, 2002.
- Đào Xuân Mùi: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở
Ngoại thành Hà Nội. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2002.
- PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên): Vấn đề tam nông ở Trung Quốc Thực trạng và giải pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, 2008.
Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết, báo cáo về tình hình phát triển nông
nghiệp; các chính sách nông nghiệp, chính sách đất đai nói chung và chính
sách đất đai trong nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có

công trình nghiên cứu nào trùng với đề tài và đất đai vẫn là yếu tố cơ bản và
lâu dài để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quan điểm của Đảng ta, thực
tiễn đã chứng tỏ, chính sách đất đai đối với nước ta không chỉ là vấn đề kinh
tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.
6. Kết quả dự kiến của luận văn
6.1. Kết quả khoa học
- Đánh giá thực trạng về quá trình cải cách chính sách, pháp luật đất
đai của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; chỉ ra những tác động tích cực và hiệu

8


quả các chính sách pháp luật về đất đai nông nghiệp đối với sự phát triển nền
kinh tế - xã hội Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa
- Hệ thống hóa hệ thống các chính sách và luật pháp về đất đai, đặc
biệt là đất nông nghiệp của Nhà nước Trung Hoa.
- Đề xuất quan điểm và định hướng đưa ra những bài học kinh nghiệm
từ thực hiện các chính sách pháp luật đất đai nông nghiệp ở Trung Quốc vào
thực tiễn Việt Nam.
6.2. Kết quả ứng dụng
Luận văn sẽ nêu những kiến nghị về chính sách pháp luật đất đai trong
nông nghiệp, cung cấp những luận cứ quan trọng cho việc hoàn thiện chính
sách đất nông nghiệp nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về chính sách pháp luật đất đai của Trung Quốc.
Chương 2: Các quy định hiện hành của Pháp luật Trung Quốc về đất
nông nghiệp.
Chương 3: Chính sách đất đai nông nghiệp ở Việt Nam thời kỳ đổi

mới và các bài học kinh nghiệm từ pháp luật đất nông nghiệp của Trung Quốc
đối với Việt Nam.

9


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
CỦA TRUNG QUỐC

1.1. LƯỢC SỬ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc thực hành chế độ đất đai công hữu, tức là chính sách sở hữu
toàn dân và chính sách sở hữu tập thể của nông dân về đất đai
Hiến pháp quy định về chế độ sở hữu đối với đất đai; chế độ sử dụng đất
đai; chế độ sử dụng và bảo vệ đất đai canh tác nông nghiệp [5, tr. 16].
Luật dân sự và luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đặt ra
những quy định như chủ thể quyền đối với tài sản là đất đai, các hình phạt đối với
các hành vi phạm pháp trong lĩnh vực đất đai v.v… Trung Quốc cho đến nay vẫn
chưa ban bố được "Luật Đất đai" mà chỉ xuất phát từ góc độ quản lý để ban hành
Luật Quản lý đất đai và Luật Quản lý nhà cửa ở thành phố. Nhưng trong nội dung
Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc đã quy định về cả chế độ sử dụng đất và
quản lý đất đai.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đặc biệt coi trọng cải cách chính sách,
pháp luật đất đai, coi đó là một nội dung hết sức quan trọng của cải cách kinh tếxã hội, cải cách xí nghiệp quốc hữu.
Để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa và công việc cải cách mở cửa, từ những năm 70 của thế kỷ 20 trở lại đây
việc cải cách và hoàn thiện các chính sách và pháp luật về quản lý đất đai của
Trung Quốc thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, về mặt chế độ sử dụng đất đai đã có những cải cách lớn. Trong

thời kỳ kế hoạch hóa đã thực hành chính sách sử dụng đất đai không mất tiền,
không kỳ hạn, không cho phép chuyển nhượng. Do vậy, với tư cách là chủ sở hữu
10


nhưng nhà nước không thu được lợi ích kinh tế, tài sản đất đai quốc gia bị thất
thoát, đất đai không được sử dụng có hiệu quả, chế độ sử dụng đất đai không đáp
ứng được yêu cầu khách quan của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, gây
trở ngại cho sự phát triển kinh tế. Việc cải cách chế độ sử dụng đất đai diễn ra từ
năm 1986. Trên cơ sở phân tách quyền sở hữu, quyền sử dụng, thực hiện chế độ
sử dụng mới là có trả tiền, có kỳ hạn và được chuyển nhượng theo pháp luật, làm
cho đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt tham gia vào lưu thông thị
trường, thay đổi cơ bản việc giao đất từ đơn thuần bằng các biện pháp hành
chính, chuyển sang việc cung ứng đất đai chủ yếu bằng cơ chế thị trường, xây
dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đất đai
hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả.
Thứ hai, tư tưởng chỉ đạo về mặt xây dựng pháp luật đã có cải cách rất lớn.
Trước năm 1998 trọng điểm là cải cách đối với xây dựng ở đô thị; sau năm 1999
trọng điểm là bảo hộ đất canh tác nông nghiệp.
Thứ ba, là cải cách về mặt chế độ thẩm định xét duyệt về đất đai. Trước
năm 1998 thực hành chế độ phê duyệt đất đai phân cấp và theo hạn mức; sau năm
1999 thực hành chế độ quản lý chủ yếu theo mục đích sử dụng.
Luật Quản lý đất đai hiện hành được ban hành năm 1986, có hiệu lực từ
ngày 01/1/1987, đã được sửa đổi hai lần. Lần thứ nhất được sửa đổi theo nội dung
chính được sửa đổi trong Hiến pháp năm 1988, quy định quyền sử dụng đất đai
thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể có thể được chuyển nhượng theo đúng
pháp luật. Lần sửa đổi thứ hai được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc khóa IX, tháng 8 năm 1998, việc sửa đổi lần này được tiến
hành theo chủ đề trọng tâm và thiết thực là để bảo vệ đất canh tác và quản lý đất
đai theo mục đích sử dụng; chia đất đai thành đất nông nghiệp, đất xây dựng và đất

chưa sử dụng. Nghiêm khắc hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây
dựng, khống chế tổng lượng đất xây dựng, thực hiện bảo vệ đặc biệt đất canh tác.
11


1.2. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA TRUNG QUỐC

Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Đại
hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa IX, tháng 8 năm 1998, có hiệu lực từ ngày
01/01/1999 quy định: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện chế độ công
hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, tức là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập
thể của quần chúng lao động. Sở hữu toàn dân, tức là quyền sở hữu đất đai thuộc
sở hữu nhà nước do Quốc vụ viện thay mặt nhà nước thực hiện. Mọi đơn vị và cá
nhân đều không được xâm chiếm, mua bán hoặc bằng những hình thức khác nhau
để chuyển nhượng phi pháp đất đai. Quyền sử dụng đất đai có thể chuyền nhượng
theo luật định [26, tr. 2].
Theo Điều 8 Luật Quản lý đất đai; đất đai thành phố (đô thị) thuộc sở hữu
nhà nước. Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, trừ đất do pháp luật quy định thuộc
sở hữu nhà nước, đều thuộc sở hữu của tập thể nông dân; đất thổ cư, đất phần trăm,
đồi phần trăm đều thuộc sở hữu tập thể nông dân.
Theo Điều 10 Luật Quản lý đất đai thì đất đai thuộc sở hữu tập thể nông
dân theo luật định thuộc sở hữu tập thể nông dân nông thôn, thì tổ chức kinh tế tập
thể thôn hoặc Hội đồng dân làng kinh doanh, quản lý; trường hợp đất đai đã thuộc
sở hữu tập thể nông dân của hai tổ chức kinh tế tập thể nông thôn trở lên trong
thôn, thì do từng tổ chức kinh tế tập thể nông thôn hoặc tổ dân làng kinh doanh,
quản lý; trường hợp đất đai đã thuộc sở hữu tập thể nông dân xã (trấn), thì do tổ
chức kinh tế tập thể nông thôn xã (trấn) kinh doanh, quản lý.
1.3. PHÂN LOẠI ĐẤT ĐAI Ở TRUNG QUỐC

Theo Điều 4 Luật Quản lý đất đai nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì

Nhà nước thi hành chế độ quản chế mục đích sử dụng đất đai. Nhà nước đưa ra quy
hoạch tổng thể sử dụng đất, quy định mục đích sử dụng đất đai, chia đất thành đất
nông nghiệp, đất xây dựng và đất chưa sử dụng. Nghiêm khắc hạn chế chuyển đổi
12


đất nông nghiệp thành đất xây dựng, khống chế tổng lượng đất xây dựng, thực hiện
bảo vệ đặc biệt đất canh tác.
Đất nông nghiệp nói ở trên là chỉ đất trực tiếp dùng trong sản xuất nông
nghiệp, bao gồm đất canh tác, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, đất dùng trong thủy lợi tưới
tiêu, đất ao hồ dùng trong chăn nuôi.
Đất xây dựng là chỉ đất dùng xây dựng các công trình kiến trúc, cấu trúc
bao gồm đất dùng xây dựng các cơ sở công cộng, đất dùng trong công nghiệp
khoáng sản, đất dùng cho các cơ sở giao thông, thủy lợi, đất dùng cho lu lịch, đất
dùng cho các cơ sở quân sự.
Đất chưa sử dụng là chỉ đất ngoài đất nông nghiệp và đất xây dựng.
Sự phân loại đất đai trên đây cho phép Quốc vụ viện, chính quyền nhân dân
các cấp, các cơ quan quản lý sử dụng đất quy hoạch và thiết kế cụ thể chế độ sử
dụng từng loại đất theo mục đích cụ thể và khống chế nghiêm ngặt việc chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng.
1.4. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở TRUNG QUỐC

Theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý đất đai của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa năm 1999 thì Đất đai thành phố thuộc sở hữu Nhà nước. Đất nông thôn
và ngoại ô thành phố, trừ đất do pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước, đều
thuộc sở hữu của tập thể nông dân; đất thổ cư, đất phần trăm, đồi phần trăm đều
thuộc sở hữu tập thể nông dân.
- Đất nông nghiệp tại nông thôn thuộc sở hữu tập thể (đại diện là ban lãnh
đạo thôn do người dân trong thôn bầu ra). Ban lãnh đạo thôn căn cứ số nhân khẩu
thực tế trong thôn tại thời điểm giao khoán đất, thực hiện việc giao khoán đất nông

nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong thôn sử dụng. Thời gian giao khoán đất nông
nghiệp là 30 năm; diện tích đất nhận khoán được sử dụng ổn định trong suốt thời
gian nhận khoán. Người nhận khoán đất nông nghiệp có quyền cho thuê quyền sử
13


dụng đất (người thuê phải sử dụng đúng mục đích), để thừa kế quyền sử dụng đất,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo
mục đích sử dụng đã được xác định.
- Chế độ sử dụng đất nông nghiệp về nguyên tắc vẫn tuân thủ chế độ sở
hữu tập thể được quy định trong Luật Quản lý đất đai năm 1999 [26, tr. 2]. Tuy
nhiên, để đáp ứng yêu cầu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao mức
thu nhập của người nông dân trong chính sách tam nông của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, vài năm gần đây một số quy định trong chế độ sử dụng đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và quyền của người được giao khoán
đất nông nghiệp ngoài quyền được cho thuê, được góp vốn còn được bổ sung thêm
quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất.
Nhìn tổng thể thì từ trước đến nay, ở Trung Quốc thi hành chế độ công hữu
về đất đai, tức là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của nông dân về
đất đai. Pháp luật đã quy định đất đai trong khu vực đô thị của thành phố thuộc sở
hữu Nhà nước. Đất đai ở nông thôn và ngoại ô đô thị thuộc sở hữu tập thể của
nông dân (ngoài phần sở hữu nhà nước do luật định); đất làm nhà ở, đất tự canh,
đất đồi núi thuộc sở hữu tập thể nông dân. Đất thuộc sở hữu toàn dân chiếm 53%;
đất thuộc sở hữu tập thể chiếm 46% và đất chưa rõ sở hữu chiếm 1% [23, tr. 7].
Theo sự phân chia đất đai căn cứ vào đặc trưng về sở hữu thì đất sở hữu
nhà nước chủ yếu là đất xây dựng, còn đất sở hữu tập thể chủ yếu là đất nông
nghiệp, tỷ lệ đất xây dựng thuộc sở hữu tập thể là không lớn. Đất chưa sử dụng do
Nhà nước quản lý và có kế hoạch khai thác; khi đưa vào sử dụng thì tùy thuộc vào
đặc điểm cụ thể có thể thuộc một trong hai loại sở hữu. Nhà nước có quy định
hướng dẫn cụ thể cách xác định (cục Quản lý ruộng đất quốc gia đã ban hành "Một

số quy định vê xác định Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất" ngày 11/3/1995 có
quy định rõ cách xác định chế độ sở hữu cho các loại đất đã cấp sử dụng trước đây
theo Luật cải cách ruộng đất nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1950 và bản
14


dự thảo sửa đổi Điều lệ công tác công xã Nhân dân nông thôn tháng 9/1962
(thường gọi Điều lệ 60) và các loại đất sử dụng mới và thay đổi mục đích sử dụng
do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội).
Sở hữu toàn dân tức là quyền sở hữu đất đai của Nhà nước thì do Quốc vụ
viện thay mặt Nhà nước để thực hiện. Sở hữu tập thể của nông dân lao động, gồm
các chủ thể đại diện sở hữu sau [23, tr. 7].
- Đội sản xuất (cụm dân cư) hay còn gọi là kinh tế xã, (hợp tác xã) chiếm
80-90% đất đai. Sau khi giao khoán được giữ lại khoảng 50% để cho thuê (tạo kinh
phí dùng vào việc chung).
- Ủy ban thôn (một số cụm).
- Ủy ban xã, thị trấn (một số thôn).
Như vậy Quốc vụ viện thực hiện hai vai trò đối với đất đai: vai trò của chủ
sở hữu đối với đất đô thị và vai trò quản lý nhà nước đối với toàn bộ đất đai.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai ở Trung Quốc được tách riêng và có quy
định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Đất sở hữu nhà nước và đất sở hữu tập thể
nông dân có thể giao cho các đơn vị hoặc cá nhân sử dụng theo quy định của pháp
luật. Đơn vị hay cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý
đất đai.
Trong thời kỳ cải cách, đổi mới, mở cửa ở nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa vài thập kỷ gần đây đã diễn ra những cuộc hội thảo, tranh luận với nhau về
chế độ sở hữu ruộng đất giữa các nhà khoa học. Có ba loại ý kiến khác nhau về chế
độ sở hữu đất đai [60].
Thứ nhất, loại chủ trương tư hữu về đất đai.
Những người chủ trương tư hữu về ruộng đất cho rằng thực hiện chế độ này

có khả năng kết hợp trực tiếp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để kinh doanh
(quyền kinh doanh). Điều này ngăn chặn được những căn bệnh tách hai quyền đó
15


ra. Mặt khác, chủ trương tư hữu ruộng đất có thể giải quyết được vấn đề quyền sở
hữu không rõ ràng đang tồn tại trong chế độ ruộng đất hiện hành, làm cho ruộng
đất thực sự trở thành hàng hoá tham gia vào thị hiệnng và tạo ra một cơ chế tập
trung ruộng đất thông qua việc lưu thông ruộng đất.
Thứ hai, loại chủ trương sở hữu nhà nước về ruộng đất
Những người chủ trương thực hiện chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất
cũng như những người chủ trương duy trì chế độ sở hữu tập thể hiện tại đều phản
đối chủ trương thực hiện chế độ tư hữu ruộng đất. Họ cho rằng chế độ tư hữu
ruộng đất không phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc cả về lý luận cũng
như thực tiễn. Không thể giải thích với quần chúng nhân dân rằng hàng mấy chục
năm ruộng đất đã thực hiện chế độ công hữu nay lại trở lại chế độ sở hữu tư nhân.
Có phải là sự thất bại của chế độ công hữu ruộng đất? Nếu tuyên bố đất của ai đã
nhận khoán là đất sở hữu riêng của họ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, làm nảy sinh
nhiều mâu thuẫn xã hội.
Thứ ba, loại chủ trương sở hữu tập thể về ruộng đất
Những người chủ trương sở hữu tập thể về ruộng đất cho rằng những căn
bệnh hiện tại không phải do chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất gây ra mà là do sau
khi tách quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất thì quyền sở hữu ruộng đất
không rõ ràng và quyền sử dụng, kinh doanh ruộng đất chưa được thực hiện linh
hoạt. Vì vậy đối với việc cải cách chế độ ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc, họ
chủ trương xác định rõ ràng và ổn định quyền sở hữu tập thể, để cho quyền sử
dụng ruộng đất được thực hiện linh hoạt, xây dựng và hoàn thiện cơ chế lưu
chuyển ruộng đất, thay chế độ sử dụng và chuyển nhượng ruộng đất không có bồi
thường của các hộ nông dân bằng chế độ sử dụng và chuyển nhượng ruộng đất có
bồi thường.

* Những người chủ trương chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất không
đồng ý với những người chủ trương chế độ sở hữu tập thể. Họ cho rằng nếu duy trì
16


chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất thì không những không đạt được mục tiêu mà
có thể xẩy ra hiện tượng là việc cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng
đất có bồi thường trên cơ sở chế độ sở hữu đó sẽ khiến cho những người dân Trung
Quốc chiếm trên 70% dân số cả nước vĩnh viễn bị buộc chặt vào những lợi ích về
ruộng đất. Họ còn cho rằng sở hữu tập thể về ruộng đất không những làm cho quyền
tài sản bị đóng băng lại, làm cho ruộng đất bị phân tán trong tay của rất nhiều người
mà còn gây ra một hiện tượng rất hiếm thấy trên thế giới là một lực lượng dân số rất
đông đảo của Trung Quốc chiếm hữu ruộng đất do tất cả mọi người trong tập thể
đều có phần cả. Điều đó rất bất lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hiện đại hóa ở
Trung Quốc.
Những người chủ trương chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là ưu việt
nhất, làm cho ruộng đất không những trở thành hàng hóa, phát huy tích cực trong
cơ chế thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sử dụng ruộng đất hợp lý mà còn
hoàn toàn khắc phục được tình trạng ruộng đất ngày càng bị chia nhỏ. Nó giúp cho
Nhà nước thống nhất thu địa tô và dùng địa tô đầu tư lại cho nông nghiệp. Nó giúp
cho Nhà nước làm tốt công tác quy hoạch ruộng đất.
* Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng việc giải quyết vấn đề cải cách
và đổi mới chế độ sở hữu ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc phải xuất phát từ
những thực tế cơ bản của nước này. Từ đó đưa ra những phương hướng, đường lối
cải cách:


Trung Quốc là nước XHCN và quyết tâm đến cùng đường lối xây dựng

CNXH ở cả thành thị và nông thôn.



Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã xóa bỏ chế độ tư

hữu về ruộng đất thay bằng chế độ công hữu với hình thức sở hữu chủ yếu là sở
hữu tập thể của nông dân. Hiện nay, mặc dù một số pháp quy của Trung Quốc như
Luật dân sự, Luật Quản lý đất đai vẫn chưa xác định rõ chủ thể của sở hữu tập thể
nhưng nguyên tắc sở hữu tập thể về ruộng đất thì đã được trình bày rõ ràng.
17




Nhà nước Trung Quốc giữ vững con đường xã hội chủ nghĩa, tích cực

thực hiện hiện đại hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Theo các nhà khoa
học thì chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất hiện nay ở Trung Quốc là không phù
hợp với đòi hỏi của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên,
sự không phù hợp không phải là chế độ sở hữu tập thể mà là những cách làm,
những biện pháp thực hiện nó phản ánh tính chất và đặc điểm của tiểu nông truyền
thống (chia đều ruộng đất…). Thực ra chế độ sở hữu tập thể đối lập với tiểu nông,
nó được thiết lập với quá trình cải tạo kinh tế tiểu nông.
Từ sự phân tích trên, các nhà khoa học đưa ra một số kết luận.
Một là, nếu Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa xã hội và kiên trì chủ nghĩa xã
hội ở nông thôn thì không nên thực hiện chế độ tư hữu ruộng đất ở nông thôn mà
phải thực hiện chế độ sở hữu nhà nước.
Hai là, quốc hữu hóa ruộng đất ở nông thôn tuy không mâu thuẫn với
những kết luận nói trên, song lại rất khó thực hiện. Khi chế độ sở hữu tập thể đã ăn
sâu vào tư tưởng nông dân Trung Quốc thì việc quốc hữu hóa không những sẽ gặp
phải sự chống đối của họ một cách tự giác, mà việc ép buộc thực hiện cũng sẽ

không mang lại hiệu quả.

Ba là, việc giữ vững chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất sẽ không gặp
phải bất cứ trở ngại xã hội nào và cũng sẽ không mâu thuẫn mà hoàn
toàn đồng nhất với phương hướng hiện đại hóa nông nghiệp và phát
triển nông thôn Trung Quốc từ nay về sau. Thực tế, phát triển của nền
kinh tế nông thôn Trung Quốc trong những năm gần đây đã cho thấy
trong thời kỳ đầu thực hiện chế độ khoán sản phẩm ở những nơi mà
nền kinh tế tập thể không bị tổn hại, sau đó còn phát triển tương đối
tốt và được tăng cường tương đối mạnh mẽ, thì sản xuất nông
nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp ở nơi đó tốt hơn nhiều, nhanh
hơn nhiều so với những nơi mà nền kinh tế tập thể bị phá hoại và
18


phát triển yếu ớt. Từ đó có thể thấy rằng, ít nhất trong một thời gian
tương đối dài nữa nông thôn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất
đai để hình thành phát triển thị trường bất động sản ở Việt nam, Đề tài
khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003
và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai,
Nxb Bản đồ, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo số 47/BC BTNMT ngày 21/03
về kết quả rà soát văn bản qui phạm pháp luật đang còn hiệu lực, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) Báo cáo về kết quả nghiên cứu, khảo sát
về chính sách đất đai tại Trung Quốc, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (1994), Luật Quản lý nhà đất đô thị của Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa, Tài liệu dịch tham khảo, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 394/BXD-QLN ngày 10/03 về bán nhà thuộc sở
hữu nhà nước theo Nghị định 61/CP, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hoàn thiện cơ
chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính đối với việc cấp phép các
dự án kinh doanh bất động sản, Hội thảo khoa học, ngày 27/6 tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
8. Ngô Đức Cát (Chủ biên) (2001), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2007), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19


10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/ NĐCP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất
đai, Hà Nội.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Hà
Nội.
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐCP hướng dẫn thi hành luật nhà ở,
Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02 về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn
để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới, Hà Nội.
14. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 08/5 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
15. Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7 của Chính phủ qui

định về khung giá đất, Hà Nội.
16. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01/8 của Thủ tướng Chính
phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường để
góp phần bình ổn giá bất động sản, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 15/10 qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
18. Chính phủ (2008), Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về thu
tiền sử dụng đất, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20


21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Báo cáo của Đoàn nghiên cứu khảo sát về
chính sách, pháp luật đất đai của Trung Quốc, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
26. Luật Quản lý đất đai nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1999).
27. Luật Quản lý nhà đất đô thị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994)

28. Lý Miên (chủ biên), Mục lục toàn tập văn bản pháp luật pháp quy hiện hành về
tài sản nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tôn Gia Huyên dịch
(Tài liệu tham khảo của Bộ Tư pháp).
29. Phạm Hữu Nghị (1997), "Tiếp tục đổi mới hoàn thiện luật đất đai trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (6).
30. Phạm Hữu Nghị (2008), Bài giảng về quyền sở hữu đất đai và pháp luật đất
đai 20 năm qua, Chuyên đề Luật đất đai cho lớp Cao học 12, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1946,
1959, 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội.
33. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.
34. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

21


35. Quốc hội (1998), Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
36. Quốc hội (2001), Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
37. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
40. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
41. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 57/2006 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội.
42. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
43. Nguyễn Mạnh Tuân (2009), Chính sách đất đai Nông nghiệp của Trung Quốc,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Quang Tuyến (2004), Tìm hiểu Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.

45. Nguyễn Quang Tuyến (2005), Giáo trình luật đất đai, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
46. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 26/2008 ngày 28/05
quy định về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở đối với
thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư hình thành từ ngày 18/12/1980 đến
trước ngày 01/07/2004 và kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách
thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
TIẾNG ANH

47. Constitution of the People's Republic of China 1993.
48. Claude AUBERT and Li Xiande: Peasant burden "Taxes and levies imposed on
Chinese farmers", paper published in Agricultural Policies in China after

22


WTO after WTO Accession, OCED, Paris, 2002/Collection "China in the
Global Economy".
49. Li Xiande: "Rethinking the peasant burden: Evidence from a Chinese village",
paper presented for the Sixth Conference on Agricultural and Rural
Development in China, Netherland, 2000.
50. Thomas P.Bernstein and Lu Xiaobo: "Taxation without Representation:
Peasants, the Central and the Local States in Reform China", in The China
Quaterly, No.163, 2000.
51. John. B. Corgel, David. Cling (2001), Real estate perspectives, Boston, 2001
TRANG WEB

52. www.allacademic.com/meta
53. www.base.china-europa-forum.net
54. www.hanoi.gov.vn

55. www.hanoimoi.com.vn/vn
56. www.hicnet.org/articles
57. www.lawinfochina.com/Legal/index.asp
58. www.moc.gov.vn/Vietnam
59. www.mofa.gov.vn/vnemb.china
60. www.mlr.gov.cn/mlrenglish/
61. www. monre.org.vn
62. www.npc.gov.cn/englishnpc/news/
63. www.routledge.com/books/Chinas-Peasant-Burden-and-Reform-Policy
64. www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news

23



×