Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.74 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO
TỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

HÀ NỘI - 2009


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận văn
Ngày 1/1/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Sau 12 năm đàm phán, ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Gia nhập WTO
mang lại nhiều cơ hội song cũng có không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Trở thành thành viên của
WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu song
cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách và tự do hoá thương mại, bên cạnh
đó còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và trên
thị trường quốc tế.
Đối với mỗi quốc gia, nông nghiệp là một khu vực địa kinh tế không chỉ
nuôi sống cư dân nông thôn mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho cư dân
thành thị, là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Thu nhập từ xuất khẩu
nông sản cũng là nguồn thu ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các hàng hoá khác cho
nền kinh tế. Với các nước nghèo và đang phát triển thì nông nghiệp là lĩnh vực ảnh


hưởng trực tiếp đến cuộc sống của đa số nhân dân vì phần lớn dân cư những nước
này đang sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, hầu hết các nước
phát triển cũng đều có những chính sách nhất định để bảo vệ sản xuất và xuất khẩu
nông sản của họ để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định xã hội.
Với những đặc điểm sinh học và xã hội của mình, nông nghiệp đã trở thành
chủ đề tranh cãi từ thời GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và
nay là WTO giữa hai nhóm nước thành viên là các nước đang phát triển và các
nước phát triển với nội dung xoay quanh Hiệp định nông nghiệp. Thực thi Hiệp
định là bắt buộc đối với mọi thành viên của WTO, tuy nhiên, các cam kết trong
lĩnh vực nông nghiệp của WTO chưa hẳn đã đạt được sự đồng thuận giữa các
thành viên do có một số ngoại lệ khi áp dụng các điều khoản của Hiệp định, các


nước phát triển đã khai thác, áp dụng triệt để các ngoại lệ này và gây ra nhiều khó
khăn cho các nước đang phát triển.
Mặc dù sau hơn 20 năm đổi mới nhưng nước ta vẫn là một nước nông
nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 20,73% GDP (năm 2006) và ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống của hơn 73% dân số, đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu
chủ lực trong nền kinh tế [4, năm 2006].
Sau hơn hai năm là thành viên WTO, mặc dù các tác động của việc gia nhập
WTO đến nền kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng chưa hẳn đã
rõ nét song việc đánh giá các tác động tới xuất khẩu hàng nông sản là cần thiết để
chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn và đưa ra định hướng phát triển cho xuất khẩu
hàng nông sản nước ta phù hợp với các quy định của WTO, phát huy mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững và hội nhập quốc
tế thành công. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Tác động của việc gia nhập WTO tới
xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Gia nhập WTO là một sự kiện kinh tế đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong
những năm gần đây. Sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học. Trước và sau khi nước ta gia nhập WTO, có nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết về lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thời WTO như:
“Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO: các kịch bản tương lai” tác giả
Phạm Quang Diệu, Viện Chính sách và Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Bộ NN&PTNT), năm 2004. Tác giả đã đưa ra một số mô hình nghiên
cứu và dự báo xu hướng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam dau khi nước ta
gia nhập WTO.
“Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các quy
định trong hiệp định khu vực và đa phương”, Viện Chính sách và Chiến lược
phát triển nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, tháng 1 năm 2005. Dựa trên việc phân tích
các hiệp định khu vực và đa phương mà nước ta tham gia, các tác giả đã phân tích,


so sánh và đánh giá các chính sách nông nghiệp của nước ta và kiến nghị một số
giải pháp chính sửa để các chính sách nông nghiệp nước ta đáp ứng được yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
“Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập AFTA”, báo cáo nghiên cứu, Quỹ Nghiên cứu ICARDMISPA TOR, số MISPA/2003/06, tháng 8 năm 2005. Các tác giả đã phân tích các
điều kiện sản xuất trong nước, các điều kiện quốc tế khi nước ta hội nhập AFTA.
Qua đó tổng kết, đánh giá năng lực cạnh tranh một số nông sản chính của nước ta.
“Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam”,
báo cáo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, Bộ
NN&PTNT, tháng 4 năm 2005. Báo cáo tổng kết quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của ngành nông nghiệp Việt Nam, những thay đổi trong chính sách nông nghiệp và
những tiến triển trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản.
“Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông nghiệp”,
Đặng Kim Sơn, Phạm Minh Trí, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp, Bộ NN&PTNT, năm 2006. Qua phân tích, tổng kết các số liệu, tác giả đã
đánh giá năng lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
nước ta. Các doanh nghiệp nước ta quy mô nhỏ cả về nguồn vốn và nguồn nhân

lực, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, chưa đồng bộ… điều này gây nhiều
hạn chế khi các doanh nghiệp nước ta hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
“Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”, Nguyễn Xuân Trình
chủ biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Tác giả nghiên cứu quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp nước ta, trong đó nghiên cứu một số
mặt hàng tiêu biểu là chè, cà phê, hạt điều đến năm 2005.
Tạp chí Phát triển kinh tế, số 199, tháng 5 năm 2007, PGS.TS. Nguyễn
Trọng Hoài và ThS. Võ Tất Thắng có bài viết: “Cam kết gia nhập WTO và tác
động đối với nông nghiệp Việt Nam”. Tác giả đã phân tích một số cam kết có ảnh


hưởng đến ngành nông nghiệp nước ta, phân tích kinh nghiệm qua nghiên cứu một
số biến động của nông nghiệp Trung Quốc và Mexico sau khi gia nhập WTO. Tác
giả đã dự báo xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa ra một số
giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta trong bối cảnh
hội nhập WTO.
Trên Tạp chí Kinh tế và phát triển số 121, tháng 7/2007 PGS.TS. Phạm Văn
Khôi (Đại học Kinh tế quốc dân) có bài viết: “Chính sách phi thuế quan và thuế
quan đối với hàng nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO” .
“Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO
đến thay đổi xuất khẩu và thể chế”, tháng 5 năm 2008, các tác giả của Dự án hỗ
trợ thương mại đa biên (MUTRAP II) – Hor 9. Nghiên cứu đã tổng kết, so sánh
tình hình xuất khẩu, một số thay đổi trong chính sách xuất khẩu của nước ta một số
năm trước khi gia nhập WTO và năm 2007. Sơ bộ đánh giá tác động của việc gia
nhập WTO tới xuất khẩu một số mặt hàng nông sản nước ta qua so sánh số liệu
năm 2007.
Hội thảo tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt Nam gia
nhập WTO, tháng 4 năm 2009, Bộ Công thương. Các tham luận của các đại biểu
đã tổng kết, đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp, dịch vụ nước ta. Theo đó, tác động đến nền sản xuất nông nghiệp
nước ta sau 2 năm gia nhập WTO (2007; 2008) cũng chưa rõ nét, một phần do tác
động cộng hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã dự báo, tổng kết tình hình
phát triển của xuất khẩu hàng nông sản nước ta trong bối cảnh hội nhập WTO. Tuy
nhiên, trong thời gian ngắn, các tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh
tế và xuất khẩu nông sản chưa thực sự rõ nét và vẫn cần những nghiên cứu tiếp
theo để tổng kết, đánh giá tác động của việc gia nhập WTO trong bối cảnh mới,
qua đó đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển tốt hơn cho thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là đánh giá tác động của việc
gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, đưa ra một số kiến nghị
và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của nước ta trong thời gian tới. Để
hoàn thành được mục tiêu này, luận văn sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá các nội dung cam kết và những điều chỉnh chính sách của
Việt Nam liên quan đến xuất khẩu hàng nông sản khi nước ta gia nhập WTO.
- Đánh giá các tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng
nông sản nước ta trên cơ sở lý thuyết và thực tế.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, những quan điểm, định hướng, mục tiêu phát
triển ngành nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản, luận văn sẽ đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Các tác động đối với xuất khẩu hàng nông sản khi nước ta gia nhập WTO.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực tiễn xuất khẩu hàng nông sản nước ta từ
năm 2000 đến nay (2009).
- Về mặt nội dung: Phân tích định tính những tác động của việc gia nhập

WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Nghiên cứu thực tế xuất khẩu hàng
nông sản nước ta sau khi gia nhập WTO, trong đó chú trọng tới một số mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và lịch
sử, lấy thực tiễn xuất khẩu nông sản của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của
một số nước.
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy
nạp để minh chứng cho những luận điểm được nêu ra trong luận văn.


Các thông tin, số liệu sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy để làm cơ sở
nghiên cứu, chứng minh cho các luận điểm của luận văn.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá các tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam cả mặt lý thuyết và thực tiễn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam đến năm 2020.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản trong WTO
Chương 2: Tác động của việc gia nhập WTO đến xuất khẩu hàng nông
sản Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến
năm 2020.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRONG WTO
******************
1.1. Sản xuất và xuất khẩu nông sản trong nền kinh tế
1.1.1. Đặc điểm của ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt trong nền kinh tế. Đây là ngành sản
xuất vật chất cơ bản, sản xuất ra lương thực thực phẩm đảm bảo sự sống còn của
con người và cung cấp yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh
tế.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động và có thể sử dụng lao động
giản đơn. Do vậy, lao động ở nhiều lứa tuổi và mọi trình độ khác nhau đều có thể
tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đất đai là
yếu tố sản xuất chính của nông nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố đầu vào khác của nông
nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi cũng đều có nguồn gốc tự nhiên. Quá trình
sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của môi
trường tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa, nguồn nước, dịch bệnh… Sản
phẩm của ngành nông nghiệp mang tính mùa vụ và vùng miền. Tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên mà một khu vực có thể sản xuất sản phẩm này nhưng lại không thể
sản xuất sản phẩm khác hoặc có thể sản xuất những sản phẩm có chất lượng đặc
biệt, tạo thành những đặc sản của các vùng đất.
Công nghệ trong nông nghiệp là sự kết hợp giữa cơ học, sinh học và khó
thay đổi nhanh chóng. Đối tượng sản xuất trong nông nghiệp có chu kỳ sinh trưởng
khá dài, từ vài tháng đến vài năm. Do vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm các công


nghệ mới cho đến khi có thể áp dụng đại trà có thể kéo dài hàng năm, thậm chí vài
năm.
Sản lượng trong nông nghiệp không phải cứ muốn là có thể tăng được. Việc
gia tăng sản lượng có thể bằng biện pháp mở rộng sản xuất hoặc thâm canh tăng
năng suất nhưng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp là có hạn nên mở rộng sản

xuất không phải lúc nào cũng thực hiện được. Năng suất cây trồng vật nuôi cũng
có một giới hạn nhất định.
1.1.2. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản đối với phát triển kinh tế
- xã hội
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống cư dân
nông thôn cũng như thành thị, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Một quốc
gia phải phụ thuộc lương thực vào nước khác sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nước
cung cấp lương thực có thể gây áp lực cho nước phụ thuộc không những về kinh tế
mà cả chính trị. Khi phải phụ thuộc về lương thực thực phẩm, bất cứ biến động nào
về giá lương thực trên thị trường thế giới cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của cư dân trong nước, điều này rất dễ dẫn tới những bất ổn trong xã hội. Tại
nhiều nước đang phát triển, có tới hơn 50% dân số sống phụ thuộc vào nông
nghiệp và đặc biệt ở một số nước nghèo con số này lên đến 80% [11, tr.6]. Như
vậy, nông nghiệp là ngành đảm bảo an ninh lương thực, sự ổn định kinh tế, chính
trị và xã hội cho mọi quốc gia.
Nông nghiệp là ngành đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hầu hết các nước
đều phấn đấu giảm tỷ lệ tương đối của nông nghiệp trong GDP.
Đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, xuất khẩu nông
sản đang là nguồn thu ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu các hàng hoá cần thiết
phục vụ cho sự phát triển kinh tế.


Khu vực nông thôn còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Một ước tính của Viện Phát triển quốc tế Harvard cho thấy, bình quân cứ 1% tăng
trưởng nông nghiệp sẽ gắn liền với 1% tăng trưởng phi nông nghiệp.
Nông nghiệp cũng là khu vực cung cấp lao động cần thiết cho công nghiệp
hoá. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là khu vực sản xuất truyền thống và
lớn nhất của nền kinh tế. Ngày nay, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng
trong sản xuất làm giảm bớt nhu cầu sử dụng lao động trong nông nghiệp. Trong

xu hướng công nghiệp hoá, lao động nông nghiệp chuyển dịch dần sang khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn được cải thiện, lao
động ở nông thôn có điều kiện học tập nâng cao trình độ, có điều kiện tiếp cận với
khoa học - kỹ thuật tiên tiến nên ngày càng có khả năng đáp ứng được yêu cầu của
các ngành khác trong nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành hiện có nguồn lao động
khá dồi dào nên có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngành công
nghiệp và dịch vụ.
1.2. Các nguyên tắc của WTO trong vấn đề nông nghiệp và xuất khẩu hàng
nông sản
1.2.1. WTO và vấn đề nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế,
do đó, mỗi quốc gia đều muốn bảo vệ nền nông nghiệp của mình bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Nhiều biện pháp bảo vệ nông nghiệp của các nước đã làm bóp
méo thương mại nông sản quốc tế. Với vị trí, vai trò và thực tế trao đổi thương mại
nông sản quốc tế, nông nghiệp đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi từ thời
GATT và nay là WTO giữa hai nhóm nước là nhóm các nước đang phát triển và
các nước phát triển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
******************
1. Nguyễn Thị Tường Anh (2007), “Hậu WTO – kinh nghiệm của Trung Quốc và
Mexico”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 22, tháng 2/2007), [Tr. 25-28].
2. Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), Việt Nam gia nhập WTO
– Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
3. Bộ Công thương (2009), Tài liệu hội thảo: Tác động hội nhập đối với nền kinh tế
sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO.
4. Bộ NN&PTNT, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng năm 2009.
5. Bộ NN&PTNT (2006), Cam kết gia nhập WTO trong nông nghiệp của Việt

Nam.
6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2008), Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới - giải thích các điều kiện gia nhập, NXB Lao động – Xã hội, Hà
Nội.
7. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II) (2008), Báo cáo
cuối cùng – Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên
WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế.
8. Dự án tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn – SCARDSII, Bộ NN&PTNT (2005), Báo cáo nghiên
cứu “Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các
quy định trong hiệp định khu vực và đa phương”.
9. Dự án tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn – SCARDSII, Bộ NN&PTNT (2005), Báo cáo nghiên
cứu “Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam”.


10. Trịnh Thị Ái Hoa (2006), “Một số đánh giá về chính sách xuất khẩu nông sản
của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 336, tháng 5/2006), [Tr.2329].
11. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng (2007), “Cam kết gia nhập WTO và tác
động đối với nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
(số 199, tháng 5/2007), [Tr. 5-16].
12. Nguyễn Quỳnh Hương (2007), “Xuất khẩu gạo: từ độc quyền đến cạnh tranh
thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 23, tháng 4/2007), [Tr.
74-80].
13. Nguyễn Hữu Khải (2007), Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ
cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005-2015, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Trường Đại học Ngoại Thương - Bộ Thương mại, Hà Nội.
14. Phạm Văn Khôi (2007), “Chính sách thuế quan và phi thuế quan đối với hàng
nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (số 121, tháng 7/2007), [Tr.12-16].

15. Lý Hoàng Mai, Phan Thị Hạnh Thu (2007), “Quá trình tự do hoá nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 1986-2005”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 345, tháng
2/2007), [Tr. 60-73].
16. Nguyễn Thị Thanh Minh (2007), “Trung Quốc vượt qua thách thức trong lĩnh
vực nông nghiệp sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 22,
tháng 2/2007), [Tr.29-33].
17. Phạm Hoàng Ngân (2006), “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam trước
bối cảnh quốc tế mới và thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Phát triển và hội nhập,
(số tháng 9-2006), [Tr.8-16].
18. Hoàng Xuân Quế (2006), “Chính sách tài chính - tiền tệ thúc đẩy phát triển
nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, (số 335, tháng 4/2006), [Tr.50-58].


19. Tạp chí Kinh tế đối ngoại (2007), Tóm tắt cam kết của Việt Nam trong WTO,
(số 22, tháng 2/2007), [Tr.3-8].
20. Nguyễn Ngọc Thanh, Phùng Quang Trung (2007), “Thực trạng năng lực hội
nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 349, tháng 6/2007), [Tr. 19-27].
21. Trần Đình Thiên (2006), “Gia nhập WTO: cơ hội và thách thức đối với Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, (số 38, ngày 19/09/2006),
[Tr. 34-38].
22. Lê Thị Thu Thuỷ (2005), “Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thực phẩm
và giải pháp vượt qua”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 14, tháng 11/2005),
[Tr.69-74].
23. Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2006), Hỏi - đáp về Hiệp định nông
nghiệp trong WTO.
24. Mai Thị Thanh Xuân (2006), “Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị
hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 341,
tháng 10/2006), [Tr.66-70].

25. Qua Internet:













×