Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Bài tập lớn Kỹ thuật chiếu sáng CS ngoài trời,đường,trong nhà,phân xưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.6 KB, 37 trang )

BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
A.
1.

PHẦN LÝ THUYẾT :

Các loại đèn :
Khái niệm chung :

Đèn điện là nguồn sáng nhân tạo biến đổi điện năng thành quang năng, Có thể chia ra làm 3
nhóm chính như sau:

1.1. Đèn sợi đốt :

Đèn sợi đốt được biết đến đầu tiên và là loại đèn xuất hiện đầu tiên. Là một lựa chọn hữu
hiệu và được sử dụng trên mọi hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là những nơi cần tính chân thực
của màu sắc và không yêu cầu độ sáng cao.
Đèn sợi đốt bao gồm 2 loại là đèn sợi đốt thường và sợi đốt halogen.
1.1.1. Đèn sợi đốt thông thường :
Đèn sợi đốt tạo ra ánh sáng nhờ việc đốt nóng dây tốc ở nhiệt độ rất cao, qua đó phát ra bức
xạ nhìn thấy được.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

1


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG


Các bộ phận chính của đèn sợi đốt gồm dây tốc, dây tóc hỗ trợ, bóng đèn thủy tinh, khí trơ và
đui đèn.
- Dây tóc: được làm bằng wolfram do có nhiệt độ nóng chảy cao và độ bay hơi thấp.
- Bóng đèn: là lớp vỏ bao bọc bằng thủy tinh bao quanh dây tóc và chứa khí trơ, cách li dây
tóc với không khí (giữ dây tóc không bị cháy).
- Khí trơ: làm giảm sự bay hơi của dây tóc, Các khí thường được sử dụng là Argon và nitơ.
Năng lượng được chuyển hóa thành quang năng rất thấp so với nhiệt năng tỏa ra, do vậy hiệu
quả chiếu sáng không cao (đèn lượng thải). Ưu điển của đèn sợi đốt là chỉ số hoàn màu CRI
cao và không cần thiết bị phụ trợ để nối với nguồn.
1.1.2. Đèn sợi đốt Halogen :
Sự khác biệt chính giữa đèn sợi đốt thông thường và đèn sợi đốt halogen là lớp khí halogen
trong bầu thủy tinh. Ngoài ra, nhiệt độ trong đèn halogen phải cao hơn và kích thước bóng nhỏ
hơn so với đèn sợi đốt thông thường.
Ưu thế của đèn sợi đốt halogen là tuổi thọ cao hơn, hiệu quả phát sáng cao hơn, kích thước
nhỏ, nhiệt độ màu cao hơn và ít tổn hao trong quá trình sử dụng.
1.2.

Đèn phóng điện huỳnh quang :

Đèn phóng điện huỳnh quang (đèn huỳnh quang) là loại đèn phóng điện trong môi trường
thủy ngân áp suất thấp, trong đó ánh sáng tạo ra chủ yếu nhờ việc bột huỳnh quang được tác
động bằng năng lượng của tia cực tím tạo ra khi phóng điện giữa hai cực.
Đèn huỳnh quang bao gồm 2 loại: huỳnh quang ống và huỳnh quang compact.
1.2.1. Đèn huỳnh quang ống (Fluorescent Tube ) :
Thân bóng có dạng là một ống thủy tinh dài và được bịt kín bởi hai điện cực ở đầu ống, bên
trong có chứa thủy ngân áp suất thấp và một lượng nhỏ khí trơ để đánh lửa và điều chỉnh hồ

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

2



BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
quang. Bề mặt trong ống được bao phủ bởi lớp bột huỳnh quang (hoặc phốt pho) có chức năng
định lượng ánh sáng phát ra và nhiệt độ màu của đèn.

Bóng đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng có nhiệt độ màu nằm trong khoảng 2700K - 6500K.
Đèn huỳnh quang ống được chia thành nhiều loại tông màu và chỉ số tái tạo màu.
Theo tiêu chuẩn CIE, được chia thành 3 nhóm chính:
- Ánh sáng trắng ban ngày: TC > 5000 K.
- Ánh sáng trắng trung tính: 5000 K ≥ TC ≥ 3000 K.
- Ánh sáng trắng ấm: TC > 3000 K.
Đèn huỳnh quang ống đòi hỏi thiết bị phụ trợ là chấn lưu và tắc te, bên canh đó cần có một tụ
bù để nâng cao hệ số công suất.
Đèn làm việc tốt nhất sau 5 phút và cần thời gian từ 4-15 phút trước khi khởi động lại.
1.2.2. Đèn huỳnh quang compact ( Compact Fluorescent Lamp ):
Đèn compact huỳnh quang là đèn huỳnh quang được thiết kế với bộ khởi động nhỏ gọn nằm
bên trong đui đèn.
Đèn compact huỳnh quang có hình dáng nhỏ gọn, bóng đèn được uốn cong theo hình chữ U
hoặc xoắn ốc, hiệu suất phát quang tốt, nhiệt độ màu trung bình 2700 K - 4100 K, chỉ số hoàn
màu cao (80-90). Tuổi thọ cao và tiết kiệm điện năng.
1.3.

Đèn phóng điện cường độ cao (HID):

Đèn phóng điện cường độ cao (HDI) bao gồm: thủy ngân cao áp, Metal-Halide và đèn
Sodium.
1.3.1. Đèn thuỷ ngân cao áp HPM ( High Pressure Mercury ):
Là thế hệ đèn HID đầu tiên, phóng điện trong chất khí phát ra ánh sáng nhờ sự kích thích
nguyên tử thủy ngân trong môi trường áp suất 1-10 atm.


ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

3


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Đèn thuỷ ngân cao áp có nhiệt độ màu nằm trong khoảng 3000K-4300K, chỉ số hoàn màu
thấp, 40-55.
Do thủy ngân bị xuống cấp nhanh chóng đồng thời hiệu suất phát quang thấp nên đèn thuỷ
ngân cao áp không thích hợp với chương trình chiếu sáng hiệu suất cao.
1.3.2. Đèn Metal Halide :
Ống phóng điện: Nó được làm bằng thạch anh tinh khiết. Đôi khi, một lớp màu trắng của
zirconium oxide được bao phủ phía ngoài của khoang điện cực để tăng nhiệt độ tường tại điểm
đó.
Điện cực: Nó tương tự như bóng đèn thủy ngân cao áp.
Vỏ bóng đèn: Vỏ của đèn metal halide được làm thủy tinh cứng hoặc thạch anh. Một số loại
thậm chí không có vỏ thủy tinh.
Bề mặt bên trong của vỏ thủy tinh hình bầu dục có một lớp phosphor để biến bức xạ cực tím
thành bức xạ nhìn thấy được. Tuy nhiên, halogenua sử dụng cho đèn metal halide chỉ tạo ra
một lượng nhỏ tia cực tím, và chủ yếu, nó phát ra bức xạ quang phổ trong vùng bước sóng tia
cực tím, nơi chuyển đổi thành bức xạ nhìn thấy được là rất yếu.
Hỗn hợp khí trong ống phóng điện: Các ống phóng điện cho vào một hỗn hợp các khí trơ
(neon và argon hoặc argon krypton-), một dosis của thủy ngân và các hợp chất halogenua, tùy
thuộc vào loại đèn.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

4



BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Đèn Metal Halide
Hỗn hợp khí trong vỏ đèn: Vỏ thủy tinh của một bóng đèn metal halide có ống phóng điện
được bơm đầy với một hỗn hợp của neon argon, thì cũng phải được bơm đầy với neon để áp
suất neon bên trong và bên ngoài ống là như nhau. Trong trường hợp ống phóng điện được
bơm đầy với một hỗn hợp của krypton- argon, thì nitơ có thể được sử dụng trong vỏ thủy tinh,
hoặc chất nào khác, hay là có thể không cần khí bên trong.
Điều kiện làm việc của đèn metal halide rất giống đèn thủy ngân cao áp thường. Nó được
mắc nối tiếp với một chấn lưu và một tụ bù để hạn chế dòng điện.
Đèn metal halide có điện áp đánh lửa là rất cao. Phải sử dụng một tắc te hoặc thiết bị đánh lửa
với điện áp sốc lên đến 0,8-5 KV.
Hầu hết các loại đèn cho phép đánh lửa lại ngay lập tức trong lúc đèn đang nóng (ngay sau
khi được tắt), bằng cách sử dụng điện áp sốc lên đến 35-60 KV. Nếu không, phải chờ cho đèn
mát trong khoảng thời gian bốn đến mười lăm phút trước khi được làm việc trở lại.
1.3.3. Đèn Sodium cao áp HPS ( High Pressure Sodium ) :

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

5


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Các bộ phận chính của đèn sodium cao áp gồm những bộ phận sau:
- Ống phóng điện: Các ống phóng điện được làm từ gốm oxit nhôm (nhôm thiêu kết) khả

năng chịu nhiệt tốt và có phản ứng hóa học với hơi natri.

- Điện cực: điện cực được bao phủ bởi một lớp vật liệu phát xạ, bao gồm một thanh
wolfram được bọc xoắn xung quanh.
- Khí được bơm: Bên trong ống phóng điện là là natri, thủy ngân và khí hiếm (xenon hoặc
argon) trong đó natri là thành phần tạo ra ánh sáng chính của đèn.
- Vỏ thủy tinh: Vỏ đèn thường là rỗng.
Có hình dạng là hình bầu hoặc hình ống. Đầu tiên có một lớp phủ bên trong. Tuy nhiên, ống
phóng điện của đèn sodium cao áp hầu như không phát ra bất kỳ bức xạ cực tím nào, lớp phủ
chỉ đơn giản là một lớp bột khuếch tán màu trắng, để giảm độ chói của ống phóng điện. Vỏ
đèn luôn luôn làm bằng thủy tinh trong suốt.
Tắc te và hỗ trợ khởi động: Nhiều đèn sodium cao áp có một bộ hỗ trợ khởi động kết hợp,
giúp giảm lượng điện áp đánh lửa cao điểm cần thiết cho việc đánh lửa đèn. Đôi khi, cả hai bộ
khởi động và bộ khởi động phụ trợ tích hợp được tích hợp ngay trong đèn.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

6


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Những đèn này có một bộ thiết bị phụ trợ gồm một chấn lưu và một bộ kích xung điện tùy
loại, cần có thêm một tụ bù, giá trị hoạt động bình thường đạt được sau năm phút từ khi đánh
lửa. Khi đèn tắt, do một áp lực rất lớn của ống phóng điện, nó cần được làm mát xuống khoảng
bốn phút trước khi được bật trở lại.
Đèn sodium cao áp tỏa ra năng lượng thông qua một phần ánh sáng quang phổ nhìn thấy
được. Vì vậy, khi so sánh với các đèn sodium thấp áp, độ hoàn màu có thể chấp nhận được.
1.3.4. Đèn Sodium thấp áp LPS ( Low Pressure Sodium ) :

Ống phóng điện và bộ phận hỗ trợ: Ống phóng điện của đèn sodium thấp áp có hình chữ U,
để có được nhiều nhất không gian và tạo ra một tường cách nhiệt tốt hơn. Nó được làm bằng
thủy tinh natri-canxi, và bề mặt bên trong được bảo vệ bởi kính borat để tạo thành một lớp bảo

vệ cho hơi natri.
Các ống này cũng có một số khe hở hoặc lỗ nhỏ, nơi mà natri lắng đọng trong quá trình làm
việc.
Ống phóng điện: Bên trong ống phóng điện gồm natri kim loại có độ tinh khiết cao và hỗn
hợp của neon và argon, mà hoạt động như khí mồi và khí ngắt.
Điện cực: đèn sodium thấp áp có điện cực phóng điện lạnh. Bao gồm một dây wolfram, điều
này khiến cho một số lượng lớn kim loại phát xạ được duy trì.
Vỏ thủy tinh: Nó rỗng và được bao phủ bởi một lớp màng mỏng vật liệu phản xạ hồng ngoại
ở bề mặt bên trong của nó. Các bức xạ hồng ngoại phát ra hầu hết là bức xạ nhiệt và được trở

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

7


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
vào ống phóng điện, giữ ống ở nhiệt độ mong muốn. Theo cách này, bức xạ nhìn thấy được
truyền đi.
Đèn này chắc chắn cần một thiết bị phụ trợ gồm có một thiết bị cung cấp điện với một biến
áp tự động hoặc chấn lưu và tắc te với điện áp xung tùy loại, cần có một tụ bù kèm theo.
Giá trị tối đa đạt được sau mười lăm phút từ khi đánh lửa. Khi đèn được tắt,cần có một vài
phút làm nguội để có thể đánh lửa trở lại.
Bóng đèn này có hiệu suất phát sáng lên đến 200 lm/ W và có tuổi thọ cao.
1.4.

Đèn LED (Lighting Emitting Diode) :

LED (Light-emitting diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng):
Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các tạp chất để tạo ra một
tiếp giáp P-N, kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, dòng điện truyền từ A-nốt( kênh P)

đến K-tốt (kênh N), khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng, các bước sóng
phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn, LED phân thành ba loại
chính theo dải công suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn.
– LED cỡ nhỏ tiêu thụ dòng điện từ 2 mA đến 20 mA điện áp đặt trên chíp từ 1,5V đến 3V,
chúng được thiết kế đơn chiếc phục vụ cho mục đích hiển thị trạng thái của máy, chiếu sáng
cục bộ.
– Đèn LED cỡ trung: được thiết kế có chân cắm để hàn vào mạch in hoặc thành chíp 4 chân
để giúp tản nhiệt tốt, chúng được ghép thành bảng mạch với nhiều LED nối tiếp hoặc song
song. Loại đèn LED này thường sử dụng làm các biển báo, đèn chiếu hậu ô-tô, đèn chiếu sáng
khẩn cấp, chúng tiêu thụ dòng điện cỡ 100 mA.
– LED công suất lớn hay HPLED tiêu thụ dòng điện vài trăm mA đến vài Ampe, do tiêu thụ
dòng điện lớn nên loại này nhất thiết phải gắn với một bộ tỏa nhiệt tốt, nếu không HPLED sẽ
hỏng sau vài giây. Hiệu suất của HPLED rất cao có thể lên tới 105 lm/W. Ứng dụng của
HPLED là để thay loại đèn chiếu sáng trong nhà, ngoài trời.
Bản thân công nghệ LED cho phép nó phát sáng đến 100,000 h, hiệu suất phát quang cao và
rất tiết kiệm điện năng.
Bảng 1.4. Thông số chi tiết các loại đèn điện:

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

8


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Dải công
suất
H
(lm/W)
D (h)

T (K)
CRI (%)

Sodium

Sợi đốt

Huỳnh
quang

Thủy ngân
Cao áp

Cao áp

25-600

5-100

50-1000

10-20

60-85

10002000
28003200
100

800012000

27006000
55-99

2.

Thấp áp

MetalHalide

LED

35-1000

18-180

32-2000

1-10

46-55

80-125

170-190

70-110

7-131

1500024000

30004300
40-55

1200032000
20002500
20-70

800016000
19002100
10-15

600024000
30006000
60-90

40000100000
30008000
10-70

ộ đèn :
Các bộ đèn dùng trong chiếu sáng công cộng là một tập hợp các thiết bị quang, điện, cơ khí
nhằm thực hiện 1 hoặc toàn bộ các chức năng. Đầu nối điện vào bóng đèn, bảo vệ bóng đèn và
phân bố ánh sáng của bóng đèn thích hợp với từng mục đích sử dụng. Bộ đèn phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
– Tạo ra phân bố ánh sáng thích hợp, duy trì quang thông, tuổi thọ của bóng đèn, tạo ra chế độ
điện áp, dòng đúng theo tiêu chuẩn quy định.
– Kiểm soát độ chói, tránh gây khó chịu cho người sử dụng.
– Bảo vệ nguồn sáng và các thiết bị phụ kiện kèm theo chống lại các tác động của môi trường
bên ngoài.
– Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo dưỡng.

Các thiết bị chiếu sáng thường dùng trong chiếu sáng công cộng là:
– Các đèn chiếu sáng đường phố.
– Các đèn kết hợp chiếu sáng và trang trí dùng trong chiếu sáng sân vườn, công viên, vườn
hoa, đường đi bộ.
–Các đèn dùng trong chiếu sáng trên cầu, dưới đường hầm.
–Các đèn pha dùng trong chiếu sáng các không gian lớn và các công trình kiến trúc.
2.1.

Bộ phận cơ :

Bộ phận cơ có chức năng định vị và bảo vệ đèn chống lại các ảnh hưởng từ môi trường sử
dụng như: chống nước, chống bụi, chống va đập, cháy nổ…. Tạo liên kết giữa các bộ phận
khác của đèn và tăng tính thẩm mĩ cho công trình lắp đặt.
Bộ phận cơ có 2 cấp chuẩn bảo vệ là: Độ kín IP và bảo vệ chống chịu va đập cơ học IK.
Độ kín IP cho ta biết khả năng chống chịu vật rắn xâm nhập, bụi và nước trong các môi
trường làm việc khác nhau của bộ đèn.
Ký hiệu IPxy, trong đó:
Số
thư

Thâm nhập của vật rắn và bụi vào
các thiết bi

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

9

Số thư
hai y


Thâm nhập của nước vào các
thiết bi

B


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
nhất x
0
Không được bảo vệ
Bảo vệ chống lọt vật rắn có kích
1
thước ≥ 50nm2
Bảo vệ chống lọt vật rắn có kích
2
thước ≥ 12nm2
3
4
5
6

0
1
2

Bảo vệ chống lọt vật rắn có kích
thước ≥ 2,5nm2

3


Bảo vệ chống lọt bụi có kích thước
lớn hơn 0,5nm2
Bảo vệ chống lọt bụi với lượng đủ
gây cản trở làm việc bình thường
Bảo vệ chống lọt bụi hoàn toàn

4
5
6

Ví dụ: thiết bị có IP34 nghĩa là:
_X=3: Bảo vệ chống lọt vật rắn có kích thước
≥ 2,5nm2.
_Y=4: Bảo vệ chống nước phun bắn vào từ
mọi hướng.

7
8

Không được bảo vệ
Bảo vệ chống giọt và nước rơi
thẳng đứng
Bảo vệ chống giọt và nước rơi
nghiêng 15 độ
Bảo vệ chống nước phun vào theo
góc trên 60 độ so với phương thẳng
đứng
Bảo vệ chống nước phun bắn vào
từ mọi hướng
Bảo vệ chống tia nước áp lực thấp

phun từ mọi hướng
Bảo vệ chống nước biển, tia áp lực
cao phun từ mọi hướng
Bảo vệ chống lọt nước khi nhúng ở
độ sâu 1m
Bảo vệ khi nhúng sâu hơn 1.

Bảo vệ chống chịu va đập cơ học IK cho ta biết khả năng chống chịu lực tác động từ bên ngoài
của bộ đèn trong quá trình làm việc, bao gồm các cấp sau:
Cấp bảo vệ chống chiu cơ học
IK00
IK01
IK02
IK03
IK04
IK05
IK06
IK07
IK08
IK09
IK10
2.2.

-

Khả năng chiu được mưc độ va đập Jun (J)
Không bảo vệ
0,15J
0,20J
0,35J

0,50J
0,70J
1J
2J
5J
10J
20J

Bộ phần điện :

Bộ phận điện của bộ đèn bao gồm đui đèn, thiết bị mồi đèn, cùng các cần đấu để kết nối bóng
và thiết bị mồi đèn với nguồn điện.
Bộ phận điện chủ yếu bao gồm:
Tụ bù: Bộ phận của đèn chiếu sáng quan trọng không kém bộ phận bóng đèn là tụ bù. Trong
trường hợp điện áp tụt xuống 200V, tụ bù sẽ bù áp sao cho đủ áp 220V để bóng đèn hoạt động

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

10


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

-

-

bình thường. Nếu không có tụ bù hoặc tụ bù kém chất lượng thì bóng đèn thường xuyên bị hư
hỏng do áp suất hoạt động không ổn định của dòng điện gây nên. Theo nguyên lý hoạt động
của đèn chiếu sáng, tụ bù đóng vai trò là người gác cổng. Nếu có vấn đề về điện áp, lập tức tụ

bù can thiệp để ổn định điện áp. Nếu điện áp gia tăng lên mức nguy hiểm, tụ bù ngừng hoạt
động. Một số nhà cung cấp, vì lợi nhuận hay cạnh tranh về giá, họ cố tình không lắp tụ bù
hoặc lắp tụ chất lượng kém vào đèn, bạn sử dụng đèn được một thời gian, đèn sẽ hỏng toàn bộ
các thiết bị còn lại.
Kích: Kích điện cũng có tác dụng làm ổn định dòng điện, tăng tuổi thọ, giúp thiết bị đèn có
ánh sáng tốt nhất. Kích điện này tạo ra một dòng biến áp đủ để đèn sáng. Khi bật đèn, kích sẽ
hoạt động trong thời gian ngắn sau đó tự ngắt. Tuy nhiên, khi bật công tắc, kích tự động hoạt
động mà không cần biết bóng đèn có sáng hay không. Trong trường hợp bóng đèn bị hỏng,
kích điện vẫn cứ kích điều này làm cho dòng điện dội ngược về làm hỏng tăng phô.
Chấn lưu: Tăng phô hay còn gọi là chấn lưu: là thiết bị làm ổn định dòng điện khi nó có chênh
lệch lớn. Đây là bộ phận không thể thiếu đối với bất kì bộ phận đèn chiếu sáng nào.
2.3.

Bộ phận quang :

Bộ phận quang của bộ đèn đảm bảo sự phân bố ánh sáng trong không gian theo mục đích và
yêu cầu sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả chiếu sáng. Ngoài ra, bộ phận quang của bộ đèn
còn nhiệm vụ hạn chế chói lóa của đèn nhằm bảo vệ tiện nghi nhìn tốt nhất.
2.3.1. Bộ phận quang :

Bộ phận quang học có chức năng tạo ra phân bố lại ánh sáng của bóng đèn theo mục đích sử
dụng, bộ phận này bao gồm các thiết bị phản xạ (phản quang), khúc xạ khuếch tán :
– Phản quang: Đây là thiết bị phân bố ánh sáng theo nguyên lý phản xạ. Có 2 loại phản xạ
ánh sáng: Phản xạ kiểu gương và phản xạ kiểu khuếch tán. Phản quang được làm bằng nhôm
tấm đã được xử lý bề mặt, thủy tinh hoặc vật liệu khác có phủ nhôm. Ngoài ra, phản quang có
thể được chế tạo từ thủy tinh ép có mạ bạc hay hợp kim. Trong một số trường hợp, người ta sử
dụng lăng kính phản xạ hoàn toàn làm phản quang. Bề mặt của phản quang nhôm phải được
xử lý tốt để tăng hệ số phản xạ, đảm bảo khả năng chịu nhiệt, chống ôxy hóa và ăn mòn kim
loại.
– Bộ phận khúc xạ: Bộ phận khúc xạ được chế tạo từ thủy tinh, nhựa, có độ bền cơ học cao

và khả năng chịu nhiệt tốt, không biến dạng trong quá trình sử dụng kết hợp với phản quang để
thu được hiệu quả mong muốn.
– Bộ phận khuếch tán: Có tác dụng làm giảm độ chói, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người sử
dụng, tạo ra các hình khối phát sáng theo yêu cầu thẩm mỹ. Nó có thể được sử dụng kết hợp
với một trong hai bộ phận trên.
2.3.2. Góc bảo vệ :

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

11


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Góc bảo vệ là góc tạo bởi tia nhìn với phương thẳng đứng của bộ đèn. Chói lóa của bộ đèn
gây khó chịu phụ thuộc vào góc nhìn γ bộ đèn (góc bảo vệ). Góc bảo vệ thường được quan tân
trong khoảng 45o ≤ γ ≤ 90o. Góc bảo vệ phụ thuộc vào:
- Độ cao treo đèn H
- Khoảng cách từ người quan sát đến bộ đèn L
- Bộ phận quang học phân bố ánh sáng của bộ đèn đặc trưng bằng góc che chắn β.
2.3.3. Biểu đồ phân bố cường độ ánh sáng :
Biểu đồ phân bố cường độ ánh sáng (đường cong trắc quang) là đặc tính quang học quan
trọng nhất của bộ đèn, nhờ biểu đồ này, ta xác định được cường độ ánh sáng I theo hướng xác
định, qua đó có dữ liệu về độ rọi, độ chói và sự phân bố ánh sáng của đèn trong không gian.
Đường cong biểu diễn cường dộ ánh sáng trong không gian được biểu diễn bởi 2 tọa độ C và
γ. Mặt phẳng đứng C quay quanh trục đối xứng đèn qua gốc tọa độ, các góc nghiêng γ trên
mỗi mặt phẳng C quay quanh trục ngang. Đường cong phân bố cường độ ánh sáng được đo
trên đơn vị quang thông chuẩn 1000lm.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6


12


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Biểu đồ phân bố cường độ ánh sáng của bộ đèn xác định và vẽ bằng thiết bị
Goniophotometer- quang học kế.
Từ biểu đồ phân bố cường độ ánh sáng của bộ đèn ta xác định được cường độ ánh sáng bộ
đèn với nguồn sáng có quang thông bất kì F theo góc γ trên mặt phẳng ‘C’ như sau:

2.4.

Một số loại bộ đèn thông dụng :

Dựa trên khu vực chiếu sáng, người ta chia ra làm hai loại bộ đèn chính: Bộ đèn chiếu sáng
trong nhà và Bộ đèn chiếu sáng ngoài trời.
2.4.1. Bộ đèn chiếu sáng trong nhà :
Theo quy định của Ủy ban chiếu sáng quốc tế CIE sử dụng 20 chữ cái in hoa (A-T) để phân
loại bộ đèn chiếu sáng trong nhà.

Trực tiếp hẹp
5 loại (AE)

BỘ ĐÈN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ
Trực tiếp
14 loại (AN)
Hỗn hợp
5 loại (OS)
Trực tiếp rộng

Bán trực tiếp
5 loại (FJ)
4 loại (KN)

Gián tiếp
1 loại (T)

Theo cách phân loại này, toàn bộ không gian xung quanh bộ đèn được chia thành 5 vùng
tương ứng:

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

13


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Vùng
Góc khối Ω
γ0

F1=F1’
π/2
4104

F4 ( Quang thông hướng xuống)
F2=F1+F2’
F3=F2+F3’
F4=F3+F4’
π
3 π/2


0
0
60
75 5
900

F5 ( Quang
thông hướng
lên trên)

2.4.2. Bộ đèn chiếu sáng ngoài trời :

Bộ đèn chiếu sáng ngoài trời thương sử dụng là: bộ đèn đường và bộ đèn pha.
2.4.2.1. Bộ đèn đường :
Bộ đèn đường là loại bộ đèn chuyên dùng để chiếu sáng đường. Theo sự phân bố ánh sáng
của bộ phận quang, ta chia thành 3 loại chính: chụp hẹp, chụp bán rộng và chụp rộng.
- Chụp hẹp.
- Chụp bán hẹp.
- Chụp rộng.
2.4.2.2. Bộ đèn pha :
Là loại bộ đèn mà quang thông tập trung chủ yếu xung quanh trục quang, cho cường độ ánh
sáng lớn và chiếu rất xa.
3. Điều khiển chiếu sáng :
3.1. Điều chỉnh quang thông:

Có hai phương pháp chỉnh điều chỉnh quang thông:
- Công nghệ dùng chấn lưu hai công suất điều khiển từ xa.
- Công nghệ dùng tủ điều khiển quang thông.


3.1.1.

Công nghệ chấn lưu hai công suất điều khiển từ xa:
Chấn lưu 2 mức công suất là giải pháp thay thế cho giải pháp tắt bớt đèn. Đây cũng là giải
pháp điều chỉnh quang thông cho phù hợp với nhu cầu chiếu sáng nhưng được lắp đặt để tiết
kiệm điện năng cho từng bóng đèn. Chấn lưu 2 công suất kết hợp hệ thống điều khiển từ
xa thông qua mạng thông tin di động hoặc mạng dây điện lực để theo dõi và cài đặt chế độ
hoạt động của các thiết bị TKĐN từ trung tâm điều khiển. Thực tế sử dụng cho thấy dùng chấn
lưu 2 mức công suất có nhiều nhược điểm như : Sửa chữa cần cán bộ kỹ thuật trình độ cao, chi
phí tốn kém.
3.1.2. Công nghệ tủ điều khiển quang thông :

Tủ điều khiển quang thông thực chất là thiết bị có khả năng điều chỉnh công suất tiêu thụ của
đèn thông qua điều chỉnh điện áp đặt vào đèn. Tủ điều khiển quang thông dùng để tiết kiệm
điện năng cho toàn bộ tuyến đèn đường. Việc điều chỉnh điện áp có 2 công nghệ sau :

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

14


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Điều chỉnh điện áp bằng biến áp theo nguyên lý bu: Thiết bị gồm 2 biến áp (xem hình 1):
Biến áp 1 là biến áp cách ly công suất lớn kết hợp biến áp 2 là biến áp tự ngẫu có công suất
bằng 1/4-1/3 công suất biến áp 1( tùy theo phạm vi điều chỉnh). Thiết bị điều chỉnh điện áp
kiểu này thuộc loại truyền thống được áp dụng trong các ổn áp của Châu Âu từ thế kỷ trước.
Giải pháp này cho phép tăng công xuất thiết bị do dòng điện phụ tải không qua chổi than.

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý thiết bị kiểu bù


Sản phẩm trong nước có: SUPERDIM (SCITECH JSC), Sản phẩm nước ngoài có: QPS
( Malaysia); Compacto (Augier Đức )…Thiết bị Compacto (Augier Đức ) có khả năng liên
lạc và điều khiển từ xa nhưng có giá bán đắt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Điều chỉnh điện áp bằng biến áp tự ngẫu: Công nghệ điều chỉnh điện áp kiểu bù và công
nghệ dùng biến áp tự ngẫu đơn thuần. Qua các thử nghiệm cho thấy để đạt các chỉ tiêu về
phạm vi điều chỉnh công suất tương đương kiểu biến áp tự ngẫu đơn thuần thì thiết bị bù
cồng kềnh hơn. Mặt khác hiệu suất cũng thấp hơn, vì vậy các cán bộ kỹ thuật của Viện
KHNL đã nghiên cứu cải tiến thiết bị kiểu biến áp tự ngẫu. Nhược điểm cơ bản của biến áp
tự ngẫu là chổi than chịu dòng tải. Nhược điểm này đã được khắc phục bằng giải pháp chia
dòng tải thành nhiều nhánh song song.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO ĐƯỜNG
I.

TÌM HIỂU VỀ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI :

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

15


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
1.1.

Đặc điểm chung của thiết kế chiếu sáng ngoài trời :

a) Đặc điểm chung của thiết kế chiếu sáng ngoài trời :

- Thành phần ánh sáng phản xạ nói chung ít được quan tâm;
- Chiếu sáng ngoài trời rất đa dạng tuỳ theo công năng của công trình;

- Vấn đề hạn chế chói loá phải đặc biệt quan tâm trong chiếu sáng ngoài trời vì tầm nhìn của
mắt người theo mọi hướng;
- Trong chiếu sáng ngoài trời nói chung đối tượng nhìn chuyển động, ví du xe cộ trên đường,
quả bóng trên sân;
- Do các công trình cần chiếu sáng có không gian rộng, vì thế độ rọi yêu cầu chiếu sáng ngoài
trời nói chung thấp;
- Vấn đề an toàn cho chiếu sáng ngoài trời cần được đặc biệt quan tâm.
b) Phân loại chung về thiết kế chiếu sáng ngoài trời:

Chiếu sáng ngoài trời

Chiếu sáng
trang trí

Chiếu sáng các
công trình giao
thông

Chiếu sáng các
công trình thể
thao

-Đường

-Nhà đa năng

-Đèn tín hiệu

-Sân thể thao
ngoài trời

( Sân bóng đá,
bóng rổ) …

-Công viên
- Tượng đài
-Vườn hoa

-Đường hầm

Chiếu sáng ngoài
trời cho nhà máy
khu công nghiệp
-Hành lang
-Đường đi

… vv
-Các công
-Cầu … vv
trình kiến
1.2. Loại
đènvv
sử dụng trong thiết kế chiếu sáng ngoài trời :
trúc…
-Đặc điểm chung :
+)Đối với hệ thống đèn chiếu sáng ngoài trời thường đòi hỏi bóng đèn phải có công suất cao
(công suất quang) đáp ứng độ sáng cho khoảng không gian lớn, điển hình như các hệ thông
đèn đường đô thị, đèn pha khu công nghiệp, trong chiếu sáng đáp ứng lĩnh vực thương mại đèn
chiếu sáng ngoài trời được sử dụng chiếu sáng bảng hiệu ngoài trời, lối đi, sân khấu... Tất cả
đều đòi hỏi phải sử dụng các loại đèn cao áp để đáp ứng đủ tiêu chuẩn ánh sáng.


ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

16


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
+)Bên cạnh việc đáp ứng đúng nhu cầu chiếu sáng ngoài trời chúng ta còn phải giải quyết bài
toán tiết kiệm chi phí tiêu hao năng lượng điện năng vì hệ thống đèn chiếu sáng ngoài trời luôn
ngốn một khoản chi phí khá lớn hàng tháng của doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán này một
cách lâu dài, các doanh nghiệp nên chọn sử dụng loại đèn cao áp philips chiếu sáng hệ thống
đèn ngoài trời nhằm mục đích tiết kiệm điện và sử dụng được trong thời gian dài.
1.2.1. Bóng đèn :
Các loại đèn thường được sử dụng hiện nay gồm :
+)Đèn Sodium cao áp: (natri cao áp) :
Đèn hơi Natri cao áp (HPS) được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chiếu sáng ngoài trời
và chiếu sáng công nghiệp. Hiệu suất cao là đặc điểm ưu việt hơn của loại đèn này so với đèn
halogen kim loại vì những ứng dụng này không đòi hỏi độ hoàn màu cao. Khác với đèn thủy
ngân và đèn hologen kim loại, đèn HPS không có các điện cực khởi động, balat chấn lưu bao
gồm tác-te điện tử cao áp.ông hồ quang được làm bằng gốm, có thể chịu được nhiệt độ lên đến
2372F. ông được nạp khí xenon giúp tạo hồ quang cũng như hỗn hợp khí thủy ngân và natri.
Đặc điểm:
■ Hiệu suất - 50 - 90 lumens/Watt (chỉ số hoàn màu tốt hơn, hiệu suất thấp hơn)
■ Chỉ số hoàn màu _ - 1 - 2
■ Nhiệt độ màu - Âm
■ Tuổi thọ của đèn - 24.000 giờ, duy trì quang thông đặc biệt tốt
■ Làm nóng - 10 phút, làm nóng trở lại - trong vòng 60 giây
■ Sử dụng đèn sodium tại áp suất và nhiệt độ cao hơn sẽ làm đèn phản ứng cao hơn.
■ Bao gồm 1-6 mg natri và 20mg thủy ngân
■ Khí nạp là Xenon.Tăng lượng khí sẽ cho phép giảm lượng thủy ngân, nhưng sẽ khó khởi
động đèn hơn.

■ Ông hồ quang được đặt trong một bóng đèn có lớp khuyếch tán để giảm chói.
■ Áp suất càng cao, dải bước sóng càng rộng và chỉ số hoàn màu càng tốt, hiệu suất càng
thấp.
+)Đèn Metal Halide: (halogen kim loại)
Đèn halogen hoạt động tương tự đèn halogen vonfram. Khi nhiệt độ tăng, hợp chất halogen
diễn ra sự phân tách, giải phóng kim loại về phía hồ quang. Halogen ngăn thành đèn bằng
thạch anh khỏi bị kim loại có tính kiềm tấn công.
Đặc điểm :
■ Hiệu suất - 80 lumen/Oát
■ Chỉ số hoàn màu - 1A - 2 tùy thuộc vào hỗn hợp halogen
■ Nhiệt độ màu - 3,000K - 6,000K
■ Tuổi thọ của đèn - 6.000 - 24.000 giờ, duy trì quang thông kém
■ Khởi động - 2-3 phút, làm nóng lại 10-20 phút
■ Lựa chọn về màu, kích thước và chủng loại của MBI đa dạng nhất so với các loại đèn
khác. Chúng là loại đèn hiện đại hơn so với hai loại đèn phóng điện cường độ cao khác,
do chúng có hiệu suất tốt hơn.
■ Bằng cách thêm các kim loại khác vào thủy ngân, có thể phát ra quang phổ khác.
+)Đèn led:

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

17


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Đèn LED là loại đèn mới nhất bổ sung vào danh sách các nguồn sáng sử dụng năng lượng
hiệu quả. Trong khi đèn LED phát ra ánh sáng nhìn thấy được ở dải quang phổ rất hẹp, chúng
có thể tạo ra "ánh sáng trắng”. Điều này được thực hiện nhờ đèn LED xanh có phủ photpho
hay dải màu đỏ-xanh da trời-xanh lá cây. Đèn LED có tuổi thọ từ 40.000 đến 100 giờ tùy
thuộc vào màu sắc. Đèn LED đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng chiếu sáng, bao gồm biển

báo lối thoát, đèn tín hiệu giao thông, đèn dưới tủ, và nhiều ứng dụng trang trí khác. Mặc dù
còn mới mẻ, công nghệ đèn LED đang phát triển nhanh và rất đáng hứa hẹn trong tương lai.
Tại đèn tín hiệu giao thông, một thị trường thế mạnh của LED, tín hiệu đèn đỏ chỉ huy bao
gồm 196 đèn LED chỉ tiêu thụ 10W trong khi đèn nóng sáng sẽ tiêu thụ 150W. Các ước tính
khác nhau về khả năng tiết kiệm năng lượng rơi vào khoảng từ 82% đến 93%. Các sản phẩm
LED xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm cả đèn ở thanh, bảng điều khiển và vít
trong đèn LED, thường chỉ sử dụng 1-5W mỗi đèn báo hiệu, đem lại hiệu quả tiết kiệm đáng
kể so với đèn nóng sáng với lợi thế tuổi thọ lâu hơn, giúp giảm yêu cầu bảo trì.
Các loại đèn cao áp này có công suất từ 70W – 1000W phù hợp cho nhiều công trình dự án
khác nhau, đáp ứng được mọi không gian chiếu sáng của doanh nghiệp.
Đèn cao áp Sodium philips có ánh sáng vàng, đèn cao áp metal halide có ánh sáng trắng. Hai
dòng này có thông số tương đương nhau, đạt tuổi thọ lên đến 28.000 giờ. Tiết kiệm điện hơn
40% so với các loại đèn cao áp thủy ngân. Điều đáng nói ở đây là các loại đèn chiếu sáng
ngoài trời philips luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và độ an toàn.
1.2.2. Chao đèn, chụp đèn :
Tác dụng của chao,chụp đèn và cách làm tăng hiệu quả chiếu sáng của đèn.
Sử dụng chao chụp đèn có tác dụng là tăng hiệu quả chiếu sáng bởi những tác dụng sau:
+ Tăng hiệu quả tập trung ánh sáng
+Bảo vệ đèn,chống bám bụi và va chạm làm hỏng đèn
+Đối với người sử dụng,chống lóa và giảm độ chói
Có nhiều loại chao chụp đèn với nhiều kiểu dáng khác nhau, căn cứ vào mục đích và không
gian chiếu sáng để lựa chọn chao chụp đèn phù hợp.
Để sử dụng đèn có hiệu quả cao cần sử dụng đèn có hiệu suất cao, các chao chụp đèn và bố
trí lắp đặt đúng kĩ thuật,lựa chọn đèn phù hợp với nhu cầu chiếu sáng, vệ sinh đèn thường
xuyên vì lớp bụi mỏng có thể làm giảm quang thông chiếu sáng tới 20%.
Cần thay thế đèn khi đèn đã mờ, tức đèn suy giảm quang thông chiếu sáng.
1.2.3. Trụ đèn :

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6


18


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Trụ đèn chiếu sáng đường phố, trụ đèn cao áp, Trụ đèn được thiết kế theo hình
tròn côn hoặc hình bát giác côn có độ cao 4m, 5m,6m, 7m, 8m, 9m, 10m độ Cao được sản
xuất theo thiết kế của công trình dử dụng để mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Chức năng chính
của trụ đèn là cố định cần đèn, bộ đèn, tạo chiều cao thích hợp để chiếu sang, là giá neo của
dây, cáp điện.
Trụ đèn thường được làm bằng hợp kim, do vậy có trọng lượng không quá
lớn, chắc chắn.
Do làm bằng hợp kim và thường xuyên có tiếp xúc nên cần đảm bảo yêu
cầu về cách điện, nối đất và đảm bảo an toàn cho người.
1.2.4. Mạch vận hành đèn cơ bản :

Mạch đèn chiếu sang đường là mạch đánh lửa cho đèn phóng điện, về cơ
bản, nó bao gồm các thành phàn chính sau: chấn lưu, tụ điện.
Chấn lưu có 3 công dụng chính:
- Làm tăng hiệu điện thế khi khởi động.
- Giữ ổn định điện áp.
- Hạn chế ảnh hưởng bởi hồ quang.

Tụ điện có chức năng là phẳng dòng điện, giữ ổn định điện áp, hạn chế
ảnh hưởng gây ra bởi sự thay đổi điện áp đột ngột và bù công suất phản
kháng.

I.3.

Một số tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng ngoài trời :


Với mỗi loại đối tượng chiếu sáng ta lại có phương pháp chiếu sáng và tiêu chuẩn riêng cụ thể:
+) TCXDVN 259.: 2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng
trường đô thị
+) CIE 115: 1995 – Tiêu chuẩn chiếu sáng đường
+) TCXDVN 333:2005 – Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ
thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

19


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG
CỦA NHÀ MÁY YAMAHA
CƠ SỞ THIẾT KẾ :
Cơ sở thiết kế:

I.
1.

Hồ sơ thiết kế phần điện của công trình được lập dựa trên cơ sở sau:
- Hồ sơ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU của công trình đã được duyệt.
- Các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế:
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
+ TCVN-9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng.
+ TCVN-9206-2012: Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng.
+ TCVN-9207-2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
+ TCVN-4756-1989: Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện.

2. Phạm vi công việc:
- Thiết kế hệ thống điện bên trong công trình.
II. KẾT CẤU LƯỚI ĐIỆN :
1. Hệ thống chiếu sáng:

Trong công trình sử dụng chủ yếu huỳnh quang để chiếu sáng chung, đèn lốp trần để chiếu
sáng khu vực phụ trợ như WC, hành lang, cửa ra vào,v,v……

Nguốn điện:

2.

Nguồn điện cung cấp cho công trình dung nguồn 2 pha, được lấy từ máy biến áp.
Phương thưc lắp đặt:
- Tủ điện và hộp điện phòng dùng loại chế tạo lắp sẵn, chìm trong tường, cách sàn 1,5m.
- Công tắc ổ cắm sử dụng loại lắp nổi, cách sàn 1,5m được lắp đặt bên trong hộp điện phòng.
- Ống luồn dây đi ở độ cao 0,2m so với mặt trần văn phòng.
- Tại các điểm nối dây, rẽ nhánh của dây phải được nối qua hộp nối dây, việc nối dây phải
được thực hiện qua cầu nối dây.
- Phần tiếp đất an toàn.

An toàn điện :

3.

Kích thước tủ điện, bảng điện, độ dài dây dần đều được đo cắt trên thực tế cho phù hợp
nhưng phải đảm bảo yếu tố kĩ thuật và vận hành thuận tiện.
4.

Phần mềm hỗ trợ thiết kế :


Bài tập lớn môn Kỹ thuật chiếu sáng được sử dụng các phần mềm sau:
- Phần mềm Dialux.
- Phần mềm AutoCad.
III.
1.

THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG :
Tính toán thiết kế chiếu sáng cho một phòng trong phân xưởng :

Thiết kế chiếu sáng cho “Electrical room” của phân xưởng của nhà máy Yamaha.
Dữ liệu phòng:
- Dài: 6,545m.
- Rộng: 6,39m.

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

20


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
- Cao: 4m.
- Hệ số phản xạ: 7:5:2

Chọn độ rọi yêu cầu và cấp quan sát theo TCVN 7114:2002 với văn phòng có độ rọi yêu cầu
Eyc=500 lx, cấp chất lượng quan sát loại B.
Chọn bóng đèn:
- Ứng với độ rọi yêu cầu 500 lx, tra biểu đồ Kruithof nên chọn bóng có nhiệt độ màu 300050000K.
- Nên sử dụng đèn có chất lượng hoàn màu CRI> 60%.
Vậy ta chọn sử dụng bóng đèn huỳnh quang ống là thích hợp. Chọn bộ đèn Phillip TMX400

2xDR58W HFP. Bóng đèn huỳnh quang 110W bất kì thích hợp với bộ đèn.
Bố trí sơ bộ:
- Bộ đèn gắn trực tiếp lên trần h’=0.
- Độ cao treo đèn đến mặt phẳng làm việc : h=H – h’ – 0,8=3,2m.
- Chỉ số treo đèn :
- Chỉ số không gian :
- Để đảm bảo độ rọi đồng đều, khoảng cách giữa các bộ đèn phải thỏa mãn:

Loại đèn

A

B

C

D

EFGH

IJ

1

1,1

1,3

1,6


1,9

2,3

K→S

T
6

(n/h)max = 1,1 nên nmax = 1,1h = 1,1.3,2 = 3,52m.
- Số bộ đèn tối thiểu theo chiều rộng:
- Số bộ đèn tối thiểu theo chiều dài:
- Số lượng bộ đèn tối thiểu:

Tổng quan không gian chiếu sáng:

Nmin = Na ×Nb= 4 bộ.

(Tra phụ lục 4.3, với đèn huỳnh quang ống trong môi trường bụi trung bình và bảo dưỡng
trung bình có. Phụ lục 4.4 bộ đèn B có j = 0, k = 1,026 và hệ số phản xạ 7:5:2 tra được hệ số
lợi dụng quang thông U=0,84)
Chọn công suất đèn, số lượng và bố trí phù hợp.
- Quang thông một bóng là:
Ta chọn bộ đèn có quang thông 9000lm.
Số lượng bộ đèn cần thiết là:

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

21



BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Với 6 bộ đèn, quang thông đạt được :
Bố trí 6 bộ đèn phillip TMX400 2xDR58W HFP 110W trên mặt bằng như sau:
n = 3200, q = 1595;
m = 22003200, p = 1073;
- Kiểm tra điều kiện độ đồng đều độ rọi khu vực mp làm việc của “Electrical room”:

Như vậy bố trí như trên là thỏa mãn yêu cầu.
Sử dụng phần mềm Dialux cho ra kết quả tương tự như trên. Sử dụng phần mềm Dialux tiếp
tục tính toán cho các phòng và nhà xưởng khác. Kết quả có được như trong bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng thống kê số lượng bộ đèn sử dụng trong phân xưởng sản xuất nhà máy
Yamaha:

Phòng

Loại đèn

Số lượng
bộ đèn

CS1
bóng

Số bóng
1 bộ

Tổng
công

suất

Copper plating
room

Huỳnh quang ống

35

55

1

1925

Electrical room 2

Huỳnh quang ống

6

110

2

660

Gennertor room

Huỳnh quang ống


8

110

2

880

Huỳnh quang ống

9

110

2

990

Huỳnh quang ống

6

72

2

432

Huỳnh quang ống


8

36

1

288

Metal-halide

64

433

1

27712

H/T measuring
room
H/T measuring
office
Improvement
room
Main product
area

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6


22


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
Measuring room

Huỳnh quang ống

11

110

2

1210

Office trên

Huỳnh quang ống

23

110

2

2530

Huỳnh quang ống


4

110

2

440

Huỳnh quang ống

16

72

2

1152

Huỳnh quang ống

2

110

2

220

Re-grinding room


Huỳnh quang ống

15

110

2

1650

Resting room 1

Huỳnh quang ống

6

36

1

216

Resting room 2

Huỳnh quang ống

2

72


2

144

Spare part
storage

Huỳnh quang ống

3

36

1

108

Toilet 1

Led

6

70

1

420

Tool room


Huỳnh quang ống

3

36

2

108

Training room

Huỳnh quang ống

9

110

2

990

Tool room 2

Huỳnh quang ống

1

72


2

72

Heat treatment

Huỳnh quang ống

42

55

2

2310

Tranformer

Huỳnh quang ống

2

36

2

72

Passage way


Sodium cao áp

8

40

1

320

Garden

Sodium cao áp

2

60

1

120

Plating chemical
room
Plating material
room
Plating
measurement
room


2.
2.1.

Thiết kế chiếu sáng cho các phòng trong phân xưởng bằng Dialux :
Giới thiệu về Dialux :

DIALux là phần mềm thiết kế chiếu sáng độc lập phát triển bởi công ty DIAL GmbH.
DIALux tính toán chiếu sáng dựa theo tiêu chuẩn châu Âu như EN 12464, CEN 8995.
Một trong các ưu điểm của phần mềm là đưa ra nhiều phương án lựa chọn bộ đèn. Không chỉ
các bộ đèn của DIALux mà còn có thể nhập vào bộ đèn của những hãng khác. DIALux còn
đưa ra các thông số kỹ thuật ánh sáng, giúp ta thực hiện nhanh chóng quá trình tính toán hoặc
cho phép ta sửa đổi thông số đó. Dialux cho phép chèn nhiều vật dụng khác nhau vào dự án

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

23


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG
như : bàn, ghế, TV, giường, gác lửng, cầu thang…Bên cạnh đó là một thư viện khá nhiều vật
liệu để áp vào các vật dụng trong dự án…cũng như dễ dàng hiệu chỉnh mặt bằng theo ý muốn
của mình. Tính toán chiếu sáng những không gian đặc biệt (trần nghiêng, tường nghiêng, có
đồ vật, vật dụng trong phòng) trong điều kiện có và không có ánh sáng tự nhiên .
Thiết kế bằng Dialux :
Điền đầy đủ thông tin phòng cần thiết kế vào các khung thông tin.

2.2.

_Khung thứ 1 : Điền thông tin , kích thước phòng.

_Khung thứ 2 : Chọn catalog của đèn bằng cách chọn catalog và chọn hãng.
_Khung thứ 3 : Chọn cao độ đèn.

Sau khi chọn được bộ đèn ưng ý trong phần chọn catalog của đèn, nhấn add, xong chọn next
để bắt đầu bước vào tính toán. Chọn Caculator để Dialux tự tính toán, ta sẽ được như hình sau:

ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

24


BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

Sau khi tính toán bằng Dialux, ta có được kết quả thiết kế chiếu sáng các phòng như sau :
IV.
1.

TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHIẾU SÁNG :
Tính toán phụ tải chiếu sáng :

Từ thiết kế chiếu sáng ta tính được phụ tải chiếu sáng tính toán của nhà máy Yamaha :
Trong đó Pi: là công suất chiếu sáng trong từng phòng
Pbđ: là tổng công suất của bóng đèn sử dụng trong từng phòng
Vd: Đối với phòng Copper plating room : Sử dụng 35 bộ (1 bóng trên bộ) mỗi bóng công
suất 55 w. Vậy ta có công suất chiếu sáng của phòng là:
Ptt =35.55+ 35.10=2275w (công suất của chấn lưu cho mỗi bộ đèn 10w).

Tính toán tương tự cho các phòng khác kết quả ghỉ trong bảng sau:
Bảng 4-1: Kết quả tính toán phụ tải chiếu sáng cho từng phòng:
Phòng


ĐIỆN CLC – K8– NHÓM 6

P (W)
25

S (VA)

Q (VAR)


×