Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài học về xây dựng thương hiệu cá nhân của một nguyên thủ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.25 KB, 3 trang )

Bài học về xây dựng thương
hiệu cá nhân của một nguyên
thủ quốc gia
By Huỳnh Nhật July 14, 2014
0
205

Khi được hỏi về một nguyên thủ quốc gia “mê” bóng đá, ắt hẳn sẽ rất
nhiều người nghĩ ngay đến Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel. Trên thế giới,
những nguyên thủ quốc gia là nữ thường thì không nhiều (nếu không muốn
nói là tỷ lệ khá chênh lệch với nam), thế nhưng khi nói đến Fan bóng đá
(Fan cuồng là đằng khác) thì mọi người lại nghĩ ngay đến Bà chứ không
phải là một Ông lớn nào khác.
Một lần tác giả có đọc được một câu chuyện về văn sĩ George Sand, một
văn sĩ tầm cỡ, một cá tính mạnh mẽ và đầy cuốn hút,và là một ngoại lệ
của văn học Pháp thế kỷ 19. Ngoại lệ ở chỗ, George là một nữ văn sĩ, một
nữ văn sĩ lấy nghệ danh của nam giới, ăn mặc như đàn ông (cũng cần phải
biết thêm rằng, từ năm 1800, việc phụ nữ Paris mặc quần là một tội lỗi, và


sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự, luật mới được gỡ bỏ vào năm ngoái) và
say mê một công việc mà thời đó người ta cho rằng chỉ phù hợp với nam
giới. Một số tài liệu ghi chép lại rằng, văn sĩ George thậm chí còn hút xì gà
và phát biểu mạnh dạn như nam giới, không ngần ngại lớn tiếng khống chế
một cuộc tranh luận bằng vài từ ngữ nặng ký. Khi tiếp xúc với George nơi
công cộng, phần đông những người quen biết đều có cảm giác là mình
đang đối diện với một đấng nam nhi. Thế nhưng, trong nhật ký và với
những người bạn bè thân thiết nhất, chẳng hạn như Gustave Flaubert,
Sand luôn thú nhận rằng mình không muốn làm đàn ông chút nào, nhưng
phải đóng một vai như thế cho đúng với nhu cầu của quần chúng.
Quay trở lại câu chuyện hiện tại.


Bà Merkel, thủ tướng Đức – quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, luôn
là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong những năm gần đây. Nói về
nước Đức, nguyên nhân đằng sau của 2 cuộc thế chiến, sẽ không quá lố
khi nói rằng họ “khá hiếu chiến”. Vì vậy, việc một người phụ nữ lên nắm
quyền ở một đất nước như vậy là chuyện rất hi hữu. Dĩ nhiên, tác giả
không có ý phân biệt giới tính, thế nhưng về lâu về dài sẽ luôn cảm thấy có
điều gì đó không ổn. Để giải quyết điều không ổn này, bộ tham mưu của
Bà phải nghĩ ra cách giúp mọi người dân, những người bỏ lá phiếu cho Bà
thấy được Bà là một người mạnh mẽ, bản lĩnh và hoàn toàn xứng đáng với
chiếc ghế này. Dĩ nhiên ai cũng biết bà là một “Bà Đầm thép”, một người
phụ nữ bản lĩnh (không bản lĩnh làm sao làm được Thủ tướng Đức), biết là
biết vậy, nhưng không phải ai cũng thấy được điều đó.
Để giải quyết điều này, ở một cường quốc bóng đá như Đức, không gì thích
hợp hơn là việc bà trở thành một fan cuồng của môn thể thao vua. Bạn đã
từng nghe, Tống thống Nga, Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung quốc gác việc
để đi xem bóng đá chưa? Bản thân tôi thì chưa thấy báo đưa mấy vụ này.
Uhm, thì có thể Nga, Mỹ, Trung không phải cường quốc bóng đá nên mấy
Ngài ấy ko ham vậy. Thế còn Giáo hoàng, người đàn ông quyền lực thứ 4
thế giới, Ngài ấy là người xứ Tango, nhưng mà thôi, Ngài ấy có tuổi rồi,
không cần phải cổ vũ và hò hét gì, tinh thần là chính. Nhưng còn Thủ
tướng Anh, Tổng thống Pháp, đó đều là những cường quốc bóng đá, và


mấy Ngài ấy cũng đâu có già, bạn có từng nghe họ hủy hẹn cấp cao để đi
đích thân cổ vũ đội nhà chưa? Còn về cựu Thủ tướng Ý, ông trùm truyền
thông Berlusconi. Trong một bài phân tích của mình, tờ New York Times
từng đưa ra một kết luận ngắn gọn như sau:“Berlusconi dùng tiền để đưa
AC Milan lên thành công – dùng thành công của AC Milan làm bàn đạp cho
mục tiêu chính trị – dùng quyền lực chính trị để duy trì thành công cho AC
Milan – dùng thành công AC Milan để tiếp tục gia cố sự nghiệp chính

trị.”. Bên cạnh đó, thường thì Ngài Berlusconi thích thể hiện cái chất đàn
ông của mình ở một sở thích khác “thuần túy đàn ông” hơn cả cái chất đàn
ông trong bóng đá.
Vì vậy, việc Bà Merkel cuồng bóng đá hơn những Ngài kia, rất có thể (chỉ là
có thể) chỉ vì Bà là phụ nữ, và lại nắm quyền ở một đất nước như Đức.
Một tạo hình hoàn hảo.
Lưu ý: Bài viết không nhằm mục đích chính trị hay tôn giáo và chỉ mang
quan điểm cá nhân của tác giả.
Bài viết chỉ nhằm cung cấp cho bạn đọc một “góc nhìn khác – góc nhìn
Marketing về xây dựng hình ảnh cá nhân”.
Bài viết có tham khảo một số cứ liệu do Robert Greene cung cấp.



×