Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Luận văn: Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền của người dân huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thập kỉ này, nền Y học hiện đại phương Tây ngày càng xích lại gần
nền Y học cổ truyền phương Đông và 2 nền Y học đó đang giao thoa với nhau.
Các nhà Sinh học và Y học phương Tây đã nhận thức nội dung thuyết âm dương
của y học cổ truyền là tiêu biểu của triết học cổ đại phương Đông vận dụng vào
Yhọc cổ truyền phương Đông như hai mặt đối lập của một thể thống nhất trong
hoạt động sống của cơ thể và môi trường. Bởi lẽ đó Y học hiện đại càng đánh
giá cao giá trị lý luận và thực tiễn của y học cổ truyền [26].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến năm 1995 trong tổng số
50% số người trên hành tinh được chăm sóc sức khoẻ, có tới 80% được chăm
sóc bằng y học cổ truyền [5].
Việt Nam là một trong những nước có truyền thống sử dụng y học cổ
truyền lâu đời trên thế giới với những Danh y nổi tiếng như Hải Thượng Lãn
Ông,Tuệ Tĩnh ...y học cổ truyền Việt Nam là một di sản văn hoá quý báu của
dân tộc đã giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền y học Việt nam “Khoa họcDân tộc- Đại chúng” và có những đóng góp đáng kể đối với nền y học thế giới
[4]. Phát triển và sử dụng thuốc Nam và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc của y học cổ truyền tại các cơ sở và cộng đồng vẫn là mục tiêu
chiến lược của ngành y tế trong thập kỷ tới để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân trong cộng đồng [2], [3].
Tuy vậy vào những năm cuối của thập kỷ 80, cùng với sự thay đổi lớn lao
của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thị trường cung cấp thuốc cũng trở nên
phong phú, đa dạng. Các loại thuốc Tây y xuất hiện ngày càng nhiều, sử dụng y
học cổ truyền tại các cơ sở y tế bị giảm sút dần. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật
của thuốc Tây, việc sử dụng một cách chưa hợp lý các loại tân dược của cán bộ
y tế và người dân cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, kinh tế của người
dân, ảnh hưởng tới vấn đề công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, hiện nay những chi phí cho điều trị
bằng thuốc Tây đã vượt quá khả năng chi trả của người dân, đặc biệt là những
người nghèo [26].
Tĩnh Gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hoá, về địa lý có sự hội tụ


®ång thời cả 3 vùng sinh thái: vùng biển và ven biển, vùng đồng bằng và trung
1


du, miền núi. Theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa và Phòng y tế huyện năm
2006, số bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện đa
khoa và trạm y tế là 5.103/62.231 lượt người điều trị nội ngoại trú chiếm tỷ lệ
8,2%. Nếu tính tổng số người được khám và điều trị ở Bệnh viện đa khoa,
Trạm y tế và các Phòng chẩn trị y học cổ truyền trên tổng số lượt người khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì tỷ lệ này là 6,49% (13.323/205.267) [27]. Một
tỷ lệ còn rất thấp so với cả nước (30%) và đặc biệt thấp so với các huyện khác
trong tỉnh Thanh Hoá, những vùng được coi như là có nhiều tiềm năng về y
học cổ truyền. Vì sao tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền tại huyện Tĩnh Gia lại thấp
như vậy? Thực trạng sử dụng y học cổ truyền ở cộng đồng ra sao? Quan niệm
và nhu cầu của người dân đối với y học cổ truyền như thế nào? vẫn là những
câu hỏi chưa có lời giải. Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền của người dân huyện Tĩnh Gia tỉnh
Thanh Hoá.”
Với các mục tiêu sau :
1. Mô tả thực trạng sử dụng Y học cổ truyền của người dân huyện Tĩnh Gia
tỉnh Thanh Hoá.
2. Mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ trạm y tế làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ
Y học cổ truyền cho người dân ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá.

Chương 1
2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sử dụng YHCT trên thế giới:
Lịch sử phát triển y học của các quốc gia đều bắt nguồn từ y học cổ
truyền (YHCT) của từng dân tộc. Cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới
đều có kinh nghiệm sử dụng YHCT ở các mức độ khác nhau tồn tại dưới dạng
tiềm ẩn, lưu truyền và cả thành văn trong cộng đồng nhân dân. Theo báo cáo của
Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), tính đến năm 1995 trong tổng số 50% số người
trên hành tinh được chăm sóc sức khoẻ, có tới 80% được chăm sóc bằng YHCT.
Năm 1995 ở Australia, 48,5% dân số sử dụng ít nhất một loại hình chữa bệnh
theo phương pháp YHCT, ước tính chi phí quốc gia cho YHCT và các liệu pháp
chữa bệnh không dùng thuốc khoảng 1 tỷ Au hàng năm. Năm 1991 doanh số
bán ra của thuốc YHCT ở Mỹ ước tính khoảng 1 tỷ USD, một phần ba người
Mỹ đã sử dụng YHCT, 60% dân số Hà Lan và Bỉ, 74% dân số Anh hài lòng với
các phương pháp chữa bệnh theo YHCT. TCYTTG cũng khẳng định “ Không
cần phải chứng minh lợi ích của YHCT, mà cần phải đề cao và khai thác rộng
rãi hơn nữa những khả năng của nó có lợi cho toàn thể nhân loại. Phải đánh
giá và công nhận cho đúng chân giá trị của nó và làm cho nó hữu hiệu hơn,
chắc chắn hơn và rẻ hơn để sử dụng nhiều hơn. Đó là hệ thống mà dân chúng từ
trước đến nay đã coi như của mình và chấp nhận không hạn chế. Hơn thế, dù ở
đâu thì nó cũng có ưu điểm hơn những hệ thống nhập từ ngoài, vì nó là bộ phận
không thể tách rời khỏi nền văn hoá nhân dân”. Cũng vì những lợi điểm trên
của YHCT, ngày 16/5/2002 TCYTTG đã đưa ra chiến lược toàn cầu về YHCT
2002-2005 với mục tiêu là làm YHCT được phổ cập, nhất là đối với những
người nghèo [13].
Y học cổ truyền Trung Quốc là nền y học lâu đời trên thế giới với những
học thuyết tạng phủ, kinh lạc, thiên nhân hợp nhất... đồ sộ và chặt chẽ. Y học cổ
truyền Trung Quốc chú ý đến cả hai vấn đề là phòng và chữa bệnh. Ngoài các
cây, vị thuốc người Trung Quốc còn có phương pháp chữa bệnh hết sức độc đáo
là châm cứu. Xuất hiện từ rất sớm, châm cứu được sử dụng để chữa khoảng 300
3



bệnh, trong đó châm tê phẫu thuật ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay,
vấn đề kết hợp YHCT với y học hiện đại (YHHĐ) đã là một trong những chủ
trương chính của Trung Quốc trong phạm vi phát triển nền y tế quốc gia. Xây
dựng một nền Trung y trên sự kết hợp đó, các thầy thuốc Tây y được đào tạo
thêm nhiều về YHCT, các thầy lang cổ truyền được đào tạo thêm về y học hiện
đại, họ được tham gia các chương trình y tế của Nhà nước và được công nhận một
cách chính thức. Năm 1995 Trung Quốc đã có 2.522 bệnh viện YHCT với
353.373 nhân viên y tế và 236.060 giường bệnh. Những bệnh viện này đã điều trị
200 triệu bệnh nhân ngoại trú và 3 triệu bệnh nhân nội trú hàng năm. Đồng thời
95% các Bệnh viện đa khoa ở Trung Quốc có khoa YHCT, hàng ngày điều trị
khoảng 20% bệnh nhân ngoại trú. Những số liệu trên cho thấy sự phát triển và
tính phổ cập của YHCT tại đất nước này. Trung Quốc cũng là một quốc gia luôn
áp dụng các tiến bộ của khoa học để giải thích, chứng minh các tác dụng của
YHCT và đem lại kết quả khả quan [1].
1.2. Tình hình sử dụng YHCT ở Việt Nam:
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước các dân tộc Việt Nam
đã tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đặc sắc, độc đáo với nhiều truyền thống
tốt đẹp trong đó có truyền thống quý báu về YHCT dân tộc.
1.2.1. YHCT thời kỳ các triều đại phong kiến:
- Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng. Nhân dân ta đã biết ăn trầu có
tác dụng làm ấm người chống “Sốt rét cơn ngã nước”, nhuộm răng làm chặt
chân răng. Ăn kèm gừng, tỏi với thịt, cá cho dễ tiêu đã trở thành tập quán dùng
gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Dân miền núi có tập quán ăn hạt ngải, uống nước
riềng, chấm muối sả... để phòng chống thấp khí, chống sốt rét rừng, dân miền
trung du biết uống chè vối, miền xuôi uống chè xanh giúp tiêu hóa tốt. Sản phụ
uống chè vằng cho “thông máu”, ăn ngon hơn và tiêu cơm. Những phong tục
tập quán đó tạo ra các phương pháp vệ sinh phòng chữa bệnh có hiệu quả cho
nhân dân mọi vùng đất nước.
Theo sách Long uý bí thư, một số cây cỏ dùng làm thuốc đã được phát hiện ở

Nam Việt Giao Chỉ vào cuối thế kỷ III trước CN vừa để làm thức ăn: Khoai
4


lang, cà, rau muống, rau khúc, nhãn, vải, khế, mía, chè, gừng, riềng, lá lốt, sả,
vông nem, trầu không....[15], [18]
- Đời nhà Trần, nhân dân ta đã phát huy truyền thống dùng thuốc của các đời
trước: Năm 1362 Vua Dụ Tông đã tổ chức trồng hành tỏi ở bờ sông Tô Lịch
bán cho dân. Tuệ Tĩnh đã gây dựng phong trào trồng cây thuốc ở các đền chùa,
vườn nhà để chữa bệnh cho dân và để lại truyền thống trồng thuốc cho làng Đại
Yên, Quận Ba Đình Hà Nội, làng Nghĩa Trai huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
ngày nay. Quân y thời Trần đã xây dựng Dược Sơn (núi Chí Linh) và vườn
thuốc Vạn An phục vụ quân đội. Tuệ Tĩnh đã đề xướng chủ trương “thuốc Nam
Việt chữa bệnh người Nam Việt”, trồng kiếm thuốc tại chỗ để chữa bệnh kịp
thời. Ông đã thu thập kinh nghiệm nhân dân để dạy học và viết sách mà điển
hình là cuốn “ Nam dược thần hiệu” và “ Hồng nghĩa giác tự y thư ”. Đặc biệt
Ông đã soạn sách bằng thơ phú, một thể loại dễ nhớ để truyền bá kiến thức
YHCT cho người dân. Tuệ Tĩnh đã nêu đặc điểm bệnh điển hình của người Việt
Nam là do “Thấp nhiệt” “ Đàm hoả” và thường do chính khí suy yếu nên chú
trọng chữa bệnh theo phương pháp thanh nhiệt trừ thấp, tả hoả, hoá đàm và vừa
công tà vừa bổ chính. Tuệ Tĩnh đã được dân tộc ta suy tôn là Vị Thánh thuốc
Nam [17], [19].
- Dưới triều nhà Lê có Lê Hữu Trác (1720- 1791) là đại danh y của nước ta ở
thế kỷ XVIII. Ông là người chu đáo, cẩn trọng tận tuỵ quên mình cứu chữa
người bệnh. Ông đã soạn pho Y tông tâm lĩnh 28 tập 66 quyển, bộ sách được coi
là bách khoa toàn thư của YHCT Việt nam. Về phòng bệnh, có quyển Vệ sinh
yếu quyết diễn ca đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ vệ sinh theo hoàn cảnh sinh hoạt
của nhân dân ta, từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng
tinh thần và rèn luyện thân thể tăng cường sức khoẻ, sống lâu. Lê Hữu Trác là
người sáng tạo ra cách chữa bệnh của riêng mình trong tập Ngoại cảm thông trị

với ba phương giải biểu và sáu phương hoá lý các thể bệnh ngoại cảm và ôn
nhiệt phù hợp với điều kiện khí hậu và con người Việt Nam. Về dược, Ông đã
kế thừa và phát huy 496 vị trong Nam dược thần hiệu, bổ sung thêm 300 vị
trong tập Lĩnh Nam bản thảo gần 2000 phương thuốc gia truyền vào các tập
5


Bách khoa trân tàng, Hành giản trận nhu. Các bài thuốc do Ông sáng chế được
viết trong tập Hiệu phỏng tần phương. Ngoài ra các tập Y huấn cách ngôn, Âm
Dương y án, Châu ngọc cách ngôn đúc kết quy tắc chẩn đoán, biện chứng luận
trị, cách dùng thuốc chữa bệnh và đạo đức người thầy thuốc. Ông được suy tôn
là Đại y tông, Đại nho, Đại thiện.
- Dưới triều Nguyễn Hụê Tây Sơn (1789- 1802): Lương y Nguyễn Hoành,
quê Thanh Hoá biên soạn tập Nam dược có trên 500 vị cỏ cây ở địa phương và
130 vị ở các loại động khoáng vật làm thuốc với công dụng đơn giản theo kinh
nghiệm dân gian, kèm theo thiên Điều dược chủ trị (dùng thuốc theo chứng
bệnh) và bài Lôi công bào chế nhữ ca.
- Dưới triều Nguyễn (1802- 1905): Mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, Viện thái y
mời các thầy thuốc ở địa phương tham gia chống dịch. Tổ chức Viện thái y của
triều Nguyễn qui định cụ thể các chức phục vụ thuốc men (bào chế, kiểm tra,
đóng gói, sắc thuốc, tiền thuốc) của phòng ngũ dược. Về chế độ dược liệu, theo
An Nam ký lược, triều Nguyễn thu thuế bằng dược liệu theo định xuất đầu
người như sau: Khánh Hoà, Bình Định, Phú Yên nộp Kỳ nam, Trầm hương.
Quảng Ngãi nộp sâm theo định xuất, Nghệ An, Thanh Hoá nộp quế, Hà Tiên
nộp sáp ong, Bắc Ninh nộp Hồng đơn...(12kg/ người/năm).
1.2.2. YHCT dưới chế độ thực dân Pháp (1884-1945):
Mặc dù YHCT bị cấm đoán, mất vị trí chính thức trong hệ thống y tế nhà
nước nhưng tuyệt đại đa số nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi vẫn sử
dụng YHCT để chữa bệnh. Năm 1920 thực dân Pháp bắt đầu hạn chế số người
hành nghề YHCT nhưng bị nhân dân ta phản đối. Năm 1939 nghị định cấm

dùng các loại thuốc dân tộc có độc tính cũng bị nhân dân ta đấu tranh và xoá bỏ.
Hội y học Trung kỳ đã ra báo cáo với tôn chỉ mục đích luyện thầy giỏi, kiếm
thuốc hay nhất là thuốc Nam, dung hoà Đông Tây y [12], [26].
1.2.3. YHCT từ khi giành lại độc lập (tháng 8/1945):
Dưới chế độ mới, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển Y dược
học cổ truyền. Năm 1946, các hội YHDT thành lập để phát triển y dược học dân
tộc phục vụ chế độ mới. Ban nghiên cứu Đông y Nam bộ cũng được thành lập,
6


xây dựng nên “Toa căn bản” trị bệnh thông thường để phục vụ nhân dân và bộ
đội miềm nam kháng chiến. Tại hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác Hồ
gửi thư cho ngành y tế. Trong thư, Người viết “ Nay chúng ta đã độc lập tự do,
cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với
nhu cầu của nhân dân ta. Y học phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, Dân tộc,
Đại chúng. Ông cha ta ngày trước đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh
bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên
chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” [16]. Những chỉ thị
của chính phủ, Bộ y tế đã đề cập đến các vấn đề sau đây: “Trên cơ sở khoa học,
thừa kế và phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y và kết hợp Đông, Tây y,
tăng cường khả năng phòng chữa bệnh và tiến tới xây dựng nền y học Việt Nam,
cần xác định bệnh nào chữa bằng Đông y, bệnh nào chữa bằng Tây y, bệnh nào
chữa bằng Đông Tây y kết hợp, theo phương hướng đó để xây dựng nền y học
Việt Nam”. Phải kết hợp Đông Tây y trong toàn bộ công tác y tế, trong công tác
tư tưởng tổ chức, đào tạo cán bộ phòng bệnh chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc,
nghiên cứu khoa học, phải làm một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ trung
ương đến xã. “ Phải khẩn trương nắm lực lượng YHCT dân tộc, có kế hoạch thu
hút và sử dụng tất cả các lương y hiện có vào màng lưới y tế chung, đồng thời
phải tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ kết hợp Đông Tây y. Trong quá trình làm
việc này phải thận trọng, cái gì chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận thì cần tiếp

tục nghiên cứu thêm. Học cái hay và bỏ cái dở” [4]. Trong khoảng thời gian từ
1955 đến 1957 các Vụ, Viện Đông y đã được thành lập với nhiệm vụ lãnh đạo
công tác Đông y toàn ngành y tế, nghiên cứu ứng dụng lâm sàng, chẩn đoán và
điều trị bằng các phương pháp khoa học hiện đại để xác minh và phát huy các sở
trường của YHCT tạo điều kiện kết hợp hai nền YHCT và YHHĐ. Hội Đông y
được thành lập với mục đích đoàn kết giới lương y và những người làm nghề y
dược Đông Tây y. Từ những năm 1970 với đường lối phát triển YHCT của Việt
Nam “ Dứt điểm trồng và sử dụng thuốc Nam (ở gia đình và hợp tác xã)” phong
trào trồng thuốc Nam và châm cứu trở nên sôi động ở miền Bắc và phát triển
rộng rãi trên cả nước sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đó chính là phong
7


trào “ phá hàng rào gai cài cây thuốc”, “ Trồng và sử dụng 35 cây thuốc chữa 7
chứng bệnh thông thường tại xã”. Đến giữa những năm 80, số phường, xã sử
dụng thuốc Nam và châm cứu trên cả nước lên tới trên 7000 xã, phường đạt tỷ lệ
80% số phường xã trong cả nước đã khám chữa bệnh bằng YHCT cho 40-50%
số bệnh nhân ở tuyến cơ sở. Ở nhiều xã, phường có tới 70-80% số hộ gia đình
có “Khóm thuốc gia đình”. Hàng ngàn CBYT được học và bồi dưỡng kiến thức
về thuốc Nam và châm cứu, hàng ngàn lương y tham gia khám chữa bệnh tại các
trạm y tế và các tổ chẩn trị. Trong thời kỳ này, thuốc Nam và châm cứu đã thực
sự đóng góp một phần đáng kể trong phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân tại cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa và
nghèo đói [21], [23], [25]. Song song với việc triển khai các hoạt động YHCT
tại cộng đồng, các nghiên cứu thực nghiệm sinh hoá, dược học và lâm sàng và
công nghệ bào chế thuốc cũng được đẩy mạnh, trong đó những nghiên cứu
thuốc YHCT phục vụ cho chữa bệnh tại cộng đồng được đặc biệt chú ý và
khuyến khích. Song, từ những năm cuối thập kỷ 80 đến nay, đất nước ta chuyển
sang một giai đoạn mới, thời kỳ mở cửa và cơ chế thị trường. Mô hình sử dụng
thuốc Nam và châm cứu trong thời kỳ bao cấp không còn phù hợp với những

thay đổi nhanh chóng và sâu sắc của nền kinh tế xã hội, với nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ của người dân. Hậu quả là hàng loạt các cơ sở thuốc Nam và châm cứu
ở các trạm y tế xã, phường không hoạt động, nhiều lương y ra khỏi các trạm y tế
y tế. Chỉ còn khoảng 10% -12% số trạm y tế xã, phường còn có hoạt động YHCT
trong bối cảnh rất khó khăn và hiệu quả cũng hạn chế. Không những mạng lưới tổ
chức mà cả nguồn thuốc, hoạt động bào chế thuốc YHCT cung cấp cho cộng
đồng chăm sóc sức khoẻ (CSSK) và điều trị cũng giảm sút [10], [11]. Cùng với
sự mở rộng thị trường thuốc YHHĐ trong cơ chế thị trường, nhiều văn bản
chính sách liên quan đến thuốc được ban hành nhưng còn chưa đồng bộ và công
tác quản lý của nhà nước chưa theo kịp yêu cầu của tình hình thực tế ở giai đoạn
này tạo ra những biến động đáng kể trong sử dụng thuốc tại cộng đồng. Một
mặt, có tình trạng thiếu thuốc điều trị cho cộng đồng nhất là ở các cộng đồng
nghèo, ở vùng xa, vùng sâu do mạng lưới phân phối thuốc chưa đều khắp. Sự tự
8


túc trong chi trả các dịch vụ CSSK đã tạo gánh nặng cho người dân, trong khi có
sự thu hẹp về sử dụng YHCT tại cộng đồng. Mặt khác ở một số cộng đồng, nơi
thuận lợi cho cung cấp nguồn thuốc YHHĐ thì đang có xu hướng gia tăng tình
trạng lạm dụng thuốc, dùng thuốc không an toàn và hợp lý trong cả thầy thuốc
và người dân gây tốn kém và tác hại. Đã có rất nhiều trường hợp sử dụng Tây y
không theo chỉ dẫn của thầy thuốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng như tử
vong, các trường hợp phản ứng do thuốc gây ra tàn phế cho người bệnh, tình
trạng quen thuốc, kháng thuốc do thiếu hiểu biết về thuốc Tây dẫn đến việc điều
trị bệnh rất khó hoặc không khỏi. Việc sử dụng các thuốc tân dược hiện cũng
đang làm nhiều người lo lắng, đặc biệt là là cán bộ y tế (CBYT) khi phục vụ
người bệnh dễ gặp rủi ro do phản ứng của thuốc gây ảnh hưởng tới tính mạng
người bệnh. Đây là một thực trạng không chỉ đang tồn tại ở Việt Nam mà còn
gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Khi thấy rõ vấn đề đó, TCYTTG đã dự báo
xu thế trong tương lai YHCT sẽ quay trở lại và được sử dụng ngày càng nhiều

trong nhân dân, nhằm xác nhận vai trò, vị trí YHCT trong thời đại khoa học
công nghệ phát triển, đồng thời là để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần
cân bằng sinh thái. Đứng trước tình hình này Chính phủ Việt Nam đã ra nghị
quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996- 2000 và chính sách quốc gia về
thuốc của Việt Nam. Chủ trương của nghị quyết là tăng cường y tế cơ sở, y tế
phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của mọi tầng lớp
nhân dân. Đảm bảo công bằng trong CSSK cho nhân dân và giữ được bản chất
nhân đạo của ngành y tế trong nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này,
nghị quyết đã chỉ rõ “ Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Y học
cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát
triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá YHCT kết
hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền
Việt Nam”. Trong chính sách Quốc gia về thuốc, nghị quyết cũng đưa ra mục
tiêu “Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp. Thực hiện
công bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh. ưu tiên thuốc thiết yếu, chú
9


trọng thuốc cổ truyền, khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia truyền cũng như
kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của nhân dân đã được thử thách, công nhận
qua thời gian... tăng cường đào tạo và bồi dưỡng các lương y, những người sản
xuất và bào chế thuốc cổ truyền nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ về y dược
cổ truyền có chất lượng, trình độ cao” [20]. Ngày 30/8/1999 Bộ y tế đã ra chỉ
thị số 25/1999/CT - TTG về việc đẩy mạnh công tác y dược học cổ truyền. Nội
dung chủ yếu của chỉ thị là yêu cầu các cơ quan chức năng soạn thảo ban hành
các văn bản quy phạm pháp chế về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y dược học
cổ truyền. Đào tạo cán bộ về YHCT, tăng cường các nghiên cứu khoa học và
giành ngân sách thoả đáng cho các hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT.
Khuyến khích các trạm y tế xã phường, thị trấn sử dụng y dược học cổ truyền để

khám chữa bệnh cho nhân dân, vận động nhân dân trồng, sử dụng cây thuốc gia
đình và các phương pháp không dùng thuốc để chữa những bệnh thông thường
tại cộng đồng [6], [7], [9]. Thực hiện nghị quyết, chỉ thị của chính phủ, Bộ y tế
đã có việc làm thiết thực để phát triển nền YHCT, hiện nay ở Việt Nam đã có
hai viện YHCT ở miền Nam và miền Bắc. Đội ngũ giáo sư, tiến sỹ và bác sỹ
chuyên sâu về YHCT lên tới hàng nghìn người. Trong đó có 500 bác sỹ chuyên
khoa cấp I, cấp II và 110 tiến sỹ, thạc sỹ YHCT. Hơn 40.000 bài thuốc dân gian
do 1300 lương y cung cấp đã được áp dụng (chữa bệnh theo báo cáo của hội
nghị 55 năm YHCT Việt Nam ngày 13/12/2001) [14], [22]. Châm cứu Việt Nam
được xếp là một trong những nước phát triển mạnh trên thế giới. Các kỹ thuật
châm tê đã được áp dụng rộng rãi trong phẫu thuật. Việt Nam cũng là nơi
thường được chọn là địa điểm cho các hội nghị quốc tế về YHCT như hội nghị
ASSEM I, ASSEM II... Các chế phẩm nghiên cứu dùng chữa 6 chứng bệnh (cảm
cúm, ho, tiêu chảy, lỵ, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, mẩn ngứa) tại cơ sở đều
không độc, Các chỉ thị hiệu quả điều trị tới 83%. Các ứng dụng thuốc YHCT
trong điều trị các bệnh khó cũng đang được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam
cho kết quả khả quan [24]. Danh mục thuốc thiết yếu YHCT cũng đã được Bộ y
tế ban hành bao gồm 60 cây thuốc trồng và sử dụng tại trạm y tế theo quyết định số
2285/1999 ngày 28/7/1999 và danh mục 10 chứng/ bệnh thường được chữa bằng
10


YHCT ở tuyến y tế cơ sở. Số 95- BYT về kết hợp YHCT với trạm y tế xã, chỉ thị
03- BYT về thuốc Nam, châm cứu đã được Bộ y tế ban hành nhằm thúc đẩy các
hoạt động YHCT ở cơ sở [7], [8].

Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11



2.1. Đối tượng:
- Chủ hộ gia đình
- Cán bộ trạm y tế nơi nghiên cứu
- Sổ sách báo cáo thống kê tại Phòng y tế, BVĐK huyện, Trạm y tế xã.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.2.1. Địa điểm: 3 xã trong huyện Tĩnh Gia đó là: Thị trấn Tĩnh Gia, xã
Hải Thanh và xã Phú Lâm:
2.2.1.1. Thị trấn Tĩnh Gia: Thị trấn Tĩnh Gia là trung tâm huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên là 125,14 ha, với dân số là 4.859 người được
chia thành 7 tiểu khu, giao thông đi lại thuận tiện, có Quốc lộ 1A chạy qua trung
tâm dài 1,6Km, cách ga Văn Trai 3 km và bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện
1,5 km, chợ huyện nằm ở trung tâm thị trấn. Nghề nghiệp chủ yếu của người dân
là thương mại- dịch vụ, một bộ phận dân cư đang chuyển dần sang sản xuất
kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản và hải sản, một
bộ phận không nhỏ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước đang làm việc hoặc
nghỉ hưu, mất sức, hưởng lương và bảo hiểm xã hội (chiếm 93,4%). Có 6,6% số
dân sinh sống bằng nông nghiệp. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể
xã hội ở thị trấn tương đối mạnh vì vậy các chương trình kinh tế, văn hoá xã hội,
y tế hoạt động rất thuận lợi. Trạm y tế ở đây khá tốt có 9 gian nhà kiên cố và các
công trình phụ trợ đầy đủ, có đủ trang thiết bị thuốc vật tư y tế thiết yếu đảm bảo
cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong địa bàn. Trạm y tế có
:1 bác sỹ, 1 y sỹ đa khoa, 1 nữ hộ sinh trung cấp, 1 dược tá.
2.2.1.2. Xã Hải Thanh: Hải Thanh là một xã ven biển nằm ở phía đông nam
huyện Tĩnh Gia cách BVĐK huyện 5 km với diện tích tự nhiên là 2.74 km2,
được chia thành 7 thôn, chạy dọc theo 2,9 km bờ biển. Trạm y tế nằm ở trung
tâm xã có 13 gian nhà kiên cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho việc thực
hiện các chương trình y tế quốc gia nhất là phát triển về YHCT, trạm có 8 nhân
viên trong đó có 2 bác sỹ, 1 y sỹ YHCT, 1 nữ hộ sinh trung cấp, 3 y sỹ đa khoa,
1 dược tá. Năm 2004 trạm y tế được UBND tỉnh Thanh Hoá cấp bằng công nhận

chuẩn Quốc gia “ theo 10 chuẩn quốc gia về y tế xã”. Mật độ dân số cao, quy
12


mô dân số lớn so với các xã trong toàn tỉnh dân số trung bình năm 2006 là
16.323 người = 3.526 hộ trong đó có 7.346 người là dân thiên chúa giáo(45%),
tỷ lệ hộ đánh cá và chế biến hải sản chiếm 89,6%, số hộ có phương tiện nghe
nhìn như Ti vi, đài rađiô… chiếm 97.3%, tỷ lệ hộ đói nghèo là 11% theo chuẩn
mới. Có sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội
cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Bên cạnh những mặt thuận lợi xã Hải
Thanh cũng gặp không ít khó khăn trong việc triển khai các chương trình y tế đó
là:
- Trình độ dân trí còn thấp so với các xã trong huyện, tỷ lệ mù chữ là 5,87%
- Phong tục tập quán đẻ nhiều con ở các hộ gia đình đánh cá và công giáo
chưa được xoá bỏ. Các hộ sinh sống dọc theo bờ biển vẫn còn phóng uế bừa bãi
ra biển gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.2.1.3. Xã Phú Lâm: Phú Lâm là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện
Tĩnh Gia, cách trung tâm huyện 15km , có diện tích tự nhiên là 2.095 ha trong
đó có 500 ha là đất nông nghiệp còn lại đất lâm nghiệp và đồi núi. Với dân số là
3354 người = 776 hộ ( một gia đình là dân tộc Thái có 5 người), xã được chia
thành 9 thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 46,7%, thu nhập bình quân là 1.385.000Đ/
người/ năm , nghề nghiệp chính của người dân là làm ruộng, trồng rừng và chăn
nuôi chiếm 87,6%, xã không có người mù chữ. Trạm y tế nằm ở trung xã có 4
gian nhà kiên cố và 5 gian nhà ngói, có 7 người làm việc: trong đó bác sỹ 1
người, y sỹ sản nhi 1 người, y sỹ đa khoa 3 người, dược tá 1người, y sỹ vệ sinh
phòng dịch 1 người. Trang thiết bị, dụng cụ y tế vẫn còn thiếu nhiều chưa đáp
ứng được việc CSSK cho nhân dân địa phương, Trạm đã có vườn thuốc Nam
mẫu.
Nhìn chung cả 3 xã nghiên cứu trạm trưởng đều là bác sỹ nhưng cả 3 đều
chưa học lớp YHCT, các trạm đều có vườm thuốc Nam mẫu, xã Phú Lâm và

Thị Trấn chưa có cán bộ chuyên trách về YHCT.
2.2.2.Thời giann nghiên cứu : Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2007.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu:
13


2.3.1.1. Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:

n = z12−α
Trong đó:

2

pxq
d2

n: là số hộ gia đình cần lấy mẫu điều tra ở huyện Tĩnh Gia.
Z 1−α / 2 = 1,96 tương ứng với độ tin cậy 95%

p = 0,25 tỷ lệ ước lượng (p là tỷ lệ sử dụng YHCT của người dân), từ đó tính ra
q = 1- p = 0,75,
d là sai số ước lượng, lấy là 0,05.
Thay các giá trị vào công thức: n tính được là 288, thực tế điều tra được 291
người.
2.3.1.2. Cách chọn mẫu:
*Người dân: Lập danh sách tổng số xã, thị trấn trong huyện. Bốc thăm ngẫu
nhiên 3 xã. Trong mỗi xã, thị trấn lập danh sách thôn, xóm. Bốc thăm ngẫu
nhiên đơn 4 thôn, xóm. Tại mỗi thôn, xóm chọn hộ gia đình bằng cách gắp
thăm. Trong hộ gia đình chọn chủ hộ.

*Cán bộ y tế: Toàn bộ cán bộ y tế (CBYT) tại 3 trạm y tế nơi nghiên cứu.
2.3.2. Chỉ số nghiên cứu:
Chỉ số chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, Khoảng cách từ nhà
đến cơ sở y tế gần nhất, phân loại hộ nghèo,
Tình hình sử dụng YHCT: Số chủ hộ ốm trong 2 tháng qua, sử dụng dịch vụ
các loại, lý do lựa chọn nơi chữa bệnh, sử dụng các phương pháp chữa bệnh, lý
do chưa sử dụng YHCT, lý do sử dụng YHCT, loại bệnh mà người dân sử dụng
YHCT, nơi quyết định dùng dịch vụ YHCT và lý do lựa chọn, khả năng sử dụng
dịch vụ YHCT
Năng lực của đội ngũ cán bộ Trạm y tế, ý kiến của cán bộ Trạm y tế về sử
dụng dịch vụ KCB bằng YHCT, ý kiến của cán bộ Trạm y tế về sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh (KCB) bằng YHCT của người dân, ý kiến của cán bộ Trạm y tế
về tăng cường YHCT
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập thông tin từ người dân bằng phỏng vấn theo bảng hỏi.
14


- Phỏng vấn toàn bộ CBYT tại Trạm y tế bằng bộ câu hỏi.
- Sổ sách báo cáo thống kê tại Phòng y tế, BVĐK huyện, Trạm y tế xã.
2.3.4. Xử lý số liệu: Trên phần mềm EPI-INFO 6.04

15


Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên và các điều kiện kinh tế văn hoá xã hội của huyện
Tĩnh Gia:
3.1.1. Đặc điểm địa lý khí hậu:

Tĩnh Gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hoá, có diện tích tự nhiên là
45.733,61 ha, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An có khe nước lạnh trên đường quốc lộ
1A, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp
huyện Nông Cống và Như Thanh. Những mô tả về địa lí nói trên cho thấy ở
Tĩnh Gia có sự hội tụ đồng thời cả ba vùng sinh thái: vùng biển và ven biển,
vùng đồng bằng và trung du, miền núi. Quốc lộ 1A từ tỉnh lỵ Thanh Hoá qua
huyện lỵ Tĩnh Gia chia huyện Tĩnh Gia thành hai theo hướng Bắc Nam, nửa
phía Tây thuộc đồng ruộng còn nửa phía Đông thuộc biển. Huyện có 34 xã, thị
trấn, trong đó 4 xã là miền núi, có 31.5km quốc lộ 1A chạy qua khu vực trung
tâm huyện. Hệ thống giao thông đi lại tới các xã tương đối thuận lợi. Khoảng
cách từ các xã về trung tâm huyện trung bình khoảng 10-12km đường. Đặc điểm
khí hậu, thời tiết: huyện bị bao bọc bên trong của hệ thống núi dốc cao ở phía
Tây, với bề ngang rất hẹp làm cho Tĩnh Gia trở thành “cái rốn” của miền Trung
do đó điều kiện thời tiết khí hậu trở nên khắc nghiệt so với các vùng khác. Cụ
thể là: Vào mùa mưa, lượng mưa ở Tĩnh Gia thường lớn hơn các địa phương
khác khoảng 1800 mm cả năm, có năm lên tới 2800 mm. Mưa liên tục, kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 9 với lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm. Số giờ
nắng trung bình trong năm từ 1361-1643 giờ.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục:
Dân số toàn huyện là 233.548 người, mật độ dân số bình quân 510
người/km2, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trong khoảng 53%, thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ này ở mức chung của cả nước ( khoảng 63%) . Dân tộc chủ yếu là
dân tộc Kinh ngoài ra còn có một bộ phận dân cư dân tộc ít người (151 hộ =634
người) sinh sống chủ yếu ở 2 xã miền núi Phú Sơn, Tân Trường, là dân tộc Thái
16


và Mường. Có số đông là dân công giáo chiếm tỷ lệ là 6,86%
(3.127hộ=16.012người). Về cơ cấu kinh tế do huyện quản lý: Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Ngư nghiệp chiếm 51,5%, công nghiệp- xây dựng chiếm 21,1%, thương

mại- dịch vụ chiếm 27,4%. Đời sống kinh tế nhìn chung còn thấp, thu nhập bình
quân đầu người năm 2006 là 1.617.000VNĐ/ năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới
34% (theo chuẩn mới). Số hộ gia đình có Ti vi là 88,9%, có Radio là 37,43%, số
xã có đài phát thanh hoạt động thường xuyên là 34/34 xã, thị trấn(100%) . Huyện
có đài phát thanh, truyền hình phủ sóng rộng khắp. Tỷ lệ người lớn biết chữ hiện
nay đạt 99,5%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 8,35%, tốt nghiệp tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông là 91,15% trong đó trình độ cao đẳng trở lên là 2,63%.
Toàn huyện có 108 trường học, 1.809 lớp học với 61.010 học sinh các cấp, 34
trường mần non, 38 trường tiểu học, 35 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ
thông trung học, 1 trung tâm giáo dục và dạy nghề [27].

17


18


3.2. Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền của người dân huyện Tĩnh
Gia tỉnh Thanh Hoá:
Điều tra 291 chủ hộ gia đình ở 3 xã của huyện Tĩnh Gia về sử dụng YHCT
chúng tôi thu được các kết quả như sau:
Bảng 1. Thông tin chung
Thông tin chung
n
%
Số người điều tra
291
100,
Nam
82

28,2
Nữ
209
71,8
Lứa tuổi: < 30 tuổi
29
10,
30 - 50 tuổi
182
62,5
> 50 tuổi
80
27,5
Nghề nghiệp: Làm ruộng
158
54,3
Công viên chức
38
13,1
Khác
95
32,6
Trình độ học vấn: < Tiểu học
52
17,9
Tiểu học
55
18,9
Trung học cơ sở
89

30,6
Từ trung học phổ thông trở lên
95
32,6
Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất (m)
981 m
Số nghèo (TNTB <260.000đ/người/tháng)
119
40,9
Số đủ ăn (TNTB ≥260.000đ/người/tháng)
172
59,1
Nhận xét: Trong số người điều tra, tỷ lệ nữ là đa số (71,8%); Lứa tuổi chủ
yếu từ 30-50 (62,5%); Nghề nghiệp làm ruộng là chủ yếu (54,3%); Trình độ học
vấn từ trung học cơ sở trở lên có tỷ lệ cao nhất (63,2%); Khoảng cách từ nhà đến
cơ sở y tế gần nhất là 981m, tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã tương đối cao (40,9%).
Bảng 2. Tình hình sử dụng YHCT
Tình hình sử dụng YHCT
Sử dụng dịch vụ:
Đến bệnh viện
Đến trạm y tế
Đến y tế tư nhân
Tự chữa tại nhà

n

%

42
179

33
27

14,4
61,5
11,3
9,3
19


Khác
10
3,4
Lý do lựa chọn nơi chữa bệnh:
Chuyên môn giỏi
200
68,7
Trang bị dụng cụ khám chữa bệnh tốt
71
24,4
Gần nhà
122
41,9
Chi phí thấp
44
15,1
Khi bị ốm thường sử dụng phương pháp chữa
bệnh nào?
Y học cổ truyền
79

27,1
Y học hiện đại
91
31,3
Cả hai
179
61,5
Nhận xét: Về tình hình sử dụng YHCT của người dân qua bảng 2 chúng
tôi thấy: Tỷ lệ người ốm sử dụng dịch vụ trạm y tế cao nhất (61,5%); Lý do lựa
chọn dịch vụ hàng đầu là chuyên môn giỏi (68,7%), sau đó là gần nhà (41,9%);
Khi bị ốm người dân thường sử dụng cả hai phương pháp chữa bệnh đó là
YHHĐ và YHCT (61,5%), nếu tính riêng sử dụng dịch vụ YHCT thì còn thấp
(27,1%).
Tỷ lệ%

SD YHCT

PP Lựa chọn

Biểu đồ 1. Tình hình sử dụng YHCT
Bảng 3. Lý do chưa sử dụng YHCT
Lý do chưa sử dụng YHCT
Không tin tưởng vào YHCT

n
9

%
3,1


Do bệnh nặng
Lâu khỏi, không tác dụng
Thuốc Đông y đắt
Bất tiện khi sử dụng
Thuốc Tây y sẵn có, dễ kiếm, tốt hơn
Không có sẵn dịch vụ YHCT
Thầy thuốc ít khuyên dùng YHCT

15
3
2
17
37
26
8

5,2
1,0
0,7
5,8
12,7
8,9
2,7
20


Nhận xét: Bảng 3 cho chúng tôi thấy lý do chưa sử dụng YHCT hàng đầu
là do thuốc Tây sẵn có, dễ kiếm, tốt hơn (12,7%), tiếp theo là không có sẵn các
dịch vụ YHCT (8,9%), các lý do bất tiện khi sử dụng, không tin tưởng vào YHCT
cũng đáng kể, đặc biệt một số người dân nói là thầy thuốc còn ít khuyên dùng

YHCT.
Tỷ lệ %

Lý do SD

Biểu đồ 2. Lý do chưa sử dụng YHCT

21


Bảng 4. Lý do sử dụng YHCT
Lý do sử dụng YHCT
Số người đã sử dụng dịch vụ y học cổ truyền
Hình thức:
Thuốc Đông y
Các phương pháp không dùng thuốc
Kết hợp cả hai
Hình thức thường sử dụng:
Chữa bệnh
Bồi bổ, nâng cao sức khoẻ
Cả chữa bệnh & Bồi bổ sức khoẻ
Chữa bệnh sau khi đã chữa bằng Tây y không khỏi
Lý do sử dụng YHCT:
Do bệnh nhẹ
Do bệnh nặng, cấp tính
Do bệnh mạn tính
Bổ ích
Khỏi nhanh
Rẻ tiền
Sẵn có, dễ kiếm

Không kháng thuốc, không có tác dụng phụ
Do quen

n
89

%
30,6

10
60
31

3,4
20,6
10,7

53
43
15
7

18,2
14,8
5,2
2,4

94
5
42

38
35
106
128
78
11

32,3
1,7
14,4
13,1
12,0
36,4
43,9
26,8
3,8

%

Hình thức

Hình thức SD

Lý do SD

Biểu đồ 3. Lý do sử dụng YHCT
Nhận xét: Bảng 4 cho chúng tôi thấy tỷ lệ người dân đã từng sử dụng dịch
vụ y học cổ truyền rất đáng kể (30,6%), hình thức sử dụng chữa bệnh chủ yếu là
các phương pháp không dùng thuốc (20,6%); Kết hợp cả


hai

hình thức thuốc đông y và phương pháp không dùng thuốc cũng đáng kể
(10,7%). Hình thức thường sử dụng YHCT để chữa bệnh chiếm hàng đầu
22


(18,2%), bồi bổ, nâng cao sức khoẻ (5,2%), chữa bệnh sau khi đã chữa bằng Tây
y không khỏi cũng đáng kể. Lý do người dân sử dụng YHCT hàng đầu là sẵn có,
dễ kiếm (43,9%), rẻ tiền (36,4%), do bệnh nhẹ (32,3%), không kháng thuốc,
không có tác dụng phụ (26,8%), do mắc bệnh mạn tính (14,4%)...
Bảng 5. Loại bệnh mà người dân sử dụng YHCT
Loại bệnh
n
%
Ho
123
42,3
Cảm mạo
142
48,8
Rối loạn tiêu hoá
29
10,0
Mất ngủ
19
6,5
Thiếu sữa
19
6,5

Đau đầu
61
21,0
Thấp khớp
17
5,8
Đau xương khớp
38
13,1
Rối loạn kinh nguyệt
18
6,2
Đau dạ dày
11
3,8
Bệnh gan mật
14
4,8
Suy nhược cơ thể
22
7,6
Chấn thương
5
1,7
Bỏng
2
0,7
Sốt xuất huyết
11
3,8

Bệnh tim mạch
1
0,3
Nhận xét: Bảng trên cho chúng ta thấy các loại bệnh mà người dân sử dụng
YHCT: Cảm mạo chiếm hàng đầu (48,8%). tiếp theo là ho (42,3%), đau đầu
(21,%), đau xương khớp (13,1%), rối loạn tiêu hoá (10,%)...

23


Tỷ lệ %

Loại bệnh

Biểu đồ 4. Loại bệnh mà người dân sử dụng YHCT
Bảng 6. Nơi quyết định dùng dịch vụ YHCT và lý do lựa chọn
Nơi và lý do

n

%

133
6
58
33
63

45.7
2.1

20.3
11.3
21.7

167
30
26
23
15

57.4
10.3
8.9
7.9
5.2

Nơi quyết định :
Trạm y tế
Thầy thuốc tư
Khoa YHCT của bệnh viện
Tự chữa tại nhà
Thày lang
Lý do lựa chọn:
Chuyên môn giỏi
Chi phí thấp
Gần nhà
Trang bị dụng cụ khám chữa bệnh tốt
Khác

Nhận xét: Bảng trên cho chúng tôi thấy nơi quyết định dùng dịch vụ YHCT

hàng đầu là trạm y tế xã (45,7%), tiếp theo là khoa YHCT của bệnh viện huyện
(20,3%), đến thày lang cũng đáng kể (21,7%). Lý do lựa dịch vụ YHCT hàng
đầu là chuyên môn giỏi (57,4%), chi phí thấp (10,3%) và gần nhà (8,7%)...

24


Tỷ lệ %

Nơi quyết định

Lý do lựa chọn

B

iểu đồ 5. Nơi quyết định dùng dịch vụ YHCT và lý do lựa chọn
Bảng 7. Khả năng sử dụng dịch vụ YHCT
Khả năng sử dụng dịch vụ YHCT
n
%
Số người biết chữa bệnh hoặc nâng cao sức khoẻ
178
61,2
bằng YHCT
Nơi học cách chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ
bằng YHCT :
Từ cán bộ y tế
72
24,7
Từ đài, báo, vô tuyến

116
39,9
Gia truyền
20
6,9
Từ hàng xóm, bạn bè
61
21,0
Nguồn thuốc nam do:
Mua ngoài hiệu thuốc
55
18,9
Cây mọc hoang
52
17,9
Trồng tại nhà
65
22,3
Trồng tại TYT
6
2,1
Vườn nhà có trồng cây thuốc Nam
147
50,5
Nên trồng và sử dụng thuốc Nam tại gia đình
262
90,
Số đã được CBYT hướng dẫn sử dụng dịch vụ
137
47,1

YHCT
Nhận xét: Khả năng sử dụng dịch vụ YHCT như sau: Tỷ lệ người biết
chữa bệnh hoặc nâng cao sức khoẻ bằng YHCT khá cao (61,2%). Nơi người dân
học cách chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ bằng YHCT hàng đầu là từ đài, báo, vô
tuyến (39,9%), tiếp theo là từ CBYT (24,7%), từ hàng xóm, bạn bè (21,%).
Nguồn thuốc nam mà người dân tự sử dụng hàng đầu là trồng tại nhà (22,3%),
mua ngoài hiệu thuốc (18,9%), cây mọc hoang (17,9%)...
25


×