Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tờ in tại xưởng in tổng cục kỹ thuật bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

CAO THỊ QUỲNH ANH

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TỜ IN TẠI
XƢỞNG IN TỔNG CỤC KỸ THUẬT – BỘ QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THỊ KIỀU NGUYÊN

Hà Nội – 2014
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực
tiếp của PGS.TS Hoàng Thị Kiều Nguyên.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Học viên

Cao Thị Quỳnh Anh



2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTF

: Computer to film

CTP

: Computer to plate

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

SL

: Sản lƣợng

TB

: Trung bình

GHT, UCL : Giới hạn trên
GHD, LCL : Giới hạn dƣới
TCKT


: Tổng cục Kỹ thuật

3


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... 3
Danh mục các hình ...................................................................................................... 6
Danh mục các bảng ..................................................................................................... 7
Lời nói đầu .................................................................................................................. 8
Chƣơng 1.

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TẠI XƢỞNG IN TỔNG CỤC KỸ THUẬT

1.1. Giới thiệu về Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc Phòng ......................... 10
1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Xƣởng in .... 10
1.1.2 . Hệ thống sản xuất của Xƣởng in............................................................ 10
a. Cơ cấu tổ chức . .......................................................................................... 10
b. Quy trình công nghệ sản xuất. ................................................................... 11
1.1.3 . Hiện trạng máy móc thiết bị của xƣởng ................................................ 17
1.2. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng hiện nay tại Xƣởng........................................ 19
Chƣơng 2.

PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM

2.1. Chất lƣợng sản phẩm in ..................................................................................... 23
2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 23

2.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lƣợng ............................................................. 23
2.2. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lƣợng tờ in ................................................. 28
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng tờ in ................................................................. 28
2.4. Các hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng sản phẩm in ................................ 31
2.5. Xây dựng tiêu chuẩn bằng phƣơng pháp thống kê............................................. 35
2.5.1. Kiểm soát chất lƣợng bằng công cụ thống kê ......................................... 35
2.5.2. Công cụ thống kê truyền thống trong kiểm soát chất lƣợng ................... 38
1. Sơ đồ lƣu trình............................................................................................ 38
4


2. Sơ đồ nhân quả ........................................................................................... 39
3. Biểu đồ Pareto ............................................................................................ 41
4. Phiếu kiểm tra chất lƣợng .......................................................................... 42
5.Biểu đồ phân bố mật độ ............................................................................. 43
6. Biểu đồ kiểm soát ....................................................................................... 45
Chƣơng 3.

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG IN OFFSET
CHO XƢỞNG IN TỔNG CỤC KỸ THUẬT

3.1. Mục đích của luận văn. ...................................................................................... 50
3.2. Phƣơng pháp khảo sát để xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cho Xƣởng in
TCKT ................................................................................................................ 50
3.2.1. Phƣơng pháp khảo sát xây dựng tập dữ liệu ........................................... 50
3.2.2. Phƣơng pháp xác định TC bằng biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình...... .. 57
3.3. Thiết bị đo sử dụng trong khảo sát ..................................................................... 58
3.3.1. Máy đo mật độ ........................................................................................ 58
3.3.2. Máy đo bản ............................................................................................. 61
3.4. Kết quả xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cho Xƣởng in TCKT ......................... 62

3.4.1. Mật độ tông nguyên ................................................................................ 62
3.4.2. Độ chính xác chồng màu ........................................................................ 67
3.4.3. Sai lệch in sản lƣợng. .............................................................................. 71
3.4.4. Gia tăng tầng thứ..................................................................................... 76
3.4.5. Độ tƣơng phản in .................................................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ sản xuất……………………........ 12
Hình 1-2: Sơ đồ nguyên lý dây truyền chế bản CTF …………………………....... 13
Hình 1-3: Sơ đồ nguyên lý công đoạn in ……………………….……………….......
14
Hình 1-4: Sơ đồ nguyên lý công đoạn gia công sau in ……………………………..16
Hình 2-1: Hệ thống tiêu chuẩn in đƣợc áp dụng ở Đức …………………………....32
Hình 2-2: Sơ đồ lƣu trình tổng quát kiểm soát chất lƣợng …………………….......38
Hình 2-3: Sơ đồ quản lý chất lƣợng kiểu 4M ………………………...................... 40
Hình 2-4: Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật ………………………………… 42
Hình 2-5: Các bƣớc xây dựng biểu đồ kiểm soát ……………………………….... 48
Hình 2-6: Biểu đồ kiểm soát X …………………………………………………… 49
Hình 3-1: Dải thang màu kiểm tra in…………………………………………........ 52
Hình 3-2: Các ô kiểm tra tầng thứ của FOGRA và BRUNNER ………………..... 53
Hình 3-3: Máy đo mật độ dùng trong khảo sát ………………………………….... 58
Hình 3-4: Nguyên lý cấu tạo của máy đo mật độ kỹ thuật số…………………....... 59
Hình 3-5: Máy đo các thông số của bản in ……………………………………….. 61
Hình 3-6: Biểu đồ kiểm soát mật độ màu Cyan ………………………………….. 64
Hình 3-7: Biểu đồ kiểm soát mật độ màu Magenta. …………………………......... 64

Hình 3-8: Biểu đồ kiểm soát mật độ màu Yellow ………………………………..... 65
Hình 3-9: Một số mẫu đo độ lệch chồng màu. ………………………………..........67
Hình 3-10: Biểu đồ kiểm soát độ lệch chồng màu ….…………………………........ 70
Hình 3-11: Biểu đồ kiểm soát sai lệch mật độ màu Cyan.… …………………….... 73
Hình 3-12: Biểu đồ kiểm soát sai lệch mật độ màu Magenta …………………….... 74
Hình 3-13: Biểu đồ kiểm soát sai lệch mật độ màu Yellow ……………………........ 74
Hình 3-14: Biểu đồ kiểm soát gia tăng tầng thứ tại tông 50% (màu Cyan)…. …….. 78
Hình 3-15: Biểu đồ kiểm soát gia tăng tầng thứ tại tông 50% (màu Magenta)…....... 78
Hình 3-16: Biểu đồ kiểm soát gia tăng tầng thứ tại tông 50% (màu Yellow)…. …... 79
Hình 3-17: Biểu đồ kiểm soát độ tƣơng phản in tại tông 80% (màu Cyan)… …….. 85
6


Hình 3-18: Biểu đồ kiểm soát độ tƣơng phản in tại tông 80% (màu Magenta)…...... 86
Hình 3-19: Biểu đồ kiểm soát độ tƣơng phản in tại tông 80% (màu Yellow)….…....86
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Thống kê các thiết bị trong khâu chế bản ……………...…………....... 17
Bảng 1-2: Bảng thống kê các máy in sử dụng trong phân xƣởng …………….…… 8
Bảng 1-3: Bảng thống kê các thiết bị công đoạn gia công sau in ……..……………18
Bảng 1-4: Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng hiện nay tại xƣởng …………………19
Bảng 2-1: Các loại biểu đồ kiểm soát ………………………………………………48
Bảng 3-1: Kết quả đo mật độ tông nguyên trên tờ mẫu của các màu C, M, Y …… 63
Bảng 3-2: Xác xuất lặp mật độ trong vùng lệch chuẩn và tiêu chuẩn của các màu
C, M, Y trên tờ in khảo sát ……………………………….…….….….. 65
Bảng 3-3: Giá trị độ lệch chồng màu của các mẫu khảo sát ……………………….69
Bảng 3-4: Xác xuất lặp sai lệch chồng màu trong vùng lệch chuẩn và tiêu chuẩn….70
Bảng 3-5: Sai lệch mật độ màu trong quá trình in sản lƣợng tính theo %….….… 72
Bảng 3-6: Xác xuất lặp sai lệch mật độ trong vùng lệch chuẩn và tiêu chuẩn …….75
Bảng 3-7: Giá trị gia tăng tầng thứ tại tông 50% trên các mẫu ……………….….…
76

Bảng 3-8: Xác xuất lặp gia tăng tầng thứ tại tông 50% trong vùng lệch chuẩn và
tiêu chuẩn……………………………………………………………………….... 79
Bảng 3-9: Giá trị mật độ màu tại tông 80%...……………………………………… 83
Bảng 3-10: Kết quả độ tƣơng phản in ở tông 80%………………………………….84
Bảng 3-11: Xác xuất lặp độ tƣơng phản in tại tông 80% trong vùng lệch chuẩn
và tiêu chuẩn............................................................................................................ 87

7


LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung, doanh
nghiệp muốn phát triển sản xuất đều phải tuân theo quy luật cạnh tranh của kinh tế
thị trƣờng. Ngành công nghiệp in Việt Nam và đặc biệt là các Công ty, xí nghiệp
sản xuất in cũng vậy, muốn giành thắng lợi cạnh tranh trên thị trƣờng không còn
cách nào khác là phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình để đạt đƣợc những
tiêu chuẩn chất lƣợng của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Hiện nay, ngành in nƣớc ta chƣa có những tiêu chuẩn cụ thể để để so sánh,
đánh giá chính xác chất lƣợng sản phẩm in của một cơ sở in hoặc giữa các cơ sở in
với nhau. Một số Công ty, xí nghiệp in có trang bị máy móc thiết bị khá hiện đại và
bƣớc đầu đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO nhƣng vẫn
còn rất lúng túng trong việc xây dựng và kiểm soát những tiêu chuẩn chất lƣợng cụ
thể cho sản phẩm in của chính mình.
Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc Phòng hiện là một cơ sở in đƣợc trang
bị dây chuyền công nghệ đồng bộ, hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại, có khả
năng in những sản phẩm chất lƣợng cao phục vụ cho Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ in những tài liệu nội bộ,
Xƣởng in cũng đƣợc phép in những sản phẩm ngoài ngành phục vụ kinh tế xã hội

nhằm tận dụng khả năng máy móc thiết bị, nhân lực của Xƣởng, tăng thêm thu nhập
cho công quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Nhằm thu hút thêm khách
hàng và nâng cao uy tín của Xƣởng, Ban Giám đốc xƣởng đã nhận thức rõ việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO là hết sức cấp thiết.
Để chuẩn bị cho việc này, trƣớc mắt cần phải đánh giá năng lực của các máy móc
thiết bị, chất lƣợng sản phẩm của Xƣởng in cũng nhƣ xây dựng những chỉ tiêu chất
8


lƣợng sản phẩm làm cơ sở cho việc chuẩn hóa quản lý chất lƣợng trong thời
gian tới.
Đề tài Luận văn :"Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng tờ in tại Xƣởng in
Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng” nhằm khảo sát chất lƣợng sản phẩm của hệ
thống máy in của Xƣởng. Thông qua việc khảo sát các thông số chất lƣợng tờ in
chúng tôi sẽ xây dựng một số tiêu chuẩn chất lƣợng tờ in nhƣ mật độ màu tông
nguyên, độ chính xác chồng màu, sai lệch mật độ trong in sản lƣợng, độ gia tăng
tầng thứ, độ tƣơng phản in.
Tác giả Luận văn cùng nhóm nghiên cứu đề tài hy vọng những kết quả đạt
đƣợc sẽ đóng góp thiết thực vào việc quản lý chất lƣợng sản phẩm in của xƣởng in
Tổng Cục Kỹ thuật -Bộ Quốc Phòng nói riêng cũng nhƣ các cơ sở sản xuất in khác.
Mục tiêu của Luận văn là giới thiệu phƣơng pháp xây dựng tiêu chuẩn bằng
thống kê. Đây là công cụ đƣợc coi là hiệu quả nhất và có thể áp dụng cho hầu hết
các cơ sở sản xuất. Từ đó Luận văn tiếp tục triển khai việc xây dựng một số tiêu
chuẩn đánh giá chất lƣợng sản phẩm cho Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật.
Với nội dung nhƣ vậy, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Quản lý chất lƣợng tại Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng sản phẩm.
Chƣơng 3: Xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng in Offset tại Xƣởng in Tổng cục
Kỹ thuật.


9


Chƣơng 1
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI XƢỞNG IN TỔNG CỤC KỸ THUẬT

1.1. Giới thiệu về Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc Phòng
1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của xưởng in
Tổng cục Kỹ thuật
Ngày 7 tháng 1 năm 1995, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc Phòng ra
quyết định về tổ chức biên chế xƣởng in thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quân
sự. xƣởng in có nhiệm vụ in ấn các ấn phẩm thông tin khoa học quân sự; các tạp
chí, nội san, báo cáo của các cơ quan và các Cục chuyên ngành trong Tổng cục Kỹ
thuật; in tƣ liệu khoa học kỹ thuật; sách khoa học công nghệ; in các tài liệu tập
huấn, huấn luyện kỹ thuật; in các tài liệu tuyên truyền, các tài liệu học tập công tác
chính trị, in các mẫu biểu thống kê cho các chuyên ngành.
Là một xƣởng in chuyên ngành khoa học kỹ thuật, Xƣởng in Tổng cục Kỹ
thuật luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công
tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự của Quân đội. Từ một cơ sở in khi thành
lập cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Xƣởng in Tổng cục
Kỹ thuật đã không ngừng vƣơn lên, đƣợc trang bị máy móc tƣơng đối hiện đại, đáp
ứng nhu cầu in phục vụ nhiệm vụ chính trị của đơn vị và tham gia hoạt động
kinh tế.
Nhiệm vụ của Xƣởng in là tổ chức các hoạt động in trong nội bộ Tổng cục Kỹ
thuật và nhu cầu in do cơ quan quản lý xuất bản của Quân đội phân phối. Ngoài ra
đƣợc tận dụng công suất còn dôi dƣ để nhận in, chế bản, nhân bản cho các đơn vị
Quân đội và nhận in các loại sách báo, tạp chí, nhãn hàng hóa, bao bì, giấy tờ quản
lý hành chính, kinh tế, xã hội
1.1.2. Hệ thống sản xuất của Xưởng in Tổng cục Kỹ thuật
10



a. Cơ cấu tổ chức của xưởng
Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật có bộ máy tổ chức và quản lý sản xuất hoàn
chỉnh từ khâu nhận hợp đồng đến khi giao hàng.
* Về cơ cấu nhân lực: Ở bộ phận lao động gián tiếp thì trình độ đại học chiếm
tỉ lệ khá cao, song tỉ lệ này ở bộ phận sản xuất trực tiếp còn thấp, cụ thể đó là các kỹ
sƣ tốt nghiệp đại học trực tiếp giám sát kỹ thuật còn hiếm. Song bên cạnh đó, hàng
năm xƣởng thƣờng tuyển các công nhân kỹ thuật từ trƣờng trung cấp in hay cao
đẳng in. Nhờ đó, tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn xƣởng.
Những công nhân kỹ thuật này có thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi về mặt kỹ thuật
ở những khâu sản xuất chính nhƣ bộ phận máy. Vì vậy hàng năm có thể cho một số
cán bộ đi học để nâng cao trình độ tổ chức quản lí cũng nhƣ có hình thức kèm cặp
trong sản xuất đối với những công nhân trình độ sơ cấp hoặc chƣa qua đào tạo.
* Về cơ cấu tuổi: Lao động trong xƣởng chủ yếu có độ tuổi từ 26 - 45 tuổi,
nhìn chung lực lƣợng lao động trong Xƣởng là lực lƣợng lao động trẻ. Do đó, trong
Xƣởng luôn chú ý phát hiện và nâng cao tính năng động, sáng tạo của lớp trẻ nhằm
khai thác ngƣời lao động một cách có hiệu quả nhất.
b. Quy trình công nghệ sản xuất [7]
Phƣơng pháp công nghệ đang đƣợc áp dụng tại xƣởng là in Offset. Về nguyên
lý, quy trình công nghệ đƣợc trình bày trên hình 1-1.
Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, đa phần ở bất cứ loại hình sản xuất nào
cũng luôn trải qua nhiều công đoạn khác nhau và đối với doanh nghiệp in cũng vậy.
Theo sơ đồ trên, để sản xuất đƣợc một sản phẩm in phải trải qua ba công đoạn chính
đó là: Chế bản, in và gia công sau in. Trong các công đoạn sản xuất này còn bao
gồm nhiều công đoạn nhỏ khác (sẽ đƣợc trình bày trong các sơ đồ chi tiết). Chính
từ những công đoạn nhỏ này đã tạo nên sản phẩm và theo đó chất lƣợng sản phẩm
cũng từ đó đƣợc tạo ra.
Trƣớc tiên cần khẳng định rằng trong 3 khâu chính của sản xuất in: Chế bản,
in và gia công thì chế bản là một khâu đƣợc đánh giá là quan trọng nhất. Có hai lý

do để giải thích cho điều này:
11


Thứ nhất, chế bản là khâu đầu tiên (khởi đầu) trong một dây chuyền sản xuất in.
Chính vì vậy khâu này có những ảnh hƣởng quyết định nhất đến chất lƣợng sản phẩm
của cả quá trình sản xuất, thậm chí nếu nhƣ có các sai hỏng trong khâu này thì khó có
thể tìm ra đƣợc một cách khắc phục triệt để cho các công đoạn sản xuất tiếp theo.

Bản thảo maket

Sắp chữ điện tử, tách màu

Bình bản điện tử

Ghi bản

In

Gia công

Kiểm tra chất lƣợng

Đóng gói, nhập kho
Hình 1-1: Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ sản xuất
12


Thứ hai, theo nhiều chuyên gia đánh giá thì giờ đây những cải tiến về mặt kỹ
thuật để nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong hai khâu sau là in và gia công đã gần

đến mức giới hạn, chỉ còn có khâu chế bản vẫn có nhiều triển vọng và đang từng
bƣớc phát triển hơn nữa. Những cải tiến trong khâu chế bản không chỉ nhằm mục
đích nâng cao năng suất lao động mà chất lƣợng vẫn luôn là yếu tố hàng đầu đƣợc
đề cập đến.
1. Công đoạn chế bản
Công nghệ CTF:
Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy
tính đƣợc chuyển thành dữ liệu tƣơng tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi
film. Film đƣợc đem bình trƣớc khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình
tổng quát của công nghệ CTF gồm các bƣớc sau:

Xử lý dữ liệu

Nhập dữ liệu

Phơi và hiện bản

Bình bản

Xuất dữ liệu ra phim

Hình 1-2: Sơ đồ nguyên lý dây truyền chế bản CTF
Chế bản điện tử
Chế bản điện tử bao gồm các công việc chính là thiết kế sản phẩm, nhập các dữ
liệu của sản phẩm vào máy tính (chữ và hình ảnh), chỉnh sửa dữ liệu, dàn trang và
bình bản điện tử theo maket sản xuất ( bao gồm 2 bƣớc đầu trên sơ đồ ở hình 1-2).
Các dữ liệu sau chế bản điện tử đƣợc tram hóa và chuyển đến máy ghi phim.
Ghi phim (Output Film)
Máy ghi phim sẽ ghi các dữ liệu đƣợc chuyển đến và xuất ra tờ phim - outfilm
để đem hiện hình. Đối với các tờ in có hình ảnh, film sẽ đƣợc out thành bốn tấm

theo bốn màu mực in: mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Output
phim xong (kể cả hiện) thì film đƣợc chuyển sang phơi bản in.
13


Phơi bản:
Khi đã có 4 tấm phim bốn màu, ngƣời ta đem phơi từng tấm một lên bản inthƣờng gọi là bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng
tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi bản in), kết thúc công việc này
chúng ta có đƣợc các bản in cho 4 mầu mực tƣơng ứng C, M, Y, K khi in.
Bên cạnh đó, với những tài liệu yêu cầu chất lƣợng cao hay do yêu cầu của
khách hàng thì Xƣởng truyền dữ liệu và xuất dữ liệu ra bản (CTP) ở bên ngoài rồi
mang về Xƣởng in sản xuất.
2. Công đoạn in
Kết thúc quá trình chế bản ta sẽ nhận đƣợc các khuôn in và chuyển sang công
đoạn in. các bƣớc cơ bản trong quá trình in đƣợc trình bày trong sơ đồ hình 1-4 .

Lệnh sản xuất

Chuẩn
bị

Giấy

Mực
Lên
khuân
Máy in
In
thử


Bản in

Hóa chất

Kiểm
tra
14

In sản
lƣợng

Tờ in hoàn chỉnh


Hình 1-3: Sơ đồ nguyên lý công đoạn in
Việc chuẩn bị in bao gồm các bƣớc sau:
1. Đọc kỹ lệnh sản xuất.
2. Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tƣơng thích với yêu cầu
không?
3. Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
4. Bọc ống và lắp các bản in
5. Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
6. Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
7. Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
8. Kiểm tra lại một lần nữa.
9. In các tờ in thử
10. Kiểm tra các tờ in thử
11. Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lƣợng tờ in và
màu sắc.
12. Duy trì màu sắc ổn định.

Từ bƣớc 9 đến bƣớc 11 cần đƣợc lặp đi lặp lại cho đến khi in đƣợc một tờ in
có chất lƣợng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thƣờng đƣợc gọi là tờ in chuẩn.

15


Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ file và nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sẽ tiến
hành in theo maquette, mẫu proof hoặc mẫu màu từ khách hàng. Với những sản
phẩm nhiều trang cần phải in nhiều lần, thƣờng gọi là bài.
Ngƣời ta tiến hành in từng màu, thứ tự chồng màu tùy vào kinh nghiệm của
ngƣời thợ in. Kẽm đƣợc lắp vào máy in và cho nạp loại mực tƣơng ứng để tiến hành
in. Ví dụ khi lắp kẽm màu xanh sẽ cho nạp mực xanh tƣơng ứng. Sau khi chạy hết
số lƣợng, thợ in sẽ tháo kẽm, vệ sinh mực cũ, lắp kẽm mới, lại đổ màu mực tƣơng
ứng. Cứ tuần tự cho đến hết bài.
3. Công đoạn gia công sau in
Tại Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật, công đoạn gia công đƣợc trình bày trong sơ
đồ hình 1-4.

16


Hình 1-4: Sơ đồ nguyên lý công đoạn gia công sau in
Các bƣớc chính trong công đoạn này bao gồm:
- Pha cắt tờ in: là quá trình cắt tờ in theo yêu cầu của việc đóng sách.
- Gấp tờ in: là quá trình gấp tờ in theo số trang liên tục của tay sách.
- Dán tờ phụ bản: là việc dán các tờ phụ bản, vào các tay sách .
- Tập hợp tờ in - bắt tay sách: là quá trình tập hợp các tay sách theo thứ tự
số trang.
- Vào bìa không khâu: là quá trình dùng keo dán để liên kết các trang ruột sách
với bìa sách.

17


- Đóng lồng bằng thép: là quá trình dùng sợi thép để liên kết các trang sách
và bìa.
- Khâu chỉ: là quá trình dùng sợi chỉ để liên kết các trang của ruột sách.
- Xén sách: là quá trình xén ba mặt (đầu, chân, bụng) quyển sách để đúng
kích thƣớc sách và các trang sách mở ra đƣợc.
- Đóng gói: là quá trình xếp các quyển sách đã hoàn thành vào hộp để
nhập kho.
1.1.3. Hiện trạng máy móc thiết bị
Xƣởng đã đầu tƣ hệ thống dây chuyền sản xuất tƣơng đối hoàn thiện cho cả ba
khâu: Khâu chế bản, khâu in, và gia công sau in.Trong luận văn này ta chỉ thống kê
các máy và thiết bị chính trong ba công đoạn: chế bản, in offset tờ rời và gia công
sau in hiện đang làm việc tại xƣởng, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1-1: Thống kê các thiết bị trong khâu chế bản

STT

Thiết bị

Hãng sản xuất

Năm sản
xuất

Hệ điều hành
(Kích thƣớc)

Bộ vi


1

Máy tính
( 03 bộ)

HP

2011

Windows

Intel Core i5

2

Máy in laser

HP

2008

5200L-Khổ A3

3

Máy in laser

HP


2010

1320- Khổ A4

4

Máy Scan

HP

2008

3770 - Khổ A4

5

Máy phơi bản

Screen - PC
701- G ( Nhật)

2001

Khổ phơi
850x1030mm

6

Máy hiện bản


Fuji (Nhật)

2001

PS 900

xử lý

Bảng 1-2: Bảng thống kê các máy in sử dụng trong phân xưởng
STT

Thiết bị

Nƣớc

Năm
18

Khổ in (cm)

Công suất


sản xuất

sản xuất

(tờ/h)

1


Máy in Offset 4 màu
Mitsubishi Daiya

Nhật

1998

72x102

13.000

2

Máy in Offset 4 màu
Mitsubishi Daiya

Nhật

1998

52x72

13.000

3

Máy in Offset 2 màu
Heidelberg
Printmater

SM 74-2

Đức

1998

52x72

10.000

4

Máy in 1 màu
Komori

Nhật

1986

72x102

8.000

Bảng 1-3: Bảng thống kê các thiết bị công đoạn gia công sau in

STT

Thiết bị

Nƣớc

Năm
sản xuất sản xuất

Khổ (cm)

Công suất
(tờ/h)

1

Máy gấp sách Shoel

Nhật

1998

65x94

8.000

2

Máy gấp sách Shoel

Nhật

1998

54x79


8.000

3

Máy máy vào bìa
keo nhiệt 1 cửa

Nhật

2002

Độ dài 33cm
Độ dày 5.8cm

250
quyển/giờ

4

Máy máy vào bìa
keo nhiệt 19 cửa

Nhật

1988

Độ dài 33cm
2500 quyển/giờ
Độ dày 5.8cm


5

Máy khâu chỉ

Nhật

1998

6

Máy dao 3 mặt
Yoshino

Nhật

1986

7

Máy dao 1 mặt JMCIII-2000

Nhật

1991

109cm

Độ dày cắt
15cm


8

Máy khâu chỉ
Minami Seiki

Nhật

2002

43x25

43-45
tay/phút

9

Độ dày cắt
12cm

Máy đóng thép 2
T.Quốc
2500 q/h
ghim
1.2. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng và tiêu chuẩn chất lƣợng in offset

hiện nay tại Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật.
19


Có thể tóm tắt phƣơng pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lƣợng hiện nay ở Xƣởng

in Tổng cục Kỹ thuật trong bảng sau:
Bảng 1-4: Phương pháp đánh giá chất lượng hiện nay tại xưởng
Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng
Thông số kiểm tra Phƣơng pháp

Đánh giá theo tiêu chuẩn chất lƣợng

Đặt trang vi tính

- Phần tít, chữ trình bày nhƣ maket, đúng

Trực quan

kiểu dáng kiểu chữ, co chữ, tách màu, khổ
cỡ trình bày.
- Chữ nền nét phải đủ độ đen, nếu không
đủ phải tô trƣớc khi giao, sản phẩm giao
đúng thời gian quy định.
Phim

Trực giác

Phim không bị xƣớc, ố, màng.

Trực giác

Đế phim trong. Phim đủ độ đen.

Trực giác


Đúng chiều mặt thuốc

Trực giác, kính

Hạt t’ram đen đặc, đều, sắc nét.
Đầy đủ ốc, tên màu.

Thƣớc đo

Đúng kích thƣớc, đúng khổ.

Trực quan

Sai số ± 0,1 mm

Thƣớc đo

Mật độ t’ram đúng nhƣ quy định với từng
loại giấy cụ thể: 100-120lpi cho giấy bãi
bằng và offset; 130- 175lpi cho giấy
Couché

Bình bản

Thƣớc đo và Can hoặc phim phải đúng khổ cỡ trang in,
Trực quan

bát chữ, trang sách, tờ in...nhƣ makét và
phiếu sản xuất (phù hợp với chủng loại
máy in và khổ giấy...)


Trực quan

Bản can hoặc phim phải đủ độ đen, không

20


bị ố, rách, xƣớc.
Trực quan

Bản in hoặc phim đúng số trang, tay sách,
màu in.
Phải có đủ các dấu ốc, không dán băng
keo chồng nhau làm mất chữ, hình ảnh.
Đế Mika phải sạch, trong.
Các trang bình phải đúng tay sách, phù
hợp với từng loại máy in.

Phơi bản

Trực quan

Phải ghi rõ màu in của bản ở mặt sau hoặc
dƣới đuôi bản.
Độ bền bản kẽm tối thiểu 5000 lƣợt in (đã
loại trừ các nguyên nhân do thiết bị chế
bản và các khâu sau)
Bản in phải đƣợc cắt vuông góc, phẳng,
không xƣớc, ố, hỏng.

Phơi hiện đảm bảo đúng yêu cầu khổ, cỡ
cho từng loại máy.
Không dán băng dính hoặc phim can
chồng lên nhau làm mất mát chữ, hình
ảnh.
Đầy đủ ốc cần thiết cho các khâu sau: ốc
gấp, chồng màu, ốc cắt, dấu tay sách...
Không có vết bẩn, gờ phim, nhăn can,
băng dính. Những phần tử in phải lên đều,
rõ nét, trung thực với bản mẫu, không bẩn
và mất nét.
21


Sản phẩm in

Trực quan

Lên khuôn chính xác thứ tự màu, trang,
tay sách theo yêu cầu.
Khớp màu đạt yêu cầu 300tờ/lần
Chữ và ảnh trên sản phẩm in phải lên đủ
và đều mực ở các vị trí trong trang in, các
dấu vạch gấp đầy đủ, số trang in phải
khớp nhau.
Sản phẩm in ra sạch, chữ và ảnh nét,
không bị nhòe, mốc, đúp, không bị nhăn,
rách, gấp.
In số lƣợng đủ, không thiếu, đúng chủng
loại vật tƣ...


Máy đo

Kiểm tra dung dịch ẩm.

Nhìn vào bảng 1-4 có thể nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của
Xƣởng in Tổng cục Kỹ thuật chủ yếu bằng trực quan, kinh nghiệm của ngƣời thực
hiện. Nhƣng cảm nhận của con ngƣời luôn khác nhau, vì vậy đánh giá bằng trực
quan không bao giờ chính xác và chỉ mang tính chất tƣơng đối. Cùng một sản phẩm
mà chạy trên 2 máy khác nhau chắc chắn có sự sai lệch màu vì cảm nhận màu của
ngƣời này khác với cảm nhận màu của ngƣời kia. Từ chế bản đến in hầu nhƣ chỉ
đƣợc đánh giá bằng mắt, không có một con số cụ thể chính xác nào. Nhƣ vậy tiêu
chuẩn chất lƣợng vẫn chƣa đƣợc đánh giá đúng mức, cũng là hiện trạng thực tế của
các Nhà in ở Việt Nam nói chung. Hầu hết các Nhà in thƣờng chỉ quan tâm đến sản
lƣợng nhiều hơn là chất lƣợng (không có nghĩa chất lƣợng không đƣợc chú trọng
mà thực ra là chƣa có 1 tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá), công việc kiểm tra chất
lƣợng mới chỉ dừng lại ở công đoạn KCS, nên đánh giá chất lƣợng bằng trực quan
không tránh khỏi sai sót. Ví dụ nhƣ tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng tờ in là chữ
phải lên đủ mực, phải sắc nét nhƣng thế nào là lên đủ mực, là không đủ mực, thế
nào là sắc nét, thế nào là chƣa đủ độ sắc nét... thì vẫn chƣa có một cơ sở nào để
22


phân biệt đƣợc điều này. Ngƣời thợ in có kinh nghiệm có thể cho ra sản phẩm tƣơng
đối tốt nhƣng nếu nhƣ với ngƣời thợ có tay nghề chƣa cao thì để tạo ra những sản
phẩm đạt yêu cầu là khó khăn. Độ phủ của mực phải đƣợc đo bằng mật độ màu nền,
độ sắc nét thƣờng liên quan đến độ phân giải in. Muốn đạt đƣợc chất lƣợng thì
Xƣởng in phải đƣa ra đƣợc thông số cụ thể và có thiết bị để đo các thông số đó, dựa
vào các thông số đó ngƣời thợ sẽ biết đƣợc tờ in đạt tiêu chuẩn chất lƣợng hay chƣa.
Hệ thống trang thiết bị của khâu chế bản còn nghèo nàn, nhìn vào bảng kiểm

tra chất lƣợng ta thấy yêu cầu để đánh giá chất lƣợng còn sơ sài. Không có yêu cầu
đánh giá chất lƣợng của ảnh phục chế cũng nhƣ hệ thống quản lý màu, mà đây lại là
khâu quan trọng nhất trong phần chế bản vì hệ thống này có hoạt động tốt thì mới
cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu, màu sắc mới trung thực. Nếu không quản lý tốt
đƣợc khâu chế bản thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến các khâu sau. Phục chế không tốt
thì dù máy in có hoạt động tốt đến đâu, ngƣời thợ in có giỏi đến mấy thì cũng không
thể nào cho ra đƣợc sản phẩm đạt yêu cầu nhƣ mong muốn của khách hàng.

23


Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM

2.1. Chất lƣợng sản phẩm in [3,6]
2.1.1. Định nghĩa
Chất lƣợng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mà con ngƣời thƣờng hay gặp
trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo
góc độ của ngƣời quan sát.
Có ngƣời cho rằng: Sản lƣợng đạt tiêu chuẩn khi nó đạt hoặc vƣợt trình độ
thế giới.
Có ngƣời lại cho rằng: Sản phẩm nào thỏa mãn mong muốn khách hàng thì
sản phẩm đó đƣợc coi là chất lƣợng.
Sự quan tâm về chất lƣợng sản phẩm cũng khác nhau. Ngƣời tiêu dùng cho
rằng chất lƣợng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu khi mua hàng. Còn ngƣời sản
xuất thì mức độ quan tâm của họ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.
Ta có thể nhìn nhận chất lƣợng sản phẩm theo hai quan điểm lớn: theo quan
điểm kỹ thuật và kinh tế:
- Theo quan điểm kỹ thuật: Hai sản phẩm có cùng công dụng, chức năng

nhƣ nhau, sản phẩm nào có tính năng sử dụng cao hơn thì đƣợc coi là có chất
lƣợng cao hơn.
- Theo quan điểm kinh tế: Điều quan trọng không phải là cách sử dụng mà cần
xem giá bán có phù hợp với sức mua của ngƣời tiêu dùng hay không. Mặt khác
ngƣời tiêu dùng còn mong muốn đƣợc cung ứng đúng lúc họ cần.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng
a. Yếu tố công nghệ
Đối với bất kỳ một sản phẩm nào thì công nghệ là yếu tố đầu tiên cần phải
quan tâm quản lý. Công nghệ bao gồm quy trình, các kỹ thuật thao tác và điều kiện
24


công nghệ để tạo ra sản phẩm. Có thể khẳng định rằng chất lƣợng của công nghệ
quyết định chất lƣợng sản phẩm. Việc lựa chọn công nghệ không phù hợp hoặc các
kỹ thuật, điều kiện thực hiện công nghệ chƣa chuẩn xác chắc chắn sẽ không thể tạo
ra các sản phẩm có chất lƣợng cao. Để tạo ra sản phẩm in hiện nay ngƣời ta sử dụng
nhiều loại hình công nghệ khác nhau nhƣ công nghệ in Offset, in Flexo, in ống
đồng, in phun, in laser... Mỗi công nghệ có những đặc thù riêng, do vậy sẽ có phạm
vi ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn công nghệ in Offset là phƣơng pháp in gián tiếp
sử dụng bản in dạng phẳng rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền
giấy nhƣ sách báo tạp chí, trong khi đó in Flexo là phƣơng pháp in trực tiếp sử dụng
bản in cao lại phổ biến in các sản phẩm bao bì trên chất liệu giấy bìa hoặc màng
polymer. Tất nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mỗi công
nghệ đều có những cải tiến để mở rộng thị phần và do đó ranh giới phạm vi ứng
dụng của chúng là không rõ ràng, thậm chí là đan xen. Điều uan trọng với mỗi công
nghệ là phải nắm vững bản chất của quá trình, các thao tác và thông số kỹ thuật
thực hiện công nghệ. Đặc điểm của công nghệ in nói chung là quá trình nối tiếp của
nhiều công đoạn mà sản phẩm đầu ra của công đoạn trƣớc là nguyên liệu đầu vào
của công đoạn sau.. Chính vì vậy, chất lƣợng của sản phẩm in cuối cùng là sự tích
hợp chất lƣợng của các sản phẩm trung gian, hay nói cách khác, chất lƣợng của sản

phẩm in là kết quả của tất cả các yếu tố công nghệ từ khâu đầu đến khâu cuối của
quá trình sản xuất và để kiểm soát đƣợc chất lƣợng thì vấn đề đặt ra là phải kiểm
soát đƣợc tất cả các yếu tố này. Trong công đoạn chế bản, đó là các kỹ thuật chế
bản chữ, chế bản ảnh (xử lý ảnh, phân tách màu, t’ram hóa), kỹ thuật bình bản.
Trong công đoạn chế khuôn, đó là các kỹ thuật phơi, hiện và chỉnh sửa bản, các
điều kiện về trang thiết bị và môi trƣờng để thực hiện quá trình phơi, hiện. Trong
công đoạn in, đó là các thao tác chuẩn bị in (chuẩn bị nguyên vật liệu, căn chỉnh
thiết bị, điều kiện làm việc), kỹ thuật in. Trong công đoạn gia công là các kỹ thuật
gấp, vào bìa, đóng xén...
Một điều cần lƣu ý là để tạo ra sản phẩm, tham gia vào quá trình thực hiện
công nghệ còn có các nguyên vật liệu mà tính chất của chúng không chỉ có ý nghĩa
25


×