Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Ngữ văn 6 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.5 KB, 133 trang )

Giáo án Ngữ văn
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Truyện truyền thuyết
Ngày soạn :
01 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu được định nghĩa về truyện truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết " Con Rồng, cháu Tiên "
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên :
Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 Học sinh :
Đọc bài, tìm hiểu câu hỏi.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, làm quen với lớp..
II. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sách vở của HS.
III. Bài mới :
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Gọi HS đọc chú thích * (SGK/ 7)
@ Giáo viên khắc sâu những ý quan
trọng của định nghĩa.
I/- Tìm hiểu chung:
1. Định nghĩa về truyền thuyết: SGK/ 7.
@ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi 2
HS đọc tiếp.


2. Phương thức biểu đạt : Tự sự

@ Hãy cho biết có thể chia truyện này
làm bao nhiêu đoạn ?
@ Cho HS tìm hiểu các chú thích 1, 2,
3, 5, 7 ( SGK/ 7).
3. Bố cục : 3 đoạn.
+ Từ đầu đến " Long Trang ": Việc kết hôn của
LLQ & AC.
+ Tiếp đến " lên đường": Việc sinh nở và chia
tay của hai người.
+ Còn lại : Sự trưởng thành của đàn con.
@ Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả
LLQ và AC.
@ Từ đó em có nhận xét gì về nguồn
gốc và hình dạng của cả hai người? ->
ghi bảng
@ Ngoài những chi tiết về nguồn gốc,
II/- Tìm hiểu chi tiết:
1- Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long
Quân và Âu Cơ
+ LLQ : nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long
Nữ, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ AC : dòng tiên, ở trên núi, dòng họ Thần
Nông, xinh đẹp tuyệt trần. + Nguồn gốc thần
tiên, kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ.
@ Diệt yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
1
Giáo án Ngữ văn

hình dáng, còn có những chi tiết nào nói
về việc làm của LLQ ?
@ Hãy nêu ý nghĩa của việc làm đó?
và ăn ở.

@ Việc làm của LLQ có ý nghĩa của việc mở
nước.
@ Gọi HS đọc đoạn 2 & 3 (lưu ý hội
thoại)
@ Cuộc tình duyên của họ có những sự
việc chính nào ?
@ Hai người thuộc 2 dòng họ, quen
sống 2 nơi nhưng lại kết duyên với
nhau, vì yếu tố gì ?
@ Em có nhận xét gì về việc sinh nở
của AC và sự lớn lên của đàn con ?
@ Vì sao LLQ & AC chia tay ? Họ chia
tay nhau như thế nào ?
Tóm tắt lại cuộc chia tay của họ.
@ Nếu truyện dừng lại ở “lên đường”
thì em thấy kết thúc truyện như thế nào?
Vậy tác giả dân gian kể thêm phần sau
có dụng ý gì ?
2. Cuộc tình duyên của Lạc Long Quân và
Âu Cơ :
@ Kết duyên, sinh nở, chia tay.
@ Vì tình yêu
a. Kết duyên : vì tình yêu.
b. Sinh nở : kì lạ.
@ Việc sinh nở khác thường, Sự lớn lên của

các con cũng khác thường .
@ Trả lời theo SGK
@ : Sẽ không hay, kể như vậy nhằm dụng ý nói
đến ý nghĩa cuộc chia tay của họ mang một ý
nghĩa rất cao cả.
@ Mục đích của cuộc chia tay của họ là
gì? --> bảng ghi
@ Liên hệ : Em hiểu như thế nào về câu
" Dù ai đi.....tháng ba " ? Vì sao nhân
dân ta hay gọi nhau là đồng bào ?
@ Trong truyện có những chi tiết
tưởng tượng, kì ảo, vậy em hiểu như thế
nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ? Vai
trò của chi tiết này trong truyện như thế
nào ?
@ Ý nghĩa truyện
3.Cuộc chia tay :
@ Để mở mang bờ cõi, phát triển giống nòi
trong sự thống nhất.
@ Là những chi tiết không có thật, được sáng
tạo nhằm một mục đích nhất định. Vai trò :
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của
nhân vật & sự kiện.
+ Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc
giống nòi, dân tộc --> giúp thêm kính yêu tổ
tiên, dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
@ + giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý,
thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
+ Đề cao nguồn gốc chung & biểu hiện ý

nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở
mọi miền đất nước.
@ Em hiểu như thế nào là truyện truyền
thuyết ?
@ Hãy nêu ý nghĩa của truyện " Con
Rồng, cháu Tiên ".
III. Tổng kết – Ghi nhớ :
SGK / 8
Luyện tập IV. Luyện tập :
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
2
Giáo án Ngữ văn
@ Em biết truyện nào của các dân tộc
khác cũng kể về nguồn gốc dân tộc?
@ Sự giống nhau ấy đã khẳng định điều
gì?
@ Gọi 1 HS kể diễn cảm truyện, yêu
cầu: đúng cốt truyện, đúng các chi tiết
cơ bản, sử dụng lời kể cá nhân
1. - Quả trứng to nở ra con người ( dân tộc
Mường ), Quả bầu mẹ ( dân tộc Khơ - Mú )
- Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và ự
giao lưu văn hóa giữa các tộc người.
IV. Củng cố : Sáng tác truyện " Con Rồng, cháu Tiên" , nhân dân ta muốn thể hiện
điều gì ?
V. Dặn dò :
Học ghi nhớ, làm bài tập 1, 2, 3/ sách bài tập /3.
Đọc trụyên “Bánh chưng, bánh Giầy”
Tuần 1
Tiết 2

Bài 1:
BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY
Truyện truyền thuyết
Ngày soạn :
01 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết
tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ, tranh ảnh làm bánh
Học sinh :
- Đọc bài, tìm hiểu câu hỏi.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là ttruyền thuyết ? tóm tắt lại truyện " Con Rồng, cháu Tiên"
- Trong truyện có những chi tiết nào kỳ lạ - Nêu ý nghĩa của truyện.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ GV yêu cầu học sinh đọc và kể.
@ Đọc chú thích sgk
@ Căn cứ vào nội dung của truyện
em thử chia đoạn.
I/- Đọc – Tìm hiểu chung:
1- Đọc và kể:
2- Giải nghĩa từ khó.
3- Chia đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến .. có Tiên vương chứng giám =>

Giới thiệu vua Hùng và câu đố của nhà vua.
Đọan 2: tiếp theo ... xin Tiên vương chứng giám =>
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
3
Giáo án Ngữ văn
Quá trình thi tài giải đố, Lang Liêu thắng cuộc.
Đoạn 3: còn lại =>Giải thích phong tục làm bánh
chứng bánh giầy trong ngày Tết.
@ Gọi HS đọc từ đầu đến .. có
Tiên vương chứng giám.
@ Triều đại Hùng Vương được
giới thiệu là triều đại như thế nào?
Khi về già, vua có nguyện vọng
gì?
@ Tại sao lại coi ý muốn nhừng
ngôi của vua như một câu đố?
II/- Đọc – Tìm hiểu chi tiết:
1- Hùng Vương và câu đố của nhà vua:
@ Triều đại Hùng Vương được giới thiệu là triều đại
thái bình thịnh trị, giặc giặc ngoại xâm bị đánh đuổi,
thiên hạ được hưởng thái bình, dân ấm no hạnh phúc.
Nguyện vọng của vua là nhường ngôi lại cho con.
@ Vì vua đòi hỏi người được nhường ngôi phải làm
vừa ý vua, phải nối được chí của vua. Chí của va là
gì, vua không nói ra, nhưng còn có thể đoán được.
Nhưng ý của nhà vua là gì thật khó đoán.
@ Gọi HS đọc tiếp theo ... xin
Tiên vương chứng giám
@ Các ông lang có đoán được ý
của vua không? Vì sao?

@ Lang Liêu đã được giúp đỡ như
thế nào? Hãy suy nghĩ của em về
lời mách bảo đó?
@ Sau lần mách bảo, Lang Liêu đã
làm gì? Tạo sao thần chỉ dẫn cụ
thể cho Lang Liêu hoặc làm giúp
lễ vật cho Lang Liêu?
@ Vì sao vua Hùng không chú ý
đến những món “sơn hào hải vị”
mà chú ý đến chồng bánh của
Lang Liêu? Vì sao vua cha không
chọn ngay mà còn “ngẫm nghĩ rất
lâu”?
@ Vì sao thần lại chọn Lang Liêu
để mách bảo? Lang Liêu được nối
ngôi có xứng đáng không?
2- Cuộc thi tài giải đố:
@ Các ông lang không ai đoán được ý của vua kể cả
Lang Liêu.
@ Lang Liêu được thần giúp đỡ trong một giấc mơ.
Thần cho Lang Liêu biết quý nhât slà gọa vì nó nuôi
sống con người, ăn không chán và do con người tự
tay làm ra. Đó là lời mách bảo không ngoan tạo điều
kiện cho Lang Liêu đoán ra ý của vua cha.
@ Sau khi được thần mách bảo, Lang Liêu ngẫm
nghĩ và đã tạo ra hia loại bánh khác nhau. Cách làm
bánh thể hiện sự thông minh, tháo vát của Lang Liêu.
- Thần không mách bảo một cách trực tiếp cũng như
không làm giúp lễ vật chính là để Lang Liêu bộc lộ trí
tuệ, khả năng và việc giành đượcquyền kế vị là xứng

đáng.
@ Những món kia vua chỉ xem qua vì không hợp ý
vua. Vua chú ý đến chồng bánh của lang Liêu vì nó lạ
nhất được làm bằng nguyên liệu bình thường nhất,
quen thuộc nhất.
- Vua không chọn ngay mà ngẫm nghĩ vì vua thận
trọng. Tại sao Lang Liêu làm một loại bánh hình
trong, một loại bánh hình vuông? Một loại bánh để
trần, một loại thì gói?Chắc vua nghĩ để chọn đúng
người làm vừa ý và cao hơn nữa nối được chí của
vua.
@ Lang Liêu là người bị thiệt thòi so với các lang.
Nhưng quan trọng hơn Lang Liêu là người chăm chỉ
công việc đồng áng. Hơn nữa ông là người thông
minh. Từ ý tưởng của thần ông làm ra hai loại bánh
độc đáo => ông được chọn là xứng đáng.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
4
Giáo án Ngữ văn
@ Lang Liêu được chọn nối ngôi,
ông đã làm vừa ý vua nói được chí
vua. Vậy ý của vua, chí của vua là
gì?
@ Khi vua Hùng nói Bánh tròn là
tượng Trời ... ngụ ý đùm bọc nhau
ta hiểu thêm điều gì về Lang Liêu?
@ Ý của vua là phải biết quý trọng hạt gạo, coi trọng
việc đồng áng “nông vi bang bản” – nghề nông là gốc
của nước.
- Chí của vua là muốn dân được thái bình, đánh bại

mọi kẻ thù xam lược. => Muốn thế thì người làm vua
phải hiểu nghề nông, trọng nghề nông, phải có trí tuệ
hơn người. Ý và chí của vua là vậy
@ Lang Liêu không những tháo vát mà còn rát trí tuệ.
Trong khi làm bánh đã nghĩ đến ý nghĩa tượng trưng
của từng loại. Ở đây có cả quan niệm triết học thể
hiện trong món ăn. => Lang Liêu được chọn là xứng
đáng.
@ Gọi HS đọc từ đấy, nước ta ...
hết.
@ Phong tục làm bánh chưng bánh
giầy ăn tết có từ bao giờ? Thử cắt
nghĩa phong tục cũng là ý nghĩa
của truyện.
3- Phong tục làm bánh chưng bánh giầy:
@ Phong tục có từ khi Lang Liêu nối ngôi vua. Ý
nghĩa của câu chuyện đề cao vai trò sản xuất nông
nghiệp, đề cao sản phẩm nông nghiệp. thể hiện ước
mơ của nhân dân có một vị vua anh minh làm cho
dân chúng được ấm no, thái bình.
@ GV nêu câu hỏi để tổng kết:
@ Em hãy nêu vắn tắt nội dung,
câu chuyện:
@ GV yêu cầu hs đọc, nhắc lại
phần ghi nhớ sgk.
III/- Tổng kết- ghi nhớ:
- Giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy
trong ngày Tết.
- Lang Liêu làm vừa ý vua nối được chí vua là biết
coi trọng nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệ.

- Qua đó thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh
có vị vua anh minh.
- Giải thích sự tích bằng một cuộc thi tài giải đố.
Người giải đố dùng trí tuệ.
IV. Củng cố : Hãy đóng vai nhân vật bánh chưng, bánh giầy để kể về sự tích ra đời
của mình.
V. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập 2 ( SGK/ 12), bài 4, 5 ( SBT / 3 ).
- Chuẩn bị bài
Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt
Thánh Gióng.
Tuần 1 Bài 1: Ngày soạn :
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
5
Giáo án Ngữ văn
Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
01 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt, cụ thể là
các nội dung : khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ ( tiếng ), các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ
phức, từ láy, từ ghép ).
B. Chuẩn bị :
Giáo viên :- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
Học sinh : - Đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Đưa mẫu câu “Thần dạy ... ăn ở”

@ Cho biết câu này có bao nhiêu từ ?
Vì sao em biết ?
@ Chín từ đó kết hợp với nhau để tạo
nên đơn vị gì trong truyện "Con
Rồng, cháu Tiên"?
@ Chín từ tạo nên một đơn vị câu,
vậy từ là gì ?
@ GV Giới thiệu : Từ --> cụm từ
--> câu --> đoạn văn --> văn bản. Do
đó từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất.
@ Cho các từ : hai, mua, mẹ, em,
quyển sách, cho => yêu cầu đặt câu
@ Trong câu trên, các từ có gì khác
nhau về cấu tạo ?
@ Vậy tiếng là gì ?
@ Trồng trọt là từ có hai tiếng, thần
là từ có một tiếng, vậy khi nào một
tiếng được coi là một từ ?
@ Hãy xác định số lượng từ và tiếng
trong câu Em đi xem vô tuyến truyền
hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
=>Tiếng tạo nên từ, từ tạo nên câu.
I/- Từ là gì?
@ Có 9 từ, dựa vào dấu gạch chéo.
@ Chín từ đó kết hợp với nhau để tạo nên đơn vị
câu trong truyện "Con Rồng, cháu Tiên"
@ Từ là đơn vị tạo nên câu.
@ Nghe giảng
@ Mẹ mua cho em hai quyển sách.
@ Khác nhau về số tiếng : từ có một tiếng, từ có

hai tiếng.
@ Là đơn vị cấu tạo từ.
@ Khi tiếng đó có thể trực tiếp dùng để tạo câu.
@ Số lượng từ: 8 từ
Số lượng tiếng:14 tiếng
@ Đưa mẫu câu “Từ đấy ... bánh
giầy” và bảng phân loại.
@Hãy nhắc lại thế nào là từ đơn?
Thế nào là từ phức ? Thế nào là từ
ghép ? Thế nào là từ láy ?
@ Muốn biết là từ đơn / phức, từ
láy / ghép, ta căn cứ vào đâu ?
2. Từ đơn và từ phức:
a. Từ đơn
b. Từ phức
- Từ láy
- Từ ghép.
@ Căn cứ vào số lượng tiếng và quan hệ giữa các
tiếng.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
6
Giáo án Ngữ văn
* Ghi nhớ 2 ( SGK / 14)
@ Gọi 1 HS đọc bài tập 1, phân tích
câu hỏi. Gọi 3 HS lần lượt làm 3 câu
a, b, c lên bảng --> nhận xét.
@ Gọi HS đọc bài tập 2, yêu cầu HS
lên giải
@ Cho HS xem lại bài tập 1c để hiểu
rõ hơn.

II. Luyện tập :
Bài tập1.
a. Kiểu cấu tạo từ ghép.
b. cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông, nòi giống,
huyết thống..
c. con cháu, anh chị, ông bà, cha mẹ, chú bác, cậu
mợ, chú thím, cha con, vợ chồng ....
Bài tập 2. Các quy tắc :
+ Theo giới tính ( nam trước nữ sau )
+ Theo bậc ( trên trước dưới sau )
Bài tập 5.
Tiếng cười : ha hả, khanh khách, hi hi, hô hô, toe
tóet, khúc khích, sằng sặc ...
Tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, léo nhéo, oang oang,
sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm ...
Dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, ngênh ngang, khệnh
khạng, ngật ngưỡng, lắc lư, đủng đỉnh, vênh váo .
Cách chế biến bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng, bánh cuốn, bánh
xèo ...
Tên chất liệu bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh tôm, bánh lá gai ...
Tính chất bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp, bánh cứng, bánh mềm, bánh dai ...
Hình dáng bánh gối, bánh ống, bánh tai voi, bánh sừng bò, bánh quấn thừng, bánh bao
...
Hương vị bánh ngọt, bánh mặn, bánh thập cẩm ...
IV. Củng cố : Sơ đồ cấu tạo của từ
Từ
Từ đơn Từ phức (hai hay nhiều tiếng )
(1 tiếng )
Từ láy Từ ghép
+ Cho một số từ hai tiếng trở lên, HS tìm từ láy, từ ghép.

+ Cho từ " làm " => HS tìm tiếng có thể kết hợp được để tạo ra từ
láy ( làm lụng ), và từ ghép ( làm ăn ).
V. Dặn dò : Học hai ghi nhớ, bổ sung bài tập.
Chuẩn bị : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Xem bài Từ mượn.
Tuần 1
Tiết 4
Bài 1:
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG
THỨC BIỂU ĐẠT
Ngày soạn :
03 / 09 / 2006
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
7
Giáo án Ngữ văn
A. Mục tiêu cần đạt :
- Huy động kiến thức của HS Về các loại văn bản mà HS đã biết.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm : văn bản, mục đích giáo tiếp, phương thức biểu
đạt .
B. Chuẩn bị :
Giáo viên :
-Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, một số giáo cụ trực quan đơn giản : thiếp mời, công
văn, đơn xin phép ...
Học sinh :
- Đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ : Xem xét việc chuẩn bị của HS.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

@ Trong đời sống, khi có một tư
tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu
đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì
em làm thế nào ?
=> Giới thiệu : là ta đang dùng ngôn
từ để tham gia vào hoạt động giao tiếp
--> Giao tiếp là hoạt động truyền đạt,
tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng
phương tiện ngôn từ.
@ Gọi 1 - 2 HS nói một câu nào đó để
biểu thị tư tưởng, tình cảm, nguyện
vọng của mình.
@ Khi nói câu đó, em nhằm hướng vào
mục đích gì ?
=> Giảng giải : Em dùng ngôn từ
nhằm truyền đạt cho người khác 1 nội
dung nào đó là em đang giao tiếp. Hoạt
động giao tiếp của em nhằm hướng vào
một mục đích nhất định, đó là mục đích
giao tiếp.
@ Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ,
trọn vẹn cho người khác hiểu thì em
cần phải làm thế nào ?
=> nghĩa là phải tạo lập văn bản.
@ Dẫn dắt : để cụ thể hơn và hiểu rõ
I. Tìm hiểu bài :
1. Mục đích giao tiếp :
@ Nói hay viết ra giấy cho người ta biết.
@ Nói một câu bất kì có nội dung rõ ràng ( ví

dụ : Hôm nay trời đẹp quá).
@ Tùy theo câu nói của mình mà xác định mục
đích.
@ Phải biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn ( nghĩa là phải
nói và viết có đầu, có đuôi, có mạch lạc và có lí
lẽ )
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
8
Giáo án Ngữ văn
hơn, các em đọc câu ca dao “Ai ơi ...
mặc ai”.
@ Khi đọc câu ca dao này, có phải em
đang tham gia vào hoạt động giao
tiếp ? Vì sao em biết ?
@ Vậy mục đích giao tiếp của câu ca
dao này là gì ?
@ Chủ đề của câu ca dao là gì?
( chí : chí hướng, hoài bão, lí tưởng =>
giữ chí cho bền là không giao động khi
bị người khác tác động )
@ Em thấy câu 6 chữ và câu 8 chữ liên
kết với nhau như thế nào ?
@ Theo em thì câu ca dao này đã thành
văn bản chưa ? Vì sao ?
@ Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng
trong lễ khai giảng năm học mới có
phải là văn bản không ?
@ Bức thư em viết cho bạn bè hay
người thân có phải là VB không ? Vì
sao ?

@ Các thiếp mời, đơn xin có phải là
văn bản không ?
@ Chốt ý : VB là gì ?
@ Phải, vì đang tiếp nhận 1 lời khuyên bảo bằng
ngôn từ.
@ Khuyên bảo con người.
@ Khuyên con người hãy giữ chí cho bền.
@ Luật thơ : theo thơ lục bát
Ý : câu sau nêu cách làm của câu trước.
@ Phải vì có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch
lạc nhằm thực hiện mục đích khuyên bảo.
@ Phải vì chuỗi lời nói có chủ đề --> là văn bản
nói.
@ Phải vì có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là
thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận
thư .
@ Phải vì có mục đích, yêu cầu thông tin và có
thể thức nhất định.
2- Văn bản: Ghi nhớ ý sgk tr. 17
@ Giới thiệu : Tùy theo mục đích giao
tiếp mà người ta sử dụng các kiểu văn
bản với các phương thức biểu đạt phù
hợp => có 6 kiểu văn bản tương ứng
với 6 phương thức biểu đạt .
@ Mỗi kiểu VB sử dụng phương thức
biểu đạt tương ứng đều nhằm một mục
đích nhất định --> giới thiệu 6 mục
đích ứng với từng VB.
@ Cho HS sắp xếp các tình huống vào
các kiểu VB phù hợp. ( Gợi : muốn

thực hiện các mục đích theo tình huống
đã cho, em cần làm gì ?, vậy tình
huống đó thuộc kiểu văn bản &
phương thức biểu đạt nào ? )
Bài tập:
3- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của
văn bản:
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
e. Thuyết minh
f. Hành chính công vụ
@ Nhìn vào 6 mục đích ứng với 6 kiểu văn bản
và phương thức biểu đạt ở trong SGK. Cho các
ví dụ kèm theo.
Bài tập:
- Sắp xếp các tình huống:
+ tình huống 1: hành chính
+ tình huống 2: tự sự
+ tình huống 3: miêu tả
+ tình huống 4: thuyết minh
+ tình huống 5: biểu cảm
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
9
Giáo án Ngữ văn
+ tình huống 6: nghị luận
- Gọi từng HS đứng dậy đọc từng câu
và làm từng câu .
- Gọi 1 HS xung phong làm và trả lời

câu hỏi . (Câu hỏi gợi ý : " Con Rồng,
cháu Tiên " thuộc kiểu văn bản nào ?
Phương thức biểu đạt gì ? Mục đích
giao tiếp là gì?)
III. Luyện tập :
Bài tập 1.
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh
Bài tập 1.
" Con Rồng, cháu Tiên " thuộc kiểu văn bản tự
sự vì nó trình bày diễn biễn sự việc.
IV. Củng cố : Đọc lại khái niệm truyền thuyết ( SGK / 7) --> khái niệm đó thuộc
phương thức biểu đạt nào ? Vì sao em biết ?
V. Dặn dò : Học bài. làm bài tập 3, 4, 5 / SBT / 7 + 8.
Chuẩn bị bài : Thánh Gióng.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
10
Giáo án Ngữ văn
Tuần : 2
Tiết : 5
BÀI 2
THÁNH GIÓNG
(Truyện truyền thuyết)
Ngày soạn :
10 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Truyền thuyết Thánh gióng ca ngợi người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc

cứu nước. Khát vọng và ước mơ của nhân dân về sức mạnh kỳ diệu lớn lao trong việc
chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong líchử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc, lòng ngưỡng mộ kính yêu những người anh hùng có công với đất nước.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án.
Học sinh :
- Đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
II. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là truyền thuyết? tóm tắt lại truyện "Bánh chưng bánh giầy"
- Trong truyện có những chi tiết nào kỳ lạ - Nêu ý nghĩa của truyện.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ GV yêu cầu học sinh đọc và kể.
@ Đọc chú thích sgk
@ Căn cứ vào nội dung của truyện em
thử chia đoạn.
I/- Đọc – Tìm hiểu chung:
1- Đọc và kể:
2- Giải nghĩa từ khó.
3- Chia đoạn:
Đọan 1: Từ đầu đến “.... mong chú giết giặc
cứu nước” => Sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của
Thánh Gióng.
Đoạn 2: “Giặc đã đến... từ từ bay lên trời”. =>
Thánh Gióng ra trận đánh giặc ngoại xâm.
Đoạn 3: còn lại.=> Những dấu tích lịch sử về

Thánh Gióng.
@ GV gọi hs đọc Từ đầu đến “.... mong
chú giết giặc cứu nước”
@ Những chi tiết nào liên quan đến sự ra
đời kỳ lạ của Thánh Gióng?
@ Những chi tiết này có bình thường
II/- Đọc – Tìm hiểu chi tiết:
1- Sự ra dời và tuổi thơ khác thường của
Thánh Gióng:
@ Bà mẹ ướm vào vết chân to, thụ thai mười
hai tháng, sinh con trai khôi ngô, lên ba tuổi
mà không biết nói.
@ Những chi tiết này không bình thường
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
11
Giáo án Ngữ văn
không? Vì sao?
@ Các yếu tố khác thường đó nhấn mạnh
điều gì về con người Thánh Gióng?
@ Những chi tiét nào tiếp tục về sự kỳ lạ
của tuổi thơ Thánh Gióng?
@ Theo em vì sao Thánh Gióng bỗng lớn
nhanh như thổi?
@ Hãy phân tích ý nghĩa của việc “bà con
vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé”.
@ Thánh Gióng khác với các vị thần khác
ở trong truyện chúng ta đã đọc điều gì?
đượm màu sắc kỳ lạ. Ướm chân có thia, mang
thai mười hai tháng; lên ba không biết nói,
khôngbiết cười đặt đâu nằm đó.

@ Muốn nhấn mạnh Thánh Gióng là cậu bé
khác thường, là người thần.
@ Lên ba không biết nói những nghe tiếng sứ
giả bỗng dưng cất tiếng nói, tiếng nói đòi đi
đánh giặc. Kỳ lạ hơn nữa là sự lớn nhanh như
thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc
xong đã đứt chỉ.
@ Phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh để kịp đi
đi đánh giặc cứu nước. Sự lớn nhanh cũng là
chi tiết kỳ lạ của, khác thường của Thánh
Gióng.
@ Chi tiết này nói lên nhan dân ta rất yêu
nước, ai cũng mong chú bé lớn nhanh đánh
giặc cứu nước.
- Việc gom góp gạo thóc thể hiện tình cảm
yêu thương đùm bọc của nhân dân đối với
người đánh giặc. Người anh hùng lớn lên
trong sự chở che của, nuôi dưỡng của nhân
dân.
@Thánh Gióng vị thần được sinh ra từ nhân
dân, được nhân dân nuôi dưỡng và thể hiện
nguyện vọng. mơ ước của nhân dân.
@ GV gọi HS đọc Giặc đã đến... từ từ
bay lên trời.
@ Những chi tiết nào miêu tả việc ra trận
của Thánh Gióng?
@ Em hãy phát biểu cảm tửng của em về
trận đánh của Thánh Gióng. Vì sao Thánh
gióng chiến thắng?
- HS phát biểu cảm tưởng khác nhau về

trận thắng oanh liệt của Thánh Gióng.
2- Thánh Gióng ra trận:
Giặc đã đến... từ từ bay lên trời
@ - Vươn vai một cái bỗng biến thành một
tráng sĩ.
- Ngựa sắt hí dài vang dội, phun lửa.
- Gióng mặc áo giáp, cầm roi sắt nhảy lên
ngựa.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre quật
vào giặc.
@ Thánh Gióng chiến thắng vì Thánh gióng
là người anh hùng sinh ra trong nhân dân, lớn
lên nhờ nhân dân, mang sức mạnh và ý chí
của nhân dân, một dân tộc quật cường có
truyền thống chống giặc ngoại xcâm.
@ Gv gọi HS đọc Vua nhớ công ơn ... gọi
làng Cháy.
@ Vì sao Thánh Gióng đánh tan giặc lại
bay về trời? Chi tiết này có ý nghĩa gì về
phẩm chất của người anh hùng?
3- Thánh Gióng sống mãi với non sông đất
nước:
@ Thánh Gióng là vị thần cao quý, là người
của trời, thể hiện ý trời giúp dân đánh giặc...
Chi tiết này chứng tỏ người anh hùng làm việc
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
12
Giáo án Ngữ văn
@ Những chi tiết nào có liên quan đến
cuộc đời của Thánh Gióng hiện vẫn còn

lưu giữ khiến ta tin đó là chuyện thực?
@ Vì sao tác giả dân gian muốn coi
Thánh Gióng là có thật?
nghĩa vô tư, không vì vinh hoa phú quý, nó
càng tôn thêm giá trị về người anh hùng.
@ - Sắc vua phong về đền thờ ở quê hương.
- Hội làng kể niệm về người anh hùng.
- Làng Cháy, tre dàng ngà, hồ ao liên tiếp.
@ - Nhân dân yêu mến người anh hùng, yêu
mến truyền thống anh hùngvà tự hào về nó.
@ GV nêu câu hỏi để tổng kết:
@ Em hãy nêu vắn tắt nội dung, nghệ
thuật câu chuyện:
@ GV yêu cầu hs đọc, nhắc lại phần ghi
nhớ sgk.
III/- Tổng kết – ghi nhớ:
@ - Ca ngợi người anh hùng làng Gióng.
- Thể hiện sức mạnh kỳ diệu của dan tộc trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân có sức mạnh
vô song bảo vệ Tổ quốc.
- Câu chuyện gắn liền với phong tục địa danh,
di tích lịch sử làm tăng thêm tính chất hiện
thực
IV. Củng cố : Hãy kể lại ngắn gọn đoạn văn Thánh Gióng đánh giặc.
V. Dặn dò : Học ghi nhớ, làm bài tập 1, 2, 3 / SBT
Chuẩn bị bài Từ mượn
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
13
Giáo án Ngữ văn

Tuần: 2
Tiết : 6
TỪ MƯỢN
Ngày soạn :
10/9/2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, làm bảng phụ.
Học sinh : - Đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
II. Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu HS lên phân loại từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép trong
câu sau " Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm
ăn và có tiếng là phúc đức ."
III. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Yêu cầu HS gấp sách lại, đưa ra mẫu câu "Chú
bé vùng dậy ... hơn trượng." (tr.24) có gạch chân từ
trượng và tráng sĩ.
@ Gọi HS giải thich nghĩa của hai từ đã được gạch
chân.
@ Cho các em lật SGK / 22 để giải thích lại.
@ Tại sao trong câu đó chỉ có hai từ đó được giải
thích, còn các từ khác thì không ?
@ Bài tập nhanh : Hãy tìm những từ ghép có yếu
tố Hán Việt sĩ đứng sau.
@ Theo em, hai từ trượng và tráng sĩ có nguồn gốc

từ đâu ? Vì sao em biết ?
Gợi ý : Các em có hay xem phim Trung Quốc? Em
thấy hai từ đó khi đọc lên thì tiếng TQ & tiếng VN
có chút gì giống nhau không?
Lưu ý : mượn tiếng TQ, đọc theo cách phát âm của
người VN => từ Hán Việt. => bảng
@ Cho tìm các từ Hán trong câu :
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
@ Gọi HS lên sắp xếp các từ mượn ở câu 3 (tr. 24)
vào 2 cột là gốc Hán & gốc khác => nhận xét.
Giới thiệu : Ngoài việc mượn từ của gốc Hán, ta
còn mượn từ của các nước Anh, Pháp, Nga ... là
những từ có nguồn gốc Ấn Âu.
I. Từ thuần Việt và từ mượn
1- Từ thuần Việt
2- Từ mượn
@ - Giải thích : Những từ quen thuộc
do nhân dân ta sáng taọ ra đó gọi là
từ thuần Việt, còn những từ xa lạ
không do nhân dân ta sáng tạo ra gọi
là từ mượn.
@ Hiệp sĩ, thi sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ,
bác sĩ, dược sĩ, nghệ sĩ, đấu sĩ, tử sĩ
@ Từ Trung Quốc
+ Gốc Hán ( gọi là từ Hán Việt).
@ hồn thu thảo, lâu đài, bóng tịch
dương.
@ - Gốc Hán : sứ giả, gan, giang sơn
- Gốc khác : ( các từ còn lại )

Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
14
Giáo án Ngữ văn
@ Trong hai nguồn gốc đó, ta mượn từ của gốc
nào nhiều nhất ?
@ Dựa vào hai cột mà HS đã sắp xếp ở hoạt động
3, tách từ ra - đi -ô và in - tơ - net ra khỏi các từ
khác, em có nhận xét gì về hai cách viết đó ?
@ Nhận xét và gọi HS đọc ghi nhớ.
@ Gốc Hán (vì có hơn 1000 năm
thời Bắc thuộc)
@ + Viết như từ thuần Việt cho các
từ đã được Việt hóa hoàn toàn.
+ Viết có dấu gạch ngang để nối
các tiếng cho những từ chưa được
Việt hóa hoàn toàn.
@ Gọi HS đọc ý kiến của Bác Hồ trích trong SGK /
25
@Việc mượn từ có mặt tích cực gì ? Mặt tiêu cực
của việc lạm dụng từ mượn là gì ?
Liên hệ tình huống hài : A tông xe vào B, A hỏi
"Có sao không?", B trả lời "No- star - where"
(không sao đâu) để chứng tỏ vốn tiếng Anh của
mình nhưng lại sai hoàn toàn => lạm dụng tùy tiện
từ mượn nên rất ngớ ngẩn, làm cho người Việt & cả
người nước ngoài không hiểu được .
@ Gọi HS đọc ghi nhớ
Giới thiệu : bảng tra cứu từ Hán Việt ở SGK tập II
=> từ Hán Việt rất cần khi làm Tập làm văn.
2. Nguyên tắc mượn từ :

* Ghi nhớ 2 (SGK / 25)
- Tích cực : làm giàu cho tiếng Việt
- Tiêu cực : làm cho tiếng Việt kém
trong sáng.
Hoạt động 5: Luyện tập
II. Luyện tập :
1. a) Hán Việt : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b) Hán Việt : gia nhân
c) Anh: pôp, in-tơ-net
2. a) khán (xem ), thính (nghe ), độc (đọc ), giả ( người ).
b) yếu ( quan trọng ), lược (tóm tắt ), nhân ( người ), điểm điểm ).
3. a) Đơn vị đo lường : met, lit, ki-lô-met, ki-lô-gam, thìa ...
b) Bộ phận xe đạp : ghi - đông, gác- đơ- bu, pê - đan ...
c) Đồ vật : xoong, ra - đi - ô, vi-ô- lông, dương cầm, pi - a - nô.
4. a) Từ mượn : phôn, fan, nốc ao.
b) +Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân.
+Có thể dùng để viết tin trên trang báo.
IV. Củng cố : Các từ : phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ, không phận, hải phận là từ
mượn của gốc nào ? Hãy thử giải nghĩa của chúng sang từ thuần Việt ( cha mẹ, cha con,
anh em, vùng trời, vùng biển ).
V. Hướng dẫn học ở nhà
- Học hai ghi nhớ, bổ sung các bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Tuần: 2
Tiết : 7-8
TÌM TIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn :
10/9/2006
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
15

Giáo án Ngữ văn
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giáo tiếp
của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên : đọc SGK, SGV, soạn giáo án, làm bảng phụ.
 Học sinh : đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ : Văn bản là gì ? Văn bản " Thánh Gióng " thuộc kiểu văn bản
nào ? Ngoài ra còn có những kiểu văn bản nào khác ?
III. Bài mới
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần dạt
@ Hằng ngày, các em có kể chuyện và
được nghe kể chuyện không? Đó là
những chuyện gì ?
@ Khi muốn được nghe kể chuyện, các
em sẽ nói như thế nào?
- Các cách yêu cầu đó cũng giống như
các trường hợp trong SGK / 27 --> gọi
HS đọc
@ Gặp trường hợp đó, người nghe
muốn biết điều gì ?
@ Thế người kể phải làm gì ?
@ Khi kể chuyện, người kể không kể
những sự việc để làm sáng tỏ vấn đề
mà người nghe muốn biết thì mục đích
giao tiếp có đạt được không? Vậy khi

kể, người kể cung cấp cho người nghe
điều gi ?
Dẫn dắt : Hình thức kể chuyện này là
một trong những hình thức của tự sự
(tự: kể; sự: việc, chuyện => tự sự : kể
chuyện, kể việc).
@ Qua những trường hợp trên, em hiểu
tự sự đáp ứng yêu cầu gì của con người
?
@ Chia nhóm cho HS thảo luận cả hai
phần trong câu hỏi 2 (SGK / 28) về văn
@ Các câu chuyện văn học (cổ tích, truyền
thuyết ...), chuyện đời thường, chuyện sinh
hoạt ...
@ Yêu cầu người khác kể chuyện cho mình.
@ Muốn tìm hiểu về người, về sự vật để bày tỏ
thái độ khen chê; để nhằm giải thích sự vật, hiện
tượng ...
@ Phải kể chuyện ( riêng trường hợp 4 thì người
yêu cầu cũng là người kể chuyện ).
@ Lúc đó mục đích giao tiếp sẽ không đạt được.
Do đó, khi kể thì người kể thông báo, giải thích
cho người nghe biết về người, sự vật được kể mà
người nghe yêu cầu để người nghe bày tỏ thái độ
đúng đắn.
@ Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ
thái độ khen chê
@ 8 sự việc theo thứ tự trước sau của văn bản :
1) Sự ra đời của T. Gióng.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam

16
Giáo án Ngữ văn
bản " Thánh Gióng ".
@ Nhìn vào thứ tự này, em có nhận xét
gì về cách kể chuyện ?
- GV giải thích cụ thể hơn câu trả lời
của HS, có kèm theo ví dụ để minh
họa.
=> chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định
nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó
chính là phương thức tự sự.
@ Như vậy tự sự là gì?
- Gọi HS đọc ý thứ nhất / ghi nhớ
Lưu ý : Khi kể một sự việc thì phải kể
chi tiết nhỏ hơn, chi tiết trước cũng dẫn
đến chi tiết sau. (minh họa cho sự việc
1 cho văn bản T. Gióng có : hai vợ
chồng ông lão muốn có con --> bà vợ
ra đồng giẫm vết chân lạ --> có mang
12 tháng --> đứa bé 3 tuổi không biết
nói, không cười, không biết đi ).
@ Để thể hiện ý nghĩa của toàn bộ văn
bản Thánh Gióng thì chúng ta có thể kể
dừng lại ở sự việc thứ năm được
không? Vì sao?
@ Nhưng nếu người nghe chỉ muốn
biết về việc Thánh Gióng đã đánh giặc
như thế nào thì có cần kể cả 8 sự việc
không ? Chỉ cần dừng lại ở đâu ?
=> Chốt ý : Do vậy khi ta kể ( phương

thức tự sự ) cần đáp ứng yêu cầu kể
chuyện ( mục đích tự sự ).
2) T. Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh
giặc.
3) T. Gióng lớn nhanh như thổi.
4) T. Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa
sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5) T. Gióng đánh tan giặc.
6) T. Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về
trời.
7) Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8) Những dấu tích còn lại của T. Gióng.
@ Đây là một chuỗi sự việc có thứ tự, có đầu
đuôi. Việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến
sự việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích cho
việc sau nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
I. Tự sự là gì?
Tự sự thường gọi là kể chuyện, là phương
thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc khác, cuối cùng dẫn đễn
một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào
đó.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm
hiểu con người, nêu vấn đền và bày tỏ thái độ
khen, chê
@ Không thể vì chưa nói lên tinh thần ham đánh
giặc nhưng không màng công danh của Gióng,
không thể hiện được lòng ngưỡng mộ của nhà
vua và nhân dân, không chứng tỏ được truyện
Thánh Gióng dường như là có thật.

@ Không cần kể cả 8 sự việc, chỉ cần kể từ sự
việc thứ 2 đến sự việc thứ 5 vì như vậy là đã thực
hiện mục đích tự sự.
. II/- Luyện tập:
Bài tập 1: Truyện Ông già và thần chết phương thức tự sự được thể hiện như thế
nào? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Câu chuyện trình bày một chuỗi sự việc và diễn biễn tâm trạng ông lão.
* Ông già đốn xong củi mang về.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
17
Giáo án Ngữ văn
* Ông già kiệt sức đặt bõ củi xuống, nghĩ đế cái chết.
* Thần chét đến.
* Ông già sợ hãi không nghĩ đến cái chết nữa, nhờ thàn chết nhắc bó củi.
- Câu chuyện đề cao sự sống: sự sống là sao quý nhất đối với con người, ngay cả
khi kiệt sức ong già vẫn nghĩ đến sự sống.
Bài tập 2: Bài thơ Sa bẫy có phải là tự sự không? Vì sao?
- Baì thơ Sa bẫy là thơ tự sự vì bài thơ trình bày một chuỗi sự việc: kể chuyện bé
Mây và méo rue nhau đi bẫy chuột, những mèo tham ăn nên sa bẫy.
Bài tập 3: Hai văn bản Huế - khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 và Người
Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò
gì?
Hai văn bản có nội dung tự sự:
Văn bản Huế - khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 là một bản tin, nêu những
thông tin chính về trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại Huế với các chi tiết cụ thể: ngày khai
mạc, số tác giả, thời gian, ngày bế mạc, mục đích...
Văn bản Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược là câu chuyện kể về cuộc khởi
nghĩa chống quân Tần của nhân dân Âu Lạc, qua đó thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng
không sợ hy sinh gian khỏ của người Việt.
IV. Củng cố : Khi kể một câu chuyện, trần thuật hay tường thuật lại một sự việc có

phải là tự sự không? Vì sao như vậy?
V. Dặn dò : Học ghi nhớ, xem bài tập .
Tuần : 3 BÀI 3 Ngày soạn :
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
18
Giáo án Ngữ văn
Tiết : 9
SƠN TINH - THỦY TINH
(Truyện truyền thuyết)
17 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Hiểu truyền thuết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng
năm ở vung châu thổ Bắc Bộ thưở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt
cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khơi gợi lòng ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên vì cuộc sống của con
người
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Đọc SGK, SGV, soạn giáo án.
Học sinh : - Đọc bài, tìm hiểu bài.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
II. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là truyền thuyết? tóm tắt lại truyện "Thánh Gióng"
- Trong truyện có những chi tiết nào kỳ lạ - Nêu ý nghĩa của truyện.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ GV yêu cầu học sinh đọc và kể.
@ Đọc chú thích sgk
@ Căn cứ vào nội dung của truyện em thử
chia đoạn.

I/- Đọc – Tìm hiểu chung:
1- Đọc và kể:
2- Giải nghĩa từ khó.
3- Chia đoạn:
Đọan 1: Từ đầu đến “.... xứng đáng”.
=>Vua Hùng muốn kén chồng cho Mỵ
Nương.
Đoạn 2: “Một hôm .... mỗi thứ một
đôi”. => Giới thiệu hai nhân vật chính
đến cầu hôn và đọ tài, vua Hùng ra điều
kiện kén rễ..
Đoạn 3: “Hôm sau ... rút quân”. =>
Sơn Tinh đến trước rước Mỵ Nương,
Thủy Tinh đem quân đánh Sơn Tinh,
cuộc chiến quyết liệt cuối cùng Sơn Tinh
thắng.
Đoạn 4: còn còn lại. => Thủy Tinh
không quên mối thù, hằng ănm dâng
nước lên đánh Sơn Tinh
@ Truyện được kể về những nhân vật nào
và về sự việc gì?
II/- Đọc – tìm hiểu chi tiết:
1- Nhân vật và sự việc:
@ - Truyện kể về vua Hùng, Mỵ Nương,
Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Vua Hùng muốn kén rễ.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
19
Giáo án Ngữ văn
- Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu

hôn.
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được
lấy Mỵ Nương. Thủy Tinh đến sau tức
giận mang nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên đánh nhau dữ dội. Thuỷ Tinh
thua phải rút quân về.
- Không quên mối thù hằng năm Thủy
Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt đánh Sơn
Tinh.
@ GV gọi HS đọc Từ đầu ... rước Mỵ
Nương về núi.
@ Ở đoạn truyện này, em thấy có những
chi tiết nào kỳ lạ?
2- Những chi tiết kỳ lạ:
@ - Phép lạ của Sơn Tinh: vẫy tay về
phía Đông-> nỏi cồn bãi, ....
- Phép lạ của Thủy Tinh: hô mưa, gọi
gió
- Món sính lễ kỳ lạ: voi chín ngà, gà chín
cựa, ngựa chín hồng mao.
=> Sính lễ khó kiếm nhưng hai vị thần
chỉ lo đầy đủ chưa đầy một ngày. Sơn
Tinh đến ttrước lấy được Mỵ Nương.
Thủy Tinh đến sau không lấy được Mỵ
Nương, vì thế xảy ra việc đánh nhau dữ
dội của hai vị thần.
@ GV gọi HS đọc Thủy Tinh đến sau ...
hết truyện.
@ Thủy Tinh đã thể hiện sức mạnh ghê
gớm của mình như thế nào trong cuộc giao

tranh với Sơn Tình?
@ Người xưa đã tưởng tượng ra sức mạnh
ghê gớm của Thủy Tinh nhằm mục đích gì?
@ Gọi HS đọc từ Sơn Tinh không hề nao
núng ...đến hết
@ Sơn Tinh tỏ rõ sức mạnh của mình trong
cuộc giao chiến với Thủy Tinh như thế
nào?
3- Cuộc chiến giữa hai vị thần:
@ - Thủy Tình đến chậm không lấy đực
Mỵ Nương nổi giận đùng đùng đem
quân đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mỵ
Nươn.
- Thủy Tinh thể hiện sức mạnh hô mưa,
gọi gió làm rung chuyển cả đất trời, làm
ngập nhà cửa, ruộng đồng, đồi núi khiến
thành Phong Châu nổi như nổi lềnh bềnh
trên một biển nước.
@ Người xưa tưởng tượng sức mạnh
ghê gớm của Thủy Tinh nhằm hình
tượng hóa sức mạnh của bão lụt, giải
thích hiện tượng lũ lụt khủng khiếp của
thiên nhiên thường diễn ra hằng năm.
@ Sơn Tinh chiến đấu để giữ lại hạnh
phúc cho mình cho nên thần không hề
nao núng, dùng phép bốc từng quả đồi,
dời từng quả núi: “Nước dâng lên bao
nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu”. Sau
mấy tháng giao chiến quyết liệt, Sơn
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam

20
Giáo án Ngữ văn
@ Người xưa đã tưởng tượng ra sức mạnh
ghê gớm của Sơn Tinh nhằm mục đích gì?
@ Chi tiết “Nước dâng lên bao nhiêu, núi
đồi cao lên bấy nhiêu” nói lên ước mong gì
của người xưa?
Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh sức kiệt
phải rút quân.
@ - Nhằm phản ánh sức mạnh vĩ đại của
nhân dân hàng nghìn đời nay đã kiên trì
đắp đê để chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực
sông Hồng, đồng thời nói ước mơ chiến
thắng thiên tai của người xưa.
- Đó chi tiết quan trọng trong trí tưởng
tượng về sức mạnh chiến thắng của Sơn
Tinh.
@ - Trước hết đó là sự thần thánh hóa,
hình tượng hóa những con đê sơ khai
thời cổ, biểu hiện sinh động công trình
đê điều chống lũ lụt của nhân dân ta.
- Sau nữa chi tiết ấy thể hiện tập trung
ước mơ chiến thắng của người xưa.
@ GV nêu câu hỏi để tổng kết:
@ Em hãy nêu vắn tắt nội dung, nghệ thuật
câu chuyện:
@ GV yêu cầu hs đọc, nhắc lại phần ghi
nhớ sgk.
III/- Tổng kết – ghi nhớ.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm,

đồng thời thể hiện ước mơ chiến thắng
thiên tai
- Trí tưởng tượng phong phú, các yếu tố
hoang đường tạo nên sức hấp dẫn cho
câu chuyện.

IV. Củng cố :
- Vì sao tên của nhân vật chính lại trở thành tên truyện ?
- Người xưa sáng tạo ra truyện Sơn Tinh Thủy Tinh nhằm mục đích gì?
- Hình tượng Sơn Tinh đại diệncho ai?
- Hình tượng Thủy Tinh đại diệncho ai?
V. Dặn dò :
- Học ghi nhớ, làm bài tập 1 trong SGK / 34 ( làm miệng ), làm bài 1, 2, 3, 4 trong
sách bài tập / 15, 16.
- Chuẩn bị tiết Nghĩa của từ.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
21
Giáo án Ngữ văn
Tuần : 3
Tiết : 10
BÀI 3
NGHĨA CỦA TỪ
Ngày soạn :
17 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS :
Nắm được thế nào là nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ
Học sinh : - Đọc lại bài, tìm hiểu bài .
C. Các bước lên lớp :

I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ :
1. Thế nào là từ mượn ? Bộ phận từ mượn nào nhiều nhất trong tiếng Việt ? Cho ví
dụ .
2. Đặt câu với từng từ trong cặp ví dụ sau : chết / hy sinh, vợ / phu nhân. => Em hãy
nhận xét cách dùng ừ mượn trong hai trường hợp đó .
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Treo bảng phụ có ba chú thích để
tìm hiểu bài trong SGK / 35 ( cách
giải nghĩa cho từ tập quán, lẫm liệt,
nao núng ).
@ Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ
phận?
=> bổ sung: hai phần đó được ngăn
cách bằng dấu (:), khi đọc ta thay
bằng là hoặc đổi giọng.
@ Bộ phận nào trong chú thích nêu
lên nghĩa của từ?
@ Nhìn vào từ lẫm liệt, hãy cho biết
hình thức và nội dung của nó.
@ Vậy nghĩa của từ ứng với phần
nào trong mô hình sgk?
@ Vậy thế nào là nghĩa của từ ?
I/- Nghĩa của từ là gì?
@ Gồm hai phần : phần bên trái là các từ in đậm
cần giải thích, phần bên phải là nội dung giải
thích của từ.
@ Bộ phận bên phải là nội dung giải thích của
từ.

@ + Hình thức là được viết bằng các kí tự l,
â, m, i, ê, t và các dấu ngã , nặng.
+ Nội dung của nó là hùng dũng, oai
nghiêm.
@ Phần nội dung.
@ Nội dung theo ghi nhớ sgk tr. 35.
@ Các từ tập quán, lẫm liệt, nao
II/- Cách giải thích nghĩa của từ.
@ Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
22
Giáo án Ngữ văn
núng có trong các tác phẩm nào em
đã học ? Các tác phẩm đó thuộc thể
loại nào ?
@ Thế nào là truyền thuyết ?
@ Trong ba cách giải nghĩa của từ
đó, em thấy từ nào có cách giải thích
nghĩa giống với cách giải thích nghĩa
của từ truyền thuyết ?
@ Đó là cách giải nghĩa như thế
nào?
@ Cho câu Thánh Gióng có tư thế
lẫm liệt của người anh hùng. Từ
lẫm liệt có thể được thay thế bằng từ
hùng dũng và oai nghiêm không ?
Vì sao ?
@ Ba từ có thể thay thế nghĩa cho
nhau gọi là từ gì ? Vậy từ lẫm liệt
được giải thích nghĩa bằng cách gì?

@ Cho HS nhìn vào từ nao núng,
em thấy nao núng và không vững
lòng tin có nghĩa như thế nào ?
@ Vậy từ nao núng được giải thích
nghĩa theo cách nào ?
@ Vậy có mấy cách giải thích của
từ?
Tinh, Thủy Tinh. Là những tác phẩm thuộc thể
loại truyền thuyết.
@ Khái niệm truyền thuyết.
@ Từ tập quán.
@ Trình bày khái niệm, vì nó giảng giải và cho
ta nhận thức về từ
@ Có thể được, vì chúng không làm thay đổi
nội dung thông báo và không làm mất đi sắc
thái ý nghĩa trang trọng.
@ Gọi là từ đồng nghĩa. Từ đó được giải thích
bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải
thích.
@ Có nghĩa trái ngược nhau
+ nao núng # không vững lòng tin
+ không nao núng # vững lòng tin
@ Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
@ Có thể giải thích nghĩa của ừt bằng hai cách
sau:
* Trình bày khái niệm mà tự biểu thị.
* Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
với từ cần giải thích
III/- Luyện tập:
Bài tập1: ( HS làm miệng ).

Bài tập :. Điền từ thích hợp
a) Học tập : học và luyện tập ...
b) Học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo ...
c) Học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
d) Học hành : học văn hóa có thầy ...
Bài tập 3. Điền từ thích hợp:
a) Trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá ...
b) Trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền hai bộ phận ...
c) Trung niên: đã quá tuuỏi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Bài tập 4. Giải thích nghĩa :
a) giếng:hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước ( trình bày khái niệm)
b) rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp ( trình bày khái niệm )
c) hèn nhát : thiếu can đảm đến mức khinh bỉ (đưa ra từ trái nghĩa).
Bài tập 5. Từ mất :
+Theo Nụ : không biết ở đâu.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
23
Giáo án Ngữ văn
+Theo cách thông thường : không còn được sở hữu, không có, không thuộc
về mình nữa ( mất cái ví, mất cây bút ...).
IV. Củng cố :
- Đọc phần chú thích của truyên " Sơn Tinh - Thủy Tinh ",
- Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của các từ: cầu hôn, lạc hầu, phán, sính lễ, tâu,
hồng mao.
V. Dặn dò :
- Học ghi nhớ, xem bài tập.
- Chuẩn bị bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Tuần : 3
Tiết : 12
BÀI 3

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN
TỰ SỰ
Ngày soạn :
17 / 09 / 2006
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự : sự việc và nhân vật
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, đèn chiếu.
Học sinh :
- Đọc lại bài, tìm hiểu bài tập, bút dạ, giấy trong.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
II. Kiểm tra bài cũ : Tự sự là gì ? Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người
Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên ?.
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Treo bảng phụ ghi 7 sự việc trong
truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh.
1) Vua Hùng kến rể.
2) ST - TT đến cầu hôn
3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
4) Sơn Tinh đến trước được vợ
5) Thủy Tinh đến sau, tức giận,
dâng nước đánh Sơn Tinh.
6) Hai bên giao chiến hàng tháng
trời, cuối cùng TT thua, rút về .
7) Hằng năm TT lại dâng nước
đánh ST, nhưng đều thua.

@ Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự
việc phát triển, sự việc cao trào và
sự việc kết thúc. (giải thích cao trào
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong
văn tự sự:
1. Sự việc trong văn tự sự:
Khởi đầu: - Vua Hùng kến rể.
Phát triển: - ST - TT đến cầu hôn
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
- Sơn Tinh đến trước được vợ
Cao trào: - Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng
nước đánh Sơn Tinh.
Kết thúc: - Hai bên giao chiến hàng tháng trời,
cuối cùng TT thua, rút về .
- Hằng năm TT lại dâng nước đánh
ST, nhưng đều thua.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
24
Giáo án Ngữ văn
là xung đột gay gắt).
@ Trong 7 sự việc đó có thể bỏ bớt
sự việc nào được không (minh họa
cụ thể)? Vì sao?
@ Vậy thì các sự việc đó kết hợp
với nhau theo quan hệ nào?
@ Đổi số thứ tự của 7 sự việc ở trên.
@ Chúng ta có thể thay đổi trật tự
trước sau của các sự việc ấy được
không? Vì sao?
=> chốt : sự việc trong văn tự sự cần

được sắp xếp theo một trật tự, diễn
biến sao cho thể hiện được tư tưởng
mà người kể muốn biểu đạt.
@ Nếu kể 1 câu chuyện mà chỉ dùng
7 sự việc đó một cách trần trịu thì
câu chuyện có hấp dẫn không ?

@ Hãy cho biết những yêu cầu đó
ứng với phần nào trong truyện Sơn
Tinh - Thủy Tinh.
.
Hướng dẫn HS nhận xét, lựa chọn
sự việc trong văn tự sự.
@ Em hãy chỉ ra những chi tiết
chứng tỏ thiện cảm của người kể
dành cho nhân vật Sơn Tinh.
@ Có thể cho Thủy Tinh thắng Sơn
Tinh được không ?
@ Chúng ta có thể bỏ qua chi tiết
cuối Hằng năm ... rút quân về?
@ Vậy các sự việc được lựa chọn
trong văn tự sự phải nhằm mục đích
gì?
@ Từ các sự việc nêu trên, em có
@ Không vì thiếu tính liên tục, vì sự việc sau
đó không được giải thích rõ.
@ Theo quan hệ nhân quả (nguyên nhân - kết
quả)
@ Không thể vì các sự việc đã được sắp xếp
theo trật tự có ý nghĩa sự việc trước giải thích lí

do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng
định chiến thắng của Sơn Tinh.
@ Không được vì như vậy thì truyện rất khô
khan và trừu tượng. Muốn truyện hay thì cần
phải có chi tiết, phải có sự việc cụ thể, phải có 6
yêu cầu :
a) Ai làm ( nhân vật là ai )
b) Việc xảy ra ở đâu ( địa điểm )
c) Việc xảy ra lúc nào (thời gian )
d) Việc xảy ra do đâu ( nguyên nhân )
đ) Việc diễn biến thế nào ( quá trình )
e) Việc kết thúc thế nào (kết quả)
@ a) Bắt đầu là do Hùng Vương, Mị Nương
nhưng chủ yếu là do ST- TT
b) Ở thành Phong Châu, ở sông và núi ...
c) Thời vua Hùng thứ 18
d) Do vua Hùng kén rể
đ) Diễn biến (.2, 3, 4, 5 )
e) Kết quả : TT thất bại, hằng năm dâng nước
đánh ST nhưng đều thua nên rút lui về.
@ Những chi tiết: có tài xây lũy chống lụt, sính
lễ vua ra dễ tìm đối với ST, liên tục thắng ( cưới
được vợ, thắng trong giao tranh ). => ngầm ca
ngợi Sơn Tinh
@ Không thể vì nếu TT thắng thì vua Hùng và
thần dân sẽ ngập chìm trong nước lũ. => ngầm
ca ngợi tài trí của vua.
@ Không được vì truyện nhằm giải thích lũ lụt
hằng năm .
@ Phải thể hiện được tư tưởng mà người kể

muốn biểu đạt.
Trường THCS Phan Thúc Duyện – Điện Bàn, Quảng Nam
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×