Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa lý LUẬN và THỰC TIỄN (tiểu luận cao học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.27 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1.1. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận

2

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

3

1.3. Quan điểm thực tiễn và quan điểm lý luận

4

CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Những sai lầm trong việc vận dụng mối quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn của Đảng ta trước Đổi mới

5

2.2. Sự vận dụng khoa học mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn


8

2.2.1. Những bài học kinh nghiệm trên thế giới

8

2.2.2. Sự chuyển biến về tư duy lý luận trong đường lối chính sách
của Đảng

10

2.2.3. Thành tựu nước ta đạt được sau Đổi mới

12

KẾT LUẬN

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


LỜI MỞ ĐẦU

Sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn luôn là một đòi hỏi cấp bách và là yêu
cầu quan trọng quyết định sự thành công của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Nhận
thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa lý
luận và thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng

kết thực tiễn để phát triển lý luận nhận thức đồng thời xác định đúng vai trò của
thực tiễn - là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn chân lý sẽ giúp chúng ta tháo gỡ
được mọi vướng mắc. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn sẽ khiến chúng ta rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện, chủ
quan duy ý chí và tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc chủ nghĩa Mác –Lênin và những
kinh nghiệm thực tiễn có được trong suốt thời gian hoạt động cách mạng, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một nhận định hết sức đúng đắn về mối quan hệ
giữa lý luận và thực tiễn: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng”, “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông”.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích làm rõ mối quan hệ biện chứng
giữa lý luận và thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và được chứng minh qua thực tiễn Việt Nam trước và
sau thời kỳ Đổi mới.

2


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THEO QUAN
ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1.1. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận
Thực tiễn theo quan điểm triết học duy vật biện chứng (DVBC) là toàn bộ
hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Hoạt động của con người bao
gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần trong đó thực tiễn là hoạt động
vật chất.
Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại giữa chủ thể và
khách thể, là con người sử dụng những công cụ vật chất làm biến đổi chúng theo
mục đích của mình. Thực tiễn cũng có quá trình vận động, phát triển, trình độ

phát triển của thực tiễn cũng nói lên quá trình chinh phục tự nhiên, làm chủ xã
hội của con người. Thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội bởi nó phát triển qua các
giai đoạn lịch sử.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng song có thể chia ra ba hình thức
cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động
thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có ý
nghĩa quyết định đối với các hình thức khác; hoạt động chính trị xã hội là hoạt
động ở hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc
biệt nhằm thu nhận những tri thức về hiện thực khách quan.
Lý luận xuất phát từ hoạt động nhận thức của con người, nó là sản phẩm
của sự phát triển cao của nhận thức đồng thời thể hiện trình độ cao của nhận
thức. Lý luận có thể được hiểu là hệ thống những tri thức được khái quát từ
thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật,
hiện tượng. Lý luận phản ảnh hiện thực khách quan để làm phương pháp luận
nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạt động thực tiễn.
3


1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý
luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả
thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối
quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành
lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh
những lý luận đã được khái quát.
Thực tiến là động lực của lý luận. Lý luận được vận dụng trong đời sống xã
hội, làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn, do đó con người tích cực bám sát
thực tiễn để khái quát thành lý luận nhờ đó lý luận ngày càng được hoàn thiện,
phong phú và sâu sắc hơn.

Thực tiễn là mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn chân lý của lý luận. Tính
chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan và
được thực tiễn kiểm nghiệm. Chính vì thế mà Mác nói: “Vấn đề kiểm nghiệm tư
duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan không, hoàn toàn không
phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiến. Chính trong thực tiễn mà con
người phải chứng minh chân lý”.
Như vậy, vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chỗ:
chính thực tiễn là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận, là động lực, mục
đích, là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức và lý luận, nó cung cấp chất liệu phong
phú sinh động để hình thành lý luận. Mặt khác, tri thức lý luận hình thành tổng
kết, khái quát kinh nghiệm nhưng lại phải thông qua tư duy trừu tượng của cá
nhân – nhà lý luận cho nên nó cũng chứa đựng những khả năng xa rời thực tiễn.
Vì vậy, tri thức lý luận phải được thể nghiệm trong thực tiễn để khẳng định, bổ
sung và hoàn thiện, và thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất
hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực.
4


Lý luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn nhưng có vai trò tác động trở
lại thực tiễn. Sự tác động trở lại của lý luận thể hiện qua vai trò chỉ đạo, hướng
dẫn, soi sáng cho thực tiễn, vạch ra mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực
tiễn, dự báo tình hình và phương hướng hoạt động thực tiễn trong tương lai, giúp
hoạt động thực tiễn thành công dễ dàng hơn. Lý luận và thực tiễn có mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển và gắn
bó hữu cơ với nhau.

1.3. Quan điểm thực tiễn và quan điểm lý luận
Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, ta rút ra
được quan điểm thực tiễn, phải theo sát thực tiễn để điều chỉnh nhận thức lý luận
sao cho phù hợp. Quan điểm thực tiễn cũng đòi hỏi những khái niệm của chúng

ta về sự vật phải được hình thành, bổ sung và phát triển bằng con đường thực
tiễn chứ không phải suy ngẫm những điều lý luận thuần túy sách vở.
Lý luận phải được phát huy trong mọi hoạt động thực tiễn, phải được kiểm
nghiệm bằng thực tiễn để xác định sự phù hợp của lý luận khi áp dụng từ đó mà
có cơ sở để bổ sung, hoàn thiện lý luận.
Đánh giá về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, V.I.Lênin cũng đã nhấn
mạnh phải hết sức coi trọng công tác thực tiễn. Không thể gò thực tiễn sinh
động theo lý luận của ngày hôm qua, bởi vì dù thế nào đi chăng nữa thì lý luận
cũng chỉ vạch ra được những nét cơ bản, chỉ tiến gần đến chỗ nắm được tính
phức tạp của thực tiễn cuộc sống sinh động.

5


CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Những sai lầm trong việc vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực
tiễn của Đảng ta trước Đổi mới
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn từ
năm từ năm 1975 – 1985 là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với đất nước ta bởi
những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại đã làm cho đất nước ta – một nền
kinh tế nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu càng khó có thể phục hồi. Thời
gian này chúng ta còn mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng.
Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách của
Đảng ta trước thời kỳ Đổi mới cũng xuất phát từ căn bệnh giáo điều. Chúng ta
đã rập khuôn một cách máy móc mô hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập
các bộ ngành của bộ máy nhà nước, duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp, mệnh lệnh chỉ huy toàn bộ nền kinh tế,… hay chủ trương tập trung cho

công nghiệp hóa đất nước mà chủ lực là phát triển công nghiệp nặng mà không
chú ý đến điều kiện vật chất và lực lượng sản xuất của nước ta chưa tương xứng.
Việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là sản xuất và đầu tư do nóng lòng muốn
“tiến nhanh, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội” không tính đến điều kiện thực tiễn
đất nước đã khiến nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm
trọng. Ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên bộ trưởng Nông nghiệp, từng chứng kiến
cảnh hai vợ chồng có một con trâu, chồng nghe vận động vào HTX, vợ thì
không. Khi ra đồng, chồng đòi dắt trâu cày cho hợp tác, vợ giằng lại thừng để
cày cho ruộng nhà.
Không thể chống nhiệm vụ được HTX giao, chồng phải trói vợ giữa đồng
để cày xong mới thả cả người lẫn trâu... Rồi mạ chết rét, thời vụ sắp hết, loa
6


HTX gọi xã viên ra đồng cấy dặm nhưng từng đoàn người uể oải dắt díu nhau
như đi hội. Vừa làm vừa ngẩng đầu tán gẫu chờ kẻng nghỉ trưa.
Và dù không thiên tai thì năm nào cũng như mất mùa... Cảnh cha chung
không ai khóc bao trùm lên tất cả các HTX lúc bấy giờ. Cuối mỗi buổi làm, cán
bộ HTX ghi điểm từng người. Chỉ cần đánh trống ghi tên là được. Điểm này sau
qui ra thóc với giá rất rẻ rúng.
Làm ăn như vậy, cuối vụ thóc thu về bằng 1/4 thời chưa vào hợp tác. Ai
dành dụm được chút lúa thì phải bán cho Nhà nước, cấm mang ra chợ. Giá Nhà
nước mua chỉ bằng 1/10 giá chợ và không đủ hoàn vốn đầu tư 1.Cũng trong thời
kỳ này, chúng ta đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, coi nhẹ
những thành tựu mà nhân loại đạt được trong giai đoạn tư bản chủ nghĩa do đó
mà nhanh chóng xóa bỏ sản xuất hàng hóa, xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế tư
nhân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân của sai lầm trên
là do chúng ta đã hiểu một cách máy móc luận điểm của Mác và Awngghen rằng
chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ buôn bán; cùng với việc xã hội nắm lấy những tư
liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa cũng bị loại trừ và do đó sự thống trị của

hàng hóa đối với người sản xuất cũng bị loại trừ. Thực ra những luận điểm của
Mác và Ăngghen chỉ là những dự đoán về giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa
cộng sản chứ không phải nói về giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản – giai
đoạn chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội Mác nhấn
mạnh: “đó là một xã hội thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, vì vậy về mọi
phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần nó vẫn còn có những dấu vết của xã hội
cũ, nói cách khác hệ thống kinh tế - xã hội của CNXH còn mang nghiều dấu ấn
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Do đó không thể xóa bỏ ngay tư
hữu mà chỉ có thể xóa bỏ dần dần “chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu
sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới có thể thủ tiêu được chế độ
1 "Đêm trước" đổi mới: Công phá “lũy tre”
truy cập 8h30 ngày 24/6/2014

7


tư hữu”2. Phê phán việc học tập, sao chép nguyên si kinh nghiệm của các nước
XHCN, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “không chú trọng đến những đặc điểm
dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm
nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều”.
Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều theo chủ tịch Hồ Chí
Minh, đó là:
Chủ nghĩa kinh nghiệm là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm coi
thường lý luận chỉ biết tối ngày “vùi đầu vào công tác sự vụ”, ít đào sâu suy
nghĩa, áp dụng kinh nghiệm một cách thiếu sáng tạo. Chúng ta coi trọng những
kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn kinh nghiệm quý báu đó.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở kinh nghiệm, chỉ dựa vào những hiểu biết từ kinh
nghiệm, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân coi kinh nghiệm là tất cả
đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận,…thì rất dễ mắc bệnh
kinh nghiệm chủ nghĩa. Phê phán những cán bộ, đảng viên chỉ chú trọng tới kinh

nghiệm, làm theo kinh nghiệm chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Có kinh
nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”. Hơn nữa,
việc tiếp thu lý luận từ trình độ tư duy kinh nghiệm dễ dẫn đến sự “méo mó” về
lý luận.
Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh
giáo điều chủ nghĩa. Bệnh giáo điều chủ nghĩa là tuyệt đối hóa lý luận, coi
thường kinh nghiệm thực tiễn, xem lý luận là bất di, bất dịch, việc nắm bắt lý
luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo điều có hai dạng:
giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận việc học
thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận vào đâu cũng được, không xem xét
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Còn bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng
nguyên si một cách rập khuôn, máy móc mô hình của nước khác, địa phương
2 C.Mác và Ăngghen toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – tập 4, tr.469.

8


khác vào nước mình, địa phương mình mà không biết chọn lọc một cách sáng
tạo sao cho phù hợp. Thực chất của những sai lầm của bệnh giáo điều là do vi
phạm sự thống nhất trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Những sai lầm trong đường lối, chính sách của Đảng ta trước Đổi mới
chính là hậu quả của sự nhận thức yếu kém về lý luận.
2.2. Sự vận dụng khoa học mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
2.2.1. Những bài học kinh nghiệm trên thế giới
Trước khi nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới, trên thế giới cũng đã có
nhiều biến đổi quan trọng. Những biến đổi ấy vừa ảnh hưởng tới Việt Nam, vừa
đưa ra cho chúng ta những bài học thực tiễn mà Việt Nam có thể lựa chọn để
đưa ra con đường phát triển, cụ thể:
Thứ nhất, đó là công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc theo định hướng

thị trường mở cửa từ năm 1978. Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được sau
“mở cửa” đã được Chính phủ ta hết sức quan tâm với Trung Quốc và Việt Nam
có nhiều điểm tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội của hai nước, mặc dù
trong thời kỳ này giữa nước ta và Trung Quốc còn nhiều xung đột về vấn đề
biên giới lãnh thổ phía Bắc, chưa bình thường hóa quan hệ.
Thứ hai, sự thất bại của công cuộc cải tổ dẫn đến sự sụp đổ của các nước
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chính là một bằng chứng cho thấy sự
thất bại của con đường cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, giải quyết không
đúng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình cải tổ.
Thứ ba, thành công của các nước công nghiệp mới NICs ở Đông Á đưa ra
những gợi ý mới về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước vốn có
xuất phát điểm thấp – từ nông nghiệp và vẫn còn mang đậm những giá trị truyền
thống phương Đông. Đó là những thành công của các chiến lược phát triển: phát

9


huy mạnh nội lực, thị trường – mở cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài3.
Thứ tư, xu hướng hợp tác và cạnh tranh trên thế giới đang dần thay thế xu
thế đối đầu và xung đột. Chính điều đó đã buộc các quốc gia phải định hướng tư
duy lại về các vấn đề phát triển. Theo đó, mở cửa và hội nhập quốc tế đã trở
thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế nông nghiệp vốn mang đậm
tính chất khép kín, tự cung, tự cấp của Việt Nam.
Thực tiễn trong và ngoài nước đã tác động tới Việt Nam trên cả hai
phương diện: một mặt, nó đòi hỏi phải đổi mới tư duy phát triển, đặt trọng tâm
vào phát triển kinh tế theo một phương thức mới; mặt khác nó tạo ra cơ hội và
điều kiện để sự thay đổi đó diễn ra thuận lợi.
2.2.2. Sự chuyển biến về tư duy lý luận trong đường lối chính sách của
Đảng

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam trở về trước, Việt Nam chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội “bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996), Việt Nam
không nói “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” nữa, mà nói tới “bỏ qua chế độ tư
bản”. Nhưng, “bỏ qua chế độ tư bản” là bỏ qua cái gì, bỏ qua như thế nào thì
trong Văn kiện các Đại hội VII và VIII đều không giải thích. Vấn đề này đã
được giải quyết tại Đại hội IX. Văn kiện Đại hội IX không nói “bỏ qua chế độ tư
bản”, mà nói “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” với nội dung cụ thể như sau:
“Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng
nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
3 Xem thêm: vietnamtoday.net, Chiến lược phát triển kinh tế của các nước Công nghiệp mới Châu Á (NIC):
Singapore truy cập hồi 11h30 ngày 1/7/2014

10


tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó
khăn, phức tạp cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng
đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”4. Như vậy,
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là con đường phải tiếp thu, kế
thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt
là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất; đồng thời
chấp nhận sự tồn tại và phát triển của các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa ở mức độ nhất định, nhưng không cho phép chúng trở
thành các quan hệ thống trị. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa dứt khoát phải trải qua một giai đoạn đặc biệt, lâu dài

với nhiều chặng đường có tính chất quá độ mà nội dung của giai đoạn này khác
hẳn nội dung của giai đoạn đầu tiên của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội. Chặng đường đầu tiên mà Việt Nam đang trải qua hiện nay là
một giai đoạn lịch sử đặc thù của các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là sự bổ sung, phát triển rất quan
trọng vào cơ sở lý luận của đường lối đổi mới của Việt Nam, đồng thời cũng
chứng tỏ Việt Nam dứt khoát từ bỏ con đường quá độ trực tiếp để chuyển sang
thực hiện sự quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội IX đã bổ sung: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; đồng
thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh
và thông qua phúc lợi xã hội”5. Đây là một bước tiến mới so với các nguyên tắc
phân phối được nêu trong Văn kiện các Đại hội VI, VII và VIII, bởi nó đã đề
cập đến tính đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội – thời kỳ còn tồn
tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.84-85.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.88

11


Đại hội X và cho tới hiện nay đã khẳng định và hoàn thiện nguyên tắc
phân phối đã được nêu qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và coi đó là nguyên
tắc phân phối của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nội dung: Thực hiện
chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội,
khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo. Nguyên tắc

phân phối này nhằm, một mặt, thực hiện công bằng xã hội và khuyến khích mọi
người làm giàu; mặt khác, giúp kiềm chế sự gia tăng bất bình đẳng xã hội trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.6
Ngoài những đổi mới, sáng tạo lý luận đó, chúng ta còn có thể kể đến
những đổi mới, sáng tạo lý luận khác, như lợi ích và động lực lợi ích; chính sách
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại
hóa và phát triển kinh tế tri thức; cải cách nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; dân
chủ và phát huy dân chủ;…
Có thể nói, tất cả những đổi mới, sáng tạo lý luận đó về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã trở thành cơ sở, nền tảng lý
luận cho toàn bộ công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới thể chế kinh tế của Việt
Nam nói riêng trong thời gian vừa qua và hiện vẫn đang được tiếp tục đổi mới
và hoàn thiện.
2.2.3. Thành tựu nước ta đạt được sau Đổi mới7
Nhận thức được những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách
từ Đại hội VI, Văn kiện Đại hội Đảng đã xác định: “Đảng phải luôn xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và vận động theo quy luật khách quan”. Với phương châm
“nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình
6 Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1991, tr.10, 14.
7 Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam sau 25 năm đổi mới, truy cập hồi 12h ngày 20/06/2014,
/>
12


trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất
yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp,
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang
thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
nhiều thành tựu vượt bậc8:
Thứ nhất, nhận thức lý luận và tư duy kinh tế đã có bước đổi mới, được
vận dụng vào xây dựng đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam. Đường lối
đổi mới này đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo ra hành lang
pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và
phát triển.
Thứ hai, chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế đã được đổi mới
một cách căn bản với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen,
hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tạo động lực và điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ ba, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống
nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, tạo môi trường thuận lợi cho
doanh nghiệp, doanh nhân được tự chủ kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh
để phát triển.

8 TS. Nguyễn Văn Thức, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Thực tiễn và sáng tạo trong đổi
mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, tạp chí Triết học số 4 (227) năm 2010, được đăng lại trên website:
truy
cập 12h ngày 21/6/2014.

13


Thứ tư, vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đã được đổi mới,
từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
Thứ năm, luôn gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, như
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo,… một cách tích
cực.
Những thành tựu này được biểu hiện cụ thể như sau:
a)

Kinh tế phát triển vượt bậc qua các giai đoạn

Giai đoạn từ năm 1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba
chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của
CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ
chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới
đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.
Nếu như giai đoạn từ năm 1991-1995: nền kinh tế khắc phục được tình
trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và
toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước thì đến giai đoạn 19962000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Mặc dù phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu
vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp nhưng Việt Nam duy trì được
tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm.
Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục,
GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%,
GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10
triệu đồng, tương đương với 640 USD.
14



Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương
thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005,
nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao
su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.
Giai đoạn từ năm 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm
đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực
hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký
mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp
hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ
USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ
USD, vượt 16%. GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.
Giai đoạn 2010 – đến nay: Đây là giai đoạn chúng ta tiếp tục khẳng định
mô hình kinh tế tổng quát và xác định nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b)

Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần
kinh tế

Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của
nền kinh tế. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các
nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ
tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ,
giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều
người dân.

c) Thể

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần

được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
15


Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ
kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở
rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các
cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)...
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng
lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một
bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại…
Những thành tựu mà chúng ta đạt được đã chứng tỏ rằng việc Đảng ta lựa
chọn con đường Đổi mới là hoàn toàn đúng đắn, tạo điều kiện và phát huy mọi
tiềm lực kinh tế, chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tiến lên con đường chủ
nghĩa hội.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống xã hội luôn đòi hỏi chúng ta cần phải đổi
mới mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực, như phân phối, quản lý và điều hành
nền sản xuất, xã hội như cải cách chế độ tiền lương, thực hiện công bằng xã hội,
đổi mới phương thức quản lý đời sống kinh tế, xã hội (quản lý hộ khẩu, thuế thu
nhập cá nhân, bất động sản, lao động,...). Mặt khác, sự phát triển kinh tế trong
hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua cũng đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa
trên lĩnh vực chính trị và nhiều vấn đề khác như cải cách hành chính, dân chủ
hoá, tổ chức lại bộ máy chính phủ và hệ thống chính quyền các cấp, đổi mới hệ
thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và quan hệ Đảng – Nhà
nước – các đoàn thể chính trị, xã hội, ... Nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, các

tư tưởng, quan điểm, tâm lý chính trị, những thiết chế và cơ chế hoạt động của
các tổ chức chính trị, đặc biệt là của bộ máy nhà nước, để mở đường cho kinh tế
và xã hội phát triển bền vững luôn là một nhu cầu khách quan xuất phát từ sự
phát triển xã hội9. Do đó, nhạy bén trong tư duy, tiếp thu một cách có chọn lọc

9 Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, truy cập hồi 8h30 ngày 23/6/2014

16


tinh hoa nhân loại cũng như kinh nghiệm của các nước chính là một yêu cầu
quan trọng để công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thành công.

17


KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy quan điểm của chủ tịch
Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là vô cùng
đúng đắn. Người chỉ cho chúng ta một bài học sâu sắc, đó là: trong cuộc sống
cần phải tôn trọng lý luận nhưng không được cường điệu vai trò của lý luận, coi
thường thực tiễn trong khoa học và hoạt động cách mạng. Cội nguồn của những
đột phá tạo ra những bước tiến vượt bậc của xã hội loài người có sự đóng góp
của lý luận đích thực. Tuy nhiên, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, đúc kết,
khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm thì lý luận đó mới có giá
trị hay nói một cách khái quát đó là “Học đi đôi với hành”.
Đối với nước ta hiện nay, đổi mới tư duy thực chất là trở về đúng với bản
chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, chuyển từ tư duy kinh
nghiệm sang tư duy lý luận, từ tư duy siêu hình cứng nhắc duy tâm sang tư duy

biện chứng duy vật. Do đó, muốn đổi mới lý luận trước hết phải hướng lý luận
và những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, làm rõ căn cứ của các giải
pháp, dự báo xu hướng phát triển để hoàn thiện đường lối chính sách của Đảng
ta từ đó mà xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội – 2006, tr.258 – 281.
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao
học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb. Chính
trị - Hành chính, Hà Nội – 2008, Chương VII, tr.356 – 381.

3. C.Mác và Ăngghen toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4,
tr.469.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2001, tr.84-85.
5.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.88

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.10, 14.

7. Đêm trước" đổi mới: Công phá “lũy tre”, />8.

Xem thêm: vietnamtoday.net, Chiến lược phát triển kinh tế của các nước
Công nghiệp mới Châu Á (NIC): Singapore />
9.

Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam sau 25 năm đổi mới,
/>
10.

TS. Nguyễn Văn Thức, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
Thực tiễn và sáng tạo trong đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, tạp chí
Triết học số 4 (227) năm 2010.

11.

Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay,
/>
19



×