Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 131 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lựa chọn đề tài Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà
thơ nữ (từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư) cho Luận văn của mình, chúng tôi xuất phát từ những lí do sau:
Thứ nhất, thơ tình là mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà thơ ở mọi thời
đại. Bởi tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và là nguồn đề tài
bất tận của thi ca. Hơn nữa, ở các nhà thơ nữ, với trái tim và tâm hồn nhạy
cảm riêng mang đặc trưng phái tính lại có cách cảm nhận và thể hiện tình yêu
trong thơ rất đặc biệt.
Có thể nói, đề tài tình yêu ở thời kì nào cũng có, nó xuất hiện dưới nhiều
cách thức biểu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau. Từ xa xưa, đã có rất
nhiều bài ca dao, dân ca cất lên tiếng nói của tình yêu đôi lứa và điều này
được tiếp nối trong dòng văn học trung đại. Phải cho đến thế kỉ XX, thơ tình
mới được phát triển một cách thực sự sâu rộng với những tên tuổi như Tản
Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,… Sau đó là hàng loạt các nhà
thơ trẻ xuất hiện, trong đó chiếm số lượng không nhỏ là các cây bút nữ như
Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Anh Thơ, Vân
Đài… đã đem đến cho thơ ca nhiều tiếng nói trẻ trung, sôi nổi, đầy ắp những
triết lý nhân sinh quan về con người, cuộc sống. Đặc biệt, từ năm 1986, khi
đất nước đã có nhiều đổi mới trên mọi bình diện thì đã ảnh hưởng trực tiếp
đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ nói
chung và các nhà thơ nữ nói riêng. Ở mảng thơ tình, sự xuất hiện của các nhà
thơ nữ đương đại như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh,… đã
nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng cũng như giới nghiên
cứu, phê bình bởi những tìm tòi táo bạo theo hướng hiện đại, đi sâu vào vấn
đề bản thể con người.



2

Như vậy, cùng với tiến trình lịch sử văn học dân tộc không ngừng tiếp
diễn, thơ ca nói chung và thơ tình nói riêng trong những thời kì khác nhau
mang những đặc điểm khác nhau. Xu hướng vận động của thơ tình (đặc biệt
là thơ tình của các tác giả nữ trong văn học Việt Nam hiện đại) cần được nhìn
nhận và đánh giá một cách khách quan, biện chứng trên cả hai bình diện:
những mặt tiến bộ, đổi mới, phát triển theo hướng tích cực và những phương
diện hạn chế, thoái lui.
Thứ hai, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh (1948-1988) là
một gương mặt tiêu biểu. Lại Nguyên Ân từng nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân
Hương qua các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới
thấy lại được một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện
ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào và phong phú như vậy”.
Khác với các nữ sĩ làm thơ, Xuân Quỳnh là người đàn bà đã mang chính
cuộc đời mình ra làm chất liệu cho từng tác phẩm, cho mỗi tập thơ, cái mà chị
viết nhiều nhất chính là về cuộc đời mình và trở thành nhân vật văn học của
chính thơ chị. Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Xuân
Quỳnh nổi bật lên là một gương mặt tiêu biểu mang bản sắc riêng. Trải qua
những năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình,
chị đã để lại những vần thơ thể hiện tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ
nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Thơ chị dù viết trong khói lửa đạn bom
hay trong hòa bình dựng xây thì vẫn thống nhất trong một cách nhìn, cách
cảm riêng. Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, các sáng tác
của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị
trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống. Mảng thơ viết về đề tài tình yêu,
hạnh phúc của Xuân Quỳnh ngay từ khi ra đời đã thu hút dược sự chú ý của
giới nghiên cứu, phê bình văn học. Mảng thơ này thể hiện khá rõ nét “tính cổ
điển” của thơ Việt Nam thời kì trước Đổi mới.



3

Viết về thơ tình trong thời kỳ này cũng phải kể đến nhà thơ nữ Phan Thị
Thanh Nhàn (1943). Chị làm thơ từ rất sớm, đầu những năm 60 đã có thơ
đăng báo. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Phan Thị Thanh Nhàn đã để
lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả bởi tiếng thơ trữ tình duyên
dáng mà ý nhị, kín đáo.
Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhàn đã
thử nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại, bài viết báo, truyện ngắn, truyện cho
thiếu nhi, làm thơ và viết tiểu luận, phê bình…Ở thể loại nào chị cũng đạt
được những thành công nhất định. Nhưng với riêng thơ, Phan Thị Thanh
Nhàn đã thể hiện rõ nhất tài năng và vốn sống của mình. Đặc biệt ở mảng thơ
tình, chị đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh
phúc muôn đời của phụ nữ. Đặng Tương Như có lần phát biểu: “Đọc thơ tình
Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một tình
yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn
giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách”.
Thứ ba, thuộc vào thế hệ trẻ cầm bút, Vi Thùy Linh khi xuất hiện đã
nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong nền thi ca Việt Nam đương đại.
Lớn lên vào buổi những thi liệu đã quá già mà người đến với thơ bằng tấm
lòng tươi trẻ hãy còn thưa vắng, có lẽ vì thế Vi Thùy Linh không vin dựa vào
truyền thống, không sống, không viết “theo kiểu bầy đàn”. Chị không thể làm
thay đổi cái bản thể đích thực của mình để trở thành một người rụt rè trước
những cái đã thành “phong tục”. Vi Thùy Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng
cải tạo tinh thần của thi ca. Dường như chị không viết cái gì khác mình. Chị
sống bằng chính con người thật của mình trên trang giấy.
Người đọc thấy ở Vi Thùy Linh có cái “động” của một người thuộc thế
hệ 8X, mới mẻ và hiện đại. Trong tất cả các sáng tác của chị, chúng ta nhận
thấy có rất nhiều sự cố gắng nỗ lực để cách tân thơ ca trên mọi phương diện.



4

Tuy nhiên sự đổi mới ấy đôi khi vẫn còn chưa thích nghi được ở cách cảm,
cách nghĩ của một số người. Nó mang đến nhiếu ý kiến trái chiều, gây nhiều
tranh cãi trong giới nghiên cứu cũng như sự tiếp nhận của bạn đọc.
Thứ nữa là Phan Huyền Thư (1972), một nhà thơ nữ đương đại cũng
“đình đám” không kém và được xem là một gương mặt thơ nổi loạn và phá
cách.
Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, mẹ là nghệ sĩ ưu tú Thanh
Hoa, bố là nhạc sỹ Phan Lạc Hoa, Phan Huyền Thư phần nào được thừa
hưởng gen nghệ thuật của những người sinh thành. Phan Huyền Thư được ví
như “người nối dài sự sống cho chữ” bởi theo chị “chữ cũng là thực thể sống,
nó cũng trẻ, cũng già, cũng ốm đau, xấu xí bệnh hoạn, điên rồ và cũng có lúc
lăn đùng ra chết. Viết những điều vô nghĩa là tạo ra một nghĩa địa chữ…tôi
muốn sự sinh nhiều hơn sự tử. Vì thế tôi muốn đi tìm giá trị mới cho chữ”. Có
lần chị phát biểu: ““Thi sĩ là một danh phận sang trọng mà tôi may mắn được
cuộc đời ban tặng, cho dù là thoáng qua hay mờ nhạt... tôi vẫn thấy nâng niu.
Bởi vì làm một bài thơ là cả cuộc đời bạn đã từng sống cộng với những cảm
xúc thăng hoa tức thời, nó vật vã trong câm lặng và tuôn trào trong nước mắt,
không dễ gì để làm một nhà thơ đích thực.” Và đối với chị, thơ tình là “tiếng
nói của kẻ thất tình, của người chưa được thoả mãn ái tình cho nên người ta
có quyền đòi hỏi và bày tỏ những gì người ta muốn cho dù điên hay tỉnh,
kiềm chế hay bức xúc, tinh tế hay nồng nàn... Cái chính là người nghe có ngồi
lại với bạn không hay người ta bỏ chạy. Nếu người ta cũng điên lên cùng với
bạn thì chúc mừng, vì bạn đã là thiên tài”.
(Theo nguồn www.tienve.org/home/authors)
Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói
những điều mà các thế hệ trước hoặc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người

đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại,


5

vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất dấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều
độc dược mạnh nhất.
Việc xuất hiện một lớp người viết mới như Phan Huyền Thư đã thể hiện
rằng thơ không chết, thơ còn sống, thơ còn được nhiều người yêu, quá nhiều
người còn phải dùng nó để chia sẻ tình cảm, những vui buồn trong cuộc sống.
Bản thân chị không nghĩ rằng thế hệ trẻ ngày nay làm nên một cái gì mới hơn
thế hệ trước về mặt nghệ thuật. Sáng tác của những người viết trẻ có vẻ mới
mẻ hơn thế hệ trước chỉ là họ đang nói cái hiện tại. Suy cho cùng thơ ca mang
giá trị thời đại, cho nên phải tuân theo quy luật ở chỗ là không thời đại nào
giống thời đại nào. Xã hội ngày nay đang rất phát triển, các giá trị cũng đổi
khác và thơ ca cũng phải “ăn theo” để cho kịp thời đại. Phan Huyền Thư đã
thể hiện được điều đó.
Cuối cùng, đặt các bài thơ viết về tình yêu của các tác giả này cạnh nhau,
chúng ta sẽ thấy được xu hướng vận động của văn học Việt Nam nói chung và
của thơ ca Việt Nam đương đại nói riêng. Và so với thế hệ của Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn thì thế hệ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã có
một bước ngoặt. Trong bước đi mới đó, có thể nhận định khách quan rằng:
thơ của lớp trẻ đã có những mặt kế thừa, phát huy được giá trị truyền thống,
làm bước đệm cho những đổi mới, cách tân theo hướng tích cực; song bên
cạnh đó, có những phương diện “thoái lui”, đi quá giới hạn của những chuẩn
mực thẩm mĩ, đạo đức xã hội và tâm lí tiếp nhận của phần đông người Việt
Nam ta.
Nhưng cần nhấn mạnh rằng, khi lựa chọn mảng thơ tình của Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư làm đối
tượng khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi không có chủ đích coi đó là hai “cái

mốc” trong sự vận động của thơ tình các tác giả nữ trong văn học Việt Nam
hiện đại. Chúng tôi lựa chọn sáng tác của bốn nhà thơ này bởi chúng tiêu biểu


6

cho “hai dòng phong cách, xu hướng lớn” của việc sáng tác thơ tình ở hai thời
kì: trước và sau Đổi mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bên cạnh việc điểm lại những bài viết, những công trình nghiên cứu về
thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh
thành hai giai đoạn: trước và sau 1988
- Giai đoạn trước 1988:
Từ bỏ ánh hào quang trên sân khấu, cô diễn viên Xuân Quỳnh hầu như
không có một quá trình tu dưỡng về nghề thơ, không có gì hết ngoài trái tim
biết yêu. Nhưng chính trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ
nữ lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy.
Hơn hai mươi năm cầm bút, thời gian không dài nhưng Xuân Quỳnh đã
để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ (Khoảng 10 tập thơ và một số truyện
viết cho thiếu nhi). Từ tập thơ đầu tay “Chồi biếc” đến “Hoa cỏ may” là một
chặng đường thơ không ngừng nghỉ, luôn biết vươn lên trong hành trình
khẳng định mình.
Tháng 6 năm 1987, trong cuộc gặp mặt các nhà thơ Á- Phi ở Liên Xô,
Xuân Quỳnh phát biểu: “Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một
hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng như cầu sáng
tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật, vũ trụ và thời gian”.
Xuân Quỳnh nói “người ta” nhưng để khẳng định mình. Với chị làm thơ trước
hết là để “tự thể hiện”. Và thực sự trong cả cuộc đời cầm bút đầy ý nghĩa của
mình, Xuân Quỳnh đã đem đến cái bản ngã của người đàn bà táo bạo và mãnh
liệt trong tình yêu để tạo nên dấu ấn của một nhà thơ “bản năng”. Nói như

Hoài Thanh, thơ Xuân Quỳnh luôn có cái bạo nhưng là một “cái bạo rất
trong”. “Cái bạo rất trong” ấy được thể hiện ở chính tâm trạng cái tôi trữ
tình trong thơ. Đó là một tâm trạng luôn xáo động giữa đắm say hạnh phúc và
day dứt ưu tư, khao khát và trăn trở, yên bình và bão tố.


7

Cùng với sự ra đời các sáng tác của Xuân Quỳnh là sự xuất hiện của các
bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ chị, đặc biệt là mảng tình yêu. Đây là
mảng sáng tác thành công nhất trong gia tài sáng tạo khá phong phú và đa
dạng của chị.
Từ những tập thơ đầu chị đã được đánh giá là một cây bút trẻ nhiều triển
vọng. Chu Nga trong “Tạp chí Văn học” số 1 năm 1973 đã nói về sắc biếc ở
chồi thơ mới nhú này. Mượn tên tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh, người viết
muốn nhấn mạnh chất tươi trẻ, hồn nhiên của “Một chồi thơ sắc biếc” [64].
Cũng vào khoảng thời gian này, nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức, trong
một bài viết về lực lượng thơ trẻ, đã dành cho Xuân Quỳnh những nhận xét
rất đúng: “Nghĩ đến lực lượng thơ trẻ, tôi muốn nói đến Phạm Tiến Duật,
Bằng Việt, Xuân Quỳnh… Xuân Quỳnh đã đến với thơ từ phần riêng tâm
tình, kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu tha thiết của tuổi trẻ, lòng gắn bó với nghề
nghiệp (…) từ cái riêng đi vào cái chung thơ Xuân Quỳnh dần trở nên phong
phú và có bản sắc hơn. Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại trong cảm
xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản, một chiều…”.
Ở các tập thơ “Chồi biếc”, “Hoa dọc chiến hào”, Gió Lào cát trắng” và
“Lời ru trên mặt đất”, Nguyễn Xuân Nam đã phát hiện ra “Vẻ đẹp thơ Xuân
Quỳnh” và dành cho chị những trang ưu ái trong cuốn “Thơ - Tìm hiểu và
thưởng thức”. Tác giả khẳng định “vẻ đẹp hồn nhiên, mang đậm nét nữ tính,
dịu dàng, đằm thắm, và nhân hậu nhưng lại không vướng mặc cảm cho mình
là phái yếu của con người Xuân Quỳnh trong thơ. Với bản tính ấy thơ tình của

chị chủ động, bao dung mà cũng thiết tha dữ dội “như nước lũ mùa xuân chảy
xiết” [63].
Đến năm 1984, khi hai tập thơ “Tự hát” và “Sân ga chiều em đi” của chị
ra đời trong bối cảnh hòa bình, khi những cảm xúc thế sự đời tư được bộc lộ
một cách rõ nét, cởi mở hơn thì thơ chị thực sự trở thành đối tượng thu hút sự


8

chú ý đặc biệt của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Sau khi tuyển thơ “Sân
ga chiều em đi” ra mắt bạn đọc, Vương Trí Nhàn trong “Bước đầu đến với
văn học” đã đề cập đến vấn đề thi pháp trong thơ Xuân Quỳnh. Ở góc độ này,
tác giả đã phát hiện khá sâu sắc về con người Xuân Quỳnh. Ngay từ “Chồi
biếc”, mặc dù còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi thơ, nhưng Xuân Quỳnh đã có
ý thức rất sâu về thời gian. Theo năm tháng, ý thức đó càng ngày càng rõ rệt,
hằn lên trở thành cảm giác về sự biến đổi. Phát hiện này của Vương Trí Nhàn
ở thời điểm ấy rất quan trọng, sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc
chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.
Ở giai đoạn trước 1988, so với các bạn cùng trang lứa, Xuân Quỳnh là
cây bút được chú ý nhiều nhất. Độc giả cũng như các nhà nghiên cứu thấy ở
Xuân Quỳnh có những vần thơ mang nét tươi trẻ, hồn nhiên, biết đi từ cái
riêng đến cái chung để từ cái chung lại trở về với cái của riêng mình.
Giai đoạn sau 1988
Ngày định mệnh 29/8/1988 đã kết thúc một cách nghiệt ngã cuộc đời và
chặng đường thơ hơn hai mươi năm của Xuân Quỳnh. Người ta chợt nhận ra
rằng một sợi dây vô hình mãi bền vững gắn kết cuộc đời chị với những gì chị
để lại trong thơ.
Năm 1989, Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho ra đời cuốn “Thơ Xuân
Quỳnh”. Cuốn sách đã tập hợp một số bài viết về Xuân Quỳnh và chọn in một
số bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ chị để lại. Cuốn sách được làm trong sự

tiếc thương, trân trọng đối với một tài năng đang độ chín.
Sau cuốn sách là hàng loạt những công trình nghiên cứu về cuộc đời,
chặng đường thơ Xuân Quỳnh. Bên cạnh các công trình mang tính học thuật
nghiên cứu về phong cách, đánh giá những thành tựu đóng góp cho thơ ca;
những bài báo, tạp chí đi sâu tìm hiểu về những tác phẩm cụ thể tiêu biểu; các
cuốn sách tuyển chọn, tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu, bạn đọc


9

yêu thơ còn thấy có các tập hồi kí, các bài thơ viết về chị như một sự tưởng
niệm, tri ân sâu sắc về Xuân Quỳnh.
Năm 1993, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn hồi ký của
Đông Mai - chị ruột của Xuân Quỳnh với nhan đề “Xuân Quỳnh - một nửa
cuộc đời tôi”. Tập hồi ký là sự hồi tưởng lại những năm tháng thăng trầm
trong cuộc đời người phụ nữ, người mẹ, người vợ của Xuân Quỳnh. Người
viết đã giúp chúng ta dựng lại chân dung chị, tính cách chị, là cơ sở để chúng
ta soi chiếu giữa tác phẩm và cuộc đời nhà thơ.
Năm 1994, Nhà xuất bản Hội Nhà văn lại cho ra mắt bạn đọc cuốn
“Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ - Tình yêu và sự nghiệp” đề cập đến bản sắc
và sức sáng tạo của nhà thơ nữ này. Các bài viết được in ở đây là của bạn bè,
đồng nghiệp cùng các nhà nghiên cứu trẻ tuổi như Nguyễn Quân, Chu Văn
Sơn, Đoàn Thị Đặng Hương, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Minh Khuê, Vương
Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Lưu Khánh Thơ.
Với con mắt họa sĩ, Nguyễn Quân phát hiện trong thơ Xuân Quỳnh đậm
đặc các chi tiết, hình ảnh của thiên nhiên. Hình ảnh trong thơ thường giản dị,
thậm chí không có gì mới lạ nhưng lại không gây cảm giác nhàm chán vì cảm
giác tươi mới và cảm động (…). Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh cũng là ngôn ngữ
đời thường, không hoa mỹ. Thơ chị là loại thơ của hình ảnh thị giác, câu thơ
“rất có duyên mà không làm dáng”.

Mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh có lẽ là nơi dừng và gặp gỡ của rất
nhiều cây bút, là nơi các tác giả khẳng định tài năng của chị. Nguyễn Thị
Minh Thái gọi vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh là vẻ đẹp “đẫm tình”. Qua bài viết
“Một giọng thơ tình ám ảnh”, tác giả đã nhận xét “ Những câu thơ giống hệt
như những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại trên lá cây. Chỉ cần một
làn cảm xúc chợt đến, khẽ chạm vào lá, là những câu thơ ấy sẽ rơi rụng ngay


10

xuống vùng tâm thức và mồn một hiện lên giữa lòng ta… có lẽ cái khát vọng
tình yêu” từng thiêu đốt thơ Xuân Quỳnh cũng thiêu đốt luôn cả người đọc”.
Lưu Khánh Thơ qua sự “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” cho rằng, Xuân
Quỳnh viết về tình yêu bằng một chất thơ trong sáng, nồng nàn, da diết. Ở nhà
thơ nữ này luôn có sự khát khao về một tình yêu muôn thuở, một hạnh phúc
đời thường bình dị. Người viết đã lý giải nỗi khắc khoải, lo âu trong thơ Xuân
Quỳnh cũng chính do sự khao khát này. Nhưng “không phải vì thế mà tình
yêu trở nên hư vô huyền bí. Trái tim nồng nhiệt của một phụ nữ suốt đời khao
khát tình yêu rất biết nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc đã có thật trong đời”
[28, tr.35]. Đây là một phát hiện rất xác đáng về con người Xuân Quỳnh trong thơ.
Đoàn Thị Đặng Hương với bài viết tuy ngắn gọn nhưng đã dựng được
bức phác thảo chân dung “Người đàn bà yêu và làm thơ” [28]. Với sự đồng
cảm của tâm hồn phụ nữ, người viết dường như nghe thấy trong những câu
thơ của Xuân Quỳnh hằn lên nỗi đau của một người đã sống hết mình, làm
việc hết mình, yêu hết mình, một niềm khát khao, một sự vật lộn với số phận
để hiến dâng cho cuộc đời, cho nghệ thuật. Cùng với những nhận xét sắc sảo,
mang tính khái quát cao, tác giả còn cho rằng Xuân Quỳnh là một trong tiếng
thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà đã “chủ động yêu và đòi
quyền được yêu” [28, tr.64].
Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Trọng Hoàn, mỗi người một

cách tiếp cận nhưng đều gặp nhau trong nhận xét: thơ tình yêu Xuân Quỳnh là
niềm khao khát yêu đương, khắc khoải kiếm tìm.
Như vậy, điểm lại tình hình nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh ở trên, chúng ta
thấy ở mỗi công trình bài viết đều có một hướng khai thác khác nhau song
đều có chung một điểm đó là đề tài tình yêu, hạnh phúc đời thường, khát vọng
tình yêu và giọng điệu thơ nữ tính. Từ đó ta có thể khẳng định rằng thơ Xuân
Quỳnh có bản sắc riêng, giọng điệu riêng được bắt nguồn từ một tài năng với
một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.


11

Đối với Phan Thị Thanh Nhàn, lâu nay việc nghiên cứu về thơ của chị
còn rất hạn chế, dường như chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất
chuyên biệt mà mới chỉ dừng lại ở những loại bài phân tích về từng bài thơ và
loại bài tìm hiểu, nghiên cứu về cả tập thơ, giai đoạn thơ.
Tập thơ đầu “Tháng giêng hai” của chị ra đời, in chung với Thúy Bắc
năm 1969 đã nhận được cảm tình yêu mến của bạn đọc nhưng chưa có tiếng
nói đánh giá từ những người làm công tác nghiên cứu, phê bình.
Đến khi ba bài thơ Hương thầm, Xóm đê, Bản mới được giải nhì cuộc thi
thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970, thì Phan Thị Thanh Nhàn mới tạo
được tình cảm trong giới văn nghệ sỹ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng
đông đảo độc giả. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài phát biểu nhân kết thúc cuộc
thi thơ báo văn nghệ năm 1969-1970 đã dành cho Phan Thị Thanh Nhàn
nhiều lời khen tặng.
Trong bài “Đọc Hương Thầm” (Tác phẩm Mới - số 4/1976), tác giả Thu
Văn nhận định: Phan Thị Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ
dễ cảm “như một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhường, phảng phất, kín đáo”. Tác
giả nhìn thấy ở Phan Thị Thanh Nhàn khả năng phát hiện tinh tế những vẻ
đẹp của đời sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị, cảm xúc khỏe khoắn

được dẫn dắt bởi con tim hơn là lý trí. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy những
hạn chế của Phan Thị Thanh Nhàn “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều
sâu”, cảm xúc tràn lan, kết thúc gò gẫm…
Nhà phê bình Thiếu Mai trong bài “Một nét thơ đáng yêu” (Tạp chí Văn
học, số 1/1978) cũng đã chỉ ra bản sắc riêng của thơ Phan Thị Thanh Nhàn đó
là sự “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo”. Tác giả cũng nhận xét về sự chân
thành trong cảm xúc, về tình yêu với Hà Nội, tình yêu với đất nước, con
người của Phan Thị Thanh Nhàn.
Gần đây, nhất là sau khi chị được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn
học nghệ thuật, các báo không chuyên về lĩnh vực văn học và thông tin trên


12

internet có nhiều bài viết về Phan Thị Thanh Nhàn như: tác giả Hạnh Đỗ
(Tiếp thị và Gia đình - tháng 1/2008) có bài nói về giá trị của “Hương thầm”;
tác giả Hồ Điệp trong bài “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: vẹn nguyên như
thủa hương thầm” (http:/www.phongdiep.net…); tác giả Trần Hoàng Thiên
Kim trong bài: “Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng
thương” (An ninh thế giới cuối tháng - số 81, tháng 4/2008); tác giả Nguyễn
Thị Hồng Ngát với bài: “Phan Thị Thanh Nhàn - người chị thơ và đời”
(...); tác giả Nguyễn Kim Anh với bài “Nhà thơ Phan
Thị Thanh Nhàn không… thanh nhàn” (...)... Đa phần
các bài đi vào khai thác cuộc sống đời tư, tìm hiểu về công việc, xuất xứ
những bài thơ cũ, đánh giá về nhân cách, phẩm giá của nhà thơ chứ không
bàn tới chính tác phẩm của chị. Tuy nhiên họ đều nhận thấy ở thơ Phan Thị
Thanh Nhàn những phẩm chất đáng quý.
Phan Thị Thanh Nhàn viết khá nhiều về thơ tình, theo năm tháng, những
bài thơ tình của chị có sự chuyển biến, từ nhẹ nhàng, ý nhị, tươi tắn chuyển
sang giàu tính trải nghiệm, suy tư, trăn trở nhưng độ lượng hơn. Nhưng dù thế

nào, những bài thơ của chị vẫn rất chân thành, gần gũi và vì thế chiếm được
chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Vi Thùy Linh “một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại” và cũng là
một hiện tượng gây nhiều tranh cãi của văn học Việt Nam đương đại. Khi
những bài thơ đầu tay của chị ra đời và được đăng tải đã nhận được những
luồng dư luận rất khác nhau, thậm chí trái chiều nhau gay gắt, “người khen thì
cổ vũ hết lời mà người chê thì cũng bầm dập đến điều”. Việc tìm hiểu về thơ
Vi Thùy Linh mới chỉ dừng lại ở mức độ các bài viết mang tính nhận định,
đánh giá chung về một số phương diện trong sáng tác của chị (như vấn đề bản
năng, chất libido,…) được đăng tải trên các báo, tạp chí và các trang mạng.
Khi đọc KhÁt của Vi Thùy Linh, nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo
đã cảm nhận ở cô “cái tôi” đầy cá tính và sống động: “Một thiếu nữ đa tình?


13

Một phận kiếp đa đoan? Một tâm hồn dám sống? Là tất cả mà không là gì cả.
Mạnh mẽ, thành thật và tận hiến cho tình yêu, nghệ thuật. Thơ phóng sinh ý
tưởng ra ngoài gông cùm của thành kiến truyền kiếp, đập cánh quyết liệt vào
hiện đại. Thơ phá tung cánh cửa vờ vĩnh che chắn trái tim trụy lạc, trưng cầu
ánh sáng. Đó là Vi Thùy Linh với tuyên ngôn “Không bao giờ hóa trang để
nhập vai người khác”. Còn Nguyễn Việt Chiến khi đọc tập thơ này đã viết bài
“Thơ Vi Thùy Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ” và nhận thấy “Vi
Thùy Linh có một đời sống nồng cháy đam mê và nhiều nỗi đau.. Trong
những bài thơ định mệnh của mình, Vi Thùy Linh như là một người dệt tầm
gai nhẫn nại đan dệt những cảm xúc của mình với nỗi đau vô hình trong tay ngôn - ngữ luôn bị trầy xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi
ca và hữu hình trong tình yêu, đời sống con người”.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi đọc tập “Đồng tử” thấy
Linh là “Người “tận lực tham ô tuổi trẻ” để sống thơ” (Tạp chí Văn học số 9,
2005) “Vẫn một niềm khao khát của Linh như ngày nào, khao khát vừa ngây

thơ vừa đau đớn mà hạnh phúc. Tôi (và ta) gặp lại ở đây những khát vọng
cháy bỏng và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu... Thế là đủ cho Linh hát
ca và hoan lạc. Một niềm hoan lạc sống đời thơ”.
TS. Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu “Màu yêu trong Đồng tử
Linh” lại chú ý tới thi phẩm trong tập thơ, nhà nghiên cứu cho rằng: đã có thể
nói đến trường chữ của Vi Thùy Linh vì đây là thơ đánh dấu 10 năm “nàng Vi
tự nguyện dấn thân vào nghệ thuật”. Cụ thể là với ý thức vượt thoát khỏi sự
sáo mòn của chữ nghĩa và niềm tin vào sức mạnh vô song của tình yêu đã
giúp nữ thi sĩ có nhiều câu thơ đẹp, lạ, giàu sức gợi. Đặc biệt “dày đặc trong
thơ Vi Thùy Linh là những động từ gây cảm giác mạnh nhằm diễn tả niềm
khao khát hòa trộn… Như con ngựa không chịu bó mình vào những dây
cương thể loại và những nguyên tắc về vần điệu thông thường, Vi Thùy Linh
lấy hơi thở tình yêu làm chỗ dựa để kiến tạo nhịp điệu câu thơ” [21].


14

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thấy một “Hiện tượng Vi Thùy Linh (in
trên báo Sinh viên Việt Nam, 9/2003, rút trong tập phê bình, tiểu luận “Giăng
lưới bắt chim”, Nxb Hội Nhà văn, 2005 - Giải thưởng Phê bình Hội Nhà văn
Hà Nội, 2006) “Nhiều người nói với tôi rằng Vi Thùy Linh là biểu tượng sex
trong thơ. Tôi không thấy thế. Vi Thùy Linh là một biểu tượng trong trắng đấy
chứ… Vi Thùy Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam. Một tiếng thơ lạ”.
Nhà thơ, Dịch giả Dương Tường nhận xét: “Vi Thùy Linh là một cơn lốc lốc ý tưởng, lốc chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi khi là khoái cảm). Cơn lốc
không kiềm chế đó đương nhiên gây sốc, khiến nhiều người ngộ nhận những cố
gắng trong thơ cô và lầm lẫn cho sự bất chấp những ước lệ và kiêng kị và phạm
húy. Với tôi, Vi Thùy Linh là một biểu tượng giải phóng phụ nữ trong thơ”.
Trần Đăng Khoa trong bài viết “Đọc lại thơ tình Vi Thùy Linh (1.1.2007)
đã đưa ra một cái nhìn tổng thể “Khi bàn về thơ Vi Thùy Linh, có người đã
gọi chị là nhà thơ đổi mới. Tôi không nghĩ thế. Bởi nói đến những nhà thơ đổi

mới, thì chí ít, họ cũng có những cái cũ để mà đổi thành mới. Nhiều thi sĩ
thành danh đã dũng cảm đập vỡ mình ra, rồi nhào lặn lại thành một gương
mặt khác, với một vẻ đẹp hoàn toàn khác. Vi Thùy Linh đâu phải thế. Chị sinh
ra đã có gương mặt riêng, tiếng nói riêng. Chị không có nợ nần gì với quá
khứ, cũng ít tiếp nhận những giá trị của quá khứ. Và trong tâm khảm tôi tin,
Vi Thùy Linh cũng chẳng có ý thức quyết tâm làm người tiên phong đổi mới
thơ ca. Đối với chị hình như đó là một việc rất xa lạ. Chị chỉ sống đúng như
những gì mình có. Nghĩ theo cách của riêng mình. Rồi cất lên tiếng nói cũng
của chính mình. Tất cả đều hồn nhiên và giản dị… Thơ Vi Thùy Linh là thế.
Ngổn ngang và rậm rạp trong những suy nghĩ trăn trở của ngày hôm nay…
Phải nói Vi Thùy Linh là người dũng cảm, tự tin. Thơ chị có nội lực. Chị vin
vào nội lực ấy mà đứng dậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt.


15

Đọc thơ chị, ta luôn có cảm giác rợn ngợp như đang đứng trước một ngọn núi
lửa mới tuôn trào với một sức mạnh không thể ngăn cản nổi. Lẫn trong ngổn
ngang đất dỏ, nham thạch là không ít những thỏi quặng quý”.
Với Phan Huyền Thư, cũng giống như Vi Thùy Linh, việc tìm hiểu về
thơ chị cũng chỉ dừng lại ở những bài viết theo nhận định, đánh giá chung
hoặc những bài phỏng vấn trên các báo và tạp chí, internet. Thế hệ của Phan
Huyền Thư được đánh giá là thế hệ trẻ hôm nay phân thân với cái tôi đầy
mãnh liệt. Thơ Phan Huyền Thư, nhất là mảng thơ tình yêu rất táo bạo, mạnh
mẽ. Tìm hiểu về thơ chị, thấy rõ ở mỗi thời đại có giọng thơ của mình. Cũng
bởi, bản chất của thơ là không đứng lại. “Thơ là nghệ thuật của từ, lịch sử thơ
ca là lịch sử ngôn từ”(Zhirmunski). Vì vậy, chị được ví như nhà thơ đang lao
động trên cánh đồng chữ, đó là lao động căng thẳng, hứng thú và sáng tạo.
Khi mười một tuổi, chị đã thích làm thơ lục bát, khi mười bốn tuổi thì làm thơ
sonnet, đến mười bảy tuổi lại kiên quyết ra tay với thơ bậc thang đang “mốt”,

khi biết yêu thực sự thì lại mê thơ Đường luật, bây giờ thì thích thơ tự do.
Trong một bài phỏng vấn, chị cũng tâm sự: “Không làm thơ tôi mới bị mất
cân bằng bởi có quá nhiều điều mình muốn nói mà không nói ra được, quá
nhiều điều muốn làm mà không được phép làm. Vì thế tôi làm thơ là tôi được
là mình mà không gây hại cho ai, không lấy đi của ai điều gì, không phải
tranh giành bon chen trong cuộc sống”. Ở mảng thơ tình, Phan Huyền Thư rất
mạnh bạo đưa ngôn ngữ “sex” vào trong thơ. Thơ nói về tình yêu, về chuyện
chăn gối thời nào cũng có, nhưng để tình dục bước chân mạnh mẽ vào văn
chương thì phải tìm ở ngôn ngữ thơ ca hiện đại. Phan Huyền Thư diễn đạt
những chuyện đó bằng nghệ thuật thi ca ở cấp độ ứng xử văn hóa giữa người
với người, khiến tự nhiên nó có một vẻ đẹp riêng, một vẻ nhân văn riêng.
Chúng tôi cũng xin được thống kê một số bài viết nổi bật như sau:


16

Thơ Phan Huyền Thư - nằm Nguyễn Thụy Kha, Tạp chí Sông Hương, số
nghiêng về cách tân

168, tháng 2

Xin đừng làm chữ của tôi Nguyễn Huy Thiệp, trích Giăng lưới bắt chim,
đau

Nxb Hội Nhà văn, 2006

Nhà thơ Phan Huyền Thư- Hà Thanh Vân, nguồn
người nối dài sự sống cho

www.tienve.org/home/authors


chữ (phỏng vấn)
Lao động và nỗi buồn trong Đào Duy Hiệp, nguồn www.tanvien.net
tập thơ Nằm nghiêng của
Phan Huyền Thư
Nhìn chung, các bài viết hầu hết đều tập trung nhấn mạnh đến ý thức
phái tính, khát vọng tình yêu khác xa với truyền thống của thế hệ các cây bút
nữ đương đại, vấn đề tính dục và việc thể hiện những khát khao nhục cảm
một cách hăm hở, không ngần ngại trong thơ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền
Thư. Bên cạnh việc ghi nhận những tín hiệu mới, tích cực trong việc đổi mới,
cách tân thơ của họ, không ít tác giả đã chỉ ra những điểm cực đoan trong
nghệ thuật biểu hiện của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư.
Qua quá trình tổng hợp, thống kê và phân tích tư liệu, chúng tôi nhận
thấy, việc khảo sát mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và
Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư - hai thế hệ tác giả với hai phong cách thơ
hoàn toàn khác biệt, tiêu biểu cho hai giai đoạn khác nhau của thơ ca Việt
Nam hiện đại - trong tương quan so sánh một cách có hệ thống cũng chưa
được tiến hành một cách cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện Luận văn này, chúng tôi hướng tới các mục đích cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thấy được những điểm tương đồng, gặp gỡ trong cách thức
cảm nhận, thể hiện và viết về tình yêu của hai thế hệ - tiêu biểu cho “hai dòng


17

phong cách, hai xu hướng lớn” trong việc sáng tác thơ tình thời kỳ trước và
sau Đổi mới.
Thứ hai, thấy được sự khác biệt giữa thơ tình ở thế hệ trưởng thành trong
thời kì kháng chiến chống Mỹ và thế hệ các nhà thơ trẻ đương đại. Mục đích

của luận văn là tìm ra những phương diện kế thừa, phát triển cũng như những
mặt hạn chế, thoái lui của thơ tình các nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ đương
đại nói chung so với thơ tình của các cây bút thuộc thế hệ thời kháng chiến
chống Mĩ nói chung.
Thứ ba, qua sự tìm hiểu, phân tích, so sánh đó để hình dung được một
cách khách quan hơn về xu hướng vận động, “diễn biến” của thơ ca Việt Nam
hiện đại nói chung và của thơ tình các tác giả nữ nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Khám phá cái “tôi” trong thơ tình vận động từ nhuần nhị truyền
thống đến phá cách cổ điển.
4.2. Tìm hiểu những cảm xúc chủ đạo để tạo thành những áng thơ tình
ghi dấu ấn của mỗi nhà thơ.
4.3. Nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu, đặc sắc
trong thơ của bốn nhà thơ nữ - tiêu biểu cho hai thời đại. Trên cơ sở đó luận
văn phân tích mối tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức trong
sáng tác của thơ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung chọn lọc, khảo sát
các sáng tác thuộc mảng thơ tình yêu của bốn tác giả Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư trong các tập thơ sau.
Thơ Xuân Quỳnh:
Chồi biếc (trong tập Tơ tằm - Chồi biếc, in chung với Cẩm Lai, Nxb
Văn học, 1963).


18

Hoa dọc chiến hào (Nxb Văn học, 1968).
Gió Lào cát trắng (Nxb Văn học, 1974).
Lời ru trên mặt đất (Nxb Tác phẩm mới, 1978).

Sân ga chiều em đi (Nxb Văn học, 1984).
Tự hát (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1984).
Thơ viết tặng anh (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988).
Hoa cỏ may (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1989).
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn:
Tháng giêng hai (Nxb Văn học, 1969).
Hương thầm (Nxb Văn học, 1973).
Chân dung người chiến thắng (Nxb Tác phẩm mới, 1977).
Bông hoa không tặng (Nxb Tác phẩm mới, 1987).
Nghiêng về anh (Nxb Hội nhà văn,1992).
Thơ Vi Thùy Linh:
Khát (Nxb Hội Nhà văn, 1999).
Linh (Nxb Thanh niên, 2000).
Đồng tử (Nxb Văn nghệ, 2005).
Vili in love (Nxb Văn nghệ, 2008).
Phim đôi - Tình tự chậm (Nxb Thanh niên, 2010).
Thơ Phan Huyền Thư:
Nằm nghiêng (Nxb Hội Nhà văn, 2002).
Rỗng ngực (Nxb Văn học, 2005).
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát, có sự liên hệ, đối chiếu với các sáng
tác của một số nhà thơ nữ khác như Lâm Thị Mĩ Dạ, Ý Nhi, Đoàn Thị Lam
Luyến, Dư Thị Hoàn, Ly Hoàng Ly,…
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:


19

- Phương pháp so sánh: Được áp dụng ở nhiều cấp độ như: so sánh các
tác phẩm của cùng một tác giả ở các thời kì sáng tác khác nhau, so sánh các

bài thơ tình của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư với các bài thơ tình của Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, so sánh các sáng tác của Xuân Quỳnh, Phan
Thị Thanh Nhàn, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư với sáng tác của các nhà
thơ cùng thế hệ,…
- Phương pháp loại hình: Kết hợp cả hai phương thức cơ bản:
+ Phân loại các hiện tượng (hình ảnh, hình tượng, cách thức biểu hiện
cái “tôi” trữ tình, giọng điệu,… trong thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) trên cơ sở của việc chứng
minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó.
+ Chứng minh cho sự tồn tại của một loại hình văn học nhất định, biện
hộ cho sự tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong các sáng tác thơ ca về đề
tài tình yêu của bốn tác giả nữ (nhìn rộng ra là của các tác giả nữ thuộc thế hệ
Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và của các nhà thơ trẻ đương đại cùng
thế hệ với Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư).
Phương pháp tiếp cận liên văn bản:
Phương pháp tiếp cận này sẽ cho ta thấy rất rõ rằng, mỗi văn bản đang
khảo sát đều tồn tại trong sự liên hệ với các văn bản khác xuất hiện trước hoặc
cùng thời với nó. Đó là sợi dây liên hệ giữa thơ tình của Xuân Quỳnh, Phan
Thị Thanh Nhàn với thơ tình của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư cũng như
mối liên hệ của chúng với các văn bản khác. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được
tính kế thừa, tính hệ thống, tiến trình của sự vận động thơ ca nói chung.
Để Luận văn có tính khoa học và hệ thống, chúng tôi đã kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, chứng minh,… nhằm tiếp
cận đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để hơn.


20

7. Đóng góp mới của đề tài
Thực hiện các nhiệm vụ trên Luận văn sẽ làm nổi bật được những nét

đặc sắc của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ. Kết quả của Luận
văn khẳng định bản sắc riêng độc đáo của từng ngòi bút, mặt khác thấy được
sự tương đồng, gặp gỡ trong cách thức cảm nhận và thể hiện về tình yêu của
bốn nhà thơ nữ. Và cuối cùng là qua sự khảo sát, so sánh thấy được xu hướng
vận động, diễn biến của thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và của thơ tình
các tác giả nữ nói riêng.
Người viết cũng mong rằng kết quả của Luận văn sẽ đóng góp một
phần phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ nói chung
trong nhà trường hiện nay.


21

NỘI DUNG
Chương 1
SỰ VẬN ĐỘNG TỪ NHUẦN NHỊ TRUYỀN THỐNG ĐẾN PHÁ CÁCH
HIỆN ĐẠI CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HAI THẾ HỆ
1.1. Những điểm tương đồng trong phương thức thể hiện cái “tôi” của
bốn nhà thơ
Cái “tôi” là đơn vị tồn tại của cái chủ quan, là hình thức tự ý thức của
cái chủ quan. Trong thơ, cái “tôi” trữ tình có một vị trí và ý nghĩa vô cùng
quan trọng, cái “tôi” trữ tình là hình thức tự ý thức của tác phẩm trữ tình.
Theo Lê Lưu Oanh, trong cuốn “Cái tôi trữ tình trong thơ - Qua một số hình
tượng thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990” đưa ra khái niệm: Theo nghĩa hẹp,
cái “tôi” trữ tình là hình tượng cái tôi, cá nhân cụ thể, cái tôi - tác giả - tiểu sử
với những nét rất riêng tư; là loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu
tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Theo nghĩa rộng, cái “tôi” trữ tình là
nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình. Còn theo Vũ Tuấn Anh, trong
cuốn “Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca” cũng chỉ ra: Cái
“tôi” trữ tình đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới

và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ
chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt,
độc đáo, mang tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến với
người đọc.
Có thể nói rằng “cái tôi trữ tình chính là sự tự ý thức của cái tôi được
biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật, cái tôi của hành vi sáng tạo, là
quan niệm về cái tôi được biểu hiện thông qua các phương tiện trữ tình”.
Và như vậy, cái tôi trữ tình không đồng nhất và trùng khớp với cái tôi
nhà thơ mà là sự thể hiện toàn bộ đời sống tinh thần và tư duy sáng tạo nghệ
thuật của nhà thơ. Nó là kết quả của sự chọn lọc, kết tinh và thăng hoa những


22

suy tư, cảm xúc và trải nghiệm của cái tôi nhà thơ. Đặc biệt, ở thơ tình cái
“tôi” chủ thể giữ vai trò quan trọng, là chìa khóa tối cần thiết để người đọc
giải mã những quan niệm, khát vọng tình yêu cùng những bài học triết lý
nhân sinh mà các nhà thơ gửi gắm trong đó.
1.1.1. Thiên tính nữ nghiêng hẳn về hy sinh, dâng hiến, vị tha trong
tình yêu
Với Xuân Quỳnh, những sáng tác viết về đề tài tình yêu là những sáng
tác thành công nhất của chị, nhà thơ bộc lộ tâm trạng thật trong mỗi bước vui
buồn của cuộc sống. Đó cũng là nơi Xuân Quỳnh nói lên được niềm vui, nỗi
khổ của chính mình trong cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Tiếng nói ấy
không chỉ là lời bộc bạch cho bản thân tác giả mà đó còn là lời giãi bày thay
cho những ai đang yêu, đã yêu. Và cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là
cái được tác giả sáng tạo ra và có đời sống riêng tách biệt, độc lập với nhà
thơ. Nhưng cái tôi trữ tình ấy đã thể hiện nỗi lòng trạng thái tâm lý của Xuân
Quỳnh trong tình yêu. Nó được sinh ra từ chính cuộc đời “không yên định”
của chị và bộc lộ quan niệm về tình yêu của chính nhà thơ. Theo thời gian và

năm tháng, tình yêu của chị cũng chín dần và thơ tình của chị ngày càng đi
vào chiều sâu, cái “tôi” trong thơ tình không còn vẻ mộng mơ, sôi nổi như lúc
ban đầu mà ngày càng đượm thêm vẻ nồng nàn, tha thiết.
Cái tôi trữ tình trong thơ tình Xuân Quỳnh táo bạo, mạnh mẽ, chủ động
trong mọi nấc thang của tình yêu. Đó là người phụ nữ thoắt táo bạo đấy
những lại ngại ngùng, e dè ngay được. Cho nên có khi chị dấu mình đi, mượn
hình ảnh (không phải là mình) để thổ lộ điều thầm kín:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
(Sóng - Xuân Quỳnh)


23

Nhưng có khi cái tôi trữ tình bỗng nhiên vứt luôn cái vỏ nhân hóa vay
mượn ấy đi để cho trái tim tự thốt lên lời:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Trái tim đầy ắp tình yêu đẩy tâm thức người phụ nữ lên cao độ, bắt buộc
thi sĩ phải giải tỏa bằng cách thổ lộ và không ngại ngùng, e ấp. Không còn
những thẹn thùng giữ kẽ trong tình yêu mà chỉ còn lại những tiếng nói thổ lộ
về tình yêu với nỗi nhớ và lời thề thủy chung muôn đời của cái tôi trữ tình.
Đó là một cái tôi trữ tình táo bạo mãnh liệt mà không vấp váp vội vàng. Nồng

nàn, đắm say, tha thiết yêu và được yêu là thế, nhưng ở Xuân Quỳnh, tình yêu
luôn đồng nghĩa với tấm lòng vị tha, sẵn sàng hi sinh và dâng hiến. Tình yêu
với Xuân Quỳnh không chỉ có những phút giây đắm say mà chị còn hướng
đến “bao bọc người yêu trong cái tình thương lớn mà một người đàn bà mạnh
mẽ nhất, nhân hậu nhất mới có thể có được” (Nguyễn Hòa Bình). Người đọc
không khỏi chạnh lòng, xúc động trước những câu thơ chân thành, sâu lắng
của chị:
Ước chi làm chiếc nón che anh
Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa
Áo ướt ai phơi, balô ai xếp hộ
Mong sao trời ngừng mưa!
(Không đề - Xuân Quỳnh)


24

Còn với Phan Thị Thanh Nhàn, cái tôi trữ tình cũng đắm say, khát khao
yêu thương, hạnh phúc không kém, thậm chí cũng luôn sẵn sàng hi sinh vì
tình yêu. Mang trong mình một trái tim đầy nhiệt huyết, yêu thương, một tấm
lòng nhân hậu, bao dung, tràn đầy nữ tính, Phan Thị Thanh Nhàn viết về tình
yêu với rất nhiều cung bậc khác nhau.
Anh ơi! Nếu ví được cao xa như thế
Em cũng chẳng là trời đất gì đâu
Nhưng anh có có biết không? trời đất
Sẽ chẳng là gì nếu thiếu nhau.
(Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn)
Số phận đã không cho chị cuộc sống bình yên. Cái thuở “hương thầm”
chị có một gia đình hạnh phúc. Chồng chị là cán bộ nghiên cứu, nhưng lại yêu
văn chương. Anh chị đã quen nhau từ lớp bồi dưỡng viết văn ở Quảng Bá.
Đọc thơ nhau, làm bạn với nhau rồi yêu nhau. Kỷ niệm ngọt ngào của tình

yêu khiến chị có những lời thơ trong trẻo. Vậy mà đã 30 năm có lẻ, chị phải
một mình nuôi con. Người chồng yêu thương ra đi khi chị còn quá trẻ, một
mình vật lộn với cuộc sống trong thời bao cấp để nuôi con khôn lớn. Nhiều
lúc chị cũng thèm muốn, khát khao:
Ước gì gặp lại anh
Dù chỉ trong phút cuối
Để nói một lời thôi
Em đã yêu anh nhất
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Sau thời kì Đổi mới, cái tôi nồng nàn say đắm khát khao yêu vẫn được
tiếp nối mạnh mẽ với nhiều biểu hiện sinh động ở thế hệ Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư.


25

Đọc KhÁt (Vi Thùy Linh) ta thấy tình yêu rất mới. Trên 2/3 nội dung của
KhÁt là dành cho tình yêu. Đọc thơ của Vi Thùy Linh thấy rõ một điều đó là
tình yêu không vụ lợi, một tình yêu không theo kiểu trào lưu, một tình yêu
không sắc màu “thị trường”. Đó là tiếng lòng của một cô gái đang yêu mãnh
liệt, khát khao dâng hiến đến tận cùng:
Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả
Ào tung ký ức
(Người dệt tầm gai - Vi Thùy Linh)
Anh là suy nghĩ của em khi mỗi ngày thức dậy
Anh là niềm vui và nỗi buồn, là những gì trong em đang có
Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến
là hơi thở của em…

(Sóng - Vi Thùy Linh)
Nói một cách công bằng, Vi Thùy Linh đã nói được thành thật nhất,
chính xác nhất những cảm xúc của người con gái khi yêu. Với những động từ
mạnh mẽ như “cuồng điên”, “ào tung”, “tan”… được sử dụng với tần suất lớn
càng diễn tả nỗi ước mong đến cực độ được nhập cuộc vào tình yêu.
Đối với Phan Huyền thư, cái tôi trữ tình cũng đã thể hiện tình yêu nồng
nàn, say đắm, khát khao yêu và được yêu:
Như ngựa non tập phi nước đại
Em hí lên hân hoan trong vũ điệu
Thảo nguyên
Gió liếm vào gáy đêm một mùi cỏ thơm
Của sương âm thầm làm giọt
Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ
Bờm rối tung vó ức chăng đầy.
(Ngựa đêm - Phan Huyền Thư)


×