Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bao cao thuc tap tot nghiep quan ly ngan sach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.68 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
l
BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI CẢloiLOiM ƠN
Để
l của
Đểhoàn
hoànthành
thànhtốt
tốtnhiệm
nhiệmvụ
vụ
củađợt
đợtthực
thựctập
tậpngoài
ngoàisự
sựnỗ
nỗ
lực
lựccủa
củabản
bảnthân
thântôi
tôiđã
đãnhận
nhậnđược
đượcrất
rấtnhiều
nhiềusự
sựgiúp


giúpđỡ
đỡtừtừphía
phía
gia
giađình,
đình,người
ngườithân,
thân,bạn
bạnbè,
bè,đồng
đồngnghiệp,
nghiệp,Ban
Bangiám
giámhiệu
hiệunhà
nhà
trường
trườngvà
vàđặc
đặcbiệt
biệtlàlàgiảng
giảngviên
viênhướng
hướngdẫn.
dẫn.Qua
Quađây
đâytôi
tôixin
xin
gửi

gửilời
lờicảm
cảmơn
ơnchân
chânthành
thànhđến
đếngiảng
giảngviên
viênhướng
hướngdẫn
dẫnThạc
Thạcsỹ:
sỹ:
Phan
PhanThị
ThịPhương
PhươngHuyền
Huyềnngười
ngườiđã
đãtheo
theosát,
sát,giúp
giúpđỡ
đỡchỉ
chỉbảo
bảo
tận
tậntình
tìnhcho
chotôi

tôitrong
trongđợt
đợtthực
thựctập
tậpvừa
vừaqua.
qua.
Tôi
Tôicũng
cũngxin
xingửi
gửilời
lờicảm
cảmơn
ơnchân
chânthành
thànhcảm
cảmơn
ơnBan
Bangiám
giámhiệu
hiệu
nhà
nhàtrường,
trường,đã
đãtạo
tạođiều
điềukiện
kiệncho
chotôi

tôiđược
đượcthực
thựctập
tậptại
tạicơ
cơsở
sở
nơi
nơitôi
tôiđang
đangcông
côngtác.
tác.Xin
Xinchân
chânthành
thànhcảm
cảmơn
ơnĐảng
Đảngủy,
ủy,Chính
Chính
quyền
quyềnvà
vàcác
cácđồng
đồngchí
chíđồng
đồngnghiệp
nghiệptại
tạiUBND

UBNDxã
xãLạng
LạngSơn
Sơn-Anh
AnhSơn
Sơn--Nghệ
NghệAn
Anđã
đãnhiệt
nhiệttình
tìnhchỉ
chỉbảo
bảotrong
trongcông
côngviệc,
việc,cung
cung
cấp
cấpcác
cácthông
thôngtin,
tin,tài
tàiliệu
liệuđể
đểtôi
tôiviết
viếtbáo
báocáo
cáonày.
này.

Tôi
Tôixin
xinchân
chânthành
thànhcảm
cảmơn!
ơn!
Lạng
LạngSơn,
Sơn,Tháng
Tháng55năm
năm2014
2014
Học
Họcviên:
viên:Nguyễn
NguyễnVăn
VănTiến
Tiến

1
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Tran
g
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU......................................................................................................
1.
Lý do chọn đề tài..............................................................................
2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................
3.
Phương pháp nghiên cứu..................................................................
4.
Cấu trúc của đề tài............................................................................
NỘI DUNG..................................................................................................
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.....................................................................
1.1.
Những vấn đề chung về Ngân sách xã.............................................
1.1.1. Khái niệm ngân sách xã...................................................................
1.1.2. Đặc điểm ngân sách xã.....................................................................
1.1.3. Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã...................
1.1.4. Vị trí và vai trò của ngân sách xã.....................................................
1.2.
Quy trình quản lý ngân sách xã........................................................
1.2.1. Quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã...........................................
1.2.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã...............................
1.2.3. Quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã............................................
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ LẠNG SƠN - ANH SƠN NGHỆ AN....................................................................................................
2.1.
Thực trạng quản lý Ngân sách tại xã Lạng Sơn – huyện Anh Sơn
– tỉnh Nghệ An.
2.1.1 Thực trạng quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã.........................

.
2.1.2 Thực trạng quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã.............
.
2.1.3 Thực trạng quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã..........................
.
2.2.
Những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý Ngân sách tại xã
Lạng Sơn - Anh Sơn - Nghệ An.......................................................
2.3.
Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách tại xã Lạng Sơn
- Anh Sơn - Nghệ An.......................................................................
2.3.1. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong quản lý................................
2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................
2.3.3. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với UBND xã....
2.3.4. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng
ngân sách xã.....................................................................................
2.3.5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai, minh bạch trong
quản lý ngân sách xã........................................................................
2.3.6. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã.....................

3
3
4
4
4
5
5
5
5
5

6
8
9
9
10
11
12
12
12
13
15
15
16
16
16
16
17
17
17

2
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
KẾT LUẬN..................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................

20
21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NSX

Ngân sách xã

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSNN

Ngân sách nhà nước

GTGT

Giá trị gia tăng

3
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để Nhà nước
thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Sự phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước phù hợp với sự
phân cấp của bộ máy chính quyền nhằm tạo ra những đòn bẩy tích cực để phát triển mọi
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội....Chính quyền xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật
thiết đến người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà
nước và nhân dân. Gắn kết hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã là Ngân sách
xã – phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã,
đồng thời là công cụ tài chính giúp Chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao. Sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từng xã là nhân tố vô cùng quan
trọng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước.
Những năm gần đây, Nhà nước rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách xã,
nhất là khi Luật Ngân sách ra đời, nhiều văn bản được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù
hợp với thực tiễn. Việc thu chi ngân sách xã cũng gần như thay đổi nhiều, điều này đòi
hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự vận động đi lên mới có thể vừa bao quát
khai thai được nguồn thu, vừa đảm bảo chi tiêu có hiệu quả, lại giữ được trật tự công
bằng xã hội. Ngân sách xã cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy Nhà nước ở cơ sở, là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực
hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hoạt động tài chính ngân sách xã ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, các
khoản thu không chỉ đơn thuần là các khoản thu trong ngân sách, nội dung các khoản chi
thì ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý
kinh tế tài chính đòi hỏi ngân sách xã cần phải có bước chuyển biến để đáp ứng cho việc
quản lý ngân sách.
Nhằm rút kinh nghiệm những thiếu sót tồn tại UBND xã đã đưa ra nhiều giải pháp
tích cực để nâng cao hoạt động quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát
quy trình lập, chấp hành và quyết toán vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy hiệu quả
và hiệu lực quản lý ngân sách tại cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ngân sách mà cụ thể là công
tác quản lý ngân sách xã. Xuất phát từ vấn đề này, trong thời gian thực tập và công tác tại
địa phương, với những kiến thức lý luận được tiếp thu qua quá trình học tập tại trường

cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các đồng chí đồng nghiệp tại địa
phương tôi đã chọn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề về ngân sách xã với đề tài: “Quản lý
ngân sách xã Lạng Sơn – Anh Sơn – Nghệ An, thực trạng và giải pháp”. Thông qua
việc nghiên cứu thực tế việc quản lý ngân sách xã trên địa bàn nhằm đưa ra những ý kiến
đóng góp để công tác quản lý ngân sách xã nói riêng và ngân sách Nhà nước nói chung
ngày càng hoàn thiện.

4
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về quản lý ngân sách xã, quá trình thực hiện lập dự
toán, chấp hành và quyết toán ngân sách xã; Thực trạng việc quản lý ngân sách trên địa
bàn xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu nghiên cửu về tài chính ngân sách cấp xã, kiểm soát quy trình lập,
quá trình kiểm tra, chấp hành và quyết toán ngân sách tại địa phương do đó ngoài việc áp
dụng phương pháp duy vật biện chứng trong mối liên hệ giữa ngân sách Nhà nước và
ngân sách địa phương. Sử dụng phương pháp khảo sát kết hợp giữa thực tế với lý luận
chung trong lĩnh vực quản lý ngân sách xã. Sử dụng phương pháp thu thập thông tin và
phân tích thông tin.
4. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được xây dựng
thành 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã tại
xã Lạng Sơn – Anh Sơn – Nghệ An.


5
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1. Những vấn đề chung về Ngân sách xã
1.1.1. Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã (NSX) là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp
cơ sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ
(gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX).
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ
về lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân. Chính vì vậy, Ngân sách xã là tiền tệ đồng thời là
hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có thể hiểu một cách khái
quát nhất về Ngân sách xã như sau:
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinhh trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho
việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân
công, phân cấp quản lý.
1.1.2. Đặc điểm ngân sách xã.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống Ngân sách nhà
nước ngày càng được hoàn thiện, nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng cao hiệu
quả. Song song với quá trình đó, Ngân sách xã ngày càng chứng minh tầm quan trọng,
tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Là một
cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước nên ngân sách xã cũng mang đầy đủ
các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;

- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do
cơ quan có thẩm quyền quy định;
Bên cạnh những đặc điểm chung nói trên, Ngân sách xã còn có các đặc điểm riêng:
- Ngân sách xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ
sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ
(gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX);
- Các chỉ tiêu thu chi NSX luôn mang tính pháp lý (các chỉ tiêu này được quy định
bằng văn bản pháp luật và được pháp luật bảo đảm thực hiện);
- Đằng sau quan hệ thu chi ngân sách xã là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình
thu chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện
là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội… NSX vừa là một cấp ngân
sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc).
Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết
toán NSX. Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó trực tiếp
với người dân và nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý NSX tuy
không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết để tìm ra những giải pháp
hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trong điều kiện hiện nay. Ngân
sách xã mang tính chất “ lưỡng tính ”, vừa là một cấp tự cân đối thu chi, vừa là đơn vị
trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự

6
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào, nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ
nhiệm vụ chi.
1.1.3. Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
a) Nội dung nguồn thu.
- Các khoản thu 100%:

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng
toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư
phát triển. Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc
đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp
nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu
dưới đây:
+ Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định;
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo
chế độ quy định;
+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
+ Các khoản thu huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy
động, đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện
để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các
khoản đóng góp tự nguyện khác;
+ Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân tổ chức ở ngoài nước trực tiếp cho NSX
theo chế độ quy định;
+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
+ Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của Pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân
sách cấp trên.
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì các khoản này gồm:
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thuế nhà đất;
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
+ Lệ phí trước bạ nhà đất.
Các khoản thu trên tỷ lệ ngân sách xã được hưởng tối thiểu là 70%. Căn cứ vào
nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ ngân sách xã
được hưởng cao hơn.

Ngoài các khoản thu phân chia như trên Ngân sách xã còn được HĐND các cấp tính
bổ sung các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật
Ngân sách Nhà nước đã dành 100% cho Ngân sách xã và các khoản thu NSX được
hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao
và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp. Số bổ sung cân đối này được xác định từ
đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm;

7
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực
hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
b) Nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
Chi của ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp
tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho
NSX thực hiện các nhiệm vụ chi sau:
- Chi thường xuyên:
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã: tiền lương, tiền công của cán
bộ, công chức cấp xã; sin hoạt phí đại biểu HĐND; các khoản phụ cấp khác theo quy
định của Nhà nước; công tác phí; chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện,
nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp dân....; chi mua sắm
sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; chi khác theo chế độ quy định; chi
phí hoạt động của các cơ quan Đảng ở xã; kinh phí hoạt động của các tổ chức đoàn thể,

chính trị xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh
niên, Hội Nông dân); đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối
tượng khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện dân quân
tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự
vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật; chi thực hiện đăng
ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
xã theo quy định của pháp luật; chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an
ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; các khoản chi khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dụng thể thao do xã
quản lý: trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã làm việc theo chế độ quy định; chi thăm hỏi các
gia đình chính sách, cứu tế xã hội và các công tác xã hội khác; chi cho hoạt động văn hóa,
thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
+ Chi cho sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các trường học, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
kể cả trợ cấp cho giáo viên và co nuôi dạy trẻ do xã quản lý.
+ Chi cho sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các trang thiết bị
phục vụ cho khám chữa bệnh của Trạm y tế xã.
+ Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã
quản lý: Trường học, Trạm y tế, nhà trẻ, Nhà Văn hóa, Nhà Bia ghi tên Liệt sỹ, cơ sở thể
dục thể thao, cầu, đường giao thông...
+ Hỗ trợ khuyến khích phát triển sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư,
khuyến lâm theo chế độ quy định.
+ Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng, kinh tế xã hội không có khả
năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh.

8
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chi đầu tư xây dựng các công trình cầu hạ tầng, kinh tế xã hội của xã từ nguồn huy
động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp
luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Vị trí và vai trò của ngân sách xã.
Ngân sách xã la một bộ phận hữu cơ của ngân sách nhà nước. Là phương tiện vật
chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định, là nhân tố
đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã. Do
vậy, việc hình thành ngân sách cấp xã là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo chức năng quản
lý nhà nước trong phạm vi và trách nhiệm được phân công. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế càng có
nhiều chuyển biến sâu sắc và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. NSX là công cụ đặc
biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội
tại địa phương.
Xã là một đại diện của nhà nước, là cấp chính quyền cơ sở, trực tiếp giải quyết
mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, nhờ đó mới biết được các chính sách, chế độ
của nhà nước được thực thi đến mức nào, mọi sự quan tâm của nhà nước cho đến các tâm
tư, nguyện vọng của người dân đều được thể hiện ở đây và giúp chính quyền giải quyết
các mối quan hệ thì công cụ đắc lực nhất chính là ngân sách xã. Thông qua ngân sách xã
để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người dân với nhà nước.
Thông qua hoạt động thu ngân sách không chỉ đạt mục đích là tạo lập dự toán ngân
sách mà còn thể hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điểu chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ và các hoạt động khác trên địa bàn, từ đó có những điều tiết, tác động nhằm kích thích
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông thôn phát triển theo hướng tích cực góp phần
ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Đồng thời, thu
ngân sách xã còn góp phần thực hiện các chức năng xã hội như: đảm bảo công bằng giữa
những người có nghĩa vụ với ngân sách, trợ giúp những đối tượng khó khăn bằng chính
sách miễn giảm thu ngân sách.

Thông qua chi ngân sách, các hoạt động của Đảng, chính quyền, các đoàn thể
chính trị xã hội được duy trì và phát triển, qua đó nâng cao hiệu lực quản lý ở cơ sở. Với
các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế góp phần nâng cao dân trí, sức khỏe cho người
và cộng đồng xã hội. Các khoản chi cho xây dựng cơ bản ngày càng làm cho bộ mặt nông
thôn đổi mới, khang trang.
Trong thời gian qua cùng với những thay đổi của đất nước, xây dựng nông thôn
mới ngày càng khẳng định vai trò của ngân sách xã. Ngân sách xã không những tăng
cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước mà còn hướng cho các doanh
nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình ở nông thôn theo hướng mới để phù hợp với nền
kinhteesv thị trường và dần theo kịp tốc độ phát triển mọi mặt của thể giới và khu vực.
Xét trong hệ ngân sách nhà nước thì ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở và
nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân sách. Là phương tiện vật chất giúp
chính quyền xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
có thể nói ngân sách xã giữ vai trò rất tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội, xúc tiến quá trình đô thị hóa, đổi mới bộ mặt nông thôn, đồng thời góp phần
đưa nông thôn Việt Nam đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

9
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2. Quy trình quản lý ngân sách xã.
Để xứng đáng với vị trí, vai trò nói trên cần phải quản lý tốt ngân sách xã. Ngân
sách xã cũng là một cấp ngân sách nhà nước nên quy trình quản lý ngân sách xã cũng
gồm 3 khâu: khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã. Để quản lý
tốt ngân sách xã cần quản lý tốt cả ba khẩu của quy trình này.
Theo Thông tư số: 60/2008/TTBTC ngày 23/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
công tác quản lý ngân sách xã và các quỹ tài chính khác của xã thì nội dung 3 khâu quản
lý ngân sách xã như sau:

1.2.1. Quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã.
- Lập dự toán ngân sách xã là khâu quan trọng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Phải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi dự kiến có thể phát sinh
năm kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Khi lập dự toán NSX
người lập phải tính toán đầy đủ các khả năng thu ngân sách xã, khả năng khai thác nguồn thu
tiềm năng, đồng thời tính toán phân bổ chỉ tiêu ngân sách xã tiết kiệm và hiệu quả.
Dự toán ngân sách xã phải lập theo các biểu mẫu quy định, đúng thời gian, đúng
mục lục và gửi kịp thời đến các cơ quan chức năng của Nhà nước để xét duyệt, tổng hợp.
Lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo cân đối theo nguyên tắc chi không vượt
quá số thu quy định có thể khai thác năm kế hoạch. Nghiêm cấm vay hoặc chiếm dụng
vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
- Khi lập dự toán ngân sách xã cần phải dựa trên các căn cứ sau:
Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự a
toàn xã hội của xã; chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cư chế phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: định mức chi về lương, sinh
hoạt phí cho cán bộ xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể....
Số kiểm tra ngân sách xã do UBND huyện thông báo. Tình hình thực hiện dự toán
ngân sách xã các tháng đầu năm và ước thực hiện các tháng cuối năm hiện hành. Trong
thực tế có thể căn cứ tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã các năm trước liền kề để
có thể phát hiện ra tình quy luật của các khoản thu chi ngân sách. Dự toán ngân sách xã
phản ánh tổng hợp các khoản thu và nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy chính quyền nhà nước cấp cơ sở, vì vậy nó phải được lập dựa vào
những căn cứ trên để có thể xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách xã một cách tương đối
chính xác, khoa học.
- Trình tự lập dự toán ngân sách xã:
Theo Thông tư số: 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy trình
tự lập ngân sách xã như sau:
UBND xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thuế của xã tính toán các khoản thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn, các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng,

nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của tổ chức
mình. UBND xã tổng hợp, lập dự toán thu chi và cân đối ngân sách xã báo cáo Chủ tịch
và Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và Phòng Tài chính huyện.
Sau khi hệ thống biểu mẫu lập dự toán được xây dựng đầy đủ, Tài chính xã có
trách nhiệm lập bản thuyết minh dự toán, trong bản thuyết minh phải nêu rõ một số nội
dung cơ bản như: căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán, cơ cấu thu chi ngân sách xã

10
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dự kiến năm kế hoạch có phù hợp với định hướng ổn định và phát triển kinh tế xã hội do
UBND xã đã quyết định hay không? Sự thay đổi thu chi ngân sách xã dự kiến năm kế
hoạch so với năm báo cáo, lý do của sự thay đổi: các biện pháp về kinh tế, tài chính. Sau
khi lập xong bản thuyết minh, Kế toán - Tài chính xã có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch
UBND xã xem xét hồ sơ dự toán. Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch UBND xã có thể yêu cầu
chỉnh sửa, bổ sung cho hợp lý. Khi đã chỉnh sửa, dự toán được trình Chủ tịch UBND phê
duyệt và gửi về Phòng Tài chính để tổng hợp và báo cáo UBND huyện.
1.2.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã.
Dựa trên cơ sở các chính sách thu ngân sách hiện hành; các chỉ tiêu thu nộp đã được
duyệt trong dự toán năm, mà trực tiếp là dự toán tháng, quý để tổ chức chấp hành thu ngân
sách sao cho vừa hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được giao vừa thực
hiện nghiêm chỉnh các chính sách thu ngân sách của Nhà nước.
Thông qua quá trình động viên tập trung nguồn thu mà thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế tài chính trên địa bàn nhằm điều chỉnh các hoạt
động này theo đúng chủ trương của Nhà nước.
Những căn cứ để tổ chức chấp hành thu ngân sách:
Phải dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật NSNN, Luật quản lý thuế,
Pháp lệnh phí và lệ phí, các văn bản dưới luật về thu NSNN...Dựa vào kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Dựa vào mức
chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Có thể nói, đây là căn cứ mang tính
quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi ngân sách.
Trong quản lý và điều hành hoạt động ngân sách xã cần phải tuân thủ quan điểm
“lường thu mà chi”. Các khoản chi của Ngân sách xã luôn bị giới hạn ràng buộc bởi khả
năng huy động các nguồn thu, tránh trường hợp chi chịu làm cho các khoản nợ của xã
kéo dài. Dựa vào các chính sách chế độ chi ngân sách hiện hành, là căn cứ mang tính
pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi NSX.
Việc chấp hành dự toán ngân sách xã: hàng năm xã phải tổ chức chấp hành dự
toán ngân sách theo đúng điều khoản về luật ngân sách và Nghị định của Chính phủ, các
Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.
Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo mục lục
NSNN gửi nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản thu chi ngân sách xã. Ban Tài chính và ngân
sách xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.
Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổ sách. Khi thu phải giao biên lại cho đối
tượng nộp cho cơ quan thuế, Phòng Tài chính có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp
thời cho Tài chính xã để thực hiện ngân sách Nhà nước.
Đối với các khoản thu xã được hưởng 100%, Kho bạc Nhà nước chuyển một liên
chứng từ cho ban Tài chính xã. Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên,
Khô bạc Nhà nước lập dự toán ngân sách bảng kê các khoản thu ngân sách có phân chia
cho xã gửi ban Tài chính xã. Đối với số thu bổ sung ngân sách xã, Phòng tài chính căn cứ
dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán hu chi từng quỹ của các xã và khả năng
cân đối của ngân sách huyện. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài
sản của các tổ chức, phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ, tiêu

11
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chuẩn, định mức để có biện pháp giải quyết. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách phải
đảm bảo nguyên tắc.
Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp thanh toán
bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt. Kho bạc kiểm tra nếu đủ điều kiện
thì tiến hành thanh toán. Trong trường hợp cần thiết như tạm ứng, công tác phí, ứng tiền
trước cho các hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách....được tạm ứng để chi. Nếu như các
khoản thanh toán ngân sách xã qua kho bạc cho đối tượng có mở tài khoản giao dịch tại
Kho bạc hoặc Ngân hàng thì thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Các khoản chi từ
nguồn thu được giữ tại xã, tài chính xã phối hợp với kho bạc định kỳ làm thủ tục hoạch
toán thu, chi ngân sách xã. Đối với chi thường xuyên: ưu tiên chi trả tiền lương và các
khoản phụ cấp cho cán bộ xã, nghiêm cấm việc nợ lương. Các khoản chi cấp bách phải căn
cứ dự toán năm, tính cấp bách của công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi.
Đối với chi đầu tư phát triển: việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân
sách xã phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản. Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có ban giám sát do nhân dân cử
ra, kết quả đầu tư và quyết toán phải thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.
1.2.3. Quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã.
Ban Tài chính và ngân sách xã lập báo cáo quyết toán thu chi ngân sách xã hàng
năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời gửi Phòng Tài
chính để tổng hợp trình UBND huyện.
Quyết toán ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán chi ngân sách xã. Toàn
bộ kết dư ngân sách năm trước (nếu có), được chuyển vào thu ngân sách năm sau. Phòng
Tài chính có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp
có sai sót phải yêu cấu UBND xã điều chỉnh.

12
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH TẠI XÃ LẠNG SƠN - ANH SƠN - NGHỆ AN
2.1. Thực trạng quản lý Ngân sách tại xã Lạng Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh
Nghệ An.
Qua thực tế thực hiện phân cấp quản lý ngân sách xã theo luật ngân sách nhà
nước, công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Lạng Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh
Nghệ An cũng đã có nhiều thay đổi tích cực. Hầu hết các tổ chức, cá nhân trong hệ thống
chính quyền xã đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa, nội dung của quản lý
ngân sách xã. Chính quyền xã đã từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, chủ động đưa
ra các biện pháp khai thác nguồn thu, phát huy tối đa thế mạnh trên địa bàn. Chú trọng
công tác quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi phù hợp với nhiệm vụ quản lý nhà nước cấp
cơ sở. Quản lý thu, chi đều dựa trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.1.1. Thực trạng quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã.
Để việc chấp hành và quyết toán ngân sách xã được thực hiện theo đúng quy định
của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính thì khâu lập dự
toán hết sức quan trọng. Lập dự toán ngân sách xã là tiền đề quan trọng để thực hiện các
khâu tiếp theo. Nhận thức được điều này, UBND xã đã tuân thủ quy trình lập dự toán
theo đúng quy định.
Lập dự toán ngân sách gồm hai phần: Dự toán thu ngân sách được phân cấp cho
xã quản lý và dự toán chi ngân sách, trong đó có dự toán chi chi tiết cho chi thường
xuyên và chi đầu tư phát triển.
Trên cơ sở hướng dẫn của Thông tư số: 60/2003/TTBTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính, sau khi Luật ngân sách ra đời trình tự lập dự toán tại xã Lạng Sơn – Anh Sơn – Nghệ
An được thực hiện như sau:
Việc thực hiện khâu lập dự toán ngân sách xã do công chức Tài chính – Kế toán
của UBND xã đảm nhận thực hiện, chủ trì chuẩn bị các nội dung liên quan để tham mưu
cho Chủ tịch UBND xã.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và các kế hoạch về thu chi ngân sách
các năm trước Công chức Tài chính - Kế toán dự tính trao đổi với Chủ tịch UBND xã về
khả năng thu chi của xã trong năm để có sự thống nhất. Để việc lập dự toán chính xác và
thực hiện có hiệu quả, công chức Tài chính – Kế toán hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể
chính trị xã hội lập dự toán thu, chi ngân sách trong năm cho tổ chức mình. Dựa trên các
dự toán các tổ chức lập lên, Tài chính – Kế toán xã tổng hợp dự toán ngân sách xã, cân
đối, hoàn thiện để báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND xã nhận báo cáo xem xét, cân đối
và chỉnh sửa. Quá trình lập dự toán trên địa bàn xã phải chỉnh sửa nhiều lần. Sau khi
hoàn thành thì UBND xã trình HĐND xã xem xét, phê duyệt và gửi phòng Tài chính - Kế
hoạch. Khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND huyện, công chức Tài chính Kế toán tham mưu giao dự toán chính thức cho các tổ chức và trình UBND xã.
Sau đây, là số liệu cụ thể về dự toán cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn xã
Lạng Sơn – Anh Sơn – Nghệ An năm 2014.

13
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Bảng cân đối tổng hợp dự toán năm 2014
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung thu

Dự toán

Tổng thu

Nội dung chi

3.982


Dự toán

Tổng chi

3.584

I. Các khoản thu xã hưởng 2.420
100%

I. Chi đầu tư phát triển

200

II. Các khoản thu phân chia 873
theo tỷ lệ

II. Chi Thường xuyên

3.280

III. Thu bổ sung

III. Dự phòng

104

689

2.1.2. Thực trạng quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã.
Trọng tâm của khâu chấp hành dự toán ngân sách xã là quá trình tổ chức thu, quản

lý nguồn thu và sử dụng nguồn thu cho các mục tiêu được định trước trong dự toán một
cách kịp thời. Là quá trình sử dụng các biện pháp về kinh tế xã hội nhằm biến các chỉ tiêu
thu chi thành hiện thực. Quá trình này được tổ chức như sau:
- Chia dự toán thu, chi năm thành dự toán thu chi quý, tháng để tổ chức thực hiện: căn
cứ vào dự toán cả năm, khả năng thu và nhu cầu chi của từng quý, Tài chính - Kế toán lập dự
toán thu, chi cho từng quý và phân chia cho từng tháng gửi Kho bạc nhà nước để làm cơ sở
thanh toán cũng như kiểm soát chi. Trên cơ sở dự toán thu, chi quý và tháng đã lập, xã tiến
hành các hoạt động quản lý nguồn thu chi.
- Tổ chức thu ngân sách xã: quá trình thu ngân sách xã được thực hiện trên cơ sở căn
cứ vào phân định nguồn thu theo quy định của HĐND tỉnh và các chỉ tiêu đặt ra ở khâu lập
dự toán tiến hành thu theo quy định để hoàn thành kế hoạch.
Dự toán được lập có cả dự toán phân tích bằng lời và cả bảng biểu cân đối số liệu
để người xem có thể dễ hiểu các phần trong dự toán hơn. Đặc biệt về các khoản chi
thường xuyên, chi cho các ban ngành, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội. Các khoản mục
cụ thể được trình bày đầy đủ trong dự toán.
Bảng 2.1: Bảng so sánh thực hiện các khoản thu 100%.
Đơn vị: nghìn đồng


2012

m
ST
T Nội dung

Chênh
lệch

2013


Dự
toán

Thực
hiện

TH/
DT
(%)

Dự
toán

Thực
hiện

TH
/D
T
(%)

Số tiền

1

Thuế môn bài

284.000

392.169


138,1

285.000

286.300

100,
5

-105.869

2

Phí, lệ phí

35.000

37.497

107,1

35.000

37.000

105,
8

-497


3

Thu sự nghiệp

0

0

0

0

0

4

Quỹ đất, hoa lợi

138.000

140.000

101,5

150.000

140.000

0

93,3

Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1

0

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5

Thu đóng góp dân

100.000

100.000

100

100.000

100.000

100

0

6


Thu thuế đất phi
nông nghiệp

150.000

130.000

86,7

145.000

130.000

89,6

0

7

Thu khác

80.000

85.650

107,1

80.000

80.000


100

-5.650

8

Tổng cộng

787.000

885.316

795.000

773.300

-112.016

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã: căn cứ pháp lý là Luật ngân sách nhà
nước, Thông tư số: 60/2008/TTBTC ngày 23/6/2008 của Bộ Tài chính.... trên cơ sở dự
toán cả năm Tài chính – Kế toán xã lập dự toán chi chi tiết gửi về Kho bạc nơi giao dịch
để làm cơ sở xác định nhu cầu chi. Tất cả các khoản chi đều phải được kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát. Một khoản chi được xem là hợp lý khi đáp ứng các yêu
cầu: được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, được Chủ tịch
UBND xã quyết định chi.
Bảng 2.2: Bảng dự toán thực hiện các khoản chi năm 2014.
Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung


Dự toán
Năm 2014

I. Chi đầu tư phát triển

-

1. Chi đầu tư XDCB

-

2. Chi đầu tư phát triển khác

-

II. Chi thường xuyên

3.506.426

1. Chi công tác dân quân tự vệ, ANTT

209.736

Chi dân quân tự vệ

162.616

Chi an ninh trật tự

47.120


2. Sự nghiệp giáo dục

65.000

3. Sự nghiệp y tế

-

4. Sự nghiệp văn hóa thông tin

7.000

5. Sự nghiệp thể dục thể thao

7.000

6. Sự nghiệp kinh tế

190.000

SN giao thông

40.000

SN Nông – lâm – thủy lợi

50.000

Các sự nghiệp khác


100.000

7. Sự nghiệp xã hội

247.297

Hưu xã và trợ cấp khác

213.291

Đảm bảo xã hội khác

20.000

15
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tiền quà chúc thọ, mừng thọ

14.000

8. Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

2.708.393

- Quản lý nhà nước


2.471.172

- Đảng cộng sản Việt Nam

185.222

- Mặt trận Tổ quốc

12.000

- Đoàn Thanh niên

10.000

- Hội LHPN

10.000

- Hội Cựu chiến binh

10.000

- Hội Nông dân

10.000

9. Chi khác

28.000


III. Dự phòng

49.807

2.1.3. Thực trạng quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã.
Tài chính - Kế toán xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và
quyết toán ngân sách xã theo quy định.
Công tác quyết toán ngân sách trên địa bàn xã được quan tâm, chú trọng trong việc
kiểm tra, xem xét kỹ trước khi phê duyệt. Để hoàn tất khâu quyết toán ngân sách bước đầu
tiên là do các cá nhân, tổ chức chi các khoản chi với các nội dung theo quy định của pháp
luật. Cá nhân tổ chức chi lập hồ sơ quyết toán các khoản chị cụ thể, hồ sơ quyết toán gồm:
giấy xin thanh toán, tờ trình phê duyệt chi kinh phí của chủ tài khoản, kế hoạch tổ chức các
hoạt động, các chứng từ liên quan. Sau khi cá nhân, tổ chức chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ
liên quan nộp về cho Kế toán - Tài chính kiểm tra. Nếu còn sai sót hay thiếu nội dung thì
Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Khi
đã kiểm tra hồ sơ thanh toán của các cá nhân, tổ chức đã hoàn chỉnh thì Tài chính - Kế toán
tổng hợp các chứng từ trình chủ tài khoản phê duyệt. Khâu cuối cùng do Tài chính - Kế
toán tổng hợp các hồ sơ theo quy định quyết toán với Phòng Tài chính và Kho bạc.
Công tác quyết toán giao cho các cá nhân đứng đầu các tổ chức đứng ra chịu trách
nhiệm làm hồ sơ thanh toán và các cá nhân thuộc các bộ phận chuyên môn. Những hồ sơ,
chứng từ không hợp lệ thì không được duyệt chi thanh toán.
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý Ngân sách tại xã Lạng
Sơn - Anh Sơn - Nghệ An.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý ngân sách xã tại xã Lạng Sơn –
Anh Sơn – Nghệ An vẫn còn bộ lộ những hạn chế cơ bản sau:
- Về phân cấp ngân sách: việc phân cấp nguồn thu cho các thôn và các tổ chức
chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy trong việc khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Nguồn thu ngân sách xã hưởng 100% phải là nguồn thu quan trọng nhất và chiếm tỷ
trọng lớn nhất, bảo đảm được phần lớn nhu cầu chi thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn thu
này còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

- Về lập và phân bổ dự toán: Dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của xã còn bị
áp đặt, việc lập dự toán nhiều khi chỉ mang tính hình thức. HĐND xã chưa phát huy hết

16
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vai trò của cơ quan cao nhất trong việc quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách
xã, làm cho quá trình thảo luận dự toán, quyết toán ngân sách xã bị chậm lại.
- Về định mức chi ngân sách: nhiều tiêu chí và định mức xác định của cấp trên đối
với một số sự nghiệp áp dụng cho xã chưa hợp lý, chưa tính hết đặc thù của địa phương
gây khó khăn cho xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.
- Báo cáo quyết toán: được thực hiện thống nhất theo phần mềm kế toán của Bộ
Tài chính nhưng chưa tương thích với các chỉ tiêu theo báo cáo quyết toán của Kho bạc
nên cũng làm ảnh hưởng đến quá trình đối chiếu, xác nhận trước khi trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Vai trò kiểm soát của Kho bạc: vai trò còn bị giới hạn, Kho bạc không thể kiểm
soát, quản lý các khoản cấp phát từ ngân sách xã về mục đích sử dụng.
- Về cán bộ Tài chính – Kế toán ở xã: đã được bố trí công chức đảm nhân chức
danh Kế toán – Tài chính để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, trình độ
nghiệp vụ chưa thực sự đạt được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Việc quy định trách nhiệm
của Tài chính – Kế toán xã còn nhiều bất cập trong việc thực hiện chức năng giúp UBND
xã quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách tại xã Lạng Sơn - Anh
Sơn - Nghệ An.
2.3.1. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong quản lý
Tính thống nhất được thực hiện xuyên suốt chu trình từ lập dự toán, chấp hành và
quyết toán ngân sách xã đảm bảo tất cả các khoản thu, chi phải được phản ánh đầy đủ và
được cấp có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định. Tất cả các hoạt động thu, chi ngân sách xã

đều phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành. Thống nhất trong việc thực hiện các chính sách,
chế độ áp dụng cho ngân sách xã đảm bảo hiệu quả.
2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhân tố con người là yếu tố quyết định, là chủ thể của chu trình ngân sách, để
quản lý tốt ngân sách xã nhất thiết phải có một đội ngũ vững vàng về quan điểm, lập
trường chính trị, tinh thông nghiệp vụ quản lý, am hiểu công tác chuyên môn và đạo đức
tốt. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu đỏi hỏi ngày càng cao đối với công tác quản lý
ngân sách xã cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã đủ về số lượng
và ngày càng nâng cao về chất lượng:
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán xã để nâng cao trình độ. Việc
đào tạo phải có quy hoạch, có nhu cầu, gắn đào tạo với sử dụng.
+ Việc tuyển dụng cán bộ kế toán phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tính
chất công việc và trên cơ sở quy định; khi tuyển dụng phải thực hiện tố nguyên tắc tập
trung dân chủ, công khai, lấy tiêu chuẩn là chính.
+ Xây dựng chế độ, chính sách thu hút sinh viên đã tốt nghiệp từ trung cấp trở lên
tình nguyện về địa phương công tác lâu dài. Thực hiện đầy đủ chế độ trợ cấp đi học theo
quy định của Trung ương và địa phương đối với cán bộ kế toán được cử đi đào tạo.
+ Hàng năm, UBND xã thực hiện tốt việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức theo quy định. Qua đó, từng bước củng có và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công
chức xã nói chung và cán bộ kế toán nói riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.3.3. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với UBND xã

17
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngày 17/10/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định về
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
đối với các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử

dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước là hướng đi
phù hợp với yêu cầu và tiến độ của chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong
giai đoạn hiện nay. Khác với cơ quan hành chính các cấp đối với cơ quan hành chính cấp
xã xuất phát từ tính chất đặc thù thể hiện quan công tác quản lý ngân sách; năng lực, trình
độ của bộ phận chuyên môn trong quá trình tiếp cận cơ chế quản lý tài chính hoàn toàn
mới, mang tính đồng bộ.
- Đối với chính quyền xã: bộ phận Tài chính – Kế toán tham mưu cho UBND xã
thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các giải pháp thực hiện quyền tự
chủ trong quản lý; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức xã theo chế độ tiêu
chuẩn của Nhà nước và pháp luật; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công
chức xã được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện các giải pháp về quyền tự chủ;
thực hiện tốt công tác báo cáo về UBND và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.
- Đối với chính quyền cấp huyện: Trong việc triển khai thực hiện chế độ tự chủ,
Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm trong việc ban hành các tiêu chí cơ bản để làm căn
cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của UBND xã.
2.3.4. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách xã
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả cần được quan tâm đặc biệt nhằm bảo đảm tài chính
để duy trì hoạt động của chính quyền xã, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính
sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn trong điều kiện nguồn lực ngân sách có
giới hạn.
Cần xây dựng và triển khai chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
sử dụng ngân sách; tăng cường công tác tự kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; thường xuyên thực hiện việc sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy trình tổ chức thực hiện nhằm đảm
bảo quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai, minh bạch trong quản lý
ngân sách xã
Nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch là nền tảng, là bản chất và mục đích
của chu trình ngân sách xã. Thực hiện dân chủ thực sự trong mỗi tổ chức, thực hiện tốt
quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát của nhân dân trong hoạt động tài chính ngân sách,
mặt khác giao quyền tự chủ, tự quyết định những công việc liên quan đến dân do dân bàn
và quyết định.
Thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động tài chính, trong phân bổ dự toán
và quyết toán ngân sách xã theo quy định. Việc thực hiện công khai có thể tiến hành dưới
nhiều hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở, thông báo trên đài truyền thanh xã, thông
báo tại các kỳ họp HĐND xã, thồn báo tại các cuộc họp thôn đồng thời gửi các văn bản
công khai dự toán, quyết toán ngân sách xã hàng năm đến các ban ngành đoàn thể cấp xã.
2.3.6. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã
Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách các khoản thu ngân sách xã
Đối với khoản thu từ quỹ công ích 5%, cần xây dựng quy chế quản lý sử dụng đất
đai, ao hồ, đầm, vườn cây đất trống phù hợp với luật đất đai, ban hành quy chế đấu thầu

18
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đất công điền. Hàng năm, cần bố trí một khoản kinh phí từ ngân sách xã để cải tạo và
nuôi dưỡng nguồn thu từ diện tích đất công ích 5% và hoa lợi công sản này, khắc phục
tình trạng khoán trắng cho người nhận thầu dễ dẫn đến việc khai thác triệt để, làm giảm
chất lượng nguồn thu. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn…
Đối với các khoản phí và lệ phí, cần công khai và niêm yết mức thu ở các nơi thu
phí và lệ phí, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng biên lai thu tiền theo quy định. Thường
xuyên rà soát lại các khoản phí lệ phí để điều chỉnh kịp thời mức thu đối với những loại
không còn phù hợp, bổ sung kịp thời đối với các khoản phí và lệ phí mới phát sinh trên
địa bàn các phường. Tăng cường sự phối hợp hơn nữa giữa đội thuế với Ban Tài chính xã
đối với các khoản phí, lệ phí chưa được chú trọng như thu khoán hàng quán, bãi đỗ xe, lệ
phí giao thông nông thôn...

Đối với khoản thu sự nghiệp, không huy động tràn lan, chỉ huy động và sử dụng
nguồn vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng những công trình có lợi ích thiết thực, trực
tiếp với người dân như đường giao thông, nhà văn hóa khối xóm, kênh mương...
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa Ban tài chính xã với cơ quan thuế và các tổ
chức, cá nhân khác được ủy nhiệm thu. Xử lý các hành vi vi phạm như nợ thuế chây ỳ, trốn
thuế để kịp thời tập trung đầy đủ số thu vào ngân sách nói chung và ngân sách xã nói riêng…
Đối với các khoản thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhà đất...), cần phân định
rõ ràng phạm vi quyền hạn, trách nhiệm giữa cơ quan thuế với UBND xã và Ban tài
chính xã. Các đội thuế ở xã có trách nhiệm tổ chức thu và quản lý các khoản thuế của các
hộ phát sinh trên địa bàn mà không điều tiết cho xã. Chi cục thuế cần phối hợp với phòng
Tài chính - kế hoạch tính toán ủy nhiệm rộng hơn cho UBND xã thu các khoản thuế của
các hộ nhỏ lẻ, các khoản phí, các khoản thuế liên quan đến tỷ lệ điều tiết cho phường như
thuế nhà đất, thuế GTGT, thuế TNDN....
Đối với các khoản thu khác, ngay từ đầu quý IV của năm các xã cần rà soát tất cả
các nhiệm vụ chi đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản, hoàn tất các thủ tục để thanh
toán dứt điểm các khoản tạm ứng, các khoản đã đủ điều kiện chi ... trước khi khóa sổ
ngân sách. Ngoài ra phải thực hiện thủ tục chi chuyển nguồn đúng theo luật NSNN đối
với những khoản chi trong dự toán năm chưa chi được mà đã có nguồn.
Hai là, nâng cao kỹ năng khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu
Chính quyền xã cần sử dụng tổng hợp các kỹ năng hỗ trợ khai thác thu để hoạt
động tổ chức khai thác thu ngân sách xã thực sự có hiệu quả. Theo đó, cần lập kế hoạch
xác định đúng những vấn đề trọng tâm trong khai thác nguồn thu ngân sách xã (mục đích
của từng khoản thu là gì? Làm thế nào để cho mọi người dân trong phường có thể hiểu và
nhất trí với mục đích của từng khoản thu…).
Định kỳ tổ chức tổng kết, khen thưởng động viên kịp thời những tổ chức cá nhân
thực hiện tốt công tác thu ngân sách. Tiếp tục nâng cao sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước
ngoài, nâng cao nguồn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba là, đẩy mạnh công tác phân cấp thu ngân sách
Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp xã và tương đương trong lĩnh
vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Trong thời

gian tới, những khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% thì Tỉnh cần tăng tỷ lệ phân
chia các khoản thu điều tiết cho xã, cụ thể: Thuế GTGT, thuế TNDN của công thương
nghiệp, dịch vụ, ngoài quốc doanh thuộc hộ cá thể từ 50% lên 100%; Lệ phí trước bạ nhà

19
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, môn bài từ 70% lên 100%; Tiền cấp quyền sử đất
thông qua đấu giá từ 15% lên 25% nhằm tạo nguồn lực cho ngân sách địa phương một
cách đầy đủ, qua đó phản ánh thực chất cân đối của địa phương, địa phương sẽ thấy rõ
tiềm lực tài chính để chủ động phấn đấu…
Bốn là, đẩy mạnh các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống quản lý
thu ngân sách xã
Xây dựng bộ máy hành chính thu ngân sách xã tinh giản, hiệu quả. Phân công nhiệm
vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, đơn vị thu nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp quản
lý hành thu đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế. Thu hẹp
các đầu mối quản lý trực tiếp và các khâu chức năng mang tính phục vụ nội ngành để tập
trung nguồn nhân lực cho các bộ phận chức năng quản lý thuế chủ yếu như tuyên truyền - hỗ
trợ, thanh tra - kiểm tra, xử lý tờ khai dữ liệu thuế... Mở rộng ủy nhiệm thu xã để thu hẹp,
tiến tới giải thể phòng trước bạ, phòng quản lý doanh nghiệp dân doanh…
Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu ngân sách xã. Xây dựng
cơ sở dữ liệu đối với đối tượng nộp thuế; Rà soát để mở rộng có chọn lọc các doanh
nghiệp có đủ điều kiện đưa vào diện thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp thuế. Thường
xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất, kiến nghị nhà nước sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế…
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra thuế trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thông tin và phân loại doanh nghiệp để
lựa chọn đúng những đối tượng có hành vi gian lận thuế dưới mọi hình thức. Tập trung

thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp, hộ có tình trạng thất thu lớn, các doanh nghiệp
có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và trốn thuế
TNDN. Thanh tra nội bộ phải được thực hiện quyết liệt, coi đây như phương pháp thúc
đẩy quá trình thanh tra các đối tượng nộp thuế.
Tăng cường biện pháp quản lý đối tượng chịu thuế. Phối hợp với các ngành liên
quan, tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký thuế, kê khai thuế, tình hình nộp thuế trên
địa bàn để có những biện pháp kịp thời đôn đốc, xử lý mọi vi phạm pháp luật, đảm bảo
thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh, các khoản thuế nợ đọng vào NSNN...
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thuế. Tăng cường đối thoại, tập huấn
chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế, giải quyết kịp thời vướng mắc trong
quá trình thực hiện pháp luật thuế. Thường xuyên thực hiện thăm dò nhu cầu và tổ chức
các lớp tập huấn miễn phí phổ biến về chính sách thuế cho từng đối tượng, tích cực tuyên
truyền thuế qua phương tiện thông tin đại chúng, báo đài...
- Quản lý con người, phòng chống tiêu cực trong công tác thu NSNN trên địa bàn.
Đầu tư tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với người nộp thuế, khả năng ứng dụng tin học
trong công tác quản lý thuế của cán bộ công chức. Việc sử dụng chế độ luân phiên các cán
bộ thuế cũng rất đáng lưu tâm, không để cho các cán bộ và các đối tượng nộp thuế có thời
gian, điều kiện móc ngoặc nảy sinh tiêu cực…
KẾT LUẬN
Quản lý ngân sách nói chung và quản lý ngân sách xã nói riêng luôn là đề tài được
quan tâm và mang tính thời sự cao. Trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý ngân sách
xã đặc biệt coi trọng khai thác nguồn thu, bố trí chi tiêu hợp lý và từng bước thực hiện cơ

20
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với chính quyền xã. Ngân sách xã phải đảm bảo cho

mọi hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cho sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội để ngân sách xã thực sự là công cụ tài chính điều tiết vĩ mô hoạt động
kinh tế xã hội ở cơ sở.
Căn cứ các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các chế độ
quản lý ngân sách xã hiện hành; Thông qua đề tài đã phân tích thực trạng quản lý ngân
sách xã trên địa bàn xã Lạng Sơn – Anh Sơn – Nghệ An, phân tích những mặt còn tồn tại,
hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã
trên địa bàn, phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của ngân sách xã đối ới chính quyền cơ sở.
Xã Lạng Sơn là một xã nghèo trên địa bàn huyện Anh Sơn, quá trình phát triển
kinh tế xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động một phần đến tiến trình
ổn định và phát triển ngân sách địa phương. Bên cạnh việc đề ra các giải pháp UBND xã
từng bước hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã. Thực hiện đồng bộ, hữu hiệu các
giải pháp cùng với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội sẽ
góp phần chuyển biến công tác quản lý ngân sách xã nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài
chính công hiệu quả và bền vững./.

21
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH KXI ngày 16/12/2002.
2. Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH KXI ngày 26/11/2013.
3. Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
03/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính.
4. Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính.
5. Thông tư số 118/2000/TT-BTC ngày 22/12/2000 quy định quản lý ngân sách xã
và các hoạt động khác ở xã, phường, thị trấn.
6. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước năm 2002.

7. Văn bản, quy định hiện hành về cơ chế chính sách đối với ngân sách cấp xã của
địa phương đang còn hiệu lực.
8. Các văn bản, tài liệu của UBND xã Lạng Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.
9. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách xã Lạng sơn các năm.
10. Các tạp chí Tài chính.
11. www.tapchitaichinh.vn.
12. http:///luatvietnam.vn.
13. http:///tailieuso.edu.vn.
14. Một số tài liệu liên quan khác.

22
Học viên: Nguyễn Văn Tiến – Lớp Trung cấp Luật K1



×