Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tiều luận Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Angimex giai đoạn 2017 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.15 KB, 112 trang )

TÓM TẮT
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình
các chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong suốt quá trình hoạt động, công ty
Angimex đã khẳng định được sức mạnh của mình trên nhiều phương diện về
công tác quản trị, về kinh nghiệm kinh doanh…Đồng thời, công ty cũng đang
từng bước phấn đấu để khắc phục các điểm yếu về công tác marketing và nghiên
cứu, phát triển để có thể nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Bên cạnh đó,
công ty đang có được những cơ hội về nhu cầu và sự quan tâm và hỗ trợ của
Chính phủ…và phải đối đầu với những nguy cơ về tình trạng cạnh tranh và chất
lượng nguyên liệu không đồng đều… Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để công
ty phát huy tốt nhất sức mạnh nội bộ của mình và tận dụng triệt để các cơ hội
đang có để khắc phục các điểm yếu và tránh né các nguy cơ là điều cấp thiết nhất
hiện nay.
Để giúp công ty thực hiện được điều đó, em đã sử dụng công cụ xây dựng
chiến lược để chọn ra các chiến lược khả thi nhất thông qua số điểm hấp dẫn của
từng chiến lược. Các chiến lược được lựa chọn thực hiện bao gồm: (1)Chiến lược
kết hợp dọc về phía sau; (2)chiến lược phát triển sản phẩm; (3)chiến lược thâm
nhập thị trường nội địa; (4)chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu và
(5)chiến lược kết hợp dọc về phía trước (xuất khẩu).
Để thực hiện thành công các chiến lược đã đề xuất và cân đối với nguồn lực
của công ty, em nêu ra một số giải pháp chủ yếu như sau:
- Thành lập thêm một số phòng ban và nâng cao khả năng quản trị theo
hướng phân định rõ trách nhiệm, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu và phát triển,
cho marketing và dành cho các bộ phận một số quyền tự chủ nhất định để phát
huy tính năng động sáng tạo của họ.
- Quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu bằng cách tạo mối quan hệ gắn bó với
nông dân và các thương lái
- Tích cực nghiên cứu ra các sản phẩm mới và các quy trình sản xuất mới
nhằm giảm thời gian sản xuất và hạn chế tỷ lệ phế phẩm..
- Tăng cường chế biến các sản phẩm có giá trị và nghiên cứu sản xuất ra các


loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường như: gạo
chứa các chất khoáng vi lượng, gạo chứa vitamines...
Với các chiến lược và giải pháp đã đề ra, em hy vọng có thể giúp cho công ty
Angimex có được hướng phát triển bền vững trong tương lai và ngày càng vươn
lên là một công ty dẫn đầu ngành.

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC HÌNH

iii


DANH MỤC BẢNG

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ma trận IFE (Internal facors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong
Ma trận IFE ( External facors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài
SWOT ( Strengths - Weaknesses - Opportunities -Threatens): Ma trận điểm

mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ)
QSPM (Quantitative strategic planing matrix): Ma trận hoạch định chiến lược có
thể định lượng.
SBU (Strategic Business Unit): Đơn vị kinh doanh
FAO ( Food and Agiculter Organization): Hiệp hội Lương nông thế giới

v


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Việt Nam gia nhập WTO, đó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng
thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng, đối tác hơn. Tuy nhiên, cũng có những
thách thức không kém. Các doanh nghiệp phải tự đổi mới bản thân đề ra những
chiến sách, sách lược phù hợp với môi trường quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang phát
triển. Các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Do đó,
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề rất cấp thiết.
Chiến lược kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp trên
cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như
về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược,
các chính sách và các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu đó.
Được thành lập ngày 23/07/1976 và cổ phần hóa ngày 01/01/2008, Angimex
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lương thực,
vật tư nông nghiệp, thương mại dịch vụ, … với ngành hàng chủ lực là lúa, gạo.

Hơn 35 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, Angimex rất tự hào đã được các
khách hàng khó tính từ các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, …cũng như
khách hàng trong nước tin tưởng và chấp nhận.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn và khắc nghiệt như
hiện nay, đòi hỏi công ty cần có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, để giúp
công ty Angimex phát triển bền vững, giữ được vị trí cạnh tranh lâu dài trên
thương trường và giữ vững vai trò là một doanh nghiệp tiêu biểu của Tỉnh An
Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung, em quyết định chọn đề tài: “Hoạch
định chiến lược kinh doanh cho công ty Angimex giai đoạn 2017-2020” làm
niên luận năm 3.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1.

Mục tiêu chung

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Angimex từ năm 20172020. Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty Angimex.
-

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Angimex giai đoạn từ

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm


1

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
năm 2017- 2020.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho công ty.
1.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài được thực hiện chủ yếu thông qua việc thu thập các nguồn dữ liệu
thứ cấp, bên cạnh đó cũng có một số dữ liệu sơ cấp, cụ thể như sau:
1.3.1.1.

Dữ liệu thứ cấp

Được cập nhật từ báo cáo tài chính của công ty Angimex nhằm phân tích
môi trường nội bộ của công ty.
Riêng dữ liệu về đối thủ cạnh tranh thì được thu thập từ các Website của
một số Công ty kinh doanh trên địa bàn miền Nam nhằm phân tích các yếu tố
môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty Angimex.
1.3.1.2.


Dữ liệu sơ cấp

Tiến hành phỏng vấn ý kiến chuyên gia. Đồng thời cũng lấy ý kiến của
bản thân em về mức độ quan trọng của các yếu tố trong các ma trận và lựa chọn
các chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của công ty Angimex.
1.3.1.3.

Phương pháp phân tích

1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Angemix
+ Bảng câu hỏi: Thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các yếu
tố môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty Angimex. Các
chuyên gia đánh giá bằng cách cho điểm vào các cột ở bảng câu hỏi.
+ Công cụ ma trận IFE: Tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng trong công ty Angimex.
+ Công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh: Đánh giá khả năng cạnh tranh
của công ty Angimex so với công ty khác.
+ Công cụ ma trận EFE: Đánh giá phản ứng của công ty Angimex đối
với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài bao gồm cả những cơ hội và
nguy cơ.
2. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Angimex từ năm
2017- 2020.
+ Công cụ ma trận SWOT: Dựa vào kết quả phân tích, đưa điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và nguy cơ vào ma trận SWOT. Sau đó, tiến hành kết hợp các
yếu tố đó lại với nhau hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT làm nền
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

2

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như



Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
tảng cho việc lựa chọn chiến lược ưu tiên thực hiện.
+ Công cụ ma trận QSPM: Sử dụng thông tin đầu vào từ ma trận IFE,
EFE, SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược đã đề ra ở ma trận SWOT,
chiến lược nào ưu tiên lựa chọn thực hiện.
+ Bảng câu hỏi: Các chuyên gia cho điểm thông qua bảng câu hỏi đã có
sẵn để xác định số điểm hấp dẫn cho từng chiến lược trong mỗi nhóm chiến lược
SO, ST, WO, WT
3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện các chiến lược đã chọn.
Lấy ý kiến chuyên gia từ bảng câu hỏi có sẵn và kết hợp với phương
pháp phân tích từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện các chiến lược.
1.4.

ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty Angimex.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1.

Giới hạn nội dung nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số yếu tố tác động đến hoạt
động kinh doanh của công ty Angimex.
1.4.2.2.

Giới hạn vùng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại địa bàn miền Nam, đồng thời so sánh với các công
ty khác cùng địa bàn.
1.4.2.3.

Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2013, 2014, 2015.
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ 09/10/2016 đến 20/10/2016.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 08/09/2016 đến 08/11/2016.
1.5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Giúp công ty Angimex phát triển bền vững, giữ được vị trí cạnh tranh lâu dài
trên thương trường và giữ vững vai trò là một doanh nghiệp tiêu biểu của Tỉnh
An Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung là đơn vị tiên phong trong ngành
kinh doanh gạo.

1.7. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

3


SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan về công ty Angimex
Chương 3: Cơ sở lý luận
Chương 4: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Angimex
Chương 5: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Angimex từ năm 20172020
Chương 6: Kết luận – kiến nghị

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

4

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ANGIMEX
2.1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang có tên viết tắt là ANGIMEX, được thành
lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1976 do chủ tịch Trần Tấn Thời ký theo quyết định
số 73/QĐ-76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 1976. Từ những
ngày thành lập với qui mô và phạm vi hoạt động còn rất nhỏ, đến nay Angimex
đã thể hiện được là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh An Giang,
chuyên lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch

vụ, kinh doanh thương mại. Đặc biệt năm 1998 được Bộ Thương Mại cấp giấy
phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã tạo cho Angimex có được những thuận lợi trong
việc duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, song song với việc tăng
cường phát triển đối tác đầu tư, mở rộng hoạt động liên doanh - liên kết với các
công ty nước ngoài.


Thông tin về Công ty:

Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG.
Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT EXPORT COMPANY
Tên viết tắt: ANGIMEX
Giấy chứng nhận kinh doanh số 1600230737 do Sở Kế hoạch và Đầu tư An
Giang cấp
Vốn điều lệ: 182.000.000.000 đồng (Một trăm tám mươi hai tỷ đồng).
Địa chỉ : Số 1, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Số điện thoại: (84.76).3841548
Số fax: (84.76).3843239.
E-mail:
Website: www.angimex.com.vn
Mã cổ phiếu: AGM
 Lịch sử hình thành
Năm 1976:
- Ngày 23 tháng 7, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ76 thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

5


SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
- Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1979:
- Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang,
trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1982:
- Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ
Chí Minh).
Năm 1988:
- Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.
- ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu
trực tiếp.
Năm 1991:
- Góp vốn thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
Năm 1992:
- Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
Năm 1998:
- Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
Năm 2000:
- Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
Năm 2006:
- Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
Năm 2007:
- ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua
hệ thống siêu thị.
Năm 2008:

- ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra
thị trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op.
- Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm.
Năm 2009:

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

6

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
- Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa.
- ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm
Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.
Năm 2010:
- Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”.
- ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại
thị trường An Giang
Năm 2011:
- Khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex Bình
Thành tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Angimex khai trương Trụ sở chính tại số 01 Ngô Gia Tự, TP. Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
- Đại hội đồng cổ đông quyết nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh
doanh lúa giống và sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2012:

- Các đại lý bán gạo Angimex (thông qua hình thức hợp tác giữa Angimex
và các hộ kinh doanh) bắt đầu hoạt động. Kết thúc năm 2012, đạt 80 đại lý
- Khai trương Cửa hàng gạo tại Trụ sở chính của Angimex (số 01 Ngô Gia
Tự, TP. Long Xuyên, An Giang) để hỗ trợ tư vấn đại lý và khách hàng.
- Niêm yết 18,2 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán AGM tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2013:
- Cửa hàng gạo Angimex tại TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động
tại số 137 Trần Bình Trọng, Q.5.
2.2.

LĨNH VỰC – NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Công ty tập trung phát triển 2 lĩnh vực kinh doanh chính: Lương thực và
Thương mại – Dịch vụ.
2.2.1.

Kinh doanh lương thực

Năng lực sản xuất của công ty đạt 250.000 tấn gạo/ năm, hệ thống nhà máy
với tổng sức chứa 70.000 tấn và thiết bị chế biến hiện đại được phân bổ tại các
vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi.

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

7

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như



Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
Sản phẩm bao gồm các loại: Gạo thơm, gạo lứt, gạo nếp, gạo trắng và gạo tấm.
Ngoài ra, Công ty đã phát triển 02 nhãn hàng gạo trong nước là An Gia và
Mục Đồng.
2.2.2.

Kinh doanh xe gắn máy

Công ty đã phát triển được 03 HEAD do Honda Việt Nam ủy nhiệm, 01
trung tâm bảo dưỡng và dịch vụ; 03 cửa hàng chuyên kinh doanh các loại xe gắn
máy , xe đạp điện, phụ tùng chính hiệu Honda, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo
trì và sửa chữa.
2.3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

2.3.1.

Mô hình quản trị

Từ ngày 01/01/2008, công ty chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp
theo hình thức Công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát,
Hội đồng quản trị, Ban điều hành đứng đầu là Tổng giám đốc. Mô hình quản trị
được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các chức năng công việc,
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng giám đốc quản lý, điều hành thông qua
việc phân cấp, phân quyền.
2.3.2.

Cơ cấu bộ máy quản lý


Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự
( Nguồn : website www.angimex.com.vn)

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

8

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex

2.3.3.
1.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An
Giang.
Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ:
+ Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng
quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh và đầu tư.
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng
loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty.
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh

vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được
quyền chào bán theo quy định tại điều lệ của Công ty.
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty.
2.

Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai nhiệm kỳ của đại hội,
đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát nhiệm kỳ 2008 -2012.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:
+ Quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
+ Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, phương án đầu tư, các giải
pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua
cổ phần của doanh nghiệp khác.
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

9

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
+ Bổ nhiêm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giam đốc) và cán bộ
quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của

các cán bộ quản lý đó.
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại
hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.
3.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có các nhiêm vụ sau:
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề
cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần
thiết hoặc theo quyết định của Đại hồi đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông,
nhóm cổ đông theo quy định của Nhà nước.
+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động,
tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và
kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp
của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo
cáo khác của Công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt
động của kinh doanh của Công ty.
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.


Ban giám đốc

Nhiệm vụ của Ban giám đốc
+ Ban giám đốc là những ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của Công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

10

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty,
trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức.
5. Các phòng nghiệp vụ
 Phòng nhân sự hành chánh:
Thực hiện công tác hành chánh, tiếp khách, hội họp, hội nghị khách hàng,
phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ
hồ sơ, tài liệu đúng chế độ qui định. Soạn thảo, triển khai kế hoạch thực hiện quy
chế làm việc lập dự thảo hoạt động của công ty,
Sắp xếp bộ máy, tổ chức danh sách lao động và phân bổ cho công nhân
viên, quản lý, theo dõi đào tạo, chính sách lương, khen thưởng, phúc lợi, bảo
hiểm, chế độ xã hội, đánh giá, tuyển dụng nhân viên, xây dựng văn hóa công ty.
Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích cá nhân, tập thể.



Phòng tài chính - kế toán

Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, lập báo cáo quyết toán do Bộ Tài Chính đề ra. Theo dõi
thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để thất thoát tài sản của công
ty. Tổ chức kiểm kê, cân đối tiền hàng. Nghiên cứu vận dụng các chính sách tài
chính – kế toán, thống kê, đề xuất các biện pháp hạn chế khó khăn, vạch ra các
phương án tổ chức trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Tổ chức thanh toán, quyết toán việc mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu
hồi công nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Lập kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo cho
việc hỗ trợ tích cực kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Theo dõi tình hình kinh doanh và hiệu quả đồng vốn để tham mưu cho Ban
giám đốc và Hội đồng quản trị có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn kinh doanh,
tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Hướng dẫn thực hiên biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và
quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nƣớc quy định.
Chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo về
các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo tình hình tài
chính của Công ty lành mạnh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được liên
tục và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra công ty còn có.
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

11

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như



Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
 Phòng đầu tư:
Đề ra các biện pháp cụ thể theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực máy mócthiết bị, đưa ra các kiến nghị về kỹ thuật – công nghệ; Xác định nguyên nhân hư
hỏng của máy móc, đưa ra các phương pháp khắc phục, sửa chữa, thường xuyên
theo dõi và điều chỉnh công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng nguồn
nguyên liệu nhằm góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng và thu được hiệu quả
sản xuất cao
 Phòng thị trường:
Giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá lúa gạo, kịp thời đề
xuất các biện pháp giải quyết khi có biến động; Đối với lĩnh vực tiêu thụ, giúp
lãnh đạo về các mặt cung cầu, chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm, đưa ra
các chiến lược phù hợp với từng thời điểm để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Đồng
thời với nhiệm vụ tạo mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm duy trì và mở rộng
thị trường trong và ngoài nước.
Nghiên cứu thị trường, làm tham mưu về các mặt, xác định cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu của Công ty, mở rộng, khai thác và theo dõi thị trường, phân tích
và dự đoán thời gian đặt hàng của khách hàng để tiến hành các bước thương
lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng, khách hàng đạt hiệu
quả.
Nghiên cứu và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, kiểm kê
nguồn vốn đầu tư theo từng kỳ, đề xuất các kế hoạch mở rộng qui mô hoạt động
kinh doanh.
 Ngoài ra công ty còn có:
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán các
hợp đồng xuất khẩu, giao nhận và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các xí nghiệp trực thuộc: có chức năng chủ yếu là sản xuất, chịu trách
nhiệm từ khâu thu mua đến khâu thành phẩm.
Các cửa hàng kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng tiêu thụ hàng
hóa trong nước lẫn quốc tế.


GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

12

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt đồng kinh doanh Công ty Angimex từ năm
2013-2015
Chỉ tiêu ( tỷ
đồng)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
2013 - 2014
(%)

Chênh lệch
2014 - 2015
(%)

Tổng giá trị

tài sản

1.018,59

733,82

791,76

-27,96

108

Doanh thu

1.769,99

1.760,52

2.114,04

-0,53

120

Lợi nhuận
trước thuế

40,7

6,111


60,09

-84,99

983

Lợi nhuận
sau thuế

31,99

5,186

47,36

-83,79

913

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán công ty xuất nhập khẩu An Giang ANGIMEX)

Nhìn chung từ năm 2013-2015, ta thấy:
Tổng giá trị tài sản giảm 226,83 tỷ đồng.
Doanh thu tăng 334,05 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng không đều, từ năm 2013-2014 giảm 34,589
tỷ đồng nhưng đến năm 2015 tăng trở lại 54,789 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng không đều, từ năm 2013-2014 giảm 26,804
tỷ đồng nhưng đến năm 2015 tăng trở lại 42,174 tỷ đồng
2.5.


THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN

2.5.1.

Thuận lợi

Công ty là đầu mối xuất nhập khẩu của tỉnh nên có nhiều thuận lợi trong
kinh doanh, giao dịch kí hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
Năm 1998, công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp, nhờ thế công ty chủ động được kế hoạch thu mua, sản xuất và tiêu thụ
hàng xuất khẩu.
Angimex đã trãi qua hơn 35 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo
được mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và các nhà nhập
khẩu nước ngoài, đã có nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bên
cạnh đó, Công ty tận dụng ưu thế về cở sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều
năm qua.
Lợi thế của công ty là mặt hàng gạo chính là mặt hàng tiềm năng và là
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

13

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
chiến lược của cả nước. Hơn nữa tỉnh An Giang là một trong những địa phương
có sản lượng khá cao của Việt Nam, do đó nguồn nguyên liệu cung ứng cho việc
sản xuất xuất khẩu là khá lớn và thường xuyên. Bên cạnh đó, vị trí mặt bằng của
công ty nằm ở trung tâm tỉnh An Giang nên rất gần nguồn vốn cung ứng nguyên

liệu, đây là điều kiện để mở rộng ngành chế biến gạo xuất khẩu.
Ngoài những thuận lợi trên công ty còn co các thuận lợi khác như:
Về chính trị xã hội : Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, Nhà nước có
chính sách đối ngoại và đối nội phù hợp.
Về công nghệ: Công nghệ trên thế giới ngày càng tiên tiến và hiện đại.
Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giao thương hơn
2.5.2.

Khó khăn

Trong cơ chế thị trường nhiều công ty thành lập và có giấy phép kinh
doanh. Vì vậy, sự cạnh tranh của các công ty ngày càng gay gắt nên công ty phải
không ngừng nỗ lực, hoàn thiện sản phẩm của mình ngày một tốt hơn để hoà
nhập vào thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp.
Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu gạo nên hoạt động
mang tính chu kỳ theo mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chính
sách an ninh lương thực của các nước xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo có rủi ro cao, do gạo được xuất khẩu theo qui định riêng của
Nhà nước. Nguyên tắc hàng đầu trong điều hành là an ninh lương thực và hầu
như năm nào cũng có sự thay đổi trong chính sách như: hạn chế, tạm ngưng xuất
khẩu. Sự thay đổi chính sách trong điều hành xuất khẩu lương thực luôn ảnh
hưởng đến giá lương thực trong nước, tồn đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty.
Có nhiều đối thủ cạnh tranh từ phía Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,…Đây là
các nước xuất khẩu lớn trong khu vực, trong khi gạo Việt Nam chưa có thương
hiệu nên số lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị không cao
Sự biến động về gía cả và các vụ thu hoạch làm cho công ty gặp khó khăn
trong việc kí kết hợp đồng.


2.6.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

14

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
2.6.1.

Các mục tiêu chủ yếu

Công ty đặt ra các mục tiêu chủ yếu cho năm 2016 như sau:
- Doanh thu: 2.358,00 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế: 24,80 tỷ đồng
2.6.2.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Angimex tập trung phát triển ổn định, bền vững dựa trên2 ngành hàng trụ
cột là ngành Lương thực và ngành Thương mại- dịch vụ, phát triển các sản phẩm
mới.
Ngành Lương thực:
Gạo xuất khẩu: tiếp tục đóng vai trò chủ lực với định hướng chiến lược
tăng trưởng ổn định, tập trung phát triển thị trường và sản phẩm.
Gạo nội địa: tăng trưởng nhanh , liên tục hàng năm tạo thế đứng bền vững

hơn cho ngành gạo, với chiến lược tăng trưởng tập trung vào sản phẩm và phát
triển hệ thống phân phối; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm gia tăng từ lúa gạo.
Ngành Thương mại – dịch vụ:
Duy trì tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận với định hướng chiến lược
tăng trưởng tập trung vào kinh doanh phụ tùng xe gắn máy, dịch vụ hỗ trợ, phát
triển sản phẩm mới và mở rộng đại bàn kinh doanh.
2.6.3.

Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng công ty

Angimex chú trọng việc cải tiến công nghệ, năng cấp đầu tư mới trang thiết
bị để tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, tất cả các phân xưởng, nhà máy chế biến,
các HEAD, cửa hàng đều được đánh giá tác động môi trường, đảm bảo không
gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

15

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
CHƯƠNG 3: CỞ SỞ LÝ LUẬN
3.1.

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.1.1.


Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên từ trong lĩnh vực quân sự, được sử
dụng để biểu thị nghệ thuật chỉ huy các hoạt động quân sự để giành thắng lợi
trong chiến tranh. Các yếu tố cơ bản của chiến lược là sức mạnh và và các yếu tố
bất ngờ.
Theo chiều dài lịch sử, thuật ngữ chiến lược không chỉ sử dụng trong các
hoạt động quân sự mà được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội ở cả
phạm vi vi mô và vĩ mô. Thuộc phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong nèn
kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường người ta thường gặp thuật ngữ
chiến lược kinh doanh hay chiến lược công ty. Thuật ngữ chiến lược xuất hiện
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đòi hỏi khách quan
của công tác quản trị doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trước
những điều kiện ngày càng phức tạp và khó khăn hơn.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét theo hai chiều:
Truyền thống và hiện đại.
Theo quan điểm truyền thống chiến lược được xem như là tổng thể dài hạn
của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài. Có nhiều học giả đề cập đến chiến
lược, trong đó Afred Chandler, trường đại học Havard cho rằng: Chiến lược là
việc xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các cách thức,
phương thức hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục
tiêu đó. Doanh nghiệp được mô tả dưới dạng lựa chọn những mục đích cho mình,
xác định phương hướng hoạt động để hoàn thành tốt nhất các mục đích đã xác
định cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết. Với cách tiếp cận này có ưu
điểm giúp doanh nghiệp dễ hình dung những công việc cần làm để hoạch định
chiến lược, và cũng cho doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của với tư cách
là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tiếp cận này là doanh
nghiệp có thể lúng túng, bị động trước sự biến động đa dạng và phức tạp của môi
trường kinh doanh hiện đại.
Quan điểm hiện đại về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cho rằng:

Chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh nghiệp dự định hoặc đặt kế
hoạch thực hiện. Tiêu biểu cho quan diểm này là Henry Mintzberg của trường đại
học McGill. Henry Mintzberg đã định nghĩa chiến lược là một mô thức bao gồm
một loạt các quyết định và chương trình hành động. Mô thức đó là sản phẩm kết
hợp giữa chiến lược có chủ định và thực tế tiến hành ngoài dự kiến ban đàu của
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

16

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
nhà hoạch định chiến lược gọi là chiến lược đột biến. Tư tưởng đó được thể hiện
ở hình 3.1.
Chiến lược
dự định

Chiến lược

Chiến lược có căn nhắc

thực hiện

Chiến lược không

Chiến lược

được thực hiện


đột biến

Hình 3.1. Mô hình chiến lược theo quan điểm hiên đại (H.Mintzberg)
Cách tiếp cận hiện đại về chiến lược kinh doanh có ưu điểm là tạo cho
doanh nghiệp có khả năng phản ứng linh hoạt trước những biến đổi của môi
tường kinh doanh, đồng thời cho phép vận dụng mọi khả năng sáng tạo trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của nó là đòi hỏi ở nhà quản trị khả năng
đánh giá được giá trị các chiến lược đột biến. Có nghĩa là chiến lược đột biến có
thể không được lựa chọn do hạn chế về trình độ, khả năng thu thập thông tin của
lãnh đạo doanh nghiệp.
Quan điểm hiện đại đã bổ sung vào vấn đề chiến lược, một phát hiện quan
trọng đó là chiến lược của doanh nghiệp phải mang “tính động” nhằm thích nghi
với môi trường kinh doanh sôi động ngày nay. Thực tế cũng đã chứng minh
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có sự kết hợp giữa dự định và đột biến.
Trên cơ sở kế thừa của hai quan điểm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm sau
đây: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tổng quát, toàn diện và
thống nhất nhằm định hướng và phát triểm nhằm tạo ra thay đổi về chất lượng
bên trong doanh nghiệp. Khái niệm này ngoài sự kế thừa hai quan điểm truyền
thống và hiện đại còn làm rõ vai trò thực sự của chiến lược kinh doanh. Nó
không chỉ giúp cho doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh mà xa hơn nữa
phải làm cho doanh nghiệp phát triển hơn. Chính vì vậy trong thực tiễn người ta
gọi chiến lược kinh doanh là chiến lược sản xuất kinh doanh
3.1.2.

Bản chất của chiến lược kinh doanh

Bản chất của chiến lược kinh doanh được thể hiện ở năm mặt:
- Một là, chiến lược kinh doanh là sự thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích hoàn
cảnh khách quan của mình để tìm ra những cơ hội và thách thức mà hoàn cảnh

khách quan mang dại cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải nghiên cứu những
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

17

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
điều kiện chủ quan của doanh nghiệp để nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu
của mình. Chiến lược kinh doanh vừa phải kết hợp tốt những cơ hội mà điều kiện
khách quan mang lại cho doanh nghiệp, vừa phải có giải pháp khắc phục cho
những thách thức và điểm yếu của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể đưa ra
chiếc lược kinh doanh đúng đắn. Và ngược lại nếu không xác định đúng vị thế
cạnh tranh thì không thể xác lập được chiến lược kinh doanh đúng
- Hai là, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một mô thức kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh là cương lĩnh hoạt động của doanh nghiệp, là
phương thức sử dụng các nguồn lực, là căn cứ để xử lý mọi vấn đề của doanh
nghiệp. Do đó, xét theo khía cạnh này, chiến lược kinh doanh là mô thức kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Ba là, chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị của doanh
nghiệp.
Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị, tinh thần tiến thủ, ý
chí ngoan cường của người lãnh đạo doanh nghiệp, phản ứng về sự đánh giá của
người lãnh đạo về hoàn cảnh khách quan, điều kiện chủ quan của doanh nghiệp.
Nếu quan niệm giá trị của người lãnh đạo khác nhau thì trọng tam chiến lược của
mỗi người họ sẽ khác nhau. Chỉ khi người lãnh đạo đánh giá đúng hoàn cảnh
khách quan và điều kiện chủ quan của doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược
kinh doanh đúng đắn. Nếu không, chiến lược kinh doanh sẽ sai lầm.

- Bốn là, chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo trong quản lí doanh nghiệp.
Sự sáng tạo trong quản lí có nghĩa là doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu
nhất định, sắp xếp, hình thành một hệ thống quản lí mới hữu hiệu, có khả năng
cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt chước doanh nghiệp khác
thì không thể có được sự phát triển và phồn vinh thật sự. Do đó xây dựng chiến
lược kinh doanh phải xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp. Hai doanh
nghiệp ở cùng một khu vực, sản phẩm giống nhau, quy mô giống nhau nhưng
chiến lược kinh doanh không thể hoàn toàn giống nhau vì điều khiện chủ quan
của họ khác nhau. Đồng thời sự sáng tạo về quản lí phải kết hợp chặt chẽ với sự
sáng tạo về chế độ, sáng tạo về tổ chức, sáng tạo về kỹ thuật mới có thể phát huy
tác dụng của chiến lược kinh doanh.
- Năm là, chiến lược kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là quan trọng nhưng thực hiện chiến lược
kinh doanh cũng quan trọng hơn nhiều. Nếu có chiến lược những không thực
hiện thì chiến lược đó trở thành vô nghĩa. Muốn thực hiện chiến lược thì toàn thể
GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

18

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
công nhân viên phải nắm vững chiến lược, phải biết chiến lược đó thành kế
hoạch hàng năm, kế hoạch của từng bộ phận thành hành động của mọi người và
phải có tính khả thi.
3.1.3.

Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược kinh doanh


Bản thân các sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến đổi từ thấp đến cao,
từu chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nhận thức của con người cũng vận động
trong quá trình tiếp cận của chân lý.Chiến lược kinh doanh và vấn đề mang tính
định hướng lâu dài gắn liền với nhiều nguồn lực nhất định và tùy theo những
điều kiện cụ thể. Vì thế việc hoàn thành chiến lược kinh doanh là vấn đề sống
còn là yêu cầu đổi mới gắn liền với quá trình phát triển doanh nghiệp dưới gốc
độ quản trị kinh doanh.
Đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp là sự thay đổi cả môi trường
bên ngoài lẫn môi trường bên trong mà đây là là những yếu tố tác động đến mục
tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với một chiến lược kinh doanh hôm
nay chỉ đúng và tạo ra hiệu quả kinh tế cao trong thời điểm này nhưng trong
tương lai khi các yếu tố ảnh hưỡng có thể thay đổi sẽ tác động tiêu cực đến chiến
lược kinh doanh đã vạch ra trước đó. Do vậy công tác hoàn thiện chiến lược kinh
doanh luôn đặt ra ngay cả trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh cũng
đòi hỏi có bước kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
Tính tất yếu của việc hoàn thiện chiếc lược kinh doanh cũng thể hiện ở
việc đem lại cho đơn vị những thuận lợi sau:
- Giúp cho các tổ chức kinh doanh định ra nhiệm vụ và các mục tiêu trong
thời gian nhất định, từ đó có hướng điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược để thích
nghi với môi trường.
- Giúp cho nhà quản trị kịp thời đưa ra các quyết định nhằm khai thác cơ
hội và ngăn chặc hoặc hạn chế các rủi ro ở môi trường bên ngoài, phát huy điểm
mạnh và giảm thiểu các điểm yếu trong môi trường nội bộ.
- Việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh cũng giúp cho các doanh nghiệp
đạt hiệu quả cao hơn.
Môi trường hoạt động ngày càng phức tạp, các yếu tố bên ngoài lẫn bên
trong thay đổi nhanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, thì công tác hoàn thiện chiến lược kinh doanh là điều tất yếu. Điều
này càng thực sự bức thiết đối với nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp
đang trong quá trình hình thành và phát triển, các ngành nhạy cảm dễ bị tác động

bởi môi trường kinh doanh.

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

19

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như


Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Angimex
3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP
3.2.1.

Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh

Hoạch định có nghĩa là phác thảo, phác họa, ấn định. Qúa trình quản trị
doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng chính: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát. Hoạch định là một chức năng quan trọng đóng vai trò nền tảng. Xem
xét dưới góc độ này, hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy, và ý chí
của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và các biện pháp để đạt được
mục tiêu, nó cho phép hình thành và thực hiện các quyết định , không phải là một
hành động tức thời mà là một quá trình liên tục.
Hoạch định chiến lược là tiến trình đặt ra những đường lối và chính sách
cho phép doanh nghiệp giữ vững, thay đổi hoặc cải thiện vị thế cạnh tranh của
mình trên thị trường sau một thời gian dài nhất định, nó là quá trình xây dựng
nhiệm vụ kinh doanh , điều tra nghiên cứu để phát hiện những khó khăn, thuận
lợi bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, đề ra các mục
tiêu chiến lược, xây dựng và lựa chọn một chiến lược kinh doanh tối ưu.
Như vậy, hoạch định chiến lược là quá trình chủ yếu tập trung, làm rõ mục

tiêu của doanh nghiệp trong tương lai và lựa chọn các phương thức tốt nhất để
đạt được mục tiêu cho phép của doanh nghiệp. Quá trình đó mang tính hệ thống
cao, gồm các khâu và các nội dung xem xét trong mối quan hệ lại với nhau; là
giai đoạn khởi đầu của quá trình hoạch định trong doanh nghiệp, trên nền tảng đó
doanh nghiệp mới tiến hành hoạch định các nội dung như: Chính sách, thủ tục,
quy tắc, kế hoạch, chương trình hành động. Hoạch định chiến lược diễn ra liên
tục; trong đó, các giai đoạn có tác động qua lại với nhau tạo thành một chu kỳ
chiến lược.
3.2.2.

Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh

Các nhà nghiên cứu thường đề cập đến lợi ích của công tác quản trị chiến
lược gắn liền với vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trên cở sở các
công trình nghiên cứu khác nhau và xuất phát từ bản chất của hoạch định chiến
lược kinh doanh, có thể nhìn nhận vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh
chủ yếu sau:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phác thảo được
chiến lược để đạt được lợi thế cơ bản trong kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của
quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh chính là chiến lược kinh doanh.
Chính nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị
một cách hiệu suất hơn, tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu quả

GVHD: ThS.Nguyễn Kim Thắm

20

SVTH: Đào Thi Huỳnh Như



×