Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận Phân tích thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.92 KB, 37 trang )

MỤC LỤC


Chương 1.ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH QUẢNG NINH.
1.1 Vị trí địa lý
1.1.1. Lãnh thổ
1.1.1.1 Giới hạn

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm
chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh
Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp.
1.1.1.2 Tọa độ địa lý
Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ
độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam
khoảng 102 km[4]. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh
Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố
Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
1.1.2. Kinh tế - Chính trị
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm
mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế , Trung tâm thương mại
Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước
trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
đứng thứ 7 ở Việt Nam
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã
chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu
cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát


triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn
hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài
Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch
văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc
Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có
hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra
nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu
quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các
nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong
khu vực.
2


1.1.3.

Giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường
thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.
* Đường bộ:
- Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III,
còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa;
- Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154
km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa.
- Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối
lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%.
- Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt
24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1,706 km, chiếm 76%.
Bến, tuyến vận tải khách

- Bến xe khách: toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp;
- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và
liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
* Đường thuỷ nội địa:
- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;
- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa.
* Đường biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống
luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu
là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối
hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ.
- Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy
hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn,
có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container.

3


Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung
Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý,
độ sâu –75 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.
Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có
chiều dài 300m, độ sâu –9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu – 16 m và khu vực đậu
tàu rộng lớn.
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu – 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.
* Đường sắt
- Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay
đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ
thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

* Các cảng hàng không
- Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến
nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần
Châu phục vụ du lịch.
1.1.4. Giao lưu trao đổi :
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là
vùng Hà Nội đã xác định vai trò quan trọng của Quảng Ninh với tư cách là một cực
của tam giác tăng trưởng dịch vụ - du lịch: Hà Nội – Hải Phòng-Quảng Ninh. Vị trí
này cũng được khẳng định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và dự thảo
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Trong chiến lược hợp tác du lịch khu vực, Quảng Ninh cũng đã được xác định là
một “mắt xích” quan trọng trong các chương trình hợp tác về du lịch giữa Trung Quốc với
ASEAN, cụ thể là chương trình “Hai hành lang – Một vành đai”, Chương trình phát triển
du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng GMS, v.v.
2
2
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 12.000 km , bao gồm 6.000 km đất liền
2
và 6.000 km mặt biển với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ., 80% diện tích đất của tỉnh là
đất đồi núi. Có hai khu vực miền núi chính, một ở phía đông tiếp nối với Trung Quốc
và khu vực còn lại ở phía Tây. Dân số tỉnh phần lớn tập trung ở khu
4


vực miền núi và đồng bằng ven biển. Con số hơn 2.000 hòn đảo của tỉnh chiếm
hơn hai phần ba số đảo trên toàn quốc, bao gồm những hòn đảo có diện tích rất rộng
như đảo Cái Bầu và đảo Bản Sen và cả những đảo đá có diện tích nhỏ hơn, trên một số
đảo có hang động. Tỉnh Quảng Ninh có hai huyện đảo là huyện đảo Vân Đồn và huyện
đảo Cô Tô và rất nhiều đảo tập trung ở Vịnh Hạ Long và khu vực Vịnh Bái Tử Long.

Toàn tỉnh có 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha cửa sông và vịnh, tạo nên rất nhiều khu
bãi cát trắng phục vụ du lịch như khu vực Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu và Ngọc
Vừng.
Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.
Tỉnh cũng được kết nối với 4 cảng biển quốc tế: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai và
Vạn Gia. Về khu vực kinh tế cửa khẩu, tỉnh có 3 khu gồm: Móng Cái, Hoành Mô,
Bắc Phong Sinh và Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) Vân Đồn. Toàn tỉnh có 4 thành phố:
Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và 1 thị xã: Quảng Yên. Tỉnh cũng kết nối
trong nước với Hải Phòng (cách trung tâm Hải Phòng 70 km), thành phố lớn thứ ba
trên toàn quốc.
1.1.5. Du Lịch
1.1.5.1 Thắng cảnh


Vịnh Hạ Long một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới (N7W), di sản thiên
nhiên thế giới, có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo. Trong đó khu di sản thế giới được
UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn
hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi
tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp
dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực
phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.



Vịnh Bái Tử Long nằm liền với vịnh Hạ Long ở phía bắc với nhiều đảo đá trải
dài ven biển. Một vẻ đẹp hoang sơ cùng với các bãi tắm tại các đảo như Quan Lạn,
Minh Châu, Ngọc Vừng...(Vân Đồn). Phục vụ các du khách thích khám phá tận hưởng
vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên.




Hàng chục bãi tắm bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo
Tuần Châu được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu
cầu của du khách.



Đảo Cô Tô (phía đông bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc
Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại phía
bắc.
1.1.5.2. Di tích lịch sử

5




Bãi cọc Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên, khu vực tiếp giáp với thành phố
Hải Phòng.



Thương cảng Vân Đồn với trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông của
tường Trần Khánh Dư. Nay thuộc khu vực đảo Quan Lạn và Minh Châu, huyện Vân
Đồn.



Khu quần thể di tích lăng các vua Trần, nơi ở của tổ tiên Vương triều Trần
trước khi di cư xuống vùng Thái Bình, Thiên Trường thuộc địa phận thị xã Đông

Triều.



Núi Yên Tử, nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm do phật hoàng Trần Nhân Tông
sáng lập thuộc địa phận thành phố Uông Bí. Hiện nayQuần thể di tích danh thắng Yên
Tử thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh đang được lập hồ sơ đề nghị công nhận di
sản thế giới.



Ngoài ra cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều
lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng như miếu Tiên Công, đình
phong Cốc (TX Quảng Yên),đền Cửa Ông (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Móng Cái), chùa
Long Tiên (TP Hạ Long), Đệ tứ chiến khu Đông Triều, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn). Đây là những điểm thu hút khách thập
phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

1.2.
1.2.1.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1.1. Địa hình:
a.Đặc điểm hình thái địa hình:
Dạng địa hình
1.Núi và cao nguyên

Phân tích
- Chiếm 80% tổng diện tích tự
nhiên.

- Độ cao từ 1000m trở lên so với
mực nước biển.
- Với 80% là địa hình đồi núi, tập
trung đa dạng hệ sinh thái, động thực
vật phong phú. Địa hình này rất có ý
nghĩa trong phát triển du lịch đặc biệt là
loại hình du lịch mạo hiểm, khám phả
thiên nhiên.
- Các ngọn núi phát triển du lịch
tiêu biểu ở Quảng Ninh: Đỉnh thiên Yên
Tử là ngọn núi cao 1068m so với mực
6


nước biển, với hệ thống động thực vật
phong phú và đa dạng. Được Nhà nước
công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Phía Đông Yên Tử thuộc tỉnh Quảng
Ninh, hiện còn lưu giữ hệ thống các di
tích lịch sử quý giá gắn liền với sự ra
đời, hình thành, và phát triển của Thiền
Phái Trúc Lâm Yên Tử…
2. Đồi (trung du) và Đồng
Bằng

-Chiếm khoảng 20% so với tổng
diện tích tự nhiên.
-Vùng trung du và đồng bằng ven
biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh

đồng từ các chân núi thấp dần xuống
các triền sông và bờ biển. Đó là vùng
Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng,
nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một
phần Móng Cái. ở các cửa sông, các
vùng bồi lắng phù sa tạo nên những
cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng
nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà
Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên
Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà,
nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và
bị chia cắt nhưng vùng trung du và
đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông
nghiệp và giao thông nên đang là những
vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
- Các thành phố của tỉnh có ý
nghĩa đối với phát triển du lịch như: TP
Uông Bí, TP Cẩm Phả…

b.Các dạng địa hình đặc biệt:
Dạng địa hình
1.Ven Biển

Phân tích
-Tổng chiều dài đường bờ biển và
các đảo là 250km.
-Có hơn 2000 hòn đảo chiếm hơn
2/3 số đảo của cả nước và có 2 huyện
đảo lớn phát triển du lịch là Vân Đồn và
7



Cô Tô.
-Bãi biển: Có chiều rộng từ 15km
điển hình là bãi biển Trà Cổ - Móng Cái,
cũng có những bãi có chiền rộng từ 8km
trở xuống như: Tuần Châu, Ti Tốp, Bãi
Cháy, Vàn Chảy – Cô Tô, Hồng Vân –
Cô Tô, Bãi Dài – Vân Đồn, Quan Lạn –
Vân Đồn.
- Hầu hết các bãi biển ở Quảng
Ninh có thể tắm suốt năm, nhưng khai
thác thích hợp nhất là vào mùa hè.
2.Karst

- Chiếm tỉ lệ nhỏ so với diện tích
tự nhiên của tỉnh.
- Dạng karst chủ yếu: Karst ngập
nước.
- Vịnh Hạ Long- một vùng biển
đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven
biển vùng Đông - Bắc Việt Nam,
cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía
Đông, là một phần trong hệ thống tài
nguyên biển đảo của tỉnh Quảng
2
Ninh, có tổng diện tích 1.553km ,
gồm 1.969 hòn đảo các loại.
- Vịnh Bái Tử Long bao gồm một
vùng biển của thành phố Hạ Long, thành

phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn.
Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía
Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền
với thành phố Cẩm Phả và phía đông
bắc giáp huyện đảo Cô Tô. Vịnh Bái Tử
Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn
nhỏ và trong đó có nhiều đảo lớn và có
dân sinh sống…

8


1.2.1.2 Khí Hậu:
Đặc điểm chung của khí hậu: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh
miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở
huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh,
tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành
hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn
định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa
mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.
Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và
kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu
tháng 10.
Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu

từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô
và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng
4 và tháng 10).
Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1)
thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12 0C và thấp
hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,10C.
I
Nhiệt
độ (oC) 16,7
Lượng
mưa
(mm)

21

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

17,5

20,1

23,7

27,1

28,6

28,8

28,2

27,1

24,7

21,3

18,0


23,5

24

44

96

193

272

292

362

233

115

27

17

1696

9



Độ ẩm
(%)

79,4 82,6

85,8

85,9

83,2

83,4

83,6 85,8

83,1

79,0

75,8 75,3

81,9

Kết luận: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa phân hóa rõ rệt theo mùa. Mùa lạnh bắt
đầu từ tháng 11 – tháng 4 năm sau thích hợp cho khách quốc tế đến đây du lịch và
nghỉ dưỡng. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 – 10 thích hợp cho khách du lịch nội địa.
1.2.1.3.

Nguồn Nước:
Nguồn Nước

Sông

Phân Tích
-Quảng Ninh có đến 30 sông,
suối dài trên 10 km nhưng phần
nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực
thông thường không quá 300 km2,
trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu
sông Thái Bình, sông Ka Long, sông
Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Ngoài 4
sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11
sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 –
35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ
hơn 300 km2, chúng được phân bố
dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng
Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà,
sông Đồng Cái Xương, sông Hà
Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông
Dương, sông Diễn Vọng, sông Man,
sông Trới, sông Míp.
Tất cả các sông suối ở Quảng
Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu
lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa
các mùa. Mùa đông, các sông cạn
nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng
mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng
cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô
1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s,
chênh nhau 1.000 lần.


Hồ

-Mạng lưới hồ của tỉnh tương
đối ít, chủ yếu là các hồ nhân tạo
dùng để chứa nước sinh hoạt.
10


-Chỉ có hồ Yên Trung nằm gần
khu danh thắng – di tích Yên Tử có
giá trị trong du lịch.
Nước Khoáng

-Nước khoáng của tỉnh chủ yếu
là nguồn nước khoáng thiên nhiên,
được lấy từ mạch nước ngầm có độ
sâu khoảng 140m.
-Có hai thương hiệu nước
khoáng nổi tiếng của tỉnh là: Quang
Hạnh và Suối Mơ
-Nguồn nước khoáng này rất có
giá trị với sức khỏe, giúp giải khát,
lợi tiểu, bổ sung I - Ốt giúp phòng
ngừa bệnh bướu cổ, điều hòa chức
năng tiêu hóa.

1.2.1.4. Sinh Vât:
- Đặc điểm chung về hệ sinh thái:
Gồm có hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và
ven bờ (gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển).

Đối với hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, các nhà khoa học đã
thống kê được trên các đảo ở Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát Bà có 507 loài, 351
chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao, trong đó có 486 loài mộc lan, 17 loài dương xỉ và
20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật đã thống kê được 66 loài lưỡng cư và bò
sát, 77 loài chim và 22 loài thú. Đặc biệt, các nhà khoa học Pháp (thời người Pháp còn
chiếm đóng vùng than Quảng Ninh) và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
đã phát hiện được 17 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Hạ Long như nhài Hạ Long, sung
Hạ Long, khổ cừ Đại Nhung, tuế Hạ Long…
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long còn có đặc trưng
bởi các kiểu rừng trên núi đá vôi. Các kiểu thảm thực vật và rừng này được chia làm 4
loại chính, mỗi loại có đặc thù riêng, gồm rừng ẩm mưa mùa trên núi đá, dạng cây bụi
trên nền khô núi đá, rừng ngập mặn và thực vật ở hang động núi đá.
Đối với hệ sinh thái biển và ven bờ (gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái
biển), các nhà khoa học đã thống kê được tại Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát Bà
có 571 loài động vật đáy, 419 loài sinh vật phù du, 181 loài san hô, 156 loài cá, 139
loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 19 loài thực vật ngập mặn.
11


Đối với hệ sinh thái đất ướt, căn cứ theo đặc trưng môi trường sống của các loài,
các nhà khoa học phân chia hệ sinh thái đất ướt ở Hạ Long gồm 6 dạng sinh thái cơ
bản: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái bãi triều rạn
đá quanh các đảo, hệ sinh thái bãi triều cát ven đảo, hệ sinh thái vùng triều thấp đáy
mềm cửa sông, hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái tùng, áng. Đối với hệ sinh thái
biển gồm có thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự do.
-Hệ thống các VQG, khu DTSQ:
+ Vườn quốc gia Bái Tử Long: thành lập 2001, diện tích 15.783 ha thuộc tỉnh
Quảng Ninh. Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ sinh thái biển với diện tích mặt
biển chiếm 2/3 diện tích vườn quốc gia và là nơi lưu giữ nhiều mẫu gen động thực vật
quý hiếm nhiều loài được ghi vào sách đỏ. Theo khảo sát Vườn Quốc gia có trên 178

loài thực vật thuỷ sinh 119 loài cá, 132 loài động vật không xương sống, 106 loài san
hô trú ngụ, sinh trưởng tại vùng biển, bãi triều, vụng áng và hàng chục loài chim săn
mồi đặc hữu như: diều hâu Miến Điện, chim ưng Nhật Bản, diều hâu đen, chích chòe
lửa, bìm bịp lớn, đớp ruồi Hải Nam... Cấu tạo địa chất của Vườn quốc gia Bái Tử
Long bao gồm những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá như: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà
Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng
Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ, có những dãy núi đá vôi vây quanh
những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong
phú của nhiều loại động thực vật khác nhau.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng: thành lập năm 2003, diện
tích 14.851 ha, thuộc tỉnh Quảng Ninh.

12


1.2.2.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN:
1.2.2.1 . Di sản văn hóa thế giới – di tích văn hóa lịch sử:

a.Di sản văn hóa thế giới

Tên di sản: Vịnh Hạ Long
Năm công nhận: 1994
Giá trị: Vịnh có tổng diện tích 1553
km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung
ở hai vùng chính là vùng phía đông nam
vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam
vịnh Hạ Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi
đảo mang một hình dáng khác nhau hết

sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn
Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm,
hòn Trống Mái, hòn Lư Hương...
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh
quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm
của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng
bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông
Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và
vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ
Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành kinh tế du lịch với loại
hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du
khách có thể tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm
cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn
khám phá rặng san hô, câu cá giải trí.
Hiện nay, khách đến vịnh Hạ Long chủ
yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và
bơi thuyền.

b.Di tích văn hóa lịch sử

Với gần 626 di tích các loại được
kiểm kê, có 125 di tích được xếp hạng,
trong đó có 64 di tích xếp hạng quốc gia
và 61 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Mật độ di tích: 0,1/km2.

13



1.2.2.2. Lễ hội
Tổng số lễ hội: Quảng Ninh có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian truyền thống mang
đặc trưng văn hóa Việt Nam. Điển hình là lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ
hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội chùa Long Tiên, lễ hội
đình Quan Lạn, lễ hội đình Trà Cổ…Bên cạnh đó còn có những lễ hội của các dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Bảng lịch diễn ra lễ hội trong năm:
TT

Tên lễ hội

Địa điểm

Thời gian (âm
lịch)
Diễn ra ở
Hàng năm
vùng núi
được tổ chức
Yên Tử
bắt đầu từ ngày
thuộc xã
10 tháng giêng
Thượng Yên và kéo dài hết
Công, TP
tháng 3 (âm
Uông Bí.
lịch).


1.

Lễ hôi Yên Tử

2.

Lễ hội Bạch Đằng

Diễn ra tại
xã Yên
Giang, TX
Quảng Yên.

Được tổ chức
vào ngày mùng
8 tháng 3 (âm
lịch) hàng
năm, có năm
kéo dài tới 4
ngày đêm.

3.

Lễ hội Thập Cửu
Tiên Ông

Hàng năm dân
làng mở hội
vào ngày 7

tháng giêng
(âm lịch).

4.

Lễ hội chùa Long
Thiên.

Diễn ra ở
đền Thập
Cửu Tiên
Công, thuộc
xã Cẩm La,
đảo Hà
Nam, TX
Quảng Yên.
Diễn ra tại
chùa Long
Tiên dưới
chân núi Bài
14

Chính hội vào
ngày 24 tháng
3 âm lịch hàng
năm.

Nội dung
Tưởng nhớ về
cuộc đời của

phật hoàng
Trần Nhân
Tông.
Gồm 2 phần:
phần lễ và
phần hội.
Phần lễ: Dâng
hương tại đền
thờ Trần Hưng
Đạo, giống như
lễ hội của
người dân trên
song nước.
Phần hội: diễn
ra các trò chơi
dân gian.
Lễ hội tổ chức
để tưởng nhớ
các vị Tiên
Ông, Những
người đầu tiên
có công khai
hoang, lấn
biển.
Lễ hội tổ chức
không chỉ dành
riêng cho các
tỉnh đồ đạo



Thơ, thành
phố Hạ
Long.

5.

Lễ hội đền Cửa
Ông

6.

Lễ hội Quan Lạn

7.

Lễ hội Trà Cổ

Phật, mà cho
tất cả mọi
người đến ngôi
chùa lớn nhất
Tp Hạ Long
vào dịp Xuân,
để cầu cho mọi
điều hạnh
phúc.
Diễn ra tại
Được tổ chức Lê hôi tưởng
đền Cửa
từ ngày mùng

niệm công ơn
Ông,
hai tháng giêng tướng Trần
phường Cửa cho đến hết
Quốc Tảng và
Ông, TP
tháng 3 (âm
các binh sĩ.
Cẩm Phả.
lịch).
Diễn ra ở
Được tổ chức
Lễ hội Quan
bến Đình
vào ngày 18
Lạn vừa kỷ
thuộc xã
tháng 6 (âm
niệm chiến
Quan Lạn,
lịch) hàng năm thắng giặc
huyện Vân
nhưng lễ hội
Nguyên Mông
Đồn.
kéo dài từ ngày năm 1288 và
10 đến hết
chiến công của
ngày 20 tháng Trần Khánh
6.

Dư, một danh
tướng của nhà
Trần vừa là
ngày hội cầu
được mùa của
cư dân vùng
biển.
Diễn ra tại
Được tổ chức Lễ hội tưởng
làng Trà Cổ, bắt đầu từ ngày nhớ đến công
TP Móng
30 tháng 5 đến ơn của Thành
Cái.
ngày mùng 6
Hoàng làng và
tháng 6 (âm
cầu mong trời
lịch) hàng
đất thần linh
năm. Được tổ mang lại
chức bắt đầu từ những điều tốt
ngày 30 tháng lành cho dân
5 đến ngày
làng. Lễ hội
mùng 6 tháng
tưởng nhớ đến
6 (âm lịch)
công ơn của
hàng năm.
Thành Hoàng

làng và cầu
mong trời đất
thần linh mang
lại những điều
tốt lành cho
15


dân làng.
- Thời gian diễn ra lễ hội chủ yếu là tháng giêng(âm lịch) đến tháng 6, không
gian diễn ra lễ hội là các thành phố của tỉnh cũng như là thị xã Quảng Yên và huyện
Vân Đồn. Các lễ hội chỉ mang tính chất địa phương, nên khả năng đón khách và kinh
doanh du lịch chưa được khai thác triệt để, các công ty du lịch chưa khai thác, cũng
như đưa khách du lịch đến các lễ hội của tỉnh nhiều.
1.2.2.3. Dân Tộc:
Dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 người với 22 thành phần dân tộc, trong
đó: 21 thành phần dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của
tỉnh), trong đó:
- Dân tộc đa số (dân tộc Kinh) có 1.001.103 người, chiếm 87,47% dân số toàn
tỉnh;
- Dân tộc thiểu số (21 thành phần dân tộc còn lại trong tỉnh) có 143.278 người,
chiếm 12.53% dân số toàn tỉnh. Trong 21 thành phần dân tộc thiểu số tỉnh Quảng
Ninh, có 05 thành phần dân tộc sống tập trung thành cộng đồng làng bản, gồm:
+ Dân tộc Dao 68.540 người, chiếm 47,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Tày: 29.849 người, chiếm 20,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Sán Dìu: 20.899 người, chiếm 14.60% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chỉ): 16.107 người, chiếm 11.20%
dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Dân tộc Hoa: 5.503 người, chiếm 3,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;
+ Còn lại là các thành phần dân tộc thiểu số khác như: Nùng, Mường, Thái, Khơme,

Hmông, Thổ, Giáy…chiếm 1,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Những phong tục tập quán của người dân tộc luôn gắn liền với đời sống của
họ hàng trăm năm hình thành nên một nền văn học dân gian riêng của họ, ngoài một
số truyện kể theo lối tiểu thuyết thì có lối kể truyện theo thể thất ngôn trường thiên,
một loại thơ rất thích hợp với lối kể lể, tự sự của đồng bào như "Suồng Cổ" của người
Sán Chỉ...
Ngoài thơ ca, múa và nhạc cụ cũng góp một phần không nhỏ trong kho tàng
văn học nghệ thuật dân gian, các điệu múa phong phú hấp dẫn như "múa chuông".
"múa trống" của người Dao, "múa gậy" của dân tộc Sán Dìu; múa Chim gâu", "Xúc
tép" của người sán Chỉ... Nhạc cụ có "đàn tính" của dân tộc Tày; "tù và" bằng sừng
trâu, sáo "sôna" bằng vỏ ốc của người Sán Dìu; " Hiện nay, những giá trị văn hoá
truyền thống này còn hiện diện trong các tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Mỗi loại hình
văn hoá đều mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc, nó thể hiện rõ nhu cầu và bản sắc

16


lối sống của họ. Ðây là một tiềm năng dồi dào để phát triển văn hoá và du lịch ở
Quảng Ninh.

17


1.2.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác:
- Các làng nghề:
1. Làng nghề gốm Đông Triều, phường Mạo Khê, TX Đông Triều. Đây là làng
nghề nổi tiếng nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hầu hết các tour khách du lịch khi
tham quan các làng nghề gốm đều chọn nơi đây làm nơi mua sắm và tham quan.
2.Làng nghề nuôi cấy ngọc trai, nằm ở huyện Vân Đồn, cách TP Hạ Long
khoảng 60 km, đây là nơi nuôi cấy ngọc trai đầu tiên ở Đông Bắc Việt Nam. Khả năng

thu hút khách du lịch đến đây mua sắm và tham quan khá cao.
-Các đặc sản địa phương:
1.Miến Dong Bình Liêu: miến dong được xem là đặc sản của người riêng dân
Bình Liêu, sợi miến được làm hoàn toàn từ củ dong riềng, một loại cây được trồng trên
những thửa ruộng bậc thang tại Bình Liêu từ tháng 03-11 hàng năm. Trước đây, bà con
Bình Liêu chỉ sản xuất miến thủ công và phục vụ cho những bữa ăn gia đình. Chỉ vài
năm gần đây, miến dong mới được sản xuất số lượng lớn, đóng gói đẹp mắt để bán ra
thị trường, cung cấp thêm một dòng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, thơm ngon lại bổ
dưỡng cho người dân trong và ngoài nước. Miến dong có sự khác biệt rõ rệt so với
những loại miến khác, xuất phát từ sự khác biệt về nguyên liệu và cách sản xuất. Sợi
miến mềm mịn, trắng trong hấp dẫn, nhưng vẫn giữ được độ dai giòn và không bị bết
dính sau khi nấu. Đặc biệt, sợi miến thơm ngon khi nấu lên vẫn giữ được hương vị đặc
trưng của củ dong riềng dù đã nấu chín, mang đến hương vị riêng hấp dẫn và thu hút,
dễ gây nghiện cho những ai có dịp nếm thử. Đặc biệt miến dong lại có hàm lượng dinh
dưỡng cao, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa chứng béo phì, là thực phẩm lý tưởng cho
người ăn chay và bị bệnh tiểu đường.
2.Tôm khô bốc nõn: Tôm khô bóc nõn từ lâu đã là món đặc sản Hạ Long rất
nổi tiếng, được nhiều du khách tìm kiếm để thưởng thức khi có dịp đặt chân đến đây.
Món đặc sản này được chế biến từ loại tôm sắt, sở dĩ phải bóc vỏ trước khi phơi khô
bởi vì vỏ của nó rất cứng. Tuy nhiên đây là món ăn đậm đà với mùi vị đặc trưng khó
quên, không ít người con đất Hạ Long khi xa quê vẫn thường tưởng nhớ về hương vị
món tôm khô bóc nõn giản dị này. Tôm khô bóc nõn phải được chế biến từ những mẻ
tôm tươi vừa được ngư dân đánh bắt; sau khi tôm được đồ lên sẽ được bóc vỏ và lập
tức phơi hoặc sấy khô rồi đem bán.
3.Rươi Đông Triều: Rươi là loại côn trùng đặc biệt, những ngày thường rươi
trú ở những chiếc hang ở sâu dưới mặt đất hàng mét, dài độ 60 mm -70 mm. Đến độ
đông về là lúc những con rươi vào độ sung mãn nhất sẽ trồi lên mặt nước, người ngư
dân dễ dàng săm lưới bắt rươi, hoặc là lấy vợt hớt. Các món ăn chế biến từ rươi đều là
món ăn thơm ngon đặc biệt, đặc biệt ngon nhất phải kẻ đến món chả rươi. Món chả
rươi quyện thơm ngạt mũi với vị ngon đậm đà; canh rươi có vị ngọt, sần sật; trong khi

rươi kho với lá gấc tươi vừa ngậy ngậy, mềm mềm. Ngoài những món ăn thông
18


thường nêu trên, rươi còn được làm mắm và là món ăn yêu thích của người dân Đông
Triều.
4.Bánh Cuốn Chả Mực: Đây là một món ăn phổ biến đối với người dân địa
phương, nhưng đã làm xiêu lòng không biết bao nhiêu du khách đã có dịp nếm qua.
Bánh cuốn là món ăn quen thuộc, cũng là những chiếc bánh tráng mỏng tang, được
cuốn thịt bằm, nấm, mộc nhĩ bên trong, thêm chút hương thơm của ruốc, hành phi, rau
mùi… Nhưng bánh cuốn Hạ Long sẽ được ăn kèm thêm miếng chả mực đặc sản vừa
chiên cũng đang nóng hổi vàng rộ. Sự kết hợp tuyệt vời của bánh cuốn đã quen thuộc
với chả mực Hạ Long làm nên một món ăn hương vị biển rất hấp dẫn.
-Các món ăn dân tộc:
1.Bánh Tài Lồng Ếp: Bánh tài lồng ếp được xem như một đặc sản của người
Sán Dìu sinh sống tại Quảng Ninh. Tuy món bánh có vẻ bề ngoài khá đơn giản, nhưng
khâu chế biến lại rất cầu kỳ. Nguyên liệu làm bánh gồm có bột nếp nấu cùng đường
phèn hoặc mật mía theo tỷ lệ cứ một ký bột sẽ dùng nửa ký đường. Đường phèn được
nấu chảy với một ít nước gừng giã dập rồi nhào bột với nước đường gừng vừa nấu.
Công đoạn khó khăn và mất nhiều thời gian nhất là nhào bột, bột phải được nhào kỹ
đến khi dẻo quánh, không còn dính tay. Sau đó dàn phần bột bánh lên một lớp lá
chuối, rắc thêm lạc và vừng rang giã nhuyễn lên mặt bánh và thêm một lớp lá chuối
khác, sau đó là phần hấp bánh. Bánh hấp tốn từ 6 tiếng đến 8 tiếng nếu là bánh mỏng,
và khoảng 12 tiếng với bánh dày. Khi bánh chín sẽ có hương thơm thoang thoảng của
gừng và mùi ngọt lịm hấp dẫn của đường phèn. Bánh thường có màu vàng nâu, với
một lớp lạc và vừng trên bề mặt trông vô cùng hấp dẫn và ngon mắt. Bánh tài lồng ệp
không chỉ là món ăn vặt phổ biến của người dân Hạ Long, mà còn là vật phẩm cho
những dịp cúng kiến trong năm. Bánh được bày bán quanh năm và là món ăn nổi tiếng
được nhiều du khách tìm kiếm để thưởng thức.


19


1.3. Cơ sở hạ tầng:
1.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông:
Đường bộ

Đường Sắt

Đường Sông

Đường biển

- Tổng chiều dài đường bộ là 3769 km.
- Mật độ đường là 0,62 km/km2
- Các tuyến chính:
Hiện có 5 tuyến quốc lộ chính với tuyến có lưu lượng xe cộ lớn nhất là
tuyến thành phố Hà Nội đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 160 km),
thành phố Hải Phòng đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 70 km) và
thành phố Móng Cái đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 170 km). Do
tình trạng đường xuống cấp, tốc độ giao thông trung bình thường chỉ
đạt 50km/h, khiến cho việc giao thông đi lại tốn nhiều thời gian hơn dù
chỉ trên một đoạn đường ngắn.
Đó là một trong những tuyến đường giao thong huyết mạch của tỉnh
nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế cũng như tạo điều kiện thuận
lợi trong việc đi lại của khách du lịch.
-Tổng chiều dài đường sắt là 65 km.
-Mật độ đường là 0,01 km/km2.
- Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long
(hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và

1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.
-Tổng chiều dài đường sông là 642km.
-Mật độ đường là 0,1 km/km2.
- Các tuyến đường sông chính: như hạ lưu sông Thái Bình, sông Cầm,
sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ.
-Các cảng biển chính, cụm cảng: Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến)
Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng
biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp
hàng container.
Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và
Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài
luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu -75m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra
vào an toàn.
Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả.
Cảng có chiều dài 300m, độ sâu -9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận
tiện.
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu -16m và khu
vực đậu tàu rộng lớn.
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu -3,3m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.
- Ngoài đường bộ thì khách du lịch quốc tế và nội địa có thể đến Quảng
Ninh thong qua đường biển. Quảng Ninh có các cảng biển lớn đón
20


khách du lịch như Tuần Châu và Bãi Cháy, tạo điều kiện thu hút khách
du lịch quốc tế đến với tỉnh nhiều hơn.
Đường
Không

- Toàn tỉnh không có sân bay, dự án sân bay Vân Đồn sẽ đáp chuyến

bay đầu tiên vào quý 4 năm 2017.
-Bên cạnh đó còn có các sân bay trực thăng phục vụ du lịch như: sân
bay Tuần Châu, Bãi Cháy…
1.3.2. Hệ thống cung cấp điện – nước:

Điện

Nước

Uông Bí là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh có nhà máy nhiệt điện,
sau dự án nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 (300MW) đi vào vận hành ổn
định từ năm 2009, tháng 4-2013 dự án Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 công
suất 330MW đã chính thức phát điện. Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2
được xây dựng và triển khai tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long. Trong đó,
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 có công suất 600MW. Dự án đã vận
hành đi vào hoạt động và chính thức hoà lưới điện quốc gia từ tháng 32010. Cùng với các nhà máy nhiệt điện trên, dự án Nhiệt điện Thăng Long
công suất 600MW xây dựng tại huyện Hoành Bồ hiện đang trong giai đoạn
xây dựng. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ vận hành vào năm 2017.
- Các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh: Nhà máy điện Uông Bí, nhà máy
điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2, nhà máy điện Cẩm Phả, nhà máy
điện Mông Dương 1 và Mông Dương 2, nhà máy thuỷ điện Khe Soong.
-Quảng Ninh đã xây dựng hệ thống cung cấp nước lớn đủ nhu cầu cung
cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất, cũng như đáp ứng trong phục vụ du
lịch.
- Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại. Hệ thống hồ, đập chính
tập trung tại các vùng nông nghiệp như huyện Đông Triều, Yên Hưng và
các huyện miền Đông. Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lượng
222 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 28.500 ha; trong đó
công trình lớn nhất là hồ Yên Lập (thuộc dịa phận huyện Yên Hưng) với
trữ lượng 118 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 10.000 ha và

cung cấp nước sinh hoạt cho 100.000 dân.

1.3.3. Hệ thống thông tin – lien lạc:
-Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng
được các nhu cầu và hình thức thông tin.
Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến,
hiện đại, đa dịch vụ.
- Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTS,
trong đó số trạm phát triển mới trong năm 2008 là 206 trạm. Đặc biệt, Vinaphone đã
21


lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên
Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang được
triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ
Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng Sphone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.
- Tổng số thuê bao trên toàn tỉnh tính đến hết năm 2008 đạt 1.795.970 thuê bao,
đưa mật độ điện thoại cố định và điện thoại di động trả sau đạt 34,4 thuê bao/100 dân).
- Hệ thống Internet băng rộng, tính đến hết năm 2008 tổng số thuê bao In ternet
trên toàn tỉnh là 36.173 thuê bao.

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.1 Hoạt động theo ngành
2.1.1

Nguồn khách
2.1.1.1 Khách quốc tế:

Khách quốc tế đến với Quảng Ninh với mục đích là nghỉ dưỡng, thưởng thức
ẩm thực và tham quan các địa điểm nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Yên Tử…Bên cạnh

đó còn có một phần nhỏ là đi du lịch kết hợp với hội nghị hội thảo (MICE), cũng như
khảo sát đầu tư du lịch. Do Quảng Ninh không có sân bay nên khách du lịch đến đây
bằng đường bộ.
Quảng Ninh có khách du lịch đến từ 140 nước trên thế giới, trong đó khu vực
Đông Bắc Á (Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật) chiếm 55% tổng số khách du
lịch quốc tế đến Quảng Ninh, Tây âu chiếm 16%, Bắc Mỹ chiếm 6%... Đáng chú ý,
thị trường khách quốc tế lưu trú năm 2015 của một số nước khu vực Đông Bắc Á đến
Quảng Ninh có mức tăng cao như Trung Quốc đạt 356.000 lượt (chiếm 23% tổng số
khách Trung Quốc vào Việt Nam), tăng 68% so với năm 2014, Hàn Quốc đạt
242.000 lượt (chiếm 30% tổng khách Hàn Quốc vào Việt Nam) tăng 18%, Đài Loan
đạt 90.000 lượt tăng 16%, Mỹ đạt 60.000 lượt tăng 4%, Thái Lan đạt gần 30.000 lượt
tăng 2% Úc đạt 62.000 lượt,…doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 6.500 tỷ đồng tương
đương 300 triệu USD (doanh thu trực tiếp từ du lịch và xã hội ước đạt 10.000 tỷ
đồng), tăng 18%; nộp ngân sách đạt 1.200 tỷ, tăng 28% so với 2014.
Mức độ chi tiêu của khách du lịch quốc tế là 55USD/ngày và thời gian lưu trú
thường là 1 ngày (2012).
2.1.1.2 Khách nội địa:
22


Do điều kiện thời tiết nên khách nội địa tập trung ở Quảng Ninh vào mùa hè mục
đích du lịch chủ yếu là nghỉ biển hè, cũng như tham quan thắng cảnh nổi tiếng như
Vịnh Hạ Long, danh thắng Yên Tử…Bên cạnh đó lượng khách nội địa còn chiếm số
đông trong các kì lễ hội vào dịp mùa xuân. Mức độ chi tiêu trung bình khoảng
300.000/ngày, thời gian lưu trú khoảng 1 ngày.
-Bảng tốc độ tăng trưởng trung bình năm:

2012

2013


2014

Mức tăng
trưởng
trung bình
năm %

2015

Tổng số

7

7,5

7,5

7,7

10

Nội Địa

4,6

4,9

4,9


5

6,7

Quốc Tế

2,4

2,6

2,6

2,7

3,3

2.1.2

Cơ sở vật chất – kĩ thuật:

2.1.2.1 Số cơ sở lưu trú và số phòng:

2013

2014

2015

Mức tăng
trưởng trung

bình năm %

Số khách sạn

850

1000

1000

18%

Số phòng

13000

15000

15000

16%

Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước, cùng với tiềm năng
phát triển du lịch của tỉnh nên các chủ đầu tư đã mạnh dạng xây dựng, thêm các cở
sở lưu trú mới cũng như sửa chữa các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh.
2.1.2.2 Số khách sạn được xếp sao (từ 1-5 sao)

- Tổng số khách sạn: 160 khách sạn đạt chuẩn tử 1 đến 5 sao.
1 Sao


2 Sao

3 Sao

23

4 Sao

5 Sao


69 Khách Sạn

53 Khách Sạn

15 Khách Sạn

18 Khách Sạn

5 Khách Sạn

- Tổng số phòng: có khoảng 8539 phòng đạt chuẩn.
1 Sao

2 Sao

3 Sao

4 Sao


1611
phòng

1929
phòng

1064
phòng

2538
phòng

5 Sao
1397

2.1.2.3 . Các cơ sở vui chơi, giải trí:

- Công viên Đại Dương: Đây là tổ hợp với nhiều hạng mục vui chơi, giải trí
hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay được thiết kế theo mô hình công viên Disneyland
trên quy mô gần 200ha tại phường Bãi Cháy và phường Hồng Gai (TP Hạ Long).
Công viên Đại Dương Hạ Long bao gồm các hạng mục chính như: Hệ thống cáp treo
(cáp treo Nữ hoàng) với 3 cabin sức chứa 230 khách/cabin, cáp treo Nữ hoàng là hệ
thống cáp treo xuyên Vịnh lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Ninh. vòng xoay khổng lồ
Mặt trời Hạ Long, khu thuỷ cung lớn, công viên nước khổng lồ, các công trình thương
mại, dịch vụ cao cấp... và các công trình phụ trợ.
- Thiên đường vui chơi, giải trí Marine Plaza: Trung tâm thương mại – Vui
chơi giải trí Marine Plaza rộng hơn 110,000 m 2, với khu phố shopping được thiết kế
với phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng với hàng trăm cửa hàng có không gian
mở, thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ và đáp ứng tối đa nhu cầu về mua sắm. Thiên
đường Lễ hội tại Marine Plaza mang nhiều màu sắc phong phú và hấp dẫn như

Carnaval Halong, liên hoan phim, chương trình biểu diễn âm nhạc, lễ hội thời trang,
các chương trình lễ hội truyền thống của Việt Nam cùng nhiều sự kiện khác, quy tụ
những ngôi sao hàng đầu tại Việt. Halong Marine Plaza với 365 ngày lễ hội sẽ thu hút
hàng nghìn người dân Quảng Ninh nói riêng và khách du lịch cả trong và ngoài nước
đến tham dự.
2.1.3

Doanh Thu

2.1.3.1 Tổng doanh thu qua các năm:

2012
Tổng doanh
thu

4341

2013

2014

5000
24

5500

2015

6548


Mức tăng
trưởng TB
năm %
14,7%


2.1.3.2 Cơ cấu nguồn thu:

Tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2016 ước đạt 11.534 tỷ đồng. Cơ cấu
nguồn thu chủ yếu dự vào dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống của khách du
lịch. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu
nguồn thu du lịch của tỉnh.
2.1.4

Theo lãnh thổ:

2.1.4.1 Các điểm du lịch:

Vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km 2 với gần 2.000 đảo, trong
đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km 2 với 788
đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có
nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm,
nhiều hình thức du lịch hấp dẫn.
Gắn liền với Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới, với nhiều hang động
huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, như động Thiên Cung, Tam
Cung, Mê Cung và gần 2000 hòn đảo, trong đó có trên 300 hòn đảo đã có tên. Một số
hòn đảo có dáng hình kỳ vĩ, đẹp nổi tiếng khắp thế giới như hòn Gà Chọi, hòn Lư
Hương, hòn Đầu Người…
Bãi Cháy: Bãi Cháy là một bãi tắm nhân tạo, nằm dọc Vịnh Hạ Long có bãi cát
với chiều dài hơn 500m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào

mùa du lịch biển. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển,
kéo dài hơn 2km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt
thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Khu di tích Danh thắng Yên Tử: Núi Yên Tử xưa có nhiều tên gọi: Tượng Sơn
(Núi Voi), Bạch Vân Sơn (Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn (Núi Mây Nổi), Linh Sơn
(Núi Thiêng), An Tử… Trên đỉnh núi ngày nay vẫn còn lưu dấu tích kiến tạo vỏ trái
đất cách đây 10 triệu năm với bãi đá ngổn ngang thiên hình vạn trạng. Trong lòng núi
có mỏ than lớn. Sóng núi điệp trùng, rừng đại ngàn che phủ, muôn dải núi đều chầu về
Yên Tử. Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi
thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần - Lê dưới những ngôi chùa được
trùng tu, phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ,
sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo, lưu lại dấu ấn vàng son của một
thời đã qua.
Bãi biển Trà Cổ: Bãi biển Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) là một trong những
bãi biển được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam, Trà Cổ trải dài gần 17 km, là rìa của một
25


×