Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Pháp Luật Đại Cương về chủ thể Nhà Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.87 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nong dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001).
Hoạt động của nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua hoạt động của các
cơ quan nhà nước. Hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất
nhằm thực hiện những chức năng của Nhà nước.
Cuốn tiểu luận “Phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước Việt Nam” làm rõ các mối liên hệ của các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong bài viết, rất
mong thầy, cô thông cảm và đóng góp ý kiến để nhóm em có thể nâng cao kiến
thức của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I.

Khái quát về bộ máy Nhà nước Việt Nam:

CHỦ TỊCH
NƯỚC

QUỐC HỘI
UBTVQH

CHÍNH
PHỦ



TAND
TC

VKSND
TC

TAND
CẤP
CAO

VKSND
CẤP CAO

HĐND
CẤP TỈNH

UBND
CẤP
TỈNH

TAND
CẤP
TỈNH

VKSND
CẤP
TỈNH

HĐND

CẤP
HUYỆN

UBND
CẤP
HUYỆN

TAND
CẤP
HUYỆN

VKSND
CẤP
HUYỆN

HĐND
CẤP XÃ

UBND
CẤP XÃ

HỘI
ĐỒNG
BẦU CỬ
QG

KIỂM
TOÁN
NHÀ
NƯỚC



II.

Giới thiệu về các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam:
1. Quốc hội và Ủy ban thường trực Quốc hội:
• Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất
của Nhà nước. Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và
Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định
về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính
phủ...
• Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hoạt
động trong thời gian Quốc hội không họp.Chủ tịch Quốc hội đứng
đầu Uỷ ban thường vụ QH được các đại biểu QH bầu chọn.
Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh 1954) là một nữ
chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ
Chính trị khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Việt
Nam khóa XIII và khóa XIV. Bà là nữ chính
khách đầu tiên giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia trong lịch
sử Việt Nam.

2.




Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực

hiện quyền thi hành pháp luật.Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành
Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình
Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi
ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội...
Thủ tướng là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động
của Chính phủ. Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng
chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các
Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động
của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo
đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...


Nguyễn Xuân Phúc (sinh 1954) là một chính
khách Việt Nam. Ông là đương kim Thủ
tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam kể từ ngày 7 tháng 4 năm
2016, Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam. Ông
cũng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XI, XII, Đại biểu Quốc hội
khoá XI, XII, XIII.



Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân
công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công.

3.



Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối
nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc
hội.Chủ tịch nước còn là tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân với
các quyền hạn liên quan tới an ninh và quân đội Việt Nam.
Trần Đại Quang (sinh 12 tháng 10 năm 1956
tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình) là Chủ tịch nước đương
nhiệm của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Ngày 2 tháng 4 năm 2016, ông
được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
trở thành Chủ tịch nước thứ 9 của Việt Nam
kể từ năm 1945.

4.


Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.


Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 24 tháng
5 năm 1958; Quê quán: Xã Hành Đức, huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; là Phó Giáo
sư, Tiến sĩ luật, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa

XI, XII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII;
đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII.Ngày
8/4/2016,ông trúng cử chức vụ Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao


Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp. Viện kiểm sát hoạt động trong tố tụng hình sự để thực hiện việc
buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Ngoài những cấp trên còn
có Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Lê Minh Trí (sinh ngày 1 tháng 11 năm
1960) là một chính khách Việt Nam. Chức vụ
hiện tại của ông là Viện trưởng Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Nội
Chính Trung ương phụ trách về Nội chính
phía Nam.

5.




6.




Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân:
Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp

bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân
dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương đó.
Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước:
Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ
tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử
đại biểu Hội đông nhân dân các cấp.
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài


chính, tài sản công.Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam:
Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ:
• Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ theo sự đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác
của Chính phủ.
• Thủ tướng chính phủ có quyền đề nghị quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các
Bộ và cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, các
thành viên khác của Chính phủ.
• Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công
tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.


III.
1.

2. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước:
• Chủ tịch nước do Quốc hội bầu. miễn nhiệm, bãi nhiệm (trong số đại biểu











Quốc hội), theo sự giới thiệu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có cùng
nhiệm kỳ với nhiệm kỳ của Quốc hội.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc
hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội.
Là đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Chủ tịch nước
phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều
tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban thướng vụ
Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội, hoặc trả lời bằng văn bản.
Là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền tham dự các kỳ họp của
Quốc hội, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trình
dự án luật ra trước Quốc hội, chất vấn những chức danh do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn.

Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ
tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao; đề nghị danh sách thành viên Hội
đồng quốc phòng và an ninh.


• Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để ra các quyết định

về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
các thành viên khác của Chính phủ.
• Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; công
bố quyết định đại xá.
3. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội:














4.



Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch
quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội.
Quốc hội xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội bãi bỏ các văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các
kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Ủy ban thường vụ quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội
giao.
Ủy ban thường vụ quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội, trình Quốc hội quyết định hủy bỏ những văn bản trái
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của
Hội đồng nhân dân và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm
điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Ủy ban thường vụ quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không họp được,
quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược
và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc
hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của
Quốc hội.
Mối quan hệ giữa Quốc hội và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao:
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.








5.






6.




7.


Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện tưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời
gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Quốc hội bãi bỏ văn bản của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Mối quan hệ giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp:
Chính phủ lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính phủ quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phê chuẩn việc
miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị
của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan
Nhà nước cấp trên.
Mối quan hệ giữa Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp:
Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân
dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đông nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiên pháp, luật và các văn bản
của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ
Quốc hội bãi bỏ.
Mối quan hệ giữa Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
tối cao:
Chính phủ phối hợp Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát tối cao trong
việc đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp
và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà nước, nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế- xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.




Chính phủ mời Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởn Viện kiểm sát
nhân dân tối cao dự các phiên họp của Chính phủ về các vấn đề có liên
quan.


8.


Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ
họp bất thương của Quốc hội.
Chủ tịch nước công bố pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại
pháp lệnh, nghị quyết của mình về các vấn đề quy định tại điểm 8 và
điểm 9 điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị
quyết thông qua. Nếu pháp lệnh hoặc nghị quyết đó vẫn được Ủy ban
thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không
nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp gần nhất
(điểm 7 điều 103).
Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để ra lệnh tổng
động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban
thường vụ Quốc hội không thể họp được ban bố tình trạng khẩn cấp trong
cả nước hoặc ở từng địa phương.






Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ:
• Tham gia vào việc thành lập Chính phủ: đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ nghị quyết của Quốc hội
để ra các quyết định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức,

chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành
viên khác của Chính phủ.
• Tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết, có quyền
phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết hoặc Chính phủ sẽ
mời Chủ tịch nước đến tham dự các phiên họp của Chính phủ và trình
Chủ tịch nước quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
nước.
• Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ phải gửi báo cáo công tác đến Chủ tịch
nước.
10. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát tối cao:
• Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
9.








Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa
án Quân sự Trung ương; Phó viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát
tối cao.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
và Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao phải báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước bằng quyết định của mình, thành lập Hội đồng đặc xá để

tham mưu, tư vấn giúp Chủ tịch nước trong việc xem xét quyết định đặc
xá. Hội đồng đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo của cơ quan tư pháp,
cơ quan bảo vệ pháp luật.




×