Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Các yếu tố tác động đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN THỊ DIỆU HOÀNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH
NGHIỆP TẠI BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI BÌNH THUẬN” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Ngƣời cam đoan


Trần Thị Diệu Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
trƣờng Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã cung cấp cho tôi những kiến thức
chuyên môn về Kinh tế học ở bậc thạc sỹ. Những kiến thức quý báu này không chỉ
đƣợc tôi ứng dụng hiệu quả trong quá trình làm luận văn mà còn trong cả quá trình làm
việc của tôi.
Tôi đặc biệt xin gửi lời tri ân chân thành tới thầy giáo hƣớng dẫn của tôi, PGS.
TS. Nguyễn Văn Phúc – Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh,
ngƣời đã luôn theo sát và tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Năng
lực khoa học, kiến thức chuyên môn sâu sắc và sự nhiệt tâm của thầy đã là một động
lực rất lớn giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục thuế Bình
Thuận, những đồng nghiệp tại Cục thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Bình Thuận
đã dành cho tôi sự giúp sức hết sức quý báu để tôi có đƣợc thời gian học tập, hỗ trợ
những dữ liệu quan trọng cho luận văn này.
Cuối cùng tôi dành lời cảm ơn chân tình tới ngƣời bạn đời đã luôn theo sát và
động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất trong quá trình làm luận văn. Những lời
động viên đó là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành đƣợc nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2015

Trần Thị Diệu Hoàng


iii

1. TÓM


TẮT

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để tìm hiểu tác động của các nhân tố tới mức độ
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào năm 2014.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các mô hình tuân thủ thuế và các nghiên cứu
thực nghiệm về tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Thông qua đó, đề tài đã tập trung vào
các yếu tố ảnh hƣởng thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp và đƣợc phân làm 6 loại:
Đặc điểm ngành của doanh nghiệp, loại hình của doanh nghiệp, đặc điểm ngƣời đứng
đầu doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, rủi ro tài chính của doanh nghiệp và khả
năng tạo ra thu nhập. Mức độ tuân thủ thuế trong đề tài đƣợc đo lƣờng bởi hai nhân tố
là tuân thủ kê khai và tuân thủ thời hạn nộp thuế.
Nghiên cứu thực hiện hai mô hình ƣớc lƣợng, mô hình thứ nhất là các nhân tố
ảnh hƣởng tới tuân thủ kê khai và mô hình thứ hai tìm hiểu sự tác động của các nhân tố
tới tuân thủ thời hạn nộp thuế. Để thực hiện việc ƣớc lƣợng, luận văn đã sử dụng mô
hình biến công cụ với phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM để tìm hiểu những mối liên hệ
nêu trên.
Kết quả phân tích cho thấy những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng có mức độ tuân thủ kê khai tốt hơn hai lĩnh vực còn lại, xếp kế
tiếp là lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ. Trong khi đó không có sự khác biệt về mức độ
tuân thủ thời hạn nộp thuế giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau. Thêm vào đó, xét về khía cạnh loại hình doanh nghiệp, chỉ có những doanh
nghiệp thuộc loại hình Hợp tác xã mới có mức độ tuân thủ kê khai và tuân thủ thời hạn
nộp thuế tốt hơn loại hình Doanh nghiệp tƣ nhân, các loại hình doanh nghiệp còn lại
không thể hiện sự khác biệt.
Nhân tố đề cập tới đặc điểm ngƣời đứng đầu doanh nghiệp cũng có những ảnh
hƣởng nhất định tới tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Biến số giới tính đã cho kết quả
trái ngƣợc với kỳ vọng ở cả hai mô hình khi những doanh nghiệp có nam giới là ngƣời
đứng đầu có mức độ tuân thủ thuế nói chung tốt hơn so với nữ giới. Ngƣợc lại, biến số



iv

độ tuổi của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp đã thể hiện chiều hƣớng tác động đúng nhƣ
kỳ vọng khi độ tuổi càng tăng lên thì mức độ tuân thủ thuế nói chung cũng tăng lên.
Trình độ học vấn của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp đã thể hiện sự tác động phức tạp
hơn. Tại mô hình đầu tiên (mô hình tuân thủ kê khai thuế), kết quả cho thấy chỉ tồn tại
sự khác biệt giữa những doanh nghiệp mà ngƣời đứng đầu có trình độ đại học so với
Trung học phổ thông mà không có sự khác biệt giữa các trình độ còn lại. Nhƣng tại mô
hình thứ hai, những doanh nghiệp mà ngƣời đứng đầu có trình độ học vấn là đại học
thì mức độ vi phạm tuân thủ thời hạn nộp thuế cao hơn.
Trong những biến số thuộc về quy mô doanh nghiệp, biến số quy mô doanh thu
đã tác động đúng nhƣ kỳ vọng của nghiên cứu (quy mô doanh thu tăng việc kinh doanh
thuận lợi hơn dẫn tới mức độ tuân thủ tăng). Ngƣợc lại, biến số quy mô lao động
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình một (số lƣợng lao động nhiều hay ít không
ảnh hƣởng tới việc doanh nghiệp kê khai thuế chính xác hay không) nhƣng lại thể hiện
tác động tiêu cực tới mức độ tuân thủ thời hạn nộp thuế ở mô hình hai.
Yếu tố rủi ro tài chính đã thể hiện tác động đồng nhất ở cả hai mô hình và đúng
nhƣ kỳ vọng nghiên cứu khi tỷ lệ vay nợ tăng lên đã dẫn tới mức độ tuân thủ thuế nói
chung giảm đi. Các biến số khác nhƣ doanh thu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng
doanh thu đề cập tới khả năng tạo ra thu nhập và chỉ có biến số lợi nhuận trên tổng
doanh thu có tác động tích cực tới hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đƣa ra các khuyến nghị cần thiết tới
hoạt động quản lý của Cục thuế, tới tỉnh Bình Thuận nói chung và doanh nghiệp nộp
thuế nói riêng.


1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1 Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 5
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 7
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7
1.6 Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................. 9
2.1 Thuế và hoạt động tuân thủ thuế ........................................................................... 9
2.1.1 Khái niệm về thuế............................................................................................ 9
2.1.2 Khái niệm về hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp ............................. 10
2.1.3 Đo lƣờng hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp.................................... 12
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới tuân thủ thuế của doanh nghiệp................................ 14
2.2.1 Lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp ............................................... 14
2.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp ............ 19
2.3 Đặc điểm ngành ................................................................................................... 20
2.4 Loại hình doanh nghiệp ....................................................................................... 21
2.5 Quy mô doanh nghiệp .......................................................................................... 21
2.6 Rủi ro tài chính .................................................................................................... 23
2.7 Khả năng tạo lợi nhuận ........................................................................................ 23
2.8 Đặc điểm ngƣời đứng đầu doanh nghiệp ............................................................. 24
2.9 Các nghiên cứu trƣớc ........................................................................................... 25
2.9.1 Nghiên cứu trong nƣớc:................................................................................. 25



2

2.9.2 Các nghiên cứu nƣớc ngoài: .......................................................................... 28
2.10 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 30
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 33
3.2 Mô tả các biến số trong mô hình ......................................................................... 33
3.3 Phƣơng pháp hồi quy ........................................................................................... 38
3.4 Quy trình phân tích .............................................................................................. 39
3.5 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 40
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ..................................................................... 41
4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 41
4.2 Thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................................ 41
4.3 Phân tích ma trận tƣơng quan .............................................................................. 47
4.4 Phân tích hồi quy ................................................................................................. 48
4.4.1 Lựa chọn phƣơng pháp hồi quy..................................................................... 48
4.4.2 Kết quả hồi quy ............................................................................................. 50
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 59
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 59
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 61
5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 64
5.4 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 71


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc

Bảng 3.1. Tóm tắt các biến số trong mô hình
Bảng 4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.2. Loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.3. Ngành nghề của doanh nghiệp
Bảng 4.4. Giới tính của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp
Bảng 4.5. Trình độ học vấn của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp
Bảng 4.6. Thống kê mô tả biến số định lƣợng
Bảng 4.7. Ma trận tƣơng quan
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy phụ giữa LnSale, LnLabor, và DebtRatio
đối với LnAsset
Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả hồi quy của hai mô hình
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mô hình 1
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định mô hình 2
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của hai mô hình
Bảng 4.13: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đƣợc chứng minh


4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình tự đánh giá lợi ích tài chính
Hình 2.2. Mô hình tuân thủ thuế của Allingham và Sandmo (1972)
Hình 2.3. Mô hình tuân thủ thuế của OECD (2005)
Hình 2.4. Mô hình tuân thủ thuế của Sapiei và ctg (2014)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu
Hình 3.2. Quy trình phân tích
Hình 4.1. Loại hình doanh nghiệp



5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Hành vi không tuân thủ nộp thuế vốn tồn tại ngay từ khi thuế ra đời (Andreoni
và ctg, 1998) và nó là một vấn đề rất phức tạp đối với các cơ quan quản lý thuế bởi vì
pháp luật về thuế luôn không chính xác (James và Alley, 2004). Trong bất kỳ quốc gia
nào, thuế cũng gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nƣớc vì thuế là nguồn thu lớn
nhất và quan trọng nhất của nhà nƣớc. Nếu việc nộp thuế không đƣợc tuân thủ theo
pháp luật và diễn ra phổ biến sẽ dẫn tới thất thu thuế và từ đó xuất hiện nhiều nguy cơ
khó lƣờng đối với bất cứ nhà nƣớc nào.
Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển khác đang đối mặt với một
trong những thách thức lớn trong công tác quản lý thuế là làm thế nào để hạn chế thất
thoát nguồn thu thuế và nhờ đó nâng cao mức độ thực thi pháp luật về thuế. Mức độ
thực thi thấp sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế làm cho
hệ thống thuế có xu hƣớng trở nên méo mó, ít công bằng hơn và chính sách thuế sẽ dễ
bị tác động bởi những thay đổi.
Hiện nay nƣớc ta đang thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp, trong đó
ngƣời nộp thuế đƣợc chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy
định của pháp luật. Cơ quan thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế
của ngƣời nộp thuế trừ trƣờng hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu
không tuân thủ thuế. Cách quản lý này có nhiều lợi thế nhƣ giảm thủ tục hành chính
hay giảm thời gian nộp thuế nhƣng đánh đổi lại nó có thể khiến cho doanh nghiệp có
động cơ kê khai thiếu chính xác dẫn tới số thuế nộp theo kê khai thƣờng nhỏ hơn số
thuế thực nộp. Thêm vào đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong nƣớc gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng bởi suy thoái kinh tế thế giới cũng nhƣ
do chính năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng dẫn tới hiện tƣợng
doanh nghiệp trì hoãn nộp thuế khi tới hạn. Hai hiện tƣợng nêu trên đƣợc coi là hai
trong những thành phần chính trong hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Wang,



6

2010). Nếu doanh nghiệp vi phạm bất kỳ trƣờng hợp nào thì đều đƣợc coi là không
tuân thủ thuế (OECD, 2004 và 2012; IMF, 2012; Anyaduba, 2012).
Tỉnh Bình Thuận vốn không phải là một tỉnh mạnh về kinh tế và hàng năm phải
nhận bổ sung Ngân sách Nhà nƣớc từ Trung ƣơng. Điều này có nghĩa là tổng thu Ngân
sách Nhà nƣớc của tỉnh chƣa đủ bù đắp các chi phí và Bình Thuận đƣợc quyền sử dụng
100% nguồn thu từ địa phƣơng đồng thời nhận thêm phần ngân sách bổ sung từ Trung
Ƣơng (năm 2015, Bình Thuận đƣợc dự toán nhận bổ xung 1.115 ngàn tỷ từ Ngân sách
trung ƣơng căn cứ theo dự toán Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015 của Bộ Tài chính đã
đƣợc Quốc hội phê duyệt). Chính vì vậy hoạt động thu thuế sẽ càng đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách của Tỉnh. Và một trong những hoạt
động cần thiết để đảm bảo nguồn thu đó là phát hiện sớm những hành vi không tuân
thủ thuế để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Phần lớn các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam khi tìm
hiểu về hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp thƣờng tiếp cận ở góc độ nghiên cứu
hành vi. Các nhà nghiên cứu cố gắng vẽ ra bức tranh tổng thể về các yếu tố ảnh hƣởng
tới hành vi tuân thủ thông qua các cuộc phỏng vấn sâu hay thông qua các bảng khảo
sát. Các nhân tố này có thể là đặc điểm ngành nghề kinh doanh, sự hiểu biết về nghiệp
vụ kế toán, đặc điểm tâm lý hay đặc điểm của nền kinh tế (Nguyen, 2013) v.v...
Nghiên cứu này mong muốn đƣợc tiếp cận ở góc độ hẹp hơn, tập trung vào các yếu tố
vi mô bên trong doanh nghiệp thông qua bộ dữ liệu thứ cấp để đánh giá tác động của
các yếu tố vi mô tới hai hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Thuận
(hoạt động kê khai chính xác và nộp thuế đúng hạn). Kết quả của đề tài sẽ góp phần
giúp cho cơ quan quản lý thuế tại Bình Thuận có thể dự báo sớm những trƣờng hợp có
mức độ không tuân thủ cao để có hƣớng quản lý thuế hữu hiệu hơn.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài cần trả lời hai câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố vi mô của doanh nghiệp tác động như thế nào tới

hoạt động kê khai thuế chính xác của doanh nghiệp?


7

Câu hỏi thứ hai: Các yếu tố vi mô của doanh nghiệp tác động như thế nào tới
hoạt động nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào lý do nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, luận văn đƣa ra ba mục
tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tới hoạt động kê khai thuế chính xác của doanh nghiệp;
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tới hoạt động nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp;
Mục tiêu 3: Đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho cơ quan quản lý thuế của
tỉnh Bình Thuận liên quan tới hoạt động kê khai và nộp thuế đúng hạn của
doanh nghiệp.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố vi mô của doanh nghiệp đặt trong
sự tác động đối với hoạt động kê khai thuế chính xác và nộp thuế đúng hạn của doanh
nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Thuận đặt
dƣới sự quản lý về thuế của Cục thuế Tỉnh Bình Thuận trong năm 2014.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng mà theo đó sẽ tiến hành
khảo sát lý thuyết để tìm ra các nhân tố vi mô của doanh nghiệp có thể tác động tới
hoạt động kê khai thuế chính xác và nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp. Sau đó
nghiên cứu sẽ sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả và kinh tế lƣợng nhƣ là hai công cụ
chính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu.
1.6 Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu đƣợc trình bày trong 5 chƣơng, bao gồm cả chƣơng mở đầu

và chƣơng kết luận và đề xuất kiến nghị. Cụ thể nhƣ sau:


8

Chương 1: Tổng quan: Chƣơng này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý
do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tƣợng, phạm vi nghiên
cứu; phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chƣơng này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên
quan hoạt động tuân thủ thuế. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến
đề tài. Từ đó, xác định các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế và đƣa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở lý
thuyết, tổng quan các nghiên cứu trƣớc và những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu,
chƣơng này sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ
liệu cho mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích
thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lƣợng, xác
định các nhân tố tác động đến mục tiêu nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị: Dựa vào kết quả nghiên cứu, gợi ý một
số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang hoạt động
của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời cuối chƣơng này cũng nêu ra những hạn chế của
nghiên cứu cũng nhƣ đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.


9

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 2 sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu về nội dung hoạt động tuân thủ thuế sau
đó tiến hành khảo sát lý thuyết liên quan tới việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới

hoạt động tuân thủ thuế. Cũng tại chƣơng này, luận văn cũng tìm hiểu một số nghiên
cứu thực nghiệm trƣớc liên quan và tác động các nhân tố tới hoạt động tuân thủ thuế.
Căn cứ vào việc khảo sát lý thuyết, nghiên cứu sẽ đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu cần
đƣợc chứng minh ở các phần nghiên cứu tiếp theo.
2.1 Thuế và hoạt động tuân thủ thuế
2.1.1 Khái niệm về thuế và thuế doanh nghiệp
Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nƣớc. Do đó, thuế là
một vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm của từng Quốc gia, do đó tại Việt Nam cũng nhƣ
trên Thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, từ đó đƣa ra nhiều khái niệm
liên quan đến thuế ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay ngƣời ta vẫn
chƣa thống nhất với nhau khái niệm về thuế và các khái niệm về thuế vẫn chƣa phản
ánh đúng bản chất của phạm trù thuế.
Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các
tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nƣớc (Ngân sách Nhà
nƣớc). Jeze (1934) đƣa ra một định nghĩa tƣơng đối cổ điển về thuế: “Thuế là một
khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công
dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi
tiêu của Nhà Nước.”
Lenin (1965) cho rằng: “Thuế là cái Nhà nước thu của dân mà không bù lại”. Nhƣ
vậy theo ông, thuế có tính chất không hoàn lại trực tiếp cho ngƣời nộp thuế dựa trên số
tiền thuế đã nộp cho ngân sách nhà nƣớc.
Ở Việt Nam, khái niệm về thuế vẫn còn có nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau làm
ngƣời ta có thể hiểu khác nhau về thuế. Theo từ điển Tiếng Việt (1977) thì thuế là
phần tiền hoặc sản vật mà ngƣời dân phải đóng góp để dùng cho việc chi tiêu của Nhà
nƣớc.


10

Ở góc độ nghiên cứu về Pháp luật thì thuế là khoản đóng góp theo quy định của

Pháp Luật mà Nhà nƣớc bắt buộc với tính chất là cá nhân phải nộp vào Ngân sách nhà
nƣớc. Ở góc độ nghiên cứu về Kinh tế chính trị học thì khái niệm về thuế là hình thức
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành nên các quỹ
tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nƣớc.
Ở góc độ ngƣời thu thuế thì thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ do
Pháp luật quy định. Thuế là khoản thu không phải hoàn trả ngang giá và trực tiếp. Ở
góc độ ngƣời nộp thuế thì thuế là khoản bắt buộc phải nộp cho Nhà nƣớc theo quy
định.
Các quan niệm trên có thể đúng nhƣng ở những góc độ khác nhau. Tập hợp các
quan điểm khác nhau thuế có thể đƣợc hiểu là “một khoản thu của Nhà Nƣớc đối với
các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội. Khoản thu này mang tính bắt buộc, không
hoàn trả trực tiếp do Pháp luật của Nhà nƣớc quy định, nhằm sử dụng cho mục đích
chung của toàn xã hội”.
Ở góc độ doanh nghiệp, thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nƣớc thƣờng bao
gồm hai loại chính là thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu) và thuế giá trị gia
tăng (thuế gián thu). Theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (2008), thuế thu nhập
doanh nghiệp là “loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản
chi phí”. Trong khi đó theo Luật thuế Giá trị gia tăng (2013), thuế giá trị gia tăng là
một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất tới tiêu dùng.
2.1.2 Khái niệm về hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Tuân thủ thuế vốn đƣợc nghiên cứu rộng rãi ở cả khía cạnh lý thuyết và thực
hành. Có hai hƣớng tiếp cận đối với vấn đề tuân thủ thuế: tiếp cận theo hƣớng kinh tế
và tiếp cận theo hƣớng hành vi (Sapiei, 2014). Các kết quả nghiên cứu thƣờng đƣợc
đề xuất ứng dụng cho quản lý nhà nƣớc và chính vì điều này mà việc hoạt động tuân
thủ thuế cần đƣợc hiểu chính xác.


11


Alm (1991) hiểu hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp ở hai khía cạnh: báo
cáo chính xác về thu nhập và việc kê khai chi phí phải theo luật định. Quan điểm của
các tác giả về tuân thủ thuế cũng phù hợp với truyền thống khi cho rằng hầu hết ngƣời
nộp thuế không tự nguyện tuân thủ thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự
cƣỡng chế của cơ quan thuế hoặc khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy cách tiếp
cận tuân thủ thuế theo Luật thuế chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể
hƣớng đến việc tăng cƣờng tuân thủ thuế.
Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút các nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về
phƣơng diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện. Một trong những mục tiêu đƣợc
xem xét cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của ngƣời nộp thuế,
thay vì đƣa ra các hình thức xử phạt của các đối tƣợng trốn thuế và tránh thuế. Hầu hết
các quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành
thuế. Đại diện cho quan điểm này là James (1999). Tác giả đã đặt ra câu hỏi: sự tuân
thủ có đƣợc là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu ngƣời nộp thế “tuân thủ” chỉ
vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp cƣỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì điều này
không đƣợc cho là hoàn toàn tuân thủ, ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so
với mức thuế phải nộp theo Luật định. Vì vậy quan điểm hiện đại cho rằng cơ quan
quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng đƣợc sự tuân thủ tự nguyện của ngƣời nộp thuế
mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra, nhắc nhỡ hoặc biện pháp
xử lý hành chính khác. Họ kết luận rằng: Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là
mức độ ngƣời nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế đƣợc quy định trong Luật thuế.
Đi sâu vào chi tiết hơn, Singh (2003) cho rằng: chấp hành nghĩa vụ thuế là hành
động của một ngƣời nộp tờ khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập
chịu thuế và thanh toán các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không
phải chời đợi hành động của cơ quan thuế. Tuy nhiên, khía cạnh tự nguyện trong định
nghĩa trên rất giới hạn vì nó chịu tác động rất lớn bởi các nhân tố thuộc về hành vi và
nó rất quan trọng vì yếu tố hành vi hỗ trợ cơ quan quản lý thuế rất nhiều trong việc
phân biệt giữa tuân thủ và cƣỡng chế. Nếu hành vi nhận thức tuân thủ tốt sẽ hạn chế áp



12

dụng các hành vi cƣỡng chế trong trƣờng hợp không tuân thủ thuế. Một năm sau đó,
OECD (2004), với tiêu chuẩn thực hành, đã đƣa ra ba hoạt động tuân thủ thuế cụ thể:
Nộp tờ khai thuế đúng hạn; kê khai chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để
xác định số tiền thuế; và nộp nghĩa vụ thuế kịp thời.
Vào thời gian gần đây, Wang (2010), Anyaduba (2012), IMF (2012) và đặc biệt
là bản cập nhật của OECD (2012) đã bổ sung tƣơng đối hoàn chỉnh cách hiểu về tuân
thủ thuế theo khía cạnh thực hành. Các tác giả đã nêu lên bốn vấn đề thuộc về tuân thủ
thuế, bao gồm: (i) Đăng ký vào hệ thống thuế, (ii) Báo cáo chính xác, (iii) Kê khai
đúng hạn và đầy đủ, và (iv) Nộp thuế kịp thời. Cách tiếp cận này là dành cho cả cá
nhân và doanh nghiệp. Về cơ bản bốn vấn đề này là một bản cập nhật của OECD
(2004) và đƣợc dùng cho cơ quan thuế để đánh giá về khả năng tuân thủ thuế của cá
nhân hoặc của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này sẽ tiếp cận vấn đề tuân thủ thuế theo cách hiểu của OECD.
2.1.3 Đo lƣờng hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Xét về mặt đối tƣợng, các nghiên cứu về tuân thủ thuế chia thành hai hƣớng: (i)
tuân thủ thuế của cá nhân, và (ii) tuân thủ thuế của tổ chức. Trƣớc năm 2000, hầu hết
các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu theo hƣớng hành vi tuân thủ thuế của cá nhân
(Andreoni và ctg 1998). Sau đó các nhà nghiên cứu đã chuyển hƣớng và tập trung
nhiều hơn vào sự tuân thủ thuế của tổ chức khi sự vi phạm tuân thủ thuế của tổ chức đã
dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế (Crocker và Slemrod 2005).
Nghiên cứu này tập trung vào hoạt động tuân thủ thuế của tổ chức mà cụ thể ở
đây là hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp để từ đó tìm hiểu những yếu tố thuộc
về nội tại của doanh nghiệp đã tác động nhƣ thế nào tới hoạt động tuân thủ thuế.
Theo tiêu chuẩn của OECD (2012), mức độ tuân thủ thuế của tổ chức có thể
đƣợc đánh giá thông qua bốn tiêu chí: (i) Đăng ký vào hệ thống thuế, (ii) Tính chính
xác, (iii) Tính đầy đủ, và (iv) Tính kịp thời. Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong bốn
tiêu chí trên thì đƣợc coi là không tuân thủ thuế.



13

Căn cứ vào bốn tiêu chí trên mà các nhà nghiên cứu thiết kế các thang đo cụ thể
để đo lƣờng mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:
(i). Tuân thủ về nộp tờ khai: Mức độ tuân thủ về nộp tờ khai đƣợc thể hiện ở
các chỉ số thành phần nhƣ sau:
 Tuân thủ đăng ký vào hệ thống thuế: Doanh nghiệp có đăng ký nộp thuế
vào hệ thống quản lý thuế của Nhà nƣớc hay không. Trên hoạt động thực
tiễn hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký vào hệ
thống nộp thuế theo quy định của pháp luật.
 Tuân thủ nộp tờ khai đúng hạn: Doanh nghiệp cần phải nộp tờ khai đúng
theo thời hạn quy định của pháp luật cho cơ quan thuế. Mức độ này có
thể đo lƣờng bằng thời gian chậm nộp (định lƣợng) hoặc bằng việc đếm
số lần chậm nộp trong một khoảng thời gian (định lƣợng) hoặc đơn giản
là liệt kê doanh nghiệp có tuân thủ hay không (định tính).
(ii). Tuân thủ kê khai chính xác: Mức độ tuân thủ về kê khai thuế là nói đến việc
kê khai trung thực các khoản thu nhập chịu thuế, doanh thu, và sản lƣợng liên
quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu. Tại Việt Nam đã áp dụng cơ chế tự
khai và tự nộp thuế. Cơ chế tự khai và tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong
đó các đối tƣợng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong
kỳ kê khai của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định
nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nƣớc, và chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai. Vì
cơ chế này mà có thể xuất hiện nhiều trƣờng hợp không tuân thủ kê khai chính
xác do vô tình hoặc cố ý. Có nhiều nội dung quan trọng cần kê khai chính xác
trong đó có hai nội dung quan trọng nhất là kê khai chính xác thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng bởi vì đây là hai nguồn thu chính của Nhà
nƣớc. Để đánh giá mức độ tuân thủ kê khai chính xác của một doanh nghiệp, cơ
quan thuế có thể sử dụng cơ chế kiểm tra và thanh tra thuế (hậu kiểm) để tìm ra

số thuế chƣa kê khai của từng loại thuế.


14

(iii). Tuân thủ nộp thuế đúng hạn: Việc nộp thuế đúng hạn thể hiện doanh
nghiệp không lạm dụng thuế của Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất
định. Việc không tuân thủ này có thể đến từ các lý do khách quan (doanh
nghiệp kê khai đủ nhƣng dòng tiền cạn kiệt bất ngờ) hoặc do chủ quan (cố tình
nộp chậm). Cơ quan thuế có thể đánh giá mức độ tuân thủ nộp thuế đúng hạn
căn cứ vào số thuế chậm nộp của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất
định.
Trên đây là các thang đo lƣờng thực hành phổ biến để đánh giá mức độ tuân thủ
thuế của doanh nghiệp. Ngoài các thang đo đã nêu, các nhà nghiên cứu hành vi có thể
sử dụng các bảng câu hỏi để đo lƣờng hành vi tuân thủ thuế thông qua việc khảo sát ý
kiến chính các doanh nghiệp thay vì sử dụng dữ liệu sẵn có từ cơ quan thuế. Nghiên
cứu này sử dụng hai khía cạnh quan trọng là tuân thủ kê khai chính xác và tuân thủ nộp
thuế đúng hạn để dùng đo lƣờng cho hoạt động tuân thủ thuế. Riêng hoạt động tuân
thủ nộp tờ khai thì đây là một vi phạm đƣợc đánh giá là nhỏ của doanh nghiệp và xử lý
ngay trong quá trình thực hiện nên nghiên cứu không đề cập tới khía cạnh này.
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
2.2.1 Lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Có hai dòng lý thuyết giải thích thích về hiện tƣợng tuân thủ thuế của doanh
nghiệp: tiếp cận theo hƣớng kinh tế và tiếp cận theo hƣớng hành vi (Hasseldine và ctg,
2004).
Hƣớng lý thuyết tiếp cận theo hƣớng kinh tế đƣợc bắt nguồn từ nghiên cứu của
Becker (1968) với mô hình nổi tiếng có tên gọi “Mô hình kinh tế học tội phạm”
(economics-of-crime model). Allingham và Sandmo (1972) đã lần đầu tiên áp dụng
mô hình này vào lĩnh vực thuế và phát triển một mô hình lý thuyết riêng về tuân thủ
thuế. Mô hình này đầu tiên đƣợc ứng dụng vào hành vi tuân thủ thuế của cá nhân và có

công thức nhƣ sau:
E(U) = (1 – p)U(W - €X) + pU(W - €X - ∏(W – X))


15

Trong đó p đƣợc coi là xác suất kiểm tra thuế của cơ quan thuế, W là thu nhập
thực của ngƣời chịu thuế, € là thuế suất, X là mức thu nhập kê khai của ngƣời nộp
thuế, ∏ là mức phạt của cơ quan thuế trong trƣờng hợp kê khai sai mức thu nhập và
cuối cùng E(U) là mức kỳ vọng lợi ích đạt đƣợc khi quyết định né tránh thuế (tax
evasion) hay không né tránh thuế. Điều này có nghĩa là quyết định tuân thủ hay không
tuân thủ của ngƣời nộp thuế phụ thuộc vào các yếu tố chính nhƣ tần suất kiểm tra của
cơ quan thuế (tần suất kiểm tra càng cao thì xác suất tuân thủ càng cao), mức thuế suất
(thuế suất càng cao thì mức tuân thủ càng thấp) và mức phạt (penalty – mức phạt càng
cao thì sự tuân thủ càng cao).
Rất nhiều các nghiên cứu sau đó đã phát triển mô hình trên, trong đó đáng kể là
sự phát triển của Fischer và ctg (1992) khi các tác giả đƣa ra một mô hình tƣờng minh
hơn và đƣợc gọi là mô hình tự đánh giá lợi ích tài chính (Financial self – interest
model). Mô hình đƣợc mô tả nhƣ sau:
Hình 2.1. Mô hình tự đánh giá lợi ích tài chính

Nguồn: Fischer và ctg (1992)
Theo mô hình này, hành vi tuân thủ thuế (compliance) sẽ phụ thuộc vào chi phí
(compliance cost) của việc tuân thủ, và theo một logic nối tiếp, chi phí tuân thủ phụ
thuộc vào thuế suất (tax rate), mức độ phát hiện gian lận (detection) và cấu trúc phạt
gian lận thuế của cơ quan thuế (penalty structure).
Về mặt bản chất, các mô hình theo hƣớng tiếp cận kinh tế đặt trên giả thiết rằng
ngƣời nộp thuế là những ngƣời luôn suy tính tối đa hóa lợi ích của việc tuân thủ hay



16

không tuân thủ nộp thuế và không đặt vấn đề luân lý (moral) và quyết định của họ.
Ngƣợc lại, các nghiên cứu tiếp cận theo hƣớng hành vi đã giả định rằng những ngƣời
nộp thuế không chỉ đơn thuần là những cá nhân độc lập, ích kỷ và chỉ biết tối đa hóa
lợi ích từ quyết định tuân thủ hay không tuân thủ thuế mà họ còn có những cách phản
ứng khác nhau tùy thuộc vào thái độ, niềm tin, các quy chuẩn xã hội hay các nguyên
tắc sống của họ (Elffers và ctg, 1991). Chi tiết hơn, hành vi của họ phụ thuộc vào các
yếu tố xã hội và các yếu tố hành vi nhƣ giới tính, đạo đức, giáo dục, văn hóa, đặc điểm
dân tộc, ảnh hƣởng của tổ chức, ảnh hƣởng của đồng nghiệp hay nhận thức của họ về
đạo đức của việc nộp thuế (Fischer và ctg, 1992). Chính vì vậy, Fisher và ctg (1992) đã
mở rộng mô hình của Allingham và Sandmo (1972) thành mô hình theo hƣớng tiếp
cận hành vi kết hợp theo hƣớng tiếp cận kinh tế nhƣ sau:
Hình 2.2. Mô hình tuân thủ thuế của Allingham và Sandmo (1972)

(Nguồn: Allingham và Sandmo (1972))
Các nghiên cứu thực nghiệm về tuân thủ thuế tập trung vào hai nhóm đối tƣợng:
cá nhân và tổ chức. Mô hình đƣợc sử dụng cho hai nhóm đối tƣợng này thông thƣờng
là kết hợp giữa mô hình tiếp cận theo hƣớng kinh tế và mô hình tiếp cận theo hƣớng
hành vi.


17

Một mô hình thực nghiệm mang tính thực hành nổi tiếng là mô hình tuân thủ
thuế BISEP (Business – Kinh doanh; Industry – Lĩnh vực hoạt động; Sociological –
Đặc điểm xã hội; Economic – Đặc điểm kinh tế; Psychological – Đặc điểm tâm lý) của
OECD (2004).
Hình 2.3. Mô hình tuẩn thủ thuế của OECD (2004)


Hoạt
động kinh
doanh

Ngành
kinh
doanh

Kinh tế
Tuân thủ
thuế

Tâm lý

Xã hội

(Nguồn: OECD (2004))
Theo OECD (2004), các nhân tố tuân thủ thuế có đặc điểm nhƣ sau:
 Hoạt động kinh doanh (business): Thể hiện vị trí, quy mô, cấu trúc tài chính
và khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhân tố này tập trung vào hoạt
động kinh doanh hơn là tập trung vào môi trƣờng kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Ngành kinh doanh: Thể hiện môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ
mức lợi nhuận biên của ngành, mức độ cạnh tranh cũng nhƣ môi trƣờng luật


18

pháp của doanh nghiệp. Những vấn đề này cũng có những ảnh hƣởng nhất
định tới khả năng tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Ví dụ nếu mức độ lợi

nhuận biên của ngành thấp hoặc mức độ cạnh tranh trong ngành cao thì mức
độ tuân thủ thuế của danh nghiệp có thể giảm.
 Xã hội: Yếu tố này thể hiện văn hóa tổ chức và đặc điểm quản trị của tổ
chức. Một doanh nghiệp có văn hóa tổ chức tốt và hệ thống quản trị vững
mạnh sẽ có khả năng tuân thủ thuế cao hơn.
 Kinh tế: Thể hiện các yếu tố thuộc về vĩ mô nhƣ chính sách của chính phủ
hay các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng, lạm phát hay thất nghiệp.
 Tâm lý: Thể hiện đặc điểm tâm lý của thành viên ban quản trị, hƣớng tiếp
cận đối với rủi ro của nhà quản trị…
Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tuân thủ thuế của tổ chức, đáng chú ý là
nghiên cứu của Sapiei và ctg (2014) đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc và
đƣa ra một mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
Hình 2.4. Mô hình tuân thủ thuế của Sapiei và ctg (2014)


19

(Nguồn: Sapiei và ctg (2014))
Mô hình này đã tập trung vào ba nhóm nhân tố chính của doanh nghiệp mà tác
động tới hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp, bao gồm: nhóm yếu tố chi phí
tuân thủ (tiếp cận theo hƣớng kinh tế), nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh
nghiệp và nhóm yếu tố thuộc về thái độ (hai nhóm sau thuộc hƣớng tiếp cận hành vi).
Điều đáng lƣu ý là, cũng nhƣ nhiều nghiên cứu khác, các tác giả đã thực hiện các bảng
câu hỏi khảo sát để doanh nghiệp để đánh giá mức độ không tuân thủ thuế cũng nhƣ
tìm ra các yếu tố nào tác động thực sự tới hành vi không tuân thủ thuế mà các tác giả
không dùng các dữ liệu của cơ quan thuế để đánh giá về mức độ không tuân thủ.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Nghiên cứu này không tiếp cận theo hƣớng khảo sát hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp (nhƣ phần lớn các nghiên cứu hiện nay) mà tiếp cận dựa trên dữ liệu thứ
cấp của cơ quan thuế để có đƣợc số liệu chính xác về mức độ tuân thủ thuế thông qua

số thuế kê khai thiếu và số thuế chậm nộp. Việc đánh giá dựa trên cách đo lƣờng trên
sẽ chính xác hơn là việc đo lƣờng thông qua khảo sát thái độ của doanh nghiệp về tuân
thủ thuế.
Các nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ tuân
thủ thuế của doanh nghiệp, các yếu tố này có thể chia thành các yếu tố cấp một nhƣ: (i)
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (Chau và Leung, 2009; Nicoleta, 2011; và
Sapiei và ctg, 2014), (ii) Đặc điểm thuộc về năng lực kế toán của doanh nghiệp
(Biabani và ctg, 2011); Palil (2010), (iii) Đặc điểm hệ thống thuế mà doanh nghiệp
đang tuân thủ (Lago-Peñas và ctg, 2010); (Alon và Hageman, 2012), và (iv) Đặc điểm
kinh tế vĩ mô nơi doanh nghiệp đang hoạt động (Allingham và Sandmo, 1972;
Pommerehne và ctg, 1994; và Hyun, 2005).
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp
để tìm hiểu cụ thể những yếu tố nào bên trong doanh nghiệp thực sự tác động tới mức
độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Căn cứ vào các nghiên cứu trƣớc, luận văn sẽ phân
nhóm các yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp nhƣ sau: (i) Đặc điểm ngành, (ii)


20

Loại hình doanh nghiệp, (iii) Đặc điểm ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, (iv) Đặc điểm
quy mô doanh nghiệp, (v) Đặc điểm rủi ro tài chính , và (vi) Đặc điểm tạo lợi nhuận
của doanh nghiệp.
2.3 Đặc điểm ngành
Đặc điểm ngành của doanh nghiệp đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu trƣớc
đây nhƣ của OECD (2004), Nicoleta (2011) hay Sapiei và ctg (2014). Theo các tác giả
những doanh nghiệp có đặc điểm ngành hoạt động khác nhau có mức tuân thủ hoạt
động thuế khác nhau. Những doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực kinh doanh nhƣ kinh
doanh hàng điện tử, hàng gia dụng, ăn uống, ngƣời mua hàng thƣờng không lấy hóa
đơn. Doanh nghiệp bán hàng có thể không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đầy
đủ, chỉ mang tính đối phó, dẫn đến tình trạng khai thiếu doanh thu và dẫn đến số thuế

phải nộp ít hơn so với thực tế. Những doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực dịch vụ cũng
thƣờng uyển chuyển trong cách bán hàng bằng cách đƣa ra các mức chi hoa hồng cao
vƣợt khung để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ và điều này cũng khiến cho họ tìm
cách hợp lý hóa chi phí hợp lý dẫn tới việc kê khai không chính xác. Các doanh nghiệp
sản xuất (công nghiệp và xây dựng) thƣờng tổ chức hệ thống kế toán tốt hơn so với các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông lâm ngƣ nên hoạt động tuân thủ thuế vì thế có thể
tốt hơn. Thêm vào đó đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành nông lâm
ngƣ thƣờng liên quan tới nguyên vật liệu thô đƣợc mua từ ngƣời dân vì vậy việc định
lƣợng chính xác về chi phí hoặc thuế giá trị gia tăng là một vấn đề và doanh nghiệp
cũng dễ sai xót hoặc dễ lợi dụng những kẽ hở này để lợi dụng trong việc kê khai thuế.
Tuy nhiên các ngành xây dựng thƣờng đƣợc coi là ngành khó kiểm chi phí vì các
doanh nghiệp này thƣờng có chi phí liên quan kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp
có tập hợp, phân bổ chi phí không đúng quy định.
Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng đƣợc chia thành
ba ngành, bao gồm: ngành công nghiệp và xây dựng, ngành nông lâm ngƣ nghiệp, và
ngành thƣơng mại dịch vụ.


×