Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh pci tác động đến thu hút dòng vốn fdi tại khu vực phía nam giai đoạn 2005 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.85 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THỊ MINH THANH

ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI TÁC ĐỘNG
ĐẾN THU HÚT DÒNG VỐN FDI TẠI KHU
VỰC PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2005-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi cam đoan luận văn “Đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác
động đến thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005-2014” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.Hồ Chí Minh, năm 2016

Đoàn Thị Minh Thanh


i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ hỗ trợ, động
viên từ giảng viên hướng dẫn, các Thầy Cô trong trường và những người bạn
của tôi. Tôi vô cùng biết ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn của tôi, TS. Dương
Quỳnh Nga. Cô đã định hướng, gợi mở cho tôi những ý tưởng mới, giúp tôi tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc, Cô còn luôn quan tâm, nhắc nhở tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy, công tác tại
Khoa Sau đại học của trường đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi và các bạn trong
khóa hoàn thành tốt các môn học của chương trình.
Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng học lớp Cao học kinh tế
Khóa 6 và những người bạn thân thiết của tôi đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.

ii


TÓM TẮT
Tên đề tài:
“Đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác động đến thu hút dòng
vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005-2014”
1. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Một trong những mối quan tâm được nhiều nhà nghiên cứu trước đây tiếp cận về yếu
tố năng lực cạnh tranh tranh tác động đến khả năng thu hút dòng vốn FDI nhằm tạo ra môi
trường đầu tư vô hình về quản lý nguồn lực cấp tỉnh của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp nước ngoài ở các khía cạnh: (1) Gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai; (3) Tính
minh bạch; (4) Chi phí thời gian; (5) Chi phí không chính thức; (6) Tính năng động; (7)
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Đào tạo lao động; (9) Thiết chế pháp lý. Trước sự khác
biệt khả năng thu hút vốn FDI ở mỗi địa phương đặc biệt ở khu vực phía Nam (khu vực
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích mối
quan hệ dài hạn giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial
Competitiveness Index) và khả năng thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam nhằm
khám phá ra yếu tố năng lực quản lý và điều hành của địa phương nào đem lại hiệu quả
trong việc thu hút vốn FDI.
2. Quy trình thiết kế và thảo luận kết quả nghiên cứu
Quy trình thiết kế nghiên cứu của đề tài được thực hiện gồm 03 bước:
Bước 1: Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Ở bước này, tác giả lược khảo
tài liệu và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến việc thu hút
đến dòng vốn FDI, trong đó chú trọng nhiều đến bằng chứng thực nghiệm về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh ảnh hưởng đến dòng vốn FDI địa phương. Kế thừa những lý thuyết và kết quả
nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình và giả nghiên cứu về đo lường mối quan hệ dài
hạn giữa chỉ số năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút dòng vốn FDI.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thô. Ở bước này, số liệu nghiên cứu FDI
được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI được lấy từ nguồn
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sau khi xử lý đồng nhất các đơn vị
đo của số liệu qua các năm, mô hình được phân tích dưới dạng số liệu bảng thì phương pháp
nghiên cứu cần được lựa chọn phù hợp để phân tích số liệu bảng nhằm đánh giá sự biến
động theo không gian (sự khác biệt địa phương thu hút dòng vốn FDI) và thời gian (giai
đoạn 2005-2014) nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa chỉ số PCI và khả năng thu hút vốn FDI.
Bước 3: Sử dụng công cụ định lượng phân tích kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở vận
dụng 03 phương pháp pooled-OLS, FE và RE của Park H.M. (2011) trong phân tích dữ liệu
bảng. Trên cơ sở dữ liệu đưa vào mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp định
lượng FE và RE phù hợp với dữ liệu bảng, vì cả hai phương pháp này đều cho thấy sự khác
iii 
 



biệt khả năng thu hút dòng vốn FDI địa phương. Mục đích của phương pháp định lượng này
cũng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đo lường mối quan hệ giữa PCI và
FDI địa phương.
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số PCI và khả năng thu hút vốn FDI địa
phương dựa trên 02 tiêu chí biến phụ thuộc: (1) vốn đăng ký địa phương (lnFDI), ý nghĩa
đơn vị đo được xem xét nếu chỉ số năng lực cạnh PCI thay đổi 01 điểm dẫn đến sự thay đổi
100 * hệ số (%) trong vốn đăng ký FDI; (2) số dự án đăng ký địa phương (lnNOP), ý nghĩa
đơn vị đo được xem xét nếu chỉ số năng lực cạnh PCI thay đổi 01 điểm dẫn đến sự thay đổi
100 * hệ số hồi quy (%) trong số dự án đăng ký FDI. Kết quả phương trình hồi quy FE và
RE như sau:
- Biến phụ thuộc vốn đăng ký (lnFDI):
FE: lnFDI = 2.0104 + 0.1378*gianhap – 0.0745*tiepcandd – 0.1389*minhbach
+ 0.1782*thoigian – 0.0708*khongct + 0.0577*nangdong
– 0.0796*hotro + 0.2261*daotao + 0.1064*phaply + 1
RE: lnFDI = 1.7202 + 0.1309*gianhap – 0.1151*tiepcandd – 0.0884*minhbach
+ 0.1709*thoigian – 0.0656*khongct + 0.0503*nangdong
– 0.0417*hotro + 0.2234*daotao + 0.1045*phaply + 2
Kết quả kiểm định cho thấy chỉ số đào tạo lao động (daotao) có mối quan hệ đồng
biến với vốn đăng ký FDI địa phương. Hàm ý này cho biết chính sách đào tạo lao động hỗ
trợ doanh nghiệp càng tốt thì mức độ ảnh hưởng đến quy mô vốn đăng ký FDI địa phương
tại khu vực phía Nam càng gia tăng.
- Biến phụ thuộc số dự án đăng ký (lnNOP):
FE: lnNOP = 1.4391 – 0.0287*gianhap – 0.0219*tiepcandd – 0.0653*minhbach
+ 0.1799*thoigian + 0.0717*khongct – 0.0283*nangdong
+ 0.0002*hotro + 0.0664*daotao – 0.0673*phaply + 3
RE: lnNOP = 1.2479 – 0.0311*gianhap – 0.0297*tiepcandd – 0.0487*minhbach
+ 0.1792*thoigian + 0.0697*khongct – 0.0295*nangdong
+ 0.0114*hotro + 0.0645*daotao – 0.0715*phaply + 4

Kết quả kiểm định cho thấy chỉ số chi phí thời gian (thoigian) có mối quan hệ đồng
biến với số dự án đăng ký FDI địa phương. Hàm ý này cho thấy yếu tố chi phí thời gian (tức
là đơn giản hóa các thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp) càng tăng
thì mức độ ảnh hưởng đến số dự án đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam càng
tăng.
Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của đề tài còn rút ra: (1) hàm ý thứ nhất đo lường mối
quan hệ giữa các tiêu chí xây dựng chỉ số chính sách đào tạo lao động (daotao) với khả năng
thu hút dòng vốn FDI địa phương. Kết quả cho thấy chính quyền địa phương tại khu vực
phía Nam thực hiện tốt chính sách cung cấp dịch vụ việc làm và nguồn lực lao động cho các
iv 
 


doanh nghiệp FDI; (2) hàm ý thứ hai đo lường mối quan hệ giữa các tiêu chí xây dựng chỉ
số chi phí thời gian (thoigian) với khả năng thu hút dòng vốn FDI địa phương. Kết quả cho
thấy chỉ số chi phí thời gian (thoigian) phát huy tác dụng nếu việc thanh tra, kiểm tra đúng
đối tượng và mục đích, dẫn đến việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, không
cần thiết triển khai đồng loạt về công tác này.
3. Kết luận
Với kết quả phân tích, ta thấy rằng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong
chiến lược thúc đẩy và phát triển nền kinh tế - xã hội, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, địa phương cần có nhiều hỗ trợ để nâng cao
năng lực chuyên môn và trình trình độ học vấn của người lao động thông qua các trung tâm
đào tạo, giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng, đại học,... Tập trung đẩy mạnh công tác
đào tạo nguồn nhân lực thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu luật pháp quốc tế,
tập quán các nước, nâng cao kỹ năng đàm phán, khai thác thông tin về thị trường quốc tế,...
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập. Tăng cường sự liên kết giữa
các trung tâm đào tạo với các doanh nghiệp trong tỉnh, thành lập quỹ đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Ngoài ra, địa phương cần có nhiều chế độ, chính sách, cải thiện môi trường
làm việc để thu hút nhiều nhân tài có trình độ cao về công tác lâu dài tại tỉnh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện cơ chế
"một cửa liên thông" trong giải quyết hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục
chứng nhận đầu tư, xóa bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà; tạo một hệ thống thủ
tục đơn giản, công khai, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp
xã, phường, đẩy mạnh cải cách hơn nữa việc thực thi luật và giảm bớt các thủ tục hành
chính phiền hà. Cải cách tiền lương, xây dựng một cơ chế tài chính thích hợp, áp dụng điện
tử hóa, tin học hóa nền hành chính nhà nước. Xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ với các cấp
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Thời gian
thực hiện các quy định của Nhà nước cần được rút ngắn để doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục hành chính đơn giản, dễ hiểu đồng thời đảm bảo các cơ quan Nhà nước của địa phương
thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra cần phải công khai minh bạch các văn bản
pháp lý, phí, lệ phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ đồng thời khi có bất kì sự thay đổi đáng
kể nào thì cần đảm bảo được những thông tin đó doanh nghiệp dễ dàng truy cập.
Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu có giá trị
tham khảo cho những người quan tâm đến các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác
động như thế nào đến việc thu hút dòng vốn FDI trong dài hạn, các nhà hoạch định chính
sách và những người làm công tác nghiên cứu.


 


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii

DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Lý do hình thành đề tài............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài ................................................................. 4
1.7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 6
2.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm FDI và thu hút FDI ........................................................................ 6
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh ....................................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................................. 11
2.1.4. Các chỉ số năng lực cạnh tranh ...................................................................... 11
2.2. Lý thuyết về cạnh tranh quốc gia ........................................................................... 16
2.3. Các yếu tố năng lực cạnh tranh ảnh hưởng đến đầu tư .......................................... 17
2.4. Các nghiên cứu trước ............................................................................................. 20
2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 25
2.4.2. Nghiên cứu trong nước................................................................................. 27
vi


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 25
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 25
3.1.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 25
3.1.2. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .................................................................. 25
3.1.3. Sử dụng thống kê mô tả, công cụ hối quy .................................................... 27
3.2. Xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................ 30
3.2.1. Xây dựng giả thuyết ..................................................................................... 30

3.2.1.1. Chi phí gia nhập thị trường ...................................................................... 36
3.2.1.2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất .................................... 36
3.2.1.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ...................................................... 37
3.2.1.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước ..................... 38
3.2.1.5. Chi phí không chính thức......................................................................... 39
3.2.1.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo ............................................ 39
3.2.1.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................................... 40
3.2.1.8. Dịch vụ đào tạo lao động ......................................................................... 41
3.2.1.9. Thiết chế pháp lý...................................................................................... 42
3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 45
4.1. Tình hình đầu tư FDI.............................................................................................. 45
4.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam ....................................................... 45
4.1.2. Tình hình thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam ................................ 46
4.1.2.1. Thống kê mô tả: ....................................................................................... 46
4.1.2.2. Mối tương quan giữa PCI và FDI: ........................................................... 49
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................................. 50
4.2.1. Thống kê mô tả các chỉ số thành phần PCI ................................................... 50
4.2.2. Kết quả hồi quy: ............................................................................................ 53
4.2.2.1. Phương pháp hồi quy pooled OLS: ......................................................... 53
4.2.2.2. Phương pháp hồi quy FE (hiệu ứng cố định):.......................................... 55
4.2.2.3. Phương pháp hồi quy RE (hiệu ứng ngẫu nhiên): ................................... 57
vii


4.2.2.4. Kiểm định Hausman: ............................................................................... 60
4.2.3. Kiểm định giả thuyết ban đầu và các hàm ý rút ra ....................................... 61
4.2.3.1. Kiểm định các giả thuyết ban đầu............................................................ 61
4.2.3.2. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................... 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 68

5.1. Kết luận .................................................................................................................. 68
5.2. Đề xuất một số kiến nghị ....................................................................................... 68
5.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 68
5.2.2. Hoàn thiện bộ máy hành chính ...................................................................... 69
5.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và pháp lý.............................................................. 70
5.2.4. Hình thành một số tập đoàn kinh tế ............................................................... 71
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

GDP

Tổng sản phẩm trong nước


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

LDCs

Các quốc gia kém phát triển

NAFTA

Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế

RIA

Thỏa thuận hội nhập khu vực

TWMNCs

Các công ty đa quốc gia

UNCTAD

Diễn đàn thương mại và phát triển liên hiệp quốc

WTO


Tổ chức Thương mại thế giới

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 25
Hình 3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................ 44
Hình 4.1. Xu thế vốn đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam ......................... 47
Hình 4.2. Mật độ vốn đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam ........................ 48
Hình 4.3. Xu thế số dự án đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam .................. 49
Hình 4.4. Mật độ số dự án đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam ................. 49
Hình 4.5. Mối tương quan chỉ số PCI và vốn, số dự án đăng ký FDI ........................... 50

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Các nghiên cứu quyết định đến dòng vốn FDI ............................................... 9
Bảng 2.2. Chỉ số năng lực năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI ...................................... 13
Bảng 2.3. Trọng số và ngưỡng thu nhập tính theo giao đoạn phát triển ....................... 14
Bảng 2.4. Mức độ ảnh hưởng các chỉ số cấu thành PCI (hay còn gọi là trọng số) ....... 15
Bảng 2.5. Các chỉ số cạnh tranh quốc tế........................................................................ 18
Bảng 2.6. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và FDI địa phương ................................... 22
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................... 25
Bảng 3.2: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu bảng .......................... 44
Bảng 4.1. Vốn đăng ký và số dự án FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005-2014 . 47

Bảng 4.2. Thống kê các chỉ số đặc trưng ...................................................................... 51
Bảng 4.3. Kiểm định mối tương quan giữa 09 chỉ số thành phần PCI và FDI ............. 52
Bảng 4.4. Mối tương quan giữa 09 chỉ số thành phần PCI và FDI phân theo vùng ..... 53
Bảng 4.5. Phương pháp hồi quy pooled OLS với biến phụ thuộc vốn đăng ký FDI .... 54
Bảng 4.6. Phương pháp hồi quy pooled OLS với biến phụ thuộc số dự án FDI ........... 55
Bảng 4.7. Phương pháp hồi quy FE với biến phụ thuộc là vốn đăng ký FDI ............... 56
Bảng 4.8. Phương pháp hồi quy FE với biến phụ thuộc là số dự án FDI...................... 57
Bảng 4.9. Phương pháp hồi quy RE với biến phụ thuộc là vốn đăng ký FDI ............... 58
Bảng 4.10. Phương pháp hồi quy RE với biến phụ thuộc là số dự án FDI ................... 58
Bảng 4.11. Kiểm định nhân tử Lagrange Breusch-Pagan (B-P LM Test) ........................... 59
Bảng 4.12. Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc vốn đăng ký lnFD ...................... 60
Bảng 4.13. Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc ln_NOP ...................................... 61
Bảng 4.14. Lựa chọn phương pháp để phân tích dữ liệu bảng ...................................... 61
Bảng 4.15. Kiểm định giả thuyết 09 chỉ số thành PCI tác động đến FDI ..................... 62
Bảng 4.16. Các tiêu chí thuộc chỉ số đào tạo lao động.................................................. 62
Bảng 4.17. Kiểm định tương quan lnFDI, lnNOP và các tiêu chí thuộc chính sách ..... 64
Bảng 4.18. Các tiêu chí thuộc chỉ số thời gian .............................................................. 65
Bảng 4.19. Kiểm định tương quan lnFDI, lnNOP và các tiêu chí thuộc chi phí thời ... 66

xi


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do hình thành đề tài
Ở khía cạnh khoa học, nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm khác nhau
đã được phát triển từ thập niên 1960 để giải thích dòng vốn FDI, những lý thuyết
công bố có thể giải thích dòng vốn FDI liên quan đến các khía cạnh vi mô chẳng
hạn như yếu tố cạnh tranh, hành vi tổ chức công ty đa quốc gia và khía cạnh vĩ mô

chẳng hạn như tăng trưởng, phân bổ nguồn lực, quy mô. Một trong những mối quan
tâm được nhiều nhà nghiên cứu trước đây tiếp cận về yếu tố năng lực cạnh tranh
tranh tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI và tăng trưởng kinh tế, gồm
hai nhóm yếu tố cơ bản : nhóm thứ nhất là yếu tố nguồn lực, công suất và thị trường
(RCM – Resouces, Capabilities and Markets) tạo ra môi trường đầu tư hữu hình hỗ
trợ doanh nghiệp sản xuất và tạo ra của cải vật chất; nhóm thứ hai là yếu tố thể chế
(I – Institutions) tạo ra môi trường đầu tư vô hình về quản lý nguồn lực mà Chính
phủ cung cấp chẳng hạn như đào tạo lao động, các quy định pháp lý và ưu đãi đầu
tư cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, cách tiếp cận nghiên cứu trước đây, đều xoay quanh 03 vấn đề
chính về yếu tố năng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI: vấn đề thứ nhất là hướng
tiếp cận tăng trưởng năng suất sản xuất nếu cấu trúc thể chế được quản lý tốt, có thể
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; vấn đề thứ hai được các doanh nghiệp quan tâm
là thể chế của một quốc gia nếu yếu kém làm tăng chi phí cho hoạt động đầu tư; và
vấn đề còn lại là năng lực cạnh tranh hoạt động không hiệu quả dẫn đến tính không
chắc và dễ bị tổn thương trong việc thu hút vốn đầu tư. Phần lớn các nghiên cứu tại
Việt Nam tiếp cận chủ yếu xoay quanh hai nhóm yếu tố chính: yếu tố vĩ mô (quy
mô thị trường, tăng trưởng, lạm phát, hiệu quả đầu tư, độ mở thương mại, v.v…) và
yếu tố năng lực cạnh tranh của địa phương (chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất
đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình
đẳng, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, ổn
định chính trị, ưu đãi đầu tư, v.v…). Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương nghiên cứu tại
Việt Nam thì các nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu bảng về
1


chỉ số chung PCI đo lường yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tác động đến thu hút
dòng vốn FDI trong ngắn hạn và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào sử dụng dữ
liệu bảng với khía cạnh tiếp cận là đo lường các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PCI tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI cấp tỉnh trong dài hạn

(2005-2014). Do đó, việc nghiên cứu về mối quan hệ trong dài hạn giữa yếu tố năng
lực cạnh tranh và thu hút FDI là cần thiết.
Ở khía cạnh thực tiễn, cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư nước
ngoài ở nước ta là Nghị quyết số 115/CP ngày 18-4-1977 của Thủ tướng ban hành
Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
dưới các hình thức khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Sau
đó, quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12-1987 và sửa
đổi bổ sung vào năm 1990, 1992. Ngày 12-11-1996, Quốc hội đã thông qua luật
mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill
Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này
thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989. Luật
đầu tư (2005) ra đời là sự thống nhất giữa luật đầu tư trong nước và nước ngoài, gỡ
bỏ những rào cản và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầu tư. Luật đầu tư của Việt
Nam (2014) tiếp tục cải cách thủ tục hành chính so với Luật đầu tư (2005). Qua đây
cũng cho thấy, hệ thống luật đầu tư đã và đang hoàn thiện tạo những minh bạch,
công khai, công bằng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, cần có một
nghiên cứu đánh giá trong dài hạn về mối quan tâm của doanh nghiệp FDI về thể
chế của Chính phủ hoạt động có hiệu quả hay không vì nó tác động không nhỏ đến
chi phí và hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Việc cải thiện môi trường đầu tư đã tác động lan tỏa lớn tới thu hút vốn FDI,
đặc biệt là khu vực phía Nam, chẳng hạn như tại Long An, tỉnh đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho năm 2014 là 90 dự án FDI, bằng 173% so với năm 2013 với tổng
số vốn đăng ký 443 triệu USD; tại Đồng Nai, Bình Dương tuy số dự án FDI tăng
không đáng kể so với năm 2013 nhưng tổng số với đăng ký tăng mạnh, cụ thể là tại
Đồng Nai có số vốn đăng ký đạt 1832,7 triệu USD tăng 57,5% so với năm 2013 và
tại Bình Dương có số vốn đăng ký đạt 1477,1 triệu USD tăng 38% so với năm
2013; tại TPHCM, BR-VT mặc dù số dự án đăng ký năm 2014 tuy giảm so với năm
2013 nhưng tổng vốn đăng ký xu thế tăng, cụ thể tại TPHCM đạt 3269,1 triệu USD
2



với mức tăng đáng kể 64,8% so với năm 2013 và BR-VT đạt 304,7 triệu USD với
mức tăng đáng kể 52,4% so với năm 2013; tại Tây Ninh số dự án đăng ký năm 2014
chỉ đạt 24 dự án nhưng tổng vốn đăng ký 749,2 triệu USD tăng 305% so với năm
2013 (GSO, 2013-2014). Điều nay cho thấy sự hồi phục kinh tế cũng như việc cải
thiện môi trường đầu tư tại địa phương có tác động lan tỏa tới việc thu hút dòng vốn
FDI. Chính vì lý do trên nên luận văn nghiên cứu “Đo lường các yếu tố năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác động đến thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía
Nam giai đoạn 2005-2014” nhằm mục đích làm rõ nguyên nhân các yếu tố nào
thuộc trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và
dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005 - 2014.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các thành phần của chỉ số PCI có tác động cùng chiều hay ngược chiều đến
dòng vốn FDI của địa phương khu vực phía nam trong giai đoạn 2005 - 2014?
Mức độ tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh này tác động như thế
nào đến dòng vốn FDI?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là mối quan hệ của các yếu tố năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và dòng vốn đầu tư FDI tại khu vực phía Nam trong
giai đoạn 2005-2014.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dựa trên yếu tố kinh tế về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam để đo lường mức độ thu
hút dòng vốn FDI địa phương trong giai đoạn 2005 – 2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
với dữ liệu bảng (panel data): phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS)

với dữ liệu gộp (pooled data), hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE).
Đối với dạng dữ liệu bảng hỗn hợp (panel data) thì OLS không phải là một lựa chọn
hợp lý vì phương pháp này là phương pháp ước lượng đơn giản nhất và trong
3


trường hợp này OLS có thể làm cho các hệ số ước lượng không vững hoặc bị chệch
và khả năng kiểm tra ý nghĩa thống kê không còn chính xác. Mặc dù, phương pháp
FE là phương pháp ước lượng tương đối tốt để đánh giá tác động của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc, nhưng FE lại không thể ước lượng được hệ số cho các biến
có giá trị cố định theo thời gian như khoảng cách giữa các nước hoặc có chung
đường biên giới mà đây lại là các biến quan trọng trong mô hình lực hấp dẫn. RE có
thể ước lượng được hệ số của các biến có giá trị cố định theo thời gian nhưng lại
không thể cho kết quả tốt nếu các mẫu lựa chọn trong mô hình không đồng nhất. Để
kết hợp ưu điểm của cả 2 phương pháp FE và RE, Hausman và Taylor (1981) đã đề
xuất một phương pháp ước lượng mới của Hausman–Taylor. Một vài kiểm định của
các tác giả như Mcpherson và Trumbull (2003), Egger (2005) đã chỉ ra rằng kết quả
ước lượng dùng phương pháp Hausman–Taylor ít nhất là phù hợp với 2 phương
pháp FE, RE thường là tốt và đáng tin cậy hơn. Với cách tiếp cận đó, tác giả sẽ
dùng phương pháp ước lượng Hausman–Taylor cho phân tích thực nghiệm trong
nghiên cứu này.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp kết quả
thực nghiệm của tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến dòng
vốn FDI của khu vực phía Nam, để từ đó các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để
đề ra các biện pháp, chính sách để nâng cao việc thu hút dòng vốn FDI địa phương
tại khu vực phía Nam.
Ý nghĩa khoa học: các nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh và dòng
vốn FDI địa phương chỉ tiếp cận trong ngắn hạn chẳng hạn như Malesky (2007)
nghiên cứu về khía cạnh quản trị cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại

Việt Nam với dữ liệu bảng giai đoạn 2005-2007, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn
Thắng (2007) nghiên cứu khía cạnh phân tích tổng quan vị trí đầu tư cấp tỉnh và đầu
tư trực tiếp nước ngoài với dữ liệu chéo năm 2005, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn
Đại Hiệp (2011) nghiên cứu khía cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
nước ngoài FDI tại Việt Nam với dữ liệu bảng giai đoạn 2006-2009. Ngoài việc hệ
thống hóa cơ sở lý luận về mối quan hệ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và dòng vốn
FDI, nội dung nghiên cứu đóng góp một phần kết quả thực nghiệm về mối quan hệ
về năng lực cạnh tranh và dòng vốn FDI trong dài hạn.
4


1.7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày tóm lược
quá trình nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: tổng quan lý thuyết về FDI và các yếu tố năng
lực cạnh tranh ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Tổng hợp các nghiên cứu trước và từ
đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu: Nội dung chương này trình
bảy việc thiết kế quy trình nghiên cứu và đề xuất phương pháp phân tích định lượng
cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Chương 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu: Chương này đưa ra các kết quả
phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời đưa
ra các nhận xét trong quá trình phân tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường
thu hút dòng vốn FDI địa phương khu vực phía Nam.

5



CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm:
2.1.1. Khái niệm FDI và thu hút FDI
Lý do trọng tâm để trong việc nghiên cứu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) ở các nước đang phát triển có vai trò quan trọng, giải thích các yếu tố
tác động vĩ mô và môi trường cạnh tranh. Sự tiến triển của các lý thuyết về đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) từ thập niên 1960s đến nay, các khái niệm về đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI thể hiện như sau:
- Theo quan điểm của tổ chức IMF (1993), WTO (1996); UNCTAD (1999)
và OECD (2008) đều có nhận định chung là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phản
ánh mục tiêu của việc thiết lập một mối quan tâm lâu dài của một doanh nghiệp cư
trú trong một nền kinh tế (chủ đầu tư trực tiếp) hơn là một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp. Sự quan tâm lâu dài thể hiện sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các
chủ đầu tư trực tiếp trong một nền kinh tế và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và
tầm quan trọng về mức độ ảnh hưởng đến việc quản lý của các doanh nghiệp này.
Bằng chứng cho thấy có quyền biểu quyết 10% trở lên của các chủ đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến một nền kinh tế khác. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo
mức tối thiểu 10% vốn cổ phần ban đầu, có thể thấy mục tiêu chủ yếu của nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài là thông qua phần vốn được sử dụng ở nước ngoài, nhà đầu
tư nước ngoài giành quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý
doanh nghiệp.
- Theo Moosa (2002), FDI là một quá trình đầu tư mà quốc gia có thế mạnh
về nguồn lực được quyền sở hữu tài sản và kiểm soát quá trình sản xuất, phân phối
và các hoạt động khác ở một nước khác (nước chủ nhà).
- Theo khái niệm FDI tại Luật Đầu tư Việt Nam (2005) thì FDI được hiểu là
“việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản
nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động
kinh doanh”. Đến năm 2014, Luật đầu tư của Việt Nam (2014) tiếp tục cải cách thủ

tục hành chính so với Luật đầu tư (2005) gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm của

6


nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư: “Nhà đầu tư nước ngoài là
cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận khái niệm thu hút FDI:
- Khởi nguồn từ nghiên cứu của Hymer (1960) cho thấy sự mở rộng của một
công ty vượt ra ngoài ranh giới vào một quốc gia mới dẫn đến sự dịch chuyển dòng
tài chính từ các công ty mẹ cho công ty con. Các nghiên cứu của Ansoff (1965);
Rugman (1979) và Mintzberg (1987) cho rằng đa dạng hóa quốc tế cho các doanh
nghiệp là rất quan trọng bởi vì nó được dựa trên khai thác cơ hội thị trường nước
ngoài và quốc tế để làm tăng vị thế cạnh tranh của công ty và mở rộng phát triển
của một công ty vượt ra ngoài ranh giới địa phương của nước mình.
- Các nghiên cứu của Graham và cộng sự (1978), Welch và Luostarinen
(1988), Calof và Beamish (1995), Dunning (2002), Dunning & Zhang (2007) cho
rằng vị thế cạnh tranh của công ty đa quốc gia bỏ vốn đầu tư ra nước ngoài phụ
thuộc nhiều vào chiến lược, nguồn lực, cơ cấu tổ chức tại môi trường quốc tế.
- Nghiên cứu của Vernon (1966), Kojima (1975); Markusen (1997); Daniels
và Radebaugh (1998); Heiduk và Prinz (1999); Egger và Pfaffermayr (2000);
Markusen (2001); Helpman (1984) cho rằng các mối quan hệ FDI xuất khẩu và
thương mại được xem là một hệ quả về sự thay đổi dòng chảy thương mại. Tùy
thuộc vào đặc điểm riêng của từng nước FDI có thể hỗ trợ, hoặc thậm chí thay thế,
thương mại, ban đầu một quốc gia tập trung vào lợi thế chi phí so sánh của mình
nhưng những yếu tố này không duy trì theo thời gian vì còn chịu ảnh hưởng bởi
chuyển nhượng vốn, công nghệ và quản lý tài nguyên (Kojima, 1975), dẫn đến hình
thành mô hình dòng chảy thương mại quốc tế (Daniels và Radebaugh, 1998; Heiduk
và Prinz, 1999). Bên cạnh đó, nghiên cứu về chu kỳ sản phẩm của thương mại quốc

tế (Vernon, 1966) kết hợp quan điểm của sản phẩm trưởng thành như thế nào với sự
tiến hóa trong các hoạt động quốc tế của một công ty cho thấy mô hình của thương
mại và thay đầu tư theo thời gian.
- Nghiên cứu của Buckley và Casson (1976); Hennart (1982); Dunning
(1988); Ietto-Gillies (2005) cho rằng quá trình quốc tế hóa được phát triển nhằm
giải thích sản xuất quốc tế và dòng chảy FDI tùy thuộc vào các yếu tố sản xuất hàng

7


hoá và dịch vụ; các hoạt động tiếp thị, đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật
quản lý và có sự tham gia của các thị trường tài chính.
- Nghiên cứu của Andersen (1997); Coviello và McAuley (1999); Dunning,
(2002) chi phí giao dịch trong trao đổi tài sản, tần suất trao đổi kinh tế và sự không
chắc chắn xung quanh việc trao đổi các nguồn lực, trong đó thành phần của các quy
mô giao dịch được quyết định bởi các thước đo quản trị hiệu quả về chi phí giao
dịch và có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong việc đầu tư ra nước ngoài.
- Nghiên cứu Caves (1971), Johanson và Vahlne (1977) cho rằng những hoạt
động độc lập và chuỗi liên kết từ khâu sản phẩm trung gian đến khâu sản phẩm tiêu
dùng cuối cùng kếp hợp với kiến thức chuyên môn và trình độ quản lý. Nếu thị
trường cho các sản phẩm trung gian không hoàn hảo tạo một sự khuyến khích cho
các công ty FDI hoạt động tạo ra lợi nhuận tăng thêm cao hơn so với chi phí phát
sinh. Chính vì thế, đây chính là động lực tạo ra lợi thế thương mại và dòng chảy
FDI vào quốc gia khác mà họ có lợi thế so sánh. Một nghiên cứu khác của Caves
(1971) liên kết giữa lý thuyết tổ chức công nghiệp và lý thuyết của Hymer, đưa ra
một sự phân biệt giữa FDI theo chiều ngang và dọc:
+ FDI theo ngang xảy ra khi các công ty sở hữu tài sản duy nhất hoặc vô
hình mà những người khác không có, chẳng hạn như kiến thức cấp trên hoặc thông
tin về sản phẩm và thị trường của mình. Nhưng FDI ngang xảy ra khi lợi nhuận ở
nước sở tại dựa vào sản xuất thành công tại địa phương. Yếu tố hội nhập theo chiều

ngang được thể hiện như là nội lực sản xuất của doanh nghiệp thay thế xuất khẩu và
giải thích sự phát triển quốc tế qua các giai đoạn (Johanson và Vahlne, 1977);
+ FDI theo chiều dọc xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của sản xuất trong
cùng một ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực tương đồng và chủ yếu đều phụ thuộc
cao vào công nghệ và chất lượng. Có hai hình thức FDI theo chiều dọc: hoạt động
FDI theo chiều dọc liên kết lùi là hoạt động đầu tư vào một ngành ở nước ngoài
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất của doanh nghiệp nội
địa. Trong thực tế, hầu hết hoạt động FDI theo hình thức này được tiến hành trong
ngành công nghiệp khai khoáng và mục tiêu đặt ra của các hoạt động đầu tư như
vậy là cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các công ty có hoạt động hạ nguồn.
Trong khi đó, FDI theo chiều dọc liên kết tiến là hoạt động đầu tư vào một ngành ở

8


nước ngoài giúp tiêu thụ các đầu ra và hỗ trợ các quy trình sản xuất cho công ty nội
địa (Bora, 2002; Jones và Wren, 2006).
- Nghiên cứu của Dunning (2000, 2001) đưa ra phân tích về mô hình chiết
trung (OLI) về 03 lợi thế so sánh: lợi thế sở hữu (O), lợi thế vị trí (L) và lợi thế
quốc tế hóa (I). Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau đánh giá hoạt động FDI,
nhưng nhìn chung hoạt động FDI là một hoạt động quốc tế, trong đó các công ty đa
quốc gia đóng vai trò chủ đạo bỏ vốn đầu tư hoặc tài sản lớn vào một nền kinh tế
khác để sở hữu, điều hành, kiểm soát nguồn lực vì mục tiêu lợi nhuận và các lợi ích
kinh tế khác.
Bảng 2.1. Các nghiên cứu quyết định đến dòng vốn FDI
TT

Nghiên cứu

Quyết định đến dòng vốn FDI

Lợi thế sở hữu
Quy mô thị trường được đo của
GDP hoặc doanh số của các công ty
đa quốc gia
Quy mô doanh nghiệp
Lợi thế về nghiên cứu và phát triển
R&D, chi tiêu quảng cáo

1

Jorgenson (1963), Chenery (1952),
Koyck (1954)

2
3

Horst (1972)
Horst (1974),
Swdenborg (1979),
Caves and Pugel (1980)
Yu (1990),
Kogut and Chang (1996)
Belderbos, Sleuwaegen (1996),
Head, Ries and Swenson (1995)
Caves (1971),
Pugel (1978),
Knickerbocker (1973)
Kumar (2002)

4

5
6
7
8

1
2
3
4
5

Dựa vào kinh nghiệm các doanh
nghiệp FDI trước đây
Sự liên kết nội bộ doanh nghiệp và
hoạt động lợi ích nhóm
Ngành công nghiệp có nhiều người
bán (Cạnh tranh không hoàn hảo)

Sự phân bố không đồng đều giữa các
tổ chức có kiến thức chuyên sâu
trong lĩnh vực FDI
Dunning (1977, 1980, 1988),
Lợi thế sở hữu các tài sản vô hình,
Clegg (1987)
các quốc gia có mức độ chi tiêu
R&D cao và có lợi thế vị trí
Lợi thế vị trí
Aliber (1972)
Tỷ giá hối đoái thực
Kogut and Chang (1996)

Tỷ giá hối đoái thực và kinh nghiệm
những nhà đầu tư đi trước
Barrel and Pain (1996)
Quy mô thị trường, tỷ giá hối đoái
và chi phí đầu vào tương đối
Newfarmer and Marsh (1981),
Tập trung hóa ngành công nghiệp
Dunning (1981)
của nước chủ nhà
Narula & Dunning (2000), North
Các thiết lập thể chế (như yếu tố
9


TT

Nghiên cứu

6

(1990), Mudambi & Navarra (2003),
Rugman & Verbecke (1998, 2004)
Kumar (2002)
- FDI định hướng thị trường
- FDI định hướng nhập khẩu

Quyết định đến dòng vốn FDI
kinh tế và chính trị) trong một quốc
gia có dòng vốn FDI


- Yếu tố cầu, hạ tầng, thuế xuất
- Độ mở, hạ tầng, yếu tố đầu vào,
khoảng cách địa lý
- FDI định hướng xuất khẩu tại quốc - Yếu tố chiến lược và chính trị, thỏa
gia thứ 3
hiệp khu vực, độ mở thương mại
Lợi thế quốc tế hóa
13 Kindleberger (1969), Hymer (1960) Lợi thế tài chính, công nghệ, quản lý
14 Buckley and Casson (1976)
Nhu cầu cắt giảm chi phí giao dịch
và độ trễ thời gian
Nguồn: Tổng hợp của các giả
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh
Theo Michael Porter (1990), Mô hình cạnh tranh hoàn hảo giả thiết rằng tỷ
suất lợi nhuận và mức độ rủi ro là cân bằng giữa các doanh nghiệp và giữa các
ngành trong nền kinh tế. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ ngành của
nền kinh tế nào cũng đều có tỷ suất lợi nhuận tiềm năng và mức độ rủi ro như nhau
do cơ chế tự điều tiết của cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong môi trường có mức
lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao sẽ tìm có xu hướng rút lui và tìm đến ngành có tiềm
năng lợi nhuận cao hơn và ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, nhiều mô hình nghiên cứu gần
đây lại khẳng định các ngành kinh doanh khác nhau có khả năng sinh lợi khác nhau,
sự khác biệt này có nguyên nhân từ các đặc tính cấu trúc của ngành. Ví dụ các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông có tỷ suất lợi nhuận khác
với các công ty xây dựng hay các công ty chế biến thực phẩm. Michael Porter đã
cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh
doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực
lượng cạnh tranh. Theo Porter, các điều kiện cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này, ngoài các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau trong nội bộ ngành, còn các nhan tố khác như khách hàng, hệ thống
cung cấp, các sản phẩm thay thế hay các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Các nhà

quản trị chiến lược mong muốn phát triển lợi thế nhằm vượt trên các đối thủ cạnh
tranh có thể sử dụng công cụ này để phân tích các đặc tính và phạm vi của ngành ở
đó hoạt động kinh doanh của mình đang được diễn ra hoặc sẽ nhắm tới.

10


2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh:
Theo Teece và cộng sự (1997), năng lực cạnh tranh động được định nghĩa là
khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để
đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh. Mô hình tạo năng lực động và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp được mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố (vô hình)
chính tạo nên năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố chính tạo nên năng lực động của doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí VRIN
(Eiisenhardt & Martin, 2000): năng lực marketing; năng lực sáng tạo; định hướng
kinh doanh và định hướng học hỏi.
Năng lực cạnh tranh là khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua giữa
các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng.
Trên giác độ kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như
năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh
tranh của sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh quốc gia hay cấp tỉnh đòi hỏi tính hiệu quả kinh tế cao,
năng lực sản xuất lớn góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế, đồng thời có khả năng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác với mục
tiêu gia tăng doanh số cho xuất khẩu, tạo thêm việc làm.
2.1.4. Các chỉ số năng lực cạnh tranh
Theo các tổ chức IMF (1993), WTO (1996); UNCTAD (1999) và OECD
(2008), các chỉ số đo lường tác động FDI: (1) Nhóm chỉ số đo lường đầu tư trực tiếp
nước ngoài: nhóm chỉ số toàn cầu hóa (dòng vốn tài chính FDI vào/ra tính trên phần

trăm GDP; dòng thu nhập FDI vào/ra tính trên phần trăm GDP; vốn đăng ký FDI
tính trên % GDP); nhóm chỉ số đóng góp vào ngành công nghiệp và nền kinh tế
nước chủ nhà (tỷ lệ tương đối dòng vốn tài chính FDI của một quốc gia nước ngoài
đầu tư trên tổng dòng vốn tài chính FDI của quốc gia nước chủ nhà; tỷ lệ tương đối
dòng thu nhập FDI của một quốc gia nước ngoài đầu tư trên tổng dòng thu nhập
FDI của quốc gia nước chủ nhà; tỷ lệ tương đối vốn đăng ký FDI của một quốc gia
nước ngoài đầu tư trên tổng vốn đăng ký FDI của quốc gia nước chủ nhà); chỉ số tỷ
suất sinh lời FDI (tỷ số sinh lời về thu nhập FDI vào/ra) và nhóm chỉ số đo lường
FDI khác (chỉ số thể hiện mức độ tập trung hóa FDI, chỉ số FDI khác thể hiện trong
11


báo cáo kinh tế); (2) Nhóm chỉ số kinh tế của các công ty đa quốc gia: doanh số hay
sản lượng; tuyển dụng; giá trị gia tăng; xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ; số doanh nghiệp thành lập và các biến giải thích khác (tài sản, bồi thường lao
động, giá trị tài sản ròng, vốn thặng dư hoạt động thuần, tổng tài sản cố định, thuế
thu nhập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển).
Các nền kinh tế dựa trên tri thức đã trở thành một xu hướng lớn trong xã hội
quốc tế ngày nay. Theo Andrea Katic và cộng sự (2012), các chỉ số đo lường năng
lực cạnh tranh trên thế giới bao gồm 17 chỉ số để xác định khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế nhất định liên quan đến các thông số kiến thức và được phân thành bốn
nhóm sau đây: Nhóm 1 – Chỉ số năng lực cạnh tranh; Nhóm 2 – Chỉ số năng lực
cạnh tranh kiến thức; Nhóm 3 – Chỉ số năng lực cạnh tranh đổi mới; Nhóm 4 – Chỉ
số năng lực cạnh tranh công nghệ thông tin (xem phụ lục 1 – Các chỉ số năng lực
cạnh tranh). Các chỉ số chính được hiển thị theo các loại kể trên và đặc điểm cơ
bản: tên của các chỉ số; tên của tổ chức mà các vấn đề đó; năm bắt đầu xuất bản; tần
số xuất bản; các nước có thứ hạng cao nhất trong các báo cáo mới nhất; số lượng
các nước xếp hạng; số lượng các biến (các mối quan hệ giữa các dữ liệu định lượng
và định tính); các mối quan hệ của các hệ số trọng lượng, số lượng và tên của chỉ số
phụ (số lượng không gian / số các tham số); và vị trí của Serbia và tỷ lệ phần trăm

với các nước khác. Các chỉ số năng lực cạnh tranh chủ yếu (nhóm 1) bao gồm chỉ số
phân tích năng lực cạnh tranh thế giới (IMD), chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI), chỉ
số tự do kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh châu Âu, chứa một phần nhỏ của các
thành phần kiến thức, trừ trường hợp các chỉ số năng lực cạnh tranh châu Âu mà 3
trong 5 yếu tố có liên quan đến vai trò của tri thức.
Theo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF), năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được
mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công
nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường. WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh
tranh tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính,
với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau. Khả năng cạnh tranh phụ thuộc 2 yếu tố cơ bản sau:

12


Bảng 2.2. Chỉ số năng lực năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI
Nhóm

Yếu tố

Nội dung

1

Nội lực kinh tế

Giá trị tăng thêm, hoạt động đầu tư, tiết
kiệm, tiêu dùng cuối cùng, hoạt động dự
báo, giá cả sinh hoạt, hoạt động của các

thành phần kinh tế

2

Phạm vi quốc tế hoá

Cán cân thanh toán vãng lai, hoạt động xuất
khẩu hàng hoá dịch vụ, mức độ mở cửa của
nền kinh tế, chính sách bảo hộ quốc gia, đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, tỷ
giá hối đoái, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

3

Năng lực và hiệu quả hoạt
động của Chính phủ

Nợ quốc gia, hiệu quả của bộ máy Nhà
nước, chính sách tài khoá, an ninh và tư
pháp, sự can thiệp của Nhà nước, chi tiêu
chính phủ

4

Tài chính

Chi phí vốn, khả năng sẵn có về vốn, hiệu
quả của hệ thống ngân hàng, tính năng động
của thị trường chứng khoán


5

Cơ sở hạ tầng trong nước

Hạ tầng cơ bản, khả năng tự cung cấp về
năng lượng, môi trường, hạ tầng công nghệ

6

Quản trị

Năng suất, hiệu quả quản lý, văn hoá kinh
doanh, hoạt động kinh doanh, chi phí nhân
công

7

Khoa học và công nghệ

Hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản lý
công nghệ, môi trường khoa học, sở hữu trí
tuệ, nguồn nhân lực để tiến hành hoạt động
nghiên cứu và phát triển

8

Con người

Đặc điểm dân số, đặc điểm của lực lượng
lao động, việc làm, thất nghiệp, cơ cấu giáo

dục, chất lượng cuộc sống, các giá trị và
hành vi
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF

Các yếu tố vĩ mô thuộc về môi trường cạnh tranh: chủ trương của Chính phủ,
luật pháp, chính sách khuyến khích hay hạn chế, cơ chế quản lý điều hành của Nhà
nước, thị trường và cơ sở hạ tầng; Các yếu tố vi mô thuộc nội lực của doanh nghiệp,
như vốn, cơ cấu vốn, công nghệ, trình độ người lao động, kỹ năng quản lý. Các biện
pháp doanh nghiệp có thể lựa chọn để nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc lựa
13


×