Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh bắc trung bộ và duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.77 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

ĐẶNG THỊ THANH HẬU

ĐÓNG GÓP CỦA THỦY SẢN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO

i


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.


Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016

Đặng Thị Thanh Hậu

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường
Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học của
Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành khóa học này.
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa
học của tôi – PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp sức khỏe
và thành đạt.

Tác giả


Đặng Thị Thanh Hậu

ii


TÓM TẮT
Kinh tế thủy sản là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là
khai thác và nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể cho kinh tế ở các địa phương
ven biển. Tuy nhiên, sản lượng những loài có giá trị kinh tế cao đang giảm đi nhanh
chóng, sản lượng của những loài có giá trị thấp tăng lên nhưng cũng đang cạn kiệt dần.
Khai thác xa bờ có vẻ khả dĩ hơn nhưng nhiều tàu hoạt động rất kém hiệu quả, kể cả
các tàu đóng theo chương trình đánh cá xa bờ của Chính phủ. Vì đây là vấn đề không
những liên quan đến đời sống của các cộng đồng cư dân ven biển mà còn liên quan
đến phát triển kinh tế quốc gia. Do đó, đầu tư cho khai thác và nuôi trồng thủy sản cần
được ưu tiên hơn nửa trong chính sách phát triển của các địa phương ven biển nói
riêng và nước ta nói chung. Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm về đóng góp của
ngành thủy sản nói chung đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành còn rất ít mà chủ
yếu thực hiện ở quy mô quốc gia và được xem xét riêng cho sản xuất hoặc xuất khẩu
thủy sản đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu đóng góp của
thủy sản nói chung đến tăng trưởng kinh tế là cần thiết để từ đó gợi ý những chính
sách đầu tư cho lĩnh vực thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.
Dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế và kế thừa các nghiên cứu trước, luận văn
đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế: Lực
lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, vốn
đầu tư cho thực hiện ngành nông – lâm – thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản, giá trị
sản xuất thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng, tổng
công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ, chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Để đánh giá tác động giữa thủy sản đến tăng trưởng kinh tế, luận văn đã sử dụng
dữ liệu bảng của 14 tỉnh, thành trong giai đoạn 2005 – 2014, kết hợp với phương pháp
phân tích định lượng để đo lường tác động của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế thông

qua ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng: Mô hình tác động cố định (FE) và mô
hình tác động ngẫu nhiên (RE).
Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các biến trong
mô hình. Trong đó, khai thác thủy sản có tác động tích cực nhất đến sản lượng của nền
kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố khác: Giá trị sản xuất thủy sản, sản lượng nuôi
trồng thủy sản, tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ, lao động, vốn đầu tư và giá trị
xuất khẩu thủy sản cũng có đóng góp nhất định đến sản lượng kinh tế.
iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3
1.8. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................. 6
2.1. Các khái niệm có liên quan đến thủy sản ................................................................ 6
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 7

2.2.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế ..............................................................................................................................7
2.2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .................................................................7
2.2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ..................................................................8
2.2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế .........................................8
2.2.2. Lý thuyết về ngành đến tăng trưởng kinh tế .....................................................9
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước....................................................................... 12
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian ...............................12
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng hoặc dữ liệu chéo ..................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .. 17
3.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 17
3.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................................................17
iv


3.1.2. Mô tả các biến trong mô hình .........................................................................19
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.2.1. Dữ liệu bảng ....................................................................................................23
3.2.2. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................24
3.3. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu ...................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỦA THỦY SẢN
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............................................................................27
4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 27
4.2. Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu........................................... 36
4.3. Lựa chọn mô hình hồi quy .................................................................................... 37
4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu ............................................................... 38
4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................... 41
4.6. Kiểm định tự tương quan của RE ở ba mô hình ................................................... 42
4.7. Xử lý sai phạm về hiện tượng tự tương quan của sai số trong mô hình RE ......... 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 48

5.1. Những điểm chính trong kết quả nghiên cứu ....................................................... 48
5.2. Các khuyến nghị chính sách ................................................................................. 49
5.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 53
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Dấu kỳ vọng các biến giải thích ....................................................................18
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ................................27
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến số theo năm ...........................................................32
Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ............................36
Bảng 4.4. Tổng hợp ba mô hình được lựa chọn ............................................................38
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả hồi quy .............................................................................39
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn FE và RE .....................40
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn RE hoặc Pooled
OLS ................................................................................................................................41
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định đa cộng tuyến ..................................................41
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả tự tương quan của RE ......................................................42
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả hồi quy sau khi xử lý sai phạm ......................................43

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTB và DHMT


Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

DFID

Bộ Phát triển quốc tế

FE

Mô hình tác động cố định

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

GNI

Tổng sản phẩm quốc dân

NNI

Thu nhập quốc gia ròng


NNP

Sản phẩm quốc gia ròng

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

RE

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

VAR

Mô hình vector tự hồi quy

VECM

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

vii


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (BTB và DHMT) (Thanh Hóa
đến Bình Thuận), với chiều dài bờ biển khoảng 1.800km (chiếm 55,2% bờ biển cả
nước) (Nguyễn Duy Hòa, 2009). Đây là vùng có ngư trường khai thác thủy sản rộng
lớn vươn ra biển xa với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, giá trị kinh tế cao. Đó là

nguồn tài nguyên thủy sản vô giá, tạo nên những sản phẩm thủy sản đặc trưng và khác
biệt – thế mạnh không chỉ của riêng BTB và DHMT mà còn có ý nghĩa đối với sự phát
triển của kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, ngành thủy sản của vùng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã
hội. Ngành thủy sản còn cung cấp cho dân cư của vùng số việc làm chiếm một tỷ lệ
lớn vượt trội so với các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, tại Hội thảo Khoa học về
xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung,
theo Trần Du Lịch (2014), hiệu quả khai thác thủy sản mang lại chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của vùng, chẳng hạn như phương tiện khai thác tự phát, tỷ lệ tàu
công suất nhỏ, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu còn chiếm tỷ lệ lớn (75,58%), toàn
vùng chỉ có hơn 11.280 tàu có công suất hơn 90 CV trở lên dùng để đánh bắt xa bờ.
Nghề khai thác quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao (trong đó, nghề lưới kéo
chiếm hơn 14,01%, nghề lưới rê 27,8%, nghề vây 12,75%); các nghề khai thác tận diệt
này đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ.
Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và sự phát triển của vùng, các cơ sở đóng, sửa chữa tàu có uy tín, chất lượng, bảo đảm
cho vươn khơi của ngư dân còn ít; trang thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm ngư
trường, đánh bắt, sơ chế, bảo quản vẫn còn lạc hậu. Hệ thống cảng cá, bến cá chưa
phát huy hiệu quả, quản lý còn lỏng lẻo; khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão thiếu;
dịch vụ hậu cần trên biển còn thiếu và yếu, các cơ sở sản xuất nước đá chưa được quản
lý, số lượng và chất lượng không bảo đảm; hoạt động phụ trợ kinh doanh ngư lưới cụ
phục vụ khai thác còn thiếu; hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển còn lạc hậu.
Trong bối cảnh đó, một câu hỏi lớn đang đặt ra: Vì sao vùng có nhiều tiềm năng
và lợi thế về thủy sản có thể đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế hơn so với các
địa phương khác nhưng ngành thủy sản của miền Trung lại chưa được đầu tư đúng
1


mức? Phải chăng mức đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế tại đây chưa
được nhìn nhận một cách rõ ràng?

Do đó, luận văn tiến hành nghiên cứu: “Đóng góp của thủy sản đến tăng
trưởng kinh tế các tỉnh BTB và DHMT” để đánh giá và định lượng về mối quan hệ
giữa thủy sản và tăng trưởng kinh tế, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng mức
đóng góp của thủy sản trong tăng trưởng kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích đóng góp của thủy sản đến tăng
trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố BTB và DHMT trong giai đoạn 2005 – 2014. Từ
kết quả phân tích đưa ra gợi ý chính sách phát triển ngành thủy sản tạo động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành của BTB và DHMT.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi sau: “Thủy sản bao gồm sản xuất thủy
sản, xuất khẩu thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và công suất các tàu
đánh bắt xa bờ có đóng góp đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố BTB và
DHMT hay không? Nếu có thì mức đóng góp ra sao?”
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là đóng góp của thủy sản đến tăng
trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố BTB và DHMT.
Phạm vi không gian nghiên cứu được giới hạn tại vùng BTB và DHMT, bao
gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và
Bình Thuận.
Đề tài sử dụng dữ liệu thống kê của 14 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 10 năm
gần đây từ năm 2005 đến năm 2014 do Tổng Cục Thống kê công bố.
1.5. Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ Niên giám thống kê hàng năm của
14 tỉnh, thành phố BTB và DHMT trong giai đoạn 2005 – 2014 do Tổng Cục Thống
kê cung cấp, nên dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng với tập hợp 140
quan sát.
1.6. Phương pháp nghiên cứu


2


Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, luận văn xây dựng mô hình
nghiên cứu để làm cơ sở phân tích.
Trên cơ sở mô hình xây dựng và dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng Cục
Thống kê, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để đo lường tác động
của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế thông qua ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu
bảng: Mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE).
Để thực hiện kiểm định mô hình theo phương pháp FE và RE, trước tiên, luận
văn sẽ tiến hành hồi quy FE và RE. Sau đó, thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn
FE hoặc RE. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ thực hiện thêm kiểm định nhân tử Lagrange để
quyết định lựa chọn giữa RE hoặc Pooled OLS.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thống kê mô tả các biến số trong mô hình để
thống kê phân tích dữ liệu và kỹ thuật tổng hợp, so sánh để phân tích và nhận xét về
vấn đề nghiên cứu.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Sau khi thực hiện tuần tự các bước trong mô hình nghiên cứu cho thấy có mối
liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Trong đó,
sản lượng khai thác thủy sản có đóng góp tích cực nhất đến sản lượng của nền kinh tế
các tỉnh, thành phố BTB và DHMT trong các biến của mô hình nghiên cứu. Bên cạnh
đó, giá trị sản xuất thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản, tổng công suất các tàu
đánh bắt hải sản xa bờ, lực lượng lao động, vốn đầu tư và giá trị xuất khẩu thủy sản
cũng có đóng góp đáng kể đến sản lượng kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố BTB và
DHMT. Riêng chỉ số giá tiêu dùng CPI có chiều hướng tác động dương đến tăng
trưởng kinh tế nhưng mức độ tác động là không đáng kể.
Như vậy, thông qua phương pháp kinh tế lượng, luận văn đã làm rõ vấn đề
nghiên cứu tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước thông qua
đầu tư cho lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực khai thác thủy sản nhằm tận dụng
tiềm năng thế mạnh biển ở các tỉnh BTB và DHMT.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy ý nghĩa của việc vận dụng các kiến
thức về kinh tế học, đặc biệt là kinh tế lượng, để phân tích tác động của thủy sản ở các
tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, luận văn cũng đã tìm ra đóng góp, ảnh hưởng của thủy sản đến tăng
trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố làm cơ sở khoa học để các tỉnh, thành phố tham
3


khảo trong quá trình định hướng đầu tư cho lĩnh vực thủy sản ở địa phương góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.8. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm có năm chương và được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm vấn đề được nghiên cứu, câu hỏi,
mục tiêu, đối tượng cần nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ
liệu nghiên cứu, tóm tắt kết quả nghiên cứu và những đóng góp từ kết quả nghiên cứu
của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Ở chương này, luận văn trình bày các khái niệm về thủy sản, khái quát về tăng
trưởng kinh tế và lý thuyết về ngành đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, luận văn cũng trình bày tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan, luận văn sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu.
Đồng thời, phương pháp nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình,
các kỹ thuật phân tích số liệu cũng sẽ được trình bày trong chương này.
Chương 4: Kết quả phân tích hồi quy tác động của thủy sản đến tăng trưởng
kinh tế
Chương này sẽ trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, phân

tích các kết quả nghiên cứu đạt được để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã được đặt ra.
Chương 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu, gợi ý giải pháp từ kết quả
nghiên cứu và những hạn chế của đề tài cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo
Nội dung chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị
Nhà nước có liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản, từ đó tạo động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế địa phương.
Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra các giới hạn trong nghiên cứu này và đề xuất gợi
ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
4


Tóm tắt chương 1
Nhận thấy được vai trò quan trọng của ngành thủy sản đến tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt ở các tỉnh, thành phố có tiềm năng về phát triển thủy sản như BTB và DHMT
và có rất ít công trình nghiên cứu về đóng góp của thủy sản nói chung (bao gồm sản
xuất thủy sản và xuất khẩu thủy sản) đến tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô
hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy chương một đã đưa ra vấn đề nghiên cứu “Đóng góp
của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh BTB và DHMT”.
Bên cạnh đó, chương một đã nêu câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
và dữ liệu nghiên cứu.
Tóm tắt ý nghĩa của đề tài đối với việc xây dựng chính sách của các tỉnh, thành
phố vùng BTB và DHMT cũng được đề cập trong chương này. Cuối cùng là giới thiệu
về kết cấu của luận văn nghiên cứu. Từ đó, làm tiền đề cho nghiên cứu trong những
chương tiếp theo của đề tài.

5



CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này luận văn trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết về thủy sản, tăng
trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và lý thuyết về ngành đến
tăng trưởng kinh tế. Sau đó, luận văn sẽ tiến hành phân tích và nhận xét các kết quả
nghiên cứu thực nghiệm có trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu để có cơ sở đưa ra
mô hình nghiên cứu ở chương 3.
2.1. Các khái niệm có liên quan đến thủy sản
Thủy sản
Theo tổ chức FAO (2008), khái niệm thủy sản là thực phẩm dùng cho người
được khai thác hoặc nuôi từ biển. Đồng quan điểm trên, khái niệm thủy sản là những
loài sinh vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác,… có thể qua hoặc không
qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm (Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2011). Ở một
góc độ khác, Nguyễn Văn Tư (2012) định nghĩa thủy sản bao gồm đánh bắt thủy sản
hay khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Tương tự, Tổng cục Thống kê (2007)
cho rằng các hoạt động của ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải
sản (không bao gồm mò và bắt thủy sản của nông dân) như cá, tôm, ba ba, ếch, lươn,
trai lấy ngọc, rong, rau câu...
Khai thác thủy sản
Định nghĩa khai thác thủy sản theo nghĩa hẹp là việc khai thác nguồn lợi thủy sản
trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác (Nguyễn Thị Kiều Oanh,
2011). Còn theo nghĩa rộng hơn, Nguyễn Văn Tư (2012) lập luận khai thác thủy sản là
một hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp
nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm của khai thác thủy sản gồm có:
Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người; con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho
nuôi trồng thủy sản và cho đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản;
thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản
Theo Pillay và Kutty (1990), nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất
cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ và

mặn. Tương tự Pillay, tổ chức FAO (2008) cho rằng nuôi trồng thủy sản là nghề nuôi
các sinh vật sống trong nước bao gồm cá, nhuyễn thể, giác xác và các thực vật thủy
6


sinh; việc nuôi bao gồm những can thiệp của con người trong quá trình phát triển và
sinh sống của đối tượng nuôi để làm gia tăng sản lượng như điều chỉnh mật độ nuôi,
cho ăn, ngăn ngừa dịch hại… ; việc nuôi cũng liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu
cá thể hay tập thể trên đối tượng được nuôi dưỡng. Nguyễn Văn Tư (2012) lại cho
rằng nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi; sản phẩm của
nuôi trồng thủy sản gồm: Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh
bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng; cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con
người; nuôi trồng thủy sản cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay
vỗ béo cá tự nhiên.
Sản lượng thủy sản
Theo Tổng Cục Thống kê (2014), sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm của
một loại hoặc một nhóm các loại thủy sản thu được trong một thời kỳ nhất định, bao
gồm sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng, trong đó: Sản
lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng hải sản khai thác và sản lượng thủy sản khai
thác tự nhiên trên các sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước,... Sản lượng thủy sản nuôi
trồng gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được nhờ kết quả hoạt động của nghề
nuôi trồng thủy sản tạo ra.
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế
2.2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất trong nhiều nghiên cứu
như Trương Quang Hùng và Nguyễn Hoài Bảo (2008), Nguyễn Hồng Tâm (2012),
Raza và cộng sự (2012), Nguyễn Bích Lâm (2013) và Đinh Phi Hổ (2014), đó là sự

tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế tại một khoảng thời gian nhất định. Thước
đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng
GDP bình quân đầu người trong một năm. Một số tác giả như Bùi Đại Dũng và Phạm
Thu Phương (2008), Gartner (2009) sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng
trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia);
NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng) (các chỉ số này

7


thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân trên
đầu người).
Trong nghiên cứu này, tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP) vì chỉ tiêu này có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng
của toàn bộ nền kinh tế, của các ngành, các khu vực, nghiên cứu sự thay đổi về khối
lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian.
2.2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Blanchard (2000) cho rằng tăng trưởng kinh tế (economic growth) được coi là sự
tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product).
Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên các chỉ số: Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Trong đó, chỉ số tổng sản
phẩm (GDP) được dùng phổ biến nhất. Với các chỉ số này, tăng trưởng kinh tế chỉ đơn
thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng thông qua các hoạt động
kinh tế. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế, GDP/GNP tính theo giá cơ sở của cùng một
năm gốc (GDP/GNP thực) thường được quan tâm nhiều hơn do loại bỏ được biến
động giá cả.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được định nghĩa là giá trị thị trường của toàn
bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ
một quốc gia trong khoản thời gian nhất định (thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNI) được đo lường bằng toàn bộ thu nhập hay giá trị

sản xuất mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định không
kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Ngoài ra, người ta còn dùng tốc độ tăng trưởng kinh tế để đánh giá tăng trưởng.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
gx 

Yt  Yt 1
Yt 1

Trong đó:
- g là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu X.
- Y có thể là GDP thực, GNP thực hay GDP thực tế bình quân đầu người hay
GNP thực tế bình quân đầu người.
2.2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

8


Cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau liên quan
đến tăng trưởng kinh tế như: Mô hình cổ điển và tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế,
mô hình của Keynes, mô hình Harrod-Domar, mô hình tăng trưởng hiện đại, mô hình
Solow và các mô hình tăng trưởng nội sinh. Trong khi các nhà kinh tế học cổ điển
nhấn mạnh vai trò của vốn (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng thì mô
hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) đã xét đến các nhân tố: Vốn sản xuất,
lao động và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng tới sản lượng và tốc độ tăng trưởng của
một nền kinh tế. Tiếp đến là nhóm lý thuyết tăng trưởng mới đề cao nhân tố vốn con
người (vốn nhân lực) trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới việc giải thích
chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học có thể thấy vốn vật chất, lao động, vốn con
người và tiến bộ kỹ thuật là bốn yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế:

- Vốn vật chất là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất. Nó
bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Vốn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Cụ thể đã được Võ Văn Đức và các
cộng sự (2005) dẫn dắt: “Công nhân của những nước giàu có do được trang bị nhiều
máy móc hơn nên họ có năng suất lao động cao hơn. Nhưng để tích lũy vốn thì cần có
sự hy sinh tiêu dùng của thế hệ hiện tại trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy những
nước tăng trưởng nhanh nhất đều dành 10% đến 20% thu nhập cho việc tạo vốn”.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ cung cấp tri thức và phương pháp sản xuất.
Việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất làm giảm chi phí, tiết kiệm lao
động và tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Công nghệ và kỹ thuật mới ngày càng
trở thành một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế.
- Lao động với tư cách là nguồn lực của sản xuất, là nhân tố sản xuất đặc biệt, lao
động không đơn thuần chỉ là số lượng lao động hay thời gian lao động mà nó còn bao
gồm cả chất lượng lao động mà người ta gọi là vốn nhân lực.
- Vốn nhân lực là một khái niệm phức tạp hàm chứa tất cả những kỹ năng, tri
thức, khả năng lao động, những giá trị của con người.
2.2.2. Lý thuyết về ngành đến tăng trưởng kinh tế
Nhiều nhà kinh tế học đã lập luận rằng mối quan hệ giữa các ngành và tăng
trưởng kinh tế. Nếu mô hình hai khu vực cổ điển của Lewis (1954) chỉ ra rằng sự phát
triển khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế thông qua
9


hiệu quả sử dụng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp thì Rostow (1960) đã
chỉ ra một sự chọn lựa hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát
triển nhất định của mỗi quốc gia. Cụ thể từng giai đoạn được phân tích như sau:
- Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống, đặc trưng là sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí
thống trị, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu bằng thủ công, sản xuất nông
nghiệp mang tính tự cung, tự cấp. Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ này là cơ cấu nông
nghiệp thuần túy.

- Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh, những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật đã bắt
đầu được áp dụng vào sản xuất; giáo dục được mở rộng; nhu cầu đầu tư tăng lên đã
thúc đẩy sự hoạt động của các ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn;
giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước cũng đã thúc đẩy sự hoạt động trong ngành
giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này vẫn
là cơ cấu nông – công nghiệp, năng suất thấp.
- Giai đoạn 3: Cất cánh, những yếu tố đảm bảo sự cất cánh là huy động vốn đầu
tư cần thiết; khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, thương mại hóa tạo ra
sự thay đổi trong nhận thức và lối sống của người nông dân. Cơ cấu kinh tế trong giai
đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
- Giai đoạn 4: Trưởng thành, đặc trưng cơ bản là tỷ lệ đầu tư cho sản xuất lên tới
từ 10% đến 20% thu nhập quốc dân; khoa học – kỹ thuật mới được ứng dụng trên toàn
bộ các mặt hoạt động kinh tế; nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại phát triển; nông
nghiệp được cơ giới hóa, đạt được năng suất lao động cao; nhu cầu xuất nhập khẩu
tăng mạnh, sự phát triển trong nước hòa đồng vào thị trường quốc tế. Cơ cấu kinh tế
trong giai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
- Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao, thu nhập, đời sống của đại bộ phận dân cư tăng
cao. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động có tay nghề, có trình độ
chuyên môn cao.
Ngoài ra, sự gắn liền giữa tăng trưởng kinh tế và các ngành kinh tế cũng đã được
minh chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm cũng như trong các mô hình lý thuyết:
Fisher (1939), Clark (1940), Chenery (1960), Kuznets (1961), Chenery và Syrquin
(1975), Kongsamut và các cộng sự (1999) ...
Các nghiên cứu đầu tiên về tăng trưởng kinh tế của Fisher (1939) và Clark (1940)
đã chỉ ra rằng sự phát triển của các quốc gia sẽ gắn liền với sự phát triển của ba khu
10


vực, đó là khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ. Trong đó,
khu vực nông nghiệp là khu vực sản xuất các loại hàng hóa cơ bản và tiềm năng phát

triển của khu vực này trong một chừng mực nào đó là bị hạn chế; khu vực công nghiệp
tạo ra các loại hàng hóa lâu bền để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trung gian; khu
vực dịch vụ sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ và các đầu vào trung gian dưới nhiều loại
hình dịch vụ khác nhau, và đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển trong xã hội
hiện đại. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu tiên phong này đã nhấn mạnh đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình tăng
trưởng kinh tế mà ít đề cập đến khu vực dịch vụ.
Về sau, Chenery (1960) tiến hành hồi quy tỷ trọng của khu vực dịch vụ theo thu
nhập bình quân đầu người để xem xét mối quan hệ giữa hai đối tượng này thì kết quả
cho thấy mối quan hệ trên là không đồng nhất giữa các quốc gia. Chenery và Syrquin
(1975) sau đó hồi quy tỷ trọng của khu vực dịch vụ theo hai biến độc lập là thu nhập
bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người bình phương. Kết quả hồi quy
cho thấy mối quan hệ giữa tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ vào nền kinh tế với
thu nhập bình quân đầu người là một đường cong lõm so với góc tọa độ. Điều này hàm
ý rằng tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng lên khi thu nhập bình quân
đầu người tăng lên nhưng với tỷ lệ tăng giảm dần. Kongsamut và các cộng sự (1999)
lại đưa ra một kết quả khác khi cho rằng mối quan hệ trên là hoàn toàn tuyến tính, tức
là tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ tăng lên khi thu nhập bình quân đầu người
tăng lên.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế phải
kể đến đóng góp của Kuznets (1961, 1971). Trong những nghiên cứu này, ông đã chia
nền kinh tế thành ba ngành là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; đồng thời nhận
thấy một xu hướng rõ nét rằng: Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của các nước
được nghiên cứu đều giảm nhanh, còn tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lại gia
tăng. Cũng chính ông là người đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa quá trình thay đổi
cơ cấu kinh tế này và mức thu nhập bình quân đầu người: Mức thu nhập bình quân đầu
người càng cao thì tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ càng giảm. Ông xem mối quan hệ
này là kết quả tổng hợp của các yếu tố: Thay đổi trong cầu về hàng hóa, thay đổi về lợi
thế tương đối của các nước và thay đổi trong công nghệ. Từ đó, ông chỉ rõ: Tiến bộ
công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

11


2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước
Các nghiên cứu phân tích về mối quan hệ giữa thủy sản và tăng trưởng kinh tế
hầu như rất ít. Chỉ tìm thấy các nghiên cứu thực nghiệm phân tích cụ thể riêng cho lĩnh
vực sản xuất thủy sản hoặc xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên
cứu khác thì chứng minh mối quan hệ qua lại giữa ngành nông nghiệp và tăng trưởng
kinh tế. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu khác nhau, phương pháp khác nhau và không
gian khác nhau để thực hiện nghiên cứu. Các nghiên cứu có thể chia thành: Nghiên
cứu với dữ liệu chuỗi thời gian và nghiên cứu với dữ liệu bảng hoặc dữ liệu chéo.
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian
Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian đã tìm ra mối quan hệ giữa sản
xuất thủy sản, xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến các nghiên cứu:
Nghiên cứu của Oyakhilomen và Zibah (2013), đã kiểm tra tính dừng của dữ
liệu, sử dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR) và quan hệ nhân quả (Granger) để
kiểm tra mối quan hệ giữa sản xuất thủy sản và tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong
giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2011. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này là
sản lượng thủy sản và GDP. Mặc dù nghiên cứu cho thấy không có quan hệ nhân quả
giữa sản xuất thủy sản và tăng trưởng kinh tế nhưng tiềm năng thủy sản vẫn góp phần
tích cực vào tăng trưởng kinh tế của nước này. Nghiên cứu đã lập luận rằng, trong thời
gian nghiên cứu, họ không tìm được mối quan hệ giữa thủy sản và tăng trưởng kinh tế
là do sản xuất cá trong nước thấp, không tối ưu hóa tiềm năng to lớn trong nuôi cá dẫn
đến phải nhập khẩu cá để đáp ứng nhu cầu địa phương, từ đó dẫn đến vai trò mờ nhạt
của thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, họ đã kết luận rằng cần có biện pháp
thích hợp để khai thác tiềm năng thủy sản nhằm đảm bảo rằng ngành sẽ góp phần đáng
kể vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Sjarif và cộng sự (2011) đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1969 đến năm
2005, phương pháp hồi quy vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để chứng minh mối quan
hệ nhân quả giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ở Indonesia, kết quả

nghiên cứu cho thấy xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở
nước này.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Anh Trâm (2011) đo lường về
mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm
1997 đến năm 2008 ở Việt Nam bằng các phương pháp hồi quy như: bình phương bé
12


nhất (OLS), vector hiệu chỉnh sai số (VECM). Kết quả hồi quy ước lượng rằng, trong
ngắn hạn, xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng nhiều tới GDP với giá trị tuyệt đối của t-stat
là 3,386. Như vậy, nghiên cứu đã xác nhận đóng góp của xuất khẩu thủy sản vào tăng
trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm xem xét về tác động giữa ngành nông nghiệp nói
chung đến tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn các bài nghiên cứu như:
Uddin (2015), sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1980 đến năm 2013 để
chứng minh sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế ở
Bangladesh. Bằng cách phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu
đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa các biến với mức ý nghĩa 5%. Từ đó, tác giả
khuyến nghị cần có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp để
đóng góp vào tăng trưởng GDP.
Enu và cộng sự (2013), đã điều tra về tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào
tăng trưởng kinh tế ở Ghana bằng cách sử dụng dữ liệu thời gian từ năm 1966 đến năm
2011. Nghiên cứu này đã áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính, phương pháp OLS để
phân tích, kết quả cho thấy ngành nông nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh
tế, cụ thể nếu nông nghiệp tăng 1% sẽ thúc đẩy GDP tăng 0,45%. Nên nghiên cứu đã
đưa ra kiến nghị Chính phủ cần phát triển hơn nửa ngành nông nghiệp để thúc đẩy sự
phát triển trong nền kinh tế nước này.
Yusuf (2014), dựa trên khung lý thuyết của mô hình Solow và áp dụng phương
pháp định lượng để nghiên cứu tác động của nông nghiệp trong tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở Nigeria trong giai đoạn từ năm 1981 tới năm 2012. Tác giả đã xây dựng

mô hình gồm các biến: Vốn (GCF), lao động (ENR), sản lượng nông nghiệp (AGO) và
tăng trưởng kinh tế (RGDP). Trước tiên, tác giả kiểm tra tính dừng các biến; sau đó, tác
giả đã sử dụng phương pháp hồi quy vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm tra mối
quan hệ giữa nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các
yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria bao gồm: Vốn, lao động, sản lượng
nông nghiệp, với mức ý nghĩa 5%.
Nghiên cứu của Faridi (2012) cũng áp dụng phương pháp nghiên cứu tương tự
như Yusuf (2014): Ứng dụng mô hình Solow, với các công cụ kinh tế như kỹ thuật
kiểm tra đồng liên kết Johansen-Juselius và phương pháp phân tích nhân quả Granger,
mô hình ECM để nghiên cứu đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp đối với tăng trưởng
13


kinh tế ở Pakistan từ năm 1972 đến năm 2008. Tuy nhiên, nghiên cứu mở rộng hàm
sản xuất tổng hợp của Solow bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào xuất khẩu nông
nghiệp, phi nông nghiệp và biến lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 biến có ý
nghĩa thống kê ở mức 1% (Prob.< 0,01) gồm các biến: Lực lượng lao động (LAB), vốn
cố định bình quân (CAP) và xuất khẩu phi nông nghiệp (NAX). Biến xuất khẩu nông
sản trung bình (AGX) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Prob.< 0,01).
Raza và cộng sự (2012), cũng sử dụng dữ liệu thời gian từ năm 1980 đến năm
2010 để nghiên cứu vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế của Pakistan.
Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm: GDP là biến phụ thuộc,
còn các biến độc lập là cây trồng chủ yếu, cây nhỏ, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Prob.< 0,01)
gồm các biến: Cây trồng chính, cây trồng nhỏ, chăn nuôi, thủy sản. Biến lâm nghiệp có
Prob.> 0,1 nên không có ý nghĩa thống kê.
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng hoặc dữ liệu chéo
Các nghiên cứu sử dụng dữ bảng hoặc dữ liệu chéo và phương pháp định lượng
để kiểm tra và lượng hóa tác động của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế hầu như rất
hiếm. Chỉ tìm thấy, nghiên cứu của Lê Việt Phú (2014), đánh giá tác động của công

suất tàu đánh cá lên hiệu quả đánh bắt thủy sản tại 27 tỉnh thành ven biển trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2006. Nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas
ở dạng logarit với biến phụ thuộc là tổng sản lượng khai thác, các biến độc lập
gồm tổng công suất động cơ, số người lao động làm việc trong đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản, diện tích bề mặt nuôi trồng thủy sản và vùng. Kết quả cho thấy
hiệu quả đánh bắt thấp hơn nhiều so với tiềm năng tại nhiều ngư trường. Nguyên nhân
là do tình trạng khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản nội địa và ven bờ bằng tàu
đánh cá có công suất nhỏ, trong khi các ngư trường đánh bắt xa bờ vẫn chưa được khai
thác triệt để. Nếu không được quản lý chặt chẽ, gia tăng số tàu đánh cá có công suất
nhỏ sẽ có tác động tiêu cực đến sản lượng đánh bắt. Tăng số tàu đánh cá có công suất
lớn với mục đích sử dụng cho đánh bắt xa bờ sẽ giúp nâng cao hiệu quả khai thác thủy
sản. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra các biến như tổng số lực lượng lao động và diện
tích bề mặt sử dụng cho nuôi trồng thủy sản cũng tác động đến hiệu quả đánh bắt.
Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Phạm Văn Hùng (2012),
về giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản các huyện phía nam thành
14


phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ 225 hộ nông dân nuôi trồng
thủy sản ở 11 xã của 4 huyện là Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên và Chương Mỹ.
Mô hình Logit gồm có Y là biến phụ thuộc (Y=1, nếu hộ trong thời gian nuôi trồng
thủy sản bị mất mùa, thủy sản bị bệnh), các biến độc lập là kinh nghiệm nuôi trồng
thủy sản của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích nuôi, năng suất, hộ nuôi
thâm canh, hộ có thành viên tham gia tập huấn kỹ thuật. Kết quả ước lượng cho thấy
diện tích nuôi có tác động đến nuôi trồng thủy sản, với mức ý nghĩa 5%.
Ngoài các nghiên cứu định lượng chứng minh mối quan hệ giữa sản xuất thủy
sản, xuất khẩu thủy sản, ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế, tác giả cũng tìm
thấy nghiên cứu định tính của Bộ Phát triển quốc tế (DFID) (2005), về vai trò của
thủy sản trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng
thủy sản có thể đóng góp trực tiếp cho người nghèo thông qua các hoạt động đánh bắt

cá (việc làm và sinh kế) cho ngư dân và các ngành nghề khác có liên quan như du lịch,
xuất khẩu và an ninh lương thực. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra hậu quả của việc
khai thác quá mức ngành thủy sản. Từ đó, nghiên cứu này đã đề xuất các phương pháp
quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thủy sản.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã sử dụng đa dạng các dữ liệu (dữ liệu thời
gian, bảng hay dữ liệu chéo), nhiều phương pháp (VAR, ECM, OLS ...) để định lượng
tác động của sản xuất thủy sản, xuất khẩu thủy sản và ngành nông nghiệp lên tăng
trưởng kinh tế. Đa số các nghiên cứu đã chứng minh có tồn tại mối quan hệ giữa sản
xuất thủy sản, xuất khẩu thủy sản, ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế, chiều
hướng tác động lên tăng trưởng kinh tế trong hầu hết các nghiên cứu là tích cực, cùng
chiều với tăng trưởng kinh tế. Một vài nghiên cứu cho kết quả ngược lại. Tuy nhiên,
không gian các nghiên cứu chủ yếu ở phạm vi quốc gia và ở những thời điểm khác
nhau, dữ liệu khác nhau, có thể cho các kết quả khác nhau; hầu như chưa tìm thấy
được nghiên cứu về tác động của thủy sản nói chung (bao gồm sản xuất thủy sản và
xuất khẩu thủy sản) lên tăng trưởng kinh tế; đồng thời, rất ít nghiên cứu thực hiện ở
các vùng hoặc các tỉnh, thành trong một quốc gia, luận văn chỉ tìm thấy nghiên cứu
của Lê Việt Phú (2014) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Phạm Văn
Hùng (2012). Vấn đề này rất cần được quan tâm, nghiên cứu.
Do đó, đề tài nghiên cứu: “Đóng góp của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế” để
xem xét tầm quan trọng của ngành thủy sản đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương,
15


mang lại những thông tin định lượng có ích cho các địa phương về chính sách phát
triển ngành thủy sản và tăng trưởng kinh tế.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 đã trình bày các khái niệm có liên quan đến thủy sản, khái
quát về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời,
nêu lên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa ngành và tăng trưởng kinh tế. Qua kết quả
các nghiên cứu thực nghiệm trước có thể khẳng định có sự tồn tại mối quan hệ giữa

sản xuất thủy sản, xuất khẩu thủy sản, ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Luận
văn dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm làm
nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương tiếp theo.

16


CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, chương
này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu để đánh giá mức độ
tác động của thủy sản đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc mô tả các biến và cách
thức thu thập số liệu cũng sẽ được trình bày.
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết vào vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu như lý thuyết
tăng trưởng kinh tế, ta thấy rằng tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Vốn vật chất, lao động, tiến bộ công nghệ và vốn con người. Đồng thời, lý thuyết về
ngành đến tăng trưởng kinh tế đã đề cập đến vai trò nông nghiệp đối với quá trình phát
triển kinh tế. Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi các biến vốn vật chất, lao động và
ngành tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, thủy sản như đại diện cho nhân tố
ngành và tăng trưởng kinh tế là các nhân tố cốt lõi của vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài kế thừa có chọn lọc từ một số nghiên cứu trước về mối liên
hệ giữa sản xuất thủy sản, xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế của
Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Anh Trâm (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Phạm
Văn Hùng (2012), Faridi (2012), Raza và cộng sự (2012), Oyakhilomen và Zibah
(2013), Enu và cộng sự (2013), Bộ Phát triển quốc tế (2005), Yusuf (2014), Lê Việt
Phú (2014), Uddin (2015), nghiên cứu đề xuất mô hình tác động của thủy sản đến
tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố BTB và DHMT như sau:
GDP = f (lực lượng lao động, vốn đầu tư, giá trị xuất khẩu thủy sản, giá trị sản

xuất thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng, tổng công
suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ, chỉ số giá tiêu dùng CPI) (3.1)
Đặc trưng chung của dạng hàm 3.1 là hàm sản xuất Cobb-Douglas, do đó, để có
được hàm kinh tế lượng cần lấy logarit hai vế và thêm vào số hạng sai số, ta có được
hàm kinh tế lượng như sau:
Ln(GDP)it = b0 + b1Ln(lực lượng lao động)it + b2Ln(vốn đầu tư)it + b3Ln(giá trị
xuất khẩu thủy sản)it + b4Ln(giá trị sản xuất thủy sản)it + b5Ln(sản lượng thủy sản
khai thác)it + b6Ln(sản lượng thủy sản nuôi trồng)it + b7Ln(tổng công suất các tàu
đánh bắt hải sản xa bờ)it + b8chỉ số giá tiêu dùng CPIit + eit
17


×