Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


PHẠM THỊ TƢỜNG VI

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO THANH KHOẢN, RỦI
RO TÍN DỤNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


PHẠM THỊ TƢỜNG VI

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO THANH KHOẢN, RỦI
RO TÍN DỤNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM



TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
TS. Đoàn Đỉnh Lam. Các số liệu, thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Thị Tường Vi



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 4
1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4

CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .......................... 6
2.1. Thanh khoản và rủi ro thanh khoản .................................................................. 6
2.2. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng ...................... 7
2.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng .............................. 9
2.4. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng .............................. 10
CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 14
3.1. Dữ liệu và lựa chọn mẫu.................................................................................... 14
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 15
3.2.1. Mô hình nguyên nhân của rủi ro thanh khoản .............................................. 15
3.2.1.1. Mô tả biến ............................................................................................... 15
3.2.1.2. Mô hình ................................................................................................... 18


3.2.2. Mô hình mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng ...... 19
3.2.2.1. Mô tả biến ............................................................................................... 19
3.2.2.2. Mô hình ................................................................................................... 22
3.2.3. Mô hình mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ................ 24
3.2.3.1. Mô tả biến ............................................................................................... 24
3.2.3.2. Mô hình ................................................................................................... 28
CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ................................... 32
4.1. Thực trạng ảnh hƣởng giữa các nhân tố tại Việt Nam .................................. 32
4.1.1. Khoảng cách tài chính ................................................................................... 32
4.1.2. Các nhân tố đặc thù ngân hàng .................................................................... 35
4.1.3. Các nhân tố kinh tế vĩ mô .............................................................................. 39
4.1.4. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng .............................. 41
4.2. Kiểm định tính dừng.......................................................................................... 44
4.3. Kết quả nghiên cứu của các mô hình ứng dụng tại Việt Nam ....................... 44
4.3.1. Kết quả hồi quy của mô hình nguyên nhân rủi ro thanh khoản ngân hàng .. 44
4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng tại Việt
Nam.......................................................................................................................... 50

4.3.3. Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ngân hàng tại
Việt Nam .................................................................................................................. 55
CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN .......................................................................................... 62
5.1. Tổng kết các kết quả nghiên cứu chính ........................................................... 62
5.2. Một số khuyến nghị ........................................................................................... 63
5.2.1. Đẩy nhanh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ................................................... 64
5.2.2. Tập trung xử lý nợ xấu ngân hàng ................................................................ 65
5.3. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
2SLS

Tên tiếng Việt
Ước lượng bình phương bé nhất hai

Tên tiếng Anh (nếu có)
Two steps least square

giai đoạn
3SLS

Ước lượng bình phương bé nhất ba

Three steps least square

giai đoạn

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCTC

Báo cáo tài chính

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

Consumer Price Index

DIV

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Deposit Insurance of VietNam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


International Monetary Fund

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

OLS

Ước lượng bình phương bé nhất

Ordinary Least Squares

SCP

Cấu trúc - Hành vi - Kết quả

Structure – Conduct –

Balance Sheet

Performance
TCTD


Tổ chức tín dụng

USD

Đôla Mỹ

United States dollar

VAR

Tự hồi quy dạng véc tơ

Vector Autoregressive

VND

Việt Nam đồng

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến đặc thù ngân hàng, cấu trúc thị trường và kinh tế vĩ
mô tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. ....................................................................... 32
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
phân loại theo kích cỡ ngân hàng. .................................................................................. 43
Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của các biến ......................................................... 44
Bảng 4.4A: Kết quả thực nghiệm của mô hình nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
ngân hàng tại Việt Nam với hiệu ứng cố định. .............................................................. 45
Bảng 4.4B: Kết quả thực nghiệm của mô hình nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
ngân hàng tại Việt Nam với hiệu ứng ngẫu nhiên. ........................................................ 46
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................... 46
Bảng 4.6A: Kiểm định Log Likelihood loại bỏ biến GDPCt-1 ....................................... 49
Bảng 4.6B: Kiểm định Wald loại bỏ biến GDPCt-1 ....................................................... 49
Bảng 4.6C: Kiểm định Log Likelihood loại bỏ biến INF .............................................. 49
Bảng 4.7A: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng tại
Việt Nam với ROA là biến phụ thuộc. ........................................................................... 52
Bảng 4.7B: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng tại
Việt Nam với ROE là biến phụ thuộc. ........................................................................... 53
Bảng 4.7C: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng tại
Việt Nam với NIM là biến phụ thuộc. ........................................................................... 54
Bảng 4.8A: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với mẫu 25
NHTMCP. ...................................................................................................................... 56
Bảng 4.8B: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với mẫu
gồm các ngân hàng lớn................................................................................................... 57
Bảng 4.8C: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với mẫu
gồm các ngân hàng vừa và nhỏ. ..................................................................................... 58



Bảng 4.9: Kết quả ước lượng panel VAR cho hai biến rủi ro........................................ 59
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với mẫu gồm
5 NHTMCP lớn nhất VN. .............................................................................................. 60


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn
2006 – 2013. ................................................................................................................... 33
Biểu đồ 4.2: FGAPR, ROA, ROE và NIM của một số NHTMCP Việt Nam ............... 34
Biểu đồ 4.3: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và tỷ lệ vốn của 25 NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013. .......................................................................................................... 36
Biểu đồ 4.4: Tỷ số cấu trúc thị trường CON giai đoạn 2006 – 2013. ............................ 38
Biểu đồ 4.5: LLPL và ROA, ROE, NIM trung bình giai đoạn 2006 – 2013. ................ 39
Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát giai đoạn 2006 – 2013. ..................... 40
Biểu đồ 4.7: LR và CR của một số NHTMCP tại Việt Nam ......................................... 42


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này điều tra các nhân tố tác động lên rủi ro thanh khoản, sau đó xem rủi
ro thanh khoản như một nhân tố nội sinh tác động lên lợi nhuận ngân hàng cùng với
các nhân tố ngoại sinh khác. Tiếp đó là xem xét mối quan hệ giữa hai loại rủi ro quan
trọng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của một ngân hàng: rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng. Tác giả sử dụng một bảng dữ liệu gồm 25 ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013, kết hợp với các thuật toán kinh tế
lượng (hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên; ước lượng các
phương trình đồng thời thông qua phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn, ba
giai đoạn; tự hồi quy dạng bảng). Ngoài ra, tác giả còn thực hiện chia nhỏ mẫu và sử
dụng một mẫu quan sát theo quý khác để xem xét và kiểm định một lần nữa mối quan

hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng rủi ro
thanh khoản chịu tác động bởi các nhân tố đại diện cho quy mô tổng tài sản ngân hàng,
các thành phần của tài sản lưu động, nguồn vốn bên ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô
(tăng trưởng GDP, lạm phát). Tiếp đó, rủi ro thanh khoản có thể làm giảm lợi nhuận
ngân hàng (ROA và ROE) do ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn có chi phí cao
hơn để giải quyết vấn đề thanh khoản, nhưng lại làm tăng tỷ lệ lãi cận biên (NIM) do
thu được lãi cao hơn từ các khoản cho vay chứa các tài sản kém thanh khoản hơn.
Ngoài ra, tác giả không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm nào ủng hộ mối quan hệ
tương quan đồng thời có ý nghĩa thống kê hay tương quan trễ có thể có giữa hai biến
đại diện cho rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Những kết quả này cung cấp hiểu
biết mới về rủi ro ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính thanh khoản
cho hệ thống ngân hàng, tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, nhất là xử lý nợ
xấu và đề xuất quản lý đồng thời cho cả hai loại rủi ro này trong hoạt động quản lý rủi
ro chung.


2

CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ cuối năm 2007 đã không chỉ khiến nền kinh
tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính toàn
cầu. Bóng đen khủng hoảng bao trùm các trung tâm tài chính lớn trên thế giới từ châu
Âu đến châu Á. Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Cuộc khủng
hoảng mang lại một thách thức rất lớn cho sự phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn đối
với ngành công nghiệp ngân hàng toàn cầu, bởi vì nó đã làm các ngân hàng và các tổ
chức tài chính khác trở nên lo lắng về việc cho vay đối với các ngân hàng khác, nhất là
các ngân hàng thiếu thanh khoản. Đặc biệt là với sự sụp đổ của các ngân hàng lớn như
Goldman Sachs của Mỹ, Northern Rock của Anh cho thấy tầm quan trọng của việc
kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng ngân hàng cũng như những tác động của

môi trường vĩ mô đối với hoạt động của ngân hàng.
Sau cuộc khủng hoảng, tình hình thanh khoản và hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn
luôn là vấn đề được các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm hàng đầu, nhằm
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra khi rơi vào tình trạng xấu. Mặc dù thời gian gần
đây tình hình thanh khoản của hệ thống có khởi sắc hơn trước song những rủi ro vẫn có
thể tiềm ẩn. Các bài nghiên cứu trong nước phần lớn chỉ dừng lại ở cấp độ đánh giá
thanh khoản ngân hàng thông qua các phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản,
các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước (NHNN), nguồn và sử
dụng nguồn hay cấu trúc vốn,…Vì vậy tác giả thực hiện bài nghiên cứu này dựa trên
các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, bằng cách thu thập các số liệu cần thiết để cho
ra các mô hình hồi quy cụ thể, cho cái nhìn chính xác hơn về những nhân tố ảnh hưởng
lên rủi ro thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng. Sau đó, tác giả thực hiện hồi quy các
phương trình cấu trúc đồng thời để xác định mối quan hệ có thể có giữa rủi ro thanh


3

khoản và rủi ro tín dụng. Từ đó đưa ra các đề xuất quản lý phù hợp cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu đầu tiên của bài nghiên cứu này là xác định các nhân tố bên trong lẫn bên
ngoài ảnh hưởng lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Tiếp đó, tác giả điều tra các nhân tố tác động lên lợi nhuận của ngân hàng với việc xem
rủi ro thanh khoản như là một nhân tố nội sinh.
Mục tiêu cuối cùng là điều tra mối quan hệ qua lại đồng thời hoặc trễ có thể có giữa rủi
ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tác giả sử dụng một bộ mẫu dữ liệu bảng của 25 ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013 (dữ liệu năm) để kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng lên rủi ro thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng, cũng như mối quan hệ

giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một bộ
mẫu dữ liệu bảng khác của 5 NHTMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn
từ Q1/2009 đến Q4/2013 (dữ liệu quý) để xem xét một cách rõ ràng hơn mối quan hệ
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đầu tiên của bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành ước lượng mô
hình nguyên nhân rủi ro thanh khoản thông qua phương pháp bình phương bé nhất
dạng bảng (Panel OLS) đi kèm với hiệu ứng cố định (fixed effect) và hiệu ứng ngẫu
nhiên (random effect). Sau đó dùng kiểm định Hausman để chọn lọc ra mô hình tối ưu
nhất. Tiếp theo, tác giả thực hiện hồi quy hệ phương trình cấu trúc (đồng thời) thông


4

qua phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS) để ước lượng mô hình các
nhân tố quyết định lên lợi nhuận của ngân hàng nhằm kiểm soát vấn đề nội sinh của
biến rủi ro thanh khoản. Trong mô hình này, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân
(ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần bình quân (ROE) và tỷ lệ lãi cận biên
bình quân (NIM) lần lượt được sử dụng làm biến phụ thuộc.
Cuối cùng, tác giả phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro
tín dụng với các kích thước mẫu khác nhau thông qua phương pháp bình phương bé
nhất ba giai đoạn (3SLS) để hồi quy mô hình phương trình đồng thời với các biến đại
diện cho rủi ro thanh khoản (LR) và rủi ro tín dụng (CR) lần lượt là biến phụ thuộc
nhằm kiểm soát các tác động nội sinh, đồng thời và trễ của các biến.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu này góp phần vào kho tài liệu học thuật bằng việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng lên rủi ro thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời xem xét mối quan hệ
giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng cũng như mối quan hệ giữa rủi ro
thanh khoản với rủi ro tín dụng. Mặc dù trước đó có không ít các nghiên cứu chuyên
sâu và đầy đủ về các loại rủi ro hoạt động của ngân hàng, song các nghiên cứu này là

riêng lẻ. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào trong nước điều tra mối quan hệ đồng thời
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trên cơ sở mẫu gần như hầu hết các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Do đó, các kết quả trong bài nghiên cứu này có thể hỗ trợ
cho những nỗ lực cải thiện tình hình quản trị rủi ro tại các ngân hàng với sự chú ý đặc
biệt đến sự xuất hiện đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, từ đó nâng
cao khả năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ, phá sản và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Đặc biệt là tạo một nền tảng cho các ngân hàng trên đà áp dụng các chuẩn mực theo
Basel II và Basel III trong tương lai gần.
1.6. Kết cấu luận văn


5

Nội dung bài nghiên cứu này được chia thành các chương mục, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây tạo tiền đề cho bài nghiên
cứu.
Chương 3: Mẫu dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng được sử
dụng.
Chương 4: Thực trạng ảnh hưởng giữa các nhân tố kiểm định và kết quả thực nghiệm
từ các mô hình hồi quy.
Chương 5: Kết luận, đưa ra các đề xuất và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1. Thanh khoản và rủi ro thanh khoản
Theo định nghĩa của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS) (1997), rủi ro thanh
khoản phát sinh từ sự bất lực của một ngân hàng để giảm nợ phải trả hoặc gia tăng

nguồn vốn trong cơ cấu tài sản. Khi không đủ thanh khoản, không thể có đủ vốn, ngân
hàng có thể, một là, vay nợ từ thị trường tiền tệ (ví dụ như vay qua đêm trên thị trường
liên ngân hàng), hai là chuyển đổi tài sản kịp thời để gia tăng vốn với mức chi phí hợp
lý. Cả hai cách thức đó đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, thanh
khoản trở thành ưu tiên hàng đầu của quản lý ngân hàng để đảm bảo có đủ nguồn tiền
đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp và khách hàng vay với mức chi phí hợp lý trong
tương lai.
Trong điều kiện dễ dàng hơn, rủi ro thanh khoản có thể được định nghĩa là nguy cơ mất
khả năng thanh lý một tài sản kịp thời với mức giá hợp lý (Muranaga và Ohsawa,
2002). Có hai khía cạnh quan trọng của rủi ro thanh khoản được trích dẫn trong định
nghĩa này: một là thanh lý tài sản khi có yêu cầu và hai là có một giá trị thị trường. Các
ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu tài sản của họ không được thanh lý ở
một mức giá hợp lý. Trong khi các ngân hàng khẩn trương thanh lý các tài sản để kịp
thời đáp ứng nhu cầu vốn thì giá cả vẫn chưa ổn định do điều kiện bán hàng đóng băng.
Điều này có thể dẫn đến thua lỗ và giảm đáng kể trong thu nhập. Thu hồi quy mô lớn
của các khoản tiền gửi có thể tạo ra bẫy thanh khoản cho các ngân hàng (Jeanne và
Svensson, 2007), nhưng điều này có thể không phải lúc nào cũng là nguồn chính của
rủi ro thanh khoản (Diamond và Rajan, 2005). Có nhiều yếu tố khác nhau tạo ra vấn đề
thanh khoản lớn cho các ngân hàng. Ví dụ, các khoản cho vay dài hạn dựa trên cam kết
mở rộng có thể tạo ra các vấn đề thanh khoản nghiêm trọng (Kashyap et al., 2002).


7

So với rủi ro tín dụng, có ít tài liệu thảo luận về rủi ro thanh khoản. Hiệp ước Basel I
(BCBS, 1988) đã đặt ra các tiêu chuẩn để quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường.
Bên cạnh đó, Hiệp ước Basel II (BCBS, năm 2004) đã thêm các tiêu chuẩn về quản lý
rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, cả hai hiệp định trên đều ít đề cập đến vấn đề rủi ro thanh
khoản. Landskroner và Paroush (2008) cũng chỉ ra rằng đã có những buổi học thuật
thảo luận sâu rộng về những rủi ro khác nhau trong ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro

thị trường và cả rủi ro hoạt động nhưng rủi ro thanh khoản lại ít khi được chú ý đến,
trong khi nó đã trở thành một trong những rủi ro lớn phải đối mặt của các ngân hàng và
các tổ chức tài chính khác trong những năm gần đây.
2.2. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng
Trong các nghiên cứu trước đây, người ta thường sử dụng các tỷ số để đo lường rủi ro
thanh khoản, như là tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (Barth et al., 2003;
Demirgüç-Kunt et al., 2003; Pavla Vodová, 2011), tỷ số tài sản lưu động trên các
khoản tiền gửi (Shen et al., 2001; Pavla Vodová, 2011) và tỷ số tài sản lưu động trên
tiền gửi ngắn hạn của khách hàng (Kosmidou et al., 2005), tỷ số tài sản lưu động dễ
chuyển đổi trên tổng nợ (Jose Arias et al., 2014). Các ngân hàng có giá trị các tỷ số này
càng cao cho thấy khả năng thanh khoản càng cao. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác
sử dụng các tỷ số như tỷ số vốn vay trên tổng tài sản (Athanasoglou et al., 2006; Pavla
Vodová, 2011), tỷ số các khoản vay ròng trên tiền gửi ngắn hạn của khách hàng
(Pasiouras và Kosmidou, 2007; Kosmidou, 2008; Naceur và Kandil, 2009; Pavla
Vodová, 2011) để đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Giá trị của các tỷ số này
càng cao, các ngân hàng càng chịu nhiều rủi ro thanh khoản.
Như vậy, bên cạnh việc sử dụng các chỉ số thanh khoản truyền thống để đánh giá rủi ro
thanh khoản ngân hàng thì ta vẫn có thể sử dụng một vài chỉ số khác để xác định mối
tương quan chặt chẽ giữa nó với rủi ro thanh khoản ngân hàng. Hơn nữa, việc đo lường
và nhận xét về rủi ro thanh khoản còn có thể được tiến hành dựa trên các phương pháp


8

về định lượng và chất lượng. Saunders và Cornett (2006) chỉ ra rằng các ngân hàng có
thể sử dụng phương pháp phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn; so sánh nhóm tỷ số
đồng đẳng, chỉ số thanh khoản, khoảng cách tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản
của ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Matz và Neu (2007), các ngân hàng có thể áp dụng
phân tích bảng cân đối kế toán, vị thế vốn góp tiền mặt để đánh giá rủi ro thanh khoản
và đánh giá rủi ro thanh khoản về chất lượng cũng quan trọng không kém gì một phép

đo định lượng dựa vào mô hình.
Sau Saunders và Cornett (2006), Chung-Hua Shen (2009) đo lường rủi ro thanh khoản
bằng cách tính toán khoảng cách tài chính của mỗi ngân hàng. Saunders và Cornett
(2006) cho rằng các ngân hàng thường coi các khoản tiền gửi nòng cốt trung bình
(average core deposit) như là một nguồn vốn ổn định, do đó nó có thể dùng để tài trợ
lâu dài cho các khoản vay trung bình của ngân hàng. Các khoản tiền gửi nòng cốt trung
bình được định nghĩa như là tiền gửi không kỳ hạn, các lệnh rút tiền có thể chuyển
nhượng (Negotiable Order of Withdrawal accounts – NOW), các tài khoản ký thác của
thị trường tiền tệ (Money Market Deposit accounts – MMDAs), các tài khoản tiết kiệm
khác và chứng chỉ tiền gửi cá nhân (CDs). Chung-Hua Shen (2009) sử dụng tiền gửi
khách hàng để thay thế cho tiền gửi nòng cốt.
Ta có thể thấy rằng tác động của rủi ro thanh khoản lên lợi nhuận ngân hàng là hỗn
hợp. Một số nghiên cứu phát hiện ra tác động cùng chiều (Barth et al., 2003; Ameira
Nur Amila Binti Sohaimi, 2013), một số khác phát hiện ra tác động ngược chiều
(Kosmidou, 2005; Kosmidou, 2008; Chung-Hua Shen et al., 2009; Jose Arias et al.,
2014; Naser Ail Yadollahzadeh Tabari et al.,2013). Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước
đây cho thấy rằng các ngân hàng với tính thanh khoản cao thì có biên lãi ròng (NIM)
thấp hơn. (Shen et al., 2001; Demirgüç-Kunt et al., 2003; Naceur và Kandil, 2009),
nhưng cũng có nghiên cứu cho kết quả ngược lại khi cho rằng với rủi ro thanh khoản
cao có thể nhận được khoản thu nhập từ lãi cao hơn (Chung-Hua Shen et al., 2009).


9

Bên cạnh đó, các nghiên cứu này còn đề cập đến tác động của các nhân tố khác. Ví dụ
như Aspachs et al. (2005) chỉ ra rằng trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi hoạt động cho
vay bị hạn chế, các ngân hàng gia tăng tích trữ thanh khoản; ngược lại, khi kinh tế tăng
trưởng, cơ hội cho vay càng nhiều thì thanh khoản ngân hàng giảm. Vì vậy, khi kinh tế
tăng trưởng cao, các ngân hàng cho vay nhiều hơn nhưng lại thu hút tiền gửi ít hơn dẫn
đến sự gia tăng rủi ro thanh khoản.

Ngoài ra, sự khác biệt về chi phí có thể gây ra một mối quan hệ cùng chiều giữa kích
thước và thành quả ngân hàng, nếu đó là hiệu quả kinh tế do mở rộng quy mô có ý
nghĩa (Goddard et al., 2004). Short (1979) lập luận rằng kích thước có mối quan hệ
chặt chẽ với an toàn vốn của một ngân hàng kể từ khi các ngân hàng tương đối lớn có
xu hướng nâng cao vốn giá rẻ (less expensive capital), do đó thu nhiều lợi nhuận hơn.
Eichengreen và Gibson (2001) cho rằng tác động của kích thước lên lợi nhuận ngân
hàng có thể là cùng chiều cho đến một giới hạn nhất định. Khi vượt điểm này, ảnh
hưởng của kích thước có thể ngược chiều do tính chất quan liêu trong quản lý hay tham
nhũng. Các nghiên cứu trước đây sử dụng tỷ số vốn trên tài sản như là một biến giải
thích cho lợi nhuận ngân hàng và tìm thấy mối quan hệ giữa chúng là cùng chiều
(Kosmidou et al., 2005).
2.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
Tác động của rủi ro tín dụng lên lợi nhuận ngân hàng cũng bao gồm các tác động hỗn
hợp. Thay đổi trong các khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có thể phản ánh những
thay đổi trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng (Cooper et al., 2003;
Chung-Hua Shen et al.,2009; Naser Ail Yadollahzadeh Tabari et al., 2013; Jose Arias
et al., 2014) và nó có thể ảnh hưởng ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh
đó, Miller và Noulas (1997) chỉ ra rằng các tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động
cho vay mang tính chất rủi ro cao sẽ tích lũy nhiều các khoản vay chưa thanh toán, dẫn
đến lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, các khoản vay rủi ro cao thường cho thu nhập từ lãi cao.


10

Theo Maudos và Fernández de Guevara (2004), nguy cơ không trả nợ hoặc vỡ nợ tín
dụng từ phía khách hàng đòi hỏi các ngân hàng áp dụng một mức phí bảo hiểm rủi ro
ngầm trong các mức lãi suất cho vay, do đó ngân hàng thu được một khoản lãi vay cao
hơn từ các hợp đồng có rủi ro tín dụng cao đó.
2.4. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
Có hai bộ phận nghiên cứu chính dựa trên khía cạnh kinh tế vi mô của ngân hàng để

giải thích cho mối quan hệ giữa các nguồn rủi ro chính thông qua tác động của chúng
lên lợi nhuận ngân hàng: lý thuyết trung gian tài chính cổ điển, đại diện nổi bật nhất
bởi các mô hình của Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983) và phần mở rộng sau
đó (Diamond, 1997); và cũng bởi cách tiếp cận tổ chức công nghiệp đến hệ thống ngân
hàng, có tính năng nổi bật nhất trong mô hình Monti - Klein của các tổ chức ngân hàng
và nghiên cứu liên quan xảy ra sau đó. Các trung gian tài chính xem mô hình ngân
hàng như quỹ thanh khoản mà cung cấp cả người gửi tiền và người đi vay với sự sẵn
sàng của tiền mặt, qua đó nâng cao phúc lợi kinh tế và tiếp thu rủi ro thanh khoản nền
kinh tế. Tổ chức công nghiệp thăm dò các mô hình ngân hàng như người chấp nhận giá
lợi nhuận tối đa trong thị trường cho vay và tiền gửi độc quyền, đã đối mặt với một
đường cầu có độ dốc lên đối với các khoản tiền gửi và đường cầu dốc xuống cho các
khoản vay đối với vấn đề tăng lãi suất. Ở phía bên Tài sản, các ngân hàng tạo ra lợi
nhuận thông qua lãi suất cho vay; ở phía bên Nợ, các ngân hàng phải đối mặt với chi
phí thông qua lãi suất huy động. Các mô hình của cả hai bộ phận tài liệu nghiên cứu
trước đó cho rằng, ít nhất về mặt lý thuyết, có một mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu không rõ ràng về câu hỏi liệu mối quan hệ
này là dương hay âm.
Một số bằng chứng lý thuyết cũng như thực nghiệm hỗ trợ cho mối quan hệ dương
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.


11

Rủi ro thanh khoản được xem như là một chi phí làm giảm lợi nhuận, một khoản vay
quá hạn (tức rủi ro tín dụng tăng) làm tăng rủi ro thanh khoản này vì nó gây ra dòng
tiền và khấu hao giảm (Dermine, 1986). Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983) và
phần mở rộng của họ (Samartín, 2003; Iyer và Puri, 2012) đã mô hình hoá các lý thuyết
về trung gian tài chính cho thấy các tài sản ngân hàng có tính rủi ro cùng với sự không
chắc chắn về nhu cầu thanh khoản của nền kinh tế gây ra sự rút tiền ngân hàng hàng
loạt. Dựa trên các mô hình này, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng nên có mối tương

quan dương và đóng góp đồng thời cho sự bất ổn của ngân hàng.
Ý tưởng về một mối quan hệ dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng
được hỗ trợ bởi một nội dung rất mới cũng dựa trên cuộc khủng hoảng tài chính
2007/2008, chẳng hạn như Diamond và Rajan (2005), Gorton và Metrick (2011). Mô
hình của họ được dựa trên tiền đề rằng các khoản tiền ngân hàng thu từ người gửi tiền
không có chuyên môn được sử dụng để cho vay. Các vấn đề phát sinh nếu có quá nhiều
dự án kinh tế được tài trợ bằng vốn vay không đủ sinh lợi (hoặc thậm chí vỡ nợ) và các
ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Như một hệ quả của sự suy
giảm tài sản này, ngày càng nhiều người gửi tiền sẽ yêu cầu đòi lại tiền của họ. Do đó
ngân hàng sẽ thu hồi tất cả các khoản cho vay và từ đó làm giảm toàn bộ thanh khoản
trên thị trường. Vì vậy, kết quả chính là rủi ro tín dụng cao hơn đi kèm với rủi ro thanh
khoản cao hơn thông qua nhu cầu người gửi tiền.
Một quan điểm khác về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được
cung cấp bởi Gorton và Metrick (2011). Phân tích thực nghiệm của họ cho thấy một sự
rút tiền hàng loạt dựa trên sự hoảng loạn của nhà đầu tư có thể xảy ra trong thời đại hệ
thống ngân hàng được chứng khoán hóa, trái ngược với các cuộc rút tiền hàng loạt
trong ngân hàng truyền thống. Bằng chứng của họ cho thấy rằng trong cuộc khủng
hoảng tài chính gần đây cho thấy rủi ro tín dụng trong hình thức các khoản cho vay
dưới chuẩn gây ra tỷ lệ tái cấp vốn và mức vay thế chấp tài trợ trên thị trường liên


12

ngân hàng tăng lên đáng kể. Mặc dù các nhà đầu tư không biết về những rủi ro cho vay
dưới chuẩn thực tế của các ngân hàng, sự sợ hãi cho các khoản đầu tư của họ gây ra
vấn đề thanh khoản nghiêm trọng cho các ngân hàng vì thị trường vốn ngắn hạn cạn
kiệt vì tỷ lệ repo (lãi suất qua đêm) và mức vay thế chấp cao hơn. Nghiên cứu này cho
thấy một cách ấn tượng rằng rủi ro tín dụng được nhận thức (trái ngược với rủi ro tín
dụng thực tế) có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản trong ngân hàng như thế nào.
Một số bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho mối quan hệ âm giữa rủi ro thanh khoản và

rủi ro tín dụng.
Một nghiên cứu của Wagner (2007) cho thấy tài sản thanh khoản ngân hàng tăng dẫn
đến sự mất ổn định ngân hàng tăng cao. Nghiên cứu này cho rằng mặc dù các ngân
hàng được hưởng lợi từ phía tài sản thanh khoản hơn thay vì sự ổn định (giảm thiểu rủi
ro, tạo thuận lợi cho việc bán các tài sản trong cuộc khủng hoảng), cuộc khủng hoảng
trở nên ít tốn kém hơn cho các ngân hàng và như vậy họ có nhiều thiên hướng không
ngăn chặn chúng từ lúc xảy ra. Nghiên cứu của Gatev, Schuermann và Strahan (2009)
cho thấy rằng các khoản tiền gửi giao dịch có ích cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng
trong thời gian rủi ro tín dụng tăng cao bởi vì chúng giúp các ngân hàng chống lại việc
giải ngân của các cam kết cho vay. Acharya, Shin và Yorulmazer (2010) dựa trên các
bằng chứng thực nghiệm cho rằng việc nắm giữ tiền mặt của các ngân hàng tăng lên rất
nhanh trong suốt tiến trình của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất. Nghiên cứu
này phát triển một mô hình trong đó việc nắm giữ thanh khoản là một lựa chọn chiến
lược từ trước của sự quản lý ngân hàng chủ động để mua sắm tài sản của các ngân hàng
khác với giá bán tháo trong thời gian khủng hoảng kinh tế. Do đó, mối quan hệ mặc
nhiên công nhận giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng một lần nữa là âm. Cuối
cùng, Acharya và Naqvi (2012) cho thấy trong thời điểm căng thẳng kinh tế vĩ mô tăng
cao (tức là trong một cuộc khủng hoảng), các hộ gia đình và doanh nghiệp gửi tài sản
của họ vào các ngân hàng. Điều này khiến các ngân hàng phong phú tiền mặt do đó


13

làm giảm "chất lượng" và giám sát của họ đối với khách hàng hiện có và vay mới. Do
đó hàm ý này là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không di chuyển song song, các
ngân hàng nắm giữ thanh khoản cao hơn có thể đảm nhận các danh mục cho vay với
các khoản cho vay "xấu".
Kết quả của tất cả các nghiên cứu nói trên đó là mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng theo giả thuyết có thể là dương hay âm, tùy thuộc vào loại của ngân
hàng được quan sát, các giả định liên quan đến mô hình kinh doanh của các ngân hàng

và các điều kiện kinh tế trong thời gian ngân hàng hoạt động.
Tóm lại, dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn thị
trường Việt Nam để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Các nhân tố nào tác động lên rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại Việt
Nam?
 Mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận hoạt động của ngân hàng
thương mại Việt Nam?
 Có tồn tại một mối quan hệ đồng thời/trễ có thể có giữa rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng ngân hàng?


14

CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu và lựa chọn mẫu
Các khoản mục được dùng để tính toán các biến đặc thù ngân hàng trong bài được lấy
từ bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ,
thuyết minh báo cáo tài chính trong các báo cáo tài chính (BCTC) của 25 NHTMCP tại
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Danh sách 25 ngân hàng này được trình bày trong
Phụ lục 1. Ban đầu, tác giả thu thập dữ liệu của tất cả các NHTMCP tại Việt Nam từ
năm 2005 đến năm 2013 để khảo sát. Tuy nhiên, danh sách này được rút ngắn lại chỉ
còn 25 ngân hàng, do một lượng lớn dữ liệu liên quan của các ngân hàng không được
công bố đầy đủ hay có một số ngân hàng mới thành lập nên số liệu không đáp ứng
được yêu cầu nghiên cứu. Lưu ý rằng các vụ sáp nhập trong thời gian quan sát được
xem như các ngân hàng đã sáp nhập vào đầu thời kỳ quan sát.
Tác giả sử dụng bộ dữ liệu hàng năm cho mẫu 25 NHTM để phân tích cho các mục
tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên. Ngoài ra, tác giả còn thu thập thêm bộ dữ liệu hàng quý
cho 5 NHTMCP có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam từ Q1/2009 đến Q4/2013 để
kiểm định một lần nữa mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ngân
hàng. Có hai lý do của việc lấy mẫu 5 ngân hàng này: một là tính đại diện của nó, hai là

chỉ có 5 ngân hàng này có công bố đầy đủ dữ liệu hàng quý trong các báo cáo tài chính
của mình trong giai đoạn cần thu thập của tác giả, trong khi các ngân hàng khác thì
không.
Các dữ liệu này được lấy từ trang thông tin điện tử chính thức của mỗi ngân hàng.
Trong quá trình thu thập số liệu, một số ngân hàng chỉ công bố báo cáo tài chính tóm
tắt và/hoặc không đồng nhất trong cách lập báo cáo tài chính, do đó không cung cấp đủ
thông tin để có thể tổng hợp tất cả các biến theo như mô hình gốc, nên một số biến
không được sử dụng trong mô hình hồi quy. Bên cạnh đó, tác giả không tìm thấy cơ sở


15

nào cho việc thu thập số liệu cho các biến giám sát và quy định tại Việt Nam và cũng
không có bất cứ tài liệu nào trước đây đã nghiên cứu về vấn đề này, nên các biến OSP,
PMI, BAR cũng không được sử dụng trong mô hình.
Các biến kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, lãi suất chính sách của NHNN (lãi suất cơ
bản) được lấy từ trang thông tin điện tử, mục cơ sở dữ liệu của International Financial
Statistics (IFS) thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Dữ liệu của một số biến vĩ mô khác
như tổng tiết kiệm cá nhân (Gross Private Savings), tỷ số tiết kiệm (Saving Ratio), lãi
suất trái phiếu Chính phủ 1 tháng và 10 năm cũng không được tìm thấy nên tác giả bỏ
qua tác động của các biến kiểm soát này lên mô hình hồi quy kiểm định mối quan hệ
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ngân hàng.
Dữ liệu chi tiết của các biến sử dụng trong các mô hình sau được trình bày trong Phụ
lục 4 và 5.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
3.2.1.1. Mô tả biến
Mô hình nguyên nhân của rủi ro thanh khoản xem xét biến đại diện cho rủi ro thanh
khoản, các biến đặc thù ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô.
Rủi ro thanh khoản: được đo lường bởi khoảng cách tài chính của mỗi ngân hàng,

theo như nghiên cứu Chung- Hua Shen (2009). Theo đó, khoảng cách tài chính được
định nghĩa là chênh lệch giữa các khoản cho vay của ngân hàng và tiền gửi của khách
hàng. Chia giá trị này cho tổng tài sản để tiêu chuẩn hóa, ta có được tỷ số khoảng cách
tài chính trên tổng tài sản (FGAPR) – biến đại diện cho rủi ro thanh khoản ngân hàng.


×