Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

NGUYỄN TRUNG PHÚ

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN THANH
KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍ NH – NGÂN HÀ NG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của tăng trưởng tín dụng đến
thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Nguyễn Trung Phú

i



LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng TMCP Kiên Long Hội Sở và Công ty Quản
lý nợ và khai thác tài sản Kiên Long Bank đã tạo điều kiện giúp tôi được tham gia học

hai năm cao học tại trường Đại học Mở TPHCM.
Chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong thời gian học tại trường. Những kiến thức đã học là nền tảng
cơ bản để tôi hoàn thành luận văn này và giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi
sau này.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thuận, thầy giáo hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này. Thầy là người đã định hướng và hướng dẫn tôi ngay từ
những bước đầu tiên. Thầy cũng đã thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần khi
tôi gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những ai đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
cũng như trong thời gian thực hiện đề tài này.
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2016.

Nguyễn Trung Phú

ii


TÓM TẮT
Luận văn “Tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản các ngân
hàng thương mại Việt Nam” Tăng trưởng tín dụng được đề cập trong nghiên cứu

này là tăng trưởng tín dụng liên thời gian, bao gồm tăng trưởng tín dụng năm hiện
hành (X1), tăng trưởng tín dụng năm trước (X2). Ngoài biến chính là tăng trưởng tín
dụng, một số biến khác cũng được đưa vào mô hình như tỷ lệ an toàn vốn (X3), tỷ
lệ nợ xấu (X4), lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (X5), giá trị dự phòng/thu nhập
lãi thuần (X6), tài sản cố định/tổng tài sản(X7), Chi phí hoạt động/tổng tài sản (X8).
Với đề tài này, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp
nghiên cứu định lượng với cấu trúc dữ liệu dạng bảng (panel data) được thu thập từ
báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 19 ngân hàng thương mại Việt Nam trong
vòng 8 năm, từ năm 2007 đến năm 2014. Đề tài đã thực hiện các kiểm định giả
thuyết thông qua nhiều phương pháp ước lượng hồi quy như Fixed Effect Model
(FEM), Random Effect Model (REM), Ordinary Least Square (OLS) để tìm mô
hình phù hợp nhất.
Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, biến tăng trưởng tín dụng năm hiện
hành (X1), tỷ lệ nợ xấu (X4), tỷ lệ tài sản cố định (X7), tỷ lệ chi phí hoạt động (X8)
tác động ngược chiều với thanh khoản, còn lại các biến như tăng trưởng tín dụng
năm trước (X2), tỷ lệ an toàn vốn (X3), tỷ lệ lợi nhuận (X5) thì cho kết quả ngược
lại.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã cung cấp thêm một cái nhìn toàn
diện hơn về tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản các của ngân hàng.
Điều này sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý
ngân hàng đưa ra những chính sách để tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý đảm
bảo mục tiêu lợi nhuận với rủi ro có thể chấp nhận được, làm cho các ngân hàng
hoạt động lành mạnh và hiệu quả hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
1.6 Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.7 Kết cấu của luận văn .............................................................................. 3
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 4
2.1 Tăng trưởng tín dụng .............................................................................. 4
2.1.1 Tăng trưởng tín dụng ................................................................. 4
2.1.2 Phân loại tăng trưởng tín dụng .................................................. 4
2.1.3 Rủi ro của tăng trưởng tín dụng ................................................ 6
iv


2.2 Thanh khoản ngân hàng ........................................................................ 7
2.2.1 Định nghĩa về thanh khoản ......................................................... 7
2.2.2 Rủi ro thanh khoản ..................................................................... 7
2.2.3 Các chỉ tiêu biểu hiện thanh khoản ............................................. 9
2.3 Lý thuyết về thanh khoản ...................................................................... 12
2.4 Ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản ...................... 14
2.5 Các nghiên cứu trước ........................................................................... 16
2.6 Tính mới và đóng góp của đề tài .......................................................... 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................... 31
3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 31
3.2 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 31
3.3. Các biến số trong mô hình nghiên cứu................................................ 33
3.3.1. Biến số phụ thuộc .................................................................. 33
3.3.2. Biến số độc lập và giả thuyết nghiên cứu .............................. 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 39
4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến số định lượng ................................ 39
4.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến số .......................... 46
4.2.1 Mối quan hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc ... 46
4.2.2 Mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau ......................... 47
4.3. Phân tích kết quả hồi quy .................................................................... 47
4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến VIF ................................................ 47

v


4.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp giữa các mô hình hồi quy ......... 48
4.3.3. Kết quả hồi quy ............................................................................. 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 58
5.1 Kết Luận ............................................................................................... 58
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................ 59
5.3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ........................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
PHỤ LỤC A: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Y1
........................................................................................................................................... 66
PHỤ LỤC A1: KIỂM ĐỊNH HAUSMAN ................................................................ 66
PHỤ LỤC A2: KIỂM ĐỊNH BREUSCH-PAGAN ........................................... 66
PHỤ LỤC A3: KẾT QUẢ HỒI QUY RANDOM EFFECT ............................. 67

PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Y2
........................................................................................................................................... 68
PHỤ LỤC B1: KIỂM ĐỊNH HAUSMAN ................................................................ 68
PHỤ LỤC B2: KIỂM ĐỊNH BREUSCH-PAGAN ........................................... 68
PHỤ LỤC B3: KẾT QUẢ HỒI QUY RANDOM EFFECT .............................. 69

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1. Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản trung bình từ 2007-2014 .......... 40
Đồ thị 4.2. Tài sản thanh khoản trên huy động trung bình từ 2007-2014 ............. 41
Đồ thị 4.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của từ 2007-2014 ................. 42
Đồ thị 4.4. Đồ thị tỷ lệ an toàn vốn trung bình từ 2007-2014 ............................... 43
Đồ thị 4.5. Đồ thị tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng từ 2007-2014 ........ 44
Đồ thị 4.6. Đồ thị tỷ lệ lợi nhuận trung bình từ 2007-2014 .................................. 45

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp một số nghiên cứu trước ........................................................ 24
Bảng 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 33
Bảng 3.2 Mô tả các biến độc lập ........................................................................... 37
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến số định lượng .................................... 39
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số ........................................... 46
Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................... 48
Bảng 4.4. Kiểm định Hausman .............................................................................. 49

Bảng 4.5. Kiểm định Breusch-Pagan .................................................................... 49
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt kết quả hồi quy cho các biến phụ thuộc Y1, Y2 ................... 50

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCTD

Tổ chức tín dụng

DPRR

Dự phòng rủi ro

DN

Doanh nghiệp

NCB

Ngân hàng Quốc Dân

VPB

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Seabank


Ngân hàng Đông Nam Á

Eximbank

Ngân hàng xuất nhập khẩu

BIDV

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam

ix


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do nghiên cứu:
Rose (2001) cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị
ngân hàng phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân
hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí
hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp
ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh khoản, dẫn
đến sự sụp đổ của toàn hệ thống.
Tại Việt Nam, khi tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế thực chỉ ở mức có hạn và
không thay đổi mang tính nhảy vọt so với trước đây thì khi tăng trưởng tín dụng quá mức
sẽ làm nền kinh tế tăng trưởng nóng, đẩy giá trị các tài sản như bất động sản, chứng khoán
tăng theo kiểu bong bóng, và tiêu dùng cũng nhảy vọt nhờ phần lớn được tài trợ một cách
dễ dãi bởi tiền đi vay từ ngân hàng hay các công ty tài chính. Kết quả cuối cùng không
tránh khỏi sẽ là bong bóng giá các tài sản một ngày nào đó không xa trong tương lai phải
vỡ, để lại rủi về nợ xấu và thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng
Chính vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng

đến rủi ro thanh khoản, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của tăng trưởng tín dụng đến
thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận văn của mình.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những vấn đề vừa được đề cập ở trên, đề tài này xác định các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
-

Tăng trưởng tín dụng tác động như thế nào đến thanh khoản các ngân hàng
thương mại Việt Nam?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi đặt câu hỏi nghiên cứu, với mục đích xem xét mức độ tác động của tăng
trưởng tín dụng đến thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài này xác định
các mục tiêu nghiên cứu như sau:
-

Xem xét tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.

- Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị cần thiết.
1


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do đề tài tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản
của các ngân hàng thương mại Việt Nam và số liệu thu thập bị hạn chế nên nghiên cứu
chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu này được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm
toán của 19 ngân hàng được chọn làm mẫu. Với giai đoạn nghiên cứu từ 2007 đến 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp định lượng. Sau khi xác định

rõ vấn đề nghiên cứu, bước quan trọng tiếp theo, đề tài nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tìm
hiểu các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó xây dựng giả thuyết và 2 mô hình nghiên
cứu. Đề tài sẽ thực hiện các kiểm định giả thuyết thông qua nhiều phương pháp ước lượng
hồi quy như Fixed Effect (FEM), Random Effect (REM), Ordinary Least Square (OLS) để
tìm mô hình phù hợp nhất. Kết quả thực nghiệm từ mô hình sẽ là cơ sở để chấp nhận hay
bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu cũng như giải thích mức tác động của tăng trưởng tín
dụng đến thanh khoản các ngân hàng thương mại, từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị cho
các bên liên quan.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào hiểu biết chung về tác động của tăng trưởng
tín dụng tới thanh khoản của các Ngân hàng TM Việt Nam. Các kết luận được rút ra từ
quá trình phân tích sẽ góp phần giúp cho các ngân hàng đưa ra các quyết định đúng đắn
của mình trong việc quản trị tăng trưởng tín dụng nhằm nâng hiệu quả thanh khoản. Nó
cũng góp phần đưa ra các khuyến nghị để các cơ quan quản lý Nhà nước có những chính
sách cụ thể có liên quan đến công việc quản trị tăng trưởng tín dụng nhằm cao nâng thanh
khoản ngân hàng.

2


1.7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành
năm chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan. Nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Nêu tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
trước về tác động của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản của ngân hàng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mô tả mô hình nghiên cứu, giải thích các
biến trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Đưa ra các kết quả phân tích thống kê

mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời đưa ra các phân tích kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân
tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận
và nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo.

3


CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tập trung vào ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày lý thuyết
về tăng trưởng tín dụng và thanh khoản, trong đó nêu lên định nghĩa, các nhân tố thể hiện
tăng trưởng tín dụng, thanh khoản và sự đo lường các nhân tố này. Nội dung thứ hai đề
cập tới các lý thuyết về thanh khoản và tác động của tăng trưởng tín dụng tới thanh khoản
của các ngân hàng. Và cuối cùng tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm về tăng tưởng tín
dụng và thanh khoản.
2.1 Tăng trưởng tín dụng.
2.1.1 Tăng trưởng tín dụng
“Tăng trưởng tín dụng là sự thay đổi giá trị các khoản cho vay qua các năm. Khi
nói về tăng trưởng tín dụng, một số tác giả nghiên cứu định nghĩa, tăng trưởng tín dụng là
phần trăm thay đổi tổng dư nợ cho vay khách hàng năm t so với năm t-1” (Clair,1992;
Foos vả ctg, 2010).
Tín dụng ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia bởi vì đó là cầu nối giữa những chủ thể thừa vốn và những chủ thể thiếu vốn, góp
phần phát triển kinh tế. Theo Rose và Hudgins (2004), cấp tín dụng là chức năng kinh tế
hàng đầu của ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ
quan chính phủ. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình
hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì tín dụng thúc đẩy sự tăng
trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các
khoản cấp tín dụng của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng

của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng
mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.
2.1.2 Phân loại tăng trưởng tín dụng
Clair (1992) cho rằng, tăng trưởng tín dụng có thể được tạo ra bằng cách tăng cho
vay đối với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng mới. Danh mục cho vay có thể được
tăng lên bằng cách mua lại hoặc sáp nhập. Việc mua lại có thể là một ngân hàng có năng
lực tài chính mạnh hoặc ngân hàng phá sản với sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, tác động
của tăng trưởng tín dụng đối với chất lượng tín dụng có thể là khá khác nhau, tùy thuộc
vào nguồn tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng được chia thành ba loại: tăng
trưởng thông qua việc mua lại ngân hàng phá sản với sự hỗ trợ của Nhà nước; tăng trưởng
4


thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập không có sự hỗ trợ của Nhà nước, hoặc tăng trưởng
nội bộ tạo ra. Tăng trưởng tín dụng thông qua việc mua lại ngân hàng phá sản với sự hỗ
trợ của Nhà nước không thể tác động trái chiều đến chất lượng tín dụng bởi vì trong hầu
hết các giao dịch này, Nhà nước loại bỏ các khoản tín dụng có chất lượng thấp từ danh
mục cho vay. Trong một số trường hợp khác, nhà nước không nhận bất kỳ khoản vay chất
lượng thấp nào, nhưng thay vào đó, cung cấp nguồn lực cho các tổ chức mua lại để xóa
các khoản nợ xấu.
Ngoài ra, một ngân hàng có thể tăng danh mục cho vay thông qua việc mua lại các
ngân hàng khác. Thông thường, ngân hàng được mua lại được yêu cầu xóa các khoản tín
dụng có vấn đề trước khi thực hiện việc mua lại. Trong các trường hợp khác, ngân hàng
được mua lập một ngân hàng nắm giữ các khoản tín dụng có vấn đề. Ngân hàng được lập
này do các cổ đông của ngân hàng được mua lại sở hữu để tách tác động của các khoản tín
dụng có vấn đề khỏi ngân hàng mua lại. Tuy nhiên, không phải tất cả sáp nhập ngân hàng
có thể mô tả như một ngân hàng mua lại ngân hàng khác.Trong trường hợp sáp nhập giữa
những ngân hàng như nhau, chất lượng tín dụng của ngân hàng kết hợp sẽ là trung bình
chất lượng tín dụng của hai ngân hàng. Trường hợp này, chất lượng tín dụng có thể ít thay
đổi đáng kể.

Tác động của tăng trưởng nội bộ đối với chất lượng tín dụng là khó dự đoán nhất.
Tăng trưởng tín dụng nội bộ có thể đến từ tăng hoạt động cho vay. Một ngân hàng có thể
tăng dư nợ cho vay mà không giảm tiêu chuẩn bảo đảm bằng cách đa dạng hóa danh mục
cho vay giữa các khu vực địa lý và các ngành theo cách làm giảm tổng thể rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, nếu các khoản vay được thúc đẩy để tài trợ cho bong bóng đầu cơ, dẫn đến
tăng trưởng tín dụng thì việc tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng
trong tương lai.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng nhanh và suy giảm chất lượng tín dụng.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng là rất phức tạp. Mối quan
hệ giữa tăng trưởng tín dụng và suy giảm chất lượng tín dụng phụ thuộc vào vị trí vốn chủ
sở hữu của ngân hàng. Ngân hàng tăng trưởng nhanh với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao không
cho thấy bằng chứng suy giảm chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng thông qua việc
mua lại, hoặc sáp nhập từ ngân hàng khác có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phụ
thuộc vào hình thức mua lại, sáp nhập.
5


2.1.3 Rủi ro của tăng trưởng tín dụng
Tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính như một cơ chế gia tăng tiềm năng của
chu kỳ kinh tế đã được thảo luận trong các tài liệu kinh tế có trong đầu thế kỷ 20 (Fisher,
1933). Tuy nhiên, các mô hình lý thuyết đã có thể kết hợp nó sau khi có sự phát triển của
thông tin kinh tế. Thuật ngữ "tăng tốc tài chính" được đặt ra vào năm 1996 (Bernanke và
ctg, 1996.) Cùng với các mô hình định lượng đầu tiên (Bernanke và ctg, 1999; Kiyotaki
và Moore, 1997). Gia tốc tài chính phát sinh như là kết quả của bất cân xứng thông tin và
các vấn đề liên quan giữa người đi vay và người cho vay. Như khủng hoảng kinh tế ảnh
hưởng đến giá trị tài sản của khách hàng vay, mối quan hệ nghịch đảo giữa giá trị tài sản
và bảo hiểm tài chính . Gia tốc tài chính thường xuyên được điều tra trong bối cảnh truyền
dẫn chính sách tiền tệ, nhưng cùng một cơ chế áp dụng đối với tất cả các loại biến cố thị
trường tín dụng khác nhau (bao gồm cả những quan sát thấy trong cuộc khủng hoảng tài
chính gần đây)

Một kết luận quan trọng của lý thuyết kinh tế hiện đại thì tài chính là tốt cho tăng
trưởng (Cecchetti và Kharroubi, 2012). Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế của phát triển
thị trường tín dụng và tăng trưởng cho nền kinh tế trong dài hạn, tăng tưởng tín dụng quá
mức có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Lịch sử
của cuộc khủng hoảng tài chính và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế gần
đây, minh họa rõ ràng những gì có thể đi sai với tăng trưởng tín dụng quá mức. Có vô số
nghiên cứu thực nghiệm mà nhiều kịch bản của cuộc khủng hoảng tài chính đã được bắt
đầu bằng diễn biến của tăng trưởng tín dụng bất thường dẫn đến sự phát triển của bong
bóng giá tài sản. Borio và Lowe (2002) cho thấy tăng trưởng tín dụng quá mức là chỉ số
hàng đầu cho một cuộc khủng hoảng tài chính.

6


2.2 Thanh khoản ngân hàng
2.2.1 Định nghĩa về thanh khoản
Thanh khoản có thể được định nghĩa là “khả năng của một tổ chức tài chính để đáp
ứng tất cả các nhu cầu chính đáng cho các quỹ” (Yeager và Seitz 1989). Một tài sản có
tính thanh khoản nếu nó có thể được bán một cách nhanh chóng mà không có thiệt hại
đáng kể. Điều gì quyết định tính thanh khoản của một tài sản vẫn còn là một vấn đề gây
tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu (Kyle,1985). Người ta thường tìm thấy trong các tài liệu
quản lý ngân hàng nói rằng một tài sản có tính thanh khoản là loại tài sản có đặc tính như:
được biết đến rộng rãi (ví dụ trái phiếu) và kỳ hạn ngắn (kỳ hạn ngắn có nghĩa là giá của
tài sản là ít nhạy cảm với biến động lãi suất) ( Hempel và ctg, 1994). Các tài sản ngân
hàng điển hình có tính thanh khoản theo định nghĩa đó bao gồm tiền mặt, chứng khoán
(trái phiếu chính phủ..), các khoản vay liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn (từ một đến ba
ngày)…
Theo Rose (2001): “Thanh khoản trong ngân hàng bao gồm việc đảm bảo có đủ
tiền mặt trong tay và có thể vay tiền với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt
mỗi khi nhu cầu xuất hiện. Hai hoạt động sử dụng vốn thông thường nhất của ngân hàng

là đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và đáp ứng nhu cầu vay vốn. Ngân hàng có thể đáp ứng
nhu cầu vay vốn bằng cách bán tài sản (bán tài sản thanh khoản) hay vay thị trường tiền
tệ (mua thanh khoản)”.
2.2.2 Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là khả năng của ngân hàng để tài trợ cho việc gia tăng tài sản và
thực hiện nghĩa vụ khi họ đến hạn, mà không bị tổn thất (BIS, 2008). Rủi ro thanh khoản
phát sinh từ vai trò cơ bản của các ngân hàng trong việc chuyển đổi kỳ hạn tiền gửi ngắn
hạn thành dài hạn các khoản vay. Nó bao gồm hai loại rủi ro: rủi ro thanh khoản kinh phí
và rủi ro thanh khoản của thị trường. Tài trợ rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng sẽ
không thể đáp ứng một cách hiệu quả cả mong đợi và dòng tiền và tài sản thế chấp nhu
cầu hiện tại và tương lai bất ngờ mà không ảnh hưởng hoặc hoạt động hàng ngày hoặc
tình hình tài chính của công ty. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà một ngân hàng
không thể dễ dàng bù đắp hoặc loại bỏ trong khi thị trường đang trong thời diểm rối loạn.
Nguyễn Văn Tiến (2010), cho rằng rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng
không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ
7


sung với chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến cho
ngân hàng phải đình trệ hoạt đông, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn
đến phá sản.
Nguyên nhân của thanh khoản: có 3 nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng
phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:
 Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn
chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều ngân
hàng phải đối mặt với sự trùng khớp với thời hạn đến hạn giữa tài sản
nợ và tài sản có. Ngân hàng phải luôn phải sẵn sàng thanh khoản để đối
mặt với nhu cầu hoàn trả tức thời.
 Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi của lãi suất. Khi
lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi khác có

mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại,
hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp hơn lãi suất
thõa thuận. Như vậy, thay đỗi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến luồng tiền ra
vào của ngân hàng và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng.
 Ngân hàng phải luôn đáp ứng đến nhu cầu thanh khoản một cách hoàn
hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ xói mòn niềm tin của dân
chúng vào ngân hàng. Ngân hàng phải liên hệ chặc chẽ với những
khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn
mức tín dụng lớn chưa sử dụng hết để biết được kế hoạch của họ khi
nào rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp.

8


Phương pháp giải quyết thanh khoản:
Theo Aspachs và ctg (2005), có ba cơ chế mà các ngân hàng có thể sử dụng
để đảm bảo chống lại cuộc khủng hoảng thanh khoản:


Các ngân hàng đảm bảo giữ nguồn tài sản lưu động hợp lý và ổn định.



Thứ hai các ngân hàng có thể dựa vào thị trường liên ngân hàng, nơi
họ vay từ các ngân hàng khác trong trường hợp nhu cầu thanh khoản.
Tuy nhiên, Chiến lược này sẽ gập rủi ro khi liên kết chặt chẽ với rủi ro
thanh khoản của thị trường.




Chiến lược cuối cùng là dựa vào sự trợ giúp từ ngân hàng trung ương.
Ngân hàng trung ương thường hoạt động như một người cho vay cuối
cùng và cung cấp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp.

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản
Phương pháp tiếp theo lượng hóa thanh khoản là việc so sánh các chỉ số tài chính và
những đặc điểm của bảng cân đối tài sản giữa các ngân hàng có quy mô hoạt động ngang
nhau và trên cùng địa bàn. Các chỉ số tài chính so sánh bao gồm:

- Chỉ số trạng thái tiền mặt (H1)
Tra ̣ng thái tiền mă ̣t (H1)

( Tiề n mă ̣t + tiề n gửi tại các TCTD khác)

=

Tổng tài sản Có

Nếu chỉ số “trạng thái tiền mặt” cao, hàm ý ngân hàng có khả năng đáp ứng được
các nhu cầu tiên mặt tức thời.

- Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H2)
Chứng khoán thanh khoản (H2)

=

Chứng khoán Chính Phủ
Tổng tài sản

Các chứng khoán thanh khoản bao gồm các trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi

chung là chứng khoán chính phủ) là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu
chỉ số “chứng khoán thanh khoản” càng cao thì ngân hàng được cho là có thanh khoản
cao.
9


- Chỉ số năng lực cho vay (H3)
Năng lực cho vay (H3)

Dư nơ ̣

=

Tổng tài sản

Vì tín dụng đươ ̣c xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu “năng
lực sử dụng vốn” càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ thanh khoản kém.
-

Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H4)

Chỉ số cấu trúc tiề n gửi (H4)

Tiề n gửi không kỳ ha ̣n

=

Tiề n gửi có kỳ ha ̣n

Chỉ số cấu trúc tiền gửi đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi của ngân hàng. Nếu

chỉ số này càng thấp thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
- Hệ số giới ha ̣n huy đô ̣ng vố n (H5)
Chỉ số (H5)

=

Vố n tự có
Tổ ng nguồ n vốn huy đô ̣ng

Hê ̣ số này đưa ra nhằm mục đích giới ha ̣n mức huy đô ̣ng vố n của ngân hàng để
trách tình tra ̣ng khi ngân hàng huy động vố n quá nhiều vươ ̣t quá mức bảo vê ̣ của vố n tự
có làm cho ngân hàng có thể mấ t khả năng chi trả.
- Vốn điều lệ
Vốn điêu lệ là vốn pháp định khi thành lập ngân hàng mới. Theo Nghị định số
10/NĐ -CP ngày 26/01/ 2011 chin̉ h sửa, bổ sung Nghị định số 141/NĐ -CP ngày
22/11/2006 và của Chính phủ, quy đinh
̣ mức vốn pháp định đối với NHTMNN đến năm
2008 và 2011 là 3.000 tỷ đồng; Đối với NHTMCP đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng, đến
năm 2011 là 3.000 tỷ đồng. Nế u mô ̣t ngân hàng có vố n điề u lê ̣ càng cao chứng tỏ ngân
hàng đó có quy mô hoa ̣t đô ̣ng càng lớn và ngươ ̣c la ̣i.

10


- Hệ số CAR:
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng,
phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản Có rủi ro quy
đổi. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
của NHTM hiện nay là 9%, tăng 1% so với quy định của Quyết định số 457/2005/QĐ–
NHNN trước đây. Hê ̣ số này đảm bảo mức đô ̣ an toàn của ngân hàng hay khi ngân hàng

đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài
chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu
chuẩn của Basel III với mức 9%.

Tỷ lệ an toàn vốn tố i thiể u

=

Vốn tự có
Tổng tài sản Có rủi ro

11


2.3 Lý thuyết về thanh khoản
Theo Taswan (2006), có 4 lý thuyết liên quan đến thanh khoản ngân hàng:
Lý thuyết cho vay thương mại
Lý thuyết này hình thành dựa trên những nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân
hàng từ đầu thế kỷ 19 về trước. Trong điều kiện thị trường tài chính còn chưa phát triển
cao, các nguồn để huy động vốn còn hạn chế. Khả năng liên kết hỗ trợ giữa các ngân hàng
các thị trường tài chính còn thấp, khả năng thanh toán của các ngân hàng chủ yếu vẫn dựa
vào tính thanh khoản của tài sản.
Do cho vay luôn là tài sản lớn nhất của ngân hàng, vì vậy để duy trì được khả năng
thanh khoản của tài sản thì cần phải dựa trên cơ sở nắm giữ ngân quỹ và để đảm bảo thanh
khoản thì các khoản cho vay phải là các khoản cho vay thương mại có thời gian ngắn. Lý
thuyết này chỉ ra rằng, trong điều kiện các nguồn vốn huy động được của ngân hàng thông
thường là các nguồn ngắn hạn thì cho vay thương mại tức là tài trợ ngắn hạn cho các tài
sản lưu động của các doanh nghiệp, sẽ đảm bảo được sự phù hợp về thời hạn cả tài sản và
nguồn vốn ngân hàng, tạo cho ngân hàng các khoản trả nợ trong ngắn hạn do doanh

nghiệp đã bán được hàng hàng hóa, vì vậy, đây sẽ là phương pháp tốt nhất để đảm bảo
khả năng thanh khoản.
Lý thuyết này có hạn chế là bên cạnh việc phân tích tính thanh khoản của các
khoản cho vay thương mại đã không chú ý đến tính chất của nguồn vốn và các khoản cho
vay phi thương mại là không đảm bảo tính thanh khoản và không thích hợp với ngân hàng
thương mại. Nhưng thực tế cho thấy, mặc dù nguồn vốn của ngân hàng có thể được huy
động từ các khoản tiền gửi và vay ngắn hạn, song chúng luôn nối tiếp nhau và tạo thành
các dòng tiền vào liên tục và cũng có rất nhiều các khoản tiền gửi đến hạn nhưng khách
hàng gửi tiền đã không rút ra và tiếp tục gửi tiếp kỳ hạn mới. Những khoản tiền gửi này
có thể thấy về mặt bản chất chúng cũng có giá trị như các khoản tiền gửi trung và dài hạn.
Việc không cho vay phi thương mại hoặc tài trợ bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tiêu
dùng đã hạn chế khả năng thu nhập của ngân hàng.

12


Lý thuyết về khả năng chuyển đổi của tài sản
Cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ, các ngân hàng đã có cơ
hội mới trong việc nắm giữ các tài sản sinh lời mà vẫn có thể chuyển thành tiền nhanh
chóng với ít tổn thất. Dựa trên việc phân tích số lượng các ngân hàng Anh và Mỹ bị phá
sản trong khủng hoảng 29-30 tác giả của lý thuyết này đã cho rằng, số lượng các ngân
hàng Anh (chủ yếu cho vay thương mại) bị phá sản chẵng kém gì các ngân hàng Mỹ (mở
rộng cho vay bất động sản và cho vay tiêu dùng). Như vậy, cho vay thương mại khi khủng
hoảng xảy ra. Lý thuyết về khả năng chuyển đổi của tài sản chứng minh vấn đề chính để
đảm bảo an toàn thanh khoản là khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng (tăng khả năng
tích lũy) và khả năng chuyển đổi của tài sản. Với sự phát triển của thị trường chứng
khoán, thị trường tài sản, nhiều tài sản của ngân hàng có khả năng chuyển đổi cao đảm
bảo ngân hàng có khoản thu cần thiết khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Do vậy, các ngân
hàng hoàn toàn có thể thực hiện các khoản vay phi thương mai mà vẫn đảm bảo khả năng
thanh khoản của các ngân hàng.

Lý thuyết về lợi tức dự tính
Tính thanh khoản của tài sản của ngân hàng không chỉ được đo bằng khả năng
chuyển đổi của tài sản. Trên cơ sở phân tích thanh khoản của ngân hàng trên quang điểm
dòng tiền, các tác giả của lý thuyết lợi túc dự tính cho rằng các khoản thu từ tài sản không
chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà còn có được vào nhiều thời điểm trong suốt thời hạn của
tài sản. Các tài sản này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất hoặc tiêu dùng, bị hao mòn
dần. Người vay (doanh nghiệp) sẽ thực hiện thu hồi dần giá trị của tài sản dưới hình thức
khấu hau. Nếu là người tiêu dùng vay để mua hàng hóa lâu bền, thu nhập hàng tháng của
họ sẽ là cơ sở để ngân hàng thu nợ. Do đó, nếu ngân hàng cho vay trung và dài hạn, song
thực hiện thu nợ theo nhiều kỳ hạn nợ (phù hợp với chu kỳ thu nhập của khách hàng), thì
thu dự tính sẽ tăng tính thanh khoản của tài sản.

13


Lý thuyết về quản lý nợ
Lý thuyết này hình thành từ những năm 60 của thế kỷ 20, gắn liền với việc hình
thành công cụ huy động mới là chứng chỉ tiền gửi và thị trường tiền gửi. Ngoài việc vay
mượn truyền thống là vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác. Thị
trường tiền gửi cho phép các ngân hàng lớn ở các trung tâm tiền tệ có thể huy động trong
thời gian ngắn với một lượng vốn lớn, với chi phí rẻ hơn phát hành trái phiếu trung và dài
hạn. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường liên ngân hàng (mang tính khu vực và quốc
tế) cho phép ngân hàng trên toàn thế giới vay lẫn nhau với quy mô lớn chi phí giao dịch
thấp và ích bị ảnh hưởng bởi chính sách của ngân hàng trung ương mỗi nước. Môi trường
hoạt động này làm tăng khả năng vay nợ của các ngân hàng thương mại. Và theo các tác
giả, nếu một ngân hàng có khả năng vay nợ cao (thời gian nhanh, quy mô lớn, chi phí
thấp) thì khả năng thanh khoản của các ngân hàng đó cũng lớn. Các nhà quản lý ngân
hàng có thể duy trì danh mục tài sản nghiên về tính sinh lời hơn là tính thanh khoản và sử
dụng huy động mới như là phương pháp chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
2.4 Ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản

Diamond và Rajan (2002) nói rằng việc cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu
đối với hầu hết các ngân hàng thương mại. Các danh mục cho vay thường là nguồn thu
lớn nhất cho ngân hàng và cũng là danh mục mang lại rủi ro lớn nhất cho thanh khoản.
Amador và ctg (2013). Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về mối quan hệ
giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro chấp nhận của các ngân hàng với việc sử dụng nguồn
dữ liệu các Tổ chức tài chính tại Colombia. Nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng tín
dụng bất thường trong một thời gian dài dẫn đến sự gia tăng rủi ro, sự suy giảm khả năng
thanh toán của các ngân hàng và tăng tỷ lệ các khoản nợ xấu. Tác giả thấy rằng tăng
trưởng tín dụng bất thường đóng một vai trò cơ bản trong quá trình thất bại của ngân hàng
tại thời điểm khủng hoảng cuối năm 1990 tại Colombia.
Các khoản vay là tài sản có tính thanh khoản, tăng số lượng các khoản cho vay có
nghĩa là tăng tài sản có tính thanh khoản trong các danh mục tài sản của một ngân hàng.
Theo Eakins (2008), thực tế chất lượng thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hưởng
nhiều bởi nhu cầu vay vốn, trong khi vốn vay là cơ sở cho tăng trưởng tín dụng. Nếu nhu
cầu vay vốn yếu thì các ngân hàng có xu hướng nắm giữ tài sản có tính lưu động hơn (tài
sản ngắn hạn), khi nhu cầu vay vốn cao, họ sẽ chuyển sang xu hướng nắm giữ tài sản có
14


tính ít lưu động hơn vì các khoản vay thường là dài hạn. Do đó, tốc độ tăng trưởng trong
các khoản cho vay có tác động ngược chiều với thanh khoản các ngân hàng.
Qua nghiên cứu của Aspachs và ctg (2005) cho thấy tăng trưởng tín dụng tác động
nghịch chiều với thanh khoản ngân hàng. Thực tế cho thấy tăng trưởng tín dụng quá nóng
của các ngân hàng thương mại đi kèm cơ cấu cho vay ngành không hợp lý, với việc tập
trung cho vay vào những ngành mang tính rủi ro cao như bất động sản hay chứng khoán
để chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường nhà đất đóng băng hay thị
trường chứng khoán suy giảm sẽ tác động gián tiếp đến thanh khoản và rủi ro an toàn cho
ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, tăng trưởng tín dụng quá mức tạo sự mất cân đối về
kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn
hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này cũng đã tạo ra sự rủi ro cao đối với thanh khoản

của ngân hàng thương mại.
Thampy (2004) cho thấy tác động của quy định về an toàn vốn ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng. Các khoản vay có hệ số rủi ro cao thì ngân hàng nào có vốn bị hạn chế sẽ
muốn bảo toàn nguồn vốn của mình bằng cách phân bổ tài sản ít hơn để cho vay. Xu
hướng này trở nên trầm trọng hơn khi những hạn chế vốn trở nên ràng buộc đối với
trường hợp các ngân hàng có ít vốn hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng
có tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ có rất ít ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Tác giả cũng cho
thấy rằng trong một môi trường hạn chế về vốn thì các ngân hàng đó sẽ giảm cung cấp các
khoản vay. Nó cũng lý giải cho việc tỷ lệ cao đối với các khoản đầu tư của các ngân hàng,
trong việc giảm các khoản vay lớn của các ngân hàng mà không hiệu quả.
Gonca và Guner (2013) cho thấy tăng trưởng tín dụng được thêm vào mô hình như
là một biến giải thích và biến này trong mô hình thực nghiệm thể hiện mối quan hệ ngược
chiều với Vốn dự trữ (vốn đệm – Capital buffer) của các ngân hàng thương mại. Phát hiện
này cho thấy một sự gia tăng bất ngờ trong nhu cầu vốn vay sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong
vốn dự trữ. Mặt khác, sự gia tăng các khoản vay có thể dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vốn.
Từ nghiên cứu của Tseganesh (2012) biến tăng trưởng tín dụng có tác động ngược
chiều với thanh khoản ngân hàng, kết quả cho thấy là phù hợp với giả thuyết mà nghiên
cứu đã đề ra. Theo lập luận này khi lượng cho vay của các ngân hàng tăng, số lượng tài
sản có tính thanh khoản trong các danh mục đầu tư tổng tài sản của ngân hàng tăng, dẫn
đến giảm mức độ tài sản lưu động của các ngân hàng. Tuy nhiên, những tác động ngược
chiều của tăng trưởng tín dụng đến thanh khoản ngân hàng là không đáng kể về mặt thống
15


×